Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bao bi cong nghệ nano TRONG THỰC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.67 KB, 12 trang )

BAO GÓI THỰC PHẨM
Đề tài 7:
CÔNG NGHỆ MỚI TRONG BAO BÌ THỰC PHẨM

CÔNG NGHỆ NHẬN DẠNG VÔ TUYẾN RFID
TRONG BAO BÌ THỰC PHẨM
GVHD: ThS. LÊ VĂN NHẤT HOÀI
SVTH:

Tp HCM, ngày 028 tháng 9 năm 2015



MỞ ĐẦU
Ngày nay sự phát triển của xã hội đã nâng cao mức sống, mức tiêu dùng tạo nên
sự thay đổi về yêu cầu hàng hóa thực phẩm, cải thiện hiệu quả trong phân phối hàng hóa
thực phẩm. Ngoài ra, người sử dụng thực phẩm còn đòi hỏi thực phẩm cần phải có sự
thay đổi về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng, sự tiện lợi…Không những thế nhà sản xuất
còn quan tâm thu hút khách hàng bằng việc tiếp thị thông qua bao bì. Chính vì vậy mà
ngành công nghiệp bao bì đã có những bước tiến đáng kinh ngạc trong thời gian qua.
Người ta đang tiến tới sản xuất các loại bao bì tiện lợi, có thể tái sử dụng, thân thiện với
môi trường và đáng chú ý nhất là bao bì thông minh với nhiều chức năng mới ưu việt. Để
hiểu rõ thêm nhóm chúng em tiến hành tìm hiểu về một loại bao bì thông minh là “Ứng
dụng công nghệ Nano trong bao bì thực phẩm” trong bài tiểu luận này.


1 TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ.
1.1. BAO BÌ THỰC PHẨM
1.1.1. Định nghĩa bao bì thực phẩm
Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán. Bao bì có thể
bao gồm nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản


phẩm.
- Đặc tính của bao bì thực phẩm thể hiện qua chức năng
- Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm
- Thông tin giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng
- Thuận tiện trong phân phối lưu kho, quản lý và tiêu dùng
1.1.2. Tình hình bao bì thực phẩm
Việc đóng gói bao bì nhằm mực đích baỏ quản sản phẩm đạt chất lượng sau khi ra
khỏi quy trình chế biến, sắp xếp thứ lớp sản phẩm thành từng khối có khối lượng, số
lượng lớn để lưu kho, dễ dàng trong kiểm tra số lượng chủng loại và chuyên chở phân
phối đến các đại lý, cửa hàng, siêu thị,..Ngoài ra, sự trang trí các thông tin của bao bì sẽ
đưa đến giá trị cảm quan của sản phẩm.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp cũng bắt đầu chú trọng đến việc phát triển bao bì,
tuy muộn màng nhưng cũng phần nào kịp thời đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền
công nghiệp hàng tiêu dùng và vấn đề bao bì được đề cập đến như một chiến lược kinh
doanh.
Các công ty bảo hộ bản quyền cũng hình thành kịp thời nhằm lập trật tự và đã góp
phần trợ giúp cho việc bảo vệ bản quyền mẫu mã nhãn hiệu sản phẩm. Việc đòi hỏi các
sản phẩm khi sản xuất ra phải có những bao bì đẹp hấp dẫn và thu hút khách hàng càng
trở thành vấn đề bức thiết. Bao bì lúc này như một món thời trang cho hàng hóa, bao bì
hội tụ đủ cả 3 yếu tố cơ bản trong thiết kế đạt được sự tổng hợp của nghệ thuật, khoa học
và kỹ thuật.
Hiện nay ngoài một số doanh nghiệp đã có kinh nghiệm và truyền thống bán hàng
thì không ít các doanh nghiệp vì quá vội vã và cũng có thể do tiết kiệm mà nghiên cứu
tìm hiểu chưa đến nơi để rồi đứa ra thị trường những mẫu bao bì kém hiệu quả dẫn tới
không ít rủi ro trong bán hàng và chi phí tốn kém cho việc sản xuất bao bì. Bởi vậy trước
khi để hình thành một mẫu bao bì thì doanh nghiệp và các nhà thiết kế cần phải chọn một
phương án thích hợp cả về cấu trúc và đồ họa cho từng loại sản phẩm của mình. Đồng
thời sự tinh tế trong thiết kế là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, bao bì đẹp cuốn hút
người mua, và theo thời gian dài nó tạo một dấu ấn sâu sắc trong thị trường thương mại.



1.1.3. Xu hướng bao bì thực phẩm
-

Các loại bao bì làm bằng chất dẻo ngày càng tăng cao
Bao bì có khả năng tái sinh
Bao bì thân thiện với môi trường
Bao bì năng động
Bao bì thông minh
An toàn vệ sinh thực phẩm
Hạn chế ô nhiếm

1.1.4. Chức năng của bao bì thực phẩm
Chức năng chủ yếu của bao bì trong ngành công nghiệp thực phẩm là bảo quản và
bảo vệ thực phẩm bên trong không bị nhiễm bẩn. Nó bao gồm sự an toàn của thực phẩm
đóng gói, duy trì chất lượng, tăng thời hạn sử dụng và ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh
vật. Bao bì bảo vệ thực phẩm tránh những ảnh hưởng của môi trường như ánh sáng, oxy,
độ ẩm, enzyme, vi sinh vật, côn trùng, bụi, áp suất, khí thải… Các yếu tố này sẽ làm giảm
chất lượng của các loại thực phẩm và đồ uống. Thời hạn sử dụng của các loại thực phẩm
được tăng cường bằng cách giảm vi sinh vật, hóa sinh, và các phản ứng enzyme thông
qua các quá trình khác nhau như kiểm soát độ ẩm, kiểm soát nhiệt độ, loại bỏ oxy, bổ
sung các chất phụ gia, chất bảo quản. .Để tránh tái nhiễm đảm bảo sự nguyên vẹn của sản
phẩm thì quy trình đóng gói và phân phối là quan trọng. Ngoài ra bao bì còn có chức
năng quan trọng khác là ngăn chặn, thuận tiện, tiếp thị và truyền thông. Bao bì được sử
dụng để bảo vệ sản phẩm chống lại những tác động của môi trường bên ngoài, truyền đạt
đến người tiêu dùng như một công cụ quảng cáo, đem đến cho người tiêu dùng cảm giác
thoải mái của sự thuận tiện và chứa đựng sản phẩm ở mọi kích cỡ, mọi hình dạng. Tuy
nhiên, những chức năng này thường không tách biệt nhau hoàn toàn trên một cái bao bì,
ví dụ: chức năng truyền đạt thông tin trên bao bì thường cảnh báo trên nhãn, hướng dẫn
chế biến cũng có thể giúp tăng khả năng bảo vệ thức ăn và sự thuận tiện.


1.2. BAO BÌ THÔNG MINH
1.2.1. Khái niệm bao bì thông minh
Bao bì thông minh là hệ thống bao bì có khả năng như phát hiện, cảm nhận, ghi
âm, đồ họa, truyền thông, áp dụng logic khoa học để tăng thời hạn sử dụng, nâng cao tính
an toàn, nâng cao chất lượng, cung cấp thông tin và cảnh báo các vấn đề có thể xảy ra.
Ở bao bì thông minh chức năng đóng mở đáp ứng sự thay đổi điều kiện bên trong
và bên ngoài bao bì và có thể bao gồm một sự cảnh báo tới người tiêu dùng hoặc người


-

sử dụng cuối cùng về tình trạng của sản phẩm. Một định nghĩa đơn giản về bao bì thông
minh là loại bao bì có thể cảm nhận hoặc truyền dữ liệu tới khách hàng.
Phân biệt bao bì thông minh và bao bì năng động:
Bao bì thông minh: là hệ thống giám sát các điều kiện đóng gói của thực phẩm để cung
cấp thông tin về chất lượng sản phẩm trong khi vận chuyển và phân phối.
Bao bì năng động: là bao bì có thể thay đổi các điều kiện đóng gói của thực phẩm để gia
tăng hạn sử dụng hoặc để cải thiện tính an toàn, đặc tính cảm quan, trong khi đó vẫn duy
trì chất lượng sản phẩm.
1.2.2. Thị trường bao bì thông minh
Ở Mỹ, Nhật Bản và Australia bao bì thông minh và bao bì năng động đã được áp
dụng thành công để nâng cao thời hạn sử dụng, hoặc để giám sát chất lượng an toàn thực
phẩm.
Hoạt động đóng gói ước tính đạt giá trị khoảng 4,6 tỉ USD trong năm 2008 và ước
tính đến năm 2013 là 6,4 tỉ USD. Hoạt động đóng gói của bao bì thông minh năm 2008 là
1,4 tỷ USD và sẽ tăng đến 2,3 tỷ USD trong 5 năm tiếp theo.
Bao bì thông minh sẽ đạt 1,4 tỷ USD năm 2008, tăng đến 2,3 tỷ USD trong vòng
5 năm tới, tốc độ tăng trưởng là 11,4%.
Một tương lai tươi sáng có thể được dự kiến cho hoạt động của bao bì thông minh

vì nó hoàn toàn phù hợp với chiến lược an toàn thực phẩm, liên quan đến một mức độ cải
thiện an toàn thực phẩm và minh bạch cho người tiêu dùng
1.2.3. Tiêu chuẩn bao bì thông minh
-

Được tạo từ những nguồn nguyên liệu có thể tái tạo
Phải trở thành phân bón khi bị phân hủy
Tính chống thấm
Đặc tính quang học
Tính co dãn
Có thể đóng dấu và in ấn dễ dàng
Kháng nhiệt và hóa chất
Ổn định, thân thiện với môi trường và có giá cả cạnh tranh
Bao bì phải phù hợp với quy định về bao bì thực phẩm, tương tác giữa bao bì và
thực phẩm phải đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

1.2.4. Ứng dụng của bao bì thông minh
-

Kim chỉ nhiệt tối đa
Hệ thống quản lý nhiệt độ lên xuống của bao bì (TTI) Time temperature Indicators
Một số loại TTI


-

Bao bì thông minh sử dụng công nghệ Nano
Nhận dạng tần số vô tuyến Radio Frequency Identification (RFID)
Mã vạch thông minh
Cảm ứng

Bao bì thông minh nhờ vào ứng dụng OLED

2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ NHẬN DẠNG VÔ TUYẾN RFID
Khái niệm Công nghệ RFID
/>
là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép dữ liệu trên một con chíp được
đọc một cách “không tiếp xúc” qua đường dẫn sóng vô tuyến ở khoảng cách từ 50 cm tới
10 mét, tùy theo kiểu của thẻ nhãn RFID.
CẤU TẠO CỦA RFID
- Hệ thống RFID gồm những thành phần cơ bản sau:
1/ Thẻ RFID (RFID Tag, còn được gọi là transponder): là một thẻ gắn chíp + Anten.
02 loại: RFID passive tag và active tag:
Passive tags: Không cần nguồn ngoài và nhận nằng lượng từ thiết bị đọc.
Khoảng cách đọc ngắn.
Active tags: Được nuôi bằng PIN, sử dụng với khoảng cách đọc lớn.
2/ Reader hoặc sensor (cái cảm biến): để đọc thông tin từ các thẻ, có thể đặt cố định
hoặc lưu động.
3/ Antenna: Là thiết bị liên kết giữa thẻ và thiết bị đọc. Thiết bị đọc phát xạ tín hiệu
sóng để kích họat và truyền nhận với thẻ.
4/ Server: nhu nhận, xử lý dữ liệu, phục vụ giám sát, thống kê, điều khiển...
- Bộ nhớ của con chip có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với một
mã vạch. Ưu việt hơn, thông tin được lưu giữ trên con chíp có thể được sửa đổi bởi sự
tương tác của bộ đọc. Dung lượng lưu trữ cao của những thẻ nhãn RFID thông minh này


sẽ cho phép chúng cung cấp nhiều thông tin đa dạng như thời gian lưu trữ, ngày bày bán,
giá và thậm chí cả nhiệt độ sản phẩm.
- “Bằng việc gắn thẻ RFID lên các vật dụng và mở bộ đầu đọc trên máy tính, các công ty
có thể tự động biết được rất nhiều thông tin”, Kevin Ashton, Phó chủ tịch hãng Thing
Magic, một nhà cung cấp lớn giải pháp RFID, cho biết.

- Với công nghệ RFID, các sản phẩm ngay lập tức sẽ được nhận dạng tự động.
- Chip trên thẻ nhãn RFID được gắn kèm với một ăngten chuyển tín hiệu đến một máy
cầm tay hoặc máy đọc cố định. Các máy này sẽ chuyển đổi sóng radio từ thẻ RFID sang
một mã liên quan đến việc xác định các thông tin trong một cơ sở dữ liệu máy tính do cơ
quan quản lý kiểm soát.
- Thẻ RFID, có thể dính lên bất cứ sản phẩm nào, từ vỏ hộp đồ uống, đế giày, quần bò
cho đến trục ôtô. Các công ty chỉ việc sử dụng máy tính để quản lý các sản phẩm từ xa.
RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay do RFID không chỉ có khả năng xác định
nguồn gốc sản phẩm mà còn cho phép nhà cung cấp và đại lý bán lẻ biết chính xác hơn
thông tin những mặt hàng trên quầy và trong kho của họ. Các công ty bán lẻ sẽ không còn
phải lo kiểm kho, không sợ giao nhầm hàng và thống kê số lượng, mặt hàng sản phẩm
đang kinh doanh của các cửa hàng. Hơn nữa họ còn có thể biết chính xác bên trong túi
khách hàng vào, ra có những gì.
- Khi một RFID được gắn vào một sản phẩm, ngay tức khắc nó sẽ phát ra các tín hiệu vô
tuyến cho biết sản phẩm ấy đang nằm ở chỗ nào, trên xe đẩy vào kho, trong kho lạnh hay
trên xe đẩy của khách hàng. Do thiết bị này được nối kết trong mạng vi tính của cửa hàng
nên nhờ vậy các nhân viên bán hàng có thể biết rõ sản phẩm ấy được sản xuất khi nào, tại
nhà máy nào, màu sắc và kích cỡ của sản phẩm; để bảo quản sản phẩm tốt hơn thì phải
lưu trữ nó ở nhiệt độ nào.
- Nhờ RFID sẽ giảm được rất nhiều thời gian và chi phí quản lý, lợi nhuận sẽ cao hơn.
Dải tần hoạt động của hệ thống RFID?
- Khi phải lựa chọn một hệ thống RFID, yêu cầu đầu tiên là chọn dải tần hoạt động của
hệ thống.
- Tần số thấp - Low frequency 125 KHz: Dải đọc ngắn tốc độ đọc thấp.
- Dải tần cao - High frequency 13.56 MHz: Khoảng cách đọc ngắn tốc độ đọc trung bình.
Phần lớn thẻ Passive sử dụng dải này.


- Dải tần cao hơn - High frequency: Dải đọc từ ngắn đến trung bình, tốc độ đọc trung
bình đến cao. Phần lớn thẻ Active sử dụng tần số này.

- Dải siêu cao tần - UHF frequency 860-960 MHz: Dải đọc rộng Tốc độ đọc cao. Phần
lớn dùng thẻ Active và một số thẻ Passive cao tần sử dụng dải này.
- Dải vi sóng - Microwave 2.45-5.8 GHz: Dải đọc rộng tốc độ đọc lớn.
Một vài ứng dụng RFID trong thực tế
Thứ sáu - 08/03/2013 23:38
MỘT SỐ Ứng dụng CỦA RFID TRONG THỰC TẾ
/>
Trong vận chuyển và phân phối và lưu thông: hệ thống RFID phù hợp nhất với phương
thức vận tải đường ray. Các thẻ có thể nhận dạng toàn bộ 12 ký tự theo chuẩn công
nghiệp cho phép xác định loại xe/toa hàng, chủ sở hữu,
số xe...Các thẻ này được gắn vào gầm xe, toa hàng; Các
ăng-ten được cài đặt ở giữa hoặc bên cạnh đường ray
vận chuyển, các đầu đọc và các thiết bị hiển thị được lắp
theo chuẩn trong vòng khoảng 40 đến 100 feet dọc theo
đường ray cùng các thiết bị viễn thông và thiết bị kiểm
soát khác, do vậy có thể kiểm soát được các toa hàng
trên ray. Mục đích chính trong các ứng dụng vận chuyển
theo ray là cải tiến kích thước và tốc độ vận chuyển
nhanh chóng cho phép giảm kích thước xe hàng hoặc
giảm thiểu chi phí cho việc đầu tư các thiết bị mới. RFID còn được ứng dụng trong hệ
thống thu phí cầu đường bộ hay cho phép các hãng hàng không kiểm soát hành lý của
hành khách.
Trong công nghiệp: RFID rất thích hợp cho việc xác định sản phẩm có giá trị đơn vị cao
thông qua quá trình lắp ráp chặt chẽ. Hệ thống RFID rất bền vững trong môi trường thời
tiết khắc nghiệt nên thích hợp để định danh các vật chứa, lưu giữ sản phẩm lâu dài như
container, cần cNu, xe kéo v.v… Một mặt, các thẻ RFID cho phép xác định sản phNm mà
nó được gắn vào (Ví dụ: part number, serial number, trong hệ thống đọc/ghi, hướng dẫn
quy trình lắp ráp xử lý sản phẩm). Mặt khác, thông tin đầu vào được nhập bằng tay (hoặc



bằng các đầu đọc mã vạch) cho phép hệ thống điều khiển/kiểm soát. Sau đó những thông
tin này có thể được truy xuất bởi các đầu đọc RFID.
Trong kinh doanh bán lẻ: RFID có thể thay thế kỹ thuật mã vạch hiện nay, vì nó không
chỉ có khả năng xác định nguồn gốc sản phNm mà còn cho phép nhà cung cấp và đại lý
bán lẻ biết chính xác mặt hàng trên quầy và trong kho của họ. Một số siêu thị lớn đã sử
dụng các thẻ RFID mỏng dán lên hàng hóa thay cho mã vạch, giúp việc thanh toán nhanh
chóng, dễ dàng hơn. Nếu hàng hóa nào chưa thanh toán tiền đi qua cửa, máy nhận dạng
vô tuyến RFID sẽ phát hiện ra và báo cho nhân viên an ninh. Ngoài ra, các công ty bách
hóa không còn phải lo kiểm kho, không sợ giao nhầm hàng và thống kê số đầu sản phẩm
đang kinh doanh của cả tổ hợp cửa hàng. Hơn nữa họ còn có thể biết chính xác bên trong
túi khách hàng vào, ra có những gì.
Trong lĩnh vực an ninh: RFID không đòi hỏi tầm nhìn giữa bộ thu phát và máy đọc, hệ
thống này khắc phục được những hạn chế của các phương pháp nhận dạng tự động khác,
ví dụ như mã vạch. Điều này có nghĩa là hệ thống RFID có thể hoạt động hiệu quả trong
các môi trường khắc nghiệt những nơi bụi bẩn, Ẩm ướt quá mức hay có phạm vi quan sát
bị hạn chế. Một trong các lợi ích nổi bật của RFID là khả năng đọc trong các môi trường
khắc nghiệt với tốc độ đáng chú ý: trong hầu hết các trường hợp thời gian phản ứng dưới
100 mili giây.
Trong công tác quản lý bảo quản tài sản: việc quản lý sách tại thư viện hiện rất vất vả,
việc tìm kiếm sách thủ công làm tốn thời gian và quản lý cũng chưa thực sự hiệu quả.
Nhờ công nghệ RFID, mỗi cuốn sách được gắn với một thẻ lưu thông tin về cuốn sách,
mỗi khi cần tìm một cuốn sách nào đó, thay vì việc dò tìm phân loại từng cuốn sách, thủ
thư chỉ việc dùng một đầu đọc có khả năng đọc các thẻ RFID từ xa có thể giúp định vị
cuốn sách cần tìm rất nhanh chóng, ngoài ra việc thống kế sách cuối ngày càng trở lên
đơn giản. Các hạt giống có giá trị, động vật thí nghiệm liên quan tới các dự án nghiên cứu
lâu dài và chi phí cao, thịt và bơ sữa động vật, thú vật hoang dã và giống động vật quý
hiếm, các loại gen...hiện nay vấn đề xác định tính duy nhất có thể được giải quyết thông
qua ứng dụng các sáng kiến của công nghệ RFID.
Trong quản lý nhân sự và chấm công: khi vào, ra công ty để bắt đầu hay kết thúc một
ngày hoặc ca làm việc, nhân viên chỉ cần đưa thẻ của mình đến gần máy đọc thẻ (không

phải nhét vào), ngay lập tức máy phát ra một tiếng bíp, dữ liệu vào, ra của nhân viên đó
đã được ghi nhận và lưu trữ trên máy chấm công. Trong trường hợp nếu những nhân viên
nghỉ việc, thẻ nhân viên sẽ được thu hồi và tái sử dụng mà không ảnh hưởng đến chất
lượng thẻ. Ưu điểm nổi bật của thẻ RFID so với thẻ mã vạch (Barcode) hay thẻ mã từ
(Mag.Stripe card) là thẻ RFID không bị trầy xước, mài mòn khi dùng. Sử dụng thẻ chấm


công loại cảm ứng, người phụ trách hệ thống sẽ lấy toàn bộ dữ liệu từ các máy đọc thẻ
về, sau khi cập nhật dữ liệu sẽ có ngay báo cáo thống kê nhanh để ban giám đốc biết số
lượng nhân viên đang có mặt, số nhân viên nghỉ hoặc biết được trình độ tay nghề từng
nhân viên; nhân viên nào hết hạn hợp đồng lao động; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...
Trong y tế, giáo dục, vui chơi giải trí: công nghệ RFID có thể sử dụng cho người cũng
như đồ vật. Vì vậy, một số bệnh viện đang sử dụng vòng đeo tay RFID cho trẻ mới sinh
và bệnh nhân cao tuổi mất trí. Ngoài ra còn ứng dụng trong việc quản lý hồ sơ bệnh án...
Học sinh một trường đông học sinh ở Nhật dùng thẻ RFID để báo cho cha mẹ biết mình
đã ra tới. Các công viên giải trí ở Mỹ bán ra vé RFID sẽ bật-nháy báo cho khách biết đến
lượt mình vào cuộc chơi và ngày nay các Event tại VN đã bắt đầu ứng dụng RFID để
kiểm soát khách ra vào sự kiện...
TÌNH HÌNH CÔNG NGHỆ RFID TẠI VIỆT NAM
Ở Việt Nam, công nghệ RFID đang được ứng dụng trong các lĩnh vực: kiểm soát vào - ra;
chấm công điện tử; quản lý phương tiện qua trạm thu phí; kiểm soát bãi đỗ xe tự động;
logistics. Tuy nhiên, lợi ích mà RFID đem lại được thể hiện rõ nhất trong hệ thống theo
dõi, giám sát và truy xuất sản phẩm thực phẩm.
Hệ thống mạng cùng với công nghệ RFID, hệ thống theo dõi, giám sát và truy xuất sản
phẩm khi đến tay người tiêu dùng (bao gồm tất cả các công đoạn: Tạo giống, ươm, nuôi
trồng, chế biến, chuyên chở và phân phối). Những con chip RFID siêu nhỏ sẽ được gắn
trên từng giai đoạn của sản phẩm nhằm ghi lại các thông số kỹ thuật của quy trình một
cách tự động và được phần mềm chuyên dụng ghi lại kết quả nhằm làm cơ sở đảm bảo
truy xuất được sản phẩm trong chuỗi giá trị, nhanh chóng tìm được nguồn gốc xuất xứ
hàng hóa tại bất cứ đâu trong vòng 1 giờ.

Khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm thì ngay lập tức doanh nghiệp có thể truy
xuất ngược lại để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp xử lý kịp thời. Việc áp dụng
công nghệ RFID trong truy xuất nguồn gốc thuỷ sản đem lại rất nhiều lợi ích, nhất là đối
với người tiêu dùng, vì công nghệ này góp phần kiểm soát được an toàn vệ sinh vùng
nuôi, kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi, chứng nhận sản phẩm
không mang mầm bệnh, người tiêu dùng có thể biết được mọi thông tin về sản phẩm
mình sử dụng như là nuôi ở đâu, điều kiện môi trường như thế nào, dùng thức ăn gì...
Do đó, tạo được tâm lý an toàn cho người tiêu dùng. Khi các doanh nghiệp thủy sản Việt
Nam sử dụng hệ thống này, việc xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vào các nước có yêu
cầu khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng rào kỹ thuật sẽ trở nên dễ dàng và
thuận lợi hơn rất nhiều.


1. Phân loại vật liệu Nano

cấu trúc của nó có nano không chiều, một chiều, hai chiều đan xen lẫn nhau.
2. Cơ sở khoa học của Công nghệ nano

:
2.1.
2.2.

Chuyển tiếp từ tính chất cổ điển đến tính chất lượng tử
Hướng ứng dụng chung

/> />• />• Đàm Sao Mai, Bài giảng bao gói thực phẩm, đại học Công nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh






×