Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

DSpace at VNU: Tập tục hôn nhân của một số dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.45 KB, 12 trang )

Tập tục hôn nhân của một số dân tộc xuyên biên
giới Việt – Trung
Đào Thị Huyền Trang
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Khu vực học: 60 31 50
Nghd: TS. Nghiêm Thúy Hằng
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Châu Á học; Tập tục hôn nhân; Dân tộc; Việt Nam; Trung quốc
Contents:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc), cũng như mọi quốc gia khác trên thế
giới, văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở của các cộng đồng
tộc người chung sống trên cùng một lãnh thổ Việt Nam. Sự đa dạng và phong phú của nền văn
hóa Việt Nam là kết quả đóng góp của các dân tộc đó. Điều này cũng là một trong những yếu tố
góp phần cho văn hóa Việt Nam “ hòa nhập nhưng không hòa tan” “ phát triển nhưng vẫn đậm
đà bản sắc dân tộc”.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có mối quan hệ gắn bó bang giao lâu đời. Do
chiến tranh loạn lạc và một số nguyên nhân lịch sử - xã hội, một số dân tộc ở nơi khác đã di cư
đến sinh sống ở cả khu vực Miền Nam Trung Quốc và Miền Bắc Việt Nam, hoặc một số cư dân
ở Miền Nam Trung Quốc đã di cư xuống Miền Bắc Việt Nam và ngược lại, tạo nên những cộng
đồng dân tộc có mặt ở cả hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam, được gọi là các dân tộc xuyên
biên giới Việt- Trung. Do dân tộc học là vấn đề nhạy cảm, giới nghiên cứu của hai nước thông
thường chỉ tập trung nghiên cứu những tộc người, những nhóm địa phương cư trú trên lãnh thổ
của nước mình, ít khi tiến hành nghiên cứu so sánh với cũng vẫn tộc người ấy ở quốc gia láng
giềng. Việc nghiên cứu so sánh như vậy có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, nó góp
phần làm sáng tỏ nét kế thừa cũng như biến đổi của văn hóa, xã hội, tập tục của cùng một tộc
người trong những bối cảnh lịch sử-xã hội khác nhau, những nghiên cứu như vậy rất quan trọng
trong việc chỉ ra mối quan hệ giữa văn hóa với xã hội, văn hóa với chính trị, văn hóa với truyền



thống…Điều này nếu chỉ tiến hành điều tra nghiên cứu trong phạm vi mỗi nước thì khó lòng làm
sáng tỏ được.
Hôn nhân là một trong những vấn đề rất cơ bản và rất quan trọng của văn hóa - xã hội.
Việc nghiên cứu so sánh tập tục hôn nhân của các dân tộc xuyên biên giới Việt- Trung có tầm
quan trọng đặc biệt, phần nào làm rõ truyền thống và các biến đổi hiện đại của các vấn đề văn
hóa, xã hội. Chính điều này góp phần nâng cao hiểu biết trong việc tìm hiểu văn hóa của mỗi
nước, cung cấp cứ liệu để hoạch định và điều chỉnh các chính sách văn hóa, xã hội đồng thời góp
phần làm bền chặt thêm tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung.
Trong quá trình học, tôi cảm thấy yêu thích lĩnh vực văn hóa, muốn thông qua quá trình
làm luận văn tìm hiểu sâu thêm về lĩnh vực văn hóa, tích lũy tri thức và kinh nghiệm để có thể
làm việc trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu văn hóa. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn
đề và hứng thú của bản thân, tôi quyết định chọn đề tài “Tập tục hôn nhân của một số dân tộc
xuyên biên giới Việt – Trung” làm đề tài luận văn bậc Thạc sĩ.
Vì trong khuôn khổ giới hạn của luận văn thạc sĩ tác giả chỉ tập trung nghiên cứu tập tục
hôn nhân của hai nhóm dân tộc chính là Nùng (Việt Nam) -德靖(侬)Nùng Đức Tịnh thuộc
dân tộc Choang Trung Quốc và nhóm Dao (Việt Nam) – Dao (Trung Quốc). Việc lựa chọn hai
nhóm dân tộc này do các nhóm này có số lượng cư dân đông đảo, đặc điểm cư trú cơ bản giống
nhau và có nhiều nét tương đồng trong lịch sử mà vẫn còn lưu giữ được cho đến ngày nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài tập tục hôn nhân của các dân tộc thiểu số được khá nhiều các học giả của hai nước
Việt Nam và Trung Quốc quan tâm.
*Nghiên cứu chung về vấn đề tập tục hôn nhân của các dân tộc thiểu số
Trung Quốc có những tác phẩm như:
-

严汝娴《中国少数民族婚姻家庭》,北京:中国妇女出版社,1986

年1月版

(Nghiêm Nhữ Nhàn; Hôn nhân gia đình dân tộc thiểu số Trung Quốc, NXB Phụ nữ Trung Quốc,

Bắc Kinh, 1/1986) đã khái quát về phong tục tập quán hôn nhân và gia đình của một số dân tộc
thiểu số tại Trung Quốc. Đây là một trong những tác phẩm nghiên cứu khá sớm về dân tộc thiểu
số tại Trung Quốc. Mặc dù tác phẩm đã bước đầu khái quát được vấn đề hôn nhân gia đình của
một số dân tộc thiểu số Trung Quốc những nó mới chỉ dừng lại ở những nét giới thiệu ban đầu.
- 宏红贵教授《少数民族习惯法》,长春:吉林教育出版社,1990年8月版 (Phạm
Hồng Quý , Luật tục dân tộc thiểu số, NXB giáo dục Cát Lâm, Trường Xuân, Tháng 8/1990) đã


tiến hành nghiên cứu luật tục hôn nhân, gia đình. Ông nghiên cứu ở các phương diện phạm vi
hôn nhân, nguyên tắc kết hôn, quan niệm về chia tay cũng như việc phân chia tài sản của một số
dân tộc thiểu số, trong đó việc xử lý tài sản trong hôn nhân là trọng tâm nghiên cứu. Phương
pháp nghiên cứu chính mà giáo sư sử dụng là phương pháp tổng hợp và quy nạp.
Ngay từ những năm 1972 Marilyn J.Gregerson với cuốn Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
do Phạm Khắc Hồng dịch hay tác giả Lã Văn Lô với Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973.
- Khổng Diễn, Bùi Minh Đạo (chủ biên), Dân tộc Việt Nam thế kỷ XX và những năm đầu
thế kỷ XXI, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003. Tác phẩm đã tổng kết của một số chuyên gia
về những vấn đề kinh tế truyền thống, nông nghiệp, sở hữu đất đai, thiết chế xã hội, hệ thống
thân tộc, dân số, gia đình, luật tục, tri thức địa phương, tôn giáo, văn hóa vật chất, ăn uống, giao
tiếp ngôn ngữ...Trong tác phẩm chỉ có duy nhất dân tộc Chăm được tổng kết nghiên cứu cụ thể.
Mặc dù chưa phản ánh được đầy đủ nhưng đây được đánh giá là một trong những tác phẩm đầu
ngành về dân tộc ít người và là nền tảng thúc đẩy nghiên cứu dân tộc thiểu số phát triển.
Nhiều tác giả (2012), Hôn nhân và gia đình các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hóa
dân tộc, Hà Nội. Đây là tác phẩm được nghiên cứu dưới nguồn hỗ trợ của nhà nước, chính phủ
Việt Nam nhằm bảo tồn, phát huy giá trị truyền truyền thống của các dân tộc. Trong cuốn sách
này các tác giả tập trung giới thiệu tập tục hôn nhân, gia đình của một số các dân tộc Nùng, Khơ
me....Tác phẩm cũng được ghi nhận và đánh giá khá tốt về chất lượng nội dung.
*Nghiên cứu tập tục hôn nhân về từng dân tộc cụ thể
高其才《瑶族习惯法 》,北京,清华大学出版社,2008年7月1日(Cao Kỳ Tài, Luật
tục dân tộc Dao, NXB Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, 1/7/2008) đã tập trung nghiên cứu là dân

tộc Dao với tập tục hôn nhân đa dạng và độc đáo. Tác giả đi sâu vào tìm hiểu, phân tích nghiên
cứu về: phạm vi thông hôn, chế độ hôn nhân, trình tự kết hôn, thừa kế tài sản và phụng dưỡng
của người Dao. Đây là một trong những tác phẩm được giới học giả và nghiên cứu Trung Quốc
tác phẩm được đánh giá khá cao.
- Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến, Người Dao ở Việt
Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1971. Tác phẩm có 8 chương, tương ứng với từng chương
là: mấy nét chung về người Dao, các hình thái kinh tế, sinh hoạt vật chất, sinh hoạt xã hội, một
số tục lệ chủ yếu trong đời sống của người Dao, tôn giáo tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật và tri
thức dân gian và cuối cùng là những biến đổi trong đời sống và sinh hoạt của người Dao sau năm


1945. Vấn đề hôn nhân của người Dao được đề cập trong chương 5 với tư cách là một trong
những tập tục quan trọng trong đời sống của dân tộc này. Tuy nhiên nó cũng chỉ dừng lại ở
những nét khái quát bước đầu.
- Hà Văn Thư, Lã Văn Lô, Văn hóa Tày, Nùng; NXB Văn hóa, Hà Nội, 1984. Tác phẩm
gồm có 3 phần: phần mở đầu tác giả đi sâu vào khái quát xã hội và con người của dân tộc Tày –
Nùng, phần hai tập trung khắc họa thế giới quan, nhân sinh quan, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục
tập quán cũng như những giá trị nghệ thuật truyền thống của nhóm dân tộc này; phần cuối cùng
là những nét khái quát về văn hóa Tày – Nùng sau Cách mạng tháng Tám. Trong phần hai tác giả
đã nhắc đến tập tục cưới hỏi của người Tày – Nùng, đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc
của dân tộc vùng cao này. Mặc dù mới chỉ dừng lại những nét khái quát chung tuy nhiên tác
phẩm cũng đã có những đóng góp cơ bản nhất định cho việc nghiên cứu về các dân tộc thiểu số
nói chung và nhóm văn hóa Tày – Nùng nói riêng.
- Đỗ Thúy Bình, Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994. Tác giả đã đi sâu phân tích, vạch ra được những bình diện cơ
bản của đời sống hôn nhân, luật hôn nhân và gia đình, vấn đề lựa chọn bạn đời, các nguyên tắc
và hình thái trong hôn nhân. Bên cạnh đó các vấn đề kết cấu gia đình, chức năng gia đình và các
nghi lễ trong chu kỳ vòng đời cũng được chú trọng. Những đặc điểm phân tích trên đã được khái
quát và phân tích trong hôn nhân và gia đình của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam. Qua
đó góp phần hiểu được tính ổn định của một số chuẩn mực văn hóa tộc người đồng thời thể hiện

rõ nét những phong tục nghi lễ của từng dân tộc. Đây là công trình tương đối toàn diện, đầu tiên
và chuyên sâu về vấn đề hôn nhân và gia đình của các dân tộc trong đó có dân tộc Nùng.
*Vấn đề các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung.
Những năm gần đây, đặc biệt là sau khi hai nước Việt Nam – Trung Quốc bình thường
hóa quan hệ (1991) các tác giả Trung Quốc mới chú ý đến vấn đề các dân tộc xuyên biên giới
Việt – Trung. Lịch sử nghiên cứu đề tài các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung phải kể đến :

范宏贵 ,中越两国的跨境民族概述, 民族研究, 1999 – Phạm Hồng Quý, Khái quát về dân tộc
xuyên biên giới hai nước Việt – Trung đăng trên Tạp chí nghiên cứu dân tộc Trung Quốc, 1999.
Gần đây vấn đề dân tộc xuyên biên giới được lấy làm đề tài nghiên cứu của khá nhiều luận văn
thạc sĩ, tiến sĩ của các học viên Trung Quốc như: 黄玲, 中越跨境民族文学比较研究,

陕西师范大学, 2011 – Hoàng Linh, Nghiên cứu so sánh văn hóa dân tộc xuyên biên giới Việt –
Trung, Đại học sư phạm Thiểm Tây, 2011. Tuy nhiên vấn đề hôn nhân và gia đình của dân tộc


xuyên biên giới vẫn là mảng đề tài ít được quan tâm tới. Luận văn tiến sĩ của:江南,

中国跨境民族婚姻家庭习惯法研究,中央民族大学, 2011– Giang Nam, Tập tục hôn nhân gia
đình của các dân tộc xuyên biên giới Việt- Trung, Đại học dân tộc trung ương, 2011 là một trong
số ít đó. Trong luận văn tác giả có để cập đến vấn đề dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung và đặc
biệt đi sâu vào vấn đề pháp luật quy định về chế độ hôn nhân gia đình tại các dân tộc. Thông qua
đó để góp phần giúp cho bộ luật về hôn nhân , gia đình tại ở các dân tộc đó ngày càng hoàn
thiện và có hiệu quả….
Phía các học giả Việt Nam cũng đã và đang tiến hành nghiên cứu vấn đề dân tộc xuyên
biên giới Việt – Trung. Đó là những công trình của Viện Dân tộc học, của các trường đại học,
trong đó đặc biệt là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội:
GS.TS. Đỗ Quang Hưng nghiên cứu về Tôn giáo, tín ngưỡng trong các dân tộc thiểu số dọc biên
giới phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, GS.TS. Trần Trí Dõi với vấn đề Khái quát bức tranh
ngôn ngữ văn hóa các dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung.

Nhìn lại tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài, tác giả nhận thấy các công
trình nghiên cứu và các bài viết đã trình bày tương đối đầy đủ về vấn đề dân tộc học nói chung
và từng dân tộc trong phạm vi từng nước nói riêng. Tuy nhiên giới học giả của cả hai nước chưa
thực sự chú trọng về vấn đề dân tộc xuyên biên giới đặc biệt là vấn đề tập tục hôn nhân. Cũng
chính vì lẽ đó tôi đã lựa chọn đề tài "Tập tục hôn nhân của một số dân tộc xuyên biên giới Việt
– Trung" làm đề tài luận văn cao học với mong muốn có thể góp một phần nào đó cho việc
nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ phong tục tập quán trong hôn nhân của một số dân tộc xuyên biên giới Việt –
Trung, đặc biệt là dân tộc Nùng (Việt Nam) và dân tộc (德靖(侬)Nùng Đức Tịnh thuộc dân
tộc Choang (Trung Quốc), Dao (Việt Nam) – Dao (Trung Quốc), đồng thời chỉ ra những điểm
giống và khác nhau giữa tập tục hôn nhân của các cặp nhóm dân tộc này.
Bên cạnh đó luận văn thể hiện những biến đổi về tập tục hôn nhân của các dân tộc xuyên
biên giới Việt – Trung và đưa ra một số kiến nghị.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu về tập tục hôn nhân của các các dân tộc thiểu số dân tộc Nùng và dân tộc Dao ở
Việt Nam và người Nùng Đức Tịnh thuộc dân tộc Choang và dân tộc Dao của Trung Quốc .


* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tiến hành tìm hiểu những đặc trưng cơ bản tập tục hôn nhân của một số dân tộc
xuyên biên giới. Tại Việt Nam là các dân tộc Nùng Phàn Slình tại Lạng Sơn, Dao Tiền cư trú tại
Phú Thọ... Người (德靖(侬)Nùng Đức Tịnh thuộc dân tộc Choang và dân tộc Bàn Dao tập
trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc.
Hơn nữa tập tục hôn nhân là một khái niệm trừu tượng, mang trong mình nhiều đặc trưng
cơ bản. Do chỉ giới hạn khuôn khổ luận văn thạc sĩ nên ở đây chỉ tập trung phân tích đặc điểm
của tập tục hôn nhân ở các bình diện : Quan niệm hôn nhân, các quy tắc cư trú sau hôn nhân và
các nghi lễ cơ bản cử hành hôn lễ....những vấn đề như ly hôn, trường hợp hôn nhân đặc biệt... sẽ
không đề cập trong phạm vi luận văn.

5. Phạm vi tư liệu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các nguồn tư liệu bằng tiếng Việt và tiếng Trung.
Trong đó có các nguồn tư liệu chính như sau:
Những tư liệu liên quan đến tập tục hôn nhân của các dân tộc thiểu số nói chung đặc biệt
là tập tục của các dân tộc xuyên biên giới Việt Trung như : sách, luận văn, công trình nghiên cứu
đăng trên các tạp chí
Các website, bài viết từ các trang mạng của các cơ quan nghiên cứu hai nước Việt Trung.
Một vài số liệu thu thập thông qua điền dã tại địa phương
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành đặc trưng của Trung Quốc học (sử học, văn hóa hóc,
dân tộc học....)
7. Kết cấu của luận văn
Trừ phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các dân tộc nghiên cứu.
Chương 2: Tập tục hôn nhân truyền thống của một số dân tộc xuyên biên giới Việt –
Trung.
Chương 3: Biến đổi tập tục hôn nhân một số dân tộc xuyên biên giới Việt – Trung và một
số kiến nghị


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
2. Trần Bình, Một số vấn đề về tộc người và dân tộc ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu văn
hóa, Đại học văn hóa Hà Nội.
3. Phan Hữu Dật (1997), Quy tắc cư trú trong hôn nhân, Tạp chí Dân tộc học, số 3 – 1997.



4. Phan Hữu Dật (1999), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
5. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (1971), Người Dao
ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Bế Viết Đẳng (2006), Dân tộc học Viêt Nam định hướng và thành tựu nghiên cứu 19731998, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Lê Quý Đôn (2007), Kiến Văn Tiểu Lục, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
8. Ngọc Thời Giai (2008), Di cư của người Dao xuống biên giới Tây Nam Trung Quốc và
một số nước Đông Nam Á trong thời kỳ Minh, Thanh; Tạp chí dân tộc học số 6 – 2008.
9. Diệp Đình Hoa (2002), Người Dao ở Trung Quốc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Nguyễn Ngọc Hòa (2002), Văn hóa Ê đê truyền thống và biến đổi, luận án tiến sĩ, Viện
nghiên cứu văn hóa nghệ thuật
11. Nguyễn Xuân Hồng (1995), Hôn nhân và gia đình truyền thống của các dân tộc thuộc
nhóm ngôn ngữ Môn- khơ me ở Thừa Thiên Huế, Luận án PTS ngành dân tộc học, Hà
Nội.
12. Nguyễn Thế Huệ (1998), Tình trạng tảo hôn ở một số dân tộc thiểu số Việt Nam, Tạp
chí dân tộc học số 3 – 1998.
13. Nguyễn Chí Huyên (2000), Nguồn gốc lịch sử tộc người vùng biên giới phía bắc Việt
Nam, NXB văn hóa dân tộc, Hà Nội.
14. Vũ Ngọc Khánh, Hoàng Minh Thảo (2005), Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng
phong tục, NXB văn hóa thông tin, Hà Nội.
15. Hồ Chí Minh toàn tập, 1995 (tập 5), NXB chính trị quốc gia
16. Nhiều tác giả (2012), Hôn nhân và gia đình các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn
hóa dân tộc, Hà Nội.
17. Chu Thái Sơn, Hoàng Hoa Toàn (2006), Người Nùng, NXB Trẻ, Hồ Chí Minh.
18. Lý Hành Sơn (1999), Lễ cưới của người Dao Tiền ở Ba Bể (Bắc Cạn), Tạp chí dân tộc
học số 3 – 1999.
19. Lý Hành Sơn (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của nhóm Dao Tiền ở
Ba Bể, Bắc Cạn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Trần Hữu Sơn, Trần Thùy Dương (2009), Sách cổ người Dao – nguồn tư liệu quan trọng

tìm hiểu lịch sử tộc người Dao, Tạp chí dân tộc học số 3 – 2009.


21. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Hà Văn Thư, Lã Văn Lô (1984), Văn hóa Tày, Nùng, NXB Văn hóa, Hà Nội.
23. Đỗ Quang Tụ, Nguyễn Liên (2000), Người Dao trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam,
NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
24. Đặng Nghiêm Vạn, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp (1995), Dân tộc học đại cương, Tủ
sách Đại học tổng hợp. Tp. Hồ Chí Minh.
25. Đặng Nghiêm Vạn (1993), Quan hệ giữa các dân tộc trong một số quốc gia dân tộc,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Viện nghiên cứu văn hóa (2000), Nông thôn Việt Nam tập quán và phát triển, NXB
chính trị,Hà Nội.
27. Trần Quốc Vượng (1967), Đôi điểm về lịch sử người Dao, tạp chí Nghiên cứu lịch sử,
số 95 – 2/1967
28. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
Tài liệu nước ngoài.
29. G.Endruweit và G.Trommsdorff , Từ điển xã hội học, NXB Thế giới.
30. Emily A.Schulzt - Robert H.Lavenda (2001), Nhân học – một quan điểm về tình trạng
nhân sinh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. F. Ăng ghen (1972), Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước, NXB
Sự thật, Hà Nội.
32. Trần Cố Viễn (1960), Trung Quốc hôn nhân sử, Thương vụ ấn thư quán, Đài Loan.
33. 何毛堂、李玉田、李全伟 (1999),黑衣壮的人类学考察,南宁:广西民族出版社.
34. 江南 (2011), 中 国 跨 境 民 族 婚 姻 家 庭 习惯 法 研 究,中 央 民族 大 学.
35. 高其才(2008),瑶族习惯法,北京: 清华大学出版社.
36. 广西壮族自治区地方志编纂委员会编
(1992),广西通志民俗志,南宁,广西人民出版社.

37. 胡起望, 范宏贵 (1983),盘村瑤族,北京:民族出版社.
38. 范宏贵 (1994), 广西与 东南亚民族库,越南民族与民族问题,南宁:广西民族出版
社.


39. 严汝娴 (1986), 中国少数民族婚姻家庭,北京:中国妇女出版社.
40. 严汝娴

,许秀玉

(1997),中国少数民族婚俗,北京,商务印书馆国际有限公司出版.
41. 郭 维 利 (2007), 盘 村 变 迁, 民 族 出 版 社.
42. 陈





(2003),

西南少数民族习惯法简论,载《人类文化历史变迁与法律文明》论集,法律出版社
.
43. 雷明光 (2009), 中国少数民族婚姻家庭法律制度研究, 央民族大学出版社.
Tài liệu mạng
44. Kết quả điều tra dân số của Tổng cục thống kê năm 1999) (Kết quả toàn bộ Tổng điều tra
Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009” (Thông cáo báo chí). Tổng cục Thống kê. 4 tháng
1 năm 2009, Truy cập 22/2/2013 .
45. Tai languages, ngày truy cập 27/11/2012.
46. GS.TS. Trần Trí Dõi, Đôi nét về bức tranh ngôn ngữ văn hóa các dân tộc xuyên biên giới
Việt Nam – Trung Quốc.

/>1621.aspx, ngày truy cập 20/7/2013.
47. 陈晶 ,

从父系遗传结构分析壮族的起源与分类,

广西中医学院第一附属医院综合实验室,中国 南宁,
cập ngày 21/1/2014
48. 广西壮族婚俗
ngày truy cập 17/5/2012.
49. 壮族的“入赘”风
ngày truy cập 20/9/2013.
50. Sự hình thành các dân tộc vùng Đông-Nam-Á [trích lược trong quyển sách của tác giả
Hà Văn Thuỳ
/>truy cập ngày 29/12/2013
51. Bách Việt ... Sử vài dòng,
tusach.thuvienkhoahoc.com, truy cập ngày 20/2/2014


52. Sự biến động của dân số và mối quan hệ với hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay
/>
ngày truy cập

12/1/2014
53. VN

quy

hoạch

kinh


tế

biên

giới

với

Trung

Quốc

/>my.shtml , ngày truy cập 23/2/2014.
54. 广西瑶族概述
ngày truy cập 15/9/2013
55. 瑶族民族概况
ngày
truy cập 8/6/2013.
56. 黄玲 (2012), 中越跨境民族文学比较研究的问题、理论与方法,
/>
,

ngày

truy

cập

15/1/2014.

57. 云南边疆民族地区跨境婚姻与社会稳定研究

ngày truy
cập 11/ 12 / 2013.
58. 刘计峰 (2011), 中越边境跨国婚姻研究述评, 厦门大学, 福建.
/>, ngày truy cập 8 / 5 / 2013.
59. Người Nùng và “tập tục trọng vợ”,
/>cleid=1497 , ngày truy cập, 18/2/2013
60. Cậy cửa ngủ thăm – một phong tục độc đáo của dân tộc Dao và dân tộc
Mường,
ngày truy cập 25/12/2012.


61. Phong tục cưới đặc sắc của người Dao,
ngày truy cập 5/1/2013.
62. Tục cưới hỏi của các sắc tộc thiểu số Việt Nam,
ngày truy cập 8 /
10/ 2013.
63. Bắc Kạn: Khảo sát thực trạng kết hôn sớm trong đồng bào dân tộc thiểu số
/>eOgXcWVSro, ngày truy cập 17 / 3 / 2014.



×