Tải bản đầy đủ (.doc) (151 trang)

Lý luận và thực tiễn đối xử tối huệ quốc (MFN) trong pháp luật thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.29 KB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
____________________________________

NGUYỄN SƠN

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC
(MFN) TRONG PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành : Luật Quốc tế
Mã số : 62380108

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Hoàng Phước Hiệp
2. TS. Nguyễn Hồng Bắc

HÀ NỘI – 2017


2

MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TƯ PHÁP..........................................1
____________________________________...................................................1
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.................................................30
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển khái niệm MFN trong pháp luật
thương mại quốc tế........................................................................................47
2.1.1. Sự hình thành quan niệm về đối xử MFN.....................................47


2.1.2. Thể chế hóa MFN trong các điều ước thương mại quốc tế..........53
2.5.1. Các tiền đề pháp lý để vận hành MFN trong thương mại quốc tế
.................................................................................................................66
2.5.2. Khuôn khổ pháp luật quốc tế điều chỉnh MFN trong thương mại
hàng hoá..................................................................................................68
2.5.3. Khuôn khổ pháp luật quốc tế điều chỉnh MFN trong thương mại
dịch vụ.....................................................................................................69
2.5.4. Khuôn khổ pháp luật thương mại quốc tế điều chỉnh MFN trong
đầu tư......................................................................................................71
2.5.5. Khuôn khổ pháp luật quốc tế điều chỉnh MFN trong sở hữu trí tuệ
.................................................................................................................73
2.6. Hệ quả của MFN đối với sự phát triển thương mại quốc tế...............74
2.6.1. MFN góp phần thiết lập khuôn khổ pháp lý thúc đẩy thương mại
bình đẳng, không phân biệt đối xử..........................................................74
2.6.2. Đa phương hóa MFN tạo cơ sở tự do hóa thương mại................75
2.6.3. Tạo điều kiện các nền kinh tế nhỏ hội nhập quốc tế.....................76
2.6.4. MFN góp phần thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, nâng cao chất
lượng phúc lợi xã hội..............................................................................76
Chương 3........................................................................................................81
PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN VIỆT NAM...............................................81
VỀ MFN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ..........................................81
3.1. Tổng quan pháp luật Việt Nam về MFN trong thương mại quốc tế..81
3.1.1. Quá trình hình thành thuật ngữ Đối xử tối huệ quốc trong luật
Việt Nam..................................................................................................81


3

3.1.2. Khuôn khổ pháp luật Việt Nam về MFN.......................................85
3.2. Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về MFN trong lĩnh vực thương mại

hàng hóa.........................................................................................................88
3.2.1. Khái niệm MFN trong thương mại hàng hóa................................88
3.2.2. Phân biệt đối xử trên thực tế (de facto)........................................94
3.2.3. Các trường hợp miễn trừ MFN.....................................................94
3.3. Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về MFN trong lĩnh vực thương mại
dịch vụ..........................................................................................................100
3.3.1. Đối tượng điều chỉnh..................................................................101
3.3.2. Phạm vi điều chỉnh......................................................................102
3.3.3. Các ngoại lệ và miễn trừ.............................................................104
3.3.4. Điều khoản MFN về dịch vụ trong các hiệp định thương mại tự do
song phương và đa phương...................................................................106
3.4. Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về MFN trong lĩnh vực đầu tư.....109
3.4.1. Khái niệm....................................................................................109
3.4.2. Đối tượng điều chỉnh..................................................................109
3.4.3. Phạm vi áp dụng..........................................................................111
3.4.4. Nguyên tắc cùng loại (ejusdem generis).....................................113
3.4.5. Các ngoại lệ và miễn trừ.............................................................113
3.4.6. Ý nghĩa của điều khoản MFN trong các BIT hiện đại.................116
3.5. Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về MFN trong lĩnh vực sở hữu trí
tuệ..................................................................................................................117
3.5.1. Khái niệm về MFN trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ........................117
3.5.2. Phạm vi áp dụng..........................................................................118
3.5.3. Các ngoại lệ................................................................................119
Chương 4......................................................................................................122
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP........................................................122
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MFN................................122
4.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật về MFN trong thương mại
quốc tế...........................................................................................................122



4

4.1.1. MFN đã có sự thay đổi về chất để trở thành tiêu chuẩn đối xử tối
thiểu trong thương mại quốc tế.............................................................122
4.1.2. So với các quy định trong các hiệp định WTO và FTA, khuôn khổ
pháp luật trong nước về MFN chưa bao quát và tính ràng buộc chưa
cao.........................................................................................................124
4.1.3. Việt Nam đang ngày càng tích cực hội nhập sâu vào kinh tế thế
giới với việc đàm phán và ký kết các hiệp định FTA trong đó có những
FTA thế hệ mới......................................................................................125
4.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về MFN..................130
4.2.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật MFN trong bối cảnh đàm
phán FTA hiện nay................................................................................132
4.3.1. Tích cực, chủ động tham gia đàm phán hoàn thiện các khuôn khổ
pháp luật đa phương về thương mại, bao gồm các quy định MFN......135
Một trong những lợi ích của việc trở thành thành viên WTO là Việt Nam
được làm thành viên bình đẳng trong hệ thống thương mại đa phương.
Chúng ta được thừa hưởng những thành tựu hàng chục năm đàm phán
tự do hoá và xây dựng pháp luật của các thành viên GATT/WTO. Đặc
biệt, chúng ta được quyền tham gia đàm phán để cùng các thành viên
tiếp tục hoàn thiện các khuôn khổ pháp luật hiện hành cũng như xây
dựng các tiêu chí mới cho thương mại quốc tế. Đây là một lợi ích quan
trọng đối với các nền kinh tế nhỏ như Việt Nam. Nó cho phép các quốc
gia này được hợp tác bình đẳng với các nền kinh tế lớn trong việc thiết
lập các quy định cho một sân chơi thương mại toàn cầu công bằng,
cùng có lợi. Với vị thế là một nền kinh tế mở cửa, định hướng xuất khẩu,
Việt Nam có lợi ích to lớn từ việc tích cực, chủ động tham gia vào củng
cố và hoàn thiện các luật chơi toàn cầu...............................................135
Một trong những nội dung cơ bản trong khuôn khổ Vòng Phát triển Đôha bao gồm việc tiếp tục củng cố và hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý
của hệ thống thương mại đa phương. Bên cạnh việc thúc đẩy đàm phán

tự do hóa, mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, việc tăng cường các
khuôn khổ pháp lý theo hướng minh bạch, công bằng, thuận lợi hóa
thương mại… có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy thương mại
toàn cầu. Trong đó bao gồm xây dựng các quy tắc, luật lệ mới cũng như
hoàn chỉnh, bổ sung các quy định hiện hành. Các quy định WTO về
không phân biệt đối xử là một vấn đề khá phức tạp trong thương mại
bởi liên quan tới quyền lợi cũng như các mối quan hệ mang tính truyền


5

thống, lịch sử giữa các quốc gia. Một số nội dung của các quy định
MFN gây tranh cãi khi vận dụng trên thực tế và cần tiếp tục hoàn thiện.
Bao gồm các khái niệm “hàng hoá tương tự”, tiêu chí “cơ bản loại bỏ
thuế quan” khi xem xét một thỏa thuận có phải hiệp định thương mại tự
do khu vực để được miễn trừ hay không... Do đó, nghiên cứu các quy
định của WTO nói chung và về MFN nói riêng để tham gia vào quá
trình tiếp tục hoàn thiện các quy định này là nghĩa vụ và quyền lợi của
Việt Nam................................................................................................135
4.3.2. Áp dụng trực tiếp điều khoản MFN trong các hiệp định quốc tế
...............................................................................................................135
4.3.3. Xây dựng điều khoản MFN phù hợp trong đàm phán FTA.........138
(i) Tích cực, chủ động tham gia đàm phán hoàn thiện các khuôn khổ
pháp luật đa phương về thương mại, bao gồm các quy định MFN. Đây
là quyền lợi và đồng thời là nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành
viên WTO. Với vị thế là một nền kinh tế mở cửa, định hướng xuất khẩu,
Việt Nam có lợi ích to lớn từ việc tích cực, chủ động tham gia vào củng
cố và hoàn thiện các quy tắc điều chỉnh thương mại toàn cầu. Một số
nội dung của các quy định MFN gây tranh cãi khi vận dụng trên thực tế
và cần tiếp tục hoàn thiện. Bao gồm các khái niệm “hàng hoá tương

tự”, tiêu chí “cơ bản loại bỏ thuế quan” khi xem xét một thỏa thuận có
phải hiệp định thương mại tự do khu vực để được miễn trừ hay không...
...............................................................................................................142
(ii) Áp dụng trực tiếp điều khoản MFN trong các hiệp định quốc tế. So
với các quy định luật trong nước, các quy định về MFN trong các hiệp
định của WTO và FTA phong phú hơn về nguồn, chặt chẽ hơn về ngôn
ngữ pháp lý và bao quát đẩy đủ hơn các lĩnh vực và hành vi thương
mại. Thứ hai, điều khoản liên quan MFN được đề cập trong nhiều hiệp
định WTO với mục đích điều chỉnh các hành vi thương mại khác nhau
của các thành viên: các quy định liên quan xuất nhập khẩu, áp dụng các
biện pháp khắc phục thương mại tạm thời (tự vệ, chống bán phá giá,…),
đàm phán gia nhập… Thứ ba, các phán quyết của các trọng tài trong
các vụ việc tranh chấp của WTO là một nguồn luật quan trọng, có giá
trị thực tiễn và tính ứng dụng cao. Vì vậy, việc áp dụng trực tiếp các
cam kết quốc tế cho phép bao quát đầy đủ nội dung MFN, giúp giảm
các thủ tục ban hành văn bản trong nước và hạn chế nguy cơ xung đột
giữa các hệ văn bản..............................................................................142


6

(iii) Xây dựng điều khoản MFN phù hợp trong đàm phán FTA. Khi xem
xét vấn đề MFN trong FTA, một quốc gia có thể lựa chọn giữa 3 phương
án: không cam kết MFN trong hiệp định, trao đổi MFN tự động hoặc
thỏa thuận xem xét MFN thông qua đàm phán. Với một quốc gia trình
độ phát triển như Việt Nam và đang trong giai đoạn từng bước mở cửa
hội nhập, cách tiếp cận như phương thức thứ ba được coi là phù hợp.
Nó đảm bảo mức độ an toàn nhất định. Đồng thời cho ta sự chủ động
trong đàm phán với các đối tác để xác lập mặt bằng cam kết chung.. .142
PHỤ LỤC.....................................................................................................153



7

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Sơn


8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AANZFTA

ASEAN – ANZ Free Trade
Agreement

Hiệp định Thương mại tự do
ASEAN – Úc và Niu-di-lơn

ACFTA

Asean – China Free Trade
Agreement


Hiệp định Thương mại tự do
ASEAN – Trung Quốc

AKFTA

Asean – Korea Free Trade
Agreement

Hiệp định Thương mại tự do
ASEAN – Hàn Quốc

AJCEP

Asean – Japan
Comprehensive Economic
Partnership

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn
diện ASEAN – Nhật Bản

AIFTA

Asean – India Free Trade
Agreement

Hiệp định Thương mại tự do
ASEAN – Ấn Độ

ASEAN


Association of Southest –
Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

BTA

Bilateral Trade Agreement

Hiệp định Thương mại Việt
Nam – Hoa Kỳ

BIT

Bilateral Investment Treaty

Hiệp định đầu tư song phương

EAEC

Eurasia Economic
Community

Cộng đồng Kinh tế Á Âu (bao
gồm Nga, Belarusia, Kazaxtan,
Armenia)

FTA


Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại tự do

GATT

General Agreement on Trade
and Tariff
General Agreement on Trade
in Services

Hiệp định chung về thương mại
và thuế quan
Hiệp định thương mại dịch vụ
của WTO
Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu
Âu (bao gồm Thụy Sỹ, Na Uy,
Iceland, Lixtenstain)
Giải quyết tranh chấp giữa nhà
nước và nhà đầu tư
Đối xử tối huệ quốc
Đối xử quốc gia

GATS
EFTA

ISDS
MFN
NT


European Free Trade
Association
Invester - State Dispute
Setlement
Most Favored Nation
National Treatment


9
NTR
PNTR
TRIM

TRIP

TPP
VJEPA
WTO
UNCTAD

Normal Trade Relation

Quy chế thương mại bình
thường
Pemernent Normal Trade
Quy chế thương mại bình
Relation
thường vĩnh viễn
Trade-related Investment

Hiệp định về các biện pháp đầu
Measures
tư liên quan thương mại của
WTO
Trade-related Intelectual
Hiệp định về quyền sở hữu trí
Property Rights
tuệ liên quan thương mại của
WTO
Trans-Pacific Partnership
Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương
Vietnam – Japan Economic
Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Partnership Agreement
Nam – Nhật Bản
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
United Nation Conference on Diễn đàn Liên hợp quốc về
Trade and Development
thương mại và phát triển


10

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Điều khoản MFN trong các FTA Việt Nam đã ký kết


11


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Ngày nay, không phân biệt đối xử được coi là một trong những nguyên tắc
nền tảng của quan hệ quốc tế nói chung cũng như thương mại quốc tế nói riêng.
Không phân biệt đối xử đã trở thành một nguyên tắc ứng xử được thừa nhận rộng
rãi giữa các quốc gia, tạo tiền đề cho việc thiết lập quan hệ thương mại trên tinh
thần hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi. Cam kết dành đối xử bình đẳng trong thương
mại cho đối tác của mình được các quốc gia thể chế hóa vào các hiệp định thương
mại. Điều khoản này từng bước được hoàn thiện về cả nội dung pháp lý và cơ chế
vận hành để hình thành chế định Đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) như chúng ta thấy
ngày nay. Theo cách hiểu thông thường, MFN là việc một quốc gia dành cho quốc
gia khác các đãi ngộ không kém hơn những gì họ dành cho một quốc gia thứ ba.
Điều này cho phép hàng hóa, các nhà cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư… từ quốc gia
thụ hưởng đãi ngộ này khi tiếp cận thị trường nước trao MFN sẽ được hưởng các
quyền lợi không kém hơn các đối tác từ bất kỳ một nước thứ ba nào khác.
Để trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế
ngày nay, MFN đã trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm. Trong suốt tiến trình
đó, việc một quốc gia cam kết dành cho một quốc gia khác đãi ngộ không kém ưu
đãi so với những gì dành cho một quốc gia thứ ba, bên cạnh những giá trị về thương
mại, còn thể hiện vị thế trong quan hệ giữa hai bên. Đó có thể là quan hệ mang tính
đối tác, thân thiện, hữu hảo và cũng có thể là sự nhượng bộ đơn phương của bên
yếu hơn. Trước năm 1947, khi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan
(GATT 1947) ra đời, cơ sở pháp lý để áp dụng MFN thường là các hiệp định song
phương trên cơ sở có đi có lại. GATT đã thể chế hóa MFN thành một trong những
nguyên tắc nền tảng của mình. MFN được thừa nhận là một nguyên tắc cơ bản trong
quan hệ thương mại và được tuân thủ vô điều kiện bởi các thành viên ký kết hiệp
định này. Sự ra đời của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bao gồm hầu hết các
nền kinh tế trên thế giới đã tạo lập vị thế mới cho MFN. MFN trở thành một trong
những quy chế pháp lý cơ bản của quan hệ thương mại giữa các quốc gia, được ghi



12
nhận trong các hiệp định thương mại song phương, đa phương. Từ đây, MFN không
còn là hình thức đối xử ưu đãi như tên gọi vốn có mà trở thành tiêu chuẩn ứng xử
tối thiểu mà một quốc gia dành cho các đối tác có quan hệ bình thường.
Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tích cực, chủ động hội nhập sâu sắc hơn
vào thương mại quốc tế, việc nghiên cứu chuyên sâu các khía cạnh thực tiễn và
pháp lý của MFN trong thương mại quốc tế cũng như ở Việt Nam là công việc
mang tính thời sự, đáp ứng nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế.
Trước hết, một trong các nhiệm vụ trọng tâm của hội nhập quốc tế được xác
định trong các văn kiện của Đảng là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập
quốc tế. Trong bối cảnh chúng ta đang hoàn thiện các thể chế của kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng các khuôn khổ pháp lý phù hợp thông
lệ và đáp ứng các chuẩn mực thương mại hiện đại sẽ tạo tiền đề cho kinh tế Việt
Nam tham gia sâu sắc và hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trên tinh thần đó,
Đảng chủ trương “Tiếp tục ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực
kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi
trường... Đồng thời, đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các
văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên”[1]. Việc nghiên cứu sâu các nội dung pháp lý và thực
tiễn của một nguyên tắc mang tính nền tảng của thương mại quốc tế sẽ góp phần
thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta
như tinh thần Nghị quyết của Đảng và đóng góp trực tiếp vào hoạt động đàm phán
và ký kết các hiệp định thương mại hiện nay.
Thứ hai, mặc dù thuật ngữ MFN đã hiện diện trong hầu hết các hiệp định
thương mại song phương từ khi thương mại Việt Nam bắt đầu hội nhập vào môi
trường khu vực và thế giới, MFN chỉ thực sự được ghi nhận thành một điều khoản chi
tiết trong BTA năm 2000. Năm 2002 Việt Nam mới thể chế hóa MFN vào các quy
định luật trong nước với việc ban hành Pháp lệnh về MFN và NT 1. Trong bối cảnh

đó, các nghiên cứu tại Việt Nam về lý luận và thực tiễn áp dụng MFN còn khá khiên
tốn và chủ yếu mang tính chất trình bày, giới thiệu nguyên tắc này trong trong tổng
1

Pháp lệnh của UBTVQH số 41/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25/5/2002 về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử
quốc gia trong thương mại quốc tế.


13
thể các quy định WTO. Việc nghiên cứu chuyên sâu về các yếu tố nội hàm MFN, ý
nghĩa của nó đối với thương mại quốc tế, phân tích thực tiễn vận hành trong thương
mại… sẽ bổ sung nguồn tư liệu mang tính lý luận phục vụ học tập, nghiên cứu.
Nghiên cứu chuyên sâu về MFN cũng sẽ cho cách nhìn khách quan về vai trò của
MFN trong thực tiễn thương mại quốc tế hiện nay để định hướng hoàn thiện khuôn
khổ pháp luật Việt Nam về MFN.
Thứ ba, với tư cách thành viên WTO, Việt Nam đang cùng các quốc gia
thành viên đàm phán Vòng Phát triển Đô-ha. Bên cạnh các nội dung đàm phán về tự
do hóa thương mại, vấn đề hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý để củng cố hệ thống
thương mại đa phương theo hướng minh bạch, bình đẳng, công bằng lợi ích của các
nước có trình độ phát triển thấp hơn… là những nội dung rất quan trọng. Việt Nam
chủ trương phát huy vị thế thành viên WTO để chủ động tham gia vào tiến trình
này. Qua đó, phối hợp quan điểm với các quốc gia có quyền lợi tương đồng để đạt
được gói thỏa thuận cuối cùng cân bằng lợi ích, phù hợp với các mục tiêu phát triển
của mình. Việc nghiên cứu và nắm vững những nội dung pháp lý của các nguyên tắc
cơ bản của thương mại quốc tế bao gồm MFN sẽ cho phép chúng ta chủ động, sáng
tạo hơn trong tham gia cùng các thành viên WTO hoàn thiện các khuôn khổ pháp
luật đa phương hiện hành.
Thứ tư, thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ thương
mại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, Việt Nam đang là một trong
những quốc gia đi đầu trong đàm phán các thỏa thuận thương mại bao gồm các hiệp

định tạo thuận lợi cho thương mại, hiệp định đầu tư, FTA 2… Các hiệp định này
không bị điều chỉnh bởi điều khoản MFN trong WTO nên có điều khoản MFN được
thiết kế riêng, tùy thuộc bối cảnh đàm phán, quan hệ giữa các đối tác. Nội dung các
điều khoản MFN trong các hiệp định này rất quan trọng bởi nó là sợi dây gắn kết
mỗi hiệp định với các hiệp định đã hoặc sẽ ký kết sau này và tác động đến mặt bằng
cam kết chung về thương mại quốc tế của quốc gia. Nghiên cứu toàn diện về MFN
sẽ góp phần củng cố các luận cứ khoa học, hỗ trợ việc xây dựng phương án, đàm

2

Tới 5/10/2016 Việt Nam đã tham gia 10 FTA bao gồm: AFTA, ACFTA, AKFTA, AIFTA, AANZ-FTA, AJCEP, VJ-EPA, Việt Nam – Chi-lê, Việt Nam – Hàn Quốc; Việt Nam – EAEC. Đã ký kết và đang trong giai
đoạn làm thủ tục phê chuẩn hai hiệp định TPP, Việt Nam – EU. Đang đàm phán AHKFTA, RCEP, Việt Nam
– Israen, Việt Nam - EFTA.


14
phán và thực thi các FTA trên tinh thần “hội nhập quốc tế hiệu quả trong tình hình
mới” như Nghị quyết Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định.
Thứ năm, Ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế là cơ quan tư
vấn của Thủ tướng về công tác hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm các vấn đề liên
quan đàm phán và thực thi các hiệp định thương mại tự do. Quá trình đàm phán các
hiệp định FTA hiện nay, đặc biệt các FTA thế hệ mới, tiếp tục đặt ra yêu cầu nghiên
cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn đối với các nội dung trong chương trình nghị sự
đàm phán. Trong đó MFN là một trong những nội dung quan trọng, có tác động sâu
rộng tới tổng thể các cam kết thương mại quốc tế. Việc lựa chọn luận án về MFN ho
phép Nghiên cứu sinh kết hợp được các kiến thức thực tiễn trong quá trình công tác
với các vấn đề lý luận để thực hiện một luận án mang tính thực tiễn cao, có ý nghĩa
thiết thực đối với công việc Nghiên cứu sinh đang đảm nhiệm cũng như hoạt động
của cơ quan nơi Nghiên cứu sinh đang công tác.
2. Mục đích nghiên cứu

Xuất phát từ những lý do trên, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn nghiên cứu luận
án về MFN trong thương mại quốc tế. Mục đích của nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận và thực thi MFN trong thương mại quốc tế; thực tiễn pháp luật
Việt Nam về MFN; đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng
cao hiệu quả thực thi MFN trong bối cảnh hiện tại.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, Nghiên cứu sinh xác định các nhiệm vụ nghiên
cứu cơ bản sau đây:
- Phân tích lịch sử hình thành và phát triển của đối xử MFN trong thương mại
quốc tế. Làm rõ vai trò, ý nghĩa của điều khoản này đối với tự do hóa thương mại.
- Nghiên cứu nội dung pháp lý của điều khoản MFN trong WTO và các FTA.
- Làm rõ ý nghĩa của việc thể chế hóa MFN thành nguyên tắc nền tảng của
hệ thống thương mại đa phương. Qua đó làm rõ sự thay đổi vai trò và ý nghĩa pháp
lý của MFN trong thương mại hiện đại.
- Phân tích lịch sử phát triển thuật ngữ pháp lý MFN trong pháp luật Việt
Nam và quá trình vận hành hình thức đối xử này trong thực tiễn thương mại.


15
- Rà soát các quy định pháp luật hiện hành về MFN, bao gồm các văn bản
nội luật, các hiệp định quốc tế Việt Nam ký kết có chứa đựng điều khoản MFN.
- Phương hướng hoàn thiện pháp luật trong nước về MFN trong bối cảnh
Việt Nam đã trở thành thành viên WTO và ký kết nhiều hiệp định FTA.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Các quy định trong GATT/WTO về MFN trong lĩnh vực thương mại hàng
hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ.
- Các hiệp định thương mại Việt Nam ký kết từ sau 1975 có chứa đựng điều
khoản MFN. Bao gồm các hiệp định thương mại song phương (BTA), hiệp định đầu
tư song phương (BIT) và các hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA).
- Các tranh chấp liên quan MFN. Qua đó, phân tích một số vụ việc để diễn

giải, minh họa các khái niệm nội hàm của MFN.
- Các phán quyết của Ban Hội thẩm WTO nhằm hỗ trợ việc giải nghĩa các
khái niệm chưa được chi tiết hóa, dễ gây tranh cãi khi thực thi MFN trong thực tiễn.
- Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về MFN phù hợp với sự
phát triển của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất hướng xây dựng điều
khoản MFN trong các hiệp định FTA trong tương lai phù hợp với thực tiễn pháp
luật và thực tiễn hội nhập của Việt Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án thực hiện dựa trên phương pháp luận Mác – Lê-nin. Phương pháp
nghiên cứu của luận án là kết hợp giữa phương pháp lý thuyết và thực tiễn, bao gồm:
- Phương pháp lịch sử để xác định các mô hình MFN đã tồn tại trong thương
mại quốc tế, cách thức vận dụng các mô hình này trong thực tiễn thương mại giữa
các quốc gia và ý nghĩa của chúng đối với thương mại trong từng giai đoạn.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả trong
nước và nước ngoài, đặc biệt là các nghiên cứu về lý luận MFN, tác động của MFN
tới tự do hóa thương mại để làm cơ sở cho việc đánh giá khuôn khổ pháp luật hiện
hành về MFN.


16
- Phương pháp phân tích, khảo cứu thực tế thông qua nghiên cứu các hồ sơ
vụ việc tranh chấp liên quan MFN, các phán quyết trọng tài để bổ sung dữ liệu thực
tế, minh họa cho các lý luận; nghiên cứu các tài liệu, văn kiện lưu trữ tại Bộ Công
Thương để tìm hiểu về MFN trong các hiệp định đã ký kết.
- Phương pháp chuyên gia thông qua trao đổi với các nhà khoa học có kiến
thức chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, các chuyên gia đàm phán
thương mại quốc tế… để làm rõ các quy định pháp luật về MFN, ý nghĩa điều
khoản MFN trong các FTA hiện đại, khả năng vận dụng MFN trong đàm phán các
hiệp định…
6. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Trong quá trình thực hiện luận án, Nghiên cứu sinh đã tiếp cận nhiều nguồn
dữ liệu trong và ngoài nước. Bao gồm các công trình nghiên cứu của các học giả uy
tín, tham vấn các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đàm phán thương mại,
khai thác các dữ liệu trên trang điện tử của WTO, hồ sơ lưu trữ của Bộ Công
Thương. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những thành tựu của các học giả đi trước, sử
dụng các dữ liệu khai thác được, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu một số nội dung sau:
Trước hết, luận án sẽ chọn phương thức phân tích lịch sử phát triển MFN phù
hợp với tính chất công trình nghiên cứu luật học. Thay vì cách tiếp cận theo trình tự
thời gian, luận án sẽ phân tích sự phát triển MFN theo sự thay đổi nội dung pháp lý
của điều khoản này qua các giai đoạn. Mỗi hình thức MFN từng tồn tại trong lịch sử
đều phản ánh tính chất quan hệ quốc tế trong giai đoạn đó và tạo dấu ấn riêng lên
thương mại quốc tế. Việc phân tích các hình thức MFN giúp làm rõ vai trò của
MFN đối với thương mại qua từng giai đoạn, ý nghĩa của MFN như một công cụ
đối ngoại cũng như vai trò của nguyên tắc ứng xử này đối với tự do hóa thương mại.
Thứ hai, luận án sử dụng những lý thuyết về MFN để phân tích nội dung và ý
nghĩa của quy chế này trong các hiệp định FTA thế hệ mới. Việc hình thành hệ
thống đan xen các thoả thuận khu vực bên cạnh WTO dẫn đến sự thay đổi vai trò
của MFN trong hệ thống thương mại đa phương nói chung cũng như trong chính
sách thương mại của mỗi quốc gia nói riêng. Luận án sẽ dựa trên những phân tích


17
về nội dung MFN trong các FTA để đánh giá lại ý nghĩa của quy định này trong bối
cảnh hiện tại.
Thứ ba, quá trình hình thành thuật ngữ pháp lý MFN phản ánh tiến trình hội
nhập kinh tế của Việt Nam vào kinh tế thế giới và cho những bài học về hoàn thiện,
xây dựng pháp luật. Nghiên cứu sinh sẽ rà soát các hiệp định thương mại Việt Nam
đã ký trước khi ban hành Pháp lệnh về MFN và NT để tìm hiểu về sự xuất hiện khái
niệm này trong các văn bản luật trong nước, hệ quả pháp lý của chúng. Trên cơ sở
đó rút ra những bài học cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về MFN.

Thứ tư, luận án sẽ tổng hợp và phân tích các điều khoản MFN trong các hiệp
định FTA mà Việt Nam đã ký kết. Trên cơ sở phân tích các điều khoản này và so
sánh với các FTA của các nước khác, luận án làm rõ các cách thức thiết kế điều
khoản MFN trong các hiệp định FTA phù hợp vị thế đàm phán của Việt Nam. Trên
cơ sở đó, vận dụng vào thực tiễn đàm phán FTA của Việt Nam hiện nay để khuyến
nghị phương thức tiếp cận trong đàm phán điều khoản MFN.
Thứ năm, trên cơ sở phân tích nội dung các quy định pháp luật Việt Nam về
MFN và đối chiếu với các quy định WTO, luận án đánh giá những ưu điểm và tồn
tại của khuôn khổ pháp luật trong nước điều chỉnh MFN. Từ đó, đề xuất các giải
pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về MFN phù hợp với thực tiễn.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần bố cục theo quy định thông thường, nội dung chính của luận
án gồm bốn chương:
Chương 1. Tổng quan các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn MFN trong
thương mại quốc tế.
Chương 2. Những vấn đề lý luận về MFN trong thương mại quốc tế.
Chương 3. Pháp luật và thực tiễn Việt Nam về MFN trong thương mại quốc tế.
Chương 4. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về MFN.


18

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
MFN TRONG PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Các công trình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Giai đoạn trước khi GATT ra đời. Không có nhiều công trình nghiên cứu nổi
bật về MFN trong giai đoạn trước Chiến tranh Thế giới thứ hai do MFN chưa được
phổ cập trong thương mại quốc tế. Trên thực tế, ý tưởng xác lập điều khoản MFN

trong một hiệp định đa phương từng được nhen nhóm trong quá trình vận động
thành lập Hội Quốc liên sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc. Một số quốc
gia chủ trương xây dựng điều khoản MFN trong Bản dự thảo Hiến chương Hội
Quốc liên với những nội dung tiến bộ, hướng tới quan hệ quốc tế bình đẳng, không
phân biệt đối xử. Tuy nhiên, vào thời điểm 1919 ý tưởng này đã không được hiện
thực hóa do sự phản đối của một số quốc gia chủ trương áp dụng MFN có đi có lại.
Phải tới sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, với sự ra đời của Liên hợp quốc và việc
ghi nhận bình đẳng, không phân biệt đối xử như một trong những nguyên tắc nền
tảng của quan hệ quốc tế, nội dung điều khoản này mới được tiếp thu gần như
nguyên vẹn vào GATT 1947[7]. Chỉ từ khi được các nền kinh tế hàng đầu thế giới
công nhận là nguyên tắc ứng xử cơ bản trong thương mại, MFN mới phát huy vai
trò và trở thành chủ đề được các học giả quốc tế quan tâm.
Giai giai đoạn từ khi thành lập GATT tới khi Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) ra đời (1995). Các công trình nghiên cứu sâu sắc, có quy mô về MFN và vai
trò của nó được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn sau khi GATT ra đời và MFN
từng bước được phổ cập trong thương mại quốc tế. Các công trình này đã tạo cơ sở
lý luận cho việc quảng bá và vận dụng MFN vào thực tiễn thương mại quốc tế. Các
nghiên cứu quan trọng tập trung vào lịch sử hình thành, nội dung pháp lý, các
nguyên tắc áp dụng và ý nghĩa của MFN trong thương mại. Bên cạnh đó, các học
giả cũng có nhiều công trình nghiên cứu phân tích các yếu tố nội hàm của MFN để
làm cơ sở áp dụng vào thực tiễn thương mại quốc tế cũng như đề xuất hướng hoàn
thiện pháp luật về MFN. Trước khi WTO ra đời, điều khoản MFN trong GATT chỉ


19
điều chỉnh thương mại hàng hóa. Các quy định đầu tư, thương mại dịch vụ và các
khía cạnh đầu tư liên quan tới thương mại mới chỉ đang trong quá trình đàm phán.
Do đó, các nghiên cứu giai đoạn này chủ yếu liên quan MFN trong thương mại
hàng hóa. Đáng lưu ý là trong bối cảnh thế giới phân chia thành hai cực sau chiến
tranh, các học giả các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũng có nhiều nghiên cứu về

vấn đề này với góc độ khác so với các học giả các nền kinh tế thị trường.
Giai đoạn từ sau khi WTO ra đời tới nay, đánh dấu bởi những nỗ lực của
các thành viên WTO nhằm phát động vòng đàm phán mới và sự bùng nổ của đàm
phán các hiệp định thương mại tự do (FTA). Với tham vọng thúc đẩy hơn nữa tự
do hóa thương mại và củng cố các khuôn khổ pháp lý của hệ thống thương mại đa
phương, các thành viên WTO đã phát động Vòng Phát triển Đô-ha. Chương trình
nghị sự của vòng đàm phán Đô-ha rất tham vọng về cả mức độ và phạm vi với
nhiều lĩnh vực mới. Thực tế này đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu về cả phương diện
lý luận và thực tiễn đối với các chủ đề chưa đề cập trong WTO. Đặc biệt là các nội
dung được coi nhạy cảm với nhiều thành viên như đầu tư, lao động, môi trường,.. .
Bên cạnh đó, bế tắc trong đàm phán WTO đã tạo thêm xúc tác cho trào lưu đàm
phán các thỏa thuận khu vực. Đặc biệt, các nền kinh tế phát triển hướng tới đàm
phán các FTA thế hệ mới với mức độ tự do hóa cao, phạm vi các vấn đề điều chỉnh
rộng hơn WTO, nội dung đề cập nhiều vấn đề chính sách quản lý. Bởi vậy, các
nghiên cứu trong giai đoạn này rất đa dạng. Liên quan MFN, các nghiên cứu đề
cập tới giá trị của điều khoản MFN trong các hiệp định dịch vụ, đầu tư; mối tương
quan giữa các FTA cùng có điều khoản MFN; những nội dung còn gây tranh cãi
của điều khoản MFN;…
Trong các công trình nghiên cứu về các vấn đề thương mại quốc tế nói chung
cũng như MFN nói riêng, các nghiên cứu ở nước ngoài về MFN rất phong phú,
chuyên sâu, thể hiện quan điểm từ nhiều góc độ. Ngoài các công trình đề cập tới
lịch sử hình thành, ý nghĩa, nội dung pháp lý của MFN còn có các công trình sử
dụng các công cụ lượng hóa tác động của MFN tới thương mại. Trong quá trình
thực hiện luận án, Nghiên cứu sinh đã tiếp cận các tài liệu của các học giả từ nhiều


20
quốc gia, đại diện cho nhiều quan điểm tự do hóa thương mại. Trong đó bao gồm
một số công trình nổi bật :
“Điều khoản đãi ngộ tối huệ quốc: phân tích có tham chiếu tới biểu thuế và

thực tế ký kết điều ước gần đây” 3 của GS. Richard Calton Sneyder, Đại học
Columbia, Hoa Kỳ năm 1948 về lịch sử hình thành và phát triển của MFN tới
1940. Giáo sư Sneyder là chuyên gia về quan hệ quốc tế với nhiều công trình
nghiên cứu nổi tiếng liên quan thương mại quốc tế. Tác phẩm về MFN là nghiên
cứu rất công phu, chuyên sâu về sự ra đời hình thức đãi ngộ MFN trong thương
mại quốc tế, quá trình hình thành khái niệm pháp lý và thực tiễn áp dụng đãi ngộ
này. Nghiên cứu của Sneyder dẫn chiếu nhiều nguồn tư liệu lịch sử để trình bày
các hình thức MFN đã tồn tại qua từng giai đoạn. Qua đó có thể thấy vai trò của
MFN như một công cụ thực thi các mục đích kinh tế - chính trị của các quốc gia.
Phải tới sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, khi các quốc gia hướng tới thiết lập hệ
thống quan hệ quốc tế dựa trên những nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, quyền độc
lập, tự chủ,… thì không phân biệt đối xử mới được nghi nhận như một nguyên tắc
nền tảng trong thương mại quốc tế. Những tư liệu và phân tích của Sneyder được
sử dụng và dẫn chiếu nhiều trong các tài liệu nghiên cứu về MFN sau này.
Sneyder phân chia các giai đoạn lịch sử phát triển của MFN từ sơ khai tới khi
được đa phương hóa vào GATT thành 7 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ thế kỷ XI
tới thế kỷ XVIII thuộc về MFN đơn phương dưới hình thức ơn huệ được ban phát
bởi một bên hoặc là nhượng bộ của kẻ yếu cho kẻ mạnh hơn mình. Giai đoạn 2, từ
cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX ghi nhận sự ra đời thuật ngữ MFN và các
hình thức trao đổi MFN theo hiệp định. Điều khoản MFN trong các hiệp định ký kết
trong giai đoạn này chứa đựng điều khoản MFN vô điều kiện, không phụ thuộc vào
nội dung các nhượng bộ mà điều khoản này mang lại cho bên ký kết. Giai đoạn 3 từ
1825 tới 1860, đánh dấu sự áp đảo của MFN có điều kiện. Sau khi Hoa Kỳ thỏa
thuận MFN có điều kiện trong hiệp định với Pháp, quốc gia này đã áp dụng điều
khoản này trong hầu hết các hiệp định của mình. Giai đoạn 4 từ 1860 tới Chiến
3

Nguyên tác “The Most Favour Nation Clause: Analysis with Particular Reference to Recent Treaty Practice
and Tariffs” (New York, Columbia University, 1948)



21
tranh Thế giới Thứ nhất là giai đoạn phục hồi MFN vô điều kiện dưới tác động của
trào lưu tự do thương mại khởi đầu từ Hiệp định Cobden 1860 giữa Anh và Pháp 4.
Giai đoạn 5 từ 1918 đến 1929 ghi nhận sự tác động của bối cảnh quan hệ quốc tế
sau chiến tranh Thế giới thứ nhất tới sự phát triển điều khoản MFN. Pháp hủy các
hiệp định có điều khoản MFN trong khi Hoa Kỳ ngừng áp dụng MFN có điều kiện.
Những diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế và tiếp đó là khủng hoảng kinh tế
đã làm thất bại nỗ lực của Hội Quốc liên phổ cập nguyên tắc này trong quan hệ đa
phương. Giai đoạn 6 từ năm 1929 tới Chiến tranh Thế giới Thứ hai chứng kiến sự
khôi phục chủ nghĩa bảo hộ, phân biệt đối xử, chính sách thương mại trả đũa. Hàng
loạt các rào cản thương mại được thiết lập: kiểm soát ngoại hối, hạn ngạch nhập
khẩu, độc quyền thương mại… mặc dầu không quốc gia nào tuyên bố bãi bỏ MFN
việc áp dụng các chính sách thương mại thời kỳ đó khiến nguyên tắc này chỉ tồn tại
trên lý thuyết. Giai đoạn 7 bắt đầu từ 1947 khi Hiệp định GATT ra đời. MFN trở
thành nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương và đóng góp vào kỷ
nguyên mới tự do hóa thương mại.
Theo Sneyder, cách thức một quốc gia sử dụng MFN trong quan hệ
thương mại với các đối tác tùy thuộc cách tiếp cận của quốc gia đó đối với
thương mại quốc tế trong một giai đoạn nhất định. Trong bối cảnh thế giới sau
Chiến tranh Thế giới thứ 2, tự do hóa thương mại sẽ tạo động lực cho khôi phục
kinh tế và phát triển, duy trì hòa bình. Đó là nhận thức tạo tiền đề để MFN vô
điều kiện được ghi nhận vào GATT.
Nghiên cứu về “Vai trò của điều khoản MFN trong hệ thống thương mại
quốc tế” do tác giả Akiko Yanai thuộc Trung tâm nghiên cứu APEC thực hiện năm
2002 đã bổ sung cho nghiên cứu của Snyder với việc cập nhật giai đoạn phát triển
của MFN từ khi ký kết GATT vào 1947 tới khi WTO được thành lập năm 1995.
Qua đó, Akiko khẳng định những giá trị quan trọng của MFN đối với tự do hóa
thương mại sau khi MFN trở thành một nguyên tắc nền tảng của thương mại quốc tế
và được đa phương hóa trong khuôn khổ WTO. Akiko Yanai chọn cách tiếp cận

4

Tên Hiệp của hiệp định thương mại tự do ký giữa Anh và Pháp được gọi theo tên của Nghị viên Anh
Cobden, người khởi xướng thỏa thuận này. Một số tài liệu gọi là hiệp định Cobden–Chevalier bao gồm cả
người khởi xướng thỏa thuận từ phía Pháp.


22
tổng quan hơn về lịch sử phát triển MFN. Akiko xem xét lịch sử phát triển MFN
qua 3 giai đoạn. Giai đoạn sơ khai khi MFN ra đời như một đãi ngộ đơn phương, có
giới hạn trong phạm vi những ưu đãi cụ thể mà một bên trao cho bên thụ hưởng.
Giai đoạn tiếp theo khi điều khoản MFN được áp dụng trên cơ sở có đi có lại. Theo
Akiko, có đi có lại thường được hiểu là sự ngang bằng về lợi ích. Tuy nhiên, giá trị
của MFN phụ thuộc vào Bên trao đã dành những đãi ngộ gì cho Bên thứ ba. Bởi
vậy, khi hai bên trao đổi MFN vô điều kiện cho nhau, hai đãi ngộ hoàn toàn có thể
khác biệt về giá trị. Bởi vậy, theo Akiko có đi có lại không nhất thiết phải luôn được
hiểu là trao đổi các đãi ngộ có giá trị tương đương nhau. Trong thương mại quốc tế
hiện đại MFN mang ý nghĩa phản ánh tính chất qua hệ giữa hai bên, thể hiện sự tôn
trọng nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong quan hệ giữa các quốc
gia. Giai đoạn ba từ khi MFN được thể chế hóa vào GATT và tiếp đó là WTO và
trở thành nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương. Giờ đây các
quốc gia đều mặc nhiên thừa nhận nguyên tắc này trong quan hệ thương mại.
Những biện pháp vi phạm nguyên tắc này phải được cộng đồng quốc tế chấp thuận
và được coi là những ngoại lệ MFN. Aikiko cho rằng 2 ngoại lệ MFN được thừa
nhận rộng rãi hiện nay là quy chế GSP dành cho các nước chậm phát triển và các ưu
đãi các quốc gia dành cho nhau theo điều ước khu vực.
Akiko đánh giá cao vai trò của MFN với thương mại quốc tế hiện đại đồng
thời chỉ ra vấn đề “Những kẻ cơ hội” (Free rider) khi áp dụng MFN vô điều kiện
trong hệ thống đa phương. Trong quá trình đàm phán và ký kết GATT 1947, một
quốc gia đưa ra cam kết tự do hóa một cách đơn phương, không có cơ hội đòi hỏi

các bên khác đáp lại ở mức độ tương ứng. Các cam kết này sau đó được đa phương
hóa cho các bên được hưởng và xuất hiện những “Những kẻ cơ hội” không đưa ra
nhượng bộ nhưng mặc nhiên được hưởng lợi nhờ MFN. Tuy nhiên, theo Akiko
không nên quá quan tâm điều này bởi lợi ích thu được từ các giải pháp quản lý
“Những kẻ cơ hội” không đủ đề bù lại các chi phí.
Bàn về các ngoại lệ MFN, Aikiko cho rằng 2 ngoại lệ MFN được thừa
nhận rộng rãi và có ý nghĩa thương mại quan trọng hiện nay là quy chế GSP dành
cho các nước chậm phát triển và miễn trừ MFN đối với các ưu đãi các quốc gia


23
dành cho nhau theo điều ước khu vực. Trong bối cảnh đàm phán FTA đang trở
thành xu thế trong thương mại quốc tế, giá trị pháp lý của miễn trừ này cũng như
ý nghĩa của nó đối với tự do hóa thương mại đang được bàn luận. Một nhóm
quan điểm ủng hộ FTA cho rằng FTA tạo tăng trưởng thương mại nội khối và hỗ
trợ đàm phán đa phương. Nhóm phản đối chỉ trích tác động tiêu cực từ chuyển
hướng thương mại. Đồng thời cho rằng FTA khiến các quốc gia phân tán nguồn
lực, sự quan tâm tới đàm phán đa phương. Tác giả cho rằng mọi miễn trừ đều
phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo rằng trong thỏa thuận dành cho nhau “ưu đãi
tự do hóa” thì yếu tố “tự do hóa” phải được đặt lên trên “ưu đãi” nhằm thúc đẩy
tự do hóa và tránh xu thế bảo hộ.
Michael J.Trebilcock và Robert Howse trong tác phẩm “Những quy định của
Thương mại quốc tế”5 năm 1995 cũng cho rằng “miễn trừ MFN dành cho các liên
minh thuế quan và khu vực mậu dịch tự do là ngoại lệ quan trọng nhất trong bối
cảnh tự do hóa thương mại và bùng nổ trào lưu đàm phán các hiệp định khu vực
thương mại tự do hiện nay”. Trong nghiên cứu quan trọng và được phổ biến rộng rãi
về luật thương mại quốc tế này, hai tác giả trình bày những quy định pháp luật quốc
tế trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ với nền
tảng là các quy định trong WTO. Bên cạnh việc phân tích nội dung pháp lý, tác giả
còn dẫn chiếu nhiều vụ việc tranh chấp để minh họa cho việc áp dụng các quy định

này trên thực tiễn thương mại quốc tế.
Về ý nghĩa của MFN trong hệ thống thương mại đa phương, hai tác giả cho
rằng MFN được coi là nguyên tắc nền tảng của thương mại quốc tế bởi nó có ý
nghĩa quan trọng về cả chính trị và kinh tế trong thực thi chính sách của các Chính
phủ. Về chính trị, MFN ngăn cản các ý đồ thực thi các chính sách cục bộ, ngắn hạn
xuất phát từ các động cơ chính trị. Những chính sách mang tính phân biệt đối xử
như vậy có thể dẫn tới căng thẳng và mâu thuẫn giữa các dân tộc. Bởi vậy, MFN có
vai trò thúc đẩy quan hệ quốc tế. Về kinh tế, phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp
nước ngoài sẽ làm biến dạng sự vận hành của cơ chế giá. Khi các Chính phủ áp
dụng các đãi ngộ khác nhau đối với hàng hóa dựa trên xuất xứ của hàng hóa họ đã
5

Nguyên tác “The Regualtion of International Trade”, (New York, Routledge), 1995


24
tạo ra sự phân bổ sai lầm các nguồn lực bằng cách chuyển nguồn lực từ các nhà sản
xuất tương đối hiệu quả hơn nhưng không được ưu đãi sang các nhà sản xuất kém
hiệu quả hơn nhưng lại được hưởng các đãi ngộ ưu đãi.
Đồng quan điểm này, John H. Jackson trong tác phẩm “Hệ thống thương mại
thế giới: Pháp luật và chính sách quan hệ thương mại quốc tế” (1997) cho rằng
MFN có ý nghĩa với thương mại không chỉ trong trường hợp các Chính phủ phổ cập
các ưu đãi mà cả khi họ áp dụng các biện pháp mang tính hạn chế. Bởi “khi các
Chính phủ áp dụng các hạn chế nhất quán với mọi hàng hóa không phân biệt xuất
xứ, cơ chế thị trường của việc sản xuất và phân bổ hàng hóa sẽ phát huy tối đa hiệu
quả”. Ngoài ra John H. Jackson nhấn mạnh một trong những giá trị quan trọng của
MFN là nó phổ cập các chính sách mở cửa thị trường góp phần thúc đẩy tự do hóa
thương mại.
Tuy nhiên, Hudec trong tác phẩm “Thực thi luật thương mại quốc tế: sự
phát triển của hệ thống pháp lý hiện đại của GATT” (1993) có quan điểm rằng

trong một số trường hợp nhất định phân biệt đối xử mang lại hiệu quả. Lập luận
của Hudec dựa trên phân tích tác động hai mặt của chính sách phân biệt đối xử khi
quốc gia dành mức thuế quan ưu đãi cho một đối tác trong khi giữ mức thuế thông
thường đối với một đối tác khác. Tác động thứ nhất của hành vi này là làm tăng
sức cạnh tranh của đối tác được hưởng ưu đãi so với đối tác khác và so với cả
chính nhà sản xuất của nước nhập khẩu. Xuất khẩu của đối tác này sẽ tăng lên và
tạo ra hiệu ứng “tăng trưởng thương mại” (trade creation). Tác động thứ hai là
hàng hóa từ các bên không được hưởng ưu đãi sẽ bị kém sức cạnh tranh do không
được hưởng ưu đãi mặc dầu đây có thể là các nền sản xuất hiệu quả hơn. Xuất
khẩu chuyển dịch từ các nước sản xuất hiệu quả sang các nước kém hiệu quả hơn
nhưng lại được hưởng thuế ưu đãi. Hiệu ứng “chuyển hướng thương mại” (trade
diversion) xuất hiện. Hệ quả kinh tế của phân biệt đối xử tùy thuộc hiệu ứng nào
lớn hơn trong khi mức độ mỗi hiệu ứng tùy thuộc vào tương quan năng lực giữa
ba nhà sản xuất: được hưởng ưu đãi – nội địa – không được hưởng ưu đãi. Và như
vậy, khi không đạt được việc áp dụng các chính sách tự do hóa trên nguyên tắc


25
MFN thì việc cắt giảm thuế cho một vài nước có thể đem lại hiệu quả hơn là duy
trì mức thuế cao.
Theo Schwartz và Sykes trong tác phẩm đã dẫn ở trên, nghĩa vụ MFN còn
tác động tới quá trình đàm phán tự do hóa bằng việc bảo vệ giá trị của các cam kết
khỏi sự tăng bảo hộ trong tương lai và loại bỏ nguy cơ của các thỏa thuận mang tính
phân biệt đối xử. Hệ thống thương mại không có MFN sẽ tạo cơ hội cho một nhóm
các quốc gia có tiềm lực thương mại đe dọa thiết lập các thỏa thuận riêng rẽ mang
tính phân biệt đối xử đối với các quốc gia yếu thế hơn. Thường thì những sự đe dọa
như vậy sẽ được phản đáp lại bằng đe dọa, trả đũa. Kết cục hệ thống thương mại trở
nên bất ổn và dẫn đến đe dọa ổn định chính trị. Với nghĩa vụ MFN được xác lập,
các quốc gia cam kết không thực thi các biện pháp mang tính đe dọa hoặc phân biệt
đối xử.

Phân tích về những tác động không mong muốn khi phổ cập MFN vô điều
kiện trong thương mại đa phương, Schwartz và Sykes lưu ý là việc xuất hiện những
“Kẻ cơ hội”. Yếu tố này có thể làm suy giảm tiến trình tự do hóa thương mại. Khi
không có điều khoản MFN, những “Kẻ cơ hội” sẽ không có chỗ đứng vì nguyên tắc
có đi có lại là nền tảng cho các thỏa thuận. Nhưng MFN vô điều kiện trong thương
mại đa phương sẽ làm xuất hiện những “Kẻ cơ hội” khiến cơ hội ký kết các thỏa
thuận tự do mới bị suy giảm. Ngoài ra, việc phổ cập MFN tạo cảm giác nguyên tắc
có đi có lại không còn giá trị và khiến các Chính phủ gặp khó khăn trong việc
thuyết phục xã hội về tự do hóa thương mại đem lại lợi ích cho họ.
Bagwell và Staiger trong tác phẩm “Kinh tế học về hệ thống thương mại thế
giới” (2000) chỉ ra 3 nhóm tác động kinh tế không mong muốn mà MFN tạo ra đối
với thương mại. Thứ nhất, nó khiến các bên kiềm chế trong đàm phán các nhượng
bộ mở cửa thị trường song phương. Các bên lo ngại việc mở cửa thị trường hơn nữa
của một bên với bên thứ ba trong tương lai sẽ làm ảnh hưởng tới cân bằng cam kết
được thiết lập song phương. Thứ hai, MFN phổ cập các nhượng bộ giữa các bên thụ
hưởng và tạo hiệu ứng chuyển hướng thương mại với sự gia tăng thương mại nội
khối. Đây là cơ sở kinh tế hình thành các thỏa thuận tự do thương mại khu vực. Thứ
ba, MFN đặt vấn đề phải đối phó với “Kẻ cơ hội”. Sự xuất hiện những “Kẻ cơ hội”


×