HANG ĐỘNG PHONG NHA - KẺ BÀNG: THẾ GIỚI ẨN
KỲ Vĩ VÀ NHỮNG VẤN ĐÈ KHAI THÁC s ử DỤNG
Howard Limbert, Debora Limberí* - Nguyễn Quang Mj**it -if ■ie
-it+le
Vũ Văn Phải - Nguyễn Hiệu
- Đặng Văn Bào
»
1. Giói thiệu chung
Vùng núi đá vôi
!' 'ĩ.âm Tn• ■,
Phong Nha - Kẻ Bàng
thuộc tỉnh Quảng Bình,
là khối đá vôi lớn cuối
cùng theo chiều B - N
BỐ TRẠCH .
MINH HOẢ
của lãnh thổ Việt Nam.
Ota an
nCìiáĩ 7héfffơt
Ptìáf)Q
Kữ tiánợ
Với những giá trị độc
Mi :> đáo về địa chất, địa mạo,
tại cuộc họp thường niên
■■■
ỵ
OméỊẩđti
ị,,..
lần thứ 27 của Uỷ ban
°
‘MfịỄr;;v
Di sản Thế giới, ngày 5
V 5"
' * * ? . . ydFc
tháng 7 năm 2003, Vườn
’Xi
-is?: <.7.
I
■. . ^4#r‘ **'Vv . J
Quốc gia Phons; Nha ?* /i- /%
**:**«*
í -Ịv/]'■
■!_l i ' ị q ù à n g n in h
Kẻ Bàng vinh dự được
■i-Ị.ư,
UNESCO công nhận là
Di sản Thiên nhiên Thế
Hình 1: Sơ đồ Di sản thiên nhiên thế giói
giói với tiêu chí “Là mẫu
Phong Nha - Kẻ Bàng
hình nổi bật thể hiện
các thời kỳ phát triển chính của lịch sử Trái đât, chứa đựng băng chứng sự sông và
các tiến trình địa chất đang diễn ra có ý nghĩa trong quá trình hình thành đặc đem
về địa hình và địa mạo học”.
T lv.irnp H o i
i
Itfu -
k
cH iifeit
ị
I
ị
\..
,
V
■’
Ỷ
' f
. « •'
‘
' Hội hang động Hoàng gia Anh (BC.RA).
** GS.TSKH., Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
PGS.TS., Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
**** PGS.TS., Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
***** PGS.TS., Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
112
HANG ĐỘNG PHONG NHA - KẺ BẢNG: THỂ GIỚI ẨN KỲ vĩ..
Khối karst Phong Nha - Ke Bàng có một lịch sử phát triển địa chất lâu dài, là
nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên như thạch học, kiến tạo, địa
hình, thuỷ văn...để hình thành nên các hệ thống hang động ngầm khổng lồ, dài hàng
trăm kilômet. Trong đó, có nhừng hane đạt kỉ lục thế giới, như hang Khe Ry, hang
Sơn Đoòng. Sau 22 năm với 13 lần hợp tác thám hiểm và nghiên cứu hang động
giữa Khoa Địa Lý, Trường Đại học Fvhoa học Tự nhiên và Hội Hang động Hoàng
gia Anh, hệ thống hang động ngầm vĩ đại trong khối đá vôi Phong N h a - K ẻ Bàng
đã được phát hiện và đo vẽ với tống chiều dài đạt tới 163km. Hầu hết hang ở đây
đều là các hang sông, kết nối với nhau tạo thành 3 hệ thống chính là hệ thống hang
Phong Nha, hệ thống Hang Vòm, hệ thống hang Nước Mọc. Đây là một nguồn tài
nguyên thiên nhiên quý giá, có the được khai thác, sử dụng đa mục tiêu cho công
tác bảo tồn cũng như phát triển kinh tế xã hội, phát triển sinh kế của cộng đồng địa
phương. Đen nay, một số hang đã được đưa vào khai thác hiệu quả cho hoạt dộng
du lịch, như hang Phong Nha và gần đây là hang Thiên Đường,.. Tuy nhiên, các
hoạt động khai thác đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới các hang động.
Bên cạnh những kết quả nghiên cứu về hệ thống hang động tại Phong Nha Kẻ Bàng, trong bài báo này còn có những phân tích, đánh giá, so sánh về sự biến
đổi của các hang động do tác động của các hoạt động du lịch, những vấn đề liên
quan đến sự biến đổi môi trường trong hang động và đề xuất các giải pháp cho công
tác quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này.
2. Lịch sử họp tác nghiên cứu, khám phá hang động Phong Nha - Kẻ Bàng
Hợp tác “Thảm hiểm và nghiên cíni hang động trong các vùng đả vôi ở Việt
Nam” giữa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (trước đây là Trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội) và Hội Nghiên cứu Hang động Hoàng gia Anh (British Research Cave
Association - BRCA) chính thức được thực hiện từ năm 1990.
Năm 1989, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nhận được thư của ông Howard
Limbert - Trưởng Dự án hang động tại Việt Nam của Hội Hang động Hoàng gia
Anh đề nghị được giúp đỡ vào thám hiểm và nghiên cứu hang động ở Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu quan trọng này đã được Nhà trường giao phó cho Bộ môn
Địa mạo, Khoa Địa lý - Địa chất. Bắt đầu từ đó, cứ 2 năm và gần đây là 1 năm
một lần, Đoàn thám hiểm lại đến Việt Nam và phối kết hợp với Bộ môn Địa mạo
đê khám phá và nghiên cứu hang động. Đen nay, Hợp tác Thảm hiểm và Nghiên
círu Hang động trong các vùng đả vôi ở Việt Nam trong đó có khu vực Phong Nha
- Kẻ Bàng giữa Khoa Địa lý, Truv'ng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội (trước đây là Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội) đã được 22 năm với 13 đợt khảo sát với quy mô khác nhau. Công tác hợp tác
113
VIỆT NAM HỌC - KỶ YỂU HỘI THẢO QUỐC TÉ LẦN THÚ T ư
nghiên cứu hang động tại Phong N h a - K ẻ Bàng qua các đợt khảo sát có thể tóm
lược lại như sau:
1990: Khối đá vôi Ke Bàng, tỉnh Quảna Bình là nơi đầu tiên thực h i ệ n thám
hiểm hang động ở Việt Nam. Trong những tuần đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã bắt
đầu thăm dò hang Phong Nha và Hang Tối. 7.950 m hang động mới đã đưọ'c thăm
dò và khảo sát trong đợt thám hiểm này.
1992: Chuyến đi vào năm 1992 đã tạo tiền đề cho sự khám phá nhiều hang
động tuyệt vời ở Phone Nha - Kẻ Bàng. Hang Phong Nha đã được khám phá VỚI
tống chiều dài 7.729m. Hang Tối tiếp tục được khám phá và kết thúc với chiều dài
đo được là 5.258m, đây cũnẹ là sự khởi đầu cho việc khám phá hệ thống hang Vòm.
667m chiều dài hang Chà An và 2.800m của hang Rục Caroòng đã được khám phá
và đo vẽ. Vấn đề trớ nên rõ ràng là có hai hệ thống thoát nước riêng biệt, hệ thông
Phong Nha và Hệ thống Hàng Vòm. Nhóm nghiên cứu cũng đã đến thăm huyện
Minh Hóa và khám phá Rục Mòn với chiều dài 2.863m. Tống chiều dài hang khám
phá và đo vẽ trong lần kháo sát này là 13.655m.
1994: Tiếp tục thăm dò hệ thống Hang Vòm và nâng tống chiều dài đo vê
được của hệ thống hang này lên 15.050 m, ngược về phía thượng nguồn, các hang
thuộc hệ thống hang Vòm được khảo sát gồm có: Hang Đại Cáo (1.645m), hang Mê
Cung (Hang Maze) (3.927m), Hang Ba (988m), và Hang Cá (1.075m) (Hang Pitch).
Tiếp tục khảo sát Hệ thống hang Phong Nha: Hang Toong (3.35lm), Hang Én
(1.645m) và Hang E (845m). Tại huyện Minh Hóa, Hang Tiên được phát hiện và
khám phá với chiều dài 2500m. Tông cộng chiều dài các hane được khám phá và đo
vẽ vào năm 1994 tại Quảng Bình ỉà 29.91 Om.
ỉ 997: Đoàn tiến vào các khu vực ở xa hơn. Phần thượng nguồn của hệ thống
Vòm đà được khảo sát, bao gồm Hang Hổ (1.616m), Hang Over (3.244m) và Hang
E (845m). Sông chính cấp nước cho hệ thống hang Phong Nha đã được nghiên cứu
khảo sát, bao gồm Khe Thy, Khe Ry và Khe Tiền. Hang Khe Ry thực sự là một
hang sông rất dài và được khám phả đến thời điểm lúc bấy giờ là 13.817m. Tổng số
các hang động được khám phá trong chuyến thám hiểm này là 20.483m.
1999: Trong chuyến thám hiểm này, chỉ có một thời gian ngắn ở Quảng Bình,
nhưng chúng tôi đã có 5 ngày cắm trại trong lòng hang Khe Ry để khám phá hang
cho tới cửa ra của nó đô vào Hang Ẻn. Hang Khe Ry với tống chiều dài 18.902 m là
hang dài nhất Việt Nam và có thể là hang động sông ngầm dài nhất trên thế giới.
Hang Phong Nha Khô được khảo sát trong lần này với chiều dài 98 lm. Tổng số các
hang động được khám phá trong chuyến đi này là 6.625m.
114
HANG ĐÔNG PHONG NHA - KẺ BẢNG: THẾ GIỚI ẨN KỲ vĩ..
Anh 1: Đoàn thảm hiêm gặp mặt Đại tướng
Anh 2: Gặp gỡ và làm việc của Đoàn thám
Võ Nguvên Giáp năm 1992
hiêm với Hiệu trưởng Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN năm 2001
2001: Chúng tôi chỉ cắm trại năm ngày ở Hàng Én trong chuyến đi này và đã
phát hiện Hang Lạnh - một hang nhánh và cấp nước cho hệ thống hang Phong Nha dài 3.753m. Hang Dơi (453m) và Hang Cả (36lm) cũng đã được khám phá và đo
vẽ. Đoàn đã khảo sát tổng cộng là 4.690m trong đợt thám hiểm này tại Phong Nha Kè Bàng.
2003: Trong một đợt khảo sát ngắn tại Quảng Bình, chúng tôi đã khám phá
một hang động mới trong hệ thống hang Vòm - Hang About (820m). Thăm dò
Hang Nước Nit (2205m) và Hang Dơi (1124m) vẫn tiếp tục mở rộng hệ thống
Phong Nha. Tổng số các hang động được khám phá là 6.25 7m.
2005: 4 tuần đến Quảng Bình với chuyến đi đầu tiên tới huyện Quảng Ninh để
khảo sát hang Chà Rào và hang Birthday. Ngoài ra đoàn tiến hành khảo sát phần
thượng nguồn của hệ thống hang Vòm kể từ điểm đầu của hệ thống là Hang Rục
Caroòng. Một số hang mới đã được phát hiện và đo vẽ, như Hang A Cú (640m) và
Hang Klung (1.086m). Cuối đợt đoàn tiến hành thám hiểm phần phía Tây của sông
Chày, nơi một số các hệ thống hang thẳng đứng đà được phát hiện, như các Hang
Salt và Pepper sâu tới 178m. Hang động dài nhất được tìm thấy trong khu vực này
là Hang Nước Lạnh (964m). Một chuyến đi ngắn tới Minh Hóa tới một khu vực
khảo sát mới với bước đầu khám phá được một số hang sông điển hình của Việt
Nam: hang Hang Mã Nghi (61 lm), Hang Thụy Vân (691m). Tổng số chiều dài
hang động được khám phá trong lần thám hiểm này tại Quảng Bình là 12.094 m.
2006: Hoàn thành việc khảo sát hang Chà Rào phát hiện vào năm 2005 với
tổng chiều dài đo được của hang này là 2623m. Một số hang động xung quanh
Hang Én đã được phát hiện. Một hang sông khác ở thượng nguồn của Hang Én gọi
115
VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ T ư
là Hang Hồng đã được khám phá với chiều dài 717m. Đoàn dành nhiều thời gian
hơn cho phần cuối của hệ thống hang Vòm và các hang động như Hang Cung
(488m) và Nước Dòng (480m) - là phần thượng nguồn của Hang About đã được
phát hiện vào năm 2003. Tìm kiếm trong khoảng trống của hệ thống hang Phong
Nha đoạn sau Hang Én đã phát hiện ra Hang 30 (693m) và Hang Rùa (440m). Tổng
chiều dài hang được khám phá và đo vẽ là 4 .173m.
2007: 2 tuần đến Quảng Bình đoàn đã phát hiện ra 2 hane lớn, một trong hệ
thống hang Phong Nha là hang Nightmare (780m) và một hang khác là Hang Circle
(1251m) nằm trong khoảng trống giữa Hang Chà An và Hang Thung. Hang động
dài nhất được phát hiện ở huyện Minh Hóa giáp biên giới Lào là Hang Cha Lc
(4.873m). Khu vực này dường như có khả năng ẩn chứa nhiều hang động. Một hang
lớn nằm cách Hang Vòm trong bán kính khoảng 3km chưa được khám phá hoàn
chỉnh và sẽ là một nhiệm vụ chính đặt ra cho năm 2009. Tổng số chiều dài các hang
động được đo vẽ lần này là 7.564m.
2009: Đoàn làm việc tại Quảng Bình trong 4 tuần, đã phát hiện ra một hang
động rất quan trọng nằm giữa Hang Én và Hang Thung - Hang Sơn Đoòng. Đây là
hang động lớn nhất được phát hiện trên thế giới. 6.48 lm của hang đã được khảo sát.
đo vẽ và vẫn còn chưa kết thúc. Hang Du mới khảo sát được ] 66m sâu và tương tự
Hang Vực Tặng - 232m sâu , cần có thêm dây thừng chuyên dụng để tiếp tục khảo
sát. Khu vực Minh Hóa được khảo sát tổng thể, một số cuộc khảo sát đã được thực
hiện với phát hiện về hang Rục Ca Xai 578m. Đoàn cũng đã được nghe nói về một
số hang khác trong khu vực này. Việc lặn ở phần thượng nguồn hệ thống hang Vòm
đà được thực hiện nhưng tiếc là đà không mang lại kết quả như hy vọng. Tại nơi
trồi ra của sông Chày đoàn đã lặn sâu xuống 50m nhưng vẫn chưa kết thúc. Hang
Noise đã được lặn khảo sát, nhưng do dòng chảy quá mạnh nên chưa thể vào được
hang. Hang Gió 549m và Hang Lau 51 Om cũng đã được khám phá phía Tày của
sông Chay. Hang Lau vẫn còn tiếp tục phải khảo sát. Tổng số chiều dài hang động
được khám phá là 11.506 m.
2010: Hoàn thành khảo sát và đo vẽ Hang Sơn Đoòng (vượt qua bức tường
Wall of Vietnam để ra khỏi hang). Hoàn thành thăm dỏ Vực Tặng và Hang Lau
(phía tây của sông Chảy). Bắt đầu thăm dò Hang Ken (3000m) và Hang Tú Làn
(2000mì. Tổng số khám phá trong năm 2010 là 16.000m hang.
2012: Đoàn tiến hành khảo sát khu vực thung lũng Xưởng, Vực Ký, Hang Hà
Hải và các hang sông K21, K28, K35 - tất cả đều gần với đường 20. Các hang động
ở bậc cao như Hang Hòa Hưng, Hang Cửa Nho, và Hang Gió cũng được khảo sát.
Một hang sông ở rất gần hang Sơn Đoòng được khám phá là Hang Va. Đoàn đã sơ
bộ lặn ở Hang K I 8, hang Noise. 10km hang đã được đo vẽ ở khu vực Tú Làn, Sông
116
HANG ĐÔNG PHONG NHA - KẺ BẢNG: THỂ GIỚI ẨN KỲ vĩ..
Oxalis, Hang Kim và Hang Tôn. Tống số chiều dài hang được khám phá và đo vẽ
trong lần này là 21.000m, nâng tổng chiều dài hang động đã được đo vẽ ở Quảng
Bình lên 163.000m.
3. Khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng và hệ thống hang động kỳ vĩ
3.1. Đặc điểm khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng và tiềm năng hang động tầm cỡ
Đ ặc điểm địa chất
Cấu trúc địa chất - thạch học có ảnh hưởng lớn tới các đặc trưng địa hình, lớp
phủ thổ nhưỡng, các quá trình địa mạo và tai biến thiên nhiên, chúng cần phải được
đánh giá cho việc nghiên cứu tài nguyên, kinh tế, môi trường cho phát triển du lịch
sinh thái và du lịch mạo hiểm của khối karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
Địa chất hiện tại của vùng Phong Nha - Kẻ Bàng có sự đa dạng về cấu trúc và
địa tầng, là sản phẩm tổng hợp của sáu giai đoạn phát triển lớn trong lịch sử phát
triển vỏ Trái Đất trong khu vực: Giai đoạn Ordovic muộn - Silur, giai đoạn Devon Carbon sớm, giai đoạn Carbon - Permi, giai đoạn Mesozoi: Creta, giai đoạn
Cenozoi: Neogen và Đệ tứ. Đó là những điều kiện để tạo nên tính đa dạng của cảnh
quan với nét độc đáo của địa hình karst và hệ thống các hang động ngầm vĩ đại
trong khối karst Phong Nha - Kẻ Bàng [1].
Phong Nha - Kẻ Bảng là nơi còn hiện diện những sự kiện địa chất chứng minh
cho lịch sử phát triển vỏ Trái Đất sôi động trong suốt 500 triệu năm, từ kỷ Ordovic
đến nay. Hoạt động kiến tạo phức tạp của vỏ Trái đất là nguyên nhân của mọi
nguyên nhân kiến lập nên rồi phá vỡ các bình đồ địa chất, đó là hình xoáy ốc tiến
hoá để có một bình đồ địa chất - địa mạo như ngày nay. cấu trúc địa chất và thành
phần thạch học đa dạng là nhân tố quyết định tính đa dạng của địa hình - địa mạo và
cũng là một trong những nguyên nhân quyết định mạng lưới thuỷ văn, nước ngầm,
khí hậu - địa lý tự nhiên, tính đang dạng sinh học và cảnh quan môi trường trong
một xứ sở hoang sơ đầy bi ẩn của thiên nhiên.
Vùng nghiên cứu chủ yếu thuộc đới - tướng cấu trúc Trường Sơn (A.E.
Dovjikov và nnk, 1965), được ngăn cách với đới Hoành Sơn bằng đứt gãy Sông Cả
- Rào Nậy, bao gồm khối nâng Đồng Hới và khối sụt Phong Nha - Quy Đạt. Khối
nâng Đồng Hới lộ ra ở phía đông nam vùng nghiên cứu được thành tạo từ các đá
trầm tích lục nguyên có tuổi Ordovic - Siỉur. ở phần trung tâm của khối nâng Đồng
Hới còn có khối granitoid thuộc phức hệ Trường Sơn xuyên lên tạo nên cấu trúc
"nếp lồi dạng vòm". Khói sụt Phong Nha - Quy Đạt lộ ra ở phần trung tâm của đới
Trường Sơn được cấu tạo bởi các đá trầm tích lục nguyên xen cacbonat, trong đó có
tầng đá vôi dạng dải Devon thượng thuộc hệ tầng Cát Đằng (D3 cđ). Phủ bất chỉnh
hợp lên trên là các đá trầm tích lục nguyên chứa vật liệu hữu cơ, si lie và cacbonat
117
VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ
silic của hệ tầng La Khê - C\lk) và cacbonat (hệ tầng Bắc Sơn - C-P bs). Ngoàỉ ra
tham gia vào khối sụt kể trên còn có các trầm tích Creta (hệ tầng Mụ Giạ - K mg và
trầm tích Cenozoi.
X. 'Xuân Trạch
V. ỉ*hiK 7 rạch
\ Thì/ỢHfỊ H c ứ
ị
*Q
ị HồĐétư
ZZZ1Z HỉtángtóuCiâ Caitót
I K- mg ị hntttò câtWktì-Wjt
w~ ~ —~
«. ! Wf» rrãu Ịí« 9 v
i l l i l l l l l Hệ
w
WKWKR anr>
KI* Oỉtìr ĩ» *ỉr- m
Oíy ’20m
1 1 Ẽ Ẽ S I Hè
8*; Scm Cù •& <ảỉ
Oat iXtn
m ịx m ỉ® M6
Hô ịirf
uiK
Kiìè
t«M
két ctt
hítil $èi
lir< ỉ L
rt CM
• :« w
t *êt
cật Y
iH ìhar..
r * r Ì4 4 , MI <0.
e*
Pr*ũc t* twonj tax pfcỏt G«*roóỊfli. Ịnrá tai mca
Hệ tẾrọ Cẳt EẠr$ Oà *4» rnèw*Af*j
top c*í ttp ftijrtj f*ír>0»« O f 45ỗm
M í á t a ? C ờ r t Ị ĩ h o C i ? t ó t íA I t a ỉ l < f e n g
vít; í é sé t *ò« bcỉ tót
C ă t is ồ l t t è l
ỔA ự ể í ì * é c Lỉeỹ ftM S G m
Oag&yi*»tM
//ỉrt/í 2: Sơ đồ địa chất khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng
Các đứt gãy phát triển phong phú trong vùng đóng vai trò quan trọng trong việc ỉình
thành và làm phức tạp hoá cấu trúc địa chất của vùng. Dựa vào hình thái có thể phân bitt ra
các hệ thống đứt gãy sau: Hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam, hệ thống đứt
gãy phương Đông Bắc - Tây Nam và các đứt gãy phương á vĩ tuyến.
Tính đa dạng của cấu trúc địa chất - thạch học tổ hợp với điều kiện khí lậu
nhiệt đới ẩm Việt Nam đã tạo nên tính đa dạng của địa hình trong phạm vi vrng
karst Phong Nha - Kẻ Bàng, bao gồm cả địa hình karst và địa hình phi karst. Mặt dù
ở phần trung tâm, khối núi có dạng đẳng thước và ít phân dị, song nhìn tổng thể.địa
hình vùng Phong Nha - Kẻ Bàng có sự phân dị theo hướng thâp dần từ Nam đến 3ắc
và từ Tây sang Đông. Phần cực Nam của vùng là dải núi trung bình với độ ;ao
1.200 - 1.600m với đỉnh lượn sóng thoải kéo dài phương á vĩ tuyến ở Tây đến Đìng
Bắc - Tâv Nam ở Đông. Đây chính là bồn thu nước cho khối núi đá vôi ở phía Lắc.
Từ Nam đến Bắc, khối núi đá vôi có độ cao tương đối đồng nhất, khoảng 700 - 90)m.
ở phần rìa bắc, các dãy núi thấp có độ cao giảm dần từ 400 - 600m đến 200 - 30) m
118
HANG ĐỘNG PHONG NHA - KẺ BẢNG: THỂ GIỚI ẨN KỲ vĩ.
vê phía thung lũng Rào Nậy. Tư Tây sang Đông, khối đá vôi Kẻ Bàng chính là khu
vục phân thuỷ giữa Đông và Tây Trường Sơn. Khu vực biên giới Việt-Lào gồm các
đinh đá vôi sàn sàn nhau với độ cao 800 - 1000m. Tại khu vực đèo Mụ Giạ còn tồn
tại một số đinh núi cao 1.200 - 1.600m được cấu tạo bởi các đá cát kết màu đỏ của
hộ tầng Mụ Giạ. Từ Tây sang Đông, địa hình đá vôi thấp dần đến 600 - 700m và ở
phần rìa Đông thì chuyển xuống các bậc 400 - 500m và 200 - 300m. Các bậc địa
hình dưới 100m cấu tạo bởi các đá phi karst phố biến ở phần phía Đông của vùng.
Địa hình phi karst phân bố ở xung quanh khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng,
được hình thành do các quá trình địa mạo trên nền đá trầm tích lục nguyên và đá xâm
nhập, đồng thời đây cũng là lưu vực cung cấp nước cho quá trình karst và vật liệu vụn
(bùn, cát, sạn, cuội, sỏi,..) lang đọng trong hang động hiện nay cũng như trước đây
của khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng. Chính nguồn nước vô cùng phong phú từ khu
vực rộng lớn này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thế giới sinh vật
trong hang động nói riêng và trong vùng karst nói chung.
Địa hình karst là đặc điểm đặc trưng nhất của khối núi đá vôi Phong Nha - Kẻ
Bàng. Trước hết nó chiếm hơn 2/3 diện tích của khu vực di sản, đồng thời là một
khối núi đá vôi tương đối nguyên vẹn lớn nhất ở Việt Nam và còn tiếp tục kéo dài
qua Hin Namno của Lào, trở thành khối núi đá vôi cỡ lớn nhất hành tinh. Khối đá
vôi này có bề dày trên 1000m, chủ yếu là đá vôi tuổi Carbon - Permi có độ tinh
khiết cao, cấu tạo khối hoặc phân lớp dày. Đây là điều kiện đảm bảo để quá trình
tiến hoá karst xảy ra một cách triệt để: Từ giai đoạn có nhiều phễu karst nhỏ cho
đến karst dạng nón, sau đó là dạng tháp và cuối cùng là đồng bằng karst. Các thành
tạo đá vôi ở Phong Nha - Kẻ Bàng cũng có nhiều đặc điểm giống đá vôi ở vịnh Hạ
Long, Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn), Hà Giang, Sơn La và Nam Trung Quốc. Nhưng đá
vôi tại các nơi đó lại nằm trong những khu vực có chế độ kiến tạo, khí hậu và mối
quan hệ với địa hình phi karst xung quanh không giống nhau. Tại vịnh Hạ Long,
khối đá vôi nằm trong vịnh biển nông ven rìa lục địa, nhô lên trên mặt biển thành
hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ. Tại Bắc Sơn, Hà Giang, Sơn La và Nam Trung Quốc
nhìn chung, khối đá vôi phân bố trong vùng núi xa biển nằm cao hơn địa hình phi
karst xung quanh. Riêng ở Phong Nha - Kẻ Bàng, địa hình khối đá vôi lại nằm thấp
hơn so với xung quanh.
Những nguyên nhân trên đã làm cho sự tiến hoá địa hình karst ở Phong Nha Kẻ Bàng không hoàn toàn giống với các nơi khác, mặc dù sự tiến hoá này xảy ra
theo cùng một cơ chế hoà tan (do cả nước trên mặt lẫn nước ngầm) và phá huỷ cơ
học (đổ lở trên sườn và trong hang động). Do cơ chế này, nhiều kiểu và dạng địa
hình karst đã được thành tạo cả trên bề mặt lẫn dưới sâu.
119
VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẺ LẦN TH Ứ T ư
HEVr MO CM MINH RC^O
CAVE SYSTEMS OF
KE BANG MASSIF
PHONG NHA 62.5km
HANGVOM 36.2km
Hình 3: Các hệ thống hang ở Phong Nha - Kẻ Bảng, năm 2010
Đặc điểm các hệ thống hang động trong khối Phong Nha - Kẻ Bàng
a) Các- hệ thong và quy mô hang động
Sau 22 năm với 13 lần hợp tác thám hiếm và nghiên cứu hang động giữa Khoa
Địa Lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Hội Hang động Hoàng gia Anh, hệ
thống hang động ngầm vĩ đại trong khối đá vôi Phong N h a - Kẻ Bàng đã đươc phát
hiện và đo vẽ với tổng chiều dài đạt tới 163km. Hầu hết h a n g ở đây đều là các hang
sông, kết nối với nhau tạo thành 3 hệ thống chính: Hệ thống hang Phong Nha (bắt
120
HANG ĐỠNG PHONG NHA - KẺ BẢNG: THẾ GIỚI ẨN KỲ vĩ.
đầu từ hang Khe Ry - hang dài nhất Việt Nam và là hang sông dài nhất thế giới
(bảng 1), hang Én qua hang Thung, Cha Ang ... và cuối cùng là hang Phong Nha
với tổng chiều dài 79,1 km), hệ thống Hang Vòm (bắt đầu từ hang Rục Cà Roòng
và kết thúc là hang Vòm với tổng chiều dài 44,3km), hệ thống hang Nước Mọc (có
lưu vực lớn nằm ở phía Tây sông Chày và chảy qua các hang Vực Ký, Nước Lặn và
Hạ Lau) với tổng chiều dài 14,lkm. Gần đây nhất, hang Sơn Đoòng thuộc hệ thống
hang Phong Nha được khám phá và đang là hang lớn nhất Thế giới hiện nay.
Bảng 1: Các hang dài nhất Việt Nam (6, 8-Í-16]
Hang
Tỉnh
Chiều dài
Năm khảo sát
Đoàn thám hiểm
Hang Khe Rhy
Quảng Bình
18.920m
1997/1999
Anh
Hang Vòm
Quảng Bình
15.760m
1992/1994/09
Anh
Hang Sơn Đoòng
Quảng Bình
8.573m
2009/10
Anh
Hang Co Ban
Sơn La
8.500m
1994/1998
Anh/Pháp/Ý
Hang Phong Nha
Quảng Bình
8.329m
1990/92/2010
Anh
Ngườm Bản San
Lạng Sơn
5.416m
2001/2003
Anh
Ngườm Sap
Cao Bằng
5.379IĨ1
1997/1999
Anh
Hang Tối
Quảng Bình
5.258m
1990/1992
Anh
Hang Cha Lo
Quảng Bình
4.483m
2007
Anh
Hang Duật
Quảng Bình
3.927m
1994
Anh
Hang Lạnh
Quảng Bình
3.753m
2001
Anh
Ban Ngam
Cao Bằng
3.600m
1995
Pháp/Ý
Vực Ký
Quảng Bình
3.460m
2012
Anh
Hang Thung
Quảng Bình
3.351m
1994
Anh
Nguom Nam Lao
Cao Bằng
3.360m
2001
Anh
Ki Lu
Cao Bằng
3.353m
2003
Anh
Hang Ca-Be
Lạng Sơn
3.342m
1992
Anh
Nguom Pac Bó
Cao Bằng
3.248m
1997
Anh
Hang Over
Quảng Bình
3.244m
1997
Anh
Pac Lũng
Cao Bằng
3.109m
2001
Anh
Bó Luông
Lạng Sơn
3.094m
2003
Anh
121
VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THÚ T ư
Hang Nước
Hòa Bình
3.075m
2003
Anh
Bo Nhon
Lạng Sơn
3.057m
2003
Anh
Hang Ken
Quảng Bình
3.018m
2010
Anh
Bảng 2: Các hang có độ chênh cao ló’n tại Việt Nam [6, 8-M6]
Hang
Tỉnh
Độ chênh cao
Năm khảo sát
Đoàn thám hiển
Basta Noodles
Hà Giang
-528
1996
Ý
Hang Sơn Đoòng
Quảng Binh
-449
2009/10
Anh
Hang Ong
Hà Giang
-341
2004
Bí
Xa Lung 2
Hà Giang
-340
2004
Bỉ
Hang Hạ Lau
Quảng Bình
-331
2009/10
Anh
Vực Ký
Quảng Bình
-313
2012
Anh
Mu Cai Shaft
Cao Băng
-300
1995
Ý
Pa Ca l
Hà Giang
-293
2004
Bỉ
Cam Thon
Cao Bằng
-288
1999/200 i
Anh
Lung Chinh
Hà Giang
-247
2004
Bỉ
Hang Vuc Tặng
Quảng Bình
-244
2009/10
Anh
Ta Chinh
Sơn La
-184
1997
Bỉ
Hang Ha Hai
Quảng Bình
-182
2012
Anh
Nước Mọc là hệ thổng hang ngầm ở phía bờ Tây sông Chày, nơi con sôis;
này trồi ra khỏi núi đá vôi. Chúng tôi đang cố gắng để tìm hang đầu vào của hệ
thong này. Bồn cấp nước cho hệ thống này ở độ cao 800m ở phía Nam của thưig
ỉũng Xưởng đã được khảo sát tới hơn 300m sâu. Nhiều hang động khác phía Tây
của sông Chày có thể dẫn vào hệ thống này. Nguồn của Nước Mọc vần chưa õ..
Có tiềm năng cho hệ thống hang rất dài ở phía Nam và phía Tây của sông Chày.
Hệ thống hang Phong Nha bắt nguồn từ giới hạn phía Nam của khối đá vôi Cè'
Bàng. Cửa chính của hệ thống này là hang Khe Ry và hang Én nằm ở độ cao t ên
m ự c nước biển khoảng gần 300m. Các cửa hang, nhìn chung, đều rộng v à CIO.
Hang Én có hai cửa vào: cửa thấp là nơi có dòng nước chảy vào cao 15m và reng
70m, còn một cửa khác nằm ở độ cao 50m so với dòng nước có chiều cao là 70mvà
rộng 100m; cửa ra của hang này rộng tới 170m và chiều cao ước tính khoảng 10(m .
122
HANG ĐỘNG PHONG NHA - KẺ BẢNG: THẾ GIỚI ẨN KỲ vĩ...
Các cửa hang ở phía này là nơi có các dòng suối bắt nguồn từ khu vực địa hình cao
(độ cao trên trên mực biến đạt tới 1500 - 1600m) phát triển trên đá phi karst đổ vào.
Vì vậy, neay ở cửa hang đã gặp các trầm tích vụn thô (cuội - sỏi). Các hang Khe
Ry, hang Én, hang Thung,... tạo nên phần thượng nguồn của hang Phong Nha và phân
bố theo dạng cành cây. Hướne chung của các hang này là Đông Bắc - Tây Nam. Có thể
các đoạn hang sông này được phát triển theo khe nứt xuất hiện trong khối đá vôi.
Hệ thống hang Vòm cũng là hane sông hiện đại có qui mô đáng kể trong
khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng. Hệ thốns này được bắt đầu từ hang Rục Cà
Roòng nằm ở độ cao trên mực biển khoảng 360m. Toàn bộ hệ thống này có hướng
chung là từ Nam lên Bắc phát triển trên một đứt gãy chính trong khu vực. Sông
Rục Cà Roòng chảy về phía hạ lưu lúc ẩn mình trong các hang, lúc lại xuất hiện
trên những đoạn thung lũng hẹp và sâu để cuối cùng về sông Chày ở cửa hang
Vòm. Cả hai hệ thống hane sông này hợp với nhau đổ về sông Son, rồi rasông
Gianh để cuối cùng ra biển cách chừng 50km.
Từ những đặc điểm trên cho thấy, cả hai hệ thống hang này đều có cửa vào và
ra là mực nước sông suối hiện nay. Có thể xem đây là hệ thống hang sông có qui
mô lớn nhất ở khu vực châu Á đã phát hiện được cho đến nay.
b) Các tầng hang động
5 tầng hang của sự phát triển hang động đã được xác định trong khối Phong
Nha - Kẻ Bàng, gồm các bậc: Om; 20 ± 5m, 50 ± 10m, 100 ± 10m và 200 ± 50m.
Mực 1 hay Om dược xem là mực các hang động hiện đại [4], Trong đựt khảo sát
hang động năm 2010 đã phát hiện thêm bậc hang thứ 6 trong khu vực phía trên hang
Én, ở độ cao 350-400m so với mực nước hiện tại.
Hang Hồ Núi lần đầu tiên được khám phá vào năm 2007. Ở độ cao trên 500m,
hang động lớn, đẹp và dài 420m. Nó cao hơn 300m so với mức nước sông hiện tại,
trong trường hợp này hang Ẻn là 180m.
Hang Dơi, nằm phía trên hang Khe Ry khoảng 35Om về phía thượng nguồn,
được khám phá vào năm 2001, dài 450m và sâu 24m. Các hang động có một tầng
bùn dày với nhiều lóp.
Các hang động được khám phá vào năm 2010 (Hang 1989, Hang 1987 và
Hang 1990) đều nằm ở độ cao từ 350m đến 380m so với mực nước hiện tại.
c) Các kiểu hang động
v ề mặt hình thái, hầu hết các hang đều cao, rộng, trong hang có nhiều ngách
và phòng rộng. Phần lớn các hang đều có bình đồ khá phức tạp chẳng hạn như hang
Mê Cung (hình 4), hang Tiên,... Mặt cắt ngang của các hang sông hiện đại đều có
123
VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẰN THỨ T ư
dạng khá đẳng thước được xếp vào kiểu hang phreatic (là kiểu hang được phân chia
theo mối quan hệ với mực nước ngầm khu vực) và được phát triển qua nhiều chu
kỳ. Tính đa chu kỳ của các hang còn được thể hiện ở các bậc tầng hang động cũng
như các mực cửa hang.
Hình 4: Bình đồ hang Mê Cung ở Bổ Trạch Quảng Bình
Trong các hang động phân bố khá nhiều thạch nhũ, tạo nên các măng đá, nhũ
đá, cột đá, viền đá, hoa đá với màu sắc và hình thù đẹp. Phần đáy các hang Én, Khe
Ry, Đại Cáo,... còn phân bố các trầm tích vụn cơ học như cuội, cát gắn kết bởi xi
măng vôi... [4].
Các nghiên cứu cho thấy có thể chia ra hai loại hang động ở khối đá vôi Phong
Nha - Kẻ Bàng: Hang hoạt động (active cave) và hang hoá thạch (fossil cave) (Hình
5) [4, 7],
Các hang hoạt động là hệ thống hang sông đã được đề cập ở trên và nằm ở
mực hang thấp nhất liên quan với mực nước ngầm (mực cơ sở xâm thực) khu vực
hiện đại.
Các hang hoá thạch lại được chia ra:
124
HANG ĐỘNG PHONG NHA - KẺ BẢNG: THỂ GIỚI ẨN KỲ v ĩ.
-
Các hang phreatic cố hiện nay đà thoát khỏi sự
tác
động của mực nước ngầm
hiện đại. Trone các hana này có rất nhiều nhũ đá đẹp, ví dụ như hang Phong Nha
Khô,... Loại hang này chủ yếu phân bố ở các m ự c cao. Tại một số cửa hang loại này
ở mực cao đã phát hiện được những dấu tích (như xương, răng động vật, vỏ ốc,
mảnh gốm,...) cho biết đã từng có người tiền sử sinh sống.
Hình 5: Hang hoạt động (active cave) (a) và hang hoá thạch (fossil cave) (b)
Các hang chân núi CO (old karstic foot cave) là các hang nằm ngang được
hình thành khi chân các khối đá vôi ngập trong nước. Tại khu vực Phong Nha - Kẻ
Bàng, trong các hang này hầu như không có thạch nhũ. Các hang này gặp ở mực
cửa hang thứ hai. Điển hình là hang Chày (trong chiến tranh có nhà máy sản xuất
xà phòng nên gọi là hang Xà Phòng), hang Nhà máy Rượu (không biết tên hang
thật).
Hầu hết các hang đều có bình đồ kiến trúc phức tạp gồm nhiều nhánh, mỗi
nhánh lại gồm nhiều phòng. Biến động về kích thước mỗi tầng hang và nhánh hang
cũng rất lớn từ 10 đến 40-50m chiều rộng và 10-20-50-70 đến 80m chiều cao...
Trong mồi hang đều quan sát thấy từ 2 đến 4 tầng hang. Rõ nét nhất là các
hang khảo sát ở huyện Bố Trạch như hang Tối, hang Vòm, hang Phong Nha.
Tầng hang thấp nhất là hang nước gan liền với mực cơ sở xâm thực hiện tại
của các sông có trong khu vực hoạt động rất mạnh. Do khả năng tiêu nước hoà tan
cacbonat rất thuận lợi và cường độ hoạt động mạnh của các sông ngầm nên khả
năng phá huỷ lớn, làm địa hình hang tầng 1, đặc biệt là vách hang vô cùng hiểm trở.
125
VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LẦN THÚ T ư
Nhiều bãi cát sông ngầm tạo ra còn được tồn tại trong hang (Phong Nha, Tối.
Khe Ry, hang Én...) (hình 6).
Hang tầng 2, 3 và 4 đều là hang khô, phân bố ở các mực cao 10 - 15m ; 40 50m và 80 - 100m phát triển các dạng tích tụ nhiều hình, nhiều vẻ làm cho hang
thêm ve ngoạn mục.
Các hang có kích thước cao lớn, trắc diện lòng dốc và hoạt động của đới bão
hoà định kỳ và thường xuyên khác nhau tuỳ theo mùa nên nhiều đoạn trong hang tạo
ra các thác ghềnh, các xi phông nước chảy xiết làm cho việc đi qua rất khó khăn, ví
dụ như giữa đoạn trung lưu và thượng lưu trong hang Phong Nha, phần trung lưu
hang Vòm, và phần thượng lưu hang Tối.
Một số giếng khá sâu xuyên qua hai tầng hang ở mực cao được phát hiện và
nghiên cứu trong hang Vòm và Rục Caroòng.
Hình 6: Các bãi cát, sỏi sông ngầm (trầm tích vụn cơ học) trong hang Én
Hang tầng cao thường có hiện tượng sạch trần tạo ra những bãi đá rộng, quan sát
được trong hang Tối; phần lớn các hang lớn đều có nguồn gốc Phreatic (hang Phong
Nha, hang Tối, hang Vòm); số ít nhánh hang sâu liên quan đến nguồn gốc vadose.
d) Hang Sơn Đoòng và sự kỳ
VV
của thiên nhiên
Hang Sơn Đoòng phát triển kéo dài dọc theo một đứt gãy lớn có phương gần
B-N (hình 3 & 7), trùng với phương chính của hang Khe Ry- hang nước dài nhất thế
giới cùng trong hệ thống hang Phong Nha (được khảo sát vào các năm 1997, 1999).
Theo kết quả tính toán, lưu lượng dòng chảy ở đây có thể đạt 400-450m3/s, phù hợp
với khu vực thoát nước khoảng 200 km2.
v ề kích thước hang Sơn Đoòng, năm 2009, đoàn đã đo vẽ được tống chiều dài
hang là 648 lm, độ chênh cao từ +13,6m đến - 168,4m. Trong đợt khảo sát năm
126
HANG ĐỘNG PHONG NHA - KẺ BẢNG: THỂ GIỚI ẨN KỲ v ĩ.
2010, đoàn đo vẽ bổ sung phần nhánh hang chưa được khảo sát trong năm 2009 và
phần còn lại của hang sau bức tường dựng đứng được tạo bởi một khối nhũ khổng
lồ choán toàn bộ lòng hang (bức tường này được đặt tên là Great Wall of Vietnam Bức tường khổng lồ của Việt Nam), Đe khảo sát phần hang còn lại, đoàn phải chuẩn
bị gần 2 ngày để khoan đặt hệ thống dây leo và bảo hiếm, đồng thời phải sử dụng kỳ
thuật leo dây để vượt lên đỉnh của khối nhũ - cao 80m so với nền hang. Từ phần đỉnh
của khối nhũ này, còn 115m nữa mới tới trần hang. Sau bức tường, hang Sơn Đoòng
tiếp tục thêm 350m nữa thì kết thúc. Lòng hang rộng và kéo dài theo trục chính của
hang. Cửa ra của Sơn Đoòng chỉ rộng khoảng 3Om, cao 20m nằm ở độ cao khoảng
165m so với mực nước biển. Trong đoạn hang này, đoàn phát hiện nhiều dấu vết
chứng tỏ đã từng có người dân địa phương đã vào lay nước. Có nhiều vết chân thú
trong hang, đặc biệt phát hiện một bộ xương, theo phán đoán ban đầu là của một con
gấu nhờ hình dáng hộp sọ và hai hốc mắt lớn, đã bị phủ một lớp canxit.
Hình 7: Sơ đồ hang Sơn Đoòng
127
VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THÚ T ư
Hang được chia thành 3 đoạn có đặc điểm khác nhau. Đoạn thứ nhất, từ cửa
hang đến hố sập 1 đang còn tiếp tục hoạt động ở giai đoạn bị xâm thực sâu và sập
đổ (active cave). Đây là đoạn hang có địa hình phức tạp, di chuyển rất khó khăn.
Dòng sông chảy thành khe hẹp ép về phía trái hans, phần lớn chảy ngầm dưới các
khối đá sập. Dòng chảy xuất lộ ở gần hố sập 1 nằm thấp hơn nền hang 2ần 50m và
kéo dài thêm khoảng 250m thì chảy ngầm vào Irong núi. Theo suy đoán, dònơ chảy
này sẽ đổi hướng chảy về phía Tây Bắc đế nhập với dòng chảy từ hang Toong rồi
đổ về hang Phong Nha.
Đoạn hang còn lại từ sau hố sập 1 hiện nay đã bị “bò rơi” và trở thành các
hang hoá thạch (fossil cave) giống như hang Phong Nha Khô. Căn cứ vào íộ cao
của nền hang và dòng chảy ở đoạn hang 1, có the phần này của hang Sơn Đoòng
phát triển cùng thời kì với hang Phong Nha khô. Chúng tôi còn phát hiện đuợc các
vật liệu hạt thô, thậm chí là các viên cuội có kích thước 4-5cm liên quan đến dòng
chảy có áp lực lớn ở phía trước hố sập 2. Điều này cho thấy, hố sập thử 2 của hang
xuất hiện trước hố sập thứ 1. Nhận định này cũng được khang định vì thảm thực vật
ở hố sập 1 còn khá mới. Như vậy, đoạn hang từ hố sập 1 đến hố sập 2 chỉ bị “bỏ
rơi” sau khi xuất hiện hố sập 1. Các mẫu vật thu thập được gồm mẫu bùn, mầu cuội,
sỏi được mang về Mỹ đê xác định tuổi chính xác của hang. Sự xuất hiện các hố sập
(Collapsed Doline) và cùng với đó là thảm thực vật xuất hiện trong hang đã mang
lại sự khác biệt của Sơn Đoòng. Nguyên nhân xuất hiện của các hố sập là do tại các
vị trí này lớp đá vôi trên trân hang mỏng, và quan trọng là trùng với vị trí giao nhau
của các đứt gãy. Tại hố sập 1 chúng tôi đã quan sát thấy một khối lượng lớn ;ác vật
liệu dăm tảng được gan kết với nhau rơi xuống từ trần hang.
Hình 8: Sơ đồ 3D hang Son Đoòng (nguồn: National Geographic)
128
HANG ĐÔNG PHONG NHA - KẺ BẢNG: THỂ GIỚI ẨN KỲ v ĩ.
Ket quả nghiên cứu bước đầu về thực vật ớ các hô sập cho thấy có tổng số hơn
200 mầu loài, v ề thảm thực vật, tại các lỗ hổng có ánh sáng nhưng độ dốc cao, chỉ
có các loài thân thảo bì sinh, rêu và một số dây leo sống bám vào mặt đá vách và
nền hang. Ớ phía trên có các loài cây bụi, cây gồ nhỏ và dây leo phát triến trên bề
mặt của khối đá miệng các lồ hổng, chúng có cành vươn xuống phần không gian
trống tạo ra từ lồ hống này. v ề thành phần loài, không có sự khác biệt so với thảm
thực vật ở phía ngoài. Tại hố sập 1, thảm thực vật là trảng cỏ, trảng cây bụi có xen
một số cây thân gồ nhỏ, là các cây non của các loài cây gỗ ở bên ngoài hố xụt phát
tán tới. Thành phần còn lại cũng là những cây thân thảo hoặc thân bụi phổ biến như
ờ bên ngoài như: Bồng bồng, Bọ mắm, Môn thục, Tiêu rừng, Ráy leo.... Tại hố sập
2, thảm thực vật bao gồm một khoảng rừng có cây gồ lớn cao đến 30m, phân tầng
khá rõ nhưng không có tầng vượt tán, tầng tán thưa thớt, tầng dưới tán khá dày các
loài cây ưa bóng. Cây gỗ tầng tán thường nhỏ, tán hẹp, thưa trong khi tầng cây bụi
và thảm tươi khá dầy, tất cả đều là những loài chịu bóng, thích hợp với điều kiện
thiếu ánh sáng dưó'i nền của hố sập. Các loài bì sinh khá phổ biến trên cành của
những cây tầng tán. Mặc dù chưa phát hiện thêm những loài thực vật mới, nhưng
những đặc trưng của thảm thực vật phát triển trong điều kiện đặc biệt về nhiệt, ẩm
này đã thực sự tạo nên nét độc đáo có một không hai cho hang Sơn Đoòng.
Hình 9: Hố sập 1 và 2 trong hang Sơn Đoòng
129
VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẰN THỨ T ư
4. Hang động và vấn đề khai thác - bảo tồn
4.1.
Hang động Phong Nha - Kẻ Bàng và nhũng tiềm năng về giá trị khoa
học, kinh tế và an ninh quốc phòng
Vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng có một lịch sử phát triển địa chất lâu dài,
là nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, như thạch học, kiến tạo, địa
hình, thuỷ văn...để hình thành nên các hệ thống hang động ngầm khổng lồ, dài hàng
trăm kilômet. Trong đó, có những hang đạt kỉ lục thế giới, như hang Khe Ry - hang
sông dài nhất Thế giới (dài xấp xỉ 20km), hang Sơn Đoòng - hang lớn nhất thế giới
(rộng và cao đến 200m) với những thảm rừng nguyên sinh trong hang và các loại sinh
vật hiếm, lạ - chúng đang được nhân dân trong nước cũng như hàng triệu du khách,
các nhà khoa học về hang động, sinh học... trên khắp thế giới quan tâm.
Hang động có môi trường tự nhiên hết sức đặc biệt - thiếu sáng, độ ẩm cao, ít
chịu tác động của các yếu tố “bên ngoài”..., là nơi hình thành nên một hệ động, thực
vật đặc hữu và cũng là nơi cuốn hút con người bởi sự huyền bí, hoang sơ. Nhiều
hang động trong khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng đã được phát hiện, tuy nhiên chưa
được nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về quá trình hình thành và phát triển,
tuổi địa chất, các tai biến thiên nhiên, thuỷ văn, môi trường đặc biệt là về hệ động
thực vật và đa dạng sinh học của chúng.
V ư ờ n Q u ố c gia Phong N h a - K ẻ B à n g ch iế m một diện tích lớn vùng núi đá v ô i
Phong Nha - Kẻ Bàng, đà được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới
về địa chẩt, địa mạo, nổi bật với một lịch sử phát triển địa chất lâu dài và những hộ
thống hang động ngầm vĩ đại. Đây cũng là nơi hiện đang lưu trữ hệ động thực vật
vô cùng phong phú, đa dạng với nhiều loài đặc hữu của Việt Nam. Song, hệ động
thực vật trong các hang động nằm ẩn mình sâu trong những dày núi đá vôi hiểm trở
vẫn chưa được khám phá. Các nghiên cửu về đa dạng sinh học của hệ thống hang
động nơi đây chắc chắn sẽ có giá trị'quan trọng, có thể nói, mang tính chất quyết
định cho việc thuyết phục UNESCO tiếp tục công nhận Phong Nha - Kẻ Bàng là Di
sản Thiên nhiên the giới về đa dạng sinh học.
Hang động là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, góp
phần cho phát triển du lịch và kinh tế xã hội ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng.
Nhiều hang động đã được đưa vào khai thác cho du lịch, như hang Phong Nha,
Thiên Đường,... và thực sự hấp dẫn được du khách bốn phương. Phong Nha - K.Ổ
Bàng đang đứng trước những vận hội lớn đe phát triển du lịch lên một tầm cao mới,
đặc biệt từ sau khi phát hiện hang lớn nhất thế giới - Sơn Đoòng vào năm 2009.
130
HANG ĐÔMG PHONG N H A - K Ẻ BẢNG: THỂ GIỚI ẨN KỲ v ĩ.
Hang động trong vùng núi Phong Nha - Kẻ Bàng có vai trò quan trọng trong
bổ trí thế trận an ninh quốc phòne, đã từng được phát huy tốt trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước.
Một trong những định hướng cho khai thác, sử dụng hang động là hướng du
lịch mạo hiểm. Nói đến du lịch mạo hiểm có nghĩa không phải chỉ là đi du lịch nghỉ
ngơi hay thăm quan thông thường, mà đây là đi du lịch đế tìm kiếm những cảm giác
mạnh, những cảm giác rùng rợn vượt quá khả năng tưởng tượng và chịu đựng bình
thường. Để rồi sau khi vượt qua được thử thách đó sẽ đem lại cho người ta cảm giác
lâng lâng tuyệt vời của người chiến thắng. Loại hình du lịch này là cách đem lại sức
mạnh ý chí và rèn luyện thế lực cho du khách. Đối với các địa hình karst trên mặt
như các khe hẻm sâu thẳm, những đỉnh núi cao sừng sững hay những thung lũng
karst với sườn vách dốc đứng và rừng cây rậm rạp là những cảnh quan tự nhiên mà
chắc chắn sẽ đem lại cho du khách những cảm giác mạnh và đầy tính mạo hiểm.
Ngoài việc đánh giá địa hình karst cho du lịch mạo hiểm, cũng cần phải
nghiên cứu, đánh giá địa hình các vùng phi karst, vì chính chúng là những lưu vực
cung cấp nước, tạo điều kiện thuận lợi và cả những khó khăn, đặc biệt là những rủi
ro trong du lịch mạo hiểm.
4.2. Hiện trạng khai thác và những ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới
hang động
4.2.1. Hiện trạng khai thác tuyến da lịch
Trên bản đồ du lịch Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã ghi nhận 5 tuyến
du lịch đà và đang được khai thác ở các mức độ khác nhau. Các tuyến này cũng đã
được Cao Xuân Chính mô tả sơ bộ trong bài viết Phong Nha - Kè Bàng tiềm năng
du lịch văn hoả - sinh thái và những giải pháp. Các tuyến du lịch đã được khai thác
bao gồm:
1. Tuyến 1 - Thăm động Phong Nha - động Tiên Sơn;
2. Tuyến 2 - Từ Trung tâm du lịch - Khu tưởng niệm liệt sỹ Đường 20 quyết
thắng;
3. Tuyến 3 - Trung tâm du lịch - ngã ba sông Chày - hang Gió - Trộ Mộng Nước Mọc - Eo Gió;
4. Tuyến 4 - Eo Gió - Hang Vòm;
5. Tuyến 5 - Trung tâm du lịch - hang E - thung lũng Sinh Tồn;
Vừa qua, vào sáng ngày 22/4/2012, tại Trung tâm Du lịch Văn hóa và Sinh
thái, xà Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Ban Quản lý Vườn Quốc gia
131
VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ T ư
Phong Nha - Kẻ Bàng đã long trọng tổ chức lễ khai trương 2 tuyến du lịch mới
đã được các nhà khoa học của Trường Đại học khoa học Tự nhiên đề xuất năm
2005 [3]:
6. Tuyến du lịch khám phá thiên nhiên Rào Thương - Hang Én; và
7. Tuyến du lịch động Phong Nha - Khám phá chiều sâu bí ẩn bằng thuyền
kayak hay thuyền độc mộc tiến sâu vào Phong Nha với lộ trình 1500m khám phá sự
bí ẩn của dòna; sông ngầm khuất khúc trona lòng núi.
4.2.2. Lượng khách du lịch và doanh thu
Thời gian từ 1996 đến nav. nsành du lịch Quảng Bình đã có bước phát triển
với tốc độ khá nhanh, số lượng khách du lịch đến Quảns Bình tăng bình quân tăng
35%/năm. Khu du lịch Phong Nha, khu du lịch Đồng Hới - Đá Nhảy đã trở thành
những điếm du lịch hấp dẫn du khách. Năm 1996, Quảng Bình chỉ đón được 48.481
lượt khách, trong đó có 1.040 khách quốc tế. Năm 2001, số lượng khách đã tăng lên
286.283, trong đó có 5.34 ỉ lượt khách quốc tế. Riêng khu du lịch Phong Nha, nếu
năm 1996 đón được 13.170 lượt khách tham quan hang động, trong đó chỉ có 470
khách quốc tế, thì năm 2001 đã có 134.000 lượt khách, số lượng khách quốc tế là
ỉ.700 lượt người.
Cùng với số lượng khách tăng hàng năm, doanh thu từ du lịch (thuần tuý) cũng
tăng đáng kể. Năm 1996 doanh thu từ du lịch đạt là 12.253 triệu. Năm 2001 đạt
22.148,260 triệu đồns. Doanh thu từ bán tham quan khu du lịch Phong Nha năm 1996
đạt 212,041 triệu đồng, năm 2000 đạt 1.930.0 triệu, năm 2001 đạt 2.656.00 đồng và 9
tháng đầu năm 2002 đã dạt 3.614,875 tỷ đồng tỷ, tăn2 45% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 1996 ngành Du lịch nộp ngân sách 1,263 triệu đồng, năm 2001 nộp 3.035,80 triệu
đồng. Hoạt động du lịch cơ bản giữ được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thu
hút được trên hàng nghìn lao động trực tiếp và lao động gián tiếp[3].
Năm 2003, với thương hiệu Di sản Thiên nhiên thế giới, lần đầu du lịch Quảng
Bình nói chung và du lịch Phong Nha có một năm đáng nhớ. Du lịch Phong Nha đã
phục vụ và đón tiếp 197,5 ỉ 8,000 lượt khách, doanh thu từ du lịch 4,848,705,000 đồng.
Năm 2009, du lịch Phone Nha tạo nên sự đột phá với lượng du khách đến
thăm quan đạt con số kỷ lục trên 311.630 ngàn lượt khách, tăng 19% so với năm
2008; Doanh thu từ phí, lệ phí du lịch trên 12 tỷ.
132
HANG ĐỘMG PHONG NHA - KẺ BẢNG: THỂ GIỚI ẨN KỲ vĩ.
Bủng 3: số lượng khách đến thăm Phong Nha - Kẻ Bàng tù năm 2002 - 2008
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Nâm
2002
To&ofvM on
155.656
196.227
331.000
255.923
257.646
240.493
262.841
1.537
1.430
2.241
4.206
7.158
11.935
11.383
154.119
194.797
328.759
251.657
250.488
228.558
251.458
Foreigners
Interior visitors
(Acoording to ộuang Binh Culture, Sports and Tourism Department and PN-KB National Park)
Điều đặc biệt là du lịch tại Phong Nha đã tạo công ăn việc làm cho hơn 150
cán bộ viên chức và lao động, 650 thuyền trưởng và thuyền viên, hơn 400 thợ ảnh
và hàng trăm người tham gia các dịch vụ du lịch. Từ một xã đói nghèo bây giờ Sơn
Trạch đà trở thành một xã tiêu biểu cho hoạt động du lịch và dịch vụ của Tỉnh
Quảng Bình.
Quy hoạch Tống thể phát triển du lịch Quảng Bình thời kỷ 2001-2010 và
Chương trình Phát triển du lịch thời kỳ 2001-2005 đã được UBND tỉnh phê duyệt
theo Quyết định số 17/2001/ QĐ-ƯB ngày 31/5/2001, là cơ sở để tiến hành xây
dựng các dự án về phát triển du lịch. Đầu tư hướng vào xây dựng mới, cải tạo hoặc
nâng cấp các công trình nhỏ và vừa, thời gian xây dựng ngan, nhanh đưa vào sử dụng.
Số lượng khách sạn, nhà hàng tăng nhanh đáng kể. Tỉnh đã chú trọng đầu tư tôn tạo,
bảo tồn, giữ gìn di tích, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh
chira có Dự án đầu tư nước ngoài nào về Du lịch.
Hiện cả tỉnh có gần 35 cơ sở lưu trú với 611 phòng, trong đó có 50% số buồng có
tiện nghi tương đối đầy đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế; có 03 khách sạn đã được xếp
hạng từ 1 - 2 sao.
Lực lượng lao động trong ngành Du lịch-Khách sạn hiện nay có 490 người,
trong đó có 39 người có trình độ đại học, 85 trung cấp, 178 người được đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ tại chồ, 85 người biểt ngoại ngữ.
Tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Bẻ Bàng, sau khi có quyết định số
65/2003/QĐ ngày 28/11/2003 của ủ y ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức lại bộ máy
Ban Quản lý Vườn Quốc gia, Vườn đã tiếp nhận Trung tâm Du lịch. Đe đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ mới, phục vụ tốt khách đến Khu Di sản, Trung tâm Du lịch đã cải
133
VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỘC TẾ LẦN TH Ứ T ư
tạo và nâng cấp 100% thuyền du lịch với tổng số 231 chiếc đạt tiêu chuẩn về thẩm
mỹ và tiện lợi để phục vụ khách; chỉnh trang khuôn viên; mua sắm và bổ sung thêm
trang thiết bị phục vụ cần; kịp thời chấn chỉnh một số biểu hiện thiếu văn minh lịch sự trong giao tiếp với du khách; đổi mới phong cách và thái độ phục vụ.
4.2.3. N hữ ng tồn tại và thách thức đổ i với du lịch Q uảng Bình
Bên cạnh những tiến bộ và kết quả nêu trên, Du lịch Quảng Bình còn nhiều
hạn chế, khó khăn và yếu kém. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu. Khách du lịch chủ
yếu đến tham quan hang động Phong Nha - Tiên Sơn, các di tích lịch sử, du lịch hồi
tưởng,V .V .. Hiệu quả khai thác khách kém: Lượng khách du lịch tuy có tănẹ. nhưng
thời gian lưu lại du lịch Quảng Bình ngắn và có xu hướng giảm; chi tiêu cho mua
sắm và vui chơi giải trí thấp và rất ít khách quay lại du lịch lần thứ hai. số lượng
khách sạn được xây mới (kể cả khách sạn thuộc doanh nghiệp nhà nước) thiếu tư
vấn thiết kế của cơ quan quản lý du lịch và số lượng khách sạn tư nhân tăng nhanh
không có định hướng quy hoạch, dẫn đến tình trạng hoạt động cầm chừng hoặc phái
kinh doanh không lành mạnh.
Hoạt động du lịch hiện tại của Phong Nha - Kẻ Bàng cũng có tác động khône
nhỏ tới các hang động nơi đây. Việc sử dụng hệ thống đèn chiểu sáng dã và đang
làm cho nhiều khối nhũ không còn tươi mới, xuất hiện hiện tượng khô và mọc rêu
trên các khối thạch nhũ (hình 10, 1ĩ). Cũng do sự tác động trực tiếp của du khách
tới phần nền hang, nên dẫn tới sự bong tróc nền hang ở các hang hóa thạch (hình
12) hay là mất đi vẻ tơi xốp tự nhiên của các bãi cát ngầm trong hang... Một số các
bài trí hay vật dụng trong hang không hợp lý cũng làm mất mĩ quan và dáng vẻ tự
nhiên, hoang sơ của chúng.
43. Kiến nghị khai thác và bảo tồn
Lịch sử phát triển trên 500 triệu năm cùng với sự đa dạng của cảnh quan địa
hình kart trên mặt và các hệ thống hang động ngầm vĩ đại, sự đa dạng sinh học đã tại
nên giá trị và tầm cỡ của Phong Nha - Kẻ Bàng. Hang động là một họp phần quan
trọng, vừa độc lập, vừa quan hệ qua lại mật thiết với các hợp phần tự nhiên khác
trong vùng karst để tạo nên môi trường đặc thù của vùng karst. Bởi vậy cần quản lý
một cách đồng bộ đối với môi trường vùng karst của di sản Phong Nha - Kẻ Bàng:
Giảm thiểu tác động lên môi trường và cảnh quan hang: Hạn chế tác động
trực tiếp lên thạch nhũ, nền hang, chú ý kỹ thuật khoan, thiết kế đường cách không
bằng gồ/ xi măne giả ?ỗ, giảm năng lượng của đèn chiếu sáng, ...
Tạo sự hài hoà và gần gũi với cảnh quan của hang: Hạn chế sử dụng các vật
liệu nhân tạo, tạo dáng tự nhiên cho các vật dụng, không nên sử dụng ánh sáng
nhiều màu loè loẹt...
134
HANG ĐỘNG PHONG NHA - KẺ BẢNG: THỂ GIỚI ẨN KỲ v ĩ.
Hình 10: Khối nhũ còn tưoi m ói năm 1990 (ảnh trái) trong hang Phong Nha và
đã bị khô và “cũ” đi (ảnh phải) sau 20 năm đưa hang vào khai thác du lịch
Hình 11: Rêu mọc trên các khối nhũ trong hang Phong Nha
tại các vị trí được đèn chiếu sáng
135
VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUÓC TỂ LÀN THÚ T ư
Hình 12: Tác động tói nền hang và khả năng không tự khôi phục của các hang
hoá thạch (hang Bi kí - Phong Nha)
Chú ỷ đến sự an toàn của du khách: Quan trắc các khí có ảnh hưởng tới sức
khoẻ Ơ2 CO2, S 0 2, H2S,..., khuyến cáo số lượng khách, quan trắc và cảnh báo kịp
thời các vị trí tiềm ấn nguy cơ sụt/ sập đổ...
Tính đến sự khôi phục môi trường tự nhiên của hang: cần tinh đên phương án
“đóng cửa” hang định kỳ đế cho môi trường tự nhiên trong hang tự hồi phục trở lại,
sử dụng kỹ thuật về môi t r ư ờ n g . ..
Khai thác hang động sẽ mang lại lợi ích về mặt kinh tế, nhưng nếu không cân
nhẳc kỹ và có sự quản lý phù hợp sẽ làm tổn hại đến/ mất đi những giá trị khác lớn
hơn gấp nhiều lần. Bởi vậy trước khi quyết định có khai
thác hay không
cầnphải:
Có các nghiên cứu tổng thể, nghiên cứu chi tiết về hang động (về đặc điểm địa
chất, địa mạo, đa d ạ n g sinh h ọ c , n g u y cơ tai biến môi t r ư ờ n g . ,
Việc xây dựng các dự án khai thác hang động phải được sự phản biện và tham
vấn của các nhà chuyên môn, các nhà khoa học, cũng như lấy ý kiến rộng rãi của
người dân và các cấp quản lý;
Tiếp cận “khai thác bền vững”;
Chú ý đến lợi ích/ sự hưởng lợi của cộng đồng địa
phương.
* Một số khuyến nghị cụ thể
Các hang được sử dụng trong Phong Nha - Kẻ Bàng
- Hang Phong Nha (hang sông): sử dạng cho du lịch đại chúng; mở rộng các
tour du lịch đến “Phòng lớn”; Kayak tour với sự hướng dẫn của các hướng dẫn viên.
- H a n g T h iê n Đ ư ờ n g , n h á n h ở p h ầ n c a o đi và o h a n g V ò m : 7 5 0 m đ ư ợ c sử d ụ n g
cho du lịch đại trà, phần còn lại được sử dụng cho du lịch mạo hiểm.
136