Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

de thi olympic hoa hoc 10 thpt da phuc 82530

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.85 KB, 2 trang )

Onthionline.net
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC

Năm học 2012-2013

ĐỀ THI OLYMPIC HÓA HỌC LỚP 10
(Thời gian làm bài 90 phút)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, Li= 7, F=9, N=14, O=16, Na=23, Al=27, S=32, Cl=35,5,
K=39, Mn=55, Br=80, I=127, Cs=133
Câu 1: (6 điểm)
1) Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:
(4 điểm)
to
a) K2Cr2O7 + KI + H2SO4 (đ) → K2SO4 + Cr2(SO4)3 + I2 + H2O
b) Cu2S + HNO3 
→ Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO + H2O
c) Fe + HNO3 
→ Fe(NO3)3 + NO + N2O + H2O
Biết tỉ lệ số mol NO : N2O = 1 : 1
d) Mg + HNO3 
→ Mg(NO3)2 + NO + N2O + N2 + H2O
Biết hỗn hợp khí thu được có M = 36,5 . Nếu cho hỗn hợp khí phản ứng vừa đủ với O 2 ở điều kiện thường
thu được hỗn hợp khí có M = 40,5 .
2) Nêu nội dung phương pháp sunfat điều chế HCl? Tại sao không dùng phương pháp này để điều chế HBr, HI?
(2 điểm)
Câu 2: (5 điểm)
1) Cho hợp chất X có dạng A2B, có tổng số proton trong X bằng 18 và có các tính chất sau:
t0
X + O2 


→ Y + Z
X + Y 
→ B+Z
X + Cl2 
→ B + HCl
a) Xác định X và hoàn thành các PTHH trên.
b) Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho X lần lượt tác dụng với: dung dịch nước clo;
dung dịch FeCl3; dung dịch Cu(NO3)2; dung dịch Fe(NO3)2
(3 điểm)
2) X và Y là các nguyên tố thuộc nhóm A, đều tạo hợp chất với hiđro có dạng RH (R là kí hiệu của nguyên tố X hoặc
Y). Gọi A và B lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X và Y. Trong B, Y chiếm 35,323% khối lượng. Trung
hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch A 16,8% cần 150 ml dung dịch B 1M. Xác định các nguyên tố X và Y. (2 điểm)
Câu 3: (5 điểm)
1) Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít SO2 (đktc) vào 13,95 ml dung dịch KOH 28%, có khối lượng riêng là
1,147g/ml. Hãy tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
(2 điểm)
2) Cho 10,8 gam kim loại hoá trị 3 tác dụng với khí clo tạo thành 53,4g clorua kim loại.
a) Xác định tên kim loại?
b) Tính lượng MnO2 và thể tích dung dịch HCl 37% (d = 1,19g/ml) cần để điều chế lượng clo dùng cho
phản ứng trên. Biết hiệu suất phản ứng điều chế bằng 80%.
(3 điểm)
Câu 4: ( 4 điểm)
Hòa tan hoàn toàn 1,62 gam nhôm trong 280 ml dung dịch HNO 3 1M được dung dịch A và khí NO (sản
phẩm khử duy nhất). Mặt khác, cho 7,35 gam hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào 500ml dung
dịch HCl, được dung dịch B và 2,8 lít khí H2 (đktc). Khi trộn dung dịch A vào dung dịch B thấy tạo thành
1,56 gam kết tủa.
a) Xác định tên 2 kim loại kiềm.
b) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl đã dùng.

------------ HẾT -----------Ghi chú:



Onthionline.net
- Học sinh không được sử dụng bất kì tài liệu nào (kể cả Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
- Giám thị coi thi không cần giải thích gì thêm.



×