Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty FLC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.74 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

1


I. TỔNG QUÁT VỀ FLC
1. Giới thiệu chung

Tên đầy đủ: Công Ty Cổ Phần Tập đoàn FLC
Trụ sở làm việc: Tầng 5, Tòa nhà FLC Landmark Tower, Đường Lê Đức
Thọ,Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Phone: +84 (24) 377-11111
Fax: +84 (24) 372-45888
E-mail:
Web site: www.flc.vn
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư
Trường phú Fortune được thành lập năm 2008 theo giấy đăng ký kinh doanh
số 0102033961 cấp 17/03/2008 với số vốn ban đầu là 18 tỷ đồng.
Công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune được chuyển đổi thành
công ty cổ phần từ ngày 09/12/2009 mang tên Công ty Cổ phần Đầu tư tổng
hợp CRV và đổi tên thành Công ty Cổ phần FLC vào ngày 20/01/2010.
Đến ngày 22/11/2010, theo Nghị quyết ĐHĐCĐ số 57/NQ/ĐHĐCĐ2010, Công ty cổ phần FLC được đổi tên thành Công ty C ổ ph ần T ập đoàn
FLC.
FLC chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán, ngày 5/10/2011, m ở
ra kênh huy động vốn lớn cho công ty để thực hiện các chi ến lược đầu tư l ớn
trung và dài hạn, vốn điều lệ của toàn bộ tập đoàn và các công ty thành viên
cũng tăng rất mạnh, lên 6.000 tỷ đồng. Tổng tài s ản tăng lên hàng nghìn t ỉ
đồng. Vốn điều lệ tính đến ngày 31/12/2016 là 6.380.387.370.000 đồng.
Cho đến hiện tại, FLC đã trở thành một thương hiệu có sức phát tri ển
lan tỏa đáng ngạc nhiên tại Việt Nam khi được công chúng quan tâm chú ý
chỉ trong một thời gian ngắn. Mở rộng hoạt động với tốc độ nhanh và quy


mô lớn, nhưng có thể thấy trong mỗi bước đi, FLC vẫn giữ được sự tỉnh táo
và cẩn trọng.
Có lẽ, chính tư duy này của những nhà lãnh đạo chủ ch ốt tại FLC đã
giúp Tập đoàn tiếp tục phát triển vững chắc trong giai đoạn bất động sản
suy thoái, giữa lúc hàng loạt “đại gia” khác lâm vào cảnh khó khăn.
Lĩnh vực kinh doanh
Ban đầu là một Công ty tư vấn luật, sau 14 năm hình thành và phát
triển, đến nay FLC Group đã trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh tại
Việt Nam hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Với ba mảng hoạt
động mũi nhọn (đầu tư tài chính, bất động sản, khai khoáng), FLC đồng th ời
vẫn mở ra các lĩnh vực kinh doanh mới cho tập đoàn.
Các mảng hoạt động chính của Tập đoàn bao gồm: đầu tư phát tri ển
các dự án bất động sản, khu công nghi ệp, tư v ấn lu ật, khai thác và ch ế bi ến
2.

2


khoáng sản, kinh doanh thương mại, điện tử viễn thông, dịch vụ sân golf,
đầu tư tài chính, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động...
3.

Định hướng phát triển

Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC là một công ty hoạt động trong lĩnh
vực bất động sản mới gia nhập thị trường. Tuy nhiên, nhờ có đội ngũ qu ản
lý có nhiều kinh nghiệm trong ngành, Công ty đang từng bước tạo l ập uy tín
và thương hiệu “FLC” trên thị trường. Từ một công ty nhỏ thành lập năm
2008, tháng 11/2010, Công ty Cổ phần FLC chính thức được đổi tên thành
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC - sự hội tụ của các công ty con và công ty liên

kết. Hai chữ “tập đoàn” không chỉ tiếp nối một giai đoạn phát tri ển sôi động
trước đó, mà còn là một bước phát triển mới về chất, được đánh d ấu trên 5
phương diện chính: giá trị thương hiệu, quy mô vốn và tài sản, đội ngũ nhân
lực, chất lượng quản trị và văn hóa doanh nghiệp.
Số lượng khách hàng của Công ty ngày càng tăng không ch ỉ dựa vào
mối quan hệ tốt sẵn có của các cán bộ quản lý mà còn dựa vào chính ch ất
lượng sản phẩm dịch vụ mà FLC mang đến cho khách hàng. FLC đ ịnh h ướng
trở thành một trong những tập đoàn kinh doanh tư vấn bất động sản hàng
đầu tại Việt Nam.
Với phương châm phát triển bền vững, FLC Group luôn luôn hướng
đến chinh phục các mục tiêu cao hơn và là sự lựa chọn hàng đầu của mọi đ ối
tác và khách hàng ở Việt Nam và quốc tế.

3


II.

PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA FLC

Đánh giá – Nguyên nhân
 Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2016 đạt 1.012.552.168.071 đồng,

tăng 110.678.282.240 đồng so với 2015, tương ứng là12,27%, cho thấy kết quả
doanh nghiệp hoạt động có kết quả tốt.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2016 cũng đã đạt được mức là
1.318.658.595.040 đồng tăng 13,90% so với năm 2015
Tuy nhiên :
Năm 2016 Tỉ trọng (LNST/ DT)*100% = 16.33% giảm so với năm 2015
có tỉ trọng này là 16.93%)

Tỉ suất sinh lời của doanh thu (ROS) = (LNST/DT thuần)*100% Năm
2016 có ROS là 16.5% cũng giảm so với năm 2015 với ROS = 16.93%.
 Cho thấy Doanh nghiệp làm ăn chưa có hiệu quả kinh doanh.
 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2016 tăng 156.418.219.385

đồng , là khoảng 13,48% so với 2015
Trong đó: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dich vụ tăng
1.007.892.445.153, nghĩa là lên đến 151,82% , đây là mức tăng vô cùng ấn
tượng đối với FLC, có được mức tăng như vậy là nhờ vào:
 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng khoảng 807,7
tỷ đồng, đạt 15,20% so với năm 2015.
Việc doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng là do trong năm 2016 FLC
đã đẩy mạnh trong việc kinh doanh bất động sản, khiến doanh thu của
hoạt động này tăng từ 1,132,399,781,003 đồng lên 3,692,939,842,424
đồng. Cùng với đó là doanh thu từ hoạt động xây lắp mới bắt đầu được
triển khai trong năm 2016 đã đem về cho họ 53,059,914,545 đồng.
Lượng hàng bán bị trả lại lên đến 63,389,283,239 đồng, trong khi khoản
mục này không hề xuất hiện trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm
2015, khiến cho Doanh thu thuần bị giảm tỷ trọng.
 Giá vốn hàng bán năm 2016 là 4.464.216.502.922 , giảm 4,25% so với
2015:
Mặc dù FLC có thêm hoạt động xây lắp mới trong năm 2016 dẫn đến
phải có thêm các khoản chi phí phát sinh là 47,753,923,091 đồng, song
với việc đẩy mạnh về kinh doanh bất động sản đã giảm đi giá vốn của
hàng hóa đã bán từ 3,885,491,276,069 đồng năm 2015 xuống còn
2,044,888,550,913 năm 2016.
Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần =72,75% chiếm phần lớn
doanh thu, tuy nhiên lại giảm 14,78% so với 2015. Như vậy, năm 2015,
để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần thì mất 87,53 đồng giá vốn hàng
bán thì năm 2016 để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần chỉ mất 72,75

4


đồng giá vốn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được 14,78 đồng chi phí giá
vốn/100 đồng doanh thu thuần.
 Ngoài ra, vẫn còn nhiều hạn chế về một số chỉ tiêu khiến cho doanh nghiệp

chưa đạt được kết quả cùng hiệu quả kinh doanh tốt:
 Doanh thu hoạt động tài chính năm 2016 giảm 108.660.374.558
đồng, ứng với 15,92% so với năm 2015.
 Trong khi đó Chi phí tài chính lại tăng mạnh lên đến 508,53% (bao
gồm khoản Chi phí lãi vay tăng 188.622.115.190, tăng tương ứng
443,65%) chỉ sau một năm.
Sở dĩ như vậy là do FLC đã thực hiện việc huy động vốn lớn trong trong
năm 2016 làm cho chi phí lãi vay ngân hàng tăng từ 23.447.406.673
đồng năm 2015 lên tới 206.101.387.184 đồng chỉ sau 1 năm; và chi phí
lãi vay các đối tượng khác tăng từ 514.400.000 đồng lên 25.036.629.679
đồng. Ngoài những tổ chức tài chính đã vay từ năm trước thì năm 2016
FLC vay ngắn hạn thêm từ Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội
92.867.771.736 đồng, Ngân hàng MB chi nhánh Tây Hà Nội
17.337.287.781 đồng, Ngân hàng Vietcombank 15.924.609.772 đồng, …
và vay dài hạn Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Nam Hà Nội
217.465.883.621 đồng, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam
173.258.000.000 đồng, …
FLC cũng đã phải chịu một chút thiệt hại từ việc cho khách hàng hưởng
chiết khấu thanh toán lên đến 10.302.652.556 đồng trong năm 2016.
 Chi phí bán hàng tăng đột ngột so với năm 2015, đạt mức
198.896.438.849 đồng, ứng với 864,17%, trong khi năm 2015 chỉ là
20.628.786.717 đồng.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng khá nhiều 316.804.009.086

đồng, tương ứng tăng 225,14%.
 Ngoài ra Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành cũng có tăng
là do có sự tang lên của lợi nhuận kế toán trước thuế.
 Mặc dù lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh
151,82% nhưng các chỉ tiêu như doanh thu tài chính, chi phí lãi vay, chi
phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp đều xấu đi rất nhiều so với 2015 nên
khiến cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng 13,48%.
 Mức tăng của chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là quá lớn so
với mức tăng của doanh thu chỉ là 16,39%, điều này cho thấy doanh
nghiệp đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng về quản lý bán hàng và việc
quản lý chung.
Khuyến nghị: Doanh nghiệp nên chú trọng vào kiểm soát bán hàng và
quản lý doanh nghiệp để giảm bớt chi phí này, tránh lãng phí. Đồng thời Cần

5


quản lý tốt các khoản chi phí tài chính, đặc biệt là việc đi vay để giảm bớt chi phí
lãi vay.
Một vài điểm đáng phải lưu ý ở chỉ tiêu Chi phí khác năm 2016 là:
 Chi phạt vi phạm hợp đồng của FLC là 505.076.062 đồng tăng

6.213,45% so với năm 2015.
 Chi phạt nộp thuế là 27.292.764.850 đồng tăng 4.259,63% so với 2015
chiếm 74% chi phí khác. Cụ thể FLC bị phạt nộp thuế tăng từ
626.033.696 đồng năm 2015 lên 27.292.764.850 đồng năm 2016. Bên
cạnh đó là các khoản phải nộp do xảy ra vi phạm hành chính và một số
khoản khác phát sinh chỉ trong năm 2016 lần lượt là 5.777.682.121 đồng
và 2.586.503.667 đồng.
 Trong năm 2016 cũng phát sinh một chi phí mới so với năm 2015: Chi

phạt vi phạm hành chính lên đến 5.777.682.121 đồng.
 Điều này chứng tỏ đã có những sai phạm và bất cập trong quá trình hoạt
động của FLC, trong tương lai nếu còn tiếp diễn rất có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín và hình ảnh của tập đoàn.
Khuyến nghị: Nên siết chặt quy trình quản lý nghiệp vụ và quản lý việc
triển khai thực hiện nghĩa vụ hành chính.

6


III.

PHÂN TÍCH XU HƯỚNG CỦA DOANH THU, GIÁ VỐN, L ỢI NHUẬN QUA
CÁC NĂM CỦA FLC
Xu hướng của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và lợi nhuận
thuần qua các năm của FLC

Bảng III.1: Số liệu về doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và l ợi
nhuận thuần của FLC từ năm 2012 đến năm 2016
Đơn vị: 1000.000 VNĐ
Chỉ tiêu
u Doanh thu
thuần

2012
1.554.196

2013
1.744.01
3


2014
2.063.59
0

2015
5.326.248

2016
6.135.96
9

Giá vốn
hàng bán

1.511.243

1.598.17
3

1.805.73
8

4.662.388

4.464.21
7

Lợi nhuận
thuần


36.325

140.468

482.616

1.160.169

1.316.58
7

Ng
ồn:

Báo cáo tài chính hợp nhất của FLC

Bảng III.2: Một số chỉ tiêu giai đoạn 2012 – 2016
Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

Đơn vị: %
2016


Doanh thu
thuần
Giá vốn hàng
bán
Lợi nhuận
thuần

100

112,21

132,78

342,70

394,80

100

105,75

119,49

308,51

295,40

100


386,70

1328,60

3193,85

3624,46

Nguồn: Tính toán từ số liệu Báo cáo tài chính hợp nh ất c ủa FLC

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tình hình kinh doanh của FLC khá ấn t ượng
với nhiều điểm sáng trong giai đoạn 2012 – 2016:

7


Biểu đồ III.1: Xu hướng của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của FLC giai đoạn 2012 –
2016
Đơn vị: tỷ đồng

 Giai đoạn 2012 – 2014 : Doanh thu thuần năm 2013 đã tăng so v ới năm

2012 là 12,21%. Giá vốn tăng cũng là điều tất yếu, với mức tăng là 5,75%
so với năm trước. Cùng với đó, trong năm 2014, doanh thu năm 2014 cũng
đã tăng 32,78% , giá vốn cũng đã tăng 19,49% so v ới năm 2012. Nhìn m ột
cách khách quan thì việc giá vốn trong giai đoạn tăng v ới m ột t ốc đ ộ ch ậm
hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần là một điều tốt đối v ới doanh
nghiệp. Nhìn vào biểu đồ thì ta có thể thấy rằng trong giai đoạn này doanh
thu cũng như giá vốn tăng khá đều nhau. Điều này nhìn chung là khá t ốt khi

biết rằng khủng hoảng kinh tế năm 2008 ảnh hưởng khá lớn đến mọi mặt
nền kinh tế. Tuy nhiên, FLC cũng như đa phần nền kinh t ế Việt Nam đã làm
tốt để không phải chịu ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng. Nhất là với thị
trường tài chính và bất động sản biến động khó lường trong thời kỳ này thì
việc FLC vẫn duy trì một mức độ tăng trưởng tốt là một đi ều đáng khen
ngợi. Điều này được minh chứng qua việc lợi nhuận thuần đã tăng mạnh từ
36.325.066.291 đồng năm 2012 lên đến 482.615.770.471 đồng năm 2014,
tức là đã tăng đến 1.228,6% so với năm 2012. Bên cạnh doanh thu thu ần
thì đóng góp vào sự tăng mạnh này còn phải kể đến thu nh ập từ các ho ạt
động tài chính và các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghi ệp trong giai
đoạn này có tốc độ tăng không nhanh bằng tốc độ tăng của doanh thu
thuần. Nên có thể thấy việc quản lý của doanh nghi ệp trong giai đo ạn này
khá tốt khi đã tiết kiệm được rất nhiều khoản để đưa lợi nhuận tăng cao
như vậy.
 Năm 2015: Bước vào một giai đoạn ổn định hơn thì chính n ền tảng từ
những kết quả tốt ở giai đoạn trước đó nên FLC đã có bước ti ến mạnh h ơn
8


trong năm 2015. Điều này được thể hiện rõ qua con số doanh thu thuần đã
tăng lên đến 5.326.248.342.689 đồng, gấp hơn 2,5 lần so với năm 2014 là
2.063.589.993.114 đồng và tăng đến 242,70% so với năm 2012. Giá v ốn
cũng tăng mạnh 208,51% so với năm 2012. Nhìn vào bi ểu đ ồ cũng đã th ấy
được hai chỉ tiêu này đã tăng vượt lên hẳn so với giai đoạn 2012 – 2014,
doanh thu thuần vẫn tăng nhiều hơn so với giá vốn. Các chi phí qu ản lý
doanh nghiệp và bán hàng vẫn giữ được tốc độ tăng không quá nhanh so
với doanh thu nên tình hình hoạt động vẫn khá ấn tượng khi lợi nhuận
thuần đã tăng cao 2193,85% so với năm 2012. Đó là thành qu ả của vi ệc
đẩy mạnh hơn vào bất động sản và đầu tư tài chính. Đó là nh ững lĩnh vực
kinh doanh hàng đầu của FLC để đem lại giá trị cao h ơn cho doanh nghi ệp.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách kỹ lưỡng hơn, chúng ta có thể nhìn th ấy
một dấu hiệu không tốt khi mà tốc độ tăng của các khoản chi phí bán hàng
và quản lý doanh nghiệp đã tăng gần như bằng so với tốc độ tăng c ủa
doanh thu. Điều này nếu không được điều chỉnh sẽ gây khó khăn cho FLC
trong tương lai không xa.
 Năm 2016: Các chủ trương chính sách của FLC ngày rõ ràng và hoàn thi ện
hơn. Với chủ trương lấy bất động sản là mục tiêu tăng trưởng chủ yếu của
doanh nghiệp thì doanh thu thuần đã tăng mạnh hơn đạt tói m ức 294,80%
so với năm 2012. Bên cạnh đó là một điểm sáng khi ch ỉ tiêu giá v ốn đã tăng
chậm hơn chỉ là 195,40% so với năm 2012. Trên biểu đồ thì chỉ có riêng
năm 2016 thì chênh lệch giữa đường doanh thu thuần và giá vốn mới rõ
ràng và lớn đến như vậy. Đóng góp vào doanh thu là từ những dự án nghỉ
dưỡng cao cấp, tòa nhà, mở rộng thêm cả các dịch gi ải trí,… Cùng v ới đó là
các hoạt động tài chính cũng được đẩy mạnh hơn theo như đ ịnh hướng từ
năm 2015 và từ đó giúp lợi nhuận thuần tăng cao 2624,46% so v ới năm
2012. Nhìn chung, đến năm 2016, lợi nhuận thuần đã luôn tăng một cách
chóng mặt so với năm 2012 và với chính sách đẩy mạnh đầu tư tài chính và
tăng mạnh về kinh doanh bất động sản thì FLC hướng tới tăng doanh thu
với mức cao và cố gắng hạn chế sự gia tăng ở mức độ cao của giá v ốn. D ẫu
vậy, bên cạnh những con số tích cực đó, mối nguy mà năm 2015 chúng ta đã
9


nhận thấy đã bắt đầu có sự chuyển biến. Cụ th ể là chi phí cho bán hàng và
quản lý doanh nghiệp đã tăng quá nhanh so với doanh thu thu ần. M ột
thông tin ko tốt khi mà trong giai đoạn 2012 – 2014, doanh nghi ệp v ẫn gi ữ
được tốc độ tăng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghi ệp ở m ức đ ộ v ừa
phải thì năm 2015 tăng gần như là ngang bằng với tốc độ tăng của doanh
thu thuần và năm 2016 thì đã vượt quá. Đó có thể coi là h ệ qu ả của vi ệc
nắm quyền kiểm soát của nhiều công ty dẫn đến phải tăng cường thêm

việc quản lý; cùng với đó là chi phí cho bán hàng khi đ ẩy m ạnh ho ạt đ ộng
kinh doanh tài chính và bất động sản cũng làm cho t ốc đ ộ tăng tr ở nên khó
kiểm soát hơn. Trong những năm tới thì xu hướng này có lẽ sẽ ti ếp tục và
bản thân FLC cần phải xem xét lại để kìm lại tốc đ ộ tăng h ơi quá đà này vì
về lâu dài sẽ thực sự không tốt cho doanh nghiệp nếu v ẫn ti ếp tục theo
đuổi tốc độ tăng lợi nhuận thuần mà quên đi dấu hiệu không tốt như v ậy.
Xu hướng cụ thể theo từng quý t ừ quý 1 năm 2016 đến quý 2 năm
2017
Biểu đồ III.2: Một số chỉ tiêu diễn biến qua từng quý từ quý 1
năm 2016 đến quý 2 năm 2017 của FLC

Đơn vị : đồng

Nguồn tự tổng hợp

Một số nhận xét về quý 1 và 2 năm 2017:
 Doanh thu thuần trong quý 1 đã theo đà tăng lên là 1.587.634.063.033 đ ồng
nhưng đã bị giảm khá đáng kể trong quý 2 khi chỉ đạt 1.240.823.069.261
đồng. Chỉ tiêu này trong quý 1 thì đã tăng 10,42% so v ới cùng kỳ năm ngoái
còn trong quý 2 như vậy đã giảm đáng kể, giảm 42,84% so v ới cùng kỳ năm
trước. So với kế hoạch doanh thu năm 2017 của FLC là 13.000 tỷ đ ồng đ ặt
ra hồi đầu năm thì tính đến hết quý 2 mới chỉ hoàn thành 21,76% k ế
hoạch. Điều này có thể khiến cho xu hướng tăng doanh thu thuần trong giai
đoạn trước đó bị khựng lại và có nguy cơ sẽ là một đường gấp khúc đi
xuống trong năm 2017.
 Cùng với doanh thu thuần thì giá vốn trong quý 1 l ại gia tăng lên
1.300.199.447.048 đồng và đã tăng 10,89% so với cùng kỳ năm ngoái. D ễ
10



hiểu khi mà doanh thu thuần trong quý này có độ nhích thì giá v ốn cũng
theo đà tăng theo nhưng lại đang tăng nhanh hơn so v ới doanh thu thu ần
nên sẽ không thực sự tốt. Còn trong quý 2 với tình hình doanh thu thu ần
không mấy khả quan thì giá vốn cũng giảm theo là 1.097.189.240.975 đ ồng
và giảm 25,29% so với cùng kỳ năm ngoái. Đi ều này sẽ không m ấy tích c ực
khi doanh thu giảm 42,84% mà giá vốn chỉ giảm 25,29%. Mặc dù xu hướng
sẽ tiếp đà giảm giá vốn trong năm 2016, nhưng với việc doanh thu thuần
đang không đạt được chỉ tiêu và kỳ vọng tăng thì việc giá v ốn có gi ảm cũng
không phải là tin vui.
 Do tác động cùng chiều nên lợi nhuận thuần trong quý 1 và quý 2 đ ều
không giảm so với cùng kỳ năm 2016 (mặc dù doanh thu quý 1 có tăng). C ụ
thể là, lợi nhuận thuần quý 1 là 205.035.123.425 đồng và gi ảm nhẹ 0,55%
so với cùng kỳ năm ngoái còn quý 2 rất khiêm tốn chỉ là 18.590.142.819
đồng và giảm mạnh là 96,41% so với cùng kỳ năm ngoái. Những bi ến đ ộng
giảm mạnh này cũng là do việc hoạt động không tốt của doanh nghi ệp
trong 6 tháng đầu năm. Việc đạt được lợi nhuận thuần cao trong năm 2017
sẽ thực sự khó khăn và xu hướng của nó có thể cũng sẽ như doanh thu
thuần mà giảm xuống và được biểu thị bằng một đường đi xuống trong
năm 2017. Tuy nhiên, để có được lợi nhuận thuần như vậy và ph ần nào bù
đắp cho sự giảm của doanh thu thuần là do doanh thu từ ho ạt đ ộng tài
chính đã tăng rất mạnh, cao nhất trong toàn bộ giai đoạn. Nó hoàn toàn
phù hợp với xu hướng và chính sách của FLC là không chỉ đẩy mạnh kinh
doanh bất động sản mà còn đi sâu, phát triển trong những lĩnh v ực khác mà
ở đây là hoạt động tài chính. Dù có phần bù đắp từ doanh thu tài chính,
song, như đã nói ở những năm trước đó, chi phí cho bán hàng và qu ản lý
doanh nghiệp đã tiếp tục tăng một cách chóng mặt. Đi ều này m ột ph ần là
do FLC tiếp tục có thêm những công ty con như Công ty TNHH Hàng không
Tre Việt,… Nhóm chi phí này đã tiếp tục tăng như xu hướng từ năm 2016,
thậm chí, với tình hình doanh thu và lợi nhuận thu ần đều không t ốt nh ư ở
hai quý dầu năm 2017 thì biến động tăng mạnh của kho ản m ục này m ới

thật sự đáng nói đến. FLC đã không thể kìm lại xu hướng tăng này ch ứng t ỏ
11


việc quản lý của doanh nghiệp đã gặp phải nhiều vấn đề mà nếu không
sớm khắc phục trong 6 tháng cuối năm thì thật sự năm 2017 sẽ thật s ự là
thảm họa với FLC khi các chỉ tiêu đều có thể không đạt được như đã đề ra.

12


IV.

PHÂN TÍCH SO SÁNH VỚI VINACONEX

FLC đã tạo hoàn toàn được dấu ấn sâu sắc cho chính mình trong
những dự án bất động sản. Các dự án của FLC hầu hết là các dự án riêng l ẻ,
nhưng mang đặc điểm chung là có vị trí đẹp, nằm ở khu vực có tỷ l ệ hấp th ụ
thuộc top cao nhất của Hà Nội, như các dự án FLC Complex 36 Ph ạm Hùng,
FLC Garden City, FLC Greenhome... FLC cũng sở hữu các qu ần th ể d ự án ngh ỉ
dưỡng tại các địa phương khác, với tổng mức đầu tư lên tới hàng ch ục nghìn
tỷ đồng như: Thanh Hóa (FLC Sầm Sơn Beach & Golf Resort), Bình Định (FLC
Quy Nhơn Beach & Golf Resort), Vĩnh Phúc (FLC Vĩnh Th ịnh Resort), qu ần
thể sân golf tại Quảng Bình... Có thể nói FLC đã tự đưa mình ra kh ỏi s ố đông
doanh nghiệp có xu hướng ngày một co lại, để bước chân vào nhóm những
ông lớn trong ngành bất động sản. Nhưng một doanh nghiệp luôn luôn phải
đối mặt với nhiều thách thức, và một trong số đó là vấn đề về các đối th ủ
cạnh tranh, đặc biệt phải kể đến là Vinaconex.
Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
(Vinaconex) tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài, đ ược

thành lập năm 1988 theo Quyết định số 1118 BXD/TCLĐ của Bộ Xây
dựng. Công ty được cổ phần hóa năm 2006. Công ty là một trong những nhà
thầu hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp và bất động sản. Công ty có tốc đ ộ tăng
trưởng doanh thu khá nhanh và là một trong những doanh nghiệp hoạt đ ộng
trong lĩnh vực xây lắp có mức vốn hóa thị trường cao nhất. Hi ện nay, công ty
có khoảng 38 công ty thành viên và 14 công ty liên doanh liên k ết ho ạt đ ộng
trên khắp mọi miền của đất nước.
Có thể thấy qua bảng và các bi ểu đồ dưới đây, Vinaconex có doanh s ố
giảm dần qua các năm từ 2012 đến 2015 ( từ hơn 12.665 tỷ còn h ơn 8.026
tỷ ) và chỉ tăng nhẹ khoảng 6,57% vào năm 2016. Trong khi đó lợi nhuận
vẫn tăng đều lên đến hơn 687 tỷ. Nếu như trước kia, Vinaconex là nhà thầu
xây lắp có thương hiệu, uy tín tốt và là nhà đầu tư bất động sản (BĐS) đình
đám thì bối cảnh hiện nay đã xuất hiện rất nhiều nhà thầu xây l ắp mạnh
với mô hình hoạt động ổn định như CTCP Xây dựng Cotec - Coteccons và Cty
CP Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình cùng nhiều nhà đ ầu tư BĐS m ới
nổi như FLC, Vingroup, Sun Group, Novaland… Do đó việc tụt gi ảm doanh
thu là không thể tránh khỏi. Đến năm 2016 hoạt động đầu tư, kinh doanh
BĐS có nhiều khởi sắc, do đó doanh thu có tăng nhẹ so với năm 2015.

13


Bảng IV.1:
Một số chỉ tiêu chính trong Báo cáo kết quả kinh doanh của
Vinaconex
Đơn vị: 1000.000 VNĐ
Chỉ tiêu
2012
2013
2014

2015
2016
Doanh thu
12.665.43 11.104.14 8.376.47 8.026.20 8.533.17
thuần
2
8
0
4
8
Giá vốn hàng 10.797.63 9.659.202 7.371.25 6.756.05 7.136.00
bán
9
0
0
1
Lợi nhuận
gộp
Lợi nhuận
thuần từ
hoạt động
kinh doanh
Tổng lợi
nhuận kế
toán trước
thuế
Lợi nhuận
sau thuế

1.867.794


1.444.946
309.128

1.005.22
0
408.407

1.270.15
4
556.800

1.397.17
7
766.137

154.457

193.664

713.013

432.575

602.968

802.901

80.443


522.921

376.230

523.628

687.117

Nguồn: www.bvsc.com.vn
Quay trở lại với FLC Group, mặc dù doanh thu thuần tăng trưởng
mạnh mẽ từ năm 2012 đến năm 2016, song tổng doanh thu vẫn thấp h ơn
Vinaconex khoảng hơn 2000 tỷ. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi
Vinaconex là doanh nghiệp từ lâu đời trong lĩnh vực bất động s ản, ra đ ời
trước FLC 20 năm.
Tuy nhiên so về sự ổn định thì có thể thấy FLC tăng trưởng khá đều và
bền qua các năm. Cùng với đó mức lợi nhuận cũng tăng dần, và tăng v ới t ốc
độ rất nhanh từ năm 2014 đến năm 2016. ( Từ 355,853 tỷ năm 2014 lên đến
901,874 năm 2015 và 1.012,552 tỷ năm 2016). Trong khi đấy thì mức lợi
nhuận của Vinaconex giảm mạnh từ 2013 đến 2014, đến năm 2015 và
2016 có tăng nhưng thấp hơn so với FLC. Tính đến năm 2016, l ợi nhuận
sau thuế của Vinaconex chỉ là 687,117 tỷ đồng, bằng 0,68 lần l ợi nhuận
của FLC.
Nguyên nhân Vinaconex có xu hướng tăng giảm thất thường trong
doanh thu là do vài năm trở lại đây, tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp này lại có dấu hiệu tụt dốc đi xuống, kết quả và lợi nhuận
kinh doanh lên xuống bấp bênh. Mặc cho những nỗ lực đầu tư cả nghìn tỷ
vào doanh nghiệp nhưng tình hình kinh doanh của Vinaconex vẫn không
14



mấy khả quan, trồi sụt, tăng giảm thất thường. Doanh nghi ệp vay n ợ
nhiều, nhiều công ty con vẫn làm ăn thua lỗ, tụt dốc thê thảm.
Và đi liền với đó, những doanh nghiệp trực thuộc Vinaconex cũng liên
tiếp “dính” phải lùm xùm, tai tiếng đã được báo chí nêu tên: Vụ việc đình
đám vỡ đường ống nước Sông Đà, do Vinaconex đầu tư đã khi ến 9 lãnh đ ạo
của các Công ty con của Vinaconex bị kh ởi tố, bắt giam; Khu đô th ị Trung
Hòa – Nhân Chính do Vinaconex đầu tư đã bị xuống cấp nghiêm tr ọng, ch ủ
đầu tư lại chiếm giữ nhiều chục tỷ đồng tiền bảo trì nhiều năm không tr ả
cho cư dân; Rồi tình trạng nợ lương, bảo hiểm trong thời gian dài cũng đã
khiến Vinaconex đau đầu giải quyết; Và do làm ăn, kinh doanh không hi ệu
quả, Vinaconex đã phải bán nhiều dự án như Nhà máy xi măng Cẩm Ph ả,
dự án Khu đô thị ParkCity; Khu đô thị Spedoral – Bắc An Khánh… để tr ả n ợ.
Đó là thực trạng kinh doanh không mấy sáng sủa của Vinaconex th ời
gian qua.
Biểu đồ IV.1: Tăng trưởng doanh thu FLC và Vinaconex từ 2012 đến
2016
Đơn vị 1000.000 VNĐ
Nguồn tự tổng hợp
Biểu đồ IV.2: Lợi nhuận sau thuế FLC và Vinaconex từ năm 2012 đến
năm 2016
Đơn vị 1000.000 VNĐ
Nguồn tự tổng hợp
Bên cạnh đó, tỷ lệ GVHB/DT thuần của FLC cũng có xu h ướng giảm
với tốc độ nhanh hơn tốc độ thay đổi không đáng kể của Vinaconex.
Biểu đồ IV.3: Xu hướng Tỷ lệ giá vốn hàng bán / Doanh thu thuần
của FLC và Vinaconex từ 2012 đến 2016
Đơn vị: %

Nguồn tự tổng hợp
Nhìn chung lại, FLC đang có nhiều chỉ tiêu thuận l ợi, những c ơ h ội t ốt đ ể

phát triển nhưng cũng không thể chủ quan coi thường đối thủ gạo cội

15


Vinaconex. Nhất là khi Vinaconex đang có những kế hoạch chi ến lược chi ếm
lại thị trường.

16


V.

GIẢI PHÁP CHO FLC GROUP
Dự báo tình hình kinh tế năm 2017
Dự báo chung tình hình nền kinh tế
Năm 2016, bối cảnh kinh tế thế giới có những diễn biến khó lường,
kinh tế trong nước gặp nhiều thách thức nhưng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ
mô đã đạt được. Tuy nhiên, những khó khăn trong năm 2016 có th ể sẽ ti ếp
tục diễn ra trong năm 2017, thậm chí với mức độ lớn hơn, đặt ra thách
thức lớn đối với điều hành chính sách kinh tế vĩ mô.
Điều kiện kinh tế Việt Nam
Có thể nói, 2017 là năm quyết định đối với việc thực hi ện th ắng l ợi
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Chính vì vậy,
Quốc hội, Chính phủ đã quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng
6,7% trong năm 2017. Nếu như năm 2017 không đạt mục tiêu tăng trưởng
6,7% thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,5-6,7% của cả giai đo ạn
2016-2020 sẽ rất khó khăn.
Tuy nhiên, 2017 dự báo sẽ là năm môi trường kinh tế thế giới có nhiều
bất định hơn năm 2016, trong khi kinh tế trong nước vẫn đang tồn tại

những vấn đề có tính cơ cấu dài hạn, chẳng hạn như vấn đề n ợ xấu ngân
hàng, nợ công... Những vấn đề dài hạn khiến tính linh hoạt của chính sách
để đối phó với những bất định trong ngắn hạn càng thêm h ạn ch ế; ng ược
lại, những bất định, khó khăn trong ngắn hạn lại làm ch ậm, th ậm chí c ạnh
tranh nguồn lực với tiến trình giải quyết những vấn đề dài hạn.
Những thuận lợi
Chính sách hướng nội của tổng thống Mỹ, ảnh hưởng tích cực cho
xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể:
Chủ trương ưu tiêu giải quyết những vấn đề nội bộ trong nước, nhất
là ưu tiên tăng trưởng kinh tế và nâng cấp hệ thống cơ s ở hạ tầng của
Tổng thống Donal Trump sẽ có tác động tích cực đến xu ất khẩu c ủa Vi ệt
Nam sang Mỹ, kể cả xuất khẩu hàng tiêu dùng lẫn hàng phục vụ đầu tư.
Ngoài ra, chính sách cải thiện quan hệ với Nga và cứng răng v ới Trung Qu ốc
sẽ vừa làm tăng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vừa làm tăng kim ng ạch
xuất khẩu từ Việt Nam hay nhu cầu nhập khẩu hàng Việt Nam của các
quốc gia.
Bên cạnh đó môi trường đầu tư kinh doanh được cải thi ện, thúc đẩy
tăng trưởng dài hạn. Đầu tư tư nhân đang là động lực quan tr ọng đối với
tăng trưởng tiềm năng (tăng trưởng dài hạn), giúp tăng trưởng tiềm năng
duy trì đà cải thiện kể từ năm 2013.
Sang năm 2017, tăng trưởng tiềm năng dự báo sẽ ti ếp tục tăng lên
mức 6,5% trong năm 2017, so với mức 6,2% trong năm 2016.
1.
1.1.

17


Khó khăn và thách thức
Môi trường kinh tế thế giới trong năm 2017 sẽ có nhiều bất định, ảnh

hưởng đến khả năng dự báo và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Vi ệt
Nam:
Một là, giá hàng hóa thế giới phục hồi trong năm 2017 gây áp lực lên
lạm phát.
Hai là, chính sách tiền tệ của các nền kinh tế phát tri ển mặc dù sẽ
tiếp tục nới lỏng trong năm 2017 nhưng mức độ nới lỏng sẽ giảm xuống.
Do đó, cùng với cán cân thương mại, cán cân thanh toán trong năm 2017 sẽ
không thặng dư lớn như năm 2016 và mục tiêu ổn định tỷ giá sẽ không
thuận lợi bằng năm 2016.
Ngoài ra, nợ công còn ở mức cao, gây áp lực đối v ới mục tiêu ổn đ ịnh
kinh tế vĩ mô. Cụ thể, nợ công dự kiến tiếp tục tăng lên 65,8% GDP trong
năm 2017 (so với 62,2% GDP trong năm 2015 và 65,3% GDP trong năm
2016), trong khi đó, khả năng huy động vốn cho ngân sách sẽ không còn
thuận lợi như trong năm 2016. Với vấn đề phát hành trái phi ếu chính ph ủ
(TPCP) năm 2017, trước sức ép lạm phát từ tăng giá hàng hóa thế gi ới,
chính sách tiền tệ có thể phải giảm bớt mức nới l ỏng và đi ều ki ện cho các
ngân hàng mua TPCP sẽ không còn thuận lợi như trong năm 2016.
Nợ xấu chưa được xử lý triệt để cũng cản trở mục tiêu giảm lãi suất
cho doanh nghiệp. Việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu tại một số ngân hàng yếu
kém diễn ra chậm và chưa triệt để, sẽ tiếp tục cản trở mục tiêu gi ảm lãi
suất trong năm 2017.
1.2.

Dự báo tình hình ngành bất động sản trong năm 2017

Bất động sản là lĩnh vực hoạt động chính của tập đoàn FLC, vì th ế
tình hình bất động sản trong năm 2017 có vai trò quan tr ọng, ảnh hưởng
trực tiếp lên hoạt động của tập đoàn.
Thị trường bất động sản năm 2016 được đánh giá là năm có nhiều
biến động trên tất cả các phân khúc. Trong bối cảnh đó, rất nhiều d ự báo

trái chiều về xu hướng diễn ra tiếp theo trong năm 2017 đã đ ược đưa ra
bởi các chuyên gia với các nhận định chính:
Thị trường bất động sản có khả năng giảm nhiệt
Theo ông Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng - Vi ện Nghiên cứu qu ản
lý kinh tế Trung ương, thị trường bất động sản trong năm 2016 có nhi ều
diễn biến lớn. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã sửa đổi Thông tư 36 theo
hướng siết chặt dòng vốn tín dụng vào bất động sản (BĐS).
Ông Chung dự báo thị trường bất động sản năm 2017 sẽ có khả năng
giảm nhiệt, đầu cơ suy giảm. Bất động sản sẽ phân hóa mạnh, ch ỉ một s ố
18


dự án cục bộ có ưu thế tài chính, sản phẩm mới có thể tiêu th ụ thu ận l ợi.
Một số dự án đã triển khai sẽ được hoàn thành trong khi m ột s ố d ự án
chuẩn bị khởi công sẽ có thể bị đình hoãn.
Giảm sự lệ thuộc vốn ngân hàng
Theo ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam, xu
hướng hợp tác với khối ngoài nhà nước giúp doanh nghiệp hạn chế sự lệ
thuộc vào ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài ch ỉ
mang tính chất khơi thông khi các doanh nghiệp BĐS trong n ước đang g ặp
khó khăn. Thực ra nguồn vốn chủ đạo trên th ị trường vẫn đang là của các
doanh nghiệp bất động sản trong nước.
Ông Khương cho rằng xu hướng chững lại có th ể xảy ra v ới bất đ ộng
sản nhà ở, còn các phân khúc khác như văn phòng, bán l ẻ, đang có nh ững
chuyển biến rất mạnh mẽ. Thời gian qua có sự lệch pha về phân khúc nhà
ở, nhưng gần đây, nhiều doanh nghiệp đã tập trung phát tri ển nhà giá thấp,
chấp nhận lợi nhuận thấp nhưng bán được nhiều sản phẩm.
Thị trường bất động sản tiếp tục xu hướng phát triển
Bà Nguyễn Thị Vân Khanh - Giám đốc Bộ phận Thị trường Vốn đầu tư
của JLL Việt Nam, cho rằng, thị trường bất động sản năm 2016 vẫn đang

phát triển và xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm 2017.
Cũng theo bà Khanh, thị trường Việt Nam đang rất thu hút các nhà đầu
tư vì các yếu tố kinh tế vĩ mô thuận lợi. Dân số Việt Nam được đánh giá là
dân số trẻ, tập trung lớn ở các đô thị nên sức cầu l ớn. Một yếu t ố khác n ữa
là hiện nay giới trẻ có xu hướng tự lập, tách riêng với gia đình.
Bên cạnh đó, tỷ suất sinh lợi cũng là mức hấp dẫn v ới các nhà đ ầu t ư.
Tại TP.HCM, sự phát triển về cơ sở hạ tầng như tuyến cao tốc Long Thành Dầu Giây, tuyến Metro số 1… là các cú hích cho bất động sản ngày càng phát
triển.
Nhà ở giá rẻ sẽ trở thành trụ cột thị trường
Theo ông Ngô Đình Hãn - Giám đốc kinh doanh Công ty Nam Long,
tiềm năng nhà ở giá rẻ tại thị trường Việt Nam còn rất lớn. Các doanh
nghiệp tham gia sẽ không lo ngại đầu ra do đáp ứng nhu cầu s ố đông khách
hàng. Tuy nhiên, khó khăn đầu tư nhà giá rẻ là khó tích lũy quỹ đ ất phù h ợp
cho việc phát triển dòng sản phẩm này với điều ki ện vị trí kết n ối giao
thông thuận lợi và khoảng cách không quá xa trung tâm.

2. Những giải pháp FLC đã thực hiện được
2.1.
Tập trung cao độ các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án

bất động sản nghỉ dưỡng, sớm đưa vào khai thác và cung cấp sản phẩm ra
thị trường
19


( Ví dụ như Dự án Quần thể trung tâm hội nghị, du lịch nghỉ dưỡng và biệt
thự FLC Quảng Bình… )
 Tiếp tục triển khai thi công các dự án bất động sản nhà ở: FLC Twins
Tower, Star Tower, Garden City, Ecohouse Long Biên , Khu nhà hỗn
hợp FLC (FLC Complex Thanh Hóa)… Đồng thời, tiếp tục tìm kiếm,

đàm phán nhận chuyển nhượng thêm một số dự án nhà ở từ các chủ
đầu tư khác để triển khai đầu tư khai thác
 Nâng cao chất lượng song song với việc đẩy mạnh tiến độ trong công
tác xây dựng để đảm bảo uy tín với khách hàng, nhà đầu tư;
 Đẩy mạnh marketing về sản phẩm, dự án, Công ty
 Nhằm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Hơn nữa, làm tốt
công tác nâng cao chất lượng sản phẩm cũng góp phần làm cho lượng
hàng bán bị trả lại giảm xuống.
2.2.

Phối hợp hoạt động giữa BKS với HĐQT, Ban Tổng Giám đốc và cổ đông
trên tinh thần hợp tác để mang lại hiệu quả cao:
 Tư vấn cho HĐQT các ý kiến chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, sử dụng tài sản, nắm bắt các cơ chế, chính sách ban hành
nhằm kiến nghị sửa đổi bổ sung những vấn đề còn chưa phù hợp,
giảm thiểu những rủi ro trong việc điều hành, quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh.
 Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp, đồng thời giảm chi phí tài
chính trong việc trả lãi vốn vay quá nhiều.

2.3.

Đẩy mạnh việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc ký kết và thực hiện các
hợp đồng kinh tế, việc triển khai các dự án đầu tư, quy chế trả lương và các
quy chế nội bộ khác theo đúng quy định.
 Giảm vi phạm hành chính, vi phạm quy định từ đó giảm các khoản
chi phí khác.

2.4.


Hoàn thiện hệ thống quản trị nội bộ theo hướng hiện đại, hiệu quả và toàn
diện:
 Kiện toàn và phát triển đội ngũ nhân sự. Tiếp tục thu hút và phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua chế độ đãi ngộ thỏa đáng và
tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động;
 Tiếp tục cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý và nhân sự cho phù hợp hơn
nữa đối với sự phát triển trong tương lai của Công ty;
 Tiếp tục chú trọng hơn nữa phát triển công tác đoàn thể và công tác xã
hội. Làm tốt công tác chính sách người lao động
 Xây dựng bộ máy quản lý doanh nghiệp vững mạnh, nâng cao hiệu
quả sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp.

20


 Tiếp tục tham gia vào các hoạt động thể thao – văn hóa – xã hội,

khẳng định tên tuổi của Công ty trong cộng đồng
 Đẩy mạnh giá trị thương hiệu của công ty.
2.5.

Nghiên cứu, ban hành chính sách bán hàng hấp dẫn, khả thi như chính sách
chiết khấu thanh toán sớm, chính sách hỗ trợ lãi suất ngân hàng,….
 Tạo điều kiện thu hút nguồn khách hàng, qua đó góp phần tăng doanh
thu và lợi nhuận.

2.6.

Lập kế hoạch về dòng tiền trong năm 2017 và giai đoạn tiếp theo
 Để chủ động giải ngân cho các dự án đầu tư theo kế hoạch, đồng thời

có mục đích sử dụng nguồn vốn huy động phù hợp để tăng cường
hiệu quả hoạt động đầu tư, phát triển kinh doanh đạt và vượt mức chỉ
tiêu đặt ra trong năm này.

21



×