Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

quy dinh va huong dan chuyen de nghien cuu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.85 KB, 7 trang )

HƯỚNG DẪN VIẾT CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.

Mục tiêu

Giúp sinh viên tiếp cận, cập nhật và nắm bắt kịp thời các chuẩn mực kế toán, chế
độ kế toán, kiểm toán cũng như các luật thuế, chính sách thuế liên quan áp dụng trong
công tác kế toán.
Giúp sinh viên tập làm quen với việc cập nhật các văn bản pháp lý liên quan đến
công tác kế toán của doanh nghiệp. Từ đó hỗ trợ tốt cho công tác thực tế của sinh viên
khi tốt nghiệp.
Giúp sinh viên tổng hợp và ứng dụng các môn chuyên ngành đã học như KTTC,
Kiểm toán, Kế toán chi phí, Kế toán quản trị,…
Vì vậy, việc hướng dẫn thực hiện CĐNC trong học kỳ này nhằm giúp sinh viên
hướng đến những mục tiêu trên. Đây cũng là cơ hội để sinh viên có thể nghiên cứu sâu
hơn về bản chất của lý thuyết cũng như khả năng liên kết và tư duy về các vấn đề lý luận
liên quan đến chuyên ngành kế toán.
2.

Một số lĩnh vực có thể tham khảo để chọn đề tài

-

Luật kế toán

-

Các chuẩn mực kế toán

-


Chế độ kế toán

-

Luật thuế

-

Các nghị định, thông tư liên quan đến thuế

-

Các văn bản liên quan đến kế toán và thuế đang có hiệu lực.

-

Các chuẩn mực kiểm toán

-

Kế toán chi phí

-

Kế toán quản trị

-

….


3.

Một số đề tài SV có thể tham khảo
• Liên quan đến lĩnh vực kế toán thuế:
-

Một số điểm mới liên quan đến thuế TNDN hoặc thuế GTGT,… trong năm 2014.


-

Tổng hợp một số thay đổi của luật quản lý thuế mới có hiệu lực trong năm 2014.

-

Cập nhật và so sánh sự khác biệt giữa chính sách thuế mới so với các quy định cũ.

-

Kế toán thuế (TNDN, TNCN, GTGT, …) tại doanh nghiệp ABC.

-

….

• Liên quan đến lĩnh vực kế toán, kiểm toán:
-

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán, kiểm toán và thuế của
DN.

So sánh sự khác biệt giữa chế độ kế toán doanh nghiệp và chế độ kế toán doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Cập nhật và so sánh sự khác biệt giữa chính sách kế toán, kiểm toán mới so với
các quy định cũ


• Liên quan đến lĩnh vực kế toán chi phí, kế toán quản trị:
-

Ứng dụng những phương pháp phân loại chi phí để nhận diện sự vận động của chi
phí trong doanh nghiệp sản xuất.
- Đánh giá sự phù hợp khi doanh nghiệp Việt Nam thưc hiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp thực tế ?
- Nhận diện điểm giống và khác nhau khi xây dựng chi phí định mức và chi phí ước
tính.
- Đánh giá ưu và nhược điểm các phương pháp phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ
trong doanh nghiệp sản xuất.
- Làm rõ những hạn chế của doanh nghiệp khi sử dụng mô hình chi phí – khối
lượng – lợi nhuận (C.V.P) để ra quyết định.
- Điểm khác biệt của việc nhận diện thông tin của nhà quản lý khi quản lý tài chính
của doanh nghiêp theo KTTC và KTQT.
- …
• Các đề tài khác: theo sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn.
Lưu ý: Sinh viên phải đăng ký đề tài với GVHD và chỉ thực hiện đề tài khi có sự
phê duyệt của GVHD. Nếu đề tài gắn với thực trạng của một doanh nghiệp cụ thể thì
phải có dấu và xác nhận của đơn vị được nghiên cứu trong đề tài (Mẫu đính kèm)
4.

Kết cấu chung của CĐNC



-

Mục lục

-

Lời mở đầu

-

Nội dung của chuyên đề: gồm 3 chương
+ Chương 1
+ Chương 2
+ Chương 3

-

Kết luận

-

Tài liệu tham khảo

-

Phụ lục

5.


Kết cấu chi tiết của chuyên đề nghiên cứu

Mỗi chuyên đề nghiên cứu số trang nội dung chính (từ chương 1 đến chương
3) ở mức từ 25 – 35 trang).


Nếu SV chọn đề tài thiên về việc cập nhật, so sánh các văn bản pháp lý (tức

không nghiên cứu thực tế tại các doanh nghiệp).
-

Chương 1: Trình bày nội dung chính/quan trọng của vấn đề nghiên cứu

Nội dung trình bày mang tính chất tổng hợp, chắt lọc những nội dung mà chuyên
đề cần đề cập (tránh chép nguyên văn nội dung của văn bản pháp lý hay quy định).
Chương 2: Trình bày những thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng vấn đề nghiên
cứu vào thực tế. Hay phân tích/so sánh những nội dung của văn bản khi vận dụng trong
thực tế…
Chương 3: Nhận xét – đánh giá hay đề xuất 1 số phương hướng để giải quyết sự
khó khăn trên.


Nếu SV chọn đề tài thiên về việc vận dụng các văn bản pháp lý vào một đơn vị

cụ thể (tức nghiên cứu thực tế tại các doanh nghiệp).
-

Chương 1: Trình bày nội dung chính/quan trọng của vấn đề nghiên cứu

Nội dung trình bày mang tính chất tổng hợp, chắt lọc những nội dung mà chuyên

đề cần đề cập (tránh chép nguyên văn nội dung của văn bản pháp lý hay quy định).
Chương 2: Giới thiệu khái quát về đơn vị (Doanh nghiệp đang tìm hiểu) và thực
trạng ứng dụng vấn đề nghiên cứu tại đơn vị mà SV tìm hiểu. Thực trạng này cần gắn với
nội dung đã trình bày ở chương 1.


Chương 3: So sánh và nêu ưu nhược điểm về thực tế ứng dụng của doanh nghiệp
so với quy định. Rút ra nhận xét.

YÊU CẦU CHUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.

Về nội dung:

-

Theo hướng dẫn ở phần trên.

2.

Về hình thức:

2.1
Yêu cầu trình bày: ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có
đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.
2.2

Thứ tự trình bày theo trình tự sau:
 Bìa chuyên đề (xem mẫu bên dưới)
 Nhận xét của GVHD

 Mục lục chuyên đề (thông thường gần như là đề cương chi tiết của chuyên đề)
 Đề cương chi tiết đã được GVHD phê duyệt.
 Mục lục các chữ viết tắt (nếu có) xếp theo thứ tự bảng chữ cái. (Không nên lạm

dụng chữ viết tắt. Không viết tắt những cụm từ dài hoặc những từ ít xuất hiện trong
chuyên đề).
 Nội dung chuyên đề: (Đánh số bắt đầu từ chương 1)
Về cách đánh số thứ tự của các mục trong từng phần: Số thứ tự được đánh số
bằng hệ thống Ả rập (1,2,3…), không dùng số La mã (I,II,III…). Cách đánh số phải khoa
học, hợp lý.
Các bảng biểu và đồ thị (nếu có) phải đánh số, tên bảng biểu/đồ thị và nguồn
tham khảo.
 Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo (Nếu là sách: nêu tên tác giả, tên tài liệu, chương
tìm hiểu, nhà xuất bản, năm xuất bản – Nếu là tạp chí: tên tác giả, tên tạp chí, số ngày,
nhà xuất bản – Nếu là Internet: tên trang web).
Phụ lục: sổ sách, chứng từ gốc minh chứng cho nội dung liên quan đến đề tài.
 Bảng đánh giá mức độ tham gia thực hiện CĐNC của các thành viên trong
nhóm và Nhật ký liên hệ với GVHD (mẫu đính kèm).


2.3

Quy định về trình bày:

-

Font chữ:

Times New Roman


-

Cỡ chữ:

13

-

Paragraph (giãn dòng): 1,3 - 1,5 line

Quy cách trang: Top: 3cm, Bottom: 3,5cm (đánh số trang ở phần Bottom - giữa
trang)
Left: 3,5cm, Right: 2,5cm
Không sử dụng Header và Footer, ngoại trừ đánh số trang (phía dưới, giữa trang
giấy. Tuyệt đối không ghi tên gỉang viên hướng dẫn vào Header hay Footer).
-

Đánh số thứ tự hình vẽ, đồ thị, sơ đồ, bảng biểu (đặt ở giữa).

-

Đánh số: các mục và biểu mục không đánh số La mã, chỉ đánh theo hình thức sau:
Chương 1:
1.1
1.1.1
Chương 2:
2.1
2.1.1


(4)


Quy định về thực hiện:

CĐNC được thực hiện theo nhóm sinh viên. Sinh viên phải liên lạc với Giảng
viên hướng dẫn để được hướng dẫn cụ thể về đề tài mình viết.
Mỗi nhóm gồm 2 SV, SV phải đăng ký nhóm với Giảng viên hướng dẫn. Trong
trường hợp nhóm SV do GVHD bị lẻ 1 SV thì SV này sẽ tham gia nhóm gồm 3 SV.
Ví dụ: Cô Võ Thị Thức hướng dẫn 1 nhóm SV gồm 7 SV. Như vậy, nhóm 7 SV này sẽ
được chia thành 3 nhóm nhỏ để thực hiện CĐNC. Đó là 02 nhóm có 2 SV và 01 nhóm
gồm 3 SV.
SV phải thực hiện chuyên đề theo đúng nội dung đề cương chi tiết mà GVHD đã
phê duyệt ngay từ đầu – Đề cương chi tiết được duyệt phải được để sau mục lục của
chuyên đề (Nếu là SV học tại TP.HCM thì phải có chữ ký phê duyệt đồng ý với đề
cương của GVHD + ngày tháng phê duyệt; Nếu là SV học tại các tỉnh thì phải có ý
email hồi đáp + ngày tháng ghi rõ sự phê duyệt của GVHD đối với đề cương này.
Trong trường hợp SV đã nhiều lần liên hệ với GVHD nhưng GVHD không hồi


đáp/không nhiệt tình hay không phê duyệt đề cương – lỗi đề cương không được phê
duyệt là do GVHD thì SV cần phải thông tin cho người phụ trách công tác CĐNC
hay gởi email phản ánh về Khoa Kế toán: để không bị thiệt
thòi khi đánh giá/tránh trường hợp khi bị đánh giá thấp mới phản hồi lý do. Khoa
kế toán sẽ đảm bảo quyền lợi cho SV khi nhận được phản ánh nếu đó là những phản
ánh trung thực và khách quan).
Trước thời hạn nộp 1 tuần, sinh viên phải thông qua giảng viên hướng dẫn lần
cuối, trước khi hoàn chỉnh Chuyên đề nghiên cứu.
Tất cả Chuyên đề nghiên cứu nộp cho Lớp trưởng, Lớp trưởng lập Bảng kê
gồm các chỉ tiêu cơ bản sau: Tên sinh viên, mã số sinh viên, tên đề tài, Giảng viên

hướng dẫn, ký nộp.
-

Địa điểm nộp:

+ Đối với sinh viên học tại TP HCM nộp cho Lớp Trưởng (đính kèm danh sách
sinh viên ký nộp), sau đó nộp tại Văn phòng Khoa Kế toán phòng 113 (Tân Phong, Quận
7).
+ Đối với sinh viên học ngoài địa bàn TP HCM: nộp cho lớp trưởng và ký vào
danh sách đã nộp. Lớp trưởng đóng gói và gởi qua đường bưu điện, gởi theo địa chỉ:
Khoa Kế toán trường ĐH Tôn Đức Thắng đường Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong,
quận 7, TP HCM.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH – CHẾ TÀI TRONG THỰC HIỆN CĐNC

STT

NỘI DUNG

CHẾ TÀI

1

Nhóm không liên hệ với GVHD

GVHD được quyền không tiếp nhận và
yêu cầu không chấm điểm đối với nhóm
đó.

2


Tên đề tài và Đề cương chi tiết Chấm điểm không đạt đối với đề tài đó.
chưa được GVHD phê duyệt

3

Không đính kèm đầy đủ các mẫu
biểu theo quy định ( Đề cương chi
tiết đã được phê duyệt, Nhật ký liên
hệ với GVHD, Phiếu đánh giá mức

-Không đính kèm Đề cương chi tiết đã
được GVHD phê duyệt: trừ 2 điểm.
-Không đính kèm Nhật ký liên hệ với
GVHD: trừ 1 điểm.


độ tham gia của từng thành viên - Không đính kèm Phiếu đánh giá mức độ
trong nhóm)
tham gia của từng thành viên: trừ 1 điểm.



×