Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.28 KB, 17 trang )

Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO YÊN DŨNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÃNG SƠN

----------

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

Tên sáng kiến:
Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn
Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục

Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Vang
Chủ sở hữu sáng kiến: Trường Tiểu học Lãng Sơn
Thời gian thực hiện sáng kiến: Từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016

Nguyễn Thị Vang - Trường Tiểu học Lãng Sơn

2


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục

Lãng Sơn, tháng 4 năm 2017
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Những đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đang trở thành một yêu cầu
khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trong việc đổi mới đó, con


người có tính quyết định. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đã có đường lối quan điểm chỉ
đạo, chính sách đúng đắn nhằm đổi mới việc đào tạo, giáo dục con người ở mọi ngành
học, bậc học, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
Mọi học sinh đến trường đều được học đầy đủ các môn theo quy định, trong
đó có môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt vừa là bộ môn khoa học, vừa là phương
tiện để nắm kiến thức khác, là công cụ để giao tiếp và tư duy, để giáo dục tình cảm
đạo đức cho các em học sinh. Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt nhằm trang bị cho
các em công cụ giao tiếp, rèn luyện cho các em những kỹ xảo sử dụng Tiếng Việt
trong các hoạt động: nghe-nói-đọc-viết. Có thể nói cả 4 kỹ năng trên đều góp phần
hỗ trợ đắc lực việc học tập, giao tiếp cho học sinh đồng thời bồi dưỡng cho các em
tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Tiếng
Việt.
Là giáo viên nhiều năm liền được dạy khối lớp 1-lớp đầu tiên của bậc tiểu
học, tôi càng chú trọng nhiều hơn đến môn Tiếng Việt, bởi vì: đây là năm đầu tiên
các em mới bỡ ngỡ bước vào học tập theo chương trình phổ thông chuẩn kiến thức
kỹ năng. Năm học 2015-2016, cùng với việc thực hiện chương trình giáo dục hiện
hành, chương trình giáo dục trường học Việt Nam mới, ngành giáo dục Yên Dũng
nói riêng và Giáo dục Bắc Giang nói chung triển khai chương trình Tiếng Việt 1Công nghệ giáo dục. Trường Tiểu học Lãng Sơn là một trong số 11 trường trên địa
bàn huyện Yên Dũng được tổ chức dạy Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục. Như vậy,
qua thực tế một năm dạy chương trình Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục đã gặt hái
được rất nhiều thành công so với chương trình cũ như: học sinh chủ động hoàn
toàn trong việc chiếm lĩnh kiến thức, được tư duy và tự ghi lại các chữ vừa được
học lại một cách chính xác, nắm chắc luật chính tả. Điểm nổi bật của phương pháp
này là tính vững chắc, học sinh học đâu chắc đấy, ngay từ đầu học sinh đã được
viết chính tả nghe viết, viết chính tả là cách làm việc trí óc, không như tập chép
nhìn chữ có sắn rồi “vẽ” lại. Qua thời gian nghỉ hè học sinh không quên chữ.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn có học sinh học chậm môn
Tiếng Việt, thường biểu hiện ở việc đọc sai, đọc chậm; viết sai phụ âm đầu, vần;
viết sai cở chữ; đọc, viết không đảm bảo tốc độ; chưa phân biệt được đâu là
nguyên âm đâu là phụ âm; chưa nắm chắc được các kiểu vần, các luật chính tả.

Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục?
Nguyễn Thị Vang - Trường Tiểu học Lãng Sơn

3


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục

Đó cũng là lí do mà tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm giúp
học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục”.
2. Về điểm mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
Giải pháp chỉ ra được các cách giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1- Công
nghệ giáo dục rất đơn giản cụ thể, gần gũi, dễ thực hiện có căn cứ vững bền từ thực
tế học sinh. Trong các giải pháp thì việc sử dụng hợp lý các phương pháp và hình thức
tổ chức phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh đem lại hiệu quả
cao. Trong tiết dạy tôi thường dùng hình thức học mà chơi, chơi mà học giúp các
em cảm thấy tự tin mạnh dạn hơn khi tham gia học tập.
Hằng ngày luôn tạo cơ hội cho các em được nói trước lớp, được điều khiển
một vài hoạt động học tập giúp các em mạnh dạn, tự tin góp phần hình thành, phát
triển năng lực và phẩm chất cho các em.
Tạo mối quan hệ hợp tác trong giờ học (học nhóm) việc đó sẽ tạo cơ hội cho
các em được hợp tác, được hỗ trợ lẫn nhau trong học tập, như vậy hiệu quả học tập
sẽ được nâng lên.
II. Phần nội dung:
1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
Qua thực tế giảng dạy một năm chương trình Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo
dục tôi thấy:
Học sinh nắm chắc cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt, được luyện chính tả ngay
từ tiết đầu, nắm chắc tri thức cơ bản tiếng Việt và hình thành đồng thời các kỹ năng
nghe-nói-đọc-viết. Học sinh chủ động, tự tin tham gia các hoạt động học tập; thông

qua việc làm, các thao tác học, tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả
năng tư duy và năng lực tối ưu của bản thân. Quá trình dạy học theo phương pháp
công nghệ giáo dục vừa giúp giáo viên nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư
phạm, vừa đổi mới phương pháp giảng dạy một cách tích cực.
Song bên cạnh đó, qua quá trình giảng dạy tôi thấy còn không ít học sinh
chưa phát âm đúng, viết còn chưa đẹp, nắm chưa vững luật chính tả. Đó là:
Trong quá trình học còn mải chơi chưa chú ý học bài, học trước quên sau,
nhanh chán.
Học sinh phát âm chưa đúng, đánh vần còn chưa đúng với cách đánh vần
của cô, khi đọc trơn còn đọc vẹt.
Học sinh nắm chưa chắc nguyên âm, phụ âm nên còn lúng túng khi đưa âm,
vần vào mô hình.
Học sinh còn chưa nắm chắc luật chính tả như chính tả về âm đệm, về
nguyên âm đôi

Nguyễn Thị Vang - Trường Tiểu học Lãng Sơn

4


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục

Trong quá trinh viết có em chưa tự viết được bài, độ cao con chữ chưa
chuẩn, nghe viết chính tả còn chậm.
Thực hiện nhiệm vụ theo lệnh của cô giáo chưa được nhuần nhuyễn
Một số tiết học nội dung dài chưa đảm bảo thời gian, việc kiểm tra đánh giá
học sinh sẽ bị hạn chế nếu lớp học quá đông.
Học sinh đã phải viết chữ hoa ngay từ tuần 20 nên việc dạy rất khó khăn.
* Nguyên nhân của thực trạng :
Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy:

Cơ sở vật chất của nhà trường bảo đảm việc dạy- học của giáo viên và học
sinh như phòng học, ánh sáng, bàn ghế, đồ dùng cho môn học…
Giáo viên có chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề mến trẻ, say sưa với
sự nghiệp trồng người. giáo viên cùng học sinh luôn luôn coi trọng công tác vở
sạch-chữ đẹp.
Gia đình các em rất quan tâm đến việc học tập của các em. Đầu năm học,
phụ huynh đã mua đầy đủ đồ dùng sách vở, đồ dùng học tập cho em. Nhiều phụ
huynh đã dành thời gian để kèm cặp thêm cho các em học tập ở nhà.
Về phía học sinh: Đa số học sinh chăm ngoan học tập, luôn chú ý đến chữ
viết, đến sách vở của mình.
Vậy, tại sao vẫn còn những học sinh học chưa tốt môn Tiếng Việt-Công
nghệ giáo dục như vây? Ở đây tôi xin mạnh dạn đưa ra một số nguyên nhân:
Về phía học sinh:
Các em từ trường mầm non lên chưa bắt kịp được môi trường học tập mới
còn rụt rè, ham chơi, chậm chạp.
Một số em phát âm chưa chuẩn (nói ngọng) dẫn đến viết sai phụ âm đầu.
Chưa nắm chắc về âm-vần nên khi phân tích để viết một số tiếng khó còn lúng
túng, không phân tích được.
Việc dạy học sinh đánh vần gặp nhiều khó khăn, bởi ở lớp cô dạy thế này
nhưng về nhà bố mẹ dạy thế khác.
Nhiều bài dài một vài em không đọc được dẫn đến viết chính tả cũng gặp
khó khăn.
Nhận thức của học sinh trong một lớp không đồng đều, học sinh học chậm
thì việc đọc và viết gặp rất nhiều khó khăn.
Một số học sinh nghỉ ốm, việc lĩnh hội bài học cũng rất khó khăn vì mạch
kiến thức Tiếng Việt 1-Công nghệ liền mạch.
Ở nhà khi các em nói sai, nói ngọng thì bố mẹ, anh em …chưa sửa cho các
em. Đến trường giáo viên chú ý đến sửa lỗi cho học sinh nhưng trong giờ ra
chơi các em vui đùa, nói chuyện, khi nói ngọng, nói sai, các em không tự sửa cho
nhau chưa ý thức tự sửa cho mình.

Nguyễn Thị Vang - Trường Tiểu học Lãng Sơn

5


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục

Về phía giáo viên :
- Là năm đầu tiên áp dụng chương trình Tiếng Việt 1-Công nghệ nên giáo
viên cũng gặp khó khăn trong việc nghiêm cứu bài dạy và việc truyền đạt kiến
thức cho học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên nhiều năm dạy theo chương trình cũ nên
quen với phương pháp đó nên khi dạy còn nhầm lẫn giữa chương trình cũ với
chương trình công nghệ giáo dục.
- Thời lượng dạy học trên lớp không nhiều nên giáo viên chưa có nhiều thời
gian cho học sinh rèn kĩ năng luyện nói, luyện đọc.
- Giáo viên đôi khi chưa chú trọng đến việc dạy học nhằm phát huy tính tích
cực lấy học sinh làm trung tâm mà chủ yếu dạy cho học sinh ghi nhớ máy móc.
- Trong các giờ học Tiếng Việt, giáo viên chưa thực sự tổ chức tiết học sôi
nổi còn khô khan lúng túng, chưa có sự đổi mới hình thức- phương pháp dạy học
thực sự mà mang tính hình thức nên kết quả tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao.
Về phụ huynh học sinh:
Phụ huynh không được học chương trình công nghệ giáo dục nên ở nhà vẫn
dạy con em mình cách đánh vần như cũ.
Ví dụ: Khi đánh vần tiếng bà, cô giáo dạy: bà - /ba/- huyền- /bà/, về nhà bố
mẹ lại dạy: bờ - a – ba - huyền - bà.
Khi cô giáo dạy đánh vần vần oan là /oan/ - /o/- /an/- /oan/, c em được điều khiển trò chơi cho các bạn.
Hằng ngày phải tạo cơ hội cho các em được nói trước lớp, được lên cho các
bạn đọc, rèn cho các em tự tin mạnh dạn trong các hoạt động học tập.

Thay bằng hình thức đọc cá nhân, đọc theo tổ, phần luyện đọc các tiếng phía trên bài

đọc (ở sách Tiếng Việt tập hai) tôi cho các em đọc trong nhóm đôi, các em đọc rất sôi nổi.

2.15. Phân loại đối tượng học sinh:
Sau khi học xong tuần 3, tôi tiến hành khảo sát phân loại học sinh từ đó có
biện pháp giáo dục phù hợp. Cần nắm chắc trình độ nhận thức của từng học sinh
nhất là học sinh tiếp thu bài chậm để giúp đỡ HS kịp thời trong từng tiết học và phụ
đạo vào buổi chiều. Vừa học bài mới kết hợp ôn tập bài cũ, nếu học sinh chưa đọc
được tiếng nào thì giáo viên cần cho học sinh phân tích lại cấu tạo rồi mới kết hợp
ghép tiếng.

Nguyễn Thị Vang - Trường Tiểu học Lãng Sơn

13


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục

Giao việc phù hợp với trình độ học sinh. Nếu học sinh học tốt thì giáo viên
cho đọc cả trang chẵn và trang lẻ, học sinh học chậm chỉ yêu cầu đọc 1 số tiếng có
vần mới.
Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh trong lớp để các em hỗ trợ nhau.
Thường xuyên động viên khích lệ các em khi có tiến bộ.
2.16. Đổi mới cách đánh giá học sinh:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ có giáo viên đánh giá mà
nên cho học sinh tham gia vào việc đánh giá kết quả học tập của bạn cũng như của
mình. Giáo viên là người bao quát, hướng dẫn và có nhận xét chung. Khi nhận xét
đánh giá bài của học sinh giáo viên không nên chê học sinh nhiều mà nên nhận xét
mang tính khuyến khích, động viên các em là chính (dù em đó tiến bộ rất ít).
Nhận xét, đánh giá phải trên cơ sở động viên, khích lệ học sinh để lấy việc
phát huy ưu điểm mà khắc phục nhược điểm qua 4 mức độ: làm được, làm đúng,

làm đẹp, làm nhanh.
3. Kết quả đạt được:
Sau khi áp dụng các biện pháp trên vào thực tế giảng dạy môn Tiếng Việt 1-Công
nghệ giáo dục năm học 2015- 2016, tôi đạt được kết quả sau:
Phần âm: Học sinh tiếp thu tương đối tốt, nhận biết được nguyên âm, phụ âm, luật
chính tả e, ê, i; học sinh đọc trơn được tiếng, từ, bài đọc; học sinh biết vẽ mô hình tiếng
nguyên, tiếng tách thành hai phần, biết đánh vần theo hai bước, ôn cũ học mới theo từng
việc.
Phần vần: Học sinh nhận diện được các kiểu vần và biết đưa tiếng vào mô
hình; nắm chắc các luật chính tả; học sinh được đọc nhiều từ, nhiều bài, đọc trơn
sớm hơn, tốt hơn chương trình cũ.
Phần tập đọc: Học sinh được đọc nhiều bài, tốc độ đọc trơn nhanh hơn, học
sinh đọc đúng các tiếng trong các bài tập đọc, biết nghỉ hơi ở dấu câu. Hiểu được
nội dung các bài đọc.
Phần viết: Học sinh sớm làm quen với chính tả nghe viết, học sinh viết đúng
con chữ, tiếng, từ; chữ viết đúng quy định, đúng tốc độ. So với chương trình cũ,
phần viết chính tả bắt đầu từ tuần 25 chủ yếu là tập chép. Điểm nổi bật của chương
trình tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục là tính vững chắc, học sinh học đâu chắc
đấy, ngay từ đầu học sinh đã được viết chính tả nghe viết, viết chính tả là cách làm
việc trí óc, không như tập chép nhìn chữ có sắn rồi “vẽ” lại.
Cuối năm học hầu hết các em viết đúng các tiếng trong bài chính tả, chữ viết
khá đều nét và trình bày sạch sẽ.
Kết quả thi cuối năm: Lớp có 22/22 em có điểm thi khá cao, trong đó:
+ Điểm 9 – 10 : 19 em
+ Điểm 8
: 3 em
Nguyễn Thị Vang - Trường Tiểu học Lãng Sơn

14



Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục

Kết quả cuối năm: 100 % học sinh hoàn thành môn Tiếng Việt, có trên 80 %
học sinh của khối 1 đạt ở mức khá giỏi.

III. Phần kết luận:
1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến:
Biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục kết
hợp với việc giáo viên dạy đúng theo thiết kế thì chắc chắn sau khi học xong
chương trình này học sinh nắm về cấu trúc ngữ âm rất chắc, hiện tượng tái mù là
không có. Học đến đâu chắc đến đó, học đâu biết đấy. Ngay từ lớp 1 học sinh đã
nắm chắc ngữ âm, phụ âm, nguyên âm; tiếng gồm mấy phần? Tiếng có âm đầu, âm
đệm, âm chính, âm cuối. Đấy là điều tôi rất tâm đắc khi được tiếp cận với Tiếng
Việt 1- CNGD, chương trình vì sự trưởng thành và phát triển của trẻ, cho trẻ cảm
thấy: Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui.
Sáng kiến này được áp dụng tại trường Tiểu học Lãng Sơn- Yên Dũng- Bắc
Giang. Đối tượng áp dụng là các lớp khối 1, đặc biệt là học sinh lớp 1A.
Nếu biết vận dụng linh hoạt thì “Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt
môn Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục” có thể áp dụng tất các lớp khối 1 trong các
trường tiểu học dạy chương trình Tiếng Việt- Công nghệ giáo dục.
2. Kiến nghị, đề xuất:
Để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt- Công nghệ
giáo dục lớp 1, tôi có một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với giáo viên:
Luôn tâm huyết, hết lòng với nghề, phải kiên trì vượt khó, tìm tòi sáng tạo
và có bản lĩnh, có tinh thần trách nghiệm cao, say mê với công việc, tận tụy với
học sinh.
Giáo viên phải phát âm chuẩn, luôn có ý thức viết chữ đẹp và trình bày bảng
khoa học, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Luôn dành thời gian nghiên cứu thiết kế, dự giờ thăm lớp, học hỏi đồng
nghiệp cũng như tham khảo các tài liệu, luôn sử dụng đồ dùng trong các giờ học
một cách có hiệu quả.
2.2. Đối với học sinh:
Có ý thức học bài thường xuyên liên tục.
Nguyễn Thị Vang - Trường Tiểu học Lãng Sơn

15


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục

Chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ, đúng quy định.
Tập trung chú ý nghe giảng để nắm vững kiến thức, thực hiện học đi đôi với
hành, rèn đọc rèn viết thường xuyên liên tục.
Biết lắng nghe những nhận xét của cô giáo, của bạn để tự sửa chữa, khắc
phục nhược điểm của mình.
2.3. Đối với nhà trường:
Xây dựng trường lớp khang trang, bàn ghế đầy đủ, kích thước phù hợp, lớp
học sáng sủa sạch sẽ góp phần dạy và học tốt môn Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo
dục.
Tổ chức sinh hoạt chuyên môn tập chung theo hướng nghiên cứu bài học, ưu
tiên dạy môn Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục.
Trên đây là một vài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng
Việt 1- Công nghệ giáo dục”.” nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt của lớp,
khối mình dạy. Để thực hiện tốt chương trình Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục
trong năm học này và các năm học tiếp sau, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến nhiệt
tình của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ngày ..... tháng ..... năm 2017

LÃNH ĐẠO

Lãng Sơn, ngày 18 tháng 4 năm 2017
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

CƠ QUAN CHỦ TRÌ

Nguyễn Thị Vang

Nguyễn Thị Vang - Trường Tiểu học Lãng Sơn

16


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Ngọc Đại, Thạch Thị Lan Anh, 2015, Sách thiết kế Tiếng Việt 1, CGD - tập một,
NXB giáo dục.
2. Hồ Ngọc Đại, Thạch Thị Lan Anh, 2015, Sách thiết kế Tiếng Việt 1, CGD - tập hai,
NXB giáo dục.
3. Hồ Ngọc Đại, Thạch Thị Lan Anh, 2015, Sách thiết kế Tiếng Việt 1, CGD - tập ba,
NXB giáo dục.
4. Hồ Ngọc Đại, Tài liệu tập huấn môn Tiếng Việt 1, CGD - NXB Giáo dục.
5. Hồ Ngọc Đại, 2015, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1- tập một, NXB Giáo dục.
6. Hồ Ngọc Đại, 2015, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1- tập hai, NXB Giáo dục.
7. Hồ Ngọc Đại, 2015, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1- tập ba, NXB Giáo dục.
8. Trần Mạnh Hưởng, 2005, dạy và học tập viết ở tiểu học - NXB Giáo dục

Nguyễn Thị Vang - Trường Tiểu học Lãng Sơn


17


Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục

PHỤ LỤC
Tên đề mục
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
2. Về điểm mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
II. Phần nội dung
1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
2. Các giải pháp
3. Kết quả đạt được

Trang
3
4
4
7
15

III. Phần kết luận
1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến:
2. Kiến nghị, đề xuất

Nguyễn Thị Vang - Trường Tiểu học Lãng Sơn

19

20

18



×