Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

thuyết minh TKCS dự án sông hà thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.95 KB, 43 trang )

Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

MỤC LỤC
MỤC LỤC

1

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

4

1.1. Mở đầu.......................................................................................................................... 4
1.2. Đơn vị thực hiện...........................................................................................................4
1.3. Nhân sự chính tham gia lập dự án.................................................................................5
1.4. Thời gian lập dự án.......................................................................................................5
1.5. Những căn cứ để lập dự án đầu tư.................................................................................5
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ 7
2.1. Công trình chính...........................................................................................................7
2.1.1. Kết cấu công trình...................................................................................................7
2.1.2. Biện pháp xử lý, gia cố nền, móng..........................................................................7
2.2. Các công trình thứ yếu..................................................................................................7
2.3. Công nghệ và thiết bị....................................................................................................7
2.4. Thiết bị quan trắc..........................................................................................................7
2.5. Phương án thiết kế kiến trúc.........................................................................................8
2.6. Thiết kế phòng chống cháy nổ......................................................................................8
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU, NĂNG LƯỢNG, DỊCH VỤ
HẠ TẦNG


9
3.1. Điều kiện cung cấp vật tư, vật liệu................................................................................9
3.1.1. Vật liệu đất đắp........................................................................................................9
3.1.2.Các vật liệu khác....................................................................................................11
3.2. Điều kiện năng lượng, dịch vụ hạ tầng........................................................................11
CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC XÂY DỰNG

13

4.1. Dẫn dòng thi công công trình đầu mối........................................................................13
4.2. Biện pháp tiêu nước hố móng, biện pháp xử lý, gia cố nền, móng..............................13
4.3. Biện pháp xây dựng các công trình chính...................................................................13
4.4. Các công trình tạm thời để thi công............................................................................14
4.5. Tổ chức giao thông vận tải trong xây dựng.................................................................14
4.6. Hệ thống phụ trợ (cung cấp điện, nước, các dịch vụ khác,...)......................................14
4.7. Tổng mặt bằng công trường........................................................................................14
4.8. Tổng tiến độ xây dựng................................................................................................14
4.9. Nhu cầu trang thiết bị chính để xây dựng....................................................................14
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

16

Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công

1


Thuyết minh
thiết kế cơ sở


Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

5.1. Sự cần thiết phải đầu tư...............................................................................................16
5.2. Nhiệm vụ dự án...........................................................................................................17
5.3. Kế hoạch đầu tư..........................................................................................................17
5.4. Tổ chức thực hiện........................................................................................................18
5.5. Kết luận và kiến nghị..................................................................................................18
5.5.1. Kiến nghị về tiến độ thi công và kế hoạch đưa công trình vào khai thác...............18
5.5.2. Kiến nghị phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư..............................18
5.5.3. Các kiến nghị khác................................................................................................18
PHỤ LỤC TÍNH TOÁN

19

PHỤ LỤC A. BÁO CÁO TÍNH TOÁN THỦY VĂN

19

A.1. Đặc trưng lưu vực......................................................................................................19
A.2. Tính mưa thiết kế.......................................................................................................19
A.2.1. Số liệu khí tượng..................................................................................................19
A.2.2. Tài liệu mưa trên lưu vực......................................................................................19
A.3. Tính dòng chảy năm thiết kế......................................................................................22
A.4. Tính dòng chảy lũ thiết kế..........................................................................................22
A.4.1. Tổ hợp lũ trên sông Hà Thanh..............................................................................22
A.4.2. Kết quả tính lũ thiết kế..........................................................................................22
PHỤ LỤC B. BÁO CÁO TÍNH TOÁN THỦY LỰC

26


B.1. Phân chia đoạn sông tính toán....................................................................................26
B.2. Tính toán thủy lực xác định mặt cắt thiết kế sông......................................................26
B.2.1. Tính toán thủy lực tuyến Bàu Lác.........................................................................26
B.2.2. Lựa chọn các thông số thiết kế sông Hà Thanh tại vị trí nhập lưu Bàu Lác và Hà
Thanh.............................................................................................................................. 27
B.2.3. Tính toán xác định các thông số mặt cắt thiết kế sông..........................................27
PHỤ LỤC C. TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC, ỔN ĐỊNH CÔNG TRÌNH

31

C.1. Tính toán xác định cao trình đỉnh đê..........................................................................31
C.1.1. Xác định mực nước theo tần suất thiết kế.............................................................31
C.1.2. Xác định chiều cao nước dềnh do gió...................................................................31
C.1.3. Xác định chiều cao sóng leo.................................................................................32
C.1.4. Kết quả tính toán...................................................................................................32
C.2. Tính toán ổn định mái kè............................................................................................33
C.3. Tính toán kè bảo vệ mái đê.........................................................................................37
C.3.1. Yêu cầu chung......................................................................................................37
Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công

2


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn


C.3.2. Tính toán kích thước vật liệu (cho phương án đá hộc lát khan)............................37
C.3.3. Tính toán vải lọc – Geotextile...............................................................................38
C.3.4. Tính toán kết cấu khung kè...................................................................................39
C.3.5. Tính toán tường đỉnh kè........................................................................................41

Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công

3


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Mở đầu
Hàng năm vào mùa mưa lũ từ tháng 9 đến tháng 12 thường gây ra tình trạng ngập lụt
nghiêm trọng trong vùng, do nước lũ của lưu vực sông Hà Thanh và một phần lũ tràn đồng
của lưu vực sông Kone đổ về gây ngập lụt toàn bộ đồng ruộng và các khu dân cư trong khu
vực, thời gian ngập úng trước đây khoảng 7 đến 10 ngày.
Trong khi đó, hiện nay tại khu vực phường Trần Quang Diệu, Nhơn Bình, Nhơn Phú
đã và đang triển khai xây dựng một số công trình hạ tầng, trường học, cụm công nghiệp và
từng bước đô thị hóa như: Trường Đại học Quang Trung, trường Cao đẳng Bình Định, cụm
Công nghiệp Nhơn Bình, khu dân cư Nhơn Bình... với quy mô gần 100 ha.
Việc xây dựng trên do chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề tiêu úng thoát lũ trong
khu vực đã làm cản trở dòng chảy gây úng ngập nghiêm trọng. Riêng Trường Đại học
Quang Trung đang xây dựng có quy mô 10ha trên khu vực trước đây là đồng ruộng, cũng là
khu vực chứa và chậm lũ của sông Hà Thanh. Việc san lấp và xây dựng này đã gây cản trở,

làm cho nước lũ không thoát ra được hệ thống tràn và cống ngầm ven đê Đông để vào đầm
Thị Nại, làm cho thời gian ngập tăng lên khoảng 10 đến 15 ngày, độ sâu ngập úng khoảng
1,0 đến 1,5m, cục bộ có nơi ngập sâu đến 2,0m.
Theo thống kê và đánh giá, các khu vực thường bị ngập là các khu vực đồng ruộng
gần cửa ra của 2 nhánh sông Hà Thanh và Trường Úc. Một số khu dân cư ngập nền nhà
trung bình khoảng 0,3 đến 0,5m, cục bộ có nơi ngập đến 2,0m, thời gian ngập kéo dài 7 đến
10 ngày. Liên tục từ năm 2007 đến nay diện tích sản xuất nông nghiệp của phường Nhơn
Bình, Nhơn Phú bị ngập úng hoàn toàn với diện tích ngập lên tới 712 ha. Chỉ tính riêng
phường Nhơn Phú trận lũ tháng 11/2007 có khoảng 3.500/4.687 căn nhà của phường bị
ngập, nơi ngập sâu nhất lên đến 2,5 m và thấp nhất 0,3 m. Năm 2008 có khoảng 2.500/4.687
căn nhà của phường bị ngập, nơi ngập sâu nhất lên đến 1,5 m và thấp nhất 0,1 m, so với nền
nhà. Đặc biệt trận lũ tháng 11/2009 có 100% các căn nhà bị ngập, nơi ngập sâu nhất lên đến
2,6 m và thấp nhất 0,5 m.
Gần đây nhất, trong trận lũ tháng 10/2013 lũ từ thượng nguồn đổ về gây ngập lụt trên
diện rộng. Nhiều vị trí nước tràn đường quốc lộ, một số vị trí lũ đã gây ra vỡ đê, nước tràn
vào gây ngập đồng ruộng và nhà dân, công sở... như vị trí vỡ đê phía bờ phải sau đập Phú
Hòa; vị trí vỡ đê phía bờ trái tại K1+920 sông Dinh. Mực nước lũ gần bằng đỉnh lũ lịch sử
năm 1999, chỉ thấp hơn khoảng 30cm.
Trước tình hình đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã đồng ý chủ trương khảo sát,
lập điều chỉnh dự án Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn.
1.2. Đơn vị thực hiện
Liên danh Viện thuỷ công - Công ty cổ phần Thuỷ công
Thành viên đứng đầu liên danh: Viện thủy công.
Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công

4


Thuyết minh

thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

Địa chỉ giao dịch: Số 3, ngõ 95 Phố Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 043.852.2794

Fax: 043.853.3377

1.3. Nhân sự chính tham gia lập dự án
Chủ nhiệm dự án:

ThS. Vũ Quốc Công

Chủ nhiệm thủy công:

ThS. Nguyễn Ngọc Cường

Chủ nhiệm thi công:

ThS. Bùi Tuấn Long

Chủ nhiệm thủy văn, thủy lực:

ThS. Lê Văn Hiếu

Chủ nhiệm kinh tế, dự toán:

ThS. Phạm Hồng Quân


Chủ nhiệm địa hình:

KS. Phùng Xuân Điệp

Chủ nhiệm địa chất:

KS. Trần Văn Quang

Cùng tập thể cán bộ khoa học kỹ thuật của hai đơn vị là Viện thủy công và Công ty cổ
phần thủy công tham gia thực hiện.
1.4. Thời gian lập dự án
Năm 2013
1.5. Những căn cứ để lập dự án đầu tư
1.5.1. Các luật, Nghị định, thông tư...
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI; Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều liên
quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
- Luật đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
- Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 ngày 20/5/1998;
- Luật đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Pháp lệnh Phòng chống lụt bão số 9 – L/CTN ngày 20/3/1993; Pháp lệnh số
27/2000/PL-UBTVQH ngày 24/8/2000 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh
phòng chống lụt bão;
- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi số 32/2001/PLUBTVQH ngày
04/4/2001;
- Nghị định số 15/2013/NĐ - CP, ngày 06/01/2013 về Quản lý chất lượng công trình
xây dựng; Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết
một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu

tư xây dựng công trình; Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy
định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính
Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ - CP ngày
15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP
ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công

5


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

- Nghị định số 112/2009/NĐ- CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí
đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây
dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính Phủ về quy định mức
lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở các công ty, doanh nghiệp, hợp tác
xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê
mướn lao động;
- Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần khảo sát xây dựng, Xây dựng, Lắp đặt
ban hành kèm theo công văn số 1776, 1777, 1779/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây Dựng;
- Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn phương pháp xây dựng
giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình;
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng ban hành Định mức
chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
- Đơn giá xây dựng công trình - Phần xây dựng, lắp đặt và khảo sát xây dựng ban

hành theo Công văn số 3371/UBND-XD và 3373/UBND-XD ngày 29/10/2007 của UBND
tỉnh Bình Định; Công văn số 1528/UBND-KTN ngày 24/5/2011 của UBND tỉnh Bình Định
về việc công bố điều chỉnh, bổ sung tập Đơn giá xây dựng công trình - Phần xây dựng;
- Công bố giá vật liệu xây dựng tháng 12/2013 của Liên sở Tài chính – Xây dựng
tỉnh Bình Định.
1.5.2. Các đối tượng công trình lập thiết kế cơ sở
- Tuyến sông Hà Thanh và Sông Dinh;
- Các công trình trên tuyến (bao gồm kè, tường chắn, cầu giao thông, đập điều tiết,
cống dưới đê).

Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công

6


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VÀ CÔNG
NGHỆ
2.1. Công trình chính
2.1.1. Kết cấu công trình
Phương án cải tạo lòng dẫn thoát lũ: Đào, nạo vét lòng sông đủ chiều rộng để đảm
bảo khả năng thoát lũ theo yêu cầu nhiệm vụ, mái sông đạt hệ số m = 2,00, gia cố chống sạt
lở mái bờ sông bằng đá hộc lát khan trong khung BTCT. Tại các vị trí rất khó khăn về mặt
bằng và các đoạn qua khu đô thị có thể nghiên cứu phương án kè đứng để giảm thiểu tối đa
công tác giải phóng mặt bằng và tạo cảnh quan.

Phương án lên đê chống lũ kết hợp đường quản lý vận hành: Thân đê đắp đất đạt đủ
yêu cầu độ đầm chặt và dung trọng thiết kế. Mái đê phía sông đạt m s = 2,00, phía đồng mđ =
2,00. Đỉnh đê đạt được cao trình chống lũ tần suất 5% (theo tiêu chuẩn chống lũ đô thị loại
I). Mái phía sông và phía đồng trồng cỏ. Một số đoạn đê đã có sẵn và đã được gia cố thì làm
tường BTCT để đảm bảo cao trình chống lũ tràn bờ.
Các công trình trên tuyến:
- Cầu giao thông có kết cấu vĩnh cửu bằng BTCT và BTCT dự ứng lực.
- Cống dưới đê, đập tràn có kết cấu BTCT, có lắp đặt cửa van điều tiết.
2.1.2. Biện pháp xử lý, gia cố nền, móng
Nạo vét lòng dẫn thoát lũ: Không phải gia cố nền móng.
Đắp đê chống lũ: Chủ yếu đắp trên nền đê cũ, chiều cao đắp không lớn, không phải
gia cố nền móng.
Cầu giao thông: Là công trình vĩnh cửu, căn cứ theo kết quả khảo sát địa chất và tính
hình địa chất chung trong khu vực, chọn phương án xử lý nền cho móng mố, trụ cầu bằng
cọc BTCT 30x30x1200cm.
Cống dưới đê: Chịu tải trọng không lớn, với các cống nhỏ không phải xử lý nền, các
cống vừa và lớn xử lý nền bằng cọc tre hoặc cọc tràm.
2.2. Các công trình thứ yếu
Là các công trình tạm phục vụ dẫn dòng thi công, đường tránh thi công, các công
trình đảm bảo an toàn trong quá trình thi công... Trong giai đoạn này tham khảo các dự án
tương tự và sẽ được chi tiết hóa trong giai đoạn thiết bản vẽ thi công.
2.3. Công nghệ và thiết bị
Trong phạm vi dự án này không có nhu cầu sử dụng các trang thiết bị điện, công
nghệ và không có nhu cầu nối điện vào hệ thống điện khu vực và quốc gia.
2.4. Thiết bị quan trắc
Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công

7



Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

Với quy mô, kết cấu của các hạng mục công trình trong dự án thì không có nhu cầu
bố trí thiết bị quan trắc
2.5. Phương án thiết kế kiến trúc
Trong phạm vi dự án không có yêu cầu lớn về thiết kế kiến trúc. Tuy nhiên cần lưu ý
một số vị trí tuyến công trình qua khu đô thị để có giải pháp thiết kế hài hòa với cảnh quan
chung trong khu vực.
2.6. Thiết kế phòng chống cháy nổ
Trong phạm vi dự án không có yêu cầu về thiết kế phòng chống cháy nổ.

Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công

8


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN CUNG CẤP NGUYÊN VẬT LIỆU, NĂNG LƯỢNG, DỊCH
VỤ HẠ TẦNG
3.1. Điều kiện cung cấp vật tư, vật liệu
3.1.1. Vật liệu đất đắp

Nguồn vật liệu đất cho nhu cầu đắp của dự án được xác định là khai thác tại các mỏ
đất được phép khai thác và vận chuyển về công trình. Tham khảo chỉ tiêu cơ lý như sau:
Mỏ số 1:
STT
1

Chỉ tiêu

Ký hiệu

Đơn vị

Chế bị

Nhóm hạt dăm cuội

%

11.8

Nhóm hạt sỏi sạn

%

38.0

Nhóm hạt cát

%


29.0

Nhóm hạt bụi

%

7.7

Nhóm hạt sét

%

13.5

Wtư/Wbh

%

17.0

Bão hòa

Thành phần hạt

2

Độ ẩm tối ưu

3


Khối lượng TT khô tốt nhất

γ cmax

g/cm3

1.80

4

Khối lượng TT khô chế bị

γ ccb

g/cm3

1.70

5

Khối lượng thể tích

g/cm3

1.99

6

Khối lượng riêng


∆s

g/cm3

2.73

7

Độ bão hoà

G

%

77.1

8

Độ lỗ rỗng

n

%

37.6

9

Hệ số rỗng


e0

10

Độ ẩm giới hạn chảy

Wch

%

36.8

11

Độ ẩm giới hạn dẻo

WD

%

21.4

12

Chỉ số dẻo

ID

%


15.4

13

Góc ma sát trong

ϕ

Độ

28o54’

22o45’

14

Lực dính kết

C

kG/cm2

0.312

0.170

15

Hệ số nén lún


a1.0-2.0

cm2/kG

0.017

0.025

16

Độ ẩm trương nở

Wnở

kG/cm2

26.1

17

Hệ số trương nở

Rnở

kG/cm2

2.1

18


Hệ số thấm

K20

cm/s

9.1*10-6

γ

cb
w /

γ

bh
w

21.9

2.08
99.2

0.602

Mỏ số 2:
STT

Chỉ tiêu


Ký hiệu

Đơn vị

Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công

Chế bị

Bão hòa
9


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

1

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

Thành phần hạt
Nhóm hạt dăm cuội

%

2.64

Nhóm hạt sỏi sạn

%


31.3

Nhóm hạt cát

%

39.4

Nhóm hạt bụi

%

6.45

Nhóm hạt sét

%

20.2

Wtư/Wbh

%

16.9

2

Độ ẩm tối ưu


3

Khối lượng TT khô tốt nhất

γ cmax

g/cm3

1.77

4

Khối lượng TT khô chế bị

γ ccb

g/cm3

1.68

5

Khối lượng thể tích

g/cm3

1.97

6


Khối lượng riêng

∆s

g/cm3

2.61

7

Độ bão hoà

G

%

79.8

8

Độ lỗ rỗng

n

%

35.6

9


Hệ số rỗng

e0

10

Độ ẩm giới hạn chảy

Wch

%

37.9

11

Độ ẩm giới hạn dẻo

WD

%

20.0

12

Chỉ số dẻo

ID


%

17.9

13

Góc ma sát trong

ϕ

Độ

27o54’

20o17’

14

Lực dính kết

C

kG/cm2

0.353

0.176

15


Hệ số nén lún

a1.0-2.0

cm2/kG

0.020

0.023

16

Độ ẩm trương nở

Wnở

kG/cm2

23.9

17

Hệ số trương nở

Rnở

kG/cm2

3.2


18

Hệ số thấm

K20

cm/s

3.02*10-5

γ

cb
w /

γ

bh
w

21.1

2.04
99.5

0.553

Mỏ số 3:
STT

1

Chỉ tiêu

Ký hiệu

Đơn vị

Chế bị

Nhóm hạt sỏi sạn

%

36.8

Nhóm hạt cát

%

40.5

Nhóm hạt bụi

%

3.5

Nhóm hạt sét


%

19.3

Wtư/Wbh

%

15.8

γ cmax

g/cm3

1.81

Bão hòa

Thành phần hạt

2

Độ ẩm tối ưu

3

Khối lượng TT khô tốt nhất

Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công
10


19.8


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

γ ccb

g/cm3

1.71

g/cm3

1.99

∆s

g/cm3

2.62

Độ bão hoà

G


%

78.5

8

Độ lỗ rỗng

n

%

34.4

9

Hệ số rỗng

e0

10

Độ ẩm giới hạn chảy

Wch

%

46.9


11

Độ ẩm giới hạn dẻo

WD

%

24.2

12

Chỉ số dẻo

ID

%

22.7

13

Góc ma sát trong

ϕ

Độ

27o48’


22o50’

14

Lực dính kết

C

kG/cm2

0.358

0.207

15

Hệ số nén lún

a1.0-2.0

cm2/kG

0.015

0.020

16

Độ ẩm trương nở


Wnở

kG/cm2

24.7

17

Hệ số trương nở

Rnở

kG/cm2

0.45

18

Hệ số thấm

K20

cm/s

7.07*10-5

4

Khối lượng TT khô chế bị


5

Khối lượng thể tích

6

Khối lượng riêng

7

γ

cb
w /

γ

bh
w

2.06
98.8

0.525

3.1.2.Các vật liệu khác
- Đá: Xung quanh khu vực dự án không có mỏ vật liệu đá để khai thác, hơn nữa hiện
nay các mỏ đá đã được giao cho các doanh nghiệp quản lý và khai thác. Do đó nguồn vật
liệu đá các loại được xác định mua tại các mỏ hoặc của các doanh nghiệp cung cấp và được
vận chuyển về công trình theo đường bộ hoặc đường thủy.

- Cát, cuội, sỏi: Các con sông trong khu vực là nguồn cung cấp vật liệu cát xây dựng
dồi dào, tuy nhiên trước thực trạng khai thác bừa bãi gây xói lở làm ảnh hưởng lớn đến sự
an toàn của bờ sông. Do đó nguồn cung cấp cát, cuội, sỏi cho nhu cầu của công trình được
xác định mua từ các doanh nghiệp cung cấp trên địa bàn, vận chuyển về công trình bằng
đường bộ hoặc đường thủy.
- Các vật liệu khác: Các vật liệu khác như sắt thép, xi măng... có thể mua từ các
doanh nghiệp cung cấp trong địa bàn. Các vật liệu đặc chủng có thể mua từ các nhà sản
xuất, cung cấp.
3.2. Điều kiện năng lượng, dịch vụ hạ tầng
- Điện phục vụ thi công được xác định mua tại các nguồn điện gần với vị trí xây dựng
công trình nhất hoặc có thể sử dụng các máy phát điezel có công suất phù hợp với các trang
thiết bị sử dụng điện.
- Xăng, dầu và các loại nhiên liệu khác được xác định mua của các đại lý, nhà cung
cấp trong khu vực.
Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công
11


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

- Dịch vụ hạ tầng: Nhu cầu về lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm phục vụ sinh
hoạt được xác định nguồn cung cấp từ các dịch vụ hạ tầng có sẵn trong khu vực như hệ
thống siêu thị, chợ, đại lý cung cấp, các quầy tạp hóa...

Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công
12



Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC XÂY DỰNG
4.1. Dẫn dòng thi công công trình đầu mối
Công tác thi công nạo vét sông được tiến hành bằng biện pháp đào đất trong nước,
công tác đắp đê được tiến hành thi công trên cạn, không phải thực hiện công tác dẫn dòng
thi công.
Công tác dẫn dòng thi công cho các công trình trên tuyến:
- Thi công cống dưới đê: Tiến hành dẫn dòng thi công bằng phương pháp đào kênh
dẫn dòng.
- Thi công mố cầu: Tiến hành đắp đê quây và cừ vây thi công móng mố cho từng
phía, không phải ngăn dòng.
4.2. Biện pháp tiêu nước hố móng, biện pháp xử lý, gia cố nền,
móng
Công tác tiêu nước hố móng: Nước ngầm thấm ra hố móng được thu gom bằng hệ
thống rãnh thu nước bao quanh hố móng và dẫn về các hố ga tập trung nước, tư đây nước
được bơm ra khỏi phạm vi hố móng bằng máy bơm có công suất phù hợp.
Biện pháp xử lý, gia cố nền móng: Căn cứ theo kết quả khảo sát địa chất và tính hình
địa chất chung trong khu vực, chọn phương án xử lý nền cho móng mố, trụ cầu bằng cọc
BTCT 30x30x1200cm. Trong giai đoạn thiết kế BVTC cần tiến hành công tác khảo sát địa
chất tại vị trí xây dựng cầu giao thông để có số liệu phục vụ tính toán xử lý nền cho chính
xác. Các cống dưới đê chịu tải trọng không lớn, với các cống nhỏ không phải xử lý nền, các
cống vừa và lớn xử lý nền bằng cọc tre hoặc cọc tràm.
4.3. Biện pháp xây dựng các công trình chính

Công tác đào đất nạo vét lòng sông: Do khối lượng công tác đào đất nạo vét lòng sông
với khối lượng lớn, nhưng phải thi công trên mặt nước, lại không có bãi đổ bùn gần tuyến
công trình để sử dụng tàu hút bùn nên tư vấn đề xuất biện pháp thi công công tác đào đất
cho công trình bằng máy đào dung tích gầu 1,25m3 đứng trên phao thép. Đất đào được đổ
lên xà lan và vận chuyển vào vị trí trung chuyển. Tại vị trí trung chuyển, đất được xúc lên
phương tiện vận chuyển là ô tô tự đổ 7tấn để chuyển đến bãi đổ quy định.
Công tác đào các hạng mục nhỏ lẻ được thực hiện bằng nhân công.
Công tác đắp đất: Tương tự như công tác đào đất, căn cứ vào điều kiện khối lượng
công tác đắp đất, tư vấn đề xuất biện pháp đắp đất cho công trình là sử dụng máy đầm tự
hành trọng lượng 9T. Tại các vị trí không thể đẩm bằng máy đầm tự hành thì sử dụng đầm
đất cầm tay (đầm cóc) hoặc đầm thủ công.
Công tác bê tông: Với những khối đổ nhỏ, bê tông được trộn tại công trường bằng máy
trộn dung tích 250l, đổ bằng thủ công. Sử dụng đầm bàn, đầm dùi phù hợp để đầm bê tông

Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công
13


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

các cấu kiện. Với những khối đổ lớn thì sử dụng bê tông thương phẩm của các nhà máy
trong khu vực.
Công tác cốt thép: Cốt thép dùng trong bê tông được cắt uốn bằng máy hoặc bằng thủ
công. Tùy theo các cấu kiện mà có biện pháp buộc hay hàn cốt thép cho phù hợp.
Công tác thi công cọc: Sử dụng máy đóng cọc có đầu búa phù hợp để hạ cọc cho
móng, mố cầu.

Công tác lao lắp dầm cầu: Sử dụng cẩu long môn phù hợp để lao dầm.
4.4. Các công trình tạm thời để thi công
Các công trình tạm thời để thi công bao gồm: Lán trại thi công, kho bãi, nhà
xưởng gia công chế tạo các cấu kiện của công trình; kênh dẫn dòng thi công; đường
tránh thi công...
4.5. Tổ chức giao thông vận tải trong xây dựng
Với các vị trí công trình phải cắt đê, cắt đường, nếu có đường tránh trong phạm vi
gần vị trí công trình nhất thì không phải làm đường tạm, đường tránh, đối với các vị trí
không có đường tránh thì phải tiến hành xây dựng đường tránh thi công.
4.6. Hệ thống phụ trợ (cung cấp điện, nước, các dịch vụ khác,...)
Hệ thống phụ trợ khác như điện, nước và các dịch vụ hạ tầng khác được xác định
nguồn cung cấp từ các công trình hiện có trong phạm vi tuyến công trình.
4.7. Tổng mặt bằng công trường
Khu công trường chính được bố trí tập trung ở bãi sông rất thuận lợi cho thi công và
giao thông liên lạc.
4.8. Tổng tiến độ xây dựng
Căn cứ vào khối lượng thi công công trình, điều kiện mặt bằng công trình, điều kiện
cung cấp trang thiết bị, nguyên vật liệu, năng lượng và khả năng thi công của các đơn vị thi
công chuyên ngành.
Căn cứ quy mô dự án, tổng mức đầu tư xây dựng công trình.
Theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 và Nghị định 83/2009 ngày
15/10/2009 của Chính phủ, đây là dự án thuộc nhóm B, thời gian thực hiện dự án kéo dài
không quá 5 năm, chọn thời gian thi công xây dựng công trình tối đa là 03 năm.
4.9. Nhu cầu trang thiết bị chính để xây dựng
TT
1
2
3
4


Trang thiết bị
Ô tô tưới nước 5m3
Ô tô tự đổ 7tấn
Ô tô tự đổ 10tấn
Ô tô tự đổ 22tấn

Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công
14

Đơn vị
cái
cái
cái
cái

Số lượng
02
30
01
01


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

TT
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

Trang thiết bị
Máy đào 1,25m3
Máy đầm bánh hơi tự hành 9tấn
Máy ủi 108CV
Sà lan 400tấn
Tàu kéo 360CV
Máy trộn bê tông 250lít
Máy hàn 23KW
Máy cắt uốn thép 5KW
Đầm bàn 1KW
Đầm dùi 1,5KW
Đầm cóc

Cần trục bánh hơi 16tấn
Cần trục bánh xích 16tấn
Cần trục bánh xích 25tấn
Giá long môn
Máy đóng cọc 2,5tấn
Máy bơm nước các loại
Máy phát điện điezel 50KW

Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công
15

Đơn vị
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái
cái


Số lượng
10
10
10
04
04
10
07
05
05
10
05
01
01
01
01
01
05
05


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Sự cần thiết phải đầu tư

Do mưa, bão, lũ lụt của sông Hà Thanh và một phần lượng lũ tràn đồng của lưu vực
sông Kone và lượng lũ của lưu vực Bầu Lác, núi Vũng Chua đổ về trong mùa mưa lũ hàng
năm từ tháng 9 đến tháng 12, nhất là 2 tháng 10 và 11 là 2 tháng mưa bão lũ lụt lớn nhất
trong năm đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng trong vùng làm ngập úng hoàn toàn
trên 700ha lúa và hoa màu, ngập hàng nghìn căn nhà của nhân dân thuộc hai phường Nhơn
Bình và Nhơn Phú với chiều sâu ngập từ 0,3 đến 2,5m. Đặc biệt trận lũ tháng 11/2009 gây
ngập 100% số nhà dân trên địa bàn hai phường gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Trong khi đó, Thành phố Quy Nhơn là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị kinh tế văn hoá và
khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Định. Là đô thị thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,
là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ cảng, thương mại, du lịch, giáo dục đào
tạo của vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Là đầu mối giao thông thủy, bộ
quan trọng của vùng Nam Trung Bộ, là cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc
Campuchia, Thái Lan ra biển Đông.
Hiện nay tại phường Trần Quang Diệu, Nhơn Bình, Nhơn Phú, đã và đang triển khai
xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, cụm công nghiệp và từng
bước đô thị hóa. Còn theo quy hoạch, trong tương lai khu vực dự án sẽ hình thành các khu
đô thị là:
- Khu đô thị phía Bắc gồm các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú và khu Bắc sông Hà
Thanh. Đến năm 2020 có khoảng 130.000 người với diện tích 455 ha; Chủ yếu xây dựng
nhà vườn, biệt thự, tầng cao trung bình 2 tầng, mật độ xây dựng 25 - 30%, bình quân
35m2/người.
- Khu đô thị phía Tây gồm các phường Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu và khu mở
rộng Long Mỹ. Đến năm 2020 có khoảng 95.000 người với diện tích 430 ha. Tiêu chuẩn đất
ở bình quân 45 m2 /người, mật độ xây dựng 25 - 30%, tầng cao trung bình 2 tầng.
Cùng với các khu đô thị trên là sự hình thành của khu công nghiệp Long Mỹ với diện
tích 250 ha.
Với hiện trạng hệ thống công trình tiêu úng thoát lũ các tuyến thoát lũ, chống lũ vùng
hạ lưu sông Hà Thanh như hiện nay thì không thể đảm bảo khả năng tiêu thoát lũ, chống lũ
và cần phải cải tạo, nâng cấp thì mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ tiêu úng, thoát lũ.
Trước những phân tích nêu trên thì việc đầu tư dự án xây dựng công trình Xây dựng

cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát lũ chống ngập úng hạ lưu
sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn là hết sức cần thiết và cấp bách. Khi được đầu tư xây
dựng và đưa vào vận hành, công trình sẽ phát huy tối đa khả năng tiêu thoát lũ, chống lũ,
trực tiếp giảm thiểu thiệt hại hoa màu, tài sản, tính mạng của nhân dân trong khu vực; bảo
vệ các cơ quan, xí nghiệp, trường học và các công trình hạ tầng công cộng khác trong khu
Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công
16


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

vực, tạo môi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Tạo điều kiện ổn định đời sống và sản xuất
cho nhân dân, gián tiếp đảm bảo an ninh trật tự và an ninh lương thực trong khu vực. Góp
phần tạo đà thúc đẩy sự phát triển chung của các phường trong khu vực dự án nói riêng và
thành phố Quy Nhơn cũng như tỉnh Bình Định nói chung.
5.2. Nhiệm vụ dự án
Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát lũ chống
ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn với các nội dung chính sau:
- Nạo vét, mở rộng lòng dẫn thuộc các tuyến sông Hà Thanh và sông Dinh, mở rộng
khẩu độ của các cầu, cống trên dòng chính để tăng khả năng thoát lũ.
- Xây dựng các tuyến đê bao và các công trình gia cố bờ sông để chống lũ, bảo vệ cơ
sở hạ tầng và bảo vệ dân cư.
- Các hạng mục công trình chính của phương án chọn:
+ Nạo vét sông Hà Thanh với chiều dài 7.440m với chiều rộng đáy từ 45 đến 70m.
Xây dựng kè bảo vệ chống sạt lở bờ sông hệ số mái m = 2,0 với kết cấu đá hộc lát khan
trong khung BTCT. Xây dựng đường quản lý vận hành dọc tuyến sông, mặt đường có cao độ

(+4,30) ÷ (+1,80) m, dốc dọc tuyến i = 2,2x10-4; chiều rộng mặt đường Bm = 4,5m, rải cấp
phối mặt đường với chiều dày t = 0,20m, chiều rộng lớp cấp phối B cp = 3,50m; mái phía đồng
trồng cỏ, hệ số mái mđ = 2,00. Xây dựng tường chắn đỉnh kè kết cấu BTCT M250, chiều cao
trung bình 1,00m (tính từ mặt đường quản lý vận hành). Cao độ đỉnh tường từ (+5,30) ÷
(+2,60) m. Chiều dài tuyến tường đỉnh kè trái sông Hà Thanh: 6939m, chiều dài tuyến
tường đỉnh kè phải sông Hà Thanh: 6358m.
+ Nạo vét sông Dinh với chiều dài 3.250m với chiều rộng đáy từ 30 đến 53m. Xây
dựng kè bảo vệ chống sạt lở bờ sông hệ số mái m = 2,0 với kết cấu đá hộc lát khan trong
khung BTCT. Xây dựng đường quản lý vận hành dọc tuyến sông, mặt đường có cao độ
(+3,40) ÷ (+1,80) m, dốc dọc tuyến i = 3,5x10-4; chiều rộng mặt đường Bm = 4,5m, rải cấp
phối mặt đường với chiều dày t = 0,20m, chiều rộng lớp cấp phối B cp = 3,50m; mái phía đồng
trồng cỏ, hệ số mái mđ = 2,00. Xây dựng tường chắn đỉnh kè kết cấu BTCT M250, chiều cao
trung bình 1,00m (tính từ mặt đường quản lý vận hành). Cao độ đỉnh tường từ (+4,40) ÷
(+2,80) m. Chiều dài tuyến tường đỉnh kè trái sông Dinh: 2988m, tuyến tường đỉnh kè phải
sông Hà Thanh: 2889m.
- Xây dựng đập điều tiết Phú Hòa kết hợp cầu giao thông trên sông Hà Thanh.
- Xây dựng đập điều tiết kết hợp cầu giao thông tại đường vào nhà máy xử lý nước thải.
- Xây dựng cầu chợ Dinh, kết cấu BTCT vĩnh cửu, chiều rộng mặt cầu 12m, có 02
nhịp BTCT dự ứng lực dài 25m/nhịp.
- Cải tạo các cầu Sắt 1, Sắt 2 và cầu đường sắt tại vị trí cầu Đôi cho phù hợp với các
thông số thiết kế nạo vét sông.
- Xây dựng 9 cống dưới đê thuộc hai tuyến sông.
5.3. Kế hoạch đầu tư
Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công
17


Thuyết minh
thiết kế cơ sở


Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

Dự kiến từ năm 2013 – 2018.
5.4. Tổ chức thực hiện
- Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh Bình Định
- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định.
5.5. Kết luận và kiến nghị
5.5.1. Kiến nghị về tiến độ thi công và kế hoạch đưa công trình vào khai thác
Tiến độ đầu tư xây dựng công trình đã được phân tích, lựa chọn trên cơ sở nhiệm vụ
công trình cũng như đảm bảo công trình hiện trạng hoạt động bình thường theo yêu cầu
nhiệm vụ.
5.5.2. Kiến nghị phương án giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư.
Chủ đầu tư chỉ đạo Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện công tác
kiểm đếm, đo đạc, xác định khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng. Đảm bảo tiến độ công
tác giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng công trình
đúng tiến độ đã xây dựng.
5.5.3. Các kiến nghị khác.
Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát lũ chống
ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn là rất đúng đắn và kịp thời. Khi công
đi vào sử dụng sẽ trực tiếp bảo vệ khu vực thành phố Quy Nhơn theo tiêu chuẩn đô thị loại 1,
đồng thời chống lũ sớm, lũ muộn, lũ tiểu mãn đảm bảo sản xuất an toàn, hạn chế các thiệt hại
do lũ chính vụ gây ra theo tần suất quy định, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân
cũng như các công trình hạ tầng công cộng trong khu vực. Gián tiếp góp phần giữ vững ổn
định an ninh, chính trị, kinh tế cho khu vực.
Đơn vị tư vấn kính đề nghị các cơ quan hữu quan xem xét và sớm phê duyệt dự án
đầu tư để triển khai các bước tiếp theo để dự án được thi công xong sớm đáp ứng được
mong mỏi của nhân dân trong khu vực hưởng lợi.

Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công

18


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

PHỤ LỤC TÍNH TOÁN
PHỤ LỤC A. BÁO CÁO TÍNH TOÁN THỦY VĂN
A.1. Đặc trưng lưu vực
Vùng nghiên cứu nằm ở hạ lưu sông Hà Thanh thuộc tỉnh Bình Định. Sông Hà
Thanh với diện tích lưu vực là 580 km2, chiều dài dòng sông chính 58 km, độ cao bình quân
toàn lưu vực là 179 m, độ dốc bình quân lưu vực là 18,3%, mật độ lưới sông 0,92 km/km2.
Sông bắt nguồn ở những đỉnh núi cao trên 1100 m, thuộc huyện Vân Canh chảy theo hướng
Tây Nam - Đông Bắc và khi chảy qua cầu Diêu Trì trên Quốc lộ 1A, về phía hạ lưu khoảng
800 m, sông chia thành hai nhánh, một nhánh chảy về phía Bắc qua cửa Trường Úc đổ vào
đầm Thị Nại và nhánh thứ 2 chảy về phía Nam qua cầu sông Ngang, sau chảy qua cầu Đôi
đổ ra đầm thị Nại tại cửa Hưng Thạnh.
Bảng A.1. Đặc trưng hình thái lưu vực sông vùng nghiên cứu
Tuyến
công trình

Toạ độ
Kinh độ

Vĩ độ

Diện

tích
F(km2)

Chiều
dài sông
chính

580

Chiều dài
sông
nhánh

Độ dốc
sông
(‰)

Độ dốc
lưu vực
(‰)

58

13,6

180

Sông Hà
Thanh
Đến ngã ba

Diêu Trì
Cầu Sông
Ngang

109o00’10’’

13o49’10’’

504,5

46,34

13,6

180

109o10’00’’

13o47’44’’

505

48,9

13,6

180

Đập Phú Hòa


109o12’16’’

13o47’12’’

564,8

52,4

13,6

180

Bàu Lác

109o10’00’’

13o47’34’’

56

14,42

12,48

180

21,3

A.2. Tính mưa thiết kế
A.2.1. Số liệu khí tượng

- Số liệu khí tượng được lấy theo trạm Quy Nhơn
A.2.2. Tài liệu mưa trên lưu vực
- Mưa bình quân nhiều năm:
Trên lưu vực sông Hà Thanh các trạm đo mưa Quy Nhơn, Vân Canh nhưng trạm Vân
Canh do địa phương quản lý, khi tính toán cần xử lý số liệu. Để tính mưa bình quân lưu vực
Sông Hà Thanh tính bằng bình quân số học của hai trạm trên. Kết quả lượng mưa bình quân
nhiều năm của lưu vực là Xo = 2000mm.
Kết quả này cũng phù hợp với bản đồ đẳng trị mưa trong khu vực.
- Mưa một ngày lớn nhất.
Tình hình mưa lũ là do bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh và tổ hợp của các hình
thái thời tiết này gây ra. Các hình thái thời tiết này thường xuất hiện ngoài biển Đông, khi
đổ bộ vào đất liền bị dãy Trường Sơn chặn lại gây mưa lớn và trải dài trên diện rộng làm

Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công
19


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

ngập úng lũ lụt vùng hạ du. Vì vậy hàng năm vùng hạ lưu sông Hà Thanh luôn bị ngập lụt
nghiêm trọng.

Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công
20



Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công
21


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

Thời gian mưa của các trận mưa lớn thường kéo dài từ 5 đến 10 ngày, nhưng lượng
mưa lớn nhất trong trận chỉ từ 3 đến 5 ngày. Qua tính toán thống kê lượng mưa lớn nhất thời
đoạn 1, 3, 5, 7 ngày liên tục thường tập trung nửa cuối tháng X và tháng XI thời gian thường
bị ảnh hưởng của bão và các đợt không khí lạnh, áp thấp nhiệt đới. Lượng mưa 1 ngày có
thể đạt trên 300 mm, lượng mưa ngày lớn nhất đo được đạt 365 mm vào ngày 26/X/1960
tại Quy Nhơn.
Lượng mưa một ngày lớn nhất phục vụ tính lũ sử dụng số liệu trạm mưa Quy Nhơn.
Kết quả tính lượng mưa một ngày lớn nhất ứng với các tần suất theo bảng A2.
Bảng A.2. Lượng mưa một ngày lớn nhất ứng với các tần suất trạm Quy Nhơn
P%

0,2%

0,5%


1,0%

1,5%

2%

5%

10%

15%

X1P (mm)

452,8

416,0

387,2

369,9

357,3

315,4

281,0

259,3


A.3. Tính dòng chảy năm thiết kế
Dòng chảy năm trên sông Hà Thanh tính bằng phương pháp lưu vực tương tự Bình
Tường có hiệu chỉnh theo lượng mưa bình quân lưu vực.
Mô đuyn dòng chảy Mo = Mo Bình tường.Xhà Thanh/Xbình tường = 38 (l/skm2)
Lưu lượng dòng chảy lưu vực Hà Thanh Q = 22 (m3/s)
Phân phối dòng chảy năm tính theo trạm Bình Tường,
A.4. Tính dòng chảy lũ thiết kế
Mùa lũ vùng hạ lưu sông Hà Thanh bắt đầu từ tháng (10 ÷ 12), nhưng có năm tháng
IX đã xuất hiện lũ. Lũ lớn chủ yếu tập trung vào tháng X và tháng XI (thời kỳ này gọi là lũ
chính vụ).
A.4.1. Tổ hợp lũ trên sông Hà Thanh
Qua kết quả phân tích tài liệu khí tượng thủy văn giữa 2 con sông trên cho thấy: Lũ
trên sông Côn và sông Hà Thanh xảy ra tương đối đồng thời vì có cùng chế độ mưa sinh lũ.
Lượng lũ sông Hà Thanh, sau khi chảy qua cầu Diêu Trì, trên Quốc lộ 1A, xuống hạ
lưu khoảng 800 m thì sông chia làm 2 nhánh, trong đó nhánh Trường Úc chảy về phía Bắc
gặp lũ sông Kone đổ vào phía Nam thị trấn Tuy Phước và được chuyển tải qua cửa Trường
Úc vào đầm Thị Nại, do cửa sông này khá rộng nên khả năng thoát lũ tốt hơn.
Nhánh sông thứ hai chảy phía Nam qua cầu sông Ngang xuống cầu Đôi rồi đổ vào
đầm Thị Nại qua cửa Hưng Thạnh.
Nhìn chung từ ngã ba sông Hà Thanh trở xuống hạ lưu, lũ bắt đầu tràn bờ và đi sâu
vào vùng đồng bằng và được tiêu thoát qua các tràn, các cống tiêu thuộc hệ thống đê Đông
đoạn từ cầu Đôi ra đến cửa Trường Úc.
A.4.2. Kết quả tính lũ thiết kế.
Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công
22


Thuyết minh
thiết kế cơ sở


Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

A.4.2.1. Tính lũ thiết kế đến ngã ba Diêu Trì được thực hiện theo 2 phương pháp:
+ Tính lưu lượng đỉnh lũ từ mưa một ngày lớn nhất (Quy phạm thủy lợi QPTL C6-77)
Bảng A.3. Kết quả tính lũ bằng công thức Cục thủy văn (Alechxayep)
Tần
suất

Lượng
mưa

P%

Hp(mm)

Đỉnh


0,2

452,8

0,5

Hệ số dòng chảy

Qmaxp


Wp

Tl

Tx

lượng


m3/s

Tr m3

Phút

Phút

0,75

0,75

4298

171,487

443

887

416,0


0,75

0,75

3892

157,567

450

900

1,0

387,2

0,75

0,75

3574

146,664

456

912

1,5


369,9

0,75

0,75

3382

140,097

460

920

2

357,3

0,75

0,75

3245

135,337

463

927


5

315,4

0,75

0,75

2791

119,461

476

951

10

281,0

0,75

0,75

2422

106,438

488


977

15

259,3

0,75

0,75

2194

98,210

497,4

994,8

Bảng A.4. Kết quả tính lũ bằng công thức Xôkolopxki
Tần suất

Lượng mưa

P%
0,2
0,5
1
1,5
2

5
10
15

Hp(mm)
452,8
416,0
387,2
369,9
357,3
315,4
281,0
259,3

a(HTP-Ho)
336,53
307,64
285,02
271,39
261,51
228,57
201,55
184,47

Qmaxp

Wp

m3/s
4180

3821
3540
3371
3248
2839
2503
2291

Tr m3
179,8
164,4
152,3
145,0
139,7
122,1
107,70
98,58

+ Công thức triết giảm từ trạm Bình Tường với hệ số triết giảm n = 0,35.
Bảng A.5. Kết quả tính lũ bằng công thức triết giảm từ trạm Bình Tường
P%

0,2

0,5

1

1,5


2

5

10

Qmax P Bình tường

9445

8736

7788

7060

6628

6318

5304

QmaxP Diêu Trì

4340

4015

3579


3244

3046

2803

2438

+ Nhận xét: Kết quả lũ từ 3 công thức trên sai khác không nhiều. Để đảm bảo an
toàn chọn kết quả theo công thức Xokolopxki.
Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công
23


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

A.4.2.2. Xác định lưu lượng tính toán đỉnh lũ đến cầu sông Ngang
Dựa vào các tài liệu: Bản đồ 1/100.000, bản đồ 1/25.000 đã được số hoá, các mặt cắt
dọc và cắt ngang của các nhánh sông trong hệ thống để thiết lập sơ đồ tính toán thuỷ lực cho
mạng lưới sông Kône - Hà Thanh.

s .

1.43
1.42
1.41

1.40
1.39
1.37
1.35
1.34

p

Co

12.0812.07
12.06
DDmoi 12.10 12.09
12.05
dd3
12.11
12.03
dd3-4
12.12
dd4
12.02
Da
1.321.30
dd4-5
12.14
n
1.28
11.10
a
dd5

c5 c1
D
gc5
Con
1.25 c4
1.18
s.
12.1912.18 12.16
3.18 11.08
1.20
3.19
1.22
1.155
3.21 3.20
3.17
11.09
3.30
1.13
c2 c2-3 Binh
3.22
Dd dd2
T hanh
gc6 2go cham
c3
ta2
m
GC1
3.24
3.26 Go3.25
gc4

7.1
a
C
7.5
h
go11.07
boi
3.27
s.
6.6
7.3
4.20
Go boi
3.29
GC2
gc1
gc3-4
215
3
gc2
gc3
105
7.7
gc2-3
7.65
6.9
cm2
4.18
CMy
A2 6.7

doan 1
4.16
4.19
208T
7.75
6.75
s . Say
4.17
4.14 7.9
4.125
cm1
4.15
ta1
11.5
sdoan
. Sa y2Say_moi
175T A1doan
4.06 11.05
166
3
say3
4.07
s . 4.10 4.09ta3
11.4833*
s1
4.08
C-HT
Say
S2
11.45*

11.04
4
ruongSay3
11.425*
9.10
11.4 ht7
ht4 9.114238 9.08
HT 1-2
9.0725* 9.07
ha thanh1 11.02
9.14
ht6
10.7
HT 1-1 ht5
9.15
11.03
5
230
HaT h
HT 2
ht3 10.4
11.002
s . 10.6
10.45
10.3
H a T h10.55
ht1
an h 2
11.01
ha

6 thanh2
ht2
11.001

Parti al GIS data

Hình A.1. Sơ đồ tính toán thuỷ lực hệ thống sông Kône - Hà Thanh
Theo kết quả tính toán thủy văn, lưu lượng tính toán sông Hà Thanh lớn nhất trong ba
phương pháp tính tại cầu Diêu Trì ứng với tần suất Pmax=5% là 2.839m3/s.
Trên kết quả tính toán thủy lực mạng sông, lưu lượng tính toán sông Hà Thanh đoạn
hạ lưu cầu Diêu Trì như sau:
- Sông Trường Úc: Qtt=2.271,2m3/s.
- Sông Hà Thanh (đoạn thượng lưu cầu sông Ngang): Qtt=567,8m3/s.
A.4.2.3. Xác định lưu lượng tính toán đỉnh lũ tuyến Bàu Lác và khu Tây thành phố.
Với lưu vực tính toán nhỏ hơn 100km2 thì lưu lượng đỉnh lũ tính từ mưa một ngày lớn
nhất (Quy phạm thủy lợi C6-77).

Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công
24


Thuyết minh
thiết kế cơ sở

Dự án: Xây dựng cấp bách kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu
thoát lũ chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh, thành phố Quy Nhơn

Bảng A.6. Kết quả tính lũ bằng công thức Cục thủy văn (Alechxayep)
Tần
suất


Lượng
mưa

P%

Hp(mm)

Đỉnh


0,2

452,8

0,5

Hệ số dòng chảy

Qmaxp

Wp

Tl

Tx

lượng



m3/s

Tr m3

Phút

Phút

0,75

0,75

788

22,3

314

629

416,0

0,75

0,75

711

20,5


320

640

1,0

387,2

0,75

0,75

650

19,1

326

652

1,5

369,9

0,75

0,75

614


18,2

329

658

2

357,3

0,75

0,75

589

17,6

332

664

5

315,4

0,75

0,75


503

15,5

343

685

10

281,0

0,75

0,75

434

13,8

354

708

15

259,3

0,75


0,75

391

12,8

362,7

725

Bảng A.7. Kết quả tính lũ bằng công thức Cường độ giới hạn
Tần suất

Lượng
mưa

P%

Hp(mm)

Đỉnh


0,2

452,8

0,5

Hệ số dòng chảy


Qmaxp

Wp

Tl

Tx

lượng


m3/s

Tr m3

Phút

Phút

0,75

0,75

804

22,28

308


615

416,0

0,75

0,75

727

20,47

313

626

1

387,2

0,75

0,75

667

19,05

318


635

1,5

369,9

0,75

0,75

630

18,20

321

642

2

357,3

0,75

0,75

605

17,58


323

646

5

315,4

0,75

0,75

518

15,52

333

666

10

281,0

0,75

0,75

456


13,83

337

674

15

259,3

0,75

0,75

416

12,76

340

681

+ Nhận xét: Để đảm bảo an toàn cho công trình chọn theo công thức Cường độ giới
hạn cho tuyến Bàu Lác với Qmax là 518 m3/s.
A.4.2.4. Xác định lưu lượng tính toán đỉnh lũ hạ lưu cầu sông Ngang
- Phía hạ lưu cầu sông Ngang, sông Hà Thanh gặp nhánh Bàu Lác đổ vào, lưu lượng
của nhánh này theo kết quả tính toán thủy văn là Q(P=5%)=518m3/s.
Như vậy lưu lượng thiết kế của sông Hà Thanh đoạn từ hạ lưu cầu sông Ngang được
xác định là: Qtt = 567,8 + 518 = 1.085,8 m3/s.


Liên danh tư vấn: Viện thủy công – Công ty cổ phần thủy công
25


×