Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nhân vật trong tiểu thuyết “Les – vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.28 KB, 49 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ HỒNG

NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT
LES – VÒNG TAY KHÔNG ĐÀN ÔNG
CỦA BÙI ANH TẤN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận Văn học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ KIỀU ANH

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của TS.
NguyễnThị Kiều Anh. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tác giả.
- Những tƣ liệu đƣợc trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất cứ công trình
nghiên cứu của tác giả nào đã đƣợc công bố trƣớc đó.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 2 tháng 4 năm 2016
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Hồng




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ
tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Kiều Anh cùng toàn thể các thầy cô giáo
trong trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
tới quý thầy cô trong trƣờng đặc biệt là TS: Nguyễn Thị Kiều Anh đã trực tiếp
hƣớng dẫn, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận
này.

Hà Nội, ngày 2 tháng 4 năm 2016
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Hồng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 4
8. Cấu trúc của khóa luận ............................................................................... 5
NỘI DUNG .................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC VÀ
HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA BÙI ANH TẤN VỚI ĐỀ TÀI ĐỒNG
TÍNH.............................................................................................................. 6
1.1. Quan niệm chung về nhân vật văn học ................................................... 6

1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học ................................................................. 6
1.1.2. Các chức năng của nhân vật văn học .................................................... 7
1.1.3. Các tiêu chí phân loại nhân vật văn học ................................................ 7
1.1.3.1. Phân loại theo tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác
phẩm (xét từ góc độ kết cấu) .......................................................................... 8
1.1.3.2. Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật ........................................ 8
1.1.4. Vài nét về nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam
trong thời kì đổi mới....................................................................................... 9
1.2. Tác giả Bùi Anh Tấn và hành trình sáng tác với đề tài đồng tính ........... 10
1.2.1. Giới thuyết về “đồng tính”.................................................................. 10
1.2.1.1. “Đồng tính” trong lịch sử - xã hội .................................................... 10
1.2.1.2. “Đồng tính” trong văn học nghệ thuật.............................................. 12
1.2.2. Bùi Anh Tấn với những sáng tác viết về đồng tính ............................ 13


CHƢƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU
THUYẾT CỦA BÙI ANH TẦN .................................................................. 17
2.1. Bảng thống kê, phân loại các nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết “
Les – vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn ........................................ 17
2.1.1. Bảng thống kê, phân loại .................................................................... 17
2.1.2. Nhận xét chung................................................................................... 18
2.2. Các kiểu nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn ......... 18
2.2.1. Nhân vật bi kịch ................................................................................. 18
2.2.2. Nhân vật cô đơn.................................................................................. 21
2.2.3. Nhân vật đi tìm bản thân (Truy tìm và hoài nghi bản thể) ................... 24
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH
TRONG TIỂU THUYẾT “LES- VÒNG TAY KHÔNG ĐÀN ÔNG” CỦA
BÙI ANH TẤN ............................................................................................ 29
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật ............................. 29
3.2. Nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật ...................................................... 33

3.3. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại ....... 38
3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................. 38
3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm................................................................ 39
KẾT LUẬN .................................................................................................. 42
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đồng tính đang là mối quan tâm của xã hội, điện ảnh, văn học nghệ
thuật và đồng tính cũng là một đề tài nghiên cứu hay. Tuy nhiên, do định kiến
xã hội về “giới thứ ba” cho nên số lƣợng tác phẩm văn học viết về đề tài này
còn khiêm tốn.
Trên thế giới, dòng văn học đồng tính không còn mới mẻ, xa lạ nhƣng
cũng chỉ có một số tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu - những tác phẩm đồng tính
làm say mê hàng triệu độc giả nhƣ: tiểu thuyết “Annie on my mind” (Annie
trong trái tim tôi) của nữ văn sĩ ngƣời Mỹ Nacy Garden ra mắt bạn đọc vào
tháng 7 năm 1982
Ở Việt Nam, những sáng tác văn học về đề tài đồng tính xuất hiện còn
ít, lẻ tẻ, rải rác. Chỉ có vài đầu sách của một số tác giả đƣợc nhắc đi nhắc lại
trong nhiều bài báo. Đó là tự truyện “Bóng” (2008) của Nguyễn Văn Dũng
do hai nhà báo Hoàng Nguyên và Đoan Trang chấp bút; tập truyện ngắn
“Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử” (2007) của Trang Hạ… Nhân vật trong
các sáng tác đó chƣa thể đại diện cho “giới thứ ba” nên không đƣợc những
ngƣời đồng tính nồng nhiệt đón nhận và chƣa thu hút đƣợc độc giả. Chỉ đến
khi cuốn tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, “Les - vòng tay không
đàn ông” và “Phƣơng pháp của A.C.Kinsey” của tác giả Bùi Anh Tấn ra đời,
thì những ngƣời đồng tính mới thực sự tìm thấy nỗi đau cũng nhƣ bao tâm tƣ,
tình cảm của mình ở trong đó.

1.2. Bùi Anh Tấn là nhà văn công an. Anh bắt đầu sáng tác từ những
năm đầu thập niên 90 nhƣng chỉ thực sự nổi tiếng từ sau cuốn tiểu thuyết
“Một thế giới không có đàn bà” (1999) và sau đó là cuốn tiểu thuyết: “Les vòng tay không đàn ông”.

1


“Đấy là cả một thế giới nội tâm rất phong phú, có nhiều màu sắc cả bi
lẫn hài… Hãy nhân ái hơn, tạo hoá đã quá nghiệt ngã với họ, thì chúng ta,
những con ngƣời với con ngƣời, lẽ nào lại không hiểu nổi nhau…” [6].
Nhân vật trong các tiểu thuyết viết về đồng tính của Bùi Anh Tấn là
những số phận bất hạnh. Mỗi nhân vật là một mảnh ghép cuộc đời, smột thân
phận khác nhau nhƣng đều có chung nỗi đau: bị đồng tính, phải đối mặt với
những rắc rối của bản thân cũng nhƣ sức ép của dƣ luận. Tác phẩm của Bùi
Anh Tấn chứa đựng nét độc đáo, mới lạ của một cây bút sáng tạo. Đặc biệt,
thế giới nhân vật trong tiểu thuyết đồng tính của Bùi Anh Tấn đã làm nên dấu
ấn riêng cho sáng tác của anh trong việc khám phá thế giới hiện thực nghiệt
ngã về những con ngƣời thuộc “giới thứ ba”.
Việc nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của
Bùi Anh Tấn có ý nghĩa quan trọng vừa nhằm nhìn nhận, đánh giá những
thành công về một trong những phƣơng diện nghệ thuật viết tiểu thuyết của
tác giả vừa thấy đƣợc những đóng góp của nhà văn ở mảng đề tài mới mẻ này
của văn học Việt Nam đƣơng đại.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nhân vật trong
tiểu thuyết “Les – vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Bùi Anh Tấn là một tác giả mới xuất hiện trên văn đàn. Bởi vậy,
nguồn tài liệu về tác giả này còn ít ỏi. Hơn nữa, với tinh thần sáng tác có tính
chất “mở” nhƣ hiện nay tất yếu sẽ có những ý kiến khen, chê khác nhau. Trên
cơ sở những hiểu biết ban đầu, chúng tôi sẽ cố gắng chọn lọc và tiếp thu

những ý kiến đƣợc xem là xác đáng, sát hợp với những đóng góp của tiểu
thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn.
2.2. Sự độc đáo, mới lạ, mang tính thời sự trong những cuốn tiểu thuyết
viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn trên thực tế đã đƣợc dƣ luận quan

2


tâm. Đã có nhiều bài báo, bài phê bình, cuộc trao đổi trên các diễn đàn văn
học. Nhà báo Nguyễn Vịnh trong bài : “Nhà văn trẻ Bùi Anh Tấn cầm bút đã
là sự phiêu lƣu” (Tạp chí Đẹp, số 6, 2003) có viết: “Bùi Anh Tấn đã bình
thản đặt những bƣớc đi của mình vào ngôi đền văn học, giành lại cho mình
một chút dƣ vang. Ở ngƣời đàn ông này có một cái gì đó cứ âm trầm, da diết
chảy, một cái gì đó - dù rất nhỏ nhoi nhƣng sâu khuất các ý niệm - đang cọ
cựa. Tác giả nhƣ muốn chống lại sự lãng quên, nhƣ muốn thổi tung lớp bụi đã
cũ kĩ kỹ của thời gian và bạc bẽo của nhân thế đang bao phủ lên từng mảng
lớp của cuộc đời”.
Tuy nhiên đó chỉ là những nhận xét của những cá nhƣng chƣa có một
công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề nhân vật. Nhận ra
khoảng trống đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nhân vật đồng tính trong tiểu
thuyếtLes – vòng tay không đànông của Bùi Anh Tấn”
Tôi hy vọng sẽ góp thêm một tiếng nói vào việc tìm hiểu, nghiên cứu
thành công của Bùi Anh Tấn ở mảng đề tài này.Những bài viết, đánh giá kể
trên sẽ là những gợi ý, tham khảo quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực
hiện khóa luận.
3. Mục đích nghiêncứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi khi triển khai đề tài này là khám phá
thế giới của những ngƣời đồng tính với cái nhìn nhân văn cũng nhƣ nghệ
thuật xây dựng nhân vật độc đáo của Bùi Anh Tấn khi viết về những con
ngƣời “Thế giới thứ ba”.

Từ việc nghiên cứu đó để phần nào thấy đƣợc tình cảm cũng nhƣ những
tâm sự của những ngƣời đồng tính để có cái nhìn cảm thông, sự nhìn nhận
đúng về họ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là chỉ ra

3


các lọai nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề
tài đồng tính của Bùi Anh Tấn: nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động,
nghệ thuật khắc hoạ tâm lí nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật.
5. Đối tƣợngvà phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
Nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết “ Les – vòng tay không đàn ông”
của Bùi Anh Tấn.
- Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại,
phân tích và lí giải vấn đề trong phạm vi tiểu thuyết về đề tài đồng tính
“Les - vòng tay không đàn ông” (2004) của Bùi Anh Tấn.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng đồng thời
các phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp thống kê - phân loại
Khảo sát, thống kê toàn bộ hệ thống nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết
viết về đồng tính “Les - vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn.
- Phƣơng pháp phân tích
Tiến hành phân tích cụ thể các loại hình nhân vật chủ yếu đƣợc xây dựng
trong ba tiểu thuyết viết về đồng tính của Bùi Anh Tấn.
- Phƣơng pháp so sánh

Tiến hành so sánh, đối chiếu giữa các nhân vật trong tiểu thuyết “Les vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn với nhân vật trong một số truyện
ngắn đồng tính khác của tác giả để thấy đƣợc điểm khác biệt nổi bật ở các
nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này.
7. Đóng góp của khóa luận
- Tìm ra những đặc sắc về thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân

4


vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn.
- Đánh giá những đóng góp mới của Bùi Anh Tấn ở mảng đề tài đƣợc
xem là “hiện tƣợng” của văn học Việt Nam đƣơng đại. Thông qua những
nghiên cứu, phân tích, ngƣời đọc sẽ có cái nhìn cảm thông, chia sẻ hơn với
những ngƣời đồng tính trong xã hội.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung củakhóa luận tôi sẽ triển
khai thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về nhân vật văn học và hành trình sáng
tác của Bùi Anh Tấn với đề tài đồng tính
Chƣơng 2: Thế giới nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết “Les –
vòng tay không đàn ông” của BùiAnh Tấn
Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết
“Les – vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG1: NHỮNGVẤNĐỀCHUNGVỀNHÂNVẬTVĂN
HỌCVÀHÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA BÙI ANH TẤN VỚI ĐỀ TÀI

ĐỒNG TÍNH
1.1. Quan niệm chungvề nhân vật văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Đã có nhiều quan điểm khác nhau về nhân vật văn học trong giới nghiên
cứu, phê bình:
* Khái niệm “nhân vật văn học” đƣợc định nghĩa trong cuốn “Từ điển
thuật ngữ văn học” của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi:
* Các tác giả “Từ điển văn học” (tập 2) đã xác nhận: “Nhân vật là yếu tố
cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tâm điểm để bộc lộ chủ đề, tƣ tƣởng chủ
đề và đến lƣợt mình nó lại đƣợc các yếu tố có tính chất hình thức của tác
phẩm tập trung khắc hoạ. Nhân vật, do đó, là nơi tập trung giá trị tƣ tƣởng nghệ thuật của tác phẩm văn học” [7, tr.86]. Với định nghĩa này, các nhà biên
soạn từ điển đã nhìn nhận nhân vật từ khía cạnh vai trò, chức năng của nó đối
với tác phẩm văn học và từ mối quan hệ của nó với các yếu tố hình thức tác
phẩm.Có thể coi đây là một định nghĩa tƣơng đối toàn diện về nhân vật văn
học.
Nhân vật văn học là con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn
học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Chí Phèo, Bá Kiến,…), cũng có
thể không có tên riêng (ngƣời dân làng nọ, ngƣời thả ống lƣơn...).
Nhƣ vậy, các nhà nghiên cứu, nhà lí luận văn học, bằng cách này hay
cách khác đã đƣa ra những quan điểm, định nghĩa cụ thể về nhân vật văn học
trên cơ sở tìm hiểu những nét nổi bật về nhân vật. Song, xét một cách chung
nhất, các ý kiến vẫn cơ bản gặp nhau trong sự khẳng định: thứ nhất, nó phải là

6


đối tƣợng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng phƣơng tiện văn học. Thứ hai,
đó là những con ngƣời hoặc những con vật, sự vật, đồ vật, hiện tƣợng mang
linh hồn con ngƣời, là hình ảnh gần gũi của con ngƣời. Thứ ba, đó là đối

tƣợng mang tính ƣớc lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực bởi nó đã
đƣợc khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Nghiên cứu về tác phẩm
văn chƣơng cần phải tiếp cận nhân vật để chỉ ra cái mới trong ngòi bút nhà
văn và đƣa ra kết luận về những đóng góp riêng nhà văn đó.
Những quan niệm về nhân vật văn học nhƣ trên là những chỉ dẫn cho
chúng tôi trong quá trình tìm hiểu về nhân vật nói chung và nhân vật đồng
tính trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn nói riêng.
1.1.2. Các chức năng của nhân vật văn học
Thứ nhất, nhân vật trong tác phẩm văn học có chức năng khái quát các
loại tính cách xã hội.Với chức năng này, nhân vật chứng tỏ đƣợc ƣu thế vô
song của văn học trong việc phản ánh bản chất của xã hội trong một hiện
tƣợng mang tính chất kết tinh là tính cách.
Thứ hai, ngoài chức năng khái quát các loại tính cách xã hội, nhân vật
văn học còn có “chức năng của một chiếc chìa khoá”, giúp nhà văn mở một
cánh cửa bƣớc vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận những đề tài chủ đề mới mẻ.
Thứ ba, nhân vật văn học có chức năng biểu hiện quan niệm nghệ thuật
của nhà văn về thế giới và con ngƣời.
Nhƣ vậy, nhân vật văn học có nhiều chức năng tƣơng ứng với nhiều vai
trò khác nhau trong tác phẩm.Hiểu đƣợc đúng đắn chức năng của nhân vật
văn học của ngƣời viết có thêm cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài này.
1.1.3. Các tiêu chí phân loại nhân vật văn học
Nhân vật văn học là một hiện tƣợng hết sức đa dạng. Để nắm đƣợc thế
giới nhân vật văn học đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại dƣới
nhiều góc độ, theo nhiều tiêu chí khác nhau.

7


1.1.3.1. Phân loại theo tầm quan trọng và vai trò của nhân vật trong tác
phẩm (xét từ góc độ kết cấu)

Xem xét vai trò và vị trí của nhân vật trong tác phẩm văn học có thể chia
thành: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm.
* Nhân vật chính
Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều trong tác phẩm, tham gia hầu
hết các sự kiện chính đƣợc miêu tả, giữ vai trò then chốt trong việc thúc đẩy
sự phát triển của cốt truyện và là cơ sở quan trọng để nhà văn triển khai đề tài
trung tâm hay tƣ tƣởng nghệ thuật cơ bản của mình.
* Nhân vật trung tâm
Trong một tác phẩm có nhiều nhân vật chính, nhân vật chính có vai trò
quan trọng hơn cả xuyên suốt toàn bộ tác phẩm đƣợc gọi là nhân vật trung
tâm. Ở một số tác phẩm, số lƣợng nhân vật trung tâm không phải chỉ có một,
do chỗ các nhân vật đó đều có vai trò tƣơng đƣơng nhau trong việc thể hiện
những xung đột cơ bản của tác phẩm. Tào Tháo, Lƣu Bị, Quan Công, Trƣơng
Phi, Gia Cát Lƣợng, Tôn Quyền đều là những nhân vật trung tâm của “Tam
Quốc Diễn Nghĩa”,…
* Nhân vật phụ
Nhân vật phụ giữ vai trò thứ yếu so với nhân vật chính trong quá trình
phát triển diễn biến của cốt truyện, của việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
1.1.3.2. Phân loại theo hình thức cấu trúc nhân vật
*Nhân vật dẹt: Là loại nhân vật không đƣợc khắc hoạ đầy đặn các mặt,
“ít giống thực” nhất theo đánh giá của một kiểu tri giác đơn giản về nghệ
thuật.
* Nhân vật tròn
Là loại nhân vật đƣợc khắc hoạ soi chiếu trên nhiều bình diện, đƣa tới
cho độc giả cảm tƣởng “thực” về nhân vật.

8


* Nhân vật tƣ tƣởng

* Nhân vật tâm lí
Trên đây là các loại nhân vật thƣờng gặp.Trong văn học còn có thể gặp
một số kiểu loại nhân vật khác nữa. Sự phân loại trên đây chỉ có tính chất
tƣơng đối vì trong loại này có thể bao hàm một số yếu tố của loại kia và
ngƣợc lại. Không có gì khó hiểu khi ta thấy một nhân vật cụ thể nào đó có
mặt trong nhiều “danh sách” khác nhau.Thực tế ấy đòi hỏi việc nghiên cứu
nhân vật phải tránh sự cứng nhắc, tuyệt đối hoá.
1.1.4. Vài nét về nhânvật tiểu thuyếtvà nhânvật trongtiểu thuyếtViệt Nam
trong thời kì đổi mới
Có thể nói, sau năm 1975 khuynh hƣớng sử thi đã nhƣờng chỗ cho cảm
hứng thế sự trong sự phản ánh của văn học.Cách nhìn nhận của nhà văn đối
với nhân vật cũng đa chiều và linh hoạt hơn.Các nhà văn thời kì đổi mới đã
thấy rõ sự đan xen hai mặt tốt - xấu trong mỗi con ngƣời, “con ngƣời trong
con ngƣời”. Cho dù con ngƣời có đại diện cho giai cấp nào đi nữa thì cũng
không thể hoặc tốt đẹp, hoặc xấu xa một cách tuyệt đối. Nếu trong văn học
trƣớc 1975, con ngƣời hiện lên chủ yếu là con ngƣời cộng đồng, con ngƣời
hiện đại thì ở văn học thời kì đổi mới các nhà văn còn thấy rõ con ngƣời ngoài
là con ngƣời cộng đồng còn là con ngƣời cá nhân với chiều sâu bí ẩn của tâm
hồn.
Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đã có sự đột phá lớn về nhiều mặt, nhiều
bình diện, kết đọng ở nhiều thành tựu nổi bật của những tác giả, những cây
bút tiêu biểu nhƣ: Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Bảo Ninh,... Chúng ta có thể
nhận thấy đổi mới cơ bản của các cây bút này trên nhiều lĩnh vực, xong tập
trung nhất vẫn là trong cách tiếp cận và xây dựng nhân vật để phản ánh đời
sống.
Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, về cơ bản có

9



những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới đƣợc khai
thác toàn diện, là con ngƣời đa trị, lƣỡng cực với các mối quan hệ xã hội vô
cùng phức tạp.
Thứ hai, nhân vật không có số phận tròn trịa nhƣ trong tiểu thuyết
truyền thống mà bị phân mảnh, đôi khi bị phá vỡ, chỉ còn những mảnh nhỏ
của tâm trạng, những khoảnh khắc của cuộc đời ngắn ngủi, những dòng ý
thức - tiềm thức - vô thức kéo dài miên man không có điểm dừng.
Thứ ba, nhân vật không có tính cách hay số phận điển hình mà chỉ là
những con ngƣời bình thƣờng, vô danh trong cuộc sống.Nhân vật là đủ thứ
hạng trong xã hội.
Thứ tƣ, nhân vật là những cá thể đời thƣờng, những con ngƣời đang
trong quá trình hình thành về nhân cách, đƣợc thể hiện trong tất cả các mối
quan hệ xã hội, quan hệ ứng xử, thân phận, đời sống riêng của nó, với “đầy
những vết dập xoá trên thân thể và trong tâm hồn”.
Thứ năm, nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết có nhiều cách tân với
những thử nghiệm táo bạo, thậm chí mạo hiểm, bởi các nhà văn nhận thấy các
thủ pháp truyền thống đã không còn đủ khả năng biểu hiện cái đa dạng, phức
tạp của con ngƣời trong đời sống hiện đại.
Tìm hiểu những biểu hiện mới của nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam
thời kì đổi mới, tác giả luận văn sẽ có thêm cơ sở thực tiễn để nghiên cứu
nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn.
1.2. Tác giả Bùi Anh Tấn và hành trình sáng tác với đề tài đồng tính
1.2.1. Giới thuyết về “đồng tính”
1.2.1.1. “Đồng tính” trong lịch sử - xã hội
a. Theo Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia: “Đồng tính luyến ái” hay
“đồng tính” chỉ việc hấp dẫn trên phƣơng diện tình yêu hay tình dục cùng giới

10



tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc lâu dài. Đồng tính luyến ái cũng
chỉ nhận thức của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đó và sự tham gia vào một
cộng đồng có chung điều này (…). Thực tế, “đồng tính” khá phức tạp, có
nhiều kiểu, dạng, loại và cách gọi khác nhau.
“Lesbian” (đọc ngắn là “Les”): chỉ ngƣời đồng tính nữ. “Les” lại chia
làm nhiều kiểu: “Fem” chỉ những ngƣời đồng tính nữ có nữ tính, khó phát
hiện là les “Butch” là những ngƣời đồng tính nữ có nam tính, cử chỉ điệu bộ
giống đàn ông.
b. Nguyên nhân của hiện tƣợng “đồng tính luyến ái”
Có nhiều giả thiết về về nguyên nhân tạo nên “đồng tính luyến ái”, trong
đó, có hai nguyên nhân đƣợc xem là chủ yếu: di truyền học và quá trình phát
triển tâm lí.
c. Nguồn gốc của “đồng tính luyến ái”
Đồng tính luyến ái đã thực sự trở thành một trong những hiện tƣợng
quan trọng ở cả phƣơng Đông và phƣơng Tây.
Khi nghiên cứu lịch sử của nhân loại, các nhà khoa học rất bất ngờ rằng
đồng tính đã xuất hiện từ rất sớm (thế kỉ VI -> thế kỉ IV TCN), khi những nền
văn minh của loài ngƣời bắt đầu nhen nhúm, từ Đông sang Tây.
Trong lịch sử Việt Nam rất hiếm có trƣờng hợp đựơc ghi nhận mặc dù
trong thế kỷ XVI, XVII có một vài vua chúa có thê thiếp là đàn ông… Ngoài
ra, sách sử có chép rằng vua Khải Định tuy có 12 bà vợ nhƣng bất lực hoặc
không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông.
d. Quan điểm xã hội đối với hiện tƣợng đồng tính luyến ái
Ở Việt Nam, nhìn chung thái độ của xã hội đối với đồng tính luyến ái là
kì thị ở các mức độ khác nhau hoặc không thể hiện thái độ rõ ràng nhƣ phớt
lờ, không quan tâm. Những định kiến về đồng tính luyến ái vẫn còn khá phổ
biến trong xã hội Việt Nam.Mặc dù pháp luật không cấm cản nhƣng đề tài

11



đồng tính luyến ái đƣợc xem là không bình thƣờng, tránh né. Ngoài ra những
con ngƣời đồng tính thƣờng bị nhìn với những “ cái nhìn khinh miệt”, bị
ngƣời thân trách móc thậm chí là từ mặt.
1.2.1.2. “Đồng tính” trong văn học nghệ thuật
“Văn học đồng tính - LGBT (lesbian, gay, bisexual, transgender)
literature đã từng một thời bị coi là đề tài cấm kị trên phạm vi toàn cầu. Tuy
nhiên, cùng với những cuộc đấu tranh về quyền con ngƣời, đấu tranh về bình
đẳng giới, sự thừa nhận của xã hội đối với giới tính thứ ba, đó cũng là lúc
dòng văn học dành cho ngƣời đồng tính bƣớc từ bóng tối ra ánh sáng” [8].
Văn học đồng tính hiện hữu nhƣ một nhu cầu tự thân, phản ánh cuộc
sống muôn màu của những ngƣời đồng tính. Thế giới đồng tính phức tạp
nhƣng lại đầy hấp dẫn. Đó cũng là nguyên nhân khiến một số nhà văn dày
công viết nên tác phẩm văn học đồng tính mới lạ, mang giá trị sâu sắc
Tại Việt Nam, văn học đồng tính xuất hiện khá muộn so với thế giới.
Nhắc đến “đồng tính”, nhiều nhà nghiên cứu hoặc cho đó là một lĩnh vực
“nhạy cảm” hoặc cho đó là dung tục, tầm thƣờng mà bỏ qua hoặc ám chỉ.
Ngƣợc dòng thời gian, trƣờng hợp điểm hình tiêu biểu cho sự đảo trang
trong văn học Việt Nam hẳn phải là sự tích “Quan Âm Thị Kính” và đây
cũng là khuôn mẫu cho một biến tác hiện đại khá lý thú đi đôi với sự đảo vị
giới tính trong cuốn tiểu thuyết lãng mạn “Hồn bƣớm mơ tiên” (1932) của
Khái Hƣng.
Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX cũng đã xuất hiện một số tác phẩm về
đề tài này dù còn lẻ tẻ, rải rác, tế nhị mang tính ẩn dụ qua các hình tƣợng
nghệ thuật.
Nhà thơ Xuân Diệu nổi tiếng chủ yếu qua thơ tình của ông và bài thơ
“Tình trai” đƣợc xem là một trong những phát ngôn sớm nhất về tình yêu
đồng tính nam trong văn học Việt Nam hiện đại


12


Bài “Ngủ chung” của Huy Cận tả cảnh ngủ chung của học trò cùng phái
tính, giữa những ngƣời bạn trai với nhau với nhiều ngôn từ, hình ảnh “không
bình thƣờng”. Có lẽ, cùng với bài “Tình trai” của Xuân Diệu, bài “Ngủ
chung” này của Huy Cận là những bài thơ tiêu biểu cho chuyện đồng tính
luyến ái ở Việt Nam.
Đến văn học đƣơng đại, trong khoảng 15 năm trở lại đây, đề tài đồng
tính đã bắt đầu đƣợc khai khác một cách mạnh dạn. Nhiều tác giả đã chọn đề
tài gai góc này để thử bút. Có thể kể ra đây những tác phẩm tiêu biểu nhƣ:
“Một thế giới không có đàn bà” (Bùi Anh Tấn, 1999), “Les - vòng tay
không đàn ông” (Bùi Anh Tấn, 2004),“Xin lỗi em, anh đã yêu anh ấy”
(Nguyễn Thơ Sinh, 2007).
Qua những tìm hiểu và trình bày trên đây, ta thấy, tác phẩm văn học
đồng tính có những nét đặc sắc, thành công và hạn chế nhƣng đã khắc hoạ
đƣợc một bức tranh khá đặc biệt trong tình hình hiện tƣợng đồng tính trong
văn học chƣa đƣợc xã hội cũng nhƣ giới học thuật ở Việt Nam và thế giới
quan tâm rộng rãi.
Thời đại càng phát triển thì tƣ tƣởng con ngƣời càng tiến bộ và văn học
đồng tính ngày càng có nhiều không gian phát triển. Ngƣời ta sẽ bắt đầu nhận
thấy rằng, cuộc sống của chúng ta cần nhiều tác phẩm văn học thể hiện một
cách chân thực nội tâm con ngƣời. Thế giới nội tâm của những ngƣời đồng
tính rất phong phú và nếu nhƣ nhà văn dám bỏ qua những thành kiến thế tục
thì sẽ có những tác phẩm văn học đồng tính thành công.
1.2.2. Bùi Anh Tấn với những sáng tác viết về đồng tính
Nếu nói về đề tài đồng tính trong văn học đƣơng đại ở nƣớc ta thì phải
ghi công đầu cho nhà văn Bùi Anh Tấn. Chỉ riêng tác giả Bùi Anh Tấn đã có
“tuyển tập đồng tính” do nhà xuất bản Trẻ phát hành gồm: tiểu thuyết: “Một
thế giới không có đàn bà” (viết về đồng tính nam), tiểu thuyết “Les - vòng


13


tay không đàn ông” (viết về đồng tính nữ), tiểu thuyết “Phƣơng pháp của
A.C.Kinsey” (viết về đồng tính nam), tiểu thuyết “Không và sắc” (đề cập đến
vấn đề dục lạc và những biểu hiện của sự khát dục trong hàng ngũ tăng sĩ trẻ)
và tuyển tập truyện ngắn “Cô đơn” (với các truyện nhƣ “Cô đơn”, “Tình
trai”, “Bƣớm đêm”, “Biển cạn”, “Bụi đƣờng”, “Trái tim tội lỗi”, “Nhƣ một
tiếng thở dài”, “Ánh đèn đêm”, “Bên đời hiu quạnh”, “Tình nhớ”…).
Có thể nói, Bùi Anh Tấn là nhà văn Việt Nam đầu tiên “soi thấu” đề tài
đồng tính - một vấn đề khá nhạy cảm hiện nay.Với cái duyên của nghiệp viết
về thực trạng đồng tính của xã hội, anh đã dẫn ngƣời đọc vào một cung
đƣờng mới. Qua ngòi bút của Bùi Anh Tấn, độc giả sẽ thấy rõ hơn, hiểu sâu
hơn thế giới của những ngƣời đồng tính.
“Dùng hình thức tiểu thuyết viết về một đề tài gai góc, tế nhị với cốt
truyện nhiều thắt nút, nhiều cao trào, vực xoáy, nhiều tình huống, chi tiết bất
ngờ, các tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn là những câu
chuyện mang đậm chất “thế sự đời tƣ”, thẫm đẫm tính nhân văn, thể hiện
thành công của tác giả trong việc lôi cuốn ngƣời đọc và tạo đƣợc sự cảm
thông đối với những ngƣời đồng tính” [9].
Năm 2004, cuốn tiểu thuyết “Les-vòng tay không đàn ông ” ra đời đã
đƣa Bùi Anh Tấn trở thành cái tên “hot” trên văn đàn. Nhiều tác phẩm khác
xoay quanh vấn đề đồng tính, thế nhƣng với Bùi Anh Tấn, ngƣời đồng tính
trong “Less-vòng tay không đàn ông” đƣợc xem là cách lựa chọn mới.
Trong “Les - vòng tay không đàn ông”, vấn đề giới tính đƣợc đề cập
giản dị, trực diện, thẳng thắn. Nhân vật chính của truyện là những ngƣời phụ
nữ thành đạt, cả về danh vọng lẫn vật chất. Họ có thể là giảng viên đại học
(Yên Thảo), có thể là nghệ sĩ (Hƣơng Trang), có thể là doanh nhân (Kiều
Thu), hay cô sinh viên đang theo học ở một trƣờng nào đó (Yến, Châu). Họ

đã phải đối mặt với những rắc rối của bản thân cũng nhƣ sức ép của dƣ

14


luận.Họ đã tìm đến nhau …
“Phụ nữ - bất kể họ là ai thì vần luôn giữ đƣợc sự mềm mại, dịu dàng,
nữ tính.Và dĩ nhiên, những trang viết về họ cũng sẽ nhƣ vậy. Không có vụ
án, không có đổ máu nhƣng nhiều nƣớc mắt …” [6]
Tác giả tâm sự: “khi viết về đồng tính nữ, tôi hoàn toàn hiểu rằng mình
đang mạo hiểm (…). Viết về đồng tính nam dù sao tôi cũng có một số lợi thế
nhất định, trong khi viết về giới tính nữ tôi hoàn toàn là ngƣời “trắng tay”.Dù
vậy, tôi hy vọng mọi ngƣời nhận ra cái tâm của ngƣời cầm bút và những bạn
đọc đồng tính nữ sẽ hiểu và cảm thông bởi vì tôi rất muốn xã hội hiểu các
bạn hơn” [10].
Với tuyển tập truyện ngắn “Cô đơn”, Bùi Anh Tấn đƣa ngƣời đọc đến
với thế giới của những ngƣời đồng tính luyến ái nhƣng điều đặc biệt ở tập
sách không chỉ đơn thuần là hai ngƣời đồng giới yêu nhau mà với nhiều sắc
thái, cung bậc khác nhau của tình yêu. Nhà văn đã dẫn ngƣời đọc đi từ bất
ngờ này đến bất ngờ khác qua những câu chuyện thú vị.Với tập truyện ngắn
này, một lần nữa, độc giả lại cùng nhà văn khám phá thế giới tâm hồn của
những ngƣời đồng tính, những nguyên nhân dẫn đến đồng tính. Dù đôi khi có
thể chỉ là những giả định chủ quan nhƣng với giọng văn chân thành, tự nhiên,
giàu cảm xúc, Bùi Anh Tấn xứng đáng đƣợc xem là nhà văn Việt Nam
“chuyên trị” về đề tài nhạy cảm này.
Nhƣ vậy, bằng việc trình làng một loạt các sáng tác viết về đề tài đồng
tính, Bùi Anh Tấn thực sự đã trở thành nhà văn của “giới thứ ba” và là ngƣời
có công đầu “khai thông” đề tài khá nhạy cảm này trong văn học đƣơng đại
Việt Nam.
Qua từng tập truyện, từng cuốn tiểu thuyết trên, chúng ta bắt gặp những

câu chuyện rất mƣợt mà, tinh tế của những con ngƣời không may bị “tật
nguyền sinh lý”. Đặc biệt, tác giả luôn đề cao tính nhân văn, hƣớng thiện,

15


khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ nhất trong con ngƣời dù ở bất kỳ hoàn cảnh
nào.
Trong phạm vi của khóa luận này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu thế
giới của những ngƣời đồng tính ở cuốn tiểu thuyết: “Les - vòng tay không
đàn ông”.

16


CHƢƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONGTIỂU
THUYẾT CỦA BÙI ANH TẦN
2.1. Bảng thống kê, phân loại các nhân vật đồng tính trong tiểu
thuyết “ Les – vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn
2.1.1. Bảng thống kê, phân loại
Chúng tôi tiến hành khảo sát tiểu thuyết: “Les - vòng tay không đàn
ông” của Bùi Anh Tấn. Qua khảo sát, thống kê về số lƣợng nhân vật trong
tiểu thuyết, tôi nhận thấy nếu phân loại theo kiểu nhân vật chức năng, nhân
vật loại hình thì cách phân chia này nghiêng về văn học dân gian và văn học
trung đại trong khi đó nhân vật trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn đã có sự
giằng xé mãnh liệt trong tính cách, đời sống nội tâm. Nó gần giống kiểu nhân
vật đa chiều trong văn học hiện đại nếu phân loại nhân vật theo dạng thức
này thì đã đơn giản hoá và không bao trùm hết các kiểu, dạng nhân vật phức
tạp trong sáng của ông. Hơn nữa, nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết “ Les
– vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn có khi là những con ngƣời đa

chiều, đa trị, lƣỡng cực, khó xác định đó là nhân vật đại diện cho thiện hay
ác.
Vì vậy, chúng ta càng không thể đƣa ra tiêu chí phân loại theo kiểu chính
diện - phản diện. Cho nên, để giải quyết vấn đề này, chúng tôi dựa vào những
đặc điểm trong cuộc đời, phẩm chất, tính cách nhân vật và đề xuất một số
dạng thức nhân vật sau: nhân vật bi kịch, nhân vật cô đơn, nhân vật đi tìm bản
thân, nhân vật tha hoá, nhân vật bản năng,… từ đó tiến hành phân loại các
nhân vật trong tiểu thuyết “ Les – vòng tay không đàn ông” của Bùi Anh Tấn
theo các dạng thức nhân vật đó.

17


Nhân vật
Tác phẩm
Nhân vật
bi kịch

Nhân vật

Nhân vật đi tìm

cô đơn

bản thân

Kiều Thu,
“Les

-


vòng

tay

Cô Út

HƣơngTrang

Yên Thảo,
Hoàng Châu

không đàn ông”

2.1.2. Nhận xét chung
Trên đây là những khảo sát tổng thể của chúng tôi trên cơ sở những tiêu
chí nhiều mặt đƣợc đƣa ra. Ở đây, chúng tôi đã tìm thấy những nét đặc biệt
trong sáng tác của Bùi Anh Tấn để đƣa ra những nội dung tham khảo trên.
Cụ thể, về thống kê số lƣợng - đây là một việc làm cần thiết để có một
con số tổng thể đánh giá mật độ, số lƣợng các hình tƣợng nhân vật đƣợc xây
dựng trong sáng tác của nhà văn. Với tiểu thuyết “Les- vòng tay không đàn
ông”, Bùi Anh Tấn đã xây dựng đƣợc thế giới nhân vật khá phong phú trong
sáng tác của mình với 14 nhân vật cụ thể với những tính cách, thái độ và
quan điểm khác nhau.
Việc xây dựng các nhân vật đi tìm bản thân, nhân vật tha hoá, bản năng
trong tiểu thuyết này cũng đã chứng tỏ tài năng nghệ thuật của Bùi Anh Tấn
trong việc khám phá chiều sâu tâm hồn con ngƣời, tính cách nhân vật. Họ là
những con ngƣời đang còn rất mơ hồ, lần dò, mò mẫm đi tìm câu trả lời cho
bản thân: Ta là ai trong cuộc đời này? Bùi Anh Tấn đã “soi thấu” đƣợc những
tâm tƣ đó ở những ngƣời đồng tính và khắc hoạ khá thành công trong sáng

tác của mình qua hệ thống hình tƣợng nhân vật.
2.2. Các kiểu nhân vật đồng tính trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn
2.2.1. Nhân vật bi kịch

18


Khái niệm “bi kịch” đã đƣợc biết đến nhiều trong văn học. Theo “Từ
điển văn học”: “Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động
của nhân vật chính, mối xung đột không thể điều hoà giữa cái thiện và cái ác,
cái cao cả và cái thấp hèn,…diễn ra trong một tình huống cực kỳ căng thẳng
mà nhân vật thƣờng chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết bi thảm gây nên những
suy tƣ và xúc động mạnh mẽ đối với công chúng” [8, tr.18-19]. Kết thúc của
bi kịch thƣờng là những giá trị vật chất quý giá bị tiêu tan, là cái chết của
nhân vật.Sự kết thúc bi thảm ấy thƣờng có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo một cái
gì tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống của mỗi ngƣời.
Nhiều nhà văn rất thành công trong việc thể hiện bi kịch của nhân
vật.Tuy nhiên, do vẫn còn cái nhìn không mấy thiện cảm của xã hội đối với
những ngƣời đồng tính luyến ái cho nên những mảnh đời, những số phận bi
kịch đồng tính chƣa đƣợc quan tâm một cách rộng rãi, phổ biến. Chỉ có một
số nhà văn đã mạnh dạn viết về họ và Bùi Anh Tấn là ngƣời đi đầu với những
sáng tác có giá trị lớn. Bùi Anh Tấn không ngần ngại mổ xẻ bi kịch của họ
bằng cái nhìn chân thực và nhân văn nhất bởi “Thế giới ấy đáng đƣợc biết
đến, đáng đƣợc thông cảm” [5]
Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn là một dạng bi kịch
khác nhau. Nếu nhƣ Phạm Hồng Bàng trong “Một thế giới không cóa đàn
bà” rơi vào bi kịch bị côi cút, sống với ngƣời mẹ kế hƣng giữ tàn bạo để từ
đó hình thành cho Bàng nỗi sợ về những ngƣời phụ nữ và từ nỗi sợ đó, Bàng
biến thành “gay” thì Kiều Thu (Les - vòng tay không đàn ông) đau khổ vì
phải sống hai mặt với chồng con. Khơi sâu nỗi đau về thân phận bi kịch của

ngƣời đồng tính, qua hình tƣợng nhân vật cô Út trong “Les - vòng tay không
đàn ông”, Bùi Anh Tấn một lần nữa cho ngƣời đọc thấy đƣợc tính nhân văn
sâu sắc trong ngòi bút của anh khi viết về họ. Nhà văn hiểu và thƣơng cảm
cho cuộc đời bất hạnh của những ngƣời đồng tính và cũng mong mọi ngƣời

19


trong cõi nhân gian này hãy nhìn họ với cái nhìn nhân ái hơn. Không giống
nhƣ bi kịch của Phạm Hồng Bàng, Lê Viễn, nhân vật “chị” hay kỹ sƣ Trung những kẻ đồng tính, biết mình đồng tính mà không đƣợc sống thật với bản
chất thật của mình, phải kiềm chế, đè nén..., bi kịch của cô Út là bi kịch của
một số phận bất hạnh, luôn sống trong sợ hãi với kí ức tuổi thơ và hoảng loạn
khi thoáng cảm nhận đƣợc sự bất thƣờng về giới tính của mình. Sinh ra trong
một gia đình vô cùng nghiêm khắc, cha là ông Hội Đồng nổi tiếng khắp vùng
Hàm luông bắc Vàm Cống, là con vợ lẽ, cô Út “luôn sống trong sợ hãi” [3,
tr.21], “trở thành cái bóng câm, ra vô thầm lặng” [3, tr.21]. Mƣời ba tuổi bị
cha nuôi hãm hiếp trong một cơn say rƣợu, từ đó cô Út luôn sống trong sự
hoảng loạn về tinh thần mà đến nay, khi đã trở thành ngƣời đàn bà tóc bạc
của tuổi 50, cô vẫn sợ đàn ông. Sự lãnh cảm khiến cô gần nhƣ xa cách đến
chán ghét đàn ông.Kí ức tuổi thơ với hình ảnh ngƣời cha nuôi và âm thanh
của tiếng gậy batoong của ngƣời cha đẻ rít lên thỉnh thoảng vẫn dội về trong
những giấc mơ của cô.Cô sống khép kín mình, nghiêm túc đến mức độ khô
khan.Và rồi cô Lý xuất hiện. “Rõ ràng cô Út thấy mình dần thay đổi”[3,
tr.354]. Với tất cả những đổi thay ấy, cô tự hỏi “thật ra mình là ai, tại sao
mình lại có thể trở nên nhƣ thế này.Tại sao” [3, tr.354].Nhìn thấy cô Lý ngƣời đàn bà to mập đang say, cô Út “đờ đẫn”, “chợt hiểu”.Và lúc đó, trong
cõi vô thức của cô tiếng gậy batoong đầy đe doạ của cha vang vọng khiến cô
thảng thốt. Trong cơn hoảng loạn ấy cô lao ra ngoài trời mƣa và
“vèo…ào…một chiếc ô tô lao sƣợt qua ngƣời đàn bà xoã tóc đang lang thang
bƣớc trong vô định dƣới trời mƣa” [3, tr.355]. Theo Bùi Anh Tấn: “cái chết
này là một tai nạn chứ không phải cô Út tự đi tìm cái chết” [34]. Nhƣng dù

sao đó cũng là một kết thúc đáng buồn, đáng thƣơng cho một số phận bi kịch.
Xây dựng hình tƣợng những nhân vật “một đời đau buồn”, một đời sống
trong tủi hổ với những ẩn ức tình dục đồng giới, Bùi Anh Tấn muốn hƣớng

20


×