Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Báo cáo thực địa Lăng Cô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.5 KB, 18 trang )

Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Mục đích, yêu cầu
Chuyến đi thực địa Lăng Cô nhằm mục đích nghiên cứu tổng th ể Đ ịa lý t ự
nhiên khu vực Lăng Cô. Qua đó, nghiên cứu các thành ph ần tự nhiên, m ối quan
hệ giữa các thành phần, sự phân hóa trong trao đổi vật chất- năng lượng giữa
các thành phần đó, đặc biệt là sự phân hóa các đơn vị: cảnh quan, c ảnh khu,
cảnh diện.

Trên cơ sở thu thập và nghiên cứu trên th ực t ế, ti ến hành thành l ập lát c ắt
từ bải
biển phía Đông thông Loan Lý đến phía Tây thôn Hói Mít, hoàn thành
bản báo cáo chuyến đi thực địa.
II. Nhiệm vụ
1. Nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan: Nền địa chất, dạng địa
2.
3.
4.
5.

hình, quá trình địa mạo, kiểu thủy văn, loại thổ nhưỡng, quần xã sinh vật.
Nghiên cứu tổng hợp các yếu tố tự nhiên, rút ra quy luật phân hóa c ủa
tự nhiên.
Nghiên cứu cấu trúc ngang: cảnh khu, cảnh quan, cảnh diện.
Thành lập lát cắt tổng hợp theo tuyến để thể hiện sự phân hóa t ự nhiên
của khu vực nghiên cứu.
Viết báo cáo Địa lý tổng hợp khu vực Lăng Cô.
III. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng các phương pháp đo, vẽ trên thực địa và phương pháp nghiên cứu


trong phòng.

1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa.
a) Tuyến nghiên cứu

Chúng em đã chọn tuyến nghiên cứu cắt ngang qua các dạng đ ịa hình tiêu
biểu của khu vực Lăng Cô theo chiều đông – tây từ bãi bi ễn phía đông thôn
Loan lý đến chân núi phía tây thôn Hói Mít.
b) Đặc điểm nghiên cứu
Các điểm tả kéo dài trong phạm vi 10km, nhưng nó phản ánh đầy đủ tất
cả các dạng địa hình tự nhiên gồm:
-Biển
-Sườn cồn cát
-Đầm phá
-Địa hình bồi tụ
-Địa hình mài mòn
-Đồng bằng chân núi

Trang 1


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
Các quần xã thực vật phân hóa theo các dạng địa hình khu v ực. Đây đ ược
xem là hình ảnh thu nhỏ của một đồng bằng duyên hải miền Trung.
c) Phương pháp nghiên cứu
-Cách tiến hành:








2.
a)

b)

c)
d)
e)

+ Đo, vẽ địa hình: Đo bằng địa bàn, thước dây để xác định các d ạng trung, ti ểu
địa hình.
+ Đào và nghiên cứu các dạng phẩu diện theo từng dạng địa hình cho từng y ếu
tố, từng kiểu trung, tiểu địa hình..
Tiến hành đào, mô tả phẫu diện.
Nghiên cứu độ kết von, độ glây, độ sâu.
Nghiên cứu các ô tiêu chẩn thực vật đi ển hình.
Nghiên cứu khí hậu, thời tiết, thủy văn, mực nước ngầm, điều kiện ẩm.
Nghiên cứu địa chất, xác định các trầm tích, tuổi và nguồn gốc của chúng.
Thu thập số liệu, tìm hiểu đặc điểm Địa Lý nhân văn khu vực Lăng Cô.
Phương Pháp nghiên cứu trong phòng
Phương pháp thu thập tài liệu
Thông qua các số liệu, các bài báo cáo của sinh viên năm tr ước và nghe
báo cáo của địa phương.
Xử lý số liệu
Chỉnh lý số liệu ngoài thực địa, xác định các số li ệu h ợp lý và không h ợp lý
của các hiện tượng tự nhiên.
Vẽ bản đồ, lát cắt địa lý tự nhiên tổng hợp.

Giải thích sự phân bố có tính quy luật của các yếu tố tự nhiên.
Viết báo cáo địa lý tự nhiên tổng hợp.

B. PHẦN NỘI DUNG

Trang 2


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
I.

Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực thị trấn Lăng Cô

1. Về tên gọi “Lăng Cô”

Địa danh “ Lăng Cô” có người cho rằng là do người Pháp đọc trai tên “An
Cư”, vốn là làng chài ở phía nam đầm. Cũng có người cho rằng lúc tr ước ở
Lăng Cô có nhiều đàn cò, nên được gọi là Làng Cò, sau đó được đân địa ph ương
đọc lại là Lăng Cô.
Lăng Cô có vị trí địa lý nằm giữa ba trung tâm b ảo tồn di s ản văn hóa Th ế
giới là: Cố Đô Huế, khu Phố Cổ Hội An, khu Thánh Địa Mỹ S ơn v ới bán kính là
70km. Lăng Cô có thể thu hút khách tham quan, nghiên cứu tại các trung tâm
trên và giải tỏa áp lực những thời điểm đông khách.
Lăng Cô nằm trên tuyến du lịch Bắc-Nam cách thành ph ố Đà N ẵng 30km
và thành phố Huế 70km, có thể hỗ trợ phát tri ển các loại hình du lịch đa d ạng
cho 2 trung tâm du lịch quốc gia trên và tăng ngày nghĩ c ủa khách d ừng chân
tại Lăng Cô, như các du khách thường nói “ lên non g ặp người hùng B ạch Mã,
xuống biển gặp người đẹp Lăng Cô”.
2. Vị trí Địa lý
Lăng Cô trước đây là xã Lộc Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Hu ế.

Năm 200, xã Lộc Hải được nâng lên thành thị trấn theo quyết định của chính
phủ và đổi tên thành Lăng Cô.
Lăng Cô là một thị trấn của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Hu ế. Cách
thành phố Huế khoảng 70km về phía nam, nằm dưới chân đèo Hải Vân. Lăng
Cô có bãi cát đẹp, nơi có nhiều khu nghĩ mát, n ằm g ần c ảng Chân Mây và khu
kinh tế Chân Mây. Nơi cố quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy qua.
-Phía đông giáp Biển Đông
-Phía tây giáp xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc
-Phía nam giáp phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà N ẵng.
-Phía bắc giáp xã Lộc Vinh, huyện Phú Lộc
Với vị trí địa lý như vậy, Lăng Cô là ranh giới khi hậu quan tr ọng của hai
miền Nam-Bắc Việt Nam, là nơi có nhiều biến tướng khí hậu do bức ch ắn đèo
Hải Vân.
3. Nền địa chất, địa hình

Thị trấn Lăng Cô hình thành trên nhiều nền địa ch ất khác nhau, phân hóa
rỏ rệt theo chiều Đông- Tây.
Phía đông chủ yếu nằm trên nền trầm tích hiện đại có tuổi holocene mu ộn.
Cụ thể đi từ bờ biển vào có:
-Trầm tích bồi tụ do gió- biển (vmQIV-3) tạo nên dạng địa hình cồn cát ven bi ển.
-Trầm tích bồi tụ do sông-đầm-biển (abmQIV-3) tạo nên địa hình đầm phá.
-Trầm tích bồi tụ sông-biển (amQIV-3) và m ột ít tr ầm tích từ núi xu ống hình
thành nên đồng bằng bồi tụ chân núi.

Trang 3


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
Phía Tây hình thành trên nền đá granit phức hệ Hải Vân có tu ổi Triat
muộn (YT-3hv)

4. Khí hậu

- Gió: Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai hướng gió chính là gió
mùa Đông Bắc về mùa đông và gió mùa Tây Nam về mùa hè. V ận t ốc gió trug
bình là 2,96m/s. Đồng thời cũng chịu tác động của bi ển và gió đ ất li ền heo chu
kỳ đêm.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 25,2℃. Tháng nóng nhất là tháng 06,
tháng 07 với nhiệt độ là 41,3℃ và tháng lạnh nhất là tháng 12 với nhiệt độ là
8,8℃.
- Lượng mưa: Bình quân năm là 3368 mm. Tháng mưa lớn nhất là tháng 10.
Số ngày mưa trung bình năm là 156 ngày.
5. Thủy văn, thủy triều
a. Thủy văn
Khu vực Lăng Cô có đầm Lâp An thông với bi ển Đông r ộng khoảng 1655
ha. Xung quanh đầm có một số con suối tập trung nước theo các l ưu v ực núi
Phú Gia và Hải Vân đổ ra đầm. Các con suối này lưu lượng không đáng kể.
Trong lòng đất có nhiều mạch nước ngầm ( có nơi chỉ cần đào xu ống 2m là có
nước ngọt, nơi sâu nhất là 11m).
Khu vực phía Tây Lăng Cô có nhiều suối nổi ti ếng nh ư su ối M ơ, su ối
Tiên…. với nguồn nước phong phú, là nơi cung cấp nguồn n ước ngọt cho dân
cư trong vùng, cũng là tiềm năng để phát triển du lịch.
b. Thủy triều
Chế độ thủy triều tại vùng Lăng Cô là chế độ bán nh ật tri ều. M ực n ước
triều bình quân là 0cm, cực đại là 126 cm, cực ti ểu là -72 cm. Th ủy tri ều cao
nhất ứng với tần suất 1% là 143 cm.
6. Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng ở đây có sự phân hóa Đông Tây:
- Vùng ven biển là đất cát mịn chứa nhi ều titan. Hi ện nay, Nhà n ước đang
có dự án khai thác nguồn khoáng sản này.
- Vùng ven biển đầm phá, đất có độ mặn cao hơn thể hi ện ở chổ các cây

ưa mặn.
- Vùng chân núi có đất phù sa sông, đầm phá bồi đắp tương đối màu m ỡ
tạo điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm,… và thực hi ện mô hình
nông – lâm kết hợp.
7. Sinh vật
Cùng với sự phân hóa các yếu tố tự nhiên nói trên, sinh v ật cũng có s ự
phân hóa tương tự:
- Phía Đông phổ biến là các quần xã cây tiên phong trên cát nh ư mu ối b ể,
rau muống biển, quắn xanh, quắn đỏ,… ngành giáp xác ( tôm, cua, còng,…) và
Trang 4


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô

II.

ngành chuyển thể ( sò, hàu, điệp,…). Lên đến đỉnh và sườn Tây cồn cát b ắt
đầu xuất hiện của một số cây thân gổ như phi lao, bạch đàn, keo lá tr ầm,…
động vật cũng phong phú bởi côn trùng ( ki ến, m ối,…) và bò sát ( t ắc kè, th ằn
lằn, rắn,…). Đáng chú ý ở vùng biển có nhiều hải sản có giá tr ị v ề m ặt kinh t ế
cũng như du lịch sinh thái như san hô, hải sâm, cá, mực, ngọc trai,….
- Đầm Lập An ở giữa vói điều kiện địa hình, nguồn nước đặc tr ưng đã tạo
nên sự khác biệt riêng: chủ yếu là các sinh vật thủy sinh và m ột s ố loài thích
hợp với nước lợ như mắm, đước,… và sên, sao biển, sò, hàu,…
- Phía Tây có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phát tri ển phing phú các loài
động – thực vật từ các loài cây cỏ như rau đắng, răm d ại, d ền d ại, mâm xôi,…
đến các loài cây trồng như lúa, lạ, xoài, mít, dừa,… và một s ố lo ại cây r ừng nh ư
sim, mua, me rừng…. Động vật có đầy đủ các dạng từ côn trùng, thú, bò sát,
chim. Đặc biệt vào sâu ttrong rừng có nhiều loại gổ, cây cảnh và thú quý hi ếm
như chỉ, sến, phong lan….

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho Lăng Cô phát tri ển du
lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Bên cạnh đó cũng gây không ít khó
khăn cho việc phát triển nông nghiệp. Do đó, cần có bi ện pháp c ải tạo và s ử
dụng hợp lý để khai thác triệt để tiềm năng của vùng.
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA LĂNG CÔ
* Dân cư và nguồn lao động
Theo thống kê dân số Lăng Cô vào khoảng 11,032 người ( năm 2010 ), mật
độ dân số: 104 ( người/km), gồm 285 hộ sống trong 9 thôn:
- Thôn Lập An có 203 hộ.
- Thôn An Cư Tây có 170 hộ.
- Thôn Đồng Dương có 201 hộ.
- Thôn An Cư I có 409 hộ.
- Thôn An Cư II 397 hộ.
- Thôn Hải Vân có 170 hộ.
- Thôn Hói Dừa và Thôn Hói Mít có 376 hộ.
1. Tình hình phát triển trên lĩnh vực kinh tế

Theo nghị quyết 165 của Chính phủ năm 2004, quy hoạch Lăng Cô là m ột
trong những điểm du lịch trọng điểm, nối liền Bạch Mã- Cảnh Dương. Hi ện
nay có nhiều dự án phát triển du lịch: quy hoạch tuyến du lịch đ ảo S ơn TràLăng Cô- Hải Vân-Bạch Mã. Quy hoạch phát tri ển đầm phá Lăng Cô, xây d ựng
thị trấn Lăng Cô nằm trong khu kinh tê Chân Mây.
Trang 5


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
1.1 Dịch vụ:

Là ngành kinh tế động lực, được các cấp, các ngành, doanh nghi ệp quan
tâm đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng để đón khách trong n ước và qu ốc t ế, bên
cạnh đó, thị trấn quan tâm tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh phát tri ển các

thế mạnh tiềm năng sẳn có tại địa phương như khu du lịch suối Mơ, su ối Tam
Thác Đổ, dịch vụ cung ứng hải sản, các khu nghic d ưỡng, Resort trên đ ịa bàn
đã hình thành nhiều điểm phục vụ du khách đến với Lăng Cô . hi ện có 47
khách sạn, nhà nghĩ với 715 phòng, ước tính lượt khách đạt 97 ngàn lượt, tăng
9,2%/năm.
Hoạt động thương mại trao đổi, lưu thông hàng hóa, cung ứng th ị tr ường,
phân phối hàng hóa thúc đẩy phát tri ển thương mại như d ịch vụ taxi, xe buýt,
bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin ngày càng phát tri ển đã mang l ại
nhiều lợi nhận cho các nhà cung cấp dịch vụ trên địa bàn.
1.2 Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng:
Các cơ sở sản xuất tiếp tục được đầu tư, sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm
có 147 hộ ( năm 2015), Sản phẩm chủ yếu: sản xuất nước đá, nước đóng chai,
mộc, nềm vật liệu xây dựng.... tạo ra nhiều việc làm cho người lao đ ộng, đáp
ứng nhu cầu nhân dân. Ước GTSX ngành tiểu thủ công nghiệp- xây dựng 1145
tỷ đạt 100% kế hoạch năm, tăng 13,62% cơ cấu kinh tế.
1.3 Nông nghiệp
a. Về ngư nghiệp: Phổ biến kiên thức nuôi cá lồng cho 57 hộ dân, th ử nghi ệm
mô hình nuôi cua xen ghép. Đánh bắt thủy sản được cải ti ến phương, ngư
lưới cụ phù hợp với vụ mùa, sô thuyền ghe cố 393 chi ếc, sản l ượng ước đ ạt
496 tấn tôm cá các loại.
b. Về chăn nuôi: Bên cạnh đàn Trâu 220 con, Bò 90 con, đàn Lợn 2.500 con,
đàn gia cầm 12.000 con, có nhiều trang trại vừa và nhỏ phát tri ển v ới các
giống gia súc mới đã cho thu nhập cao, giải quyết việc làm.
c. Về trồng trọt: Diện tích deo cấy 2 vụ 75,5ha, chuyển đổi giống tại địa
phương qua các giống có năng suất cao HT1, HT6, s ắn 35ha, khoai các lo ại 7,5
ha, rau các loại 03 ha.
d. Lâm nghiệp: Đã tổ chức bàn giao rừng tự nhiên cho 05 hộ Hói Dừa quản lý
bảo vệ và hưởng lợi với diện tích 11,1 ha. Với sự hổ trợ Trung tâm nghiên cứu
và phát triển Cộng đồng tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức trồng 3,500 cây các
loại.

1.4 Công tác tài chính ngân sách và tín dụng:
a. Hoạt động tài chính ngân sách được chú trọng đảm bảo phục vụ công tác
chính trị tại địa phương. Tổng thu ngân Nhà nước: 3.279 triệu đạt 93,79% KH
năm.
b. Hoạt động tín dụng ngân hàng tiếp tục mở rộng bám sát mục tiêu kinh
tế-xã hội ở địa phương để đầu tư kinh doanh phát tri ển. Hoạt động giao dịch

Trang 6


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
ngân hàng Chính sách huyện thông qua ủy thác của đoàn thể th ị tr ấn v ới tổng
vốn vay để phát triển sản xuất, học tập 21,344 triệu.
2. Văn hóa – xã hội
2.1 Về giáo dục:
Năm học 2014-2015, tổng số học sinh huy động đến trường 1.996/2.216
em đạt 90,07% KH. Tổ chức khai giảng năm học mới 2015-2016, tổng số học
sinh huy động đến trường 1.920/2.191 em đạt 87,63% KH. Trong đó THCS
665/682 em, Tiểu học 948/960 em, trường mầm non huy động mẫu giáo
307/549 cháu.
2.2 Công tác Y tế:
Tăng cường quy tắc ứng xử của Bộ Y tế, luật khám chữa bệnh, tập huấn
chuyên môn cho cán bộ, nhân viên trạm Y tế. Tổng số người lượt khám tại
trạm 9.885 lượt người, điều trị nội trú 135. Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại
trạm đạt 99,5 %, tiêm phòng uốn ván mũi hai đạt 80,5%.... Tỷ lệ bảo hiểm Y
tế toàn dân đạt 46%. Công tác hiến máu nhân đạo, đã vận động nhân dân
tham gia hiến máu tình nguyện 75/60 người tham gia và vượt kế hoạch đề ra
125% KH huyện giao.
3. Công tác chính sách -xã hội, văn hóa thông tin
3.1 Chính sách- xã hội

- Đã tổ chức quan tâm thăm hỏi kịp thời các đối tượng trong dịp Lễ, Tết, đặc
biệt gia đình có công với cách mạng, các hộ nghèo, hộ cận nghèo gồm 1617
đối tượng, trị giá 357.890.000 đ.
- Hộ nghèo giảm 03 hộ, còn 78 hộ, cận nghèo giảm 25 hộ, còn 30 hộ. Đã cấp
78 giấy chứng nhận hộ nghèo, 30 giấy chứng hộ cận nghèo, cấp 197 thẻ bảo
hiểm y tế cho đối tượng nghèo, cận nghèo 33 thẻ, có công cách mạng và thân
nhân người có công cách mạng bảo hiểm y tế gồm 64 thẻ. Tỷ lệ bảo hiểm y tế
toàn dân đạt 45%.
3.2 Hoạt động văn hóa- thông tin.
Tiếp tục tuyên truyền, cổ động trực quan cùng với các hoạt động th ể dục,
thể thao chào mừng Tết cổ truyền, 40 năm giải phóng quê hương
(26/03/1975- 26/03/3015) và 40 năm giải phóng hoàn toàn miềm Nam thống
nhất đất nước, 85 năm Ngày thành lập Đảng CSVN (03/03/193003/02/2015), 125 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 70 năm cách
mạng Tháng Tám và quốc khánh 02/09 ….
4. Quốc phòng- An ninh
4.1 Quốc phòng:
- Duy trì chế độ trực sẳn sàng chiến đấu, trực chỉ huy trong những ngày cao
điểm.Tổ chức điều tra quân dự bị hạng 01 là 150 Đ/c, quân dự bị hạng 02 là
1.732 Đ/c, rà soát thanh niên trong độ tuổi từ 18-25 gọi khám s ơ tuyển 164
thanh niên, kết quả có 19 thanh niên đủ điều kiện nhập ngũ.
4.1 An ninh trât tự:
Trang 7


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
- Bảo vệ tuyệt đối an toàn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm,
làm việc, nghĩ lại, các sự kiện quan trọng của địa phương, cũng như các công
trình trọng điểm, các du khách đến thăm quan.
- Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyển truyền các phương thức thủ đoạn của
các loại tội phạm trên các phương tiện thông tin đạii chúng để nhân dân biết

và cảnh giác.
- Tổ chức họp dân 06 điểm, trong đó đã đưa 04 đối tượng ra kiểm điểm trước
dân; tiến hành gọi hỏi răn đe 26 đối tượng hình sự, lập 03 hồ sơ giáo dục
Cộng đồng. Xử vi phạm hành chính 27 trường hợp, phạt tiển 31.350.000 đ.
5. Các vấn đề cấp nước
- Hiện trạng thoát nước: Các khu dân cư Lăng Cô- đầm Lập An, hi ện trạng
thoát nước mưa vẫn được thoát theo mặt đất tự nhiên, phần thì ngấm xuống
đất, phần thì chảy theo các khe tụ nước về các suối mương tự nhiên chảy ra
biển và đầm Lập An.
- Hiện trạng cấp nước: Hiện tại khu vực Lăng Cô được cấp nước sinh hoạt từ
nhà máy nước Chân Mây công suất 6000m3/ng với đường ống cấp nước dẫn
tới tận khu vực làng chài và dọc đường quốc lộ 1A tới chân cầu Lăng Cô. Tỷ l ệ
dân số được phục vụ cấp nước khoảng 60 đến 70%.
6. tình hình cung cấp điện và nguồn điện
- Trong khu dự án có các tuyến điện cao thế bao gồm: Tuyến 110 KV lộ kép,
tiết diện dây AC 150- Đà nẵng –Huế đi qua khu Lăng Cô và tuy ến cao áp 500
KV xuyên Việt tiết diện dây ACO-4x400, đi về phía Tây đầm Lập An.
- Tuyến 15 KV từ Trung Kiền đi Lăng Cô, tiết diện AC-70 cung cấp đi ện cho các
trạm Lộc Hải 1, Lộc Hải 2, Lộc Hải 3, Lộc Hải 4 với tổng công suất 550 KVA.
- Tại địa điểm thôn Lập An, xã Lộc Hải có 1 trạm biến áp trung gian
110/220kV – 2x25MVA (trạm Lăng Cô).
7. Tình hình thoát nước thải sinh hoạt và vệ sinh mô tr ường
Do khu dân cư vẫn còn nằm trong tình trạng phát triển tự nhiên, chưa có
xây dựng hệ thống thoát nước thải, cũng không có hệ thống thu gom xử lý rác
và các chất thải rắn. Nhưng cũng chưa có tình trạng gây ô nhi ễm cho bãi bi ển
và môi trường vì mật độ dân cư thấp.
8. Các định hướng phát triển
8.1. Chỉ tiêu chủ yếu 2016
- Giá trị sản xuất tăng: 1.225.113 triệu
- Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn: 800 tỷ

- Thu ngân sách địa phương: 3.283 triệu
- Thu nhập bình quân đầu người: 57 triệu
- Bê tông hóa GTNT: 0,7 Km
- Tỷ lệ tham gia BHYT toàn dân: 50%
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới: 0,5%
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng < 5 tuổi: 7,8%
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1%
- Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề: 59%
Trang 8


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
- Giải quyết việc làm mới: 480 người
- Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh: 98.2%
- Tỷ lệ che phủ rừng: 57%
8.2. Các dự án trọng điểm
- dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân (công trình Quốc gia).
- Dự án mở rộng vĩa hè QL1A đoạn qua thị trấn (công trình huyện).














III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở khu vực Lăng Cô có sự phân hóa sâu s ắc về
tự nhiên, thể hiện rỏ qua sự phân hóa 2 cảnh quan :
- Cảnh quan A : Đồng bằng chân núi.
- Cảnh quan B: Đồi núi thấp, trung bình Tây Hói Mít
Mỗi cảnh quan có sự phân hóa về các thành phần tự nhiên:
Nền địa chất: + Cảnh quan A: Trầm tích hổn hợp- sông – đầm- bi ển.
+ Cảnh quan B: Đá granit tuổi triat muộn phức hệ Hải Vân.
Kiểu địa hình: + Cảnh quan A: Đồng bằng chân núi ven biển Lăng Cô.
+ Cảnh quan B: Đồi núi thấp và trung bình Tây Hói Mít.
Thủy văn: + Cảnh quan A: Nước ngầm do sông -biển-.mưa và bị ảnh hưởng
bởi thủy triều nên độ mặn lớn hơn
+ Cảnh quan B: Nước ngầm do mưa là chủ yếu. Nguồn cung nước do mưa,
mạng lưới sông, suối.
Thổ nhưỡng: + Cảnh quan A: Đất cát biển, đất mặn, đất phù sa, đặc biệt đất
cát biển có độ ngấm nước lớn.
+ Cảnh quan B: Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá granit là chủ yếu.
Quần xã sinh vật: + Cảnh quan A: Quần xã sinh vật chịu hạn, chịu mặn, cây
tiên phong trên cát.
+ Cảnh quan B: Quần xã sinh vật rừng.
Dưới tác động của các quy luật Địa lý tự nhiên, mỗi cảnh quan l ại có sự phân
hóa chi tiết thành các cảnh khu, cảnh diện. Trên cơ s ở nghiên cứu th ực tế,
cảnh quan A được phân thành các khu vực sau:
Cảnh khu 1: Cồn cát ven biển Lăng Cô
Cảnh khu 2: Đầm Lập An
Cảnh khu 3: Đồng bằng chân núi Hói Mít
Dựa trên tiêu chí cảnh quan kết hợp với mô tả phẩu diện đất, ô tiêu
chuẩn thực vật, dạng tiểu địa hình và các yếu tố trung địa hình, mỗi cảnh
quan có thể chia nhỏ thành các cảnh diện khác nhau. Mỗi cảnh di ện ứng v ới

một điều kiện địa chất, yếu tố trung địa hình, một ki ểu đất và một quần xã
sinh vật riêng.
1. Cảnh khu 1: Cồn cát ven biển Lăng Cô – gồm các cảnh diện sau:
a. Cảnh diện 1: Bãi cát ven biển.
Trang 9


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
Số thứ tự: 01
Phẫu diện số: 01
Ngày – giờ khảo sát:11/04/2016. Lúc 8 giờ.
Đơn vị khảo sát: Lớp Địa 2B, Khoa Địa Lý, trường ĐHSP Huế
Đơn vị hành chính: Thôn An Cư Đông, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc,
Thừa Thiên Huế.
- Vị trí khảo sát: Trung tâm bãi triều ( bãi tri ều thấp)
- Dạng địa hình: bãi biển
- Thời tiết lúc khảo sát:
• Nhiệt độ không khí : 30℃
• Nhiệt độ đất: 28℃
• Độ ẩm: 65%
• Vận tốc gió: 0,9m/s
• Áp suất không khí: 1007mb
Địa thế: bằng phẳng
Quá trình địa mạo hiện đại: mài mòn, bồi tụ do gió và bi ển.
Nham thạch: trầm tích biển gió holoxen. mpQIV-3
Mực nước ngầm: khoảng 3m
Điều kiện ẩm: do thủy triều
Tên thổ bì: đất cát biển
Tên quần hợp thực vật: rau muống biển, cỏ lông chông.
Động vật: còng biển

Tác động của con người: làm bãi tắm, bãi đậu thuyền.
b. Cảnh diện 2: Chân núi phía Đông cồn cát ven biển Lăng Cô.
- Số thứ tự: 02
- Phẫu diện số: 02
- Ngày – giờ khảo sát:11/04/2016. Lúc 8 giờ 45 phút.
- Đơn vị khảo sát: Tổ 01, lớp Địa 2B, Khoa Địa Lý, trường ĐHSP Huế
- Đơn vị hành chính: Thôn An Cư Đông, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc,
Thừa Thiên Huế.
- Vị trí khảo sát: Chân cồn cát
- Dạng địa hình: cồn cát
- Thời tiết lúc khảo sát:
• Nhiệt độ không khí : 34℃
• Nhiệt độ đất: 31℃
• Độ ẩm: 65%
• Vận tốc gió: 0,4m/s
• Áp suất không khí: 1007mb
Địa thế: thoải
Quá trình địa mạo hiện đại: mài mòn, bồi tụ do gió và bi ển.
Nham thạch: trầm tích biển gió holoxen. mpQIV-3
Mực nước ngầm: khoảng 4m
Điều kiện ẩm: do nước mưa
Tên thổ bì: đất cát biển
Tên quần hợp thực vật: cây bụi và hoa thảo.
-

Trang 10


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
Động vật: còng biển

Tác động của con người: chắn cát.
c. Cảnh diện 3: Sườn núi phía Đông cồn cát ven biển Lăng Cô
- Số thứ tự: 03
- Phẫu diện số: 03
- Ngày – giờ khảo sát:11/04/2016. Lúc 9 giờ 13 phút.
- Đơn vị khảo sát: Tổ 01, lớp Địa 2B, Khoa Địa Lý, trường ĐHSP Huế
- Đơn vị hành chính: Thôn An Cư Đông, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc,
Thừa Thiên Huế.
- Vị trí khảo sát: Sườn đông cồn cát
- Dạng địa hình: cồn cát
- Thời tiết lúc khảo sát:
• Nhiệt độ không khí : 36,5℃
• Nhiệt độ đất: 32℃
• Độ ẩm: 44%
• Vận tốc gió: 0,5m/s
• Áp suất không khí: 1008mb
Địa thế: thoải
Quá trình địa mạo hiện đại: bồi tụ do gió và biển.
Nham thạch: trầm tích
Mực nước ngầm: khoảng 6m
Điều kiện ẩm: do nước mưa
Tên thổ bì: đất cát biển
Tên quần hợp thực vật: cây bụi.
Động vật: kỳ nhông , chuột, rắn.
Tác động của con người: Làm thổ cư, nghĩa địa.
d. Cảnh diện 4: Đỉnh cồn cát ven biển Lăng Cô.
- Số thứ tự: 04
- Phẫu diện số: 04
- Ngày – giờ khảo sát:11/04/2016. Lúc 9 giờ 40 phút.
- Đơn vị khảo sát: Tổ 01, lớp Địa 2B, Khoa Địa Lý, trường ĐHSP Huế

- Đơn vị hành chính: Thôn An Cư Đông, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc,
Thừa Thiên Huế.
- Vị trí khảo sát: Đỉnh cồn cát
- Dạng địa hình: cồn cát
- Thời tiết lúc khảo sát:
• Nhiệt độ không khí : 36,5℃
• Nhiệt độ đất: 32℃
• Độ ẩm: 42%
• Vận tốc gió: 0,9m/s
• Áp suất không khí: 1009 mb
Địa thế: Đỉnh bằng
Quá trình địa mạo hiện đại: xâm thực bồi tụ do gió.
Nham thạch: trầm tích
Mực nước ngầm: khoảng 10m
-

Trang 11


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
Điều kiện ẩm: do nước mưa
Tên thổ bì: đất cát biển
Tên quần hợp thực vật: cây bụi.
Động vật: kỳ nhông , chuột.
Tác động của con người: Làm thổ cư, nghĩa địa.
e. Cảnh diện 5: Sườn Tây cồn cát ven biển Lăng Cô
- Số thứ tự: 05
- Phẫu diện số: 05
- Ngày – giờ khảo sát:11/04/2016. Lúc 15 giờ 15 phút.
- Đơn vị khảo sát: Tổ 01, lớp Địa 2B, Khoa Địa Lý, trường ĐHSP Huế

- Đơn vị hành chính: Thôn An Cư Đông, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc,
Thừa Thiên Huế.
- Vị trí khảo sát: Sườn Tây cồn cát
- Dạng địa hình: cồn cát
- Thời tiết lúc khảo sát:
• Nhiệt độ không khí : 34,7℃
• Nhiệt độ đất: 32℃
• Độ ẩm: 77,2%
• Vận tốc gió: 0,4m/s
• Áp suất không khí: 1012mb
Địa thế: sườn đồi
Quá trình địa mạo hiện đại: bồi tụ do gió.
Nham thạch: trầm tích.
Mực nước ngầm: khoảng 4-5m
Điều kiện ẩm: do nước mưa
Tên thổ bì: đất cát biển
Tên quần hợp thực vật: cây bụi, thân gổ nhân tác.
Động vật: kỳ nhông , chuột.
Tác động của con người: Làm thổ cư.
2. Cảnh khu II: Đầm Lập An – Gồm các cảnh diện:
a. Cảnh diện 1: Bãi triều cao bờ Đông đầm Lập An.
-

-

Số thứ tự: 06
Phẫu diện số: 06
Ngày – giờ khảo sát:11/04/2016. Lúc 15 giờ 56 phút.
Đơn vị khảo sát: Tổ 01, lớp Địa 2B, Khoa Địa Lý, trường ĐHSP Huế
Đơn vị hành chính: Thôn An Cư Đông, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc,

Thừa Thiên Huế.
Vị trí khảo sát: Trung tâm bãi triều cao
Dạng địa hình: đầm
Thời tiết lúc khảo sát:
• Nhiệt độ không khí : 32,9℃
• Nhiệt độ đất: 34℃
• Độ ẩm:80.5 %
• Vận tốc gió: 0,5m/s
Trang 12


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
Áp suất không khí: 1012mb
Địa thế:bằng phẳng
Quá trình địa mạo hiện đại: bồi tụ do mưa.
Nham thạch: trầm tích sông hồ (amvQIV-3)
Mực nước ngầm: khoảng 0,5m
Điều kiện ẩm: do thủy triều
Tên thổ bì: đất cát biển
Tên quần hợp thực vật: thực vật nhân tác.
Động vật: động vật trong đầm.
Tác động của con người: chưa tác động.
b. Cảnh diện 2: Bãi triều thấp bờ Tây đầm Lập An
-Số thứ tự: 07
-Phẫu diện số: 07
-Ngày – giờ khảo sát:11/04/2016. Lúc 16 giờ 23 phút.
-Đơn vị khảo sát: Tổ 01, lớp Địa 2B, Khoa Địa Lý, trường ĐHSP Huế
-Đơn vị hành chính: Thôn An Cư Đông, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa
Thiên Huế.
-Vị trí khảo sát: Trung tâm bãi triều thấp

-Dạng địa hình: đầm lầy
-Thời tiết lúc khảo sát:
• Nhiệt độ không khí : 32,9℃
• Nhiệt độ đất: 34℃
• Độ ẩm: 75.7%
• Vận tốc gió: 0,6m/s
• Áp suất không khí: 1012mb
- Địa thế: bằng phẳng
- Quá trình địa mạo hiện đại: bồi tụ trầm tích do sông, thủy tri ều.
- Nham thạch: trầm tích sông hồ amvQIV-3
- Mực nước ngầm: khoảng 0,5m
- Điều kiện ẩm: do thủy triều sông
- Tên thổ bì: đất cát biển
- Tên quần hợp thực vật: cây ngập nước.
- Động vật: còng, ốc.
- Tác động của con người: Làm thổ cư, trồng cây lấn biển.
-3. Cảnh khu 3: Đồng bằng chân núi Hói Mít- Gồm các cảnh di ện:
-a. Cảnh diện 1: Đồng bằng thấp chân núi Hói Mít


-Số thứ tự: 08
-Phẫu diện số: 08
-Ngày – giờ khảo sát:14/04/2016. Lúc 7 giờ 30 phút.
-Đơn vị khảo sát: Tổ 01, lớp Địa 2B, Khoa Địa Lý, trường ĐHSP Huế
-Đơn vị hành chính: Thôn An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú L ộc, Th ừa Thiên

Huế.
-Vị trí khảo sát: Trung tâm bãi triều thấp
-Dạng địa hình: đầm
Trang 13



Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
-Thời tiết lúc khảo sát:
• Nhiệt độ không khí : 32,5℃
• Nhiệt độ đất: 32℃
• Độ ẩm: 84,9 %
• Vận tốc gió: 0,8m/s
• Áp suất không khí: 1011mb
- Địa thế: thoải
- Quá trình địa mạo hiện đại: bồi tụ do sông và thủy triều.
- Nham thạch: trầm tích
- Mực nước ngầm: khoảng 0,5 m
- Điều kiện ẩm: do sông, thủy triều
- Tên thổ bì: đất cát biển
- Tên quần hợp thực vật: củ gấu biển
- Động vật: kỳ còng
- Tác động của con người: Làm bãi đậu thuyền.

b. Cảnh diện 2: Đồng bằng cao chân núi Hói Mít.
-Số thứ tự: 09
-Phẫu diện số: 09
-Ngày – giờ khảo sát:14/04/2016. Lúc 7 giờ 45 phút.
-Đơn vị khảo sát: Tổ 01, lớp Địa 2B, Khoa Địa Lý, trường ĐHSP Huế
-Đơn vị hành chính: Thôn An Cư Tây, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú L ộc, Th ừa Thiên
Huế.
-Vị trí khảo sát: Trung tâm bãi triều
-Dạng địa hình: Đầm
-Thời tiết lúc khảo sát:
• Nhiệt độ không khí : 33,8℃

• Nhiệt độ đất: 32℃
• Độ ẩm: 73,7 %
• Vận tốc gió: 0,8 m/s
• Áp suất không khí: 1011mb
- Địa thế: bằng phẳng
- Quá trình địa mạo hiện đại: bồi tụ do sông và thủy triều.
- Nham thạch: trầm tích abmQIV-3
- Mực nước ngầm: khoảng 0,7m
- Điều kiện ẩm: do thủy triều sông
- Tên thổ bì: đất phù sa ven biển
- Tên quần hợp thực vật: cỏ năn, cỏ gấu, cỏ hôi.
- Động vật: kỳ giun đất.
- Tác động của con người: Làm thổ cư, nuôi trồng thủy hải sản.
c. Cảnh diện 3: Đồng bằng chân núi Hói Mít.
-Số thứ tự: 10
-Phẫu diện số: 10
-Ngày – giờ khảo sát:14/04/2016. Lúc 08 giờ 20 phút.
-Đơn vị khảo sát: Tổ 01, lớp Địa 2B, Khoa Địa Lý, trường ĐHSP Huế
Trang 14


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
-Đơn vị hành chính: Thôn Hói Mít, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú L ộc, Th ừa Thiên

Huế.
-Vị trí khảo sát: trung tâm bãi bồi
-Dạng địa hình: bãi bồi
-Thời tiết lúc khảo sát:
• Nhiệt độ không khí : 34,4℃
• Nhiệt độ đất: 33℃

• Độ ẩm: 78,3%
• Vận tốc gió: 0,4m/s
• Áp suất không khí: 1011mb
- Địa thế: bằng phẳng
- Quá trình địa mạo hiện đại: bồi tụ do sông.
- Nham thạch: trầm tích aQIV-3
- Mực nước ngầm: khoảng 0,8m
- Điều kiện ẩm: do sông
- Tên thổ bì: phù sa sông
- Tên quần hợp thực vật: họ hòa thảo, thực vật nhân tác.
- Động vật: giun, dế.
-Tác động của con người: Làm thổ cư và làm canh tác nông nghi ệp.
d. Cảnh diện 4: Đồng bằng sát chân núi.
-Số thứ tự: 11
-Phẫu diện số: 11
-Ngày – giờ khảo sát:14/04/2016. Lúc 9 giờ 15 phút.
-Đơn vị khảo sát: Tổ 01, lớp Địa 2B, Khoa Địa Lý, trường ĐHSP Huế
-Đơn vị hành chính: Thôn Hói Mít, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú L ộc, Th ừa Thiên
Huế.
-Vị trí khảo sát: Trung tâm bậc thềm
-Dạng địa hình: Bậc thềm
-Thời tiết lúc khảo sát:
• Nhiệt độ không khí : 35,8℃
• Nhiệt độ đất: 32℃
• Độ ẩm: 78.4%
• Vận tốc gió: 0,4m/s
• Áp suất không khí: 1013mb
- Địa thế: Bằng phẳng
- Quá trình địa mạo hiện đại: bồi tụ do sông.
- Nham thạch: trầm tích aQIV-3

- Mực nước ngầm: khoảng 1 m
- Điều kiện ẩm: do sông
- Tên thổ bì: đất cát pha
- Tên quần hợp thực vật: quần xã cây bụi và cây nhân tác.
- Động vật: giun, dế.
- Tác động của con người: Làm thổ cư, canh tác nông nghi ệp.

Trang 15


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
C. PHẦN KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, khảo sát thực địa tại khu vực Lăng Cô v ề cảnh quan,
chúng em đã thu được những kết quả sau đây:
1. Về mặt lý luận
- Chúng em đã vận dụng được lý luận về cảnh quan học vào nghiên cứu thực
tiển tại địa phương Lăng Cô.
- Chúng em đã biết áp dụng các phương pháp nghiên cứu theo tuyến và theo
điểm đặt tả, đạt được mục đích và nhiệm vụ đề ra là nghiên cứu sự phân hóa
cảnh quan khu vực Lăng Cô.
2. Về mặt thực Tiễn
- Chúng em đã tiến hành nghiên cứu, đào và mô tả chi tiết 11 phẫu di ện đất,
11 ô tiêu chuẩn thực vật cùng các đặc điểm tự nhiên khác làm cơ s ở cho vi ệc
xây dựng lát cắt tự nhiên tổng hợp tỷ lệ đứng 1/500 và tỷ lệ ngang 1/10.000
từ thôn Loan Lý đến thôn Hói Mít nhằm thể hiện sự phân hóa địa lý tự nhiên
theo chiều Đông – Tây thuộc khu vực nghiên cứu.
3. Dựa trên hệ thống chỉ tiêu cấu trúc ngang của cảnh quan chúng em đã phân
chia lãnh thổ nghiên cứu thành 02 cảnh quan:
+ Cảnh quan A: Đồng bằng chân núi ven biển Lăng Cô.
+ Cảnh quan B: Đồi núi thấp, trung bình Hói Mít.

Cảnh quan đồng bằng chân núi ven biển được chia thành 2 cảnh khu và 11
cảnh diện:
• Cảnh khu I: Cồn cát ven bi ển Lăng Cô.
• Cảnh khu II: Đầm Lập An.
• Cảnh khu III: Đồng bằng chân núi Hói Mít.
4. Đề xuất ý kiến:
Để góp phần vào cho sự phát triển bền vững của khu vực Lăng Cô chúng
em xin để xuất một số ý kiến như sau:
+ Địa phương cần trồng thêm nhiều cây xanh sát biển để tạo thêm không gian
du lịch cũng như tăng khả năng chống cát, giữ đất cho vùng ven bi ển.
+ Xây dựng, đào tạo và nâng cao đội ngũ nhân viên cứu hộ, cứu nạn trên bi ển.
+ Đẩy mạnh hơn nữa công tác trồng rừng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy thế
mạnh về du lịch sinh thái và du lịch biển.
+ Đầu tư phát triển hơn nữa cho khu du lịch thác Mơ.
+ Đầu tư, quan tâm hơn nữa công tác phát tri ển văn hóa, giáo dục, y tế, tuyên
truyền và phổ biến kế hoạch hóa gia đình đến từng người dân.
+ Có nhiều chính sách hơn nữa và tạo mọi điều kiện để thu hút ngu ồn đầu tư
phát triển kinh tế ở trong nước cũng như nước ngoài.
Trang 16


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
+ Xử lý cũng như quy hoạch các công trình xử lý nước thải và rác vệ sinh phù
hợp với điều kiện của địa phương…….

Huế, 04/2016
Tổ 01- Địa 2B – NK: 2014 – 2018

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………… 1

I.

Mục đích, yêu cầu ……………………………………………………………...1

II. Nhiệm vụ……………………………………………………………………….. 1
III. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………….........1
B. PHẦN NỘI DUNG ……………………………………………………………...3
I.

Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực thị trấn Lăng Cô……..…………………… 3

1. Về tên gọi “Lăng Cô”………………………………………………………….3
2. Vị trí Địa lý……………………………………………………………………..3
3. Nền địa chất, địa hình ………………………………………………………….3
4. Khí hậu …………………………………………………………………………4
5. Thủy văn, thủy triều…………………………………………………………… 4
6. Thổ nhưỡng …………………………………………….………………………4
7. Sinh vật…………………………………………………………………………5
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA LĂNG CÔ ……………………………5
1. Tình hình phát triển trên lĩnh vực kinh tế ……………………………………..6
2. Văn hóa – xã hội………………………………………………………………… 7
3. Công tác chính sách -xã hội, văn hóa thông tin…………………………………. 7 4.
Quốc phòng- An ninh ……………………………………………………………8
Trang 17


Báo cáo tổng hợp thực địa khu vực Lăng Cô
5. Các vấn đề cấp nước ……………………………………………………………..8
6. tình hình cung cấp điện và nguồn điện ………………………………………… 8
7. Tình hình thoát nước thải sinh hoạt và vệ sinh mô trường……………………… 9

8. Các định hướng phát triển ……………………………………………………….9
C. PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………………. 17

Trang 18



×