Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN hướng dẫn học tốt ngữ âm trong tiếng anh cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.15 KB, 15 trang )

HƯỚNG DẪN HỌC TỐT NGỮ ÂM TRONG TIẾNG ANH CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu.
Ngữ âm được coi là một trong những yếu tố cơ sở của tất cả các ngông
ngữ trên thế giới. Nếu phát âm chính xác thì không những có lợi cho việc biểu
đạt tư tưởng, nâng cao hiệu quả giao tiếp mà còn giúp người học “ nói đúng”
tiếng Anh.
Trong Tiếng Anh, cấu âm vô cùng quan trọng. Cách đọc, cách đặt dấu trọng âm,
tạo âm gió có tạo nên ý nghĩa câu, từ như cách nói theo thanh dấu của Tiếng
Việt. Nếu mình nói sai cũng lẫn lộn như việc nói tiếng Việt mà dùng thanh dấu
lung tung. Vì vậy, yêu cầu quan trọng của học Tiếng anh là phải nghe đúng mới
dẫn đến nói đúng và học đúng. Lâu nay, chúng ta đang đi ngược với một quy
trình ngoại ngữ.
Phiên âm nó rất quan trọng bởi vì cái cách để bạn đọc một từ là bạn đọc
cái phần phiên âm chứ không phải nhìn từ mà đoán đọc. Nếu bạn biết cách phát
âm, mọi công đoạn nghe, nói, học từ mới sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Trong Tiếng anh, cái khó nhất là những phần nối từ, biến từ và nuốt một số
thành phần câu khi giao tiếp. Điều này làm cho những người Việt không biết đâu
mà lần. Nhưng tất cả đều có quy tắc của nó. Nắm được những quy tắc này, sẽ
hiểu cách học từ, ghép câu và nghe nói tốt.
- Lý do chọn đề tài.
Giáo dục có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài
người. Trong tình hình hiện nay, đất nước trên con đường đổi mới, chính sách
mở cửa quan hệ với các nước trên thế giới đã tăng đáng kể. Sự giao tiếp rộng rãi
với các nước trên thế giới bằng tiếng Anh - Ngôn ngữ quốc tế - ngày được quan
tâm hơn.

1



Chính vì vậy môn tiếng Anh đã đưa vào chương trình giáo dục tiểu học và
tiến tới nó sẽ là một bộ môn bắt buộc liên thông từ lớp 3 đến lớp 12. Hiện nay,
tuy Tiếng Anh chưa phải là môn bắt buộc nhưng nó cũng chiếm một vị trí rất
quan trọng trong nhà trường như bộ môn Toán vì các em học sinh phải tham gia
vào 2 cuộc thi bắt buộc là : cuộc thi giao lưu Olympic Tiếng Anh và cuộc thi
Violympic trên Internet với mục tiêu giúp các em học sinh trên cơ sở rèn luyện 4
kỹ năng : Nghe, nói, đọc, viết. Để dần giúp các em đạt được khả năng hiểu được
tiếng Anh trong chương trình ở các cấp học, tạo điều kiện thuận lợi cho các em
trong việc tự học, tìm hiểu khoa học kỹ thuật hiện đại và kho tàng văn hóa
phong phú của thế giới.
Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh tiểu học , ý thức
học tập của các em chưa cao đặc biệt là cách phát âm những âm tiết khó như /s/
hay /z/, / i/ hay /i:/; /∫/ hay /s/… nên nó ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn
trong việc đọc và nói. Đọc và nói là hai trong 4 kỹ năng học tiếng Anh nên
chúng chiếm vai trò rất quan trọng , đọc được và nói được là cơ sở làm bài thi
tốt và cũng là cơ sở giao tiếp. Trong tương lai các em có thể nói được tiếng Anh
như người bản xứ.
Nói được tiếng Anh như người bản xứ là tham vọng của tất cả những
người học tiếng Anh. Tuy nhiên, đây là điều nằm ngoài khả năng của người Việt
Nam. Trong khi chúng ta không thể nói tiếng Anh như người Anh hay người Mĩ
thì chúng ta lại có thể luyện tập để nói được một tiếng Anh được chấp nhận rộng
rãi trên quốc tế, nghĩa là một tiếng Anh chuẩn mực với những đặc điểm riêng
biệt về cách phát âm của nó. Những đặc điểm đó là:
+ Tiếng Anh có trọng âm từ và trọng âm câu.
+ Là ngôn ngữ có ngữ điệu lên xuống giọng tùy thuộc vào chức năng giao tiếp
của câu.
+ Có dạng yếu và dạng mạnh trong phát âm một số từ chức năng.
+ Có hiện tượng nối âm trong chuỗi lời nói.

+ Có cách phát âm các phụ âm cuối của từ rất đặc trưng.
2


Mục tiêu cuối cùng của việc học một ngoại ngữ là có thể giao tiếp được
bằng ngôn ngữ đó. Khả năng giao tiếp thể hiện trên hai bình diện: tiếp nhận và
sản sinh ngôn ngữ. Cần tiếp nhận chính xác chúng ta cần học nghe và đọc. Dể
diễn đạt ý của mình chúng ta cần học cách nói và viết. Thông qua sáng kiến kinh
nghiệm này, tôi muốn người đọc lưu ý đến sự khác biệt giữa cách phát âm tiếng
Anh và tiếng Việt để có thể học nói tiếng Anh hiệu quả hơn.
Đối với học sinh tiểu học, đọc tiếng Việt cho chuẩn xác, gợi cảm đã là
một vấn đề không dễ, huống gì nói đến việc đọc tiếng Anh lại càng nan giải và
khó khăn hơn nhiều; song không thể để cho học sinh học tiếng Anh cho vui, vô
bổ.
Để giúp các em vượt qua trở ngại khi phát âm tôi chọn đề tài " hướng
dẫn học tốt ngữ âm trong tiếng Anh cho học sinh tiểu học" nhằm giúp các
em học sinh hiểu thêm về cách phát âm của từ và đặc biệt biết nhận thức rõ tầm
quan trọng của việc phiên âm quốc tế trong từ, nhấn dấu trọng âm và ngữ điệu
trong tiếng Anh.
- Giới hạn nghiên cứu của đề tài.
Đề tài SKKN " hướng dẫn học tốt ngữ âm trong tiếng Anh cho học sinh
tiểu học" từ tháng 8/ 2011 đến tháng 5/ 2012 tập trung vào khối 4-5 tại trường
tiểu học Nguyễn Văn Cừ.
I.1. Cơ sở lý luận.
Hiện nay ở Việt Nam học thêm một hay nhiều ngoại ngữ khác để sử dụng
trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc đã trở nên rất quan trọng,
đặc biệt là tiếng Anh. Nếu nói về mức sử dụng ngôn ngữ toàn cầu này trong giao
tiếp thì gần như thế hệ trẻ không ít thì nhiều đều nói được dăm ba câu. Từ những
em bé bi bô cũng biết nói xin chào hay tậm biệt, từ những trẻ em chuyên bán
sách báo cho khách du lịch cũng biết biết quảng cáo về những mặt hàng của

mình bàng tiếng Anh. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là vì sao có nhiều người
học tiếng Anh trong thời gian không phải là ngắn, nhưng khi giao tiếp với người
bản xứ thì họ lại không hiểu hoặc hiều nhầm những gì chúng ta đang nói.

3


Câu trả lời chính là Ngữ Âm trong Tiếng Anh.
Khi đánh giá khả năng nói tiếng Anh của một người nào đó người ta thường
đưa ra tiêu chí lý tưởng à: Nói tiếng Anh như gió hoặc nói tiếng Anh như người
bản xứ. Tiêu chí thứ nhất là tiêu chí khá mơ hồ, “ như gió” ở đây có thể miêu tả
nói nhanh và trôi chẩy. Chúng ta sẽ bàn kỹ về tiêu chí thứ hai. Liệu người Việt
có khả năng nói tiếng Anh như ngời bản xứ? Chúng ta nên khẳng định là không.
Mỗi nước nói tiếng Anh theo cách riêng của mình. Chúng ta nhận thấy sự khác
biệt giữa Anh- Anh và Anh Mĩ, giữa tiếng Anh ở Trung Quốc với tiếng Anh ở
Nhật Bản. Vậy tại sao chúng ta không chấp nhận một tiếng Anh Việt nam? Hãy
thực hiện một phép so sánh. Khi chúng ta nghe một người nước ngoài nói tiếng
Việt, kể cả những người đã sống ở Việt Nam hàng chục năm, chúng ta cũng dễ
dàng nhận ra giọng điệu khác biệt của họ so với người Việt chúng ta. Tuy nhiên ,
điều này không hề gây khó khăn, cản trở trong quá trình giao tiếp, thậm chí đoi
khi còn trở nên thú vị hơn bởi chính giọng điệu và cáh diễn đạt của người nước
ngoài đã mang đến cho tiếng Việt một sắc thái mới mẻ. Nói như vậy có nghĩa là
chúng ta phải chấp nhận một số ảnh hưởng nhất định về ngôn ngữ cũng như văn
hóa Việt Nam trong quá trình học tiếng Anh. Dù vây, điều này không khẳng định
rằng chúng ta có thể chấp nhận một thứ tiếng Anh lệch chuẩn.
I.2. Cơ sở thực tiễn.
Việc tổ chức dạy học tiếng Anh ở bậc tiểu học nhằm đáp ứng nhu cầu được
học ngoại ngữ của học sinh tiểu học phù hợp với yêu cầu phát triển của giáo
dục. Mặt khác, việc được học tiếng Anh ở bậc tiểu học sẽ giúp học sinh có được
lượng kiến thức tiếng Anh nhất định để có thể học tốt tiếng Anh khi lên cấp 2.

Phát âm ở trường học nói chung, ở trường tiểu học nói riêng lâu nay cũng
có vấn đề. Nhiều học sinh khi gặp từ mới không biết đọc thế nào. Thường giáo
viên phải ghi phiên âm quốc tế rồi đọc mẫu cho học sinh. Khi HS về, cách đọc
cũng rơi rụng dần. Lại thêm mỗi thày cô, mỗi vùng có cách đọc từ khác nhau thì
càng lẫn lộn hơn.

4


Trên thực tế giảng dạy ở trường tôi nhận thấy khả năng đọc và phát âm của
một số em tốt, bên cạnh đó vẫn còn một số HS đọc và phát âm chưu được tốt
nên khi phát âm ra sợ sai dẫn đến ngại đọc, ngại nói; và càng ít đọc, ít nói thì
càng đọc sai, nói sai từ đó dẫn đến các em đọc- nói không tốt.
Cũng vì từ chỗ học sinh phát âm sai, dẫn đến phần đánh dấu trọng âm và
ngữ điệu cũng bị sai theo. Vậy để có biện pháp, phương pháp dạy về cách đọc
-nói và phát âm tốt, khắc phục sai sót đó tôi đã tiến hành khảo sát từ đầu năm để
phân loại đối tượng học sinh nhằm biết học lực từng em để tiện theo dõi và giúp
đỡ.
Khối

Học Lực
Giỏi

%

Khá

%

TB


%

Yếu

%

4

12

28,6

12

28,6

15

35,7

3

7,1

5

7

22,6


7

22,6

15

48,4

2

6,4

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để phát triển khả năng nói tiếng Anh như người bản xứ, ít nhất chúng ta
phải nhận thấy những nét đặc trưng cơ bản trong phát âm tiếng Anh. Những nét
đặc trưng ấy theo tôi là những điểm sau:
+ Trọng âm và ngữ điệu.
+ Cách nối các từ trong chuỗi lời nói.
+ Cách phát âm dạng mạnh và dạng yếu của một số từ chức năng.
+ Có hiện tượng nối âm trong chuỗi lời nói.
+ Cách phất âm các phụ âm cuối trong từ.
+ Và một số những khác biệt: nguyên âm phụ âm, từ đồng âm khác nghĩa….
1. Trọng âm, ngữ điệu.

5


Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết và có thanh điệu. Đặc điểm này của
tiếng Việt gây cản trở rất lownstrong quá trình học tiếng Anh, một ngôn ngữ đa

âm tiết với nhứng đặc tính phức tạp về trọng âm và ngữ điệu. trong tiếng Anh
những từ hai âm tiết trở nên luôn có một âm tiết được phát âm khác biệt hẳn so
với những âm tiết còn lại về độ dài, độ lớn, độ cao.
Eg: alligator/’æligeitə(r)/ ; expensive/ik’spensiv/;

event/i’vent/

Cũng cần lưu ý rằng một số từ có thể có hai trọng âm, trọng âm chính và
trọng âm phụ.
Eg: hamburger/’hæm,bэ:gə(r)/; refrigerator/ri’fridʒə,reitə(r)/
Mặc dù có một số nguyên tắc về việc xác định trọng âm trong từ nhưng
tiếng Anh là một ngôn ngữ có rất nhiều ngoại lệ nên tốt nhất khi giáo viên dạy từ
vựng tiếng Anh phải dạy kỹ trọng âm và người học phải ghi nhớ trọng âm của
một từ một cách máy móc cũng như nhớ cách viết của từ đó. GV hướng dẫn Hs
tr từ điển cũng có thể giúp Hs biết được chính xác trọng âm của từ.
Ngoài trọng âm trong từ tiếng Anh còn có trọng âm của câu. Nghĩa là một
số từ trong chuỗi lời nói được phát âm mạnh hơn so với những từ còn lại. Những
từ được nhấn mạnh trong chuỗi lời nói thường là những từ miêu tả nghĩa một
cách đọc lập như: danh từ (marker, flower, people…), động từ chính (do, eat,
read, travel…), trạng từ (rapidly, fluently, corectly…), tính từ (nice,
beautiful,fine…), từ để hỏi (what, why, who…). Những từ không được nhấn
trong chuỗi lời nói là những từ chức năng như: giới từ ( in, on, at,…), mạo từ (a,
an, the), trợ đôngk từ ( must, can, have…), đại từ (he, she, it…), từ nối (and, but,
or…), đại từ quan hệ (which, what, when..).
Ngữ điệu trong tiếng Anh không phức tạp như vấn đề trọng âm, ngữ điệu
là đặc điểm chúng ta không thể thấy trong từ điển nhưng có thể luyện được khi
nghe và và thực hành các bài hội thoại. Khi nghe nhiều cách phát ngôn trong
cuộc sống hàng ngày, người học tiếng Anh có thể nhận thấy rằng, trong tiếng
Anh người nói thường có xu hướng lên giọng ở trọng âm chính của câu và


6


xuống giọng ở cuối câu đối với những câu trần thuật, câu yêu cầu hay câu hỏi
bắt đầu bằng từ để hỏi.

Eg:

We love children.

Let’s play a game!

Whose watch is that?
Với những câu hỏi Yes- No, người ta thường lên giọng ở cuối câu. Việc
lên giọng này cũng được thực hiện khi người nói dùng câu trần thuật với mục
đích để hỏi.
Eg:
Does he watch TV at night?

Can she swim?

You are hard- working. No, you are so lazy.
2. Cách nối từ trong chuỗi lời nói.
2.1. Nguyên âm, phụ âm.
Trong một chuỗi lời nói, khi một từ kết thúc là một phụ âm và ngay sau
nó là một từ bắt đầu bằng nguyên âm, phụ âm của từ đứng trước sẽ được đọc
liền với từ đứng sau.
Eg: There are chairs in front of the table.
2.2. Phụ âm- phụ âm


7


Khi một từ kết thúc là một trong những phụ âm /p/, /b/, /t/, /d/, /k/, /g/
theo sau là các từ bắt đầu bằng phụ âm thì việc phát âm các âm trên sẽ không
được thực hiện.
Eg: cup-board; bad-jumping;
/p/- /b/

stop-talking

/d/-/dʒ/

/p/-/t/

2.3. Nối các âm giống nhau.
Khi các phụ âm ở cuối từ trước chính là phụ âm ở đầu từ sau ta có xu
hướng phát âm những âm này thành một phụ âm kéo dài.
Eg: black- cat;

big- girl;

/k/-/k/

/g/-/g/

Các âm /k/,/g/ chỉ được phát âm một lần nhưng kéo dài.
3. Dạng mạnh( strong form) và dạng yếu( weak form)
Một số từ chức năng (function words) trong tiếng Anh như trợ động từ,
giới từ, liên từ có thể có hai cách phát âm- dạng mạnh và dạng yếu. Dạng phát

âm yếu ( weak form) là dạng phát âm thông thường của loại từ này, chúng chỉ
được phát âm dưới dạng mạnh(strong form) trong các trường hợp sau:
+ Khi từ đó xuất hiện ở cuối câu nói.
Eg: It’s time for your bath.

What do you use the comb for?

/fə(r)/

/fo: (r)/

+ Khi từ đó được nhấn mạnh vì mục đích của người nói
Eg: I can speak English so let me talk with her. /kæn/ dạng mạnh.
I can do a magic trick. /kən/ dạng yếu.
+ Những ví dụ khác về cách phát âm dạng mạnh và dạng yếu.
- “The” /ðə/ dạng yếu khi đứng trước các phụ âm( consonants): the bed
/ði/ dạng mạnh khi đứng trước các nguyên âm(vowels): the apple.
8


- “A” /ai/ dạng mạnh và /ə/ dạng yếu; “An” /Λn/ dạng mạnh và /ən/ dạng yếu.
Eg: There are two apples in the bag.
No, an apple only-/Λn/ dạng mạnh
There is an eraser in the pencil case. -/ən/ dạng yếu.
- “But”/bΛt/ dạng mạnh và /bət/ dạng yếu.
Eg: I’m but a fool. -/bΛt/ dạng mạnh
She is very clever but very lazy.-/bət/ dạng yếu
- “As”/æz/ dạng mạnh và /əz/ dạng yếu.
Eg: As you know, Chinese is so difficult to write.- /æz/ dạng mạnh
She draws as beautiful as an artist.-/əz/ dạng yếu

- “That” /ðæt/ dạng mạnh và /ðət/ dạng yếu.
Phát âm dạng mạnh khi nó đóng vai trò là tính từ hay đại từ chỉ định.
Eg: That is a kite. That bag is blue.- /ðæt/ dạng mạnh
Phát âm dạng yếu khi nó đóng vai trò là đại từ quan hệ.
Eg: I think that she is fishing. -/ðət/ dạng yếu.
- “ Than” /ðæn/ dạng mạnh và /ðən/ dạng yếu
/ðæn/ hiếm khi dùng. /ðən/ dùng trong câu so sánh.
Eg: She runs faster than me.- /ðən/ dạng yếu
- “To” / tu:/ dạng mạnh, /tə/, /tu/ dạng yếu.
/tə/, /tu/ được dùng trong hầu hết các trường hợp.
Eg: I want to play football with my friends after school.- /tu/ dạng yếu
4. Cách phát âm các phụ âm cuối trong từ.
Để phát âm chuẩn tiếng Anh, việc phát âm các âm cuối là điều rất quan
trọng. Do ảnh hưởng của cách phát âm trong tiếng Việt, rất nhieuf người Việt khi
học tiếng Anh thường bỏ qua các âm cuối như: /s/, /d/, /k/, /g/, /l/, /z/, /p/, /f/, /t∫/,
9


/∫/. Cách phát âm những âm này không khó, vấn đề là người học phải nhận thức
được sự xuất hiện của nó để tâm đến việc loại bỏ thói quen nuốt đi các phụ âm ở
cuối các từ.
5. Luyện tập những âm “khó”.
Hướng dẫn học sinh khi gặp âm khó, thường xuyên có thói quen tự rèn và
sửa cách phát âm cho nhau ngay trên lớp. Các bài tập luyện phát âm theo từng
cặp từ nhỏ phát huy rất hiệu quả trong trường hợp này. Hãy luyện phát âm theo
từng từ thay cho việc tập phát âm từng âm riêng lẻ.
Eg: Cách phát âm của các âm :
+ Khi âm có /:/ thì đọc kéo dài: /i/ đọc như “I”tiếng Việt
/ i:/ đọc là ii
/u:/ đọc là uu

+ “ð” phải đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng : that, this, thank…
+“∫” lưỡi phải đặt cong sâu vào trong đọc như chữ “s” tiếng Việt: she, suger,…
Ngoài ra các em còn khó khăn trong việc phát âm các âm: /r/, /l/, /b/, /p/

gặp khó khăn khi phân biệt hai âm "p" và "b", giáo viên hướng dẫn luyện phát
âm theo các cặp từ như "pair" - "bear"; "pond" - "bond"; "pie" - "buy", “ pigbig”v.v.
6. Phân biệt những từ đồng âm khác nghĩa.
Những từ đồng âm khác nghĩa khiến học sinh khi nghe hay đoán sai nghĩa
của từ. Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn và giải thích ngữ cảnh và tình huống
Eg: Last night a knight was looking at me.
Homophones là từ đồng âm – những từ có cách phát âm giống hệt nhau, nhưng
có nghĩa khác nhau và thường có cách viết khác nhau, ví dụ như với hai từ sau
có cách phát âm giống nhau nhưng có cách viết và ý nghĩa khác nhau:
Eg: right- write; hour- our; too- two; for- four;……
10


Hoặc có thể chúng ta sẽ gặp những cặp từ có cách phát âm và cách viết giống
nhau nhưng ý nghĩa lại khác nhau
Eg: bear (the animal)- bear (to carry)
7. Cách đọc khi thêm "s" và "es"
+ Cách đọc /iz/:Khi từ có tận cùng là các âm /s/, /z/, /∫/, /t∫/, /ʒ/, /dʒ/ (thường
các từ có tận cùng là các chữ cái ce, x, z, sh, ch, s, ge)
Eg: finish / 'fini∫/

-

finishes / 'fini∫iz /

sentence / sentəns / - sentences / sentәnsiz /

sandwich/sændwit∫/ - sandwiches/sændwit∫iz/
+ Cách đọc /s/: Khi từ có tận cùng là các phụ âm vô thanh /t/, /p/, /f/, /k/, /ð/
Eg:

neck/nek/ - necks/neks/;

look/lu:k/-looks/lu:ks/

+ Cách đọc / z /: Khi từ có tận cùng là nguyên âm và các phụ âm hữu thanh còn
lại
Eg: ear/iə(r)/ -ears/iəz/ ; garden/ga:dәn/-gardens/ga:dәnz/; plays/ pleiz/
8. Cách đọc đuôi “ed” khi chia động từ ở thì quá khứ.
+ Đọc là /id/ hoặc /əd/: Khi động từ có tận cùng là phụ âm /t/ hoặc /d/
E.g : Wanted / wɒntid /,

Needed / ni:did /

+ Đọc là /t/: Khi động từ tận cùng bằng phụ âm vô thanh /p/, /f/, /k/, /s/, /∫/, /ʧ/
E.g: stoped / stɒpt /; laughed / lɑ:ft /; cooked / kʊkt /; sentenced / sentənst /
washed / wɒ∫t /; watched / wɒt∫t /
+ Đọc là /d/: Khi động từ tận cùng là các nguyên âm và các phụ âm còn lại
Eg: played / pleid /; opened / əʊpənd /
III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau một thời gian áp dụng phương pháp " hướng dẫn học tốt ngữ âm
trong tiếng Anh cho học sinh tiểu học". Ngoài việc hướng dẫn cách đọc, luôn
tạo cho học sinh tính chuyên cần, siêng năng khi đọc tiếng Anh, việc học của các

11



em đã tăng đáng kể. Phần lớn các em đều thích học và đọc tiếng Anh với kết quả
như sau:
+Kết quả đạt được: 85% Học sinh nắm chắc được cách phát âm của từ và câu.
+ Học sinh đã tự chủ động tìm hiểu và hướng dẫn nhau đọc những từ mới, câu
mới
+ Luôn tạo cho học sinh tính chuyên cần, siêng năng khi đọc tiếng Anh.
+ Những giờ học tiếng Anh các em rất hăng say đọc, không những đọc to, rõ
ràng, mà các em còn tự tin mạnh dạn trao đổi thông tin bằng tiếng Anh thông
qua những câu giao tiếp cơ bản.
IV. KẾT LUẬN.
Nói tóm lại, là những người học tiếng Anh nói chung, là những giáo viên
trực tiếp dạy tiếng Anh như tôi không thể nói tiếng Anh như người bản xứ nhưng
có thể luyện tập và hướng dẫn học sinh của mình nói tiếng Anh không sai. Nói
tiếng Anh chuẩn đòi hỏi một sự lỗ lực lớn trong quá trình tự học, tự trau rồi của
giáo viên, và quá trình hướng dẫn học sinh học tập và rèn luyện các kỹ năng
nghe nói là khá khó khăn, đặc biệt là ở một môi trường hiếm khi được tiếp xúc
giao tiếp với người nước ngoài. Khắc phục nhược điểm này, tôi thấy chúng ta
phải dạy và học nói theo cách hướng dẫn học sinh tiếp cận được qua các phương
tiện thông tin đại chúng như: internet, tivi, radio…, qua hệ thống băng đĩa được
trang bị trong hệ thống đồ dùng dạy học. Và cuối cùng là việc dành thời gian
hợp lý cho việc rèn luyện các kỹ năng nghe nói, tôi nghĩ rằng các em học sinh sẽ
nói tiếng Anh rất giống người bản xứ.
Qua quá trình giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ và kết
quả thu được rất đáng mừng. Số học sinh đọc kém, đọc chậm trong lớp giờ đã
giảm xuống rất nhiều chứng tỏ ý thức học tập của các em rất tốt. Những giờ học
tiếng Anh rất hăng say đọc, không những đọc to, rõ ràng mà nhiều em luyện
giọng rất hay. Và việc học môn tiếng Anh đã khởi sắc. Cũng là yếu tố quan trọng
để các em học các chương trình khác nhau.
12



Trên đây là những phương pháp "hướng dẫn học tốt ngữ âm trong
tiếng Anh cho học sinh tiểu học"mà tôi đã mạnh dạn đưa ra. Thiết nghĩ, đây
cũng là một vấn đề rất được quan tâm trong tiếng Anh phổ thông. Rất mong
được sự đón nhận những ý kiến đóng góp của các thầy, cô để trau dồi chuyên
môn hơn trong quá trình giảng dạy.
Xin trân trọng cảm ơn!
Mạo Khê , ngày 15 tháng 5 năm 2012.
Ngêi viÕt ®Ò tµi

Võ Thị Hồng Phương

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chu Xuân Nguyên- English grammar- Nhà xuất bản giáo dục- 1993.
13


2. O’corner- J Better English Pronunciation- Cambridge University press- 1980.
3. Peter Roach- English Phoneticsand Phonology- NXB trẻ- 1998.
4. Yean Yates- Pronounce it perfectly in English- Ho Chi Minh City pulisher1997

VI. MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG
14

TRANG



1.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

2.

- Tầm quan trộng của vấn đề được nghiên cứu.

1

3.

- Lý do chọn đề tài

1

4.

- Giới hạn nghiên cứu của vấn đề

3

5.

I.1. Cơ sở lý luận.

3


6.

I.2.Cơ sở thực tiễn.

4

7.

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

5

8.

1. Trọng âm- ngữ điệu

5

9.

2. Cách nối từ trong chuỗi lời nói

7

10.

2.1. Nguyên âm- Phụ âm

7


11.

2.2. Phụ âm- Phụ âm

7

12.

2.3. Nối các âm giống nhau

7

13.

3. Dạng mạnh – dạng yếu

8

14.

4. Cách phát âm các phụ âm cuối trong từ

9

15.

5. Luyện tập những âm khó

9


16.

6. Phân biệt từ đồng âm khác nghĩa

10

17.

7. Cách đọc khi thêm “s và es”

10

18.

8. cách đọc đuôi “ed” khi chia động từ ở quá khứ

11

19.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

11

20.

IV. KẾT LUẬN

12


21.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

14

15



×