Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

kiem tra dinh ky

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.63 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP BỔ TÚC THCS
THỪA THIÊN HUẾ NĂM HỌC 2004 - 2005
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : VĂN - TIẾNG VIỆT

HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TIẾNG VIỆT: (4 điểm)
Câu 1: (1,5 điểm)
- Văn bản thuộc kiểu phong cách văn bản nghệ thuật. (0,5 điểm)
- Nêu các đặc điểm chung của kiểu văn bản nghệ thuật : (1 điểm)
+ Tính thẩm mỹ
+ Tính hình tượng
+ Tính riêng về phong cách cá nhân.
Câu 2: (2,5 điểm)
a. - Có thể tách văn bản trên thành 2 đoạn. (0,5 điểm)
- Căn cứ để tách đoạn là sự biến đổi trong quan hệ nội dung :
+ Đoạn 1: Câu (1), (2): Sự nhộn nhịp của Hòn Gai vào buổi sáng . (0,5 điểm)
+ Đoạn 2: Câu (3), (4), (5): Cảnh chợ Hòn Gai. (0,5 điểm)
b. Cách trình bày nội dung - Vẽ lược đồ:
+ Đoạn 1: Diễn dịch
(1) (Câu chốt)
(2) (0,5 điểm)
+ Đoạn 2: Diễn dịch
(3) (Câu chốt)
(4) (5) (0,5 điểm)
B. LÀM VĂN: (6 điểm)
Đề 1:
I. Yêu cầu chung: Nắm vững kỹ năng, phương pháp làm văn nghị luận xã hội, thể
bài giải thích. Hiểu đúng ý nghĩa câu tục ngữ. Bố cục chặt chẽ, hợp lý; lập luận rõ
ràng, thuyết phục, diễn đạt trôi chảy.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Giải thích:


a. Giải nghĩa:
- Nghĩa đen: Khi uống nước phải nhớ đến nơi xuất phát của dòng nước.
- Nghĩa bóng: Thừa hưởng, sử dụng thành quả của các thế hệ trước phải ghi
nhớ, biết ơn .
- Ý nghĩa toàn câu : Đây là lời khuyên, lời nhắc nhở của ông cha ta đối với các
thế hệ sau về lòng biết ơn, ghi nhớ cội nguồn cũng như công lao của lớp người đi
trước.
b. Tại sao phải "Uống nước nhớ nguồn” ?
- Mọi sự vật, sự việc đều có nguyên nhân, nguồn gốc. Biết trân trọng, ghi nhớ,
đền đáp công lao của người đi trước là điều tất yếu và là đạo lý dân tộc.
- Đây là một tình cảm đẹp của con người, là nền tảng vững chắc giúp mỗi cá
nhân gắn bó với tập thể, với những người đi trước; tạo nên một xã hội đoàn kết, thân
ái, hữu cơ.

c." Nhớ nguồn” ta phải làm gì ?
- Tự hào và có ý thức giữ gìn truyền thống, bản sắc của dân tộc, quê hương,
gia đình.
- Sử dụng thành quả của thế hệ trước một cách hợp lý, có hiệu quả cao.
- Biết tiếp thu các yếu tố bên ngoài và hiện đại để làm phong phú thêm cho
truyền thống.
2. Nêu suy nghĩ :
- Mỗi người phải có ý thức về việc ghi nhớ công ơn của gia đình, xã hội đối
với bản thân.
- Phải sống và làm việc xứng đáng với truyền thống và đạo lý, sống chân
thành, trọn tình nghĩa, có thủy có chung.
III. Biểu điểm:
- Điểm 6: Bài làm đáp ứng đầy đủ các ý trên. Bố cục chặt chẽ, lập luận logic, dẫn
chứng xác thực. Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng.
- Điểm 4: Bài đạt khoảng 2/3 số ý trên, nhưng tỏ ra nắm đúng vấn đề, biết lập
luận. Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một số lỗi nhỏ.

- Điểm 3: Nội dung bài tỏ ra có hiểu vấn đề nhưng chỉ đạt được nửa số ý nêu trên.
Lập luận và diễn đạt tạm được.
- Điểm 2: Bài sơ lược, thiếu tính thuyết phục. Diễn đạt lủng củng.
- Điểm 1: Lạc đề.
Đề 2:
I.Yêu cầu chung: Nắm vững kỹ năng phân tích đoạn thơ. Hiểu được giá trị nội
dung nghệ thuật của đoạn thơ. Diễn đạt trôi chảy.
II.Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể giải quyết nhiều hướng, song cần bảo đảm
những ý cơ bản sau:
1. Nội dung:
- Bức tranh thiên nhiên nơi “cửa biển chiều hôm”với các yếu tố thời gian, không
gian, cảnh vật... giàu giá trị biểu trưng.
- Tâm trạng Thúy Kiều đầy buồn đau, tê tái cùng với những dự cảm bất an về
tương lai.
2. Nghệ thuật:
- Ẩn dụ: các yếu tố cảnh sắc đều hàm chứa nghĩa biểu trưng - tả cảnh ngụ tình
(cửa bể chiều hôm, thuyền ai, ngọn nước, hoa trôi, nội cỏ, gió cuốn, tiếng sóng...)
- Điệp ngữ: (buồn trông) gợi ấn tượng về hành động và tâm trạng Thúy Kiều.
- Câu hỏi tu từ: (thuyền ai...? về đâu ?) gợi băn khoăn, lo lắng, day dứt, xót xa.
- Từ láy: (thấp thoáng, xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm) giàu giá trị
gợi cảm, tượng hình, tượng thanh.
III. Biểu điểm:
- Điểm 6 : Nội dung bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, phân tích rõ ràng,
chính xác, sâu sắc. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt tốt.
- Điểm 4: Phân tích đoạn thơ tương đối cụ thể, đúng hướng, làm rõ được các giá
trị nội dung và nghệ thuật cơ bản. Bố cục rõ ràng, diễn đạt khá.
- Điểm 3: Bài đạt được nửa số yêu cầu trên, phân tích chưa sâu nhưng tỏ ra hiểu
nội dung. Bố cục và diễn đạt tạm được.
- Điểm 2: Bài còn sơ lược. Phân tích vụng về, chủ yếu diễn xuôi, diễn đạt kém.
- Điểm 1: Bài lạc đề.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×