Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả việc dạy từ loại trong phân môn Luyện từ và câu lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.35 KB, 31 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN EAHLEO
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: “KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
VIỆC DẠY TỪ LOẠI TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4”

NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ MINH
CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN

THÁNG 04 /NĂM 2016

1


I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, cung cấp rèn luyện, hình thành cho học sinh những kĩ
năng cơ bản như: giao tiếp, đọc, viết.. Vì vậy các em được học nhiều môn nhằm giáo dục
toàn diện cho các em về: đức, trí, thể, mĩ . Môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng
vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy
cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn học khác tốt hơn, được bộc lộ mình và phát triển.
Muốn đạt được điều đó học sinh phải có vốn kiến thức cơ bản về tiếng Việt, nói và sử
dụng thông thạo tiếng Việt. Phân môn luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng và hệ thống
hóa vốn từ, cung cấp một số hiểu biết đơn giản về từ và câu, rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt
câu, bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt
văn hóa trong giao tiếp và thích học tiếng Việt.
Vì vậy, để giúp học sinh biết sử dụng ngôn ngữ trong nói, viết thì phân môn Luyện từ
và câu lớp 4 là mở đầu quan trọng cho việc dạy học từ ngữ ở tiểu học, đặc biệt dạy học từ
loại trong chương trình lớp 4 giúp học sinh biết danh từ, động từ, tính từ và sử dụng chúng
trong các môn học khác đúng yêu cầu, mục đích.


Để giúp các em có vốn từ, cũng như biết sử dụng từ loại trong tiếng Việt có hiệu quả.
Đặc biệt nhằm giúp cho học sinh nhận biết về các từ loại một cách cơ bản nhất cùng với
cách kết hợp đặc trưng nhất giữa chúng vào hoạt động giao tiếp, tôi lựa chọn đề tài: “Kinh
nghiệm nâng cao hiệu quả việc dạy Từ loại trong phân môn luyện từ và câu lớp 4”. Với
mong muốn tìm ra các giải pháp giúp học sinh có khả năng xác định tốt từ loại, có vốn từ để
sử dụng trong khi học các môn học khác, sử dụng tiếng Việt để giao tiếp trong cuộc sống
hàng ngày, từ đó giúp các em yêu thích tiếng Việt và yêu thích đến trường.
I.2 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
a) Mục tiêu:
- Nâng cao năng lực giáo viên trong việc dạy Luyện từ và câu ở nội dung Từ loại.
- Giúp giáo viên biết cách tổ chức, hướng dẫn học sinh đi đúng trọng tâm của bài dạy,
biết sử dụng từ ngữ phù hợp với chủ đề, chủ điểm nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản cho học
sinh để các em tiếp tục học các lớp trên.
2


- Bước đầu giúp học sinh hiểu được khái niệm, nhận biết và đặt câu về danh từ, động
từ, tính từ.
- Ngoài ra, học tốt từ loại giúp các em xác định được cấu tạo câu, xác định được các
loại câu kể một cách dễ dàng.
b) Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu về cơ sở lý luận mà đề tài đặt ra.
- Phân tích và đánh giá thực trạng của học sinh khối 4 khi học Từ loại.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục thực trạng của đề tài.
I.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu về năng lực giảng dạy của giáo viên khối 4
- Nội dung chương trình của phân môn Tiếng việt.
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở lớp 4.
- Điều chỉnh nội dung dạy học các môn học lớp 4 theo công văn số 5842/ BGDĐT-VP
ngày 01 tháng 9 năm 2011 của bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Học sinh khối lớp 4 trường Tiểu học Lý Tự Trọng.
- Giáo viên khối 4 trường tiểu học Lý Tự Trọng.
I.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Nội dung giảng dạy Từ loại trong chương trình luyện từ và câu lớp 4.
- Học sinh lớp 4C năm học 2013-2014. Học sinh lớp 4A năm học 2014 -2015. Học sinh
lớp 4A năm học 2015-2016.
I.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm đọc các tài liệu, tạp chí, giáo trình có nội
dung hiệu quả của dạy luyện từ và câu, đặc biệt là dạy: danh từ, động từ, tính từ trong
chương trình lớp 4.
2.Phương pháp điều tra: Dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp, học sinh về khó khăn
cũng như những thuận lợi khi thực hiện dạy danh từ, động từ, tính từ ở lớp 4

3


3.Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức giờ dạy hiệu quả về danh từ, động từ, tính từ
để thực hiện các yêu cầu của giải pháp đề ra, kiểm tra kết quả và tác dụng của giải pháp khi
tiến hành.
4.Phương pháp so sánh, đối chiếu: Tổ chức so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau
khi thực hiện giải pháp để thấy được kết quả cũng như những hạn chế nhằm tìm ra hướng
điều chỉnh, khắc phục hợp lý.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1 Cơ sở lý luận:
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học là:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc,
viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc
dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ
giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu
đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học, luyện từ và câu là một phân môn mang tính đặc
trưng riêng. Đặc biệt trong chương trình luyện từ và câu lớp 4, yêu cầu học sinh được trang
bị kiến thức về Từ loại gồm:
+ Danh từ: Danh từ là gì?; danh từ chung và danh từ riêng; Cách viết hoa danh từ
riêng.
+ Động từ: Động từ là gì?; Cách thể hiện thời gian của hoạt động.
+ Tính từ: Tính từ là gì?; Cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
- Ngoài ra còn giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức
hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy
học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ
và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa
ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp
4


kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
Việc giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và học sinh tự tin, biết chia sẻ, biết
sử dụng đúng từ loại, thực hiện được các yêu cầu cụ thể theo chuẩn kiến thức kĩ năng là đã
giúp các em có vốn từ cần thiết để học tốt môn tiếng Việt và các môn học khác.
II.2 THỰC TRẠNG:
a) Thuận lợi - Khó khăn:
* Thuận lợi:
- Học sinh nằm ở vùng trung tâm thị trấn, một địa bàn có trình độ dân trí cao so với
địa bàn khác trong huyện nên số lượng học sinh nhạy bén, nắm bắt kiến thức nhanh chiếm
trên 75%. Các em tích cực, chủ động trong học tập, biết phối hợp tốt với giáo viên để tự
chiếm lĩnh kiến thức.
- Đa số con em của cán bộ viên chức nên phụ huynh quan tâm đến việc học của con

em mình. Phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên, phấn khởi giúp đỡ giáo viên trong công tác
giảng dạy, giáo dục học sinh. Vì thế kết quả học tập của học sinh càng ngày càng tiến bộ,
năm sau cao hơn năm trước.
- Học sinh chăm học, biết phối hợp với thầy cô trong các hoạt động học tập.
- Chương trình sách giáo khoa thực hiện tích hợp kiến thức từ lớp 2, 3 nên việc học Từ
loại tương đối thuận lợi.
* Khó khăn:
- Bên cạnh những gia đình cán bộ, viên chức vẫn còn một số em gia đình làm nông,
buôn bán,… nên bố mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con mình, phó thác con
mình cho nhà trường, chưa nhắc nhở các em học tập.
- Đối với lớp chỉ học chương trình 5 buổi/tuần nên thời gian hạn chế cho việc luyện
tập kiến thức về từ loại.
b) Thành công – hạn chế:
* Thành công:
- Trường Tiểu học Lý Tự Trọng là đơn vị luôn dẫn đầu trong phong trào thi đua hai
tốt. Nhà trường luôn là lá cờ đầu của ngành giáo dục huyện nhà. Trong thi đua luôn đạt danh
5


hiệu đơn vị xuất sắc. Giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có bề dày kinh nghiệm,
luôn đoàn kết để xây dựng một tập thể vững mạnh. Đội ngũ giáo viên giỏi cấp trường, cấp
huyện, cấp tỉnh ngày một tăng.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện để giáo viên phát huy năng lực của mỗi
cá nhân, thường tổ chức các chuyên đề về chuyên môn nhằm nâng cao trình độ đội ngũ.
- Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường thường xuyên tổ chức các
cuộc giao lưu Tiếng Việt, các hoạt động ngoại khóa, Trạng nguyên Tiếng Việt trên mạng
Internet,… nhằm giúp học sinh có cơ hội trau dồi kiến thức về tiếng Việt.
* Hạn chế:
- Một số giáo viên còn chậm trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy,
chưa biết vận dụng những tư liệu cần thiết trên mạng Internet vào việc giảng dạy nên hiệu

quả giảng dạy chưa cao.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn nặng về hình thức, chưa thật
sự chú ý đến hoạt động học cũng như việc rèn kĩ năng tự học, tự giác chủ động trong tương
tác.
c) Mặt mạnh - mặt yếu:
* Mặt mạnh:
- Bản thân là giáo viên được đào tạo trình độ chuẩn, nhiều năm liền là giáo viên dạy
giỏi, đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2003-2004, đạt danh hiệu chiến sĩ thi
đua cấp cơ sở nhiều năm liền.
- Luôn yêu nghề, luôn tự học hỏi chuyên môn để nâng cao tay nghề, tìm tòi học hỏi
những phương pháp dạy học phù hợp để giúp học sinh tiến bộ nên trong những năm qua lớp
tôi giảng dạy số lượng học sinh hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc luôn chiếm tỉ lệ cao. Có
năng khiếu dạy Tiếng việt.
- Thường xuyên thực hiện biện pháp động viên, khuyến khích học sinh, nhắc nhở các
em luôn yêu thương nhau, biết hợp tác chia sẻ với nhau để cùng tiến bộ.
* Mặt yếu:
- Ngoài việc giảng dạy còn thực hiện công tác chủ nhiệm nên thời gian còn hạn chế
trong việc chuẩn bị tư liệu, đồ dùng dạy học cho học sinh.
6


- Trình độ học sinh không đồng đều, một số em còn lười học ghi nhớ hoặc khả năng
ghi nhớ kiến thức đã học chưa tốt nên kiến thức về danh từ, động từ, tính từ giáo viên còn
phải nhắc lại khi giảng dạy.
- Học sinh thiếu tự tin, ít chia sẻ với bạn sau khi hoàn thành bài làm.
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
- Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều vì: Có những em được gia đình quan
tâm nhắc nhở, có ý thức tự học, nghiêm túc trong giờ học thì học tốt, còn một số em gia đình
chưa quan tâm nhắc nhở, ý thức tự học chưa tốt thì việc học chỉ dừng lại ở mức độ hoàn
thành.

- Học sinh thiếu tự tin, ít chia sẻ với bạn bè khi hoàn thành bài học vì: một số em học
chưa tốt, khi phát biểu xây dựng bài sợ trả lời sai bạn cười nên thiếu tự tin trong học tập,
hoặc một số em nhút nhát không dám chia sẻ với bạn.
- Học sinh thiếu kĩ năng ghi nhớ đặc điểm của mỗi từ loại vì: thời gian học và luyện
tập về từ loại ít, nắm chưa chắc chắn kiến thức về từ loại hoặc chưa nắm bắt được khả năng
kết hợp của từ loại, …
- Việc đổi mới phương pháp dạy học của GV chưa triệt để vì: một số giáo viên giảng
dạy theo hướng truyền thụ kiến thức mà chưa thực sự dạy học theo phân hóa đối tượng, chưa
hướng dẫn học sinh cách tự chiếm lĩnh kiến thức, hoặc trong quá trình dạy học chưa tổ chức
được các hình thức dạy học phù hợp, chưa biết cách
giúp học sinh tự tin, chia sẻ trong học tập,...
e) Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:
e1) Trình độ học sinh trong một lớp học không đồng đều:
- Trình độ học sinh không đồng đều, tổng số học sinh trong lớp có 33 em, trong đó:
học sinh hoàn thành xuất sắc 15 em, học sinh hoàn thành tốt 10 em, học sinh hoàn thành 6
em và 2 em không hoàn thành. Trình độ không đồng đều nên khả năng tự chủ trong tiết học
của học sinh hạn chế, một số em giỏi “lấn lướt” các học sinh khác.
e2) Sự tự tin trong chia sẻ kiến thức cũng như trong nhận xét của học sinh còn
hạn chế:

7


Như chúng ta đã biết, hiện nay trong quá trình dạy học vẫn còn nhiều giáo viên dạy
học theo cách dạy truyền thống. Trong giờ học, giáo viên chưa thực hiện tốt việc phân hóa
đối tượng học sinh, chưa biết gợi mở để giúp học sinh phát triển tư duy, tính tích cực trong
học tập, chưa biết lồng ghép kĩ năng sống như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng xác định giá trị, tư
duy sáng tạo, kĩ năng lắng nghe, ghi nhớ,… nhằm khắc sâu kiến thức đã học thông qua hoạt
động thực tiễn. Giáo viên chưa biết đổi mới phương pháp dạy học, dẫn đến các em chưa
được trải nghiệm trong những môi trường học tập mới, học sinh chưa được khám phá kiến

thức mới, chưa được thể hiện khả năng của mình và chưa biết cách chia sẻ với bạn về các
nội dung bài học. Cụ thể:
- Giáo viên còn tập trung vào một số học sinh nổi bật dẫn đến số học sinh còn lại chủ
quan chỉ đợi nhắc lại ý kiến của bạn cũng như viết lại những gì bạn thực hiện trên bảng lớn.
- Giáo viên sợ mất thời gian nên không quan tâm nhiều đến hoạt động cá nhân, ít tổ
chức cho các em chia sẻ, hỗ trợ và tương tác với những học sinh khác, nhóm khác…
Từ hai yếu tố trên khiến học sinh trở nên thiếu mạnh dạn, tự tin trong quá trình học
tập.
e3) Học sinh thiếu kĩ năng ghi nhớ do một số nguyên nhân: Một số học sinh chưa
chăm học bài cũ ở nhà, lười làm bài tập về nhà nên khả năng ghi nhớ kiến thức chưa chắc
chắn, hoặc một số em chưa hiểu lắm về khái niệm của từ loại, … nên kết quả học tập chưa
cao. Giáo viên cung cấp về khả năng kết hợp của từ loại chưa nhiều, chưa thường xuyên nên
các em sử dụng tính chất này vào việc xác định danh từ, động từ, tính từ chưa thành thạo,
dẫn đến việc xác định từ loại chưa chính xác hoặc học xong bài một thời gian ngắn là quên
ngay kiến thức đã được học.
e4) Thời lượng dạy học về từ loại ở lớp 4 quá ít:
Nội dung dạy Từ loại trong chương trình lớp 4 được phân bổ trong các tuần học 5, 6,
9, 11, 12. Ngoài ra trong các bài tập về từ loại còn xuất hiện trong các bài luyện tập khác.
Với thời lượng ít, ứng dụng về Từ loại nhiều, do đó nếu giáo viên chỉ thực hiện theo phân
phối chương trình thì học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc xâu chuỗi kiến thức để vận
dụng vào viết văn, xác định Từ loại.
* Kết quả khảo nghiệm thực tế vào đầu năm học ở học sinh lớp 4 qua ba năm như sau:
8


Lớp/ năm học

Tổng số

Khả năng xác định Khả năng xác định


học sinh
tốt DT- ĐT- TT
chưa tốt DT- ĐT- TT
Lớp 4C, NH: 2013-2014
34
20
14
Lớp4A, NH: 2014-2015
35
19
16
Lớp4A, NH: 2015-2016
33
21
12
Sau khi phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng của đề tài, thấy được những hạn
chế trong việc giảng dạy từ loại ở lớp 4. Tôi đã nghiên cứu và tìm ra được một số biện pháp
nhằm khắc phục những nhược điểm trên, cụ thể là:
II.3 NHỮNG GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
a) Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
- Giúp giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học Từ loại.
- Giúp học sinh tự tin trong học tập, biết chia sẻ, hỗ trợ bạn trong giờ học.
- Giúp học sinh nắm được đặc điểm của danh từ, động từ, tính từ, đồng thời biết xác
định được danh từ, động từ, tính từ. Học sinh biết phân biệt giữa danh từ, động từ, tính từ.
Các em nắm vững kiến thức đó để dùng từ, đặt câu đúng, xác định tốt câu kể Ai làm gì? Ai là
gì? Ai thế nào?, biết đặt câu kể, viết đoạn văn có câu kể và biết thêm trạng ngữ cho câu,…có
liên quan đến danh từ, động từ, tính từ. Đồng thời việc nắm vững kiến thức về từ loại giúp
các em làm văn tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật… tốt hơn. Đồng thời có kĩ năng hợp tác, chia
sẻ với bạn

b) Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp:
Từ những thực trạng trên, muốn học sinh học tốt từ loại, xác định được từ loại và biết sử
dụng từ loại đúng trong nói và viết, tôi đã thực hiện những giải pháp, biện pháp sau:
* Biện pháp thứ nhất: Tăng cường việc đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục thời
lượng dạy phân môn Luyện từ và câu phần Từ loại
- Mục tiêu: Giúp giáo viên biết thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, biết kích
thích hứng thú của học sinh trong học tập, biết thực hiện phương pháp dạy học theo mô hình
“Trường học mới”
- Nội dung và cách thực hiện:
+ Thực hiện theo phương châm dạy đâu chắc đó, vận dụng tối đa thời lượng dạy học ở
buổi thứ hai để thực hiện nhằm chấm dứt thực trạng dạy theo phân phối chương trình.
9


+ Nội dung dạy buổi thứ hai phải được lựa chọn một cách linh hoạt tùy vào đơn vị
kiến thức trong tuần. Không nhất thiết phải cứng nhắc theo thời khóa biểu của tiết tăng
cường là 3 Tiếng Việt và 2 toán. Nếu tuần này cần khắc sâu Tiếng việt GV có thể lựa chọn 4
TV và 1 toán hoặc ngược lại ….
+ Thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên đề về dạy học từ loại, phân tích cụ thể
đặc điểm của mỗi từ loại, kế thừa tính tích hợp của chương trình (tích hợp chiều ngang, tích
hợp chiều dọc) để giảng dạy, nhằm giúp giáo viên nắm vững kiến thức cần truyền đạt cho
học sinh. Khi thực hiện chuyên đề:
+ Thay đổi cách sinh hoạt chuyên đề theo hình thức phân công 01 giáo viên dạy rồi
góp ý giờ dạy. Thực hiện 01 chuyên đề cần theo hướng chuyên sâu để tất cả các giáo viên
cùng 1 khối tham gia và thể nghiệm trên lớp học của mình theo tinh thần đã được tập huấn.
+ Tăng cường dự giờ thăm lớp nhằm thúc đẩy sự đổi mới phương pháp dạy học của
giáo viên, cụ thể sau khi dự giờ thảo luận tìm ra biện pháp nhằm giúp giáo viên về: hoạt
động học của học sinh, hệ thống câu hỏi của giáo viên chung cả lớp, câu hỏi đối với từng
nhóm trong bài dạy, tư vấn hỗ trợ học sinh theo Thông tư 30, tạo điều kiện cho học sinh
được chia sẻ, biết cách chia sẻ như thế nào với bạn, biết hỗ trợ bạn trong giờ học…

* Biện pháp thứ hai: Rèn sự tự tin, chia sẻ của học sinh với bạn nâng cao chất
lượng học tập trong lớp.
- Mục tiêu: Giúp học sinh mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói
đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân
thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận;. ..
- Nội dung và cách thực hiện:
+ Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí, trong nhóm có tất cả các trình độ học sinh, em tiếp thu bài
nhanh ngồi cùng bàn với bạn tiếp thu bài chậm và thụ động trong làm bài.
+ Khi giao bài cho học sinh làm việc cá nhân, giáo viên cần phân hóa nhanh đối tượng
để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ học sinh nhằm giữ được “nhịp độ” lớp học.
+ Sử dụng cánh tay nối dài của giáo viên để hỗ trợ kịp thời cho các học sinh khác.
+ Tạo điều kiện về mặc thời gian cho học sinh chia sẻ cách làm của mình. Trước hết là
chia sẻ trong nhóm, khi HS có đủ tự tin giáo viên cho HS chia sẻ trước lớp.
10


+ Động viên và khen thưởng kịp thời những học sinh có tiến bộ về ngôn ngữ giao tiếp,
tự tin đưa ra ý kiến của mình….
* Biện pháp thứ ba: Giúp học sinh ghi nhớ đặc điểm của từ loại
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản về danh từ, động từ, tính từ,
biết sử dụng danh từ, động từ, tính từ trong nói và viết đúng mục đích sử dụng. Biết ứng
dụng từ loại đã học để học tốt các môn học khác.
- Nội dung và cách thực hiện:
1. Cung cấp kiến thức về danh từ, động từ, tính từ cho học sinh:
Ở các lớp 2 và 3 các em mới chỉ học từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm,
tính chất của sự vật chưa phân tích rõ danh từ, động từ, tính từ. Hơn nữa, những kiến thức
này được lồng ghép với các bài học khác nên các em chưa nắm được cụ thể như lớp 4. Vì thế
trong các tiết dạy, tôi định hướng giúp các em tìm ra kiến thức như sau:
1.1 Danh từ:
Trong tiết dạy về danh từ ở tuần 5 và 6, ngoài việc giúp học sinh cách thức thực hiện

và chiếm lĩnh kiến thức theo sách giáo khoa, tôi giúp học sinh nắm được kiến thức cần ghi
nhớ qua những sự vật cụ thể xung quanh các em, gợi mở giúp các em tư duy biết so sánh sự
vật này với sự vật kia,… Từ đó giúp các em khắc sâu kiến thức, cụ thể như sau:
Tôi yêu cầu học sinh nêu được ví dụ về danh từ, mở rộng hơn từ ghi nhớ trong sách
giáo khoa nhằm cung cấp thêm một số ví dụ về danh từ:
Ví dụ:
+ Danh từ chỉ người: học sinh, nông dân, họa sĩ, bạn Hoa, cô giáo Hà….
+ Danh từ chỉ vật: bảng, nhà sàn, bàn ghế, mèo, ổi, mận, sông, biển, núi,…
+ Danh từ chỉ hiện tượng: mưa rào, mưa phùn, bão, nắng, gió,…
+ Danh từ chỉ khái niệm: chủ trương, chính sách, bằng chứng, lí do, mục đích, ảnh
hưởng, yêu cầu, khó khăn,…
+ Danh từ chỉ đơn vị: mẩu, miếng, cục, bầy, bọn, bộ, chòm, dúm, xã, phường, đồng,
giây, phút, giờ, bó, cơn, con, ,…
Đối với học sinh tiểu học, việc cung cấp khiến thức giáo viên cần giúp các em hiểu
được rõ ràng cụ thể khái niệm, tránh nói chung chung. Hai loại danh từ đối với học sinh rất
11


là trừu tượng đó là: danh từ chỉ khái niệm và danh từ chỉ đơn vị. Để giúp học sinh hiểu được
hai loại danh từ này, tôi lưu ý học sinh như sau:
- Danh từ chỉ khái niệm biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người,
không có hình thù, không chạm tay vào ngửi, nếm, nhìn,… được. VD: lí thuyết, truyền thống,
…Ngoài ra, những từ chỉ hoạt động, tính chất khi kết hợp được với: nỗi, niềm, sự, cuộc,
việc,…sẽ tạo ra một danh từ chỉ khái niệm. VD: niềm vui,
nỗi buồn, sự sống, cuộc đấu tranh, việc nhỏ, việc lớn,…
- Danh từ chỉ đơn vị thường đứng trước danh từ chỉ sự vật. VD: tấm màn,
bức tranh, con mèo, quyển sách, cây bút,…
Tôi phân thành các danh từ chỉ đơn vị như sau:
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: chia thành 3 nhóm:
Nhóm chỉ người: vị, đứa, thằng, gã,…

Nhóm chỉ đồ vật: cái, chiếc, tấm, bức, hòn, trang, ngôi, nền,…
Nhóm chỉ động, thực vật: con, cây, trái, quả, tàu,…
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước:
Nhóm chỉ đơn vị đo lường: cân, tạ, yến, lít, mét, sào, mẫu, xu hào, đồng, giây, phút,
giờ, ngày, xã, phường, huyện, tỉnh,…
Nhóm danh từ chỉ bộ phận: mẩu, miếng, cục,…
Nhóm danh từ chỉ tập thể: bầy, bọn, bộ, chồng, dúm,…
Nhóm danh từ chỉ hành động: chuyện, trận, phiên, cơn,…
Ngoài ra, tôi sử dụng kĩ năng hợp tác nhóm, cùng nhau tìm ra danh từ chỉ khái niệm,
danh từ chỉ đơn vị để tìm ra càng nhiều danh từ giúp các em có vốn từ phong phú hơn. Đồng
thời từ những ví dụ cụ thể ấy, yêu cầu học sinh khá giỏi đặt câu để khắc sâu hơn kiến thức
về danh từ.
Ví dụ:
+ Đặt câu với 1 danh từ chỉ khái niệm: Hòa bình đã về trên đất nước em.
+ Đặt câu với một danh từ chỉ đơn vị: Chiều nay, cơn mưa dông chợt đến.
……

12


Không chỉ giúp học sinh nắm chắc chắn khái niệm về danh từ, mà tôi cho học sinh
luyện tập tìm ra danh từ, phân biệt danh từ chung, danh từ riêng, nhằm khắc sâu kiến thức đã
học, cụ thể là:
Ví dụ: Tôi nêu ra ví dụ như: bàn là tên chung của một loại đồ vật, bàn thì có bàn học
sinh, bàn giáo viên, bàn tròn, bàn chữ U, …nên bàn chính là danh từ chung. Tên riêng của
em gọi là: Bùi Dương Thanh Thu thì đó chỉ là tên của riêng mình em, vậy Bùi Dương Thanh
Thu là danh từ riêng hoặc tên của xã, huyện, tỉnh, đất nước tên sông, núi,… đều là danh từ
riêng
Từ những ví dụ đó, tôi yêu cầu học sinh hợp tác cùng nhau tìm ra danh từ chung và
danh từ riêng để mở rộng hơn việc hiểu biết về danh từ.

Qua việc giúp học sinh nhận biết danh từ chung, danh từ riêng, cuối tiết học,
tôi tổ chức cho học sinh trò chơi “Ai chiến thắng”, tôi phổ biến trò chơi: Nêu tên các danh
từ chung, danh từ riêng mà em biết. Chia lớp thành 6 nhóm, thi trong 10 lượt, gv ghi số từ
đúng mà mỗi nhóm tìm được trong 10 lượt. Cuối cùng nhóm nào tìm được nhiều từ nhất là
nhóm đó thắng cuộc. Như vậy, qua trò chơi, các em biết hỗ trợ lẫn nhau tìm ra danh từ
chung, danh từ riêng. Từ trò chơi ấy, học sinh đã có vốn từ phong phú mà giáo viên không
trực tiếp cung cấp nhằm khắc sâu thêm kiến
thức đã học.
1.2 Động từ:
Ngoài việc giúp học sinh nắm vững khái niệm về động từ theo sách giáo khoa. Tôi chỉ
rõ cho học sinh thấy động từ được chia thành hai loại: động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ
trạng thái. Động từ chỉ hoạt động là động từ do người hay vật thực hiện hướng tới những đối
tượng bên ngoài gây ra hành động, VD: Trồng, vẽ, viết, học, biếu, …Động từ chỉ trạng thái là
động từ biểu thị các ý nghĩa khác nhau của sự vật, ý nghĩa này có thể là trạng thái tồn tại, so
sánh, biến hóa, tiếp thụ, VD: mọc, nẩy, nhú, kém, thua, hóa, thành, sống, chết, có, còn, ….
Ngoài ra trong tiết luyện từ và câu tuần 11, học sinh được cung cấp thêm kiến thức về
động từ đó là một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp). Từ các từ bổ
sung thời gian cho động từ, tôi giúp các em hiểu rõ hơn việc sử dụng các từ đó:
+ Sắp: nó cho biết sự việc sẽ gần tới lúc diễn ra.
13


+ Đang: nó cho biết sự việc đang diễn ra.
+ Đã: nó cho biết những sự việc được hoàn thành rồi.
Như vậy học sinh hiểu được những từ bổ sung ý nghĩa cho động từ thì các em sẽ biết
cách sử dụng chúng cho phù hợp.
Không chỉ cung cấp vốn từ trong tiết luyện từ và câu, mà tôi giúp học sinh củng cố
vốn từ qua các tiết học khác hoặc qua sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Trong các tiết
học như tập đọc, kể chuyện, luyện từ và câu, tập làm văn,…tôi yêu cầu học sinh nêu các
động từ liên quan, đề cao tính tích cực giúp học sinh nhớ

và biết dùng động từ phù hợp với đối tượng và ngữ cảnh.
Ví dụ:
+ Sau giờ tập đọc, tôi ghi một câu trong bài, yêu cầu học sinh xác định động từ:“ Tối
đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học”. Học sinh nêu ý kiến của mình và tôi
chốt lại: những động từ là: đợi, học, thuộc, mượn, học. Thông qua bài học, từ câu các em vừa
xác định tôi cho học sinh thấy tinh thần tự học của trạng nguyên Nguyễn Hiền.
+ Tiết kể chuyện “Bàn chân kì diệu”, nêu những động từ chỉ việc học của Kí khi dùng
bằng chân: viết, vẽ, lật (vở), kẻ, …
………
Ngoài việc giúp học sinh hiểu rõ hơn về khái niệm động từ, cuối tuần 11, trong tiết
sinh hoạt lớp, tôi tổ chức cho học sinh trò chơi “Thi tìm động từ”, “Đặt câu có động
từ”mục đích giúp học sinh khắc sâu hơn về động từ, không những thế qua những hoạt động
này, các em sẽ sôi nổi hơn trong học tập, học sinh giỏi sẽ hỗ trợ học sinh yếu khi bạn trả lời
chưa chính xác….
Ví dụ: Tôi yêu cầu học sinh thực hiện theo yêu cầu sau:
+ Trong giờ học, học sinh phải làm những gì, em hãy nêu một số động từ nói về các
hoạt động ấy. Học sinh sẽ nêu theo suy nghĩ của mình, tôi yêu cầu học sinh khác nhận xét,
hỗ trợ bạn, như: đọc, lắng nghe, phát biểu, thảo luận, suy nghĩ, làm bài, viết bài, theo dõi,
hỗ trợ, tìm tòi, định hướng, hợp tác,…

14


+ Trong khi chăm sóc bồn hoa của lớp, các em đã thực hiện những gì, hãy nêu một số
động từ nói về các hoạt động ấy. Học sinh nêu: nhổ (cỏ), nhặt (lá), xách (nước), tưới (hoa),
xới (đất), bỏ (phân),…
+ Về nhà, ngoài giờ học em thường giúp bố mẹ làm những việc gì, em hãy nêu các
động từ chỉ các hoạt động mà em đã làm ở nhà. Học sinh nêu: quét (nhà), nấu (cơm), rửa
(chén), giặt (quần áo), nhặt (rau), quét (sân), trông (em), lau (bàn ghế),...
+ Đặt câu có chứa động từ em vừa tìm được ở trên, nêu rõ em sử dụng động từ nào.

Học sinh sẽ nối tiếp đặt câu: Bạn Mai đang đọc bài. Giờ ra chơi, các bạn tổ em chăm sóc
bồn hoa. Buổi chiều, em thường quét nhà giúp mẹ. …
Như vậy, từ những hoạt động “học mà chơi, chơi mà học” đã phần nào giúp các em
nắm rõ hơn về động từ, biết sử dụng động từ để đặt câu,… đã khắc sâu hơn kiến thức đã học
một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả.
1.3 Tính từ:
Qua giờ học tính từ ở tuần 11, 12 học sinh nắm được khái niệm về tính từ. Từ kiến
thức của sách giáo khoa, tôi nhấn mạnh cho học sinh thấy được tính từ là những từ miêu tả
đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,… những từ miêu tả những đặc
điểm gì của sự vật, của hoạt động, của trạng thái nhằm giúp các em nắm chắc khái niệm về
tính từ.
Ví dụ:
+ Nắng vàng. (nắng là danh từ, vàng là tính từ miêu tả đặc điểm của nắng)
+ Đàn chim bay hối hả. (bay là động từ, hối hả là tính từ miêu tả đặc điểm của bay )
+ Bạn Lan học tập chăm chỉ. (học tập là động từ, chăm chỉ là tính từ miêu tả tính chất
của hoạt động học tập)
+ Em bé ngủ ngon trên võng. (ngủ là động từ, ngon là tính từ miêu tả đặc điểm của
trạng thái ngủ)
Ngoài ra, tôi phân tích thêm về các tính từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt
động, trạng thái một cách cụ thể, nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về đặc điểm của tính từ,
động thời không lẫn lộn giữa tính từ với động từ và danh từ. Đồng thời, từ những phân tích
đó yêu cầu HS nêu được các tính từ theo những yếu tố sau:
15


Ví dụ: Những từ miêu tả đặc điểm, tính chất:
+ Tính từ chỉ hình dáng: to, nhỏ, béo, gầy, gù, què, …
+ Tính từ chỉ kích thước: rộng, hẹp, dài, ngắn, xa, gần,...
+ Tính từ chỉ dung lượng: nhiều, ít, thưa, đông, nặng, nhẹ,...
+ Tính từ chỉ màu sắc: xanh xanh, đỏ đắn, đen ngòm, xanh ngắt, tim tím, tím ngắt,

trắng ngần, nâu nâu, bạc phếch, chói chang, đỏ, đen, lục, lam, …
+ Tính từ chỉ phẩm chất: dũng cảm, hèn nhát, giỏi, dốt, tốt, xấu, đẹp, hiền, dữ, trung
thực,….
+ Tính từ chỉ mùi vị: thơm, thơm ngát, ngào ngạt, thơm phức, béo ngậy, nhạt nhẽo,
đắng ngắt,….
Từ những phân tích và được các em liệt kê bằng những ví dụ cụ thể, các em sẽ dễ dàng
hiểu được tính từ và biết sử dụng hợp lí trong nói và viết.
2. Khả năng kết hợp của các từ loại
Khả năng kết hợp của từ loại không được nhắc đến trong chương trình, nhưng để học
sinh nắm chắc hơn, có khả năng xác định chính xác từ loại làm tiền đề cho việc học ở các
lớp trên nên tôi đã mạnh dạn đưa vào giảng dạy cho học sinh. Sau mỗi dạng từ loại, học sinh
đã nắm được khái niệm về danh từ, động từ, tính từ, tôi giúp các em hiểu rằng: muốn xác
định chính xác từ loại, các em có thể sử dụng một số từ ngữ kết hợp trước hoặc sau mỗi từ
loại đó, cụ thể như sau:
2.1 Khả năng kết hợp của danh từ:

Muốn biết đó có phải là một danh từ hay không, trước nó có thể xuất hiện các từ chỉ
số lượng: các, những, mỗi, một, hai, mấy, từng, tất cả,…. Và sau nó là các từ: này, ấy, kia,
nọ,….(từ chỉ trỏ) ở đằng sau.
Ví dụ:
+ Những con gà ấy
+ Mấy quả ổi này
+ Ba cây bàng kia
Chứ không thể sử dụng: Những học ấy, mấy đi này hay ba nhảy kia được.
2. 2 Khả năng kết hợp của động từ:
16


Muốn biết từ đó có phải là động từ hay không thì trước nó ta có thể thêm vào các từ:
hãy, đừng, chớ, sẽ, đang, đều, vẫn, cũng… Và sau động từ là các từ: rồi, nữa, mãi, xong,…

Ví dụ:
+ Đang học bài
+ Làm xong rồi
+ Cứ đi mãi
2.3 Khả năng kết hợp của tính từ:
Muốn biết từ đó có phải là tính từ hay không thì trước nó ta có thể thêm vào các từ chỉ
mức độ: rất, hơi, cực kì, khá, lắm, quá, tuyệt, không, chưa, chẳng,…
Ví dụ:
+ đẹp lắm
+ tuyệt đẹp
+ quá đẹp
Như vậy, qua việc giúp học sinh biết được khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính
từ, tôi yêu cầu các em tìm ra từ loại dựa vào khả năng kết hợp của nó, từ đó giúp học sinh
tìm ra từ loại một cách dễ dàng hơn.
3. Phân biệt từ loại với các từ loại khác hoặc phân biệt từ loại với đại từ, số từ.
Sau khi các em tự chiếm lĩnh kiến thức đã học về từ loại, được cung cấp về khả năng
kết hợp của từ loại, tôi hướng dẫn học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến
thức đã học bằng những bài tập luyện tập, giúp các em nhận ra kiến thức đã học từ những
dạng bài tập khác nhau, từ đó học sinh biết so sánh, lựa chọn phân biệt các từ loại với nhau
và từ loại với đại từ, số từ, cụ thể như sau:
3.1 Đối với danh từ:
Tôi nêu những dạng câu sau, yêu cầu học sinh xác định danh từ, những học sinh khác
nhận xét được điểm đúng, sai sau khi làm bài, phân tích kết quả để từ đó rút ra kiến thức từ
bài tập thực tế.
Ví dụ: - Xác định các danh từ trong các câu sau:
+ Chuyến xe chạy hết năm giờ.
DT

DT


DT
17


Học sinh sẽ xác định được 3 danh từ, tôi yêu cầu học sinh nêu rõ đó là những danh từ
chỉ gì? (Chuyến là danh từ chỉ đơn vị, xe là danh từ chỉ đồ vật, giờ là danh từ chỉ thời gian).
Một số học sinh sẽ nêu: năm giờ là danh từ, tôi giúp học sinh biết: một, hai, ba, bốn, năm,…
là từ chỉ số lượng (hay còn gọi là số từ) chứ không phải danh từ, chúng ta xác định danh từ
thì có thể đưa từ chỉ số lượng vào trước để tìm được danh từ, như: một chuyến xe, ba giờ,…
+ Tôi ra hiệu sách mua hai quyển truyện.
DT

DT

DT

Đối với dạng bài tập này, tôi yêu cầu học sinh tìm danh từ, các em sẽ nêu danh từ
gồm: hiệu sách, quyển, truyện, nhưng cũng có những em xác định: tôi là danh từ, vậy tôi sẽ
cho học sinh biết tiếng tôi không phải là danh từ mà là đại từ một loại từ thay thế cho danh
từ trong câu. Nêm không thể sử dụng từ chỉ số lượng ở trước từ tôi được.
3.2 Đối với động từ:
Để tránh cho học sinh khỏi nhầm lẫn thì tôi thường xuyên cho học sinh luyện tập, giúp
học sinh nắm chắc sự kết hợp của động từ, danh từ, trau dồi kiến thức thực tế, giúp các em tự
tìm tòi kiến thức và từ đó khắc sâu hơn kiến thức đã học.
Để tiết học có hiệu quả hơn, khi giao bài tập, tôi phân loại đối tượng học sinh làm các
dạng bài tập khác nhau, khi nhận xét chữa bài thì yêu cầu học sinh nêu được các danh từ,
động từ để cả lớp cùng nhau nhận xét đúng, sai. Từ đó rút kinh nghiệm cho những bài làm
sau.
Ví dụ: Tôi yêu cầu học sinh xác định danh từ, động từ trong các câu:
+ Học sinh làm bài ở mức độ hoàn thành, tôi yêu cầu xác định câu sau:

Tết sắp đến, mọi nhà nô nức gói bánh chưng.
DT

ĐT

DT

ĐT

DT

Đối với loại câu này, học sinh dễ dàng xác định được danh từ, động từ, còn đối với các
câu sau, nếu học sinh khó xác định, tôi gợi ý cho các em để các em có thể xác định được
theo yêu cầu.
+ Học sinh làm bài ở mức độ hoàn thành tốt, tôi yêu cầu xác định câu sau:
Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược đã kết thúc thắng lợi.
DT

ĐT

DT

ĐT
18

ĐT

ĐT



Sau khi học sinh làm bài tập dạng này, sẽ có em xác định cuộc là danh từ và kháng
chiến là động từ. Tôi giúp các em nhớ lại: Nếu từ chỉ hoạt động có các từ nỗi, niềm, sự,
cuộc, việc,… đứng trước thì đó là danh từ chỉ khái niệm. Như vậy qua bài tập càng khắc sâu
hơn kiến thức cho các em mà không chỉ là nhớ lí thuyết suông.
3.3 Đối với tính từ:
Qua bài học trong sách giáo khoa và những kiến thức mà tôi đã cung cấp thêm, học
sinh đã có thể xác định được tính từ. Tuy nhiên có những câu khó xác định tính từ, tôi nhắc
lại đặc điểm của tính từ giúp các em có thể làm tốt bài. Trong quá trình làm bài, tôi yêu cầu
các em làm bài từ dễ đến khó, các em giỏi hỗ trợ những em học ở mức hoàn thành, mỗi bài
làm đều được các em tổ chức dưới hình thức nhóm (cá nhân, nhóm đôi, nhóm lớn), nhằm
giúp các em có kĩ năng hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, từ đó giúp các em phân biệt được tính từ
với các từ loại khác, một số dạng bài tập như sau:
Ví dụ: Quê hương em đẹp lắm.
DT

DT TT

Đối với dạng câu này học sinh dễ dàng xác định được tính từ mà không lẫn lộn với
danh từ, động từ. Tuy nhiên trong câu khó hơn, nếu học sinh lúng túng, tôi sẽ gợi ý cho học
sinh, giúp các em nhận ra tính từ.
+ Niềm vui mới theo em tới trường.
DT

TT ĐT DT ĐT DT

Đối với loại câu này, các em có thể xác định được danh từ, động từ, tính từ dựa vào
khái niệm và khả năng kết hợp của nó. Tuy nhiên đối với từ niềm vui một số em sẽ xác định
đó là tính từ, lúc này tôi sẽ nhắc lại cho các em: nếu động từ và
tính từ có từ nỗi, niềm, sự, cuộc đứng trước thì từ ấy sẽ là danh từ chỉ khái niệm.
Như vậy, qua việc phân biệt từ loại này với từ loại khác và giữa từ loại với số từ, đại

từ qua việc thực hành làm bài tập, học sinh đã củng cố thêm được kiến thức về từ loại cũng
như cách xác định từ loại. Biết phân biệt từ loại qua những bài tập cụ thể.
3.4 Phân biệt các từ loại với nhau theo mục đích sử dụng:
Ngữ pháp Việt nam rất đa dạng và phong phú, Bởi sự phong phú về từ ngữ, câu văn
tùy theo cách sử dụng mà mỗi từ loại được gọi tên khác nhau. Nên muốn giúp học sinh nắm
19


vững hơn kiến thức về danh từ, động từ, tính từ thì tôi đưa ra một số câu (những câu cụ thể
tùy theo mục đích sử dụng từ thực tế) yêu cầu học sinh xác định danh từ, động từ, tính từ sau
đó có thể yêu cầu các em đưa ra những câu để tự mình tìm ra danh từ, động từ, tính từ và
cùng học với bạn, cụ thể như sau:
Ví dụ: Xác định từ “bò” , “mưa”, “sơn” thuộc từ loại nào trong các câu sau:
a) Con bò đang ăn cỏ. (bò là con vật nên bò là danh từ)
b) Bé đã biết bò.

(bò chỉ hoạt động của em bé, nên bò là động từ)

c) Mưa đến rồi.

(mưa chỉ hiện tượng của trời, nên mưa là danh từ)

d) Trời mưa to quá.

(mưa là hiện tượng nước rơi từ các đám mây xuống

mặt đất, nên mưa là động từ)
e) Cần phải mua thêm sơn màu xanh.

(sơn là một chất dạng lỏng, nên sơn là


danh từ)
g) Phải sơn lại cửa sổ. (sơn là quét nước sơn lên cửa, nên sơn là động từ)
Ví dụ: Xác định từ “ước mơ” thuộc từ loại nào trong các câu sau?
a) Đó là những ước mơ cao đẹp.

(ước mơ: là điều mong muốn tốt đẹp trong

tương lai, nên ước mơ là danh từ)
b) Hùng ước mơ trở thành phi công.

(ước mơ là mong muốn, ước ao một cách

thiết tha, ước mơ này là động từ)
Ví dụ: Xác định từ “giả” trong những câu sau thuộc từ loại nào?
+ Hàng giả tràn lan trên thị trường. (giả: là tính từ)
+ Người này giả dạng kẻ ăn xin.

(giả: là động từ)

..... ....
Từ những ví dụ trên, học sinh đã hiểu được muốn xác định từ đó là loại từ nào thì các
em phải hiểu nghĩa của từ ấy. Đến lúc này tôi cho học sinh tự chất vấn, hỏi đáp lẫn nhau,
hoặc là nhờ vào sự hỗ trợ của ban học tập, nhóm trưởng (hoặc tra từ điển) để hiểu nghĩa của
từ, sau đó các em sẽ tự xác định từ loại một cách dễ dàng.
Như vậy, qua việc phân biệt từ loại dựa vào mục đích sử dụng, tôi đã giúp các em biết
thêm về cách xác định từ loại, từ đó giúp các em gắn bó hơn với thực tiễn cuộc sống, các em
sẽ có thêm kĩ năng dùng từ, hỗ trợ thêm trong học tập môn tập làm văn,...
20



4. Củng cố kiến thức về từ loại bằng hình thức trò chơi
Trong quá trình học, việc tổ chức trò chơi là một biện pháp hữu ích, học sinh vừa được
học thông qua trò chơi, vừa tạo không khí sôi nổi trong học tập, đồng thời kích thích khả
năng làm bài nhanh nhạy. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn nhằm góp phần
củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Trò chơi học tập trong củng cố vừa để kết
thúc tiết học vừa tạo ra sự thư giãn cho học sinh trước khi bước vào tiết học tiếp theo. Tôi tổ
chức một số trò chơi như sau:
+ Trò chơi tìm danh từ, động từ, tính từ theo từ loại cho trước.
+ Thi kể về danh từ, động từ, tính từ quanh em.
+ Thi nói câu có danh từ, động từ, tính từ.
+ Thi tìm nhanh danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ, đoạn văn.
Trong khi tổ chức trò chơi, giáo viên chính là người quản trò, biết lôi kéo và thu hút
học sinh tham gia vào trò chơi, biết dừng chơi đúng lúc và thưởng phạt công bằng, đúng
luật, nhẹ nhàng. Các hình thức tổ chức nhẹ nhàng, hóm hỉnh mang tên như: “Ai nhanh – Ai
đúng”, “Tiếp sức cùng đồng đội”, “Chung sức cùng đồng đội”, “Giúp tôi tìm nhà”…
4.1 Tìm danh từ, động từ, tính từ theo từ loại cho trước:
Ví dụ: Trong tiết luyện từ và câu “Tính từ - Tiếp theo” Tuần 12, trang 123. Tôi đưa
trò chơi “Giúp tôi tìm nhà” nhằm củng cố về Danh từ, động từ, tính từ. Ở trò chơi này, Tôi
chuẩn bị 15 từ, chia lớp 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bảng nhóm và 15 từ loại. Yêu cầu
HS đính nhanh vào vị trí nhà sao cho phù hợp.
Các thẻ từ gồm: vui vẻ, nhường nhịn, Nha Trang, ăn, xinh đẹp, múa, Đồ Sơn, bay, tim
tím, mới, chạy, sông, thơm ngát, bầu trời, Hà Nội.
Nhà tôi
Danh từ

Động từ

Tính từ


Đáp án:

Nhà tôi
Danh từ

Động từ

Tính từ
21


Nha Trang
Hà Nội
bầu trời
sông
Đồ Sơn

nhường nhịn
ăn
múa
chạy
bay

vui vẻ
xinh đẹp
tim tím
mới
thơm ngát

Ví dụ: Trong bài tập này, tôi sử dụng hình thức trò chơi “Chung sức cùng đồng

đội”,Giúp học sinh củng cố lại những đặc điểm của danh từ, động từ, tính từ vào một đoạn
văn cụ thể. Chia lớp thành những 6 nhóm, mỗi nhóm 4 em, cùng thảo luận và đưa ra kết quả
chung nhất đó là điền danh từ còn thiếu vào chỗ trống như:
Chúng ta có quyền từ hào về những ............ vẻ vang của.............Bà Trưng, Bà Triệu,
Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ............ của các vị anh hùng
dân tộc, vì các vị ấy là................của một dân tộc anh hùng.
(tiêu biểu, trang lịch sử, công lao. thời đại)
Kết qủa điền như sau:
Chúng ta có quyền từ hào về những .... trang lịch sử.... vẻ vang của... thời đại...Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ... công
lao.... của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là... tiêu biểu...của một dân tộc anh hùng.
Ví dụ: Trong bài tập dạng này, tôi đã sử dụng trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”, ở trò
chơi này có thể chia lớp thành nhiều đội chơi hoặc có thể chơi theo tổ, ai giơ tay nhanh nhất
của mỗi tổ là tổ ấy được thưởng một bông hoa hoặc chia lớp 6 nhóm và thảo luận giơ bảng
phụ đồng loạt sau khi nêu câu hỏi 30 giây.
Tìm từ chỉ thời gian (đã, sẽ, đang)còn thiếu để điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:
Tôi...........làm bài thì bạn Quang gọi: “Nam ơi, bọn mình đi chơi đi !”. Tôi trả lời:
“Đợi tớ một chút, tớ............ làm bài xong rồi. Cậu đợi tớ ngoài ngõ, bọn mình......... chơi trò
đánh trận giả nhé !”
Kết quả điền như sau:
Tôi....đang...làm bài thì bạn Quang gọi: “Nam ơi, bọn mình đi chơi đi !”. Tôi trả lời:
“Đợi tớ một chút, tớ....đã.... làm bài xong rồi. Cậu đợi tớ ngoài ngõ, bọn mình.....sẽ.... chơi
trò đánh trận giả nhé !”
...........
4.2 Thi kể về các danh từ, động từ, tính từ quanh em:
22


Ví dụ: Đối với dạng này, tôi yêu cầu các em tổ chức chơi trò chơi “Tiếp sức cùng
động đội”. Tôi chia mỗi nhóm 10 em, mỗi khi tôi nêu yêu cầu, ở lượt 1: em đầu tiên có

nhiệm vụ trả lời, sau đó lượt hai lại đến em tiếp theo, nếu đội nào không trả lời được là mất
lượt, dành quyền trả lời cho đội khác, cuối cùng đội nào nêu được tên từ loại nhiều nhất là
đội thắng cuộc
- Tôi nêu yêu cầu thứ nhất: “ Hãy nêu các danh từ của những đồ vật xung quanh em (ở
nhà hoặc ở trường)”
HS sẽ nêu kết quả như: bàn, ghế, bảng, bút mực, thước, bóng đèn, quạt, hoa nhựa, khăn
bàn, sách, vở, tủ, chậu nước, hoa giấy, cây, bút chì, nhà, cửa,....
- Yêu cầu thứ hai: “Hãy nêu những động từ chỉ những hoạt động mà em đã làm.”
Học sinh sẽ nêu kết quả như: chạy, nhảy, hát, múa, đọc, bơi, leo, trèo, ngủ, ăn, uống, cười,
đứng, đi, viết, cho, biếu, tặng, đánh (răng), rửa (mặt), tắm...
- Yêu cầu thứ ba: “Hãy nêu những tính từ mà một học sinh giỏi, một người con ngoan
cần có”
Học sinh có thể sẽ nêu các kết quả như: chăm chỉ, siêng năng, cần cù, ngoan, hiếu thảo,
ngoan ngoãn, dễ chịu, dễ thương, dịu dàng, hiền, hiền hòa,...
Qua trò chơi, củng cố thêm từ ngữ về từ loại, đồng thời bồi đắp cho học sinh thêm tình
yêu thương gia đình, biết giúp đỡ gia đình, yêu những đồ vật xung quanh.
4.3 Thi nói câu có danh từ, động từ, tính từ.
Tôi sử dụng trò chơi “Ai giỏi nhất” trong bài tập này trong phần củng cố bài của mỗi
tiết học về từ loại nhằm tổng kết lại kiến thức đã học, giúp học sinh tìm ra kết quả nhanh
nhất: trước tiên tôi nêu tên trò chơi và hướng dẫn học sinh cách chơi, mỗi đội có 5-6 học
sinh và chia lớp thành 6 đội cùng chơi và đọc kết quả nhanh, nêu động từ trong câu đã sử
dụng. Đội khác nhận xét cho ý kiến đúng sai. Giáo viên đánh dấu đúng lên bảng lớp nếu đội
đó nêu được câu phù hợp theo yêu cầu. Trò chơi được thực hiện trong 3- 5 lượt, nếu đội nào
cũng nêu được câu đúng thì cả lớp cùng tuyên dương đội đó.
Ví dụ: Tôi nêu yêu cầu: Hãy đặt câu đúng có 1 danh từ (hoặc 1 động từ, 1 tính từ), và
cho biết đó là danh từ (hoặc động từ, tính từ nào).
+ Bạn Thu rất chăm học.

(danh từ: bạn Thu)
23



+ Mẹ em đang giặt quần áo.

(động từ: giặt)

+ Bé Mi rất ngoan.

(tính từ: ngoan)

4.4 Thi tìm nhanh danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ, đoạn văn.
Đây là dạng bài tổng hợp, mức độ khó cao hơn nhiều, buộc các em phải tư duy suy
nghĩ từ nào thuộc danh từ, động từ, hay tính từ. Vì thế, nên tôi gợi ý giúp các em nhớ lại
định nghĩa về mỗi từ loại, khả năng kết hợp của mỗi từ loại,... nhằm giúp các em hoàn thiện
tốt bài tập tôi yêu cầu. Mức độ xác định được đưa từ dễ đến khó, nhằm giúp các em tiếp cận
dần dần.
Ở trò chơi này thường tổ chức lồng ghép vào tiết ôn tập, tôi tổ chức trò chơi “Chung
sức cùng đồng đội”, chia lớp 6 nhóm, cùng nhau thảo luận, ghi kết quả vào bảng phụ giáo
viên phát sẵn, sau đó đính kết qủa lên bảng, nhận xét chéo. Đội nào có các kết quả đúng với
đáp án thỉ được cả lớp thưởng một tràng pháo tay.
Ví dụ: 1. Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:
a) Nam đi học.
b) Mùa xuân, trăm hoa đua nở.
c) Mặt trăng tỏa sáng rực rỡ.
d) Ông ngoại em đã già, yếu lắm.
Kết quả sau khi thảo luận:

2. Xác định danh từ, động từ, tính từ trong hai khổ thơ sau:
Bút chì xanh đỏ


Em vẽ làng xóm

Em gọt hai đầu

Tre xanh, lúa xanh

Em thử hai màu

Sông máng lượn quanh

Xanh tươi, đỏ thắm.

Một dòng xanh mát.
24


Kết quả sau khi thảo luận:

3. Xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
...Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận
này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Tưởng như biển cả có bao nhiêu nước,
trời hút lên, đổ hết xuống đất liền.
Kết quả sau khi thảo luận:

Qua việc tổ chức trò chơi, các em rất thích thú, học sinh đã tự tin hơn trong
học tập và yêu thích môn tiếng Việt. Đồng thời các em mạnh dạn phát biểu ý kiến riêng của
mình, không rụt rè nhút nhát, biết thảo luận với bạn, biết hỗ trợ bạn, biết đánh giá nhận xét
bài làm của bạn theo Thông tư 30.
c) Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp:
Để thực hiện các giải pháp, biện pháp trên có hiệu quả, cần:

- Tăng cường dự giờ thăm lớp, nhận xét, hỗ trợ lẫn nhau cùng tìm ra phương pháp dạy
học tích cực nhất. Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học.
- Viết chuyên đề chuyên sâu về mảng kiến thức từ loại, cùng nhau hướng trọng tâm
vào người học.
- Lớp học phải dạy 2 buổi/ngày hoặc trên 5 buổi/tuần mới có thời gian để giáo viên
thực hiện tốt đề tài.
d) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
25


×