Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

thuyết minh về cây lúa nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.17 KB, 3 trang )

“Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.”
Việt Nam là đất nước có nền văn minh lúa nước từ bao đời nay. Nghề trồng
lúa được xem là nghề chính và là niềm tự hào của cha ông ta, là thước đo giá trị
tinh thần và kinh tế của Việt Nam. Cho đến bây giờ mặc dù công nghiệp hóa hiện
đại hóa song nghề trồng lúa vẫn được coi trọng và đầu tư. Cây lúa nước cũng vì thế
mà đi vào đời sống của mỗi con người như một lẽ sống, có ý nghĩa vô cùng quan
trọng.
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt
Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng,
bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây
lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và
người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của
làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là cách gọi thông thường không biết tự bao giờ trong từ điển Việt Nam,
để chỉ loài cây lương thực chính trong ươm mầm từ những hạt thóc vàng căng mẩy.
Hạt thóc ngâm nước ủ lên mầm gieo xuống lớp bùn sếch sang trở thành những cây
mạ xanh non. Sau khi làm đất cày bừa kĩ, mạ non được bó lại như thằng bé lên ba
con còn theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu qua bàn tay chăm sóc của
người nông dân từng ngày, từng giờ lên xanh tươi tốt thành những ruộng lúa mênh
mông bờ nối bờ thăm thẳm. Lúa được phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn
mẹ non, mảnh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão
lạnh lẽo. Những ngày mùa đông buốt giá, gieo mạ rồi để chuẩn bị cho vụ chiêm
xuân, chẳng có người nông dân nào không xuýt xoa thương cho đám mạ con phải
chịu cảnh rét buốt, thế là bao túi ni lông che kín bốn xung quanh bờ thửa ngăn cho


cái rét không làm lạnh chân mạ. Nắng hửng trời quan, bà già mùa đông mệt mỏi đi
nghỉ ngơi nhường chỗ cho chị mùa xuân nhảy múa ca hát cùng lũ chim trên cành,
bà con xã viên tưng bừng phấn khởi sau cái tết đón năm mới cùng với mạ non hồi
sức vẫn kiên nhẫn vượt qua rét mướt, đã nô nức ra đồng làm việc. Họ đố nhau về


bó mạ: Vừa bằng thằng bé lên ba Thắng lưng chon cón chạy ra ngoài đồng. Thế là
người cày người cấy, trâu bò làm bạn với nhà nông, chỉ trong vòng một tuần những
cánh đồng đất ải trắng trước đây đã thành những ruộng lúa xanh non. Lúa cứ thế
lớn lên dưới bàn tay chăm sóc nâng niu của các bác nông dân, trưởng thành đến thì
con gái, đẻ nhánh sinh sôi thành những khóm to chật ruộng. Rì rào rì rào… lúa thì
thầm ào ào trong gió như kể chuyện ngàn xưa. Những chiếc lá lúa dài giống hình
lưỡi lê nhưng yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay đùa giỡn với gió, sóng
lúa nhấp nhô giữa buổi chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê
thi vị mượt mà. Đó là đề tài quen thuộc của thơ và nhạc du dương: Việt Nam đất
nước quê hương tôi Mía ngọt chè xanh qua những nương đồi Đồng xanh lúa rập
rờn biển cả…
Nghề nông ngày một phát triển. Điện, máy , thuốc trừ sâu, phân bón đã về
làng, Từ một nước nghèo đói, thiếu ăn, nhiều năm trở lại đây, nước ta trở thành
nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Người nông dân Việt Nam mang
bao phẩm chất tốt đẹp: cần cù, kiên nhẫn, dẻo dai, thương người, thương nhà và
thương nước, Cây lúa nhân hậu như người dân cày nên lúa không thoái hóa thành
cỏ dại. Màu xanh của lúa gợi nên vẻ đẹp ấm áp thanh bình. Hương sắc của lúa
tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của người thôn nữa quê ta. Trước đây,
người Việt chỉ có hai vụ lúa: chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi
năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nảy
mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng. Ruộng phải cày bừa, làm đất,
bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì


con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt
lúa chắc hạt, chín vàng. Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát
thành hạt gạo... Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng
ta. Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, rất cần thiết cho cơ thể con người.
Ngoài việc nuôi sống con người, hạt lúa, hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần

của người Việt. Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp... Gạo nếp dùng làm bánh
chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp
Tết Nguyên Đán. Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua
Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm - một thức quà thanh lịch của
người Hà Nội. Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu
trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng
thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất
nhiều loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh nếp, bánh phở,
cháo... Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực
mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống
lúa được công nhận là giống lúa quốc gia. Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở
thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Cây lúa chính là người bạn thân thiết của người nông dân và là nguồn lương
thực quý nhất nước ta, có tầm quan trọng rất lớn về kinh tế, cây lúa không chỉ
mang lại sự no đủ cho chúng ta mà còn trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa và
tinh thần của người dân Việt Nam, ngày này có nhiều loại ăn nhanh nhưng cây lúa
vẫn không thay giá trị về nhiều mặt, vẫn không thể thiếu trong các bữa cơm hàng
ngày, và là người bạn đồng hành của người dân Việt Nam theo năm tháng.



×