Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

mot so bai tap ve dien phan hay 25220

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.04 KB, 3 trang )

Onthionline.net
Trường THPT Lạc Long Quân
Trần Thị Quý
‫٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭‬
1. Điện phân nóng chảy áp dụng vói muối halogenua, hiđroxit của KL nhóm Ia , IIA, Al2O3
2.Điện phân dung dịch hỗn hợp
1) Cực âm (catot) nhận e thứ tự ưu tiên :
Từ Al3+ và ion trước Al không bị đp < H2O < Mn2+ < Zn2+ < Cr2+ < Fe2+ < Ni2+ < Sn2+ < Pb2+ < H+
(axit) < Cu2+ < Fe3+ < Ag+...
2) Cực dương (Anot) nhường e theo thứ tự: anot tan sau đó
S2- > I- > Br- > Cl- > OH- >H2O > NO3->SO42-.ClO4-, CO32-...
3)CT định luật Faraday m X =AIt / nF hay số mol chất = It / nF hay số mol e = It / F
m là khối lượng đơn chất X giải phóng ở đc; A là kl mol chất X; I là cường độ d đ(A); t là thời gian
điện phân (giây : s) ; Q= I.t là điện lượng qua bình đp; n là số e tham gia ở các đc; F là hằng số
Faraday ( t là s thì F = 96500; t là giờ thì F= 26,8)
4) Đp có giải phóng khí hay kết tủa thì m dd giảm = m dd trước đp - m ↓ - m ↑
5) Nếu đp các bình nối tiếp nhau thì Q = It qua mỗi bình là như nhau. Sự thu và nhường e ở các điện
cực cùng tên phải như nhau và các chất sinh ra ở các điện cực cùng tên tỉ lệ mol với nhau
6) Khi catot bắt đầu xuất hiện bọt khí hay khối lượng catot không đổi nghĩa là các cation bị đp trong
dd đã hết, tại catot nước bắt đầu bị đp
7) Khi pH của dd không đổi nghĩa là các ion dương hoặc âm ( hay cả hai loại) có thể bị đp đã bị đp
hết . Khi đó tiếp tục đp sẽ là nước
8) Khí thoát ra sau đp gồm cả khí ở catot và anot ( trừ khí gây ra phản ứng phụ tạo sản phẩm phụ
tan trong dung dung dịch). Nên xác định khí ở đc nào , hay khí sau đp
9. Chú ý bt đp chủ yếu xoay quanh 3 yếu tố : I . t , m . Đề sẽ cho 3 dữ kiện để tính dữ kiện còn lại
+ Nếu cho I , t nên tính ne
+ Nếu cho lượng chất thoát ra ở đc thay đổi, sự thay đổi khối lượng dung dịch , kl đc, pH... tính số
mol e theo lượng chất toạ thành rồi tính I , t
+ Có thể dùng ĐLBT e
Bài tập
1) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ với dòng điện một chiều có I = 0,5 A trong thời


gian 1930s thì thấy khối lượng đồng và thể tích khí sinh ra là :
A. 0,64g và 0,112 lít
B. 0,32 g và 0,056lit C. 0,96 g và 0,168 lít D. 1,28g và 0,224 lít
2) Điện phân nóng chảy hoàn toàn 1,9 g muối clorua của một kim loại hóa trị II được 0,48 g kim loại
ở catot . Kim loại đã cho là : A. Zn B. Mg C. Cu D. Fe
3) Điện phân dung dịch muối MCln với điện cực trơ. Ở catot thu được 16 g kim loại M thì ở anot thu
được 5,6 lít (đktc). Kim loại M là : A. Mg B. Fe C. Cu D. Zn
4) Điện phân 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,1 M , CuSO4 0,5M bằng điện cực trơ. Khi ở
catot có 3,2 gam Cu thoát ra thì thể tích khí thu được ở anot là :
A. 0,56 lít
B. 0,84 lít
C. 0,672 lít
D. 0,448 lít
5) Điện phân 500 gam dung dịch CuSO4 16% với điện cực trơ, màng ngăn xốp, người ta thu được
12 gam Cu ở catot. Hiệu suất của quá trình điện phân là : A. 36% B. 36,5 % C. 37 % D. 37,5 %
6) Điện phân dung dịch AgNO3 sau một thời gian thì dừng lại , dung dịch sau điện phân có pH = 3,
hiệu suất điện phân là 80%, thể tích dung dịch coi như không đổi. Hỏi nồng độ AgNO3 sau điện phân là
bao nhiêu A. 0,25.10-3 M B. 0,5. 10-3
C. 1,25.10-3M
D. 0,75. 10-3M
7) Dung dịch X chứa đồng thời 0,01 mol NaCl, 0,05 mol CuCl2 , 0,04 mol FeCl3, 0,04 mol ZnCl2.
Kim loại đầu tiên thoát ra ở cực catot là: A. Fe B. Cu C. Zn D. Na
8) Điện phân dung dịch hỗn hợp 0,04 mol AgNO3 và 0,05 mol Cu(NO3)2điện cực trơ, I = 5A , trong
32 phút 10 giây. Khối lượng kim loại bám vào catot là: A. 6,24g B. 3,12 g C. 6,5 g D. 7,24 g
9) Điện phân có màng ngăn hỗn hợp gồm a mol NaCl, b mol HNO3 sau một thời gian xác định
người ta thấy dung dịch thu được sau phản ứng làm quỳ tím hóa xanh. Điều đó chứng tỏ:
♂☻♥☺♀ ☼

Có học rồi mới biết mình chưa biết đủ ♂☻♥☺♀ ☼


1


Onthionline.net
Trường THPT Lạc Long Quân
Trần Thị Quý
‫٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭‬
A. a > b
B.a < b
C. b >2a
D. b < 2a
10) Điện phân dung dịch chứa đồng thời CuCl2, NaCl , HCl với điện cực trơ, có màng ngăn, pH của
dung dịch sẽ thay đổi như thế nào trong quá trình điện phân có màng ngăn:
A. Không đổi , sau đó giảm
B. Giảm dần sau đó không đổi
C. Tăng dần, sau đó giảm dần
D. Không đổi sau đó tăng dần
11) Trong các phát biểu sau phát biểu nào đúng?
A. Cho Cu tác dụng với dung dịch AgNO3 và điện phân dung dịch AgNO3 với anot bằng Cu là hai
qua trình hoàn toàn giống nhau
B. Khi điện phân dung dịch H2SO4 thì pH không thay đổi trong quá trình điện phân
C. Hiện tượng các dụng cụ bằng sắt để lâu ngày trong không kh í ẩm bị gỉlà do có hiện tượng ăn
mòn điện hóa xảy ra
D. Khi cho một mẩu Zn vào dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt Hg thì quá trình xảy ra chậm lại
12) Thêm một lá Zn nhỏ tinh khiết vào dung dịch HCl thấy có bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu cho
vào hỗn hợp một ít dung dịch CuSO4 thì tốc độ sủi bọt khí sẽ thay đổi như thế nào?
A. Chậm hơn
B. Không đổi
C. Nhanh hơn
D. Chậm hơn sau đó nhanh hơn

13) Điện phân 200 ml dung dịch chứa đồng thời AgNO3 1M và Cu(NO3)2 2 M trong thời gian 48
phút 15 s , I = 10A ( điện cực trơ, H = 100 % ). Sau điện phân để yên bình điện phân cho các phản ưng
xảy ra hoàn toàn thu được V(lít ) NO( duy nhát, đktc). Giá trị của V là:
A. 3,36
B. 6,72
C. 1,68
D. 1,12
16) Điện phân với điện cực trơ 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ xM, sau một thời gain thu được
dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam
bột Fe vào dung dịch Y , sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 g kim loại . Giá rị của
x là: A. 2,25
B. 1,5
C. 1,25
D. 3,25 ĐHB 2012
17) Tiến hành điện phân 200 ml dung dịch X gồm HCl 0,6M và CuSO4 1M , I = 2,68 A trong 2 giờ
( điện cực trơ, có màng ngăn, H = 100%). Thể tích khí thoát ra ở anot là (đktc)
A. 2,24 lit
B. 1,344 lít
C. 1,792 lít
D. 2,688 lít
18) Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mo FeCl3; 0,3 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl ( điện cực trơ ,
màng ngăn xốp) Khi catot bắt đầu sủi bọt khí thì dừng điện phân. Nếu kim loại thoát ra bám vào catot
thì tại thời điểm này khối lượng catot đã tăng lên: A. 12,8 g B. 5,6 g C. 2 g D. 18,4 g
19) Điện phân với điện cực trơ (H = 100%) dung dịch chứa đồng thời 0,04 mo Fe(NO3)3 à 0,02 mol
HNO3 , I = 1A. Sau 48 phút 15 giây thì ngừng điện phân. Để yên bình điện phân để các phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được 200 ml dung dịch có pH là: A. 2 B. 0,15 C. 0,6
D. 1,3
20) Điện phân có màng ngăn 500 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuCl2 0,1 M và NaCl 0,5M( điện
cực trơ H = 100%), I = 5A trong 3860 giây. Dung dịch thu được sau điện phân có khả năng hòa tan m
gam Al. Giá trị lớn nhất của m là: A. 2,7

B. 5,4
C. 4,05 D. 1,35
21) Điện phân 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 1M ( điện cực trơ), I = 2,68 A trong thời gian t giờ thì bắt
đầu có khí thoát ra ở catot( H= 100%). Giá trị của t là: A. 1 B. 2
C. 6
D. 4
Bài tập tự luận
1) Điện phân 500 ml dung dịch AgNO3 x M , sau một thời gian thấy khối lượng catot thay đổi 2,16 g
và thu được dung dịch A. Biết dung dịch A không tạo kết tủa với NaCl
a) Tính x
b) Biết I = 2A. Tính thời gain điện phân
c) Tính thể tích khí thoát ra ở anot trong điều kiện nhiệt độ 27,3 0C và áp suất 0,98 atm
2) Sau một thời gain đp 200 ml dd CuSO4 với đc trơ , kl dd giảm 8 g. Để làm kết tủa hết ion Cu2+
còn lại trong dung dịch Sau điện phân cần dùng 100 ml dung dịch H2S 0,5 M. Hãy xác định nồng độ
mol và C% của dd CuSO4 trước đp. Biết dd CuSO4 ban đầu có khối lượng riêng là 1,25 g / ml
♂☻♥☺♀ ☼

Có học rồi mới biết mình chưa biết đủ ♂☻♥☺♀ ☼

2


Onthionline.net
Trường THPT Lạc Long Quân
Trần Thị Quý
‫٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭‬
ĐS1. x = 0,04 M t = 965 s
V = 0,126 lít

♂☻♥☺♀ ☼


Có học rồi mới biết mình chưa biết đủ ♂☻♥☺♀ ☼

3



×