Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

dề hsg sinh 8 de hsg sinh 8 18279

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.68 KB, 4 trang )

PHÒNG GD-ĐT GIAO THỦY

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM 2015-2016

Môn: Sinh học 8
(Thời gian làm bài 90 phút)
Câu 1 (4 điểm).
a. Trình bày vai trò của các tế bào bạch cầu trong quá trình bảo vệ cơ thể ?
b. Phản xạ là gì? Cho 2 ví dụ minh họa?
c. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?
Câu 2 (5 điểm).
a. So sánh tiêu hóa ở dạ dày và ruột non? Khác biệt cơ bản giữa tiêu hóa
ở dạ dày và ruột non là gì ?
b. Tại sao thức ăn tiêu hoá ở dạ dày được chuyển xuống ruột non từng đợt
với lượng nhỏ? Ý nghĩa sinh học của hiện tượng này?
Câu 3 (5điểm).
a. Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa trong quá trình
chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào ?
b. Hãy giải thích vì sao tế bào hồng cầu ở người không có nhân còn tế
bào bạch cầu thì có nhân?
Câu 4 (3 điểm).
Xương có tính chất và thành phần hóa học nào? Nêu thí nghiệm để chứng
minh các thành phần hóa học có trong xương?
Câu 5 (3điểm).
a. Khi kiểm tra sức khoẻ ở một người trưởng thành, bác sỹ ghi kết luận:
huyết áp tối đa 120mmHg, huyết áp tối thiểu 80mmHg. Em hiểu thế nào về
huyết áp và kết luận trên? Tại sao người bị cao huyết áp thường dẫn đến suy
tim?
b. Ở trẻ em, nhịp tim đo được là 120 – 140 lần/ phút. Theo em, thời gian
của một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm? Nhịp tim của một em bé là 120
lần/phút, căn cứ vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian của các pha trong


một chu kỳ tim của em bé đó. Giải thích vì sao nhịp tim của em bé nhiều hơn
nhịp tim của người trưởng thành (75 lần/phút).
Hết


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI
MÔN SINH HỌC LỚP 8 NĂM HỌC 2015 - 2016
Câu 1(4 điểm)
a. (1,5 điểm)
- Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập
bằng cơ chế thực bào (0,5đ)
- Bạch cầu limphô B tiết kháng thể vô hiệu hóa tế bào vi khuẩn (0,5đ)
- Bạch cầu limphô T phá hủy những tế bào của cơ thể bị nhiễm vi khuẩn
(0,5đ)
b. (1,5 điểm)
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông
qua hệ thần kinh. (0,5đ)
- Ví dụ:
+ Sờ tay vào vật nóng thì tay rụt lại. (0,5đ)
+ Thức ăn vào miệng thì tuyến nước bọt tiết nước bọt. (0,5đ)
* Chú ý: Học sinh lấy ví dụ khác đúng cho điểm.
c. (1,0 điểm)
- Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm (chất tiết) theo ống dẫn đến các cơ quan xác định
hoặc đưa ra ngoài. (0,5đ)
- Tuyến nội tiết: Sản phẩm là các chất tiết (hoocmôn) tiết ra được ngấm thấm
thẳng vào máu đưa đến cơ quan đích. (0,5đ)
Câu 2(5điểm).
a.(3điểm)
* Giống nhau:
- Biến đổi lý học có các hoạt động giống nhau: Co bóp nhờ các lớp cơ, tiết

enzim có tác dụng để đảo trộn thức ăn thấm enzim, hòa loãng thức ăn .(0,5đ)
- Biến đổi hóa học với sự tham gia của các enzim tiêu hóa, phân cắt thức
ăn thành các phân tử nhỏ hơn. (0,5đ)
* Khác nhau:
Điểm so sánh
Biến đổi lý học
- Hoạt động:
(0,25đ)
- Kết quả:
(0,25đ)
Biến đổi hóa
học
- Hoạt động:
(0,5đ)

Tiêu hóa dạ dày
Mạnh nhờ có 3 lớp cơ dày

Tiêu hóa ở ruột non
Yếu hơn vì chỉ có 2 lớp cơ
mỏng

Thức ăn được co bóp mạnh nên Không có tác dụng làm
nhỏ
nhỏ thức ăn

Chỉ có emzim pepsin phân cắt
protein và enzim amilaza nước
bọt hoạt động trong giai đoạn


Có đầy đủ các loại enzim
phân cắt các loại thức ăn


- Kết quả:
(0,5đ)

đầu phân cắt tinh bột
Chỉ có protein chuỗi dài thành
chuỗi ngắn 3-10 axit amin và
một phần tinh bột thành đường
đôi trong giai đoạn đầu. Các
sản phẩm này chưa có khả năng
hấp thụ

Tất cả các loại thức ăn đều
được phân cắt thành các
phân tử chất dinh dưỡng.
Các sản phẩm này có khả
năng hấp thụ

* Điểm khác nhau cơ bản: Tiêu hóa ở ở dạ dày chủ yếu là biến đổi lý học
còn tiêu hóa ở ruột non chủ yếu là biến đổi hóa học (0,5 đ)
b. (2 điểm)
- Vì: Ruột non không phải nơi chứa thức ăn mà chủ yếu là tiêu hoá và hấp thụ
thức ăn. (0,5đ)
- Ý nghĩa:
+ Kịp trung hoà tính axít (0,5đ)
+ Có thời gian để các tuyến tụy, tuyến ruột tiết enzim (0,5đ)
+ Đủ thời gian tiêu hoá triệt để thưc ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng.(0,5đ)

Câu 3 (5 điểm).
a. (2,0 điểm)
*
+ Đồng hóa: Là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp
đặc trưng của tế bào đồng thời tích luỹ năng lượng. (0,5đ)
+ Dị hóa: Là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ đặc trưng của tế bào đã
tổng hợp được trong quá trình đồng hoá, để tạo thành những hợp chất đơn giản
và giải phóng năng lượng. (0,5đ)
* Chất tổng hợp trong đồng hóa là nguyên liệu để dị hóa phân giải (0,5đ)
Năng lượng giải phóng trong dị hóa được dùng để tổng hợp chất trong đồng
hóa (0,5đ)
b. (3,0 điểm)
- Tế bào hồng cầu người không có nhân để:
+ Phù hợp chức năng vận chuyển khí (0,5đ)
+ Tăng thêm không gian để chứa hêmôglôbin (0,5đ)
+ Giảm dùng ôxi ở mức thấp nhất (0,5đ)
+ Không thực hiện chức năng tổng hợp prôtêin. (0,5đ)
- Tế bào bạch cầu có nhân để phù hợp với chức năng bảo vệ cơ thể:
+ Nhờ có nhân tổng hợp enzim, prôtêin kháng thể. (0,5đ)
+ Tổng hợp chất kháng độc, chất kết tủa prôtêin lạ, chất hoà tan vi khuẩn.
(0,5đ)
Câu 4 (3 điểm).
* Tính chất:
Xương có 2 tính chất cơ bản: mềm dẻo và bền chắc: (0,5đ)
- Nhờ tính mềm dẻo nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động
vào cơ thể, nhờ tính bền chắc nên bộ xương có thể chống đỡ được sức nặng của
cơ thể. (0,25đ)
- Xương trẻ em có tính đàn hồi cao, xương người già giòn. (0,25đ)



* Thành phần hóa học:
Bao gồm chất hữu cơ còn gọi là chất cốt giao và chất khoáng chủ yếu là
muối can xi (0,5đ), chất khoáng làm cho xương bền chắc, cốt giao đảm bảo tính
mềm dẻo, tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo tuổi. (0,5đ)
* Thí nghiệm:
- Lấy xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong dung dịch axit Clohiđric 10%,
sau 10-15 phút lấy ra, phần còn lại rất mềm và có thể uốn cong dễ dàng đó là
chất hữu cơ. (0,5đ)
- Lấy xương đùi ếch trưởng thành khác đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi
xương không cháy nữa, không còn khói bay lên, bóp nhẹ phần xương đã đốt vụn
ra như tro, đó là các khoáng chất tạo cho xương bền chắc. (0,5đ)
Câu 5 (3 điểm).
a. (1,5 điểm).
+ Huyết áp: dòng máu chảy trong mạch luôn có một áp lực gọi là huyết áp.
(0,5đ)
+ Kết luận:
- Huyết áp sinh ra do lực co của tâm thất, lúc tâm thất co ta có huyết áp tối đa,
lúc tâm thất giãn có huyết áp tối thiểu. Càng xa tim huyết áp càng nhỏ do vận
tốc máu giảm dần dẫn đến áp lực giảm. (0,25đ)
- Huyết áp 120mmHg/80mmHg chứng tỏ sức khoẻ người đó bình thường. Lúc
tâm thất co huyết áp tối đa là 120mmHg, lúc tâm thất giãn huyết áp tối thiểu là
80mmHg. (0,25đ)
+ Người bị cao huyết áp thường dẫn đến suy tim vì tim phải tăng cường độ làm
việc để đẩy máu vào động mạch, lâu ngày làm mỏi tim dẫn đến suy tim. (0,5đ)
b. (1,5 điểm).
- Thời gian của 1 chu kỳ tim ở trẻ em là: 60/120 = 0,5s < 0,8s (0,25đ)
=> Vậy thời gian của 1 chu kỳ tim ở trẻ em giảm. (0,25đ)
– Tỷ lệ co tâm nhĩ : co tâm thất : dãn chung = 1: 3: 4 (0,25đ)
– Thời gian, ở em bé trên: Tâm nhĩ co 0,0625s; tâm thất co 0,1875s; pha dãn
chung: 0,25s (0,25đ)

– Nhịp tim của em bé nhanh hơn người trưởng thành -> do tốc độ trao đổi chất
mạnh => dẫn đến nhịp tim nhanh. (0,5đ)
Hết



×