Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Văn hóa Nam Bộ trong truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.9 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----***-----

TRẦN THỊ QUYÊN

VĂN HÓA NAM BỘ TRONG
TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN
CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI – 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----***-----

TRẦN THỊ QUYÊN

VĂN HÓA NAM BỘ TRONG
TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN
CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH


HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới cô giáo - TS Nguyễn Thị Tuyết Minh
đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt
là các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận

Trần Thị Quyên


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô
giáo - TS Nguyễn Thị Tuyết Minh. Tôi xin cam đoan:
Đây là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi.
Đề tài không trùng với kết quả có sẵn của bất cứ tác giả nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận

Trần Thị Quyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 5
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận ........................................................................... 5
7. Bố cục của khóa luận ................................................................................ 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯTRONG BỐI
CẢNH VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ............................................ 6
1.1. Giới thuyết về truyện ngắn..................................................................... 6
1.2. Diện mạo truyện ngắn trong văn xuôi Việt Nam đương đại .................. 8
1.3. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong đời sống văn xuôi đương đại .... 10
1.3.1. Tiểu sử nhà văn Nguyễn Ngọc Tư ................................................... 10
1.3.2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ngọc Tư ........................................ 11
1.3.3. Tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận .............................................. 13
CHƯƠNG 2. NHẬN DIỆN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN
CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ ............................... 16
2.1. Không gian Nam Bộ ............................................................................ 16
2.1.1. Không gian “cánh đồng bất tận” .................................................. 17
2.1.2. Không gian kênh rạch của đất phương Nam .................................. 20
2.2. Cuộc sống của những cư dân du mục .................................................. 23
2.2.1. Những người đàn ông .................................................................... 23
2.2.2. Những người đàn bà ...................................................................... 26


2.2.3 Những đứa trẻ .................................................................................. 30
2.3. Ngôn ngữ đậm màu sắc văn hóa Nam Bộ ............................................ 34
2.3.1. Lớp ngôn ngữ định danh vùng sông nước ...................................... 35
2.3.2. Lớp ngôn ngữ đối thoại và độc thoại của nhân vật ........................ 37
KẾT LUẬN .................................................................................................... 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học biểu hiện văn hóa, là tấm gương của văn hóa. Văn học có khả
năng nhận thức, phản ánh, sáng tạo, chuyển tải và giữ gìn văn hóa. Ngược lại,
văn hóa tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ quá trình
sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của độc giả. Tác phẩm văn
chương vì thế, cũng phải thể hiện được những dấu ấn văn hóa nhất định. Giữa
văn hóa và văn học có mối quan hệ hữu cơ mật thiết nên việc tìm hiểu văn
học dưới góc nhìn văn hóa là một hướng đi cần thiết và có triển vọng.
Thực tế trong văn học Việt Nam hiện đại, xuất hiện khá nhiều sáng tác
văn chương mang đậm dấu ấn văn hóa, tạo nên vẻ đẹp độc đáo và hấp dẫn. Có
thể kể đến những sáng tác tiêu biểu như: Vang bóng một thời (Nguyễn Tuân),
Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam), Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát
(Nguyễn Minh Châu), Mẫu Thượng Ngàn (Nguyễn Xuân Khánh),… Và
không thể không kể đến Cánhđồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư.
Cánh đồng bất tận là một thành công đáng ghi nhận cho sự nghiệp văn
chương của Nguyễn Ngọc Tư. Truyện ngắn đã vinh dự nhận Giải nhất của
Hội Nhà văn Việt Nam. Sức hấp dẫn của truyện chính là nét đặc trưng văn
hóa đất và người phương Nam. Tiếp xúc với tác phẩm, bạn đọc hiểu biết thêm
những tri thức quý giá về lịch sử, phong tục, tập quán của con người Nam Bộ.
Từ đó, thêm hiểu thêm yêu con người và Tổ quốc Việt Nam. Đó là những lí
do khiến chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Văn hóa Nam Bộ trong truyện
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư.
2. Lịch sử vấn đề
Cánh đồng bất tận vinh dự nhận giải nhất Hội Nhà văn Việt Nam năm
2006. Từ khi ra đời đến nay,tác phẩm đã thu hút sự quan tâm đáng kể của giới
nghiên cứu, phê bình và bạn đọc yêu thích văn chương.


1


Nhà văn Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Cánh đồng bất tận là một
truyện hay, nó chứng tỏ bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đào sâu vào
thể hiện cuộc sống và khơi sâu vào thân phận con người. Viết được một truyện
như thế chứng tỏ Tư có tài năng văn chương và có lòng thương người” [18].
Ông khẳng định nỗ lực, tìm tòi trong sáng tạo văn chương của Nguyễn Ngọc
Tư. Tác phẩm đặt ra những vấn đề nhân sinh, nhân bản của con người. Sự
vững vàng, chuyên nghiệp về tay nghề viết văn của Nguyễn Ngọc Tư là một
bức phá mới của văn đàn Việt Nam.
Nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh khẳng định: “Tới Cánh đồng bất tận,
Nguyễn Ngọc Tư không chỉ là người kể chuyện có duyên với những tình tự
quê hương Nam Bộ mà đã tạo dựng nên một thế giới nghệ thuật riêng, không
chỉ phản ánh thực tại khách quan mà thể hiện một cách nhìn cách nghĩ, cách
cảm về con người và cuộc đời”[25].
Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư khi ra mắt bạn đọc đã nhận
được nhiều lời khen ngợi nhưng cũng có những ý kiến trái chiều. Theo khảo
sát chúng tôi nhận thấy đã có hai luồng ý kiến: Một bên là ủng hộ lối viết dữ
dội đến khốc liệt, ủng hộ việc khai thác và phản ánh một cách trần trụi, nghĩa
là ủng hộ một Nguyễn Ngọc Tư “mới”. Còn phía bên kia lại cảm thấy tiếc
nuối vì chị đã đánh mất đi chất trong trẻo, nhẹ nhàng, nhân hậu, ân tình của
mình trong các sáng tác trước đó. Năm 2006, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà
Mau đề nghị Hội Văn học nghệ thuật Tỉnh kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư về
nội dung trong Cánh đồng bất tận. Sự kiện này đã tạo cho tác phẩm có sức
hút lớn hơn và là cơ hội để giới nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu và phê bình
văn học một lần nữa khẳng định giá trị vững vàng của truyện Cánh đồng bất
tận.
Trong cuộc trao đổi giữa Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - Hữu Thỉnh

với Chu Lai và Trung Trung Đỉnh về truyện Cánh đồng bất tận, nhà văn Chu

2


Lai khẳng định: “Cánh đồng bất tận viết về những con người Nam Bộ với tính
cách đặc thù: chân thực, hồn nhiên, chất phác và bản năng. Cốt truyện mang
tính chất cổ điển, không có gì mới nhưng tác giả viết bằng thứ ngôn ngữ và
hơi văn lạ, tạo được sự rung chuyển thẩm mĩ. Cái hồn khí của truyện chứng
tỏ nhà văn là người yêu vùng đất và con người miền Tây chứ không hề có gì
xúc phạm, bóp méo sự thực. Người miền Trung, miền Bắc đọc tác phẩm này
sẽ cảm thấy yêu mến mảnh đất Cà Mau hơn”[12].
Trong bài Cánh đồng bất tận lệ rơi sau những khuôn hình, tác giả Hồ
Kiên Giang đánh giá: “Một câu chuyện hay về cuộc sống trôi dạt trên sông
nước với những cảnh đời vươn từ nghịch cảnh đói nghèo của con người
miền Tây Nam Bộ mộc mạc, chân quê”[8]. Hồ Kiên Giang còn nhấn mạnh:
Trong tác phẩm, cuộc sống và văn hóa của con người Nam Bộ hiện lên với
tất cả vẻ nguyên sơ, chân thực mà không có lấy chút hư cấu, gọt rũa của
người viết.
Ngoài ra, còn một số bài nghiên cứu, phê bình về Cánh đồng bất
tậnđược đăng rải rác trên các báo, tạp chí, các trang Web điện tử,… Tuy
nhiên, các bài viết chủ yếu đề cập đến giá trị văn học của truyện Cánh đồng
bất tận mà chưa đi sâu tìm hiểu về giá trị văn hóa mà tác phẩm chuyển tải.
Tiếp thu từ gợi ý của các nhà nghiên cứu, khoá luận của chúng tôi tập trung
nghiên cứu Văn hóa Nam Bộ trong truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tư.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Thông qua đề tài, chúng tôi muốn khẳng định giá trị của tác phẩm,
đặc biệt là đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư trong việc thể hiện những nét văn
hóa Nam Bộ, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.


3


- Khóa luận có nhiệm vụ nghiên cứu để làm nổi bật những nét đặc
trưng văn hóa của đất và người Nam Bộ hàm chứa trong tác phẩm Cánh đồng
bất tận của Nguyễn Ngọc Tư.

4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là truyệnngắn Cánh đồng bất tận
(được in trong Tập truyện Cánh đồng bất tận) của Nguyễn Ngọc Tư, do nhà
xuất bản Trẻ tái bản năm 2014.
- Trong phạm vi của khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi tập trung nghiên
cứu một số bình diện cơ bảnđể làm rõ văn hóa Nam Bộ trong truyện Cánh
đồng bất tận như: không gian sông nước, cuộc sống của những cư dân du
mục, ngôn ngữ đậm màu sắc văn hóa Nam Bộ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận tập trung sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
- Phương pháp phân tích văn học.
- Phương pháp khái quát tổng hợp.
6. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận là công trình tìm hiểu chuyên sâu về Văn hóa Nam Bộ trong
truyện Cánh đồng bất tận. Từ đó, góp thêm tiếng nói khẳng định đóng góp
của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đối với việc thể hiện nét đặc sắc văn hóa con
người Việt Nam, đặc biệt là văn hóa Nam Bộ. Khóa luận khẳng định các giá

trị văn hóa Nam Bộ cần được giữ gìn và phát huy trong bối cảnh đời sống
đương đại.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội
dung chính của khóa luận được chia làm 2 chương:
Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong bối cảnh văn xuôi Việt
Nam đương đại
Chương 2: Nhận diện văn hóa Nam Bộ trong truyện Cánh đồng bất tận
của Nguyễn Ngọc Tư.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ
TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Giới thuyết về truyện ngắn
Truyện ngắn là một thể loại cơ bản của văn học. Khi bàn về truyện
ngắn, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề xuất nhiều định nghĩa
khác nhau về truyện ngắn. Giáo trình Lí luận văn học định nghĩa: “Truyện
ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học. Tác giả
truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét
bản chất trong quan hệ con người hay đời sống tâm hồn con người” [21,
397].
Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: “Khác với tiểu thuyết, truyện ngắn
là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó,
truyện ngắn thường hướng đến việc khắc họa một hình tượng, phát hiện một nét
bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người”[10,371].
Victor Sawdon Pritchett coi truyện ngắn là “một điều gì đó thoáng trông thấy

khi ta đi ngang qua”. Còn John Updike thì nói: “Đấy là các tác phẩm dài vài
ngàn từ, được viết trên cơ sở kinh nghiệm trực tiếp của tôi hơn là tiểu thuyết.
Chúng chứa đựng những cuộc phiêu lưu, những khó khăn, những giây phút
khủng hoảng và niềm vui của chính tôi”.
Qua việc tìm hiểu một số quan niệm về truyện ngắn của các nhà văn
trong và ngoài nước, chúng ta nhận thấy truyện ngắn là một thể tài có hình
thức nhỏ nhưng chứa đựng nội dung lớn lao. Được sinh ra từ những câu
chuyện kể hàng ngày rất tự nhiên, truyện ngắn hình thành và phát triển vượt

6


bậc với sức dẻo dai phi thường qua sự sáng tạo của nhiều thế hệ nhà văn.
Hình hài của truyện ngắn hiện đại như ta thấy hiện nay là một kiểu tư duy
mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt cuộc sống rất riêng, mang
tính chất thể loại.
Đến nay, truyện ngắn đã ngày một khẳng định vị trí và ưu thế của mình
trong hệ thống loại hình tự sự của văn học thế giới. Trên văn đàn Việt Nam,
tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được đánh giá là mốc xuất
hiện đầu tiên của truyện ngắn. Tác phẩm được in trên báo Nam Phong tháng
12 năm 1918. Đây được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối Tây phương của
nền văn học Việt Nam hiện đại. Từ những trải nghiệm thực tế với trận lũ lịch
sử ở Bắc Kì mà Phạm Duy Tốn từng miêu tả trong bài báo nổi tiếng “Hoạn
nạn tương cứu” đã trở thành cảm hứng, chất liệu dồi dào để nhà văn viết nên
Sống chết mặc bay. Tác phẩm đánh dấu sự xuất hiện của thể loại truyện ngắn
trên diễn đàn văn xuôi Việt Nam cũng là sự kết thúc hoàn hảo trong sự nghiệp
văn học của Phạm Duy Tốn ở mảng truyện ngắn. Mặc dù ông không viết
truyện ngắn nữa nhưng trên văn đàn Việt Nam đã có sự kế tiếp của nhiều nhà
văn tài năng đã đưa truyện ngắn bước thêm một bước tiến mới trên bục đài
vinh quang như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,...

Sau giai đoạn “buổi đầu” với nhiều thành tựu đáng ghi nhận, truyện ngắn
việt Nam có bước phát triển mới trong giai đoạn 1945 – 1975, phục vụ đắc lực
cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Giai đoạn trước Cách mạng tháng
Tám, truyện ngắn gặt hái thành tựu với nhiều cây bút tài năng như Thạch Lam,
Nam Cao, Nguyễn Công Hoan,... Ba mươi năm đất nước có chiến tranh, truyện
ngắn ghi dấu ấn ở những tên tuổi như Tô Hoài, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn
Thành Long, Ma Văn Kháng,... Thời kì đổi mới, truyện ngắn tiếp tục phát huy
được thế mạnh của mình với một đội ngũ, người viết văn đông đảo. Trong số

7


đó đặc biệt phải kể đến vai trò của các nhà văn nữ như Phan Thị Vàng Anh,
Đoàn Lê, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ , Nguyễn Ngọc Tư,...
Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, văn học cũng cần phải có sự đổi thay
để đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Theo quy luật ấy, truyện ngắn cũng có
sự vận động, phát triển riêng qua từng giai đoạn. Sau 1975, cùng với sự vận
động đổi mới của các thể tài khác, truyện ngắn đã có bước chuyển mình lớn
lao. Các nhà văn đã dũng cảm nhìn vào sự thật, viết về sự thật. Truyện ngắn từ
đó mở rộng biên đọ phản ánh, có cái nhìn đa diện về đời sống và con người nên
đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những đổi mới của truyện ngắn
đương đại đã ngày càng thu hút được sự quan tâm của độc giả.
1.2. Diện mạo truyện ngắn trong văn xuôi Việt Nam đương đại
Sau năm 1975, cùng với sự đổi mới về tư duy chính trị - kinh tế, không
khí dân chủ được mở rộng và cũng là thời kì giao lưu văn hóa đa chiều. Thời
tiết chính trị là tiền đề cho sự xuất hiện một loạt tác phẩm viết theo phong
cách “cởi trói”. Và thông qua giao lưu hội nhập, văn học nước ta có điều kiện
để tiếp xúc, lĩnh hội những giá trị đích thực của văn học thế giới. Các nhà văn
cũng có cơ hội để bộc lộ quan điểm và cá tính sáng tạo của mình.
Bên cạnh những cây bút đã trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến xuất

hiện những cây bút mới hăm hở, xông xáo, tài năng và nhiều hoài bão.Quan
niệm văn học thời kì này cũng cởi mở hơn, gắn với cá tính sáng tạo của người
viết. Không đơn điệu, một chiều, các nhà văn dám đối mặt với thực tế đời
sống, văn chương phản ánh chân thực tâm lý phức tạp của con người, qua đó
can dự trực tiếp vào đời sống xã hội. Các nhà văn không thần thánh hóa văn
chương, không đặt vào đó quá nhiều hi vọng cao siêu. Văn chương cũng như
một hiện tượng của đời sống. “Văn chương sẽ sống cái sức sống của nó.
Nhưng như tất cả mọi việc trên đời này, văn chương cũng có giới hạn, có sự
sáng lên, sự mất đi, có cái cao cả cũng như cái bình thường” (Lê Minh

8


Khuê). “Với tôi văn chương là một tôn giáo, nó không mang màu sắc chính trị
nào cả. Nó là nỗi đau, là khát vọng của con người” (Thái Thăng Long). Như
vậy, cách nhìn văn học như một vũ khí tuyên truyền về cơ bản đã được giải
tỏa. Văn học đã được nhìn nhận trong bản chất đặc thù của nghệ thuật ngôn
từ, xuất phát từ quan niệm của người cầm bút. Từ đây nhà văn chủ động và tự
do hơn trong sáng tạo của mình.
Nhà văn tôn trọng năng lực “đồng sáng tạo” ở bạn đọc và đôi khi họ
còn dành quyền quyết định cuối cùng cho người đọc đối với tác phẩm của
mình. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ cho rằng, trong khả năng tiếp nhận và lí
giải thế giới nghệ thuật nhà văn với bạn đọc luôn bình đẳng nhau: “Người viết
chỉ nên làm một người bạn tâm tình với người đọc chứ đừng là người dạy
người đọc vì chưa chắc cứ nhà văn giỏi đã có văn hóa”. Nhiệm vụ của nhà
văn không phải là nói ra chân lí mà thức tỉnh ý thức, hướng về chân lí hoặc
thức tỉnh lương tri hoặc ý thức con người “Nhà văn giữ vai trò là người đối
thoại, đưa ra những nhận xét, đề nghị với người đọc để cùng suy nghĩ, tìm
kiếm, có thể cả tranh luận” (Lê Minh Khuê). Người đọc ngày nay không còn
thụ động trong việc tri nhận giá trị tác phẩm, không quá lệ thuộc vào tư tưởng

của nhà văn. Qua đó, bạn đọc cũng phát huy được năng lực sáng tạo nghệ
thuật của mình trong việc nhận thức, lí giải thực tại đời sống.
Có thể thấy, sau 1975 truyện ngắn Việt Nam đã đạt được những thành
tựu đáng kể. “Chỉ tính riêng ba cuộc thi truyện ngắn của Báo Văn nghệ, Hội
Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức đã
có gần 7000 truyện ngắn dự thi. Nếu tính cả truyện ngắn đăng trên báo tạp
chí trong năm, con số lên hàng vạn”. Theo nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng
“Cuộc thi truyện ngắn 2001-2002 do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức có
gần 2000 tác phẩm dự thi, bằng số lượng của bốn năm 1978 – 1979, 1983 –
1984”. Điều đó cho thấy tiềm lực của thể loại tự sự cỡ nhỏ. Có thể nói, chưa

9


bao giờ truyện ngắn lại phát triển phong phú về số lượng lẫn hiệu quả như
thời kì này.
Truyện ngắn thời kì đổi mới đi vào mọi vấn đề của cuộc sống thường
nhật. Các tác giả đã cố gắng mổ xẻ những mối quan hệ phức tạp, chằng chịt
cùng nhiều vấn đề mới nảy sinh, điều mà trước đây, do nhiều nguyên cớ chưa
phản ánh được, hay đúng hơn chưa có điều kiện suy ngẫm, nhìn lại. Bao
nhiêu phức tạp ồn ào, bao nhiêu dư vị đắng chát của cuộc sống thời đổi mới
được truyện ngắn phản ánh chân thực.“Văn học phải có cái gì của văn học,
chứ không muốn văn học chỉ là một sự minh họa”[4, 130]. Truyện ngắn giờ
đây không còn là sự mô phỏng, sao chép hiện thực đời sống nữa mà nó đã
mang sức nặng của sự khái quát qua mỗi câu chuyện có thể thấy cả một cuộc
đời, một kiếp người, một vận hội, một thời đại. Có những truyện ngắn còn nặng
hơn cả một cuốn tiểu thuyết như Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát của Nguyễn
Minh Châu, Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh,… Chứa đựng trong đó là
bao ẩn ức của con người được tác giả phản ánh chân thực và sâu sắc.
Cho tới nay, các nhà văn cũng ngày càng khẳng định được những nỗ

lực, tìm tòi trong trải nghiệm sáng tạo văn chương của mình. Họ chấp nhận
đương đầu với thử thách khó khăn, vượt lên mọi dư luận khen chê bằng tài
năng và bản lĩnh của mình đem đến một lối nghĩ mới, một cách nhìn mới, một
phương thức miêu tả mới về hiện thực. Văn học giai đoạn này ghi nhận sự
hình thành của nhiều phong cách truyện ngắn độc đáo như: Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phan Thị Vàng Anh,
Nguyễn Ngọc Tư,...
1.3. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong đời sống văn xuôi đương đại
1.3.1.Tiểu sử nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Nữ nhà văn Nguyễn Ngọc Tư tên thật là Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm
1976, tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Học đến lớp 10 Ngọc

10


Tư đã phải nghỉ học giữa chừng, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông ngoại
bị bệnh nặng không ai chăm sóc. Chị đã từng tâm sự: “Trước khi viết truyện
ngắn đầu tiên, mình đơn thuần là một cô gái nông dân, bỏ dở học hành, ở nhà
nấu cơm nuôi ông ngoại, chăm sóc vườn rau, chiều chiều cắt rau cho má đi
bán chợ đêm”[6]. Dù vậy, Ngọc Tư vẫn không ngừng từ bỏ ước mơ trở thành
nhà báo của mình. Thời gian chăm sóc ông bệnh, Tư không có người để cùng
chia sẻ, tâm sự, chỉ có tưởng tượng là người bạn đồng hành duy nhất. Chị bắt
đầu viết văn một cách đơn giản, chỉ bằng thói quen nguệch ngoạc những chữ
vô nghĩa bằng tay vào không gian qua những tưởng tượng của mình.
Những năm tháng trải nghiệm làm văn thư cho tạp chí Bán đảo Cà Mau
là bước nhảy vọt quan trọng để Ngọc Tư chính thức bước chân vào giới văn
học nghệ thuật. Mốc son đánh dấu sự xuất hiện của Nguyễn Ngọc Tư trên
diễn đàn văn học là lúc truyện ngắn đầu tay có tên Đổi thay được đăng trên
Tạp chí Văn nghệ Cà Mau. Cũng từ đây, Nguyễn Ngọc Tư bước vào một môi
trường mới, khác xa với những gì chị vốn quen sống. Đi làm báo, viết văn,

Ngọc Tư vừa làm vừa học bổ túc, vừa chăm chỉ đọc sách báo để trang bị cho
mình sự vững vàng về kiến thức. Càng đi nhiều nơi, đọc nhiều sách báo Ngọc
Tư càng thêm trăn trở, suy tư về cuộc sống và con người. Và sự nghiệp văn
chương của Nguyễn Ngọc Tư thực sự bắt đầu khi chị 20 tuổi.
Nguyễn Ngọc Tư hiện là biên tập viên Tạp chí Văn nghệ tỉnh Cà Mau
và Hội văn học nghệ thuật Cà Mau. Chị được đánh giá là một trong những
gương mặt nhà văn trẻ tài năng của Việt Nam và “là một cây bút đặc biệt của
miền Tây Nam Bộ”[13].
1.3.2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là một đại diện xuất sắc cho thế hệ các nhà văn trẻ và
cũng là một cây bút tiêu biểu có nhiều đóng góp lớn cho văn học đương đại
Việt Nam. Đằng sau mỗi tác phẩm luôn là những thông điệp giàu ý nghĩa mà
Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi gắmtới bạn đọc. Qua đó, tác phẩm thể hiện được

11


vốn hiểu biết phong phú của nhà văn về cuộc sống, đặc biệt là thiên nhiên và
sinh hoạt của người phương Nam.
Các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư phần lớn viết về nông thôn, nông
dân, dân nghèo và lớp nghệ sĩ. Nhưng đó không hoàn toàn là những câu
chuyện vui, những lời rô hò lạc quan mang chất người Nam Bộ mà đó thường
là những câu chuyện buồn, ứa ra nước mắt bởi chị cho rằng nỗi buồn và số
phận con người dễ tác động lòng người.
Những tác phẩm chính của Nguyễn Ngọc Tư bao gồm:
- Ngọn đèn không tắt (2000)
- Ông ngoại (2001)
- Biển người mênh mông (2003)
- Giao thừa (2003)
- Nước chảy mây trôi (2004)

- Cái nhìn khắc khoải (2005)
- Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005)
- Cánh đồng bất tận (2005)
- Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005)
- Sầu trên đỉnh Puvan (2007)
- Ngày mai của những ngày mai (2007)
- Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008)
- Biển của mỗi người (2008)
- Sông (2012)
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Ngọc Tư trở nên rạng ngời hơn khi nhà
văn được trao nhiều giải thưởng, trong đó có:
Giải nhất cuộc vận động “Sáng tạo văn học tuổi 20” do Nhà xuất bản
Trẻ, Báo Tuổi trẻ, Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức (2000).
Giải B tặng thưởng các tác phẩm Văn học nghệ thuật xuất sắc của năm
2003 do Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam

12


tặng và Nguyễn Ngọc Tư được bình chọn là một trong “Mười gương mặt trẻ
xuất sắc tiêu biểu của năm 2003”.
Năm 2006, Nguyễn Ngọc Tư cho xuất bản tập truyện Cánh đồng bất
tận và được Hội Nhà văn Việt Nam trao giải nhất.
Là một nhà văn trẻ, Nguyễn Ngọc Tư đã cống hiến cho văn đàn đương
đại Việt Nam một phong cách văn xuôi đậm chất văn hóa Nam Bộ đã và đây
là cây bút đang chiếm được tình cảm và sự mến mộ của đông đảo bạn đọc.
1.3.3 .Tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận
Năm 2005 – 2006, Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến một “hơi gió mát”
(chữ dùng của nhà văn Nguyên Ngọc) cho văn xuôi đương đại với các tác
phẩm như: Hiu hiu gió bấc, Thương quá rau răm, Mối tình năm cũ,… Có thể

nói, nếu coi tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão của Nguyễn Ngọc Tư là tác phẩm
đánh dấu bước khởi đầu trong hành trình tiến vào làng văn thì tập truyện
Cánh đồng bất tận được xem như một ngã rẽ đầu tiên đưa nhà văn bước vào
một con đường dài rộng hơn. Với thành công mang một tiếng vang lớn, Cánh
đồng bấttận đã một lần nữa khẳng định tên tuổi của Nguyễn Ngọc Tư trong
giới văn nghệ sĩ trẻ thập niên đầu thế kỉ XXI.
Tập truyện Cánh đồng bất tận được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm
2005. Tập truyện là tập hợp của 14 truyện ngắn khác nhau:
- Cải ơi
- Thương quá rau răm
- Hiu hiu gió bấc
- Huệ lấy chồng
- Cái nhìn khắc khoải
- Nhà cổ
- Mối tình năm cũ
- Cuối mùa nhan sắc

13


- Biển người mênh mông
- Nhớ sông
- Dòng nhớ
- Duyên phận so le
- Một trái tim khô
- Cánh đồng bất tận
Tập truyện ngắn với những câu chuyện gợi số phận con người khác
nhau, là mười bốn bức vẽ xoay quanh cuộc sống con người vùng nông thôn
miền Tây Nam Bộ. Cuộc sống làng quê Nam Bộ gắn liền với sông nước mênh
mông hiện lên một cách chân thực qua giọng văn trau chuốt, mạch lạc của

Nguyễn Ngọc Tư. Tác giả sử dụng lớp từ ngữ đậm chất Nam Bộ tạo nên một
văn phong đặc sắc, không dễ nhầm lẫn. Trong số những truyện trên, Cánh
đồng bất tận là truyện ngắn xuất sắc nhất và mở ra một thế giới hoàn toàn
khác. Khác với những hình ảnh vùng quê Nam Bộ trù phú với những người
dân phóng khoáng, giàu nghĩa khí nhưng vẫn vô tư, hồn nhiên mà chúng ta
được tiếp xúc qua sách vở, phim ảnh thì ở đây, Cánh đồng bất tận lại mở ra
trước mắt độc giả một thế giới đầy rẫy khắc nghiệt, con người đang quằn quại
trong những đớn đau, tội lỗi, cô đơn. Ở thế giới tàn khốc ấycon người là nạn
nhân của đói nghèo, của hoàn cảnh. Có người phụ nữ nghèo đến mức phải
đánh đổi thân xác của mình chỉ vì một mảnh vải đẹp, còn có người bị đánh
đuổi tím tái mặt khi “làm đĩ” để mưu sinh. Có hai đứa trẻ suốt đời theo cha
rong ruổi trên khắp các cánh đồng phương Nam, chúng thèm khát những tình
cảm ngay bên đường mà cũng không được. Còn có người chồng sống trong
thù hận khi bị vợ phản bội đi theo người đàn ông khác… Xuyên suốt nội dung
câu chuyện là hình ảnh những cánh đồng bất tận, cũng là nỗi cô đơn bất tận
của con người.

14


Truyện ngắn Cánh đồng bất tận chuyển tải thông điệp về số phận của
những thân phận long đong, chìm nổi ở nơi sông nước miền Tây Nam Bộ.
Câu chuyện là những cuộc hành trình bất tận trong cuộc đời của họ trên từng
cánh đồng không tên với biết bao bi kịch đau thương vẫn cứ tiếp nối. Nhưng
trong nỗi sợ hãi, khắc khoải của bi kịch ấy vẫn ánh lên tình người ấm áp,
những con người tưởng như ở tận đáy xã hội vẫn mang trong mình vẻ đẹp cao
thượng, cũng như sự trong trắng của những đứa trẻ lớn lên ở vùng sông nước
“là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”[26, 218]. Câu chuyện
đã đánh thức trong lòng độc giả khát vọng yêu thương bất tận. Đây cũng là
giá trị nhân bản sâu sắc nhất màNguyễn Ngọc Tư gửi gắm qua tác phẩm.


15


CHƯƠNG 2
NHẬN DIỆN VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN
CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
2.1. Không gian Nam Bộ
Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, không gian nghệ thuật là yếu
tố quan trọng để tô đậm “cái tình” của nhân vật. Không gian nghệ thuật in
một dấu ấn cá nhân sâu đậm. Đồng thời nó còn làm chức năng “phông nền”
giúp nhà văn có thể khai thác thế giới tâm hồn nhân vật. Nếu các nhà văn hiện
thực trước đây như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,… thường lựa
chọn một môi trường chứa đựng nhiều mâu thuẫn xã hội phức tạp để tô đậm
kịch tính của tác phẩm, thì không gian trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư
không chứa đựng nhiều mâu thuẫn xã hội phức tạp. Không gian ấy cũng
không được định vị cụ thể như làng Đông Xá (Tắt đèn), làng Vũ Đại (Chí
Phèo)… mà là không gian thường xuyên được dịch chuyển với một vùng
sông nước, con thuyền, bến đò mang đậm dấu ấn đặc trưng của vùng không
gian văn hóa Nam Bộ.
Không gian thiên nhiên nói chung và không gian vùng sông nước nước
miền nhiệt đới đặc trưng Nam Bộ nói riêng đã từng xuất hiện trong tác phẩm
của Đoàn Giỏi, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng,… Nguyễn Ngọc Tư đã tiếp
nối mạch văn truyền thống của thế hệ đi trước và nhanh chóng tạo cho mình
một không gian nghệ thuật vừa đặc thù, vừa hấp dẫn. Thực ra, ngay từ những
sáng tác đầu tay, Nguyễn Ngọc Tư đã gắn bó với không gian sông nước – nơi
nhà văn sinh ra và lớn lên. Điều này tạo ưu thế cho chị khi nhận thức và phản
ánh cuộc sống từ chiếc nôi văn hóa của mình. Nhà văn có lần chia sẻ: “Ở
Nam Bộ, nhà quay được ra mặt sông cũng như nơi khác nhà mặt phố…nhà
mà quay ra mặt sông thì cũng kể như…trúng lộc. Chả hiểu nghề thợ bạc của


16


chồng Tư có làm ăn được gì khi nhà quay ra mặt sông không, chứ nghề của
Tư dứt khoát là có. Bao nhiêu số phận, bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu dâu
bể trên ấy, bao nhiêu cốt truyện từ cái dáng ngồi hắt hẻo mỗi chiều nhìn ra
sông ấy…” [15,22].
Vùng sông nước đã trở thành không gian văn hóa đặc trưng trong sáng
tác của Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn Cánh đồng bất tận không nằm ngoài
quy luật ấy. Qua tác phẩm, nhà văn đã dẫn ta đến vùng đất cực Nam của Tổ
quốc với “cánh đồng bất tận”, sông nước mênh mông, kênh rạch chằng chịt…
mang hơi thở cuộc sống của con người nơi đây.
2.1.1. Không gian “cánh đồng bất tận”
Truyện ngắn Cánh đồng bất tận cho người đọc cảm nhận được vẻ đặc
trưng riêng của thiên nhiên một vùng sông nước với vị mặn chát của đất, mùi
nồng nặc của đất chua loét vì phèn và cái nóng nực của mùa hạn hung hãn,
tiếng kêu khan của bầy vịt tranh nhau tìm kiếm thức ăn… Đó là những ấn
tượng mang đậm dấu ấn của vùng nhiệt đới Tây Nam Bộ. Bạn đọc không khỏi
ám ảnh bởi không gian rộng lớn của những cánh đồng phương Nam. Đó là
những cánh đồng không tên được hai chị em Nương, Điền đặt cho những tên
gọi gắn liền với những kỉ niệm: “Cánh đồng không có tên. Nhưng với tôi và
Điền, chẳng có nơi nào là vô danh, chúng tôi nhắc, chúng tôi gọi tên bằng
những kỉ niệm mà chúng tôi có trên mỗi cánh đồng”[26, 167].
Trên nền không gian mênh mông ấy, nhà văn đã miêu tả hành trình
phiêu bạt vì mưu sinh của các nhân vật Út Vũ, Nương, Điền... Bắt đầu từ chỗ
họ có một mái ấm gia đình trong căn nhà nhỏ bé đơn sơ, cho tới khi người vợ
bội bạc chồng con đi theo người đàn ông khác, là ba cha con cùng sống nổi
trôi trên khắp các cánh đồng không tên với nghề nuôi vịt chạy đồng, mong
chạy trốn thực tại phũ phàng: “Đàn vịt đưa chúngtôi đi hết cánh đồng nầy

đến cánh đồng khác. Đôi khi không hẳn vì cuộc sống, chúng là cái cớ để

17


chúng tôi sống đời du mục, tới những chỗ vắng người” [26, 180]. Nghề nuôi
vịt chạy đồng khiến họ phải di chuyển hết cánh đồng này đến cánh đồng khác,
cứ ở cánh đồng nào mùa vụ sắp tới là ba cha con lại cất lều cùng bầy vịt tới
đó để nhặt nhạnh những bông lúa còn sót lại. Không gian di chuyển vô định,
là minh chứng cho cuộc sống không có bến đậu của con người. Lênh đênh
trên những cánh đồng mênh mông, bất tận, cư dân nơi đây không thể tìm
được một nơi sống ổn định.
Những cánh đồng được nhắc đến trong truyện ngắn này không còn gợi
cho người đọc thấy hình ảnh của một vùng quê Nam Bộ trù phú trước đây với
những cánh đồng lúa mênh mông, xanh ngắt mà là hình ảnh của những cánh
đồng“hoang lạnh”,“vắng ngắt” đầy khó khăn, khắc nghiệt: “Một cánh đồng
miên viễn với gió lắt lay những khói nắng héo xèo, một nhúm mây rất mỏng
và rời rạc bay tha thểu trên cao (…) Mùi rạ mới quyện với bùn tanh tanh. Bầy
vịt rúc đầu vào nách, ngủ ơ hờ dưới bóng cây tra treo từng chùm bông vàng
tuyệt vọng lay như những chiếc chuông câm” [26,201]. Rõ ràng, cảnh vật gợi
cảm giác u buồn, tĩnh mịch làm lòng bâng khuâng, u hoài.
Không gian cánh đồng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, mỗi lần xuất
hiện lại được miêu tả khác nhau: Chỗ này“con kinh nhỏ vắt qua một
cánhrộng đồng”, chỗ kia“cánh đồng không có tên…chua loét vì phèn”…
Những cánh đồng đã gợi tả một môi trường sống tạm bợ, xa vắng, sơ khai,
nghèo nàn, nghiệt ngã mà con người nơi đây vẫn phải bám víu để sống còn.
Đặc biệt, không gian mở, di động này bao gồm những cánh đồng nối tiếp
nhau bất tận bằng những đường sông ngòi, vừa chia tách vừa nối buộc. Mở vì
tạm bợ, luân lưu trong cô lập, thiếu bóng dáng người, thiếu cuộc sống cố
định, thiếu sự nuôi dưỡng của làng ấp, cày bừa, trồng trọt. Đó dường như là

những mảnh đất, những cánh đồng hoang dã, ngoài lề xã hội. Ở đó con người
sống lẩn trốn, lang bạt trong cảnh du mục, sinh sống nhờ lượm nhặt, chăn

18


nuôi di động. Một thế giới hoang vu với cảnh sống theo“bản năng hoang dã”
mộc mạc nhưng cũng kinh dị khi con người bị tới cảnh đường cùng.
Sống đời phiêu dạt cùng cha trên những cánh đồng bất tận, hai chị em
Nương và Điền không cho phép mình yêu bất cứ cảnh vật, con người nơi nào
để khi cất lều đi tới cánh đồng khác, chúng không phải lưu luyến, xốn xang.
Chúng nhớ đến những cánh đồng mình đã từng đi qua nhờ vào những kỉ
niệm: “Chỗ chị em tôi trồng cây, chỗ Điền bị rắn cắn, chỗ tôi có kì kinh
nguyệt đầu tiên…”[26, 167]. Trong số đó, cũng có cánh đồng ghi dấu sự ra đi
không trở lại của Sương và thằng Điền được Nương gọi là cánh đồng “Chia
Cắt”. Trên cánh đồng “chia cắt” ấy, có bóng dáng của một đứa con gái đang
ngóng trông, chờ đợi đứa em trai quay về. Có người cha “lạnh lùng”, ơ hờ
trước sự ra đi của đứa con trai: “Những lần dọn cơm tôi hay lấy chén đũa cho
cả bốn người. Cha tôi rất khó chịu, ông ngán ngẩm đứng dậy. Tôi ngồi một
mình, chan nước vào chén cơm như chan nỗi trống trải khủng khiếp. Đi qua
những xóm kinh chộn rộn ánh đèn, tôi thườngngóng lên bờ mong có thể gặp
được thằng Điền và chị” [26, 210]. Và sau cùng cái tên “Bất Tận” được nhân
vật “tôi” nghĩ ra để gắn với một cánh đồng. Những cánh đồng lúa đang rộ
bông: “Bây giờ, gió chướng non xập xòe trên khắp cánh đồng Bất Tận (tên
nầy tôi tự dưng nghĩ ra). Ven các bờ ruộng, bông cỏ mực như những đường
viền nhỏ liu riu làm dịu lại mảng rực vàng của lúa. Rất thính nhạy, (như kên
kên ngửi được xác chết) đám thợ gặt đánh hơi kéo đến, những người nuôi vịt
chạy đồng lục tục ở đằng sau” [26,213]. Trên cánh đồng “Bất Tận” ấy còn có
nỗi đau đớn bất tận của đứa con gái khi bị đám thanh niên đè ghì thân xác
xuống mặt nước bì bõm. Và nó đánh thức lương tâm, trách nhiệm của người

cha, Út Vũ cảm thấy hối hận tột cùng vì cách sống của mình dành cho con
trước đây. Tận mắt chứng kiến con gái mình bị hãm hiếp, ông hối hận nhưng
đã quá muộn màng.

19


×