Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

Thiết kế hệ thống tưới trạm bơm thịnh liên huyện gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 173 trang )

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 1

Ngành: Kỹ thuật tài

LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trên đà đổi mới và phát triển, bởi vậy mỗi bước đi trong từng
giai đoạn, từng khía cạnh kinh tế - chính trị - xã hội đều có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển chung của đất nước. Đứng trước tình hình này, đòi hỏi mỗi lĩnh vực, ngành nghề
phải có những chiến lược riêng với mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, nền kinh
tế luôn có những ảnh hưởng lớn và trực diện nhất tới sự phát triển chung đối với bất
kỳ quốc gia hay lãnh thổ nào.
Nhắc đến Việt Nam, người ta nhắc đến nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Có
thể nói, ở bất kỳ thời đại nào, đối với nước ta, nông nghiệp luôn là nền tảng của sự
phát triển. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra trước mắt cũng như lâu dài là cần phát triển và
nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp. Đối với nông nghiệp, công tác
thủy lợi là vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết tốt. Vì vậy, việc thiết kế các dự
án về thủy lợi trong đó có các hệ thống tưới, tiêu cho các vùng miền trên cả nước,
đảm bảo khai thác hợp lý, hiệu quả, bền vững các loại tài nguyên đất, nước và điều
kiện tự nhiên của từng vùng là vấn đề tất yếu và có ý nghĩa rất quan trọng.
Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công tác thủy lợi hiện nay, đòi hỏi cán bộ
thủy lợi cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng. Đặc biệt những sinh viên Thủy lợi
sắp ra trường, khi mà kinh nghiệm chưa có thì cần phải nắm vững những kiến thức đã
được đào tạo. Đồ án tốt nghiệp là cơ hội để chúng em có thời gian hệ thống lại những
kiến thức đã học 4 năm tại trường, đồng thời biết cách áp dụng những kiến thức đó
vào thực tế và làm quen với công việc của kỹ sư thiết kế công trình thủy lợi.
Sau 14 tuần nghiên cứu, tìm hiểu cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo
TS.LÊ VĂN CHÍN , các thầy cô trong tổ bộ môn, trong khoa Kỹ Thuật Tài Nguyên
Nước và sự giúp đỡ của bạn bè, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài “Thiết


kế hệ thống tưới trạm bơm Thịnh Liên Huyện Gia Lâm- Hà Nội”.Thời gian làm
đồ án tốt nghiệp là cơ hội để em có điềukiện hệ thống lại những kiến thức đã được
học trong 4 năm học tập tại trường và giúp em biết cách áp dụng lý thuyết đẫ được
vào thự tế , làm quen với công việc của một kỹ sư thiết kế công trình thủy lợi.
Đây là đồ án tốt nghiệp sử dụng tài liệu thực tế của công trình thuỷ lợi và vận
dụng các kiến thức đã học. Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng vì điều kiện

SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 2

Ngành: Kỹ thuật tài

thời gian hạn chế nên trong đồ án em chưa giải quyết được hết các trường hợp trong
thiết kế cần tính, mặt khác do kinh nghiệm thực tế còn ít, trình độ còn hạn chế nên đồ
án không tránh khỏi các thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
các thầy, cô giáo giúp cho đồ án của em được hoàn chỉnh hơn, từ đó kiến thức chuyên
môn cũng được hoàn thiện và nâng cao.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Văn Chín và các thầy, cô giáo - những
người đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt 4 năm qua, cung cấp những kiến thức
cần thiết để em có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp, cũng như cho công tác sau này!
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Tình

SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 3

Ngành: Kỹ thuật tài

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VÙNG DỰ ÁN
1.1. Đặc điểm tự nhiên của hệ thống
1.1.1. Vị trí đia lý của hệ thống
Hệ thống tưới trạm bơm Thịnh Liên nằm tại địa phận thuộc xã Trung Mầu huyện
Gia Lâm Hà Nội.Xã Trung Mầu nằm phía Tả ngạn Sông Đuống, giáp gianh với xã
Phù Đổng. Trước đây Trung Mầu là một xã thuộc tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du, trấn
Kinh Bắc (từ năm 1831 là tỉnh Bắc Ninh). Trong kháng chiến chống Pháp, nằm trong
xã Toàn Thắng của huyện Gia Lâm; sau Cải cách ruộng đất (giữa năm 1956), làng
Trung Mầu và làng Thịnh Liên tách khỏi xã Toàn Thắng để lập thành xã Trung Hưng
thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tháng 4 - 1961, xã Trung Hưng được cắt
chuyển về huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Năm 1964 xã đổi tên thành xã Trung
Mầu.
Hệ thống kênh tưới Thịnh Liên tưới cho vùng đồng bằng thuộc hai xã Trung Mầu
và xã Phù Đổng huyện Gia Lâm, khu vực tưới được giới hạn bởi:
• Phía bắc giáp sông Tào Khê.
• Phía đông và nam giáp Sông Đuống

• Phía Tây giáp đường 179

Từ vị trí địa lý của khu vực giáp ranh giữa hai con sông lớn rất thuận lợi cho viêc
lấy nước và tiêu nước. Tuy nhiên nếu vào mùa lũ thì lại không tránh khỏi ngập lụt do
mực nước trong sông lớn không thể tiêu thoát lượng nước đọng lại trong khu vực gây
thiệt hại lớn trong nền kinh tế đặc biệt là trông nông nghiệp.
SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 4

Ngành: Kỹ thuật tài

Tổng diện tích tự nhiên toàn khu vực khoảng 500 ha, trong đó 396,5 ha đất canh
tác được tưới. Đầu mối hệ thống là một trạm bơm tưới tiêu kết hợp được xây dựng
năm 1994 với 9 máy, trong đó chỉ 1 máy phục vụ cho tưới có lưu lượng 2300 m 3/h
(0,64 m3/s)
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Qua quá trình thực tập tại khu vực kết hợp với bản đồ địa hình khu vực nhìn
chung địa hình trong khu vực tương đối bằng phẳng
Chênh lệch độ cao lớn nhất và nhỏ nhất trong khu vực 0.2÷ 0.3m.
Điạ hình khu vực có sống trâu ở giữa dọc theo đường liên huyện và thấp dần về
phía sông Tào Khê và phía đông (giáp sông Đuống). Dọc theo kênh Tào Khê địa hình
tương đối trũng nên thường xuyên bị úng ngập về mùa mưa. Nhưng tại cuối kênh
nhánh Cống Cò, có một phần diện tích khá cao. Sự phân bố các vùng cao thấp không

hợp lý nên gây một số khó khăn trong thiết kế cũng như vận hành kênh hệ thống.
Vậy từ việc phân bố địa hình không đồng đều dẫn đến việc thiết kế hệ thống
kênh tưới, tiêu tự chảy gặp khó khăn vì vậy cần phải phối kết hợp với việc tưới tiêu
bằng động lực.
1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng, địa chất, địa chất thủy văn
• Đặc điểm về thổ nhưỡng
Đất đai trong khu vực tương đối phì nhiêu , đai bộ phận đất đai trong khu vực
phần lớn là đất phù sa cổ và đất thịt pha cát, hàm lượng mùn ở mức độ trung bình,
hàm lượng sét ở mức trung bình nên đất có khả năng giữ nước tương đối tốt. Điều
kiện thổ nhưỡng ở đây rất phù hợp với cây lúa nước và một số loại hoa màu:Su hào,
bắp cải, cà chua, khoai lang, ngô, lạc, đậu tương.
• Đặc điểm về địa chất công trình
Qua khảo sát và thực tế đoạn kênh đã xây dựng cho thấy địa chất nền móng nơi
tuyến kênh đi qua hoàn toàn thoả mãn điều kiện chịu lực khi tuyến kênh hoàn thành
và làm việc với điều kiện bất lợi nhất
• Đặc điểm địa chất thủy văn
Vì hệ thống thuỷ nông Thịnh Liên làm nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp tưới cho 2 xã
Trung Mầu và Phù Đổng, tiêu cho 4 xã Ninh Hiệp, Trung Mầu, Phù Đổng thuộc
huyện Gia Lâm và 1 xã Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn nên dao động mực nước bể
SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 5

Ngành: Kỹ thuật tài


hút phụ thuộc vào lưu lượng tiêu và lượng nước mưa. Dao động mực nước và lưu
lượng biến đổi theo phân phối dòng chảy mưa. Hệ thống có lưu vực tương đối lớn
1921.95 ha (là diện tích tự nhiên của 4 xã Ninh Hiệp, Trung Mầu, Phù Đổng thuộc
huyện Gia Lâm và xã Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn ) nên lượng nước tới bể hút
tương đối lớn đủ cung cấp cho tưới.
-

Mực nước lớn nhất tại bể hút:

+ 5.5 m

-

Mực nước trung bình tại bể hút:

+ 4.6 m

-

Mực nước nhỏ nhất tại bể hút:

+ 4.2 m

• Đặc điểm khí tượng thủy văn
Vùng dự án hệ thống tưới Trạm bơm Thịnh Liên là một vùng nhỏ trong hệ thống
khí tượng thủy văn của toàn vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và Hà Nội nói riêng.
Khu vực mang đặc tính chung của khí tượng nhiệt đới gió mùa và một năm được chia
làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng III
năm sau, mùa mưa từ tháng IV đến tháng X.

• Nhiệt độ không khí
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu
nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt
trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở
Hà Nội là 122,8 kcal/cm² với 1641 giờ nắng và nhiệt độ không khí trung bình hàng
năm là 23,6ºC, cao nhất là tháng 6 (29,8ºC), thấp nhất là tháng 1 (17,2ºC). Hà Nội có
độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng
mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa.
Ðặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa
nóng, lạnh.Nhiệt độ trung bình năm là 23.6 ºC. Từ tháng V đến tháng IX là mùa nóng
và mưa, nhiệt độ trung bình tháng từ 17,2OC ÷ 29,8 OC. Nhiệt độ trung bình tháng
cao nhất vào tháng VII là 29,8 OC. Từ tháng XI đến tháng III nǎm sau là mùa đông,
thời tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào tháng I (15,9 OC). Giữa hai
mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng IV và tháng X). Cho nên có thể nói rằng
Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho
khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay thuận lợi cho
SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 6

Ngành: Kỹ thuật tài

sự phát triển cây trồng và vật nuôi.

Bảng 1-1. Nhiệt độ trung bình tháng, năm khu vực Hà Nội (đơn vị: OC)
Chỉ tiêu

Tháng
Cả
I
II III IV V VI VII VIII IX X XI XII năm
Nhiệt độ 15,9 16,8 19,3 23,7 27,4 28,9 29,3 28,6 27,5 24,8 21,2 17,9 23,5
.
Nhiệt độ trung bình tháng, năm khu vực Hà Nội (đơn vị: OC)

• Lượng mưa
Theo tài liệu đo đạc mưa từ năm 1967-1997, lượng mưa trung bình năm là
1.716,6 mm và chia làm 2 mùa: mùa mưa từ tháng V đến tháng IX (lượng mưa mùa
mưa chiếm 70 ÷ 85% lượng mưa cả năm). Mùa ít mưa chủ yếu là mưa nhỏ và mưa
phùn kéo dài từ tháng X đến tháng IV năm sau (lượng mưa chiếm 15 ÷ 30% lượng
mưa cả năm).trong đó tháng 12 hoặc tháng 1 có lượng mưa ít nhất . Nhiều trận mưa
có kèm theo bão làm ngập úng các cánh đồng. Do lượng mưa phân bố không đều theo
thời gian nên rất thiếu nước cung cấp cho cây trồng vào mùa khô và gây úng ngập
vào mùa mưa. Do vậy cần có biện pháp tưới, tiêu nước cho cây trồng.
Hà Nội có mùa đông lạnh rõ rệt so với các địa phương khác ở phía Nam Tần số
front lạnh cao hơn, số ngày nhiệt độ thấp đáng kể, nhất là số ngày rét đậm, rét hại
nhiều hơn, mùa lạnh kéo dài hơn và mưa phùn cũng nhiều hơn. Nhờ mùa đông lạnh
trong cơ cấu cây trồng của Hà Nội cũng như đồng bằng Bắc Bộ, có cả một vụ đông
độc đáo ở miền nhiệt đới.

SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 7

Ngành: Kỹ thuật tài

Bảng 1-2. Lượng mưa trung bình tháng, năm khu vực Hà Nội (đơn vị: mm)
Chỉ

Tháng

tiêu
Lượng
mưa

I

II

III

IV

V

VI

VII


Cả
VIII

IX

X

XI XII

năm

24,1 28,4 51,0 132,5 189,0 244,0 265,1 315,2 239,7 139,1 76,5 12,0 1716,6

• Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, độ ẩm trung bình tháng co nhất 86%
(tháng IV) độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 77 % (tháng XII)
Bảng 1-3. Độ ẩm không khí trung bình tháng, năm khu vực Hà Nội (đơn vị:%)
Chỉ
tiêu
I
II
Độ ẩm
82 84
• Bốc thoát hơi

III
85

IV

86

Tháng
V VI VII
82 81 81

VIII
84

IX
82

X
81

XI
78

XII
77

Cả
năm
82

Lượng bốc hơi bình quân năm là 972,3 mm. Tháng VII lượng bốc thoát hơi bình
quân tháng lớn nhất (99,3 mm) nguyên nhân là do nhiệt độ cao và nắng nhiều. Lượng
bốc hơi trung bình tháng nhỏ nhất vào tháng III (56,5 mm), hàng năm có 5 tháng (từ
tháng XI đến tháng III năm sau) lượng bốc hơi trung bình tháng lớn hơn lượng mưa
trung bình. Do vậy cần có biện pháp tưới cung cấp nước giữ ẩm cho cây trồng là điều

cần thiết.
Bảng 1-4. Bốc thoát hơi trung bình tháng, năm khu vực Hà Nội (đơn vị: mm)
Chỉ tiêu

Tháng
Cả
I
II III IV V VI VII VIII IX
X XI XII năm
Bốc hơi 73,1 62,1 56,5 64,8 98,5 96,6 99,3 81,4 81,8 92,8 84,9 77,5 972,3
• Số giờ nắng
Số giờ nắng trung bình năm đạt 4,3 giờ/ngày, thấp nhất vào các tháng I, II, III chỉ

đạt (1,6 ÷ 2,4) giờ/ngày, cao nhất vào các tháng V, VI, VII, VIII, IX đạt (4,6 ÷ 6,2)
giờ/ngày.
Bảng 1-5. Số giờ nắng trung bình tháng, năm khu vực Hà Nội (đơn vị: giờ/ngày)
Chỉ
Tháng
Cả
tiêu
I
II III IV V VI VII VIII IX X XI XII năm
Số giờ nắng 2,4 1,6 1,6 2,9 6,0 5,8 6,2 5,6 5,8 5,4 4,6 3,9 4,3
• Tốc độ gió
Tốc độ gió bình quân năm là 1,7 m/s. Tốc độ gió trung bình tháng chênh nhau
SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 8

Ngành: Kỹ thuật tài

không nhiều (từ 1,4 ÷ 2,0 m/s)
Bảng1-6. Tốc độ gió trung bình tháng, năm khu vực Hà Nội (đơn vị: m/s)
Chỉ
Tháng
tiêu
I
II III IV V VI VII
Tốc độ gió 1,8 1,9 1,9 1,9 2,0 1,6 1,6

VIII IX X
1,4 1,5 1,5

Cả
XI XII năm
1,5 1,7 1,7

Vậy từ các tài liệu về khí hậu khí tượng thu thập được giúp công tác tính toán
lượng bốc hơi mặt ruộng được dễ đang hơn, từ đó tính toán được nhu cầu nước cho
các loại cây trồng trong khu vực
1.2. Tình hình dân sinh-kinh tế-xã hội và các yêu cầu phát triển của khu vực
Vùng dự án thiết kế hệ thống tưới Trạm Bơm Thịnh Liên huyện Gia Lâm, hệ
thống tưới, tưới cho 2 xã ,xã Phù Đổng, xã Trung Mầu. Các xã này nằm ở phía Đông
Nam của huyện, xa trung tâm huyện.

Xã Phù Đổng
Xã có diện tích 1.165 ha, trên 12.000 dân với trên 3.000 hộ gia đình sinh sống tại
6 thôn: Phù Đổng 1, Phù Đổng 2, Phù Dực 1, Phù Dực 2 và thôn Đổng Viên.
Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Phù Đổng luôn phấn đấu hoàn thành vượt
mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Để phát triển kinh tế, Phù Đổng có chủ trương duy trì các ngành kinh tế mũi nhọn,
mở rộng mô hình kinh tế mới, tăng cường huy động vốn, tích cực chuyển giao ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể.
Về văn hóa, Phù Đổng có nhiều công trình văn hóa tầm cỡ quốc gia và quốc tế
như: Khu di tích Đền Gióng, Nhà thờ Đặng Công Chất, Chùa Kiến Sơ...và mới đây
(năm 2010) Lễ hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại.
Phát huy truyền thống Đảng bộ trong sạch vững mạnh, trong thời gian tới Đảng
bộ xã Phù Đổng tiếp tục khai thác mọi nguồn lực, tiềm năng, đẩy mạnh công nghiệp
hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Xã Trung Mầu
Trung Mầu là xã có truyền thống cách mạng vẻ vang của huyện.
Trung Mầu từng là an toàn khu của Trung ương, Xứ ủy Bắc Kỳ và tỉnh
SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 9

Ngành: Kỹ thuật tài


ủy Bắc Ninh trước đây. Trong những năm từ 1936 đến 1944, nhiều
cán bộ cao cấp của Đảng, quân đội như các đồng chí Hoàng Quốc
Việt, Văn Tiến Dũng, Lê Quang Đạo v.v... đã đi về hoạt động, được
quần chúng yêu mến, tận tình nuôi giấu, chở che, trở thành một
trong những “cái nôi” của các tổ chức cách mạng và phong trào yêu
nước trước Cách mạng tháng 8 - 1945.
Nằm phía tả ngạn sông Đuống, giáp gianh với xã Phù Đổng,
trước đây Trung Mầu là một xã thuộc tổng Dũng Vi, huyện Tiên Du,
trấn Kinh Bắc (từ năm 1831 là tỉnh Bắc Ninh). Trong kháng chiến
chống Pháp, nằm trong xã Toàn Thắng của huyện Gia Lâm; sau Cải
cách ruộng đất (giữa năm 1956), làng Trung Mầu và làng Thịnh Liên
tách khỏi xã Toàn Thắng để lập thành xã Trung Hưng thuộc huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tháng 4 - 1961, xã Trung Hưng được cắt
chuyển về huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Năm 1964 xã đổi tên
thành xã Trung Mầu.
Xã có diện tích đất tự nhiên 424 ha, trong đó đất nông nghiệp là
222 ha với số dân 5.500 người (số liệu năm 2012). Những năm qua,
vượt qua khó khăn cán bộ và nhân dân Trung Mầu đã thực hiện
quyết liệt việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
1.2.1. Tình hình dân sinh
Theo thống kê, tính đến cuối năm 2001 trong vùng dự án có:
-

Số dân: trên 10.000 người

- Mức tăng dân số :

1,1%

-


Bình quân ruộng đất canh tác: 305 m2/người

-

Bình quân lương thực: 350 kg/người/năm

-

Mức tăng GDP của khu vực trong những năm gần đây khoảng 6%.
Thu nhập bình quân đầu người còn rất thấp và chủ yếu dựa vào thu nhập từ cây

lúa, song mùa màng còn phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên do nạn úng ngập hầu
như chưa khống chế được và hạn hán vẫn chưa khắc phục hoàn toàn.Tuy nhiên đây là
khu vực có tiềm năng lao động phong phú đủ đáp ứng cho yêu cầu phân công lao
SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 10

Ngành: Kỹ thuật tài

động và trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa hiện đại hóa
1.2.2. Tình hình kinh tế
• Nông nghiệp

Trồng trọt
Khu vực dự án ven sông Đuống nên ngoài đồng trong đê còn có đồng ngoài đê
được sử dụng trồng cây hoa màu quanh năm. Còn phần diện tích trong đê chủ yếu
trồng lúa hai vụ và có xen hoa màu trên một diện tích nhỏ, hệ số sử dụng ruộng đất
2,2. Trong khu vực dự án không có đất bỏ hoang, khu vực giáp sông Tào Khê do địa
hình trũng nên chỉ canh tác được hai vụ Chiêm và Mùa.
Nhân dân trong vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất hai vụ lúa
đông xuân và vụ mùa. Phần diện tích ngoài đê do cấp nước khó khăn và đất phù sa
mới có hệ số thấm tương đối lớn không có khả năng giữ nước mặt nên được trồng rau
màu..
Nhìn chung năng suất lúa còn thấp mới chỉ đạt được bình quân 4T/ha. Nguyên
nhân năng suất lúa mùa còn thấp là do thường xuyên bị ngập úng, thiếu nước. Vào
thời kỳ dùng nước căng thẳng đường kênh không đáp ứng đủ và kịp thời khiến cho
thời vụ cây trồng không đảm bảo, những thời gian nắng nóng kéo nhu cầu nước tăng
lên rất lớn nhưng hệ thống không đáp ứng đủ yêu cầu. Nguyên nhân này đã khiến cho
năng suất cây trồng giảm thấp.
Chăn nuôi
Với những lợi thế về tiềm năng đất đai, Hà Nội đang tập trung phát triển chăn nuôi
đàn gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp, quy mô lớn xa khu dân cư tại các
huyện ngoại thành. Đến thời điểm này, toàn thành phố có 8 xã nuôi bò sữa trọng điểm
và 19 xã phát triển bò thịt, 516 hộ nuôi lợn và 906 hộ nuôi gà số lượng lớn, mỗi hộ
nuôi vài nghìn con. Theo nhận định, xu thế phát triển chăn nuôi theo hướng công
nghiệp tại các vùng, xã trọng điểm sẽ tạo ra những bước đột phá trong thời gian tới.
Thực tế cho thấy, nếu như năm 2008, Trung tâm Phát triển chăn nuôi gia súc lớn Hà
Nội thực hiện khảo sát quy hoạch chăn nuôi bò sữa tại 7 xã: Tản Lĩnh, Yên Bài, Vân
Hòa (huyện Ba Vì); Phù Đổng, Dương Hà, Trung Mầu (huyện Gia Lâm) và xã
Phượng Cách (huyện Quốc Oai) trọng điểm, thời điểm này tổng đàn bò sữa là 2.921
SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 11

Ngành: Kỹ thuật tài

con, sản lượng sữa là 19.860kg/ngày, số hộ tham gia chăn nuôi là 1.364 hộ thì đến
tháng 10/2011 đàn bò sữa đã tăng lên 6.417 con (tăng 4.225 con, tăng 192,7%), sản
lượng sữa đạt 58.432 kg/ngày (tăng 38.572kg/ngày, tăng 194,2%) và số hộ chăn nuôi
là 2.535 hộ (tăng 1.171 hộ). Như vậy sau 3 năm tại các địa phương này, tổng đàn bò
tăng bình quân đạt 64,2%/năm, sản lượng sữa tăng bình quân 64,7%/năm.
Hiệu quả chăn nuôi bò sữa rất rõ nét về kinh tế làm tăng thu nhập cho người
chăn nuôi, khi nuôi từ 3 con trở lên là có lãi (thu nhập 10-15 triệu đồng/con đã trừ chi
phí), tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp (rơm, thân cây ngô, cây họ đậu…). Về
xã hội đã tạo công ăn việc làm cho lao động ở nông thôn, góp phần nâng cao đời
sống, người chăn nuôi có lãi yên tâm đầu tư sản xuất.
Cùng với việc chăn nuôi bò sữa trong vùng dự án còn kết hợp nuôi lợn , gia cầm,
và dâu tằm tạo công ăn việc làm cho người dân giúp nông dân giảm nghèo, đây cũng
là chủ trương lớn tạo ra một diện mạo mới cho ngành chăn nuôi Hà Nội.
Công nghiệp
Khu vực vùng dự án có thường phát triển ngành công nghiệp nhẹ như sản xuất
gốm sứ, sản xuất da và các sản phẩm từ da và chế biến gỗ, làm gạch làm thợ mộc
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tuy nhiên tỷ trọng của nghề phụ còn thấp, thu nhập
bình quân đầu người tuy có tăng nhưng vẫn ở mức độ thấp.
Y tế,giáo dục, giao thông, điện
Hệ thống trường học, Trạm y tế, Nhà văn hóa được xây dựng mới
khang trang, phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh

thần của nhân dân, phần lớn các hộ gia đình đều đã có xe gắn máy
và nhiều phương tiện đắt tiền khác; 80% số hộ có nhà mái
bằng...Bên cạnh đó, văn hóa giáo dục ngày một phát triển, trình độ
dân trí không ngừng được nâng cao .
Đường giao thông tới khu vực dự án khá thuận tiện. Về đường bộ có đường cao
tốc nối đường 5 tới Lạng Sơn, hệ thống đường giao thông liên xã đã được đổ nhựa.
Đường nhựa đi dọc theo tuyến kênh chính tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc vận
chuyển nguyên vật liệu bằng cơ giới. Về đường thuỷ, hệ thống Thịnh Liên nằm sát đê
sông Đuống có nhiều phương tiện qua lại.

SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 12

Ngành: Kỹ thuật tài

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, có hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận tiện cho việc
mua và vận chuyển xi măng. Các loại vật liệu khác như cát, sỏi, đá, đất... được mua
ngay bãi ngoài đê sông Đuống.
Nhìn chung sản suất nông nghiệp trong vùng có sự tăng trưởng đáng kể về mặt
năng suất và sản lượng. Nhưng so với các vùng khác trong khu vực đồng bằng Bắc
Bộ thì năng suất của vùng dự án vẫn còn thấp.
 Phương hướng phát triển của khu vực
Phương hướng chung về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn của huyện

Gia Lâm là:
Phát huy nội lực khai thác triệt để tiềm năng đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, từng
bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mở
mang ngành nghề thủ công trong nông nghiệp. Từng bước giải quyết lao động và việc
làm tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện chương trình hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn.
Từng bước đưa công nghiệp vào phục vụ nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao
động và chất lượng hàng hoá
Tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông
nghiệp và nông thôn như điện, đường, trường, trạm và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật
khác.

Thực hiện tốt các chính sách xã hội, từng bước cải thiện đời sống vật chất,

tinh thần cho nhân dân.
Từng bước cải tạo, nâng cấp các công trình trọng điểm tưới , tiêu , trong đó có hệ
thống tưới trạm bơm Thịnh Liên.
1.3. Sự cần thiết phải đầu tư và các điều kiện thuận lợi và khó khăn
Phát triển ổn định vững chắc kinh tế xã hội, bảo vệ và làm giàu, làm trong sạch
môi trường sinh thái trên cơ sở khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng về các điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên môi trường, điều kiện kinh tế xã hội, xây dựng cơ
cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để tạo ra tốc độ tăng
trưởng nhanh, hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường cao, chống nguy cơ tụt hậu.
Nhằm biến đổi một bước rõ rệt và căn bản hình thành cơ cấu kinh tế mới theo hướng
công nghiệp - nông nghiệp - du lịch dịch vụ. Nâng cao đời sống vật chất và văn hoá
cho các tầng lớp dân cư trong vùng, chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản
SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 13

Ngành: Kỹ thuật tài

xuất, hạ tầng xã hội cho người dân ở khu vực. Mở rộng quan hệ kinh tế với các vùng
trong nước và với quốc tế. Bảo tồn và phát huy vốn văn hoá truyền thống của dân tộc,
củng cố và tăng cường khả năng an ninh quốc phòng.
Điều kiện thuận lơi của vùng
Từ vị trí địa lý địa hình khu vực giáp ranh với những con Sông lớn như Sông
Đuống Sông Tào Khê rât thuận lợi cho việc tưới và tiêu. Bên cạnh đó hàng năm hàm
lượng phù xa từ các con sông tạo lên nguồn đất đai mầu mỡ và trù phú, khí hậu,
nhiệt độ lương mưa phân bố đồng đều phân mùa rõ rệt giúp viêc lựa chọn cây trông
và giồng vật nuôi phù hợp đẩy mạnh hiệu quả kinh tế
Khó khăn
Bên cạnh những cái thuận lợi do các con sông lớn đem lai khu vực còn gặp một số
cài khó khăn như vào mùa mưa dến báo động số 3 mực nước trong các sông lớn
không thể tiêu thoát nước khỏi khu vực gây lên ngập lụt thiệt hai rất lớn về người và
tài sản đặc biệt là về nông nghiệp mùa màng bị phà hủy đời sống nhân dân gặp khó
khăn ngoài ra cơ sở vật chất tại khu vực một số nơi vẫn còn bị hư hỏng lớn, các hệ
thống thủy lợi xuống cấp.
Vì vậy cần phải có những dự án thiết kế và nâng cấp cải tạo để khu vực ngày càng
phát triển nâng cao đời sống vật chất của người dân.

SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 14

Ngành: Kỹ thuật tài

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG THỦY LỢI
Trong vùng dự án hiện nay hiện trạng thủy lợi trong khu vực chưa có một hệ
thống cấp nước sạch sinh hoat hoàn chỉnh. Nước được sử dụng cho sinh hoạt của
người dân trong vùng chủ yếu là nước giếng khơi, ao hồ không đảm bảo vệ sinh.
Trong nông nghiệp hiện nay khu vực nghiên cứu do xí nghiệp thủy nông Gia Lâm
thuộc Sở Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn TP Hà Nội quản lý. Khu vực được cấp
nước bởi hệ thống kênh tưới chính từ các hệ thống kênh tưới này nước được đưa vào
các kênh cấp II, cấp III và các kênh nhánh để đưa nước vào khu tưới. Nhìn chung
khả năng cấp nước cho vùng dự án đảm bảo cấp nước cho diện tích đất nông nghiệp.
2.1. Hiện trạng công trình đầu mối
• Trạm bơm tưới, tiêu Thịnh Liên
Trạm bơm xây dựng năm 1994, gồm 9 máy bơm Hải Dương hương trục trục
đứng.. Đến nay, trải qua 19 năm khai thác sử dụng, công trình đã xuống cấp toàn bộ,
từ máy móc đến nhà trạm, công trình nối tiếp...

Trạm bơm Thịnh Liên
Nhà máy bơm sau 19 năm đưa vào vận hành đã xuống cấp, trần và trụ pin có
nhiều rêu mọc và xuất hiện vết rạn nứt nhỏ. Đặc biệt bể tháo rạn nứt, phần bê tông
SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 15

Ngành: Kỹ thuật tài

quanh ống đẩy rạn nứt khiến cho nước từ bể tháo chảy lại bể hút
Về thiết bị cơ khí: Động cơ của máy bơm đã hoen rỉ vỏ, nắp đậy của các đầu nối điện
vào hầu hết đã mất do hư hỏng. Động cơ đặt trong môi trường ẩm thấp nhiều năm nên
hiện tượng rò điện xảy ra thường xuyên khiến công nhân vận hành phải đi ủng, phải
gác thang tre trên các ống để đi lại tránh điện giật. Rò rỉ nước từ các mặt bên xảy ra
nhiều khiến nhà trạm luôn ướt khi vận hành, mồi nước gặp rất nhiều khó khăn. Do ổ
trục bị mòn làm tăng rung lắc, tiếng ồn khi máy bơm hoạt động, lượng hao phí dầu
mỡ bôi trơn lớn.
Về điện: Điện chiếu sáng trong nhà máy cũ nát, công tắc hư hỏng, bóng đèn cháy,
bóng đèn chập chờn nên mặc dù ban ngày nhưng trong nhà trạm luôn tối, để đảm bảo
an toàn cho công nhân vận hành thì mỗi công nhân phải tự sắm cho mình một chiếc
đèn pin riêng để đi vào nhà máy khi cần. Trạm biến áp được lắp đặt cùng thời điểm
xây dựng trạm bơm mà chưa được thay thế nên dòng điện không được ổn định. Việc
khởi động với máy bơm động cơ nhỏ nhưng rất vất vả và không an toàn do toàn bộ
các thiết bị đã xuống cấp, thường xuyên đặt trong môi trường ẩm thấp, côn trùng cắn
đứt dây thường xuyên, rò điện ra vỏ cũng thường xuyên, biện pháp khởi động trực
tiếp yêu cầu dòng điện lớn nên khi đóng cầu dao tạo ra tia lửa điện. Công nhân vận
hành phải đeo gang tay cao su cách điện khi khởi động và kiểm tra trước khi khởi
động. Toàn bộ hệ thống điện đã xuống cấp nghiêm trọng gây mất an toàn cho công
nhân, tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến điện. Trong thời gian này công nhân vẫn
phải vận hành máy bơm trong lo âu và sợ hãi với các mối nguy hiểm từ điện có thể

đến bất cứ lúc nào
Các thông số cơ bản của trạm bơm
-

Diên tích tiêu:1.921,95 ha

-

Diên tích tưới:396,5 ha

-

Số và loại máy: 9 máy trục đứng (khi tưới dùng 1 máy)

-

Lưu lượng 1 máy: 2.300 m3/h (0,64 m3/s)

-

Lưu lượng trạm tiêu 9 máy: 5,75 m3/s

-

Lưu lượng trạm tiêu 1 máy: 0,64 m3/s

Trạm bơm được xây dựng có nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp, trong đó tiêu nước cho các
xã Trung Mầu, Phù Đổng, Ninh Hiệp với diện tích tiêu 1921,95ha. Và một máy bơm
SVTH:Nguyễn Thị Tình


Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 16

Ngành: Kỹ thuật tài

làm nhiệm vụ tưới cho 396.5 ha đất canh tác của xã Trung Màu và xã Phù Đổng
thuộc huyện Gia Lâm.
Cống xả qua đê
Cống qua đê có kết cấu bằng BTCT M200 với kích thước dài 13 m, rộng lòng
cống 2,0 m; cao lòng cống 1,9 m. Cống được xây dựng và đưa vào vận hành cho đến
nay đã 18 năm. Nhìn chung thân cống vẫn tốt, chưa bị rạn nứt hay rò rỉ, riêng dàn van
bằng thép nâng hạ cửa van đóng mở phía sông đã xuống cấp cần thay thế nhằm đảm
bảo an toàn cho cống và cho đê về mùa lũ.
Cống xả qua đê

Kênh dẫn nước từ kênh tiêu vào bể hút
Phần hệ thống kênh tiêu gần trạm bơm lợi dụng hồ ao mặt cắt rất lớn thay đổi
nhiều, hệ thống hồ ao này có nhiệm vụ tập trung nước, trữ nước. Các kênh tiêu nội
đồng đều là kênh đất có mặt cắt hình thang tương đối lớn được thiết kế với hệ số tiêu
7,5 l/s/ha. Mặt cắt các kênh tiêu đã có thay đổi sau nhiều năm vận hành nhưng hệ
thống hoạt động bình thường. Lượng nước đến tương đối phong phú và nhiều ao hồ
điều tiết nên luôn đủ nước phục vụ tưới.
Kênh dẫn nước tưới

SVTH:Nguyễn Thị Tình


Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 17

Ngành: Kỹ thuật tài

2.2. Hiện trạng hệ thống kênh mương
Hệ thống kênh mương của vùng dự án có 4 cấp kênh. Kênh đầu mối và kênh cấp 1,
cấp 2 do xí nghiệp thủy nông gia lâm quản lý,còn nhiệm vụ đưa đón nước và hệ
thống các kênh cấp dưới do Uỷ Ban Nhân Xã quản lý đưa nước tới mặt ruộng.
Kênh tưới chính
Đoạn kênh tưới chính sau nhà máy đã kiên cố hóa,còn lại 1823 m cuối kênh và
toàn bộ các kênh cấp 2 chưa được cứng hóa
Từ vị trí K1+322 đến K1+440.8 trên kênh chính nằm sát khu dân cư xã Trung
Mầu,mặt cắt đoạn này dã thay đổi thành hình chữ U, Lòng kênh nhấp nhô lớn do phế
thải sinh hoạt và xây dựng của dân sống sát bờ kênh tràn xuống. Bờ kênh phía giáp
đường có nhiều vị trí sạt lở lớn lấn sâu vào lòng đường uy hiếp sự an toàn cho đường
giao thônôngg, phía bờ kênh giáp dân cư bị dân chiếm bờ kênh đẻ phục vụ lợi ích cá
nhân: đổ rác, trồng cây... Cỏ mọc hai bên rủ xuống lòng kênh tạo điều kiện cho các
loại động vật đào hang hốc sinh sống.
Đoạn từ K1+440.8 đến K2+227.3 (đoạn từ đầu kênh nhánh Chư Sao - Cửa Nghè
đến đầu kênh nhánh Nhà mái bằng - Đổng Viên), kênh chính đi dọc theo đường liên
xã. Mặt cắt kênh thay đổi đột ngột, có đoạn mặt cắt kênh mở rộng tới 2.3m lòng kênh
(mặt cắt 42, 36, 39), nhiều đoạn mặt cắt thu hẹp đột ngột do vật trôi nổi bị kẹt lại, mặt
cắt trung bình của đoạn có chiều rộng lòng kênh 1.8 ÷ 2.1 m. Lòng kênh nhấp nhô,

nhiều mô gò nổi lên, độ dốc kênh thay đổi nhiều so với thiết kế, vì vậy khả năng
chuyền tải nước của kênh giảm rất nhiều so với thiết kế. Dọc tuyến đường giao thông
có trồng một hàng cây bạch đàn khoảng 4 năm tuổi, rễ của cây bị nước bào mòn hết
SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 18

Ngành: Kỹ thuật tài

đất nhô ra lòng kênh gây cản trở dòng chảy, vị trí tập kết rác và vật trôi nổi, đây cũng
là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, là nơi trú ngụ của các động vật đào
hang. Hơn nữa nó còn uy hiếp tới sự an toàn cho đường giao thông, đe doạ tính mạng
của nhân dân trong mùa mưa bão vì cây rất rễ đổ chốc gốc.
Đoạn từ K2+227.3 đến K2+712 (đoạn từ đầu kênh nhánh đi Nhà mái bằng Đổng Viên đến đâu kênh nhánh Cống Cò) đoạn kênh này nằm ngay sát đường giao
thông liên xã, do sạt lở nhiều lên mặt cắt đoạn này mở rộng hơn nhiều các đoạn trên,
tại mặt cắt 49 chiều rộng đáy kênh 2.50m, các đoạn còn lại ở mức độ trung bình có
chiều rộng lòng kênh 2.1 ÷ 2.3m. Nhưng mặt cắt đầu đoạn lại có kích thước rất nhỏ
1.65m, chênh lệch chiều rộng lòng kênh giữa đoạn mở rộng và thu tới 0.85m làm tổn
thất thuỷ lực của dòng chảy lớn, khả năng vận chuyển nước giảm. Trên đoạn kênh
này nhiều vị trí có bờ kênh rất thấp và nước thường xuyên chảy xuống kênh tiêu. Hai
bên bờ kênh cỏ mọc um tùm, rễ cây ven đường giao thống rủ xuống gây cản trở dòng
chảy và tích tụ rác rưởi, tập trung nhiều sinh vật có hại. Đáy kênh đoạn này bị nâng
lên hạ xuống rất bất thường, tại những vị trí mặt cắt mở rộng thì đáy kênh bị bồi lấp
lớn, những vị trí mặt cắt thu hẹp lại thì đáy kênh không bị bồi lắng nhiều.

Đoạn từ K2+712 đến K3+145 (đoạn từ đầu kênh nhánh Cống Cò đến cuối kênhgặp đường 179), đoạn này làm nhiệm vụ dẫn nước cho các diện tích cuối kênh theo
thiết kế, nhưng hiện nay đường 179 đã phân rõ diện tích tưới lên đoạn này chỉ còn
nhiệm vụ cấp nước tưới cho một số diện tích dọc tuyến không còn nhiệm vụ chuyển
nước tới phần diện tích qua kênh tiêu (qua đường 179). Mặt cắt ngang kênh đoạn này
tương đối lớn, chiều rộng lòng kênh từ 2.1 ÷ 2.5m, trong khi đó kênh không còn
nhiệm vụ chuyển nước, lên đoạn này trữ nước như hồ đầm không lưu thông nước,
hiện tượng bồi lắng lớn, điểm tích tụ nhiều vật trôi nổi. Hiện trạng này gây lãng phí
nước rất lớn và gây lãng phí đất sử dụng. Do bồi lấp với mức độ cao lên đáy kênh
nâng rất cao và thường xuyên bị cỏ mọc um tùm cả đáy và hai bên bờ.
=>Tóm lại dọc tuyến kênh chính từ điểm cứng hoá tới cuối kênh, mặt cắt kênh đã
thay đổi nhiều không còn mặt cắt hình thang, đáy kênh không giữ được độ dốc thiết
kế, có nhiều đoạn lòng kênh bị bồi lắng tạo mô đất cản trở dòng chảy. Có đoạn bờ
kênh sạt lở, hang hốc nhiều, nước rò rỉ với lưu lượng đáng kể. Hai bên bờ kênh cỏ
mọc um tùm, mầm bệnh phát triển mạnh, mặt khác nguồn nước bị ô nhiễm do vật trôi
SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 19

Ngành: Kỹ thuật tài

nổi trong lòng kênh và xác động thực vật phân huỷ ngay trong lòng kênh.
Hiện trạng trên cho thấy trên kênh chính vừa không chuyển tải lưu lượng đúng và
đủ theo thiết kế, vừa là nơi sinh ra các mầm bệnh cho cây trồng sử dụng nước tưới.
Trong năm 1999 và 2000 trên kênh chính đã được kiên cố hoá đoạn từ bể xả trạm

bơm tới K1+322, hệ thống kênh chính vẫn được sửa chữa nhỏ như: nạo vét bùn, dọn
lòng kênh,…nhưng chưa được sửa chữa đồng bộ từ kênh mương và công trình trên
kênh lên kênh mương và công trình trên kênh xuống cấp trầm trọng. Các cửa điều tiết
Tờ Chỉ và điều tiết đầu kênh Nhà mái bằng - Đổng Viên bị gãy vỡ trụ dàn van không
còn khả năng đóng mở điều tiết.
Kênh cấp hai
Do chênh lệch giữa mực nước bể xả và măt đất ruộng trong khu vực lớn lên độ
dốc kênh tương đối lớn thường gây xói và sạt lở lòng kênh.
- Tuyến kênh nhánh Cài Đám, cách bể xả không xa 726.1m, độ dôc kênh rất lớn đoạn
đầu kênh có độ dốc tới 2÷ 3%, độ cao đáy kênh chính tại vị trí cống đầu kênh nhánh
Cài Đám 5.26 trong khi đó cao độ mặt đất ruộng 4.44. Độ dốc này gây xói lở ở mức
nghiêm trọng. Mặt cắt ngang kênh mở rộng sấp xỉ kênh chính, hai bên bờ kênh bị sạt
nhiều, đường giao thông nội đồng thu hẹp, diện tích canh tác ven kênh bị sạt lở gây
khó khăn cho canh tác (khó khăn trong công tác giữ nước). Bờ kênh nhiều hang hốc,
lượng nước rò rỉ tương đối lớn.
- Kênh Tản Canh, tuyến kênh nằm trên dải đất tương đối cao, mặt cắt ngang kênh nhỏ
chiều rộng lòng kênh 0.4÷ 1.0m lượng nước vận chuyển trong kênh không lớn nhưng
kênh cắt ngang kênh tiêu nội đồng bằng một cầu máng đã hư hỏng, lượng tổn thất
nước lớn lên diện tích cuối kênh thường xuyên không có nước mặc dầu phần diện
tích đầu kênh thừa nước chảy xuống kênh tiêu.
- Kênh nhánh Sáu Tấn, tuyến kênh tưới nhánh đi trên dải đất cao của khu vực, diện
tích tưới nằm phía Tây của kênh. Đoạn này mặt cắt ngang kênh bị thu hẹp rất nhỏ,
kênh bồi lấp lớn, đáy kênh nhấp nhô sạt lở nhiều. Khả năng dẫn nước giảm xuống,
kênh tưới dẫn qua kênh tiêu bằng cầu máng đã hư hỏng nặng rò rỉ nước lớn. Hiện nay
nước chuyển tới diện tích cuối kênh rất ít, gây thiếu nước trầm trọng ở những diện
tích cuối kênh, nhưng thừa nước ở đầu kênh.
- Kênh nhánh Bờ Hương, tuyến kênh này gồm 2 phần kênh trái và kênh phải. Tuyến
SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 20

Ngành: Kỹ thuật tài

kênh này tưới cho vùng cho có cao độ thấp, lên kênh có độ dốc tương đối lớn, hiện
tượng sạt lở và bồi lắng nhiều, mặt cắt kênh mở rộng và thu hẹp đột ngột, mặt cắt
kênh đoạn đầu có hình chữ U, đoạn nhánh trái và phải có hình bán nguyệt. Lòng kênh
và bờ kênh cỏ mọc um tùm, nhiều rác phế thải sản xuất như túi li lông, ống thuốc sâu,
xác động thực vật trên ruộng trôi xuống. Đoạn kênh trái và phải không còn khả năng
dẫn nước, nước được chảy tràn lan từ ruộng này sang ruộng khác, lượng nước bị tràn
xuống kênh tiêu lớn. Phần diện tích đầu kênh thừa nước chảy tràn, phần diện tích
cuối kênh một vài năm gần đây bị thiếu nước, năng suất giảm rõ rệt.
- Kênh nhánh Chư Sao - Cửa Nghè đi dọc tuyến đường ven khu dân cư, mặt cắt
ngang kênh thay đổi nhiều, có đoạn mở rộng tới 3.4m tại mặt cắt 3 (lớn hơn kênh
chính), vị trí này mở rộng do bờ kênh sạt lở lớn. Nhưng có mặt cắt chiều rộng lòng
kênh thu hẹp chỉ còn 1.8m, trung bình toàn bộ tuyến kênh chiều rộng đáy kênh dao
động trong khoảng 2.1 ÷ 2.8 m. Mặt cắt ngang kênh đoạn này lớn hơn mặt cắt
ngang kênh chính, mặt cắt kênh mở rộng gây lãng phí đất, lãng phí nước. Cắt dọc
kênh thay đổi nhiều, đáy kênh nhấp nhô, độ dốc đáy kênh sai khác nhiều so với thiết
kế. Hai bên bờ kênh cỏ mọc nhiều, nhiều hang hốc lưu lượng rò rỉ lớn.
- Kênh nhánh U ru - Chói Đèn, tuyến kênh này tưới cho diện tích vùng cao, mặt cắt
ngang kênh thay đổi nhiều, hiện tượng bồi lấp xảy ra dọc tuyến kênh, mặt cắt ngang
kênh không còn hình thang mà hiện nay mặt cắt ngang kênh hình bán nguyệt. Cỏ mọc
nhiều, khả năng chuyển tải nước nhỏ hơn nhiều so với thiết kế. Vì vậy phần diện tích
cuối kênh thường xuyên bị hạn do thiếu nước.

- Kênh Nhà mái bằng - Đổng Viên, là tuyến kênh tương đối dài nằm gần cuối kênh
chính, đầu nước tại vị trí cống đầu kênh chính thấp, tổn thất dọc đường lớn lên phần
diện tích cuối kênh thường xuyên bị hạn. Mặt cắt dọc và ngang thay đổi nhiều so với
thiết kế. Hiện kênh không đáp ứng được yêu cầu chuyển tải lưu lượng mực nước
khống chế tưới tự chảy.
- Kênh Cống Cò, là tuyến kênh nhánh có chiều dài tương đối lớn, phụ trách hai phần
diện tích có cao độ chênh lệch lớn, phần diện tích đầu kênh có cao độ thấp và phần
diện tích cuối kênh có cao độ lớn. Tạo cho tuyến kênh có độ dốc ngược, lòng kênh bị
bồi lắng lớn, mặt cắt thay đổi nhiều. Tuyến kênh đi dọc tuyến kênh tiêu, lượng nước
rò rỉ chảy xuống kênh tiêu đáng kể.
SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 21

Ngành: Kỹ thuật tài

=>Tóm lại trên các tuyến kênh tưới cấp hai mặt cắt kênh thay đổi nhiều, không còn
dạng mặt cắt hình thang như thiết kế. Do bồi lắng, sạt lở bờ kênh làm cho lòng kênh
nâng cao gây cản trở dòng chảy. Mặt khác nhân dân tự ý phá bờ kênh mở đường ống
riêng, các hang hốc nhiều, lượng nước tổn thất lớn. Vào thời gian đổ ải hay thời kì
thời tiết nắng nóng nhu cầu nước tăng lên đột ngột, hệ thống làm việc với công suất
thiết kế nhưng chỉ đáp ứng được 1/3 diện tích đầu các kênh cấp 2. Thời kì này hệ
thống xảy ra thiếu nước trầm trọng, cây trồng giảm 50% sản lượng, thậm chí có
những thửa ruộng ở xa còn bị mất trắng. Ngay khi thời tiết bình thường hệ thống vẫn

xảy ra thiếu nước ở những diện tích cuối kênh, thường xảy ra hiện tượng đầu thừa
đuôi thiếu. Một phần nhỏ diện tích đầu kênh thừa nước do nước tràn bờ rò rỉ, phần
diện tích cuối kênh nước không thể vận chuyển tới nơi.
Trong những năm gần đây kênh nhánh chỉ được nạo vét bùn, dọn lòng kênh, đắp
bổ sung bờ bị sạt lở, được thực hiện ở những đoạn kênh hư hỏng quá mức.Toàn bộ hệ
thống kênh nhánh không được sửa chữa đồng bộ.
Từ hiện trạng công trình như trên cho thấy việc kiên cố hoá kênh mương là hết sức
cần thiết để tăng hiệu quả sử dụng công trình và đảm bảo năng suất sản lượng cây
trồng.
Qua tiến hành kiểm tra thực địa có sự giám sát của cán bộ cụm thuỷ nông Thịnh
Liên, cán bộ công ty khai thác công trình thuỷ lợi huyện Gia Lâm, và cán bộ ban
quản lý hợp tác xã Trung Mầu thống nhất các tuyến kênh nhánh cần được cải tạo
nâng cấp. Các tuyến kênh nhánh phụ trách diện tích lớn hơn 15ha thì được nâng cấp
cải tạo.
Trên hệ thống kênh tưới Thịnh Liên các kênh được nâng cấp và cải tạo:
- Kênh tưới chính Thịnh Liên
- Kênh nhánh Cài Đám
- Kênh nhánh Tản Canh
- Kênh nhánh Sáu Tấn
- Kênh nhánh Bờ Hương
- Kênh nhánh Chủ Sao - Cửa Nghè
- Kênh nhánh Uru- Chói Đèn
- Kênh nhánh đi Đổng Viên
- Kênh nhánh Cống Cò
2.3. Hiện trạng các công trình trên kênh

SVTH:Nguyễn Thị Tình

dài
dài

dài
dài
dài
dài
dài
dài
dài

2083
585
794
733
1154
688
939
761
900

m
m
m
m
m
m
m
m
m

Lớp: 52NT



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 22

Ngành: Kỹ thuật tài

Hầu hết các công trình trên kênh đều có khẩu diện nhỏ do thiết kế với hệ số tưới
q=1,0 l/s/ha nhỏ. Nói chung trừ mộ số cầu qua đường còn tốt, độ thông thuỷ đảm bảo
không cản nước, còn lại các công trình khác cần phải làm lại mới hoặc làm mới khi
kiên cố hoá kênh
Các công trình trên kênh chính gồm:
+ Cống lấy nước đầu kênh Cài Đám tại vị trí K0+726.1
+ Cống lấy nước đầu kênh Tản Canh tại vị trí K0+886.2
+ Cống lấy nước đầu kênh Sáu Tấn tại vị trí K1+236.3
+ Cống lấy nước đầu kênh Bờ Hương tại vị trí K1+248.2
+ Cống lấy nước đầu kênh Chủ Sao - Cửa Nghè tại vị trí K1+440
+ Cống lấy nước đầu kênh Uru - Chói Đèn tại vị trí K2+008,7
+ Cống lấy nước đầu kênh Nhà Mái Bằng - Đổng Viên tại vị trí K2+221,.6
+ Cống lấy nước đầu kênh Cống Cò tại vị trí K2+700
Về các công trình trên kênh chính, từ khi xây dựng hệ thống kênh tới nay chưa
được sửa chữa hay thay mới nên hầu hết các cống lấy nước, các công trình điều tiết
đều hỏng van, rò nước qua cửa van rất lớn. Đặc biệt là các đáy cống xây bằng gạch
với mác vữa không cao mà ngâm trong nước thời gian dài nên bị mục nát, từng mảng
bong ra và bị nước cuốn trôi đi. Các sân trước và sau cống hầu hết không còn hoặc
còn lại trong tình trạng hỏng nặng. Các trụ, dàn van bị sứt mẻ biến dạng, khe phai vỡ
hay rạn nứt lớn không còn khả năng giữ nước. Trên thực tế chi phí cho quá trình vận
hành hệ thống rất lớn, lượng nước rò rỉ qua cống xuống các kênh tiêu tương đối lớn.
2.4. Tình hình tưới, tiêu và hạn hán úng lụt trong hệ thống

Tình hình tưới
Hệ thống tưới Thịnh Liên chỉ phục vụ tưới cho 2 xã Trung Mầu và xã Phù Đổng
vì vậy hệ thông chỉ sử dụng một máy bơm có lưu lượng 2300m3/h. Đặc điểm của hệ
thống tưới Thịnh Liên là.
Mặt cắt kênh thay đổi có đoạn mở rộng và thu hẹp, độ dốc đáy kênh và cao trình
đáy kênh không còn như thiết kế. Các công trình trên kênh đã xuống cấp trầm trọng
gây tổn thất lớn và không an toàn trong vận hành. Thực tế hệ thống không đáp ứng
được lưu lượng dẫn như thiết kế.
Cơ cấu cây trồng thay đổi mùa vụ, giống cây trồng thay đổi nhiều so với thiết kế,
nhu cầu nước đã tăng gấp 1,5 lần so với thiết kế. Hiện công trình không đáp ứng đủ
SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

Trang 23

Ngành: Kỹ thuật tài

nước cho cây trồng.
Công trình xây dựng và đưa vào vận hành đã hơn 20 năm, điều kiện khí hậu thay
đổi nhiều, lượng mưa vào mùa khô giảm đi, trong khi đó lượng mưa mùa hè tăng lên,
gây úng lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô.
Tình hình tiêu
Vùng dự án nằm trong khu tập trung nước tiêu của hệ thống tiêu Thịnh Liên nên
việc tiêu úng khá thuận lợi, nhưng vào thời kì lượng mưa lớn nước tiêu ở vùng khác
tập trung tại đây gây ngập úng. Hiện nay hệ thống tiêu Thịnh Liên làm việc bình

thường, diện tích ngập úng hàng năm nhỏ khoảng 50÷ 100 ha, phần lớn tập trung ven
sông Tào Khê và một số diện tích khác ven đê sông Đuống. Nhìn chung tỷ lệ diện
tích ngập úng hàng năm nhỏ.
Tình hình hạn hán úng lụt trong hệ thống
• Tình hình úng lụt
Trong những năm gần đây, khí hậu biến đổi thất thường theo chiều hướng bất lợi
như lượng mưa tập trung trong thời gian ngắn hơn, lượng mưa của mỗi trận cũng lớn
hơn, phân bố không đều và diễn ra gay gắt trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và
các tỉnh miền Bắc nói chung. Vì vậy khả năng tiêu nước của khu vực ngày càng khó
khăn dẫn đến tình trạng ngập úng diễn ra thường xuyên
• Tình hình hạn hạn
Hạn là một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai, tạo thành bởi sự thiếu hụt
nghiêm trọng lượng mưa trong thời gian kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong
không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối.
Lượng nước để cung cấp tưới để phục vụ tưới cho 2 xã Trung Mầu và Thịnh
Liên lại phụ thuộc vào lượng nước tự nhiên đọng lại và phụ thuộc vào lượng nước do
Trạm Bơm Cống Thôn cấp, Trạm Bơm Cống Thôn phụ thuộc vào mực nước Sông
Đuống . Vì vậy vào những năm đổ ải nguổn nước thường bị cạn do lượng mưa ít
phân bố không đều mực nước ở Sông Tào Khê bị hạ thấp.
2.5. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu thống kê năm 1999 của xã cho thấy
-

Tổng diện tích tự nhiên của 2 xã là : 425.165 ha

-

Đất nông nghiệp 222 ha chiếm 52.22%

SVTH:Nguyễn Thị Tình


Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

-

Trang 24

Ngành: Kỹ thuật tài

Đất phục vụ cho các ngành khác 203.165ha chiếm 47.78%
Từ số liệu trên có thể nhận thấy rằng diện tích đất nông nghiệp của hai xã là

425.165 ha chiếm 52.22% tổng diện tích tự nhiên của xã còn đất sử dụng cho các
ngành khác là 203.165 ha chiếm 47.48% tổng diện tích tự nhiên của xã.
Thông qua các tài liệu thu thập được và qua quá trình đi thực tế nhận thấy rằng hệ
thống trạm bơm Thịnh Liên chủ yếu là phục vụ tiêu, tiêu cho 4 xã Trung Mầu, Phù
Đổng, Ninh Hiệp và Đình Bảng, hệ số tiêu là 7.5 l/s/ha. Và chỉ tưới cho 2 xã Trung
Mầu và Phù Đổng với hệ số tưới là 1 l/s/ha. Công trình đầu mối là Trạm bơm gồm có
9 máy 1 máy vừa tưới vừa tiêu rất thuận lợi cho công tác sửa chữa và luân phiên máy.
Ngoài ra hệ thống kênh mương một số đã được kiên cố hóa nhưng không đáng kể còn
phần lớn đã bị xuống cấp và hư hỏng như mặt cắt kênh thay đổi, đáy kênh không giữ
được độ dốc thiết có nhiều đoạn lòng kênh bị bồi lắng tạo mô đất cản trở dòng chảy.
Có đoạn bờ kênh sạt lở, hang hốc nhiều, nước rò rỉ với lưu lượng đáng kể. Hai bên bờ
kênh cỏ mọc um tùm, mầm bệnh phát triển mạnh, mặt khác nguồn nước bị ô nhiễm
do vật trôi nổi trong lòng kênh và xác động thực vật phân huỷ ngay trong lòng kênh.
Vì vậy cần phải có những biện pháp nâng cấp cải tạo để phục vụ cho nông nghiệp, và

các ngành khác sứ dụng nước để nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế góp phần đẩy
mạnh quá trình tăng trưởng của xã nói riêng và của toàn bộ khu vực.

SVTH:Nguyễn Thị Tình

Lớp: 52NT


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư
nguyên nước

SVTH:Nguyễn Thị Tình

Trang 25

Ngành: Kỹ thuật tài

Lớp: 52NT


×