Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

day dien hoa va tinh chat cua kim loai de 1 co ban file word co loi giai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.62 KB, 15 trang )

Dãy điện hóa và tính chất của kim loai (Đề 1) - Cơ bản
Câu 1.Độ dẫn điện của dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần (từ trái qua phải) ở đáp án nào
sau đây đúng ?
A. Al, Fe, Cu, Ag, Au.
B. Ag, Cu, Au, Al, Fe.
C. Ag, Al, Cu, Fe, Zn.
D. Ag, Cu, Al, Zn, Fe.
Câu 2. Cho các kim loại: Cr, W, Fe, Cu, Cs. Sắp xếp theo chiều tăng dần độ cứng từ trái sáng phải là
A. Cu < Cs < Fe < W < Cr
B. Cs < Cu < Fe < W < Cr
C. Cu < Cs < Fe < Cr < W
D. Cs < Cu < Fe < Cr < W
Câu 3. Cho các kim loại Cu; Al; Fe; Au; Ag. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính
dẫn điện của kim loại (từ trái sang phải) là
A. Fe, Al, Au, Cu, Ag.
B. Fe, Al, Cu, Au, Ag
C. Fe, Al, Cu, Ag, Au
D. Al, Fe, Au, Ag, Cu
Câu 4. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần độ cứng của các kim loại sau: Na, Rb, Mg, Ca, Fe?
A. Fe, Mg, Ca, Na, Rb
B. Rb, Na, Ca, Mg, Fe
C. Fe, Ca, Mg, Rb, Na
D. Na, Rb, Mg, Ca, Fe
Câu 5. Tính oxi hóa của các ion được xếp theo thứ tự giảm dần như sau:
A. Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Al3+ > Mg2+
B. Mg2+ > Al3+ > Fe2+ > Fe3+ > Cu2+
C. Al3+ > Mg2+ > Fe3+ > Fe2+ > Cu2+
D. Fe3+ > Fe2+ > Cu2+ > Al3+ > Mg2+
Câu 6. Cho Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 thì thứ tự các
ion bị khử là:
A. Ag+, Fe3+, Cu2+, Mg2+


B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+
C. Ag+, Cu2+, Fe3+, Mg2+
D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Mg2+
Câu 7. Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?
A. Vonfram
B. Crom
C. Sắt
D. Đồng
Câu 8. Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại ?
A. Liti
B. Xesi
C. Natri
D. Kali
Câu 9. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại ?
A. Wonfram
B. Sắt
C. Đồng


D. Kẽm
Câu 10. Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại ?
A. Natri
B. Liti
C. Kali
D. Rubiđi
Câu 11. Kim loại nào dưới đây có thể tan trong dung dịch HNO3 đặc nguội ?
A. Sắt, Fe.
B. Crom, Cr.
C. Nhôm, Al.
D. Đồng, Cu.

Câu 12. Kim loại nào dưới đây có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất ?
A. Bạc, Ag.
B. Platin, Pt.
C. Đồng, Cu.
D. Vàng, Au.
Câu 13. Kim loại nào dưới đây là dẻo nhất (thường được dùng để dát lên các cơng trình kiến trúc cổ) ?
A. Bạc, Ag.
B. Nhơm, Al.
C. Đồng, Cu.
D. Vàng, Au.
Câu 14. Kim loại duy nhất là chất lỏng ở điều kiện thường là
A. Thuỷ ngân, Hg.
B. Beri, Be.
C. Xesi, Cs.
D. Thiếc, Sn.
Câu 15. Nguyên tố nào gây ra màu đỏ của máu ?
A. Cu
B. Mg
C. Fe
D. Cr
Câu 16. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ.
B. tính bazơ.
C. tính axit.
D. tính khử.
Câu 17. Kim loại nào trong các kim loại sau tác dụng được với cả 4 dung dịch muối: Zn(NO3)2, AgNO3,
CuCl2, AlCl3 ?
A. Fe
B. Al
C. Cu

D. Mg
Câu 18. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có độ cứng cao nhất lần lượt là
A. Ag và W
B. Al và Cu.
C. Cu và Cr.
D. Ag và Cr.
Câu 19. Kim loại nào dưới đây có tính khử mạnh nhất ?


A. Al
B. Fe.
C. Zn.
D. Mg.
Câu 20. Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A. Al và Fe.
B. Fe và Au.
C. Al và Ag.
D. Fe và Ag
Câu 21. Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. Fe + Cu(NO3)2.
B. Cu + AgNO3.
C. Zn + Fe(NO3)2.
D. Ag + Cu(NO3)2.
Câu 22. Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch
A. FeSO4.
B. AgNO3.
C. KNO3.
D. HCl
Câu 23. Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với
A. Ag

B. Fe
C. Cu
D. Zn
Câu 24. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư dung dịch
A. HCl
B. AlCl3
C. AgNO3
D. CuSO4.
Câu 25. Hai dung dịch đều tác dụng được với Fe là
A. CuSO4 và HCl.
B. CuSO4 và ZnCl2
C. HCl và CaCl2
D. MgCl2 và FeCl3
Câu 26. Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb ?
A. Pb(NO3)2.
B. Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)2
D. Ni(NO3)2
Câu 27. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 ---> FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 28. Cặp chất khơng xảy ra phản ứng hố học là
A. Cu + dung dịch FeCl3.
B. Fe + dung dịch HCl.
C. Fe + dung dịch FeCl3


D. Cu + dung dịch FeCl2.

Câu 29. Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
A. K
B. Na
C. Ba
D. Fe
Câu 30. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A. Kim loại Mg
B. Kim loại Ba
C. Kim loại Cu
D. Kim loại Ag
Câu 31. Trong dung dịch CuSO4, ion Cu2+ không bị khử bởi kim loại
A. Fe
B. Ag
C. Mg
D. Zn
Câu 32. Thứ tự một số cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa như sau : Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất
không phản ứng với nhau là
A. Cu và dung dịch FeCl3
B. Fe và dung dịch CuCl2
C. Fe và dung dịch FeCl3
D. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2
Câu 33. Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Ag
B. Au
C. Cu
D. Al
Câu 34. Cho dãy các kim loại: K, Mg, Na, Al. Kim loại có tính khử mạnh nhất trong dãy là
A. Na
B. Mg
C. Al

D. K
Câu 35. Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là
A. Mg, Fe, Al.
B. Fe, Mg, Al.
C. Fe, Al, Mg.
D. Al, Mg, Fe.
Câu 36. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung
dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước
Ag+/Ag)
A. Fe, Cu.
B. Cu, Fe.
C. Ag, Mg.
D. Mg, Ag.
Câu 37. Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hố là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng
trước cặp Ag+/Ag):
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+
B. Fe3+, Fe2+, Cu2+, Ag+


C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+
D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+
Câu 38. Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hố giảm dần là
A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+.
B. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.
C. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
D. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+.
Câu 39. Mệnh đề không đúng là:
A. Fe2+ oxi hoá được Cu.
B. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.
C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.
Câu 40. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung
dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước
Ag+/Ag)
A. Ag, Mg.
B. Cu, Fe
C. Fe, Cu.
D. Mg, Ag.
Câu 41. Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực
chuẩn) như sau : Zn2+/Zn ; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều phản ứng được với
ion Fe2+ trong dung dịch là
A. Zn, Cu2+.
B. Ag, Fe3+.
C. Ag, Cu2+.
D. Zn, Ag+.
Câu 42. Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+;
Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:
A. Fe, Cu, Ag+.
B. Mg, Fe2+, Ag.
C. Mg, Cu, Cu2+.
D. Mg, Fe, Cu.
Câu 43. Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là
A. Cr2+, Au3+, Fe3+.
B. Fe3+, Cu2+, Ag+.
C. Zn2+, Cu2+, Ag+.
D. Cr2+, Cu2+, Ag+.
Câu 44. Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như
sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+.
B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.

C. Cu khử được Fe3+ thành Fe.
D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
Câu 45. Cho một thanh kim loại Mn vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian thấy màu xanh của dung dịch
nhạt dần, trên thanh kim loại có Cu màu đỏ bám vào. Kết luận nào sau đây là sai:
A. Đã có phản ứng giữa Mn với ion Cu2+.
B. Qua phản ứng cho thấy tính oxi hóa của Cu2+ mạnh hơn tính oxi hóa của ion Mn2+.
C. Qua phản ứng cho thấy tính khử của Mn mạnh hơn tính khử của Cu.


D. Mn đã oxi hóa Cu2+ tạo thành Cu.
Câu 46. Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe khơng tan. Chất tan có trong dung dịch Y là
A. MgSO4 và Fe2(SO4)3.
B. MgSO4, Fe2(SO4)3 và FeSO4.
C. MgSO4 và FeSO4.
D. MgSO4.
Câu 47. Khối lượng thanh sắt giảm đi trong trường hợp nhúng vào dung dịch nào sau đây ?
A. Fe2(SO4)3.
B. CuSO4.
C. AgNO3.
D. MgCl2.
Câu 48. Cho hợp kim Al, Mg, Ag vào dung dịch CuCl2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại là
A. Cu, Al, Mg.
B. Ag, Mg, Cu.
C. Al, Cu, Ag.
D. Al, Ag, Mg.
Câu 49. Hỗn hợp kim loại nào sau đây tất cả đều tham gia phản ứng trực tiếp với muối sắt (III) trong dung
dịch ?
A. Na, Al, Zn
B. Fe, Mg, Cu

C. Ba, Mg, Ni
D. K, Ca, Al
Câu 50. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào
dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X

A. FeO.
B. Fe.
C. CuO.
D. Cu.
Câu 51. Trong các tính chất vật lí sau của kim loại Au, Ag, tính chất không phải do các electron tự do gây
ra là
A. ánh kim.
B. tính dẻo.
C. tính cứng.
D. tính dẫn nhiệt và tính dẫn điện.
Câu 52. Kim loại cứng nhất ở điều kiện thường là:
A. Crôm
B. Vonfram
C. Kim cương
D. Platin
Câu 53. Kim loại nào sau đây ở thể lỏng ở điều kiện thường
A. Br2
B. Mg.
C. Na.
D. Hg
Câu 54. Phát biểu đúng ?
A. Liên kết kim loại là lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do gắn các ion dương kim loại với nhau.


B. Lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có từ 1 đến 5 electron.

C. Tính chất vật lí chung của kim loại như: dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim… là do các ion dương kim
loại ở các nút mạng tinh thể gây ra.
D. Tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn và có cấu tạo mạng tinh thể.
Câu 55. Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. HCl.
B. H2SO4 loãng.
C. HNO3 loãng.
D. KOH.
Câu 56. Trong thực tế người ta thường dùng những kim loại nào sau đây để làm dây dẫn điện ?
A. Zn và Fe
B. Ag và Au
C. Al và Cu
D. Ag và Cu
Câu 57. Cho phản ứng : Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+ . Trong các chất và ion Fe2+ , Fe3+, Ag+ , Ag thì ion Fe2+ là
A. Chất oxi hố mạnh nhất.
B. Chất khử mạnh nhất.
C. Chất oxi hoá yếu nhất.
D. Chất khử yếu nhất.
Câu 58. Dung dịch HI có tính khử, nó có thể khử
A. ion Zn2+ thành Zn
B. Fe3+ thành Fe
C. Fe3+ thành Fe2+
D. Na+ thành Na
Câu 59. Cho Ni từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 thì thứ tự các
ion bị khử là
A. Fe3+, Ag+, Cu2+, Mg2+.
B. Fe3+, Ag+, Cu2+, Mg2+.
C. Ag+ Fe3+, Cu2+, Fe2+
D. Ag+ ,Fe3+, Cu2+
Câu 60. Cho Na vào dung dịch chứa HCl và CuCl2. Thứ tự các chất trong dung dịch tham gia phản ứng là:

A. HCl > CuCl2 > H2O
B. HCl > H2O > CuCl2
C. H2O > HCl > CuCl2
D. H2O > CuCl2 >HCl

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: B
Ag có độ dẫn điện lớn nhất, đến Cu, Au, rồi đến Al, Fe
Chọn B
Câu 2: B
Có là nếu đặt độ cứng của kim cương là 10 thì độ cứng của Cr là 9, W là 7, Fe là 4,5, Cu là 3, Cs là 0,2
Thứ tự tăng dần độ cứng: Cs < Cu < Fe < W < Cr
Chọn B
Câu 3: A


Bằng cách so sánh điện trở suất của các kim loại ta có thể so sánh được tính dẫn điện của kim loại đó. Điện
trở suất càng nhỏ thì tính dẫn điện càng lớn
=> Tính dẫn điện các kim loại tăng dần theo thứ tự: Fe, Al, Au, Cu, Ag.
=> Chọn đáp án A
Câu 4: B
Thứ tự tăng dần độ cứng của các kim loại sau: Na, Rb, Mg, Ca, Fe là
Rb< Na< Ca< Mg< Fe
Câu 5: A
Theo dãy điện hóa tính oxi hóa của các ion được xếp theo thứ tự giảm dần là Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Al3+ >
Mg2+
Đáp án A.
Câu 6: B
Theo dãy điện hóa thứ tự thế điện cực tăng dần là Mg2+/Mg , Al3+/Al, Fe2+/Fe, Cu2+/ Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag+ / Ag
Vậy khi cho Al vào các muối thứ tự các ion bị khử là Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.

Đáp án B.
Câu 7: B
Nếu quy ước độ cứng của kim cương là 10 thì độ cứng của crom là 9, vonfram là 7, săt là 4,5 , Cu là 3.
Vậy kim loại cứng nhất là Crom. Đáp án B.
Câu 8: B
Các kim loại nhóm IA thường mềm như sáp có thể dùng dao cắt được. Theo chiều tăng dần điện tích hạt
nhân độ cứng trong nhóm IA giảm dần do độ bền liên kết kim loại giảm dần. Vậy Cs là kim loại mềm nhất
Đáp án B.
Câu 9: A
Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là vonfram được dùng làm dây tóc bóng điện.
Đáp án A.
Câu 10: B
Liti là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất → Li là kim loại nhẹ nhất.
Đáp án B.
Câu 11: D
Các kim loại Cr, Fe, Al bị thụ động trong HNO3 đặc nguội (không phản ứng)
Đáp án D.
Câu 12: A
Thứ độ dẫn điện của kim loại giảm dần từ Ag, Cu, Au, Al, Fe...
Đáp án A.
Câu 13: D
Kim loại có tính dẻo nhất là Au. Vàng được dát lên các cơng trình kiến trúc cổ do vàng có khả năng dát
mỏng cao và bền với các chất oxi hóa trong khơng khí.
Đáp án D.


Câu 14: A
Thủy ngân là chất có nhiệt độ nóng chảy rất thấp -390 nên ở nhiệt độ thường thủy ngân là chất lỏng
Đáp án A.
Câu 15: C

Màu đỏ của máu do màu của các tế bào hồng cầu( hemoglobin) gây nên. Hemoglobin- huyết sắc tố - là một
protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích ơxy trong cơ thể động vật có
vú và một số động vật khác.
Đáp án C.
Câu 16: D
Kim loại thương có 1,2,3 electron thường có xu hướng nhường elctron để đạt cấu hình khí hiếm → Tính
chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử
Đáp án D.
Câu 17: D
Mg + Zn(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Zn
Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 +2Ag
Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu
3Mg + 2AlCl3 →3 MgCl2 + 2Al
Đáp án D.
Câu 18: D
Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất là Ag, kim loại có độ cứng nhất là Cr.
Đáp án D.
Câu 19: D
Câu 20: A
2 Al + 3Cu(NO3)2 →2 Al(NO3)3 + 3Cu
Fe+ Cu(NO3)2→ Fe(NO3)2 + Cu
Đáp án A.
Câu 21: D
Fe+ Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu
Cu +2 AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Zn + Fe(NO3)2 → Fe + Zn(NO3)2
Đáp án D.
Câu 22: B
Cu đứng trước Ag trong dãy điện hóa, nên có thể tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3



Chọn B
Câu 23: D
Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Đáp án D.
Câu 24: C
Zn, Cu đứng trước Ag trong dãy điện hóa, nên có thể tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3

Chọn C
Câu 25: A
Fe tác dụng được với dung dịch CuSO4 và HCl

Chọn A
Câu 26: B
Ni và Pb đều đứng trước Cu trong dãy điện hóa, có tính khử lớn hơn Cu nên Ni và Pb đều tác dụng
được với
dung dịch Cu(NO3)2
Chọn B
Câu 27: D
Sự oxi hóa là q trình nhường electron : Fe → Fe2+ + 2e
Sự oxi hóa là quá trình nhận electron : Cu2+ + 2e → Cu
Đáp án D.
Câu 28: D
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Đáp án D.



Câu 29: D
Nhận thấy khi thêm các kim loại K, Na, Ba vào dung dịch CuSO4 thì các kim loại này tác dụng với nước tạo
dung dịch bazo, dung dịch bazo này mới tương tác với CuSO4 tạo Cu(OH)2. Vậy ion Cu2+ không bị khử
Fe+ CuSO4 → FeSO4 + Cu → ion Cu2+ bị khử thành Cu
Đáp án D.
Câu 30: C
Khi cho Ba vào dung dịch thì Ba phản ứng với nước trước thành Ba(OH)2, sau đó Ba(OH)2 tác dụng với Fe3+
hình thành Fe(OH)3 → loại B
3Mg dư + 2Fe3+ →3 Mg2+ + 2Fe → loại A
Cu dư + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+
Ag + Fe3+ không phản ứng. → loại D.
Đáp án C.
Câu 31: B
Ag có tinh khử yếu hơn Cu nên Ag không khử được ion Cu2+ trong dung dịch
Chọn B
Câu 32: D
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Fe + CuCl2→ FeCl2 + Cu
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
Đáp án D.
Câu 33: D
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Đáp án D.
Câu 34: D
Trong một nhóm thì tính khử tăng theo chiều tăng điện tích hạt nhân nên K có tính khử mạnh hơn Na
Na có tính khử mạnh hơn Mg, Al
Do đó K có tính khử mạnh nhất
Chọn D
Câu 35: C
Theo dãy điện hóa thì dãy ồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là Fe, Al,

Mg.Đáp án C.
Câu 36: A
Nhận thấy Cu , Ag khơng tan trong H2SO4 lỗng → loại B, C


Ag không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3 → loại D
Đáp án A.
Câu 37: C
Theo dãy điện hóa thì dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là Ag+ > Fe 3+ > Cu2+ > Fe2+
Đáp án C.
Câu 38: B
Theo dãy điện hóa thứ tự tính oxi hoá giảm dần là Pb2+ > Sn2+ > Ni2+> Fe2+ > Zn2+.
Đáp án B.
Câu 39: A
Trong dãy điện hóa, thứ tự các cặp được sắp xếp như sau Fe2+/Fe , H+/H2, Cu2+ /Cu, Fe3+ / Fe2+
Theo quy tắc α thì Fe2+ chỉ oxi hóa được các kim loại đứng trước nó, khơng oxi hóa được Cu.
Đáp án A.
Câu 40: C
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Cu + 2Fe(NO3)2 → Cu(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
Đáp án C.
Câu 41: D
Zn + Fe2+ → Zn2+ + Fe
Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+
Đáp án D.
Câu 42: D
Dựa vào quy tắc anpha, thì Mg, Fe và Cu tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch:

Chọn D
Câu 43: B

đều oxi hóa được kim loại Fe:


A,C và D sai do

khơng oxi hóa được kim loại Fe

Chọn B
Câu 44: B
Đáp án A sai vì Cu2+ khơng oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+
Đáp án B đúng.
Đáp án C sai vì Cu chỉ khử được Fe3+ thành Fe2+.
Đáp án D sai vì Fe2+ khơng oxi hóa Cu thành Cu2+.
Câu 45: D
Mn + Cu2+  Cu
=>Mn đã khử Cu2+ tạo thành Cu
=> Kết luận D sai
=> Chọn đáp án D
Câu 46: C
Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2 + H2O
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4
Đáo án C.
Câu 47: A
Khối lương thanh sắt giảm đi khi mkim loại bám vào < mFe phản ứng
Giả sử có x mol sắt tham gia phản ứng
Khi nhúng vào dung dịch Fe2(SO4)3 khơng có kim loại bám vào nên khối lượng thanh sắt luôn giảm
Khi nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4 thì số mol cu bám vào là x mol → mCu = 64x > mFe pư = 56x →
khối lượng thanh sắt tăng
Khi nhúng thanh sắt vào dung dịch AgNO3 → số mol Ag bám vào là 2x mol

→ mAg = 2x. 108 > mFe pư = 56x → khối lượng thanh sắt tăng
Khi nhúng thanh sắt vào dung dịch MgCl2 thì khơng xảy ra phản ứng vậy thanh sắt không thay đổi.


Chọn A.
Câu 48: C
Cho hợp kim Al, Mg, Ag vào dung dịch CuCl2 thì Ag khơng tham gia phản ứng
Thứ tự phản ứng là : Mg tham gia phản ứng sinh ra Cu trước, hết Mg thì Al mới tham gia phản ứng
Nhận thấy nếu Mg chưa phản ứng hết thì kim loại thu được gồm Mg,Al, Cu, Ag → loại A, B, D
Đáp án C.
Câu 49: B
Nhận thấy các kim loại Na, Ba, K khi tác dụng vào các dung dịch muối sắt (III) sẽ phản ứng với nước trước
tạo hidroxit, sau đó hidroxit mới phản ứng với muối sắt (III).
Đáp án B.
Câu 50: C
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
2NH3 + 2H2O + CuCl2 → Cu(OH)2↓ xanh + 2NH4Cl
4NH3 + Cu(OH)2 → [Cu(NH3)4](OH)2
Đáp án C.
Câu 51: C
Tính cứng do mạng tinh thể, các sắp xếp các nguyên tử gây ra
Chọn C
Câu 52: A
Nếu coi độ cứng của kim cương là 10 thì độ cứng của crom là 9.
Chú ý đơn chất cứng nhất là kim cương, còn kim loại cứng nhất là Crom.
Đáp án A.
Câu 53: D
Nhận thấy Br2 là phi kim → loại A
Thủy ngân của có nhiệt độ nóng chảy rất thấp ở -39 0 nên ở nhiệt độ thường thì Hg là chất lỏng ở điều kiện
thường

Đáp án D.
Câu 54: A
Đáp án A đúng.
Đáp án B sai vì lớp ngồi cùng của kim loại thường có từ 1 đến 3 electron.
Đáp án C sai vì tính chất vật lí chung của kim loại: dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim là do các electron tự do
trong kim loại gây ra.


Đáp án D sai vì ở điều kiện thường Hg ở thể lỏng.
Câu 55: C
Các kim loại trên đều tác dụng được với dung dịch HNO3 lỗng
Cu, Ag khơng tác dụng được với HCl, H2SO4 lỗng
Fe, Cu, Ag khơng tác dụng được với dung dịch KOH
Chọn C
Câu 56: C
Độ dẫn điện của kim loại giảm dần Ag, Cu, Au, Al, Fe...
Thực tế dùng Cu và Al làm dây dẫn điện vì khả năng dẫn điện tốt và có giá thành thấp và phổ biến rộng rãi.
Au và Ag là kim loại có giá trị cao và hiếm hơn. Đáp C.
Câu 57: B
Chiều của phản ứng oxi hóa khử là : chất khử mạnh + chất khử mạnh → chất oxi hóa yếu + chất khử yếu
Vậy tính oxi hóa của Ag+ > Fe3+
Tính khử của Fe2+ > Ag.
Vậy Fe2+ là chất có tính khửu mạnh nhất. Đáp án B
Câu 58: C
Tính khử của HI do ion I- gây nên nó có thể khử Fe3+ thành Fe2+
2I- + 2Fe3+ → I2 + 2Fe2+
Đáp án C.
Câu 59: D
Trong dãy điên hóa thứ tự thế điện cực tăng dần là Mg2+/Mg , Fe2+/ Fe, Ni2+/Ni, Cu2+/ Cu, Fe3+/ Fe2+, Ag+/ Ag
Khi cho Ni từ ừ đến dư vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2, AgNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3 thì thứ tự các ion bị

khử là là Ag+, Fe3+, Cu2+.
Đáp án D
Câu 60: B
Khi cho Na vào dung dịch HCl, và CuCl2 thì thứ tự phản ứng
2Na + 2HCl → 2NaCl + H2
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + CuCl2 → 2NaCl + Cu(OH)2
Đáp án B.



×