Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

BÁO cáo gửi ANH QUẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 24 trang )

กกกกกก
กกกกกกกกกกกก
กก (Asean Connectivity)
กก กกก
กกกกกกกกกกก 8 กกก 12 กก
กกกกกกก
กกกก
ก 3 กกกกกก 9 กก
กกกก
กกกก
กกกกกกกกกกก
กกกกกกก
กกก
กกกก


GIỚI THIỆU
Sơ lược về nền giáo dục Việt Nam:

-Giáo dục cấp nhà trẻ - mẫu giáo.
-Giáo dục Phổ thông: Giáo dục phổ thông

kéo dài 12 năm và được chia thành 3 cấp: Cấp
I (Tiểu học, 5 năm); cấp II (trung học cơ sở 4
năm ), và cấp III (trung học phổ thông, 3
năm).

-Giáo dục sau phổ thông
-Giáo dục sau đại học



Hợp tác giáo dục
với các nước trong khối Asean


Hợp tác giáo dục và đào tạo với nước Lào
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực được hai Nhà nước xác định là lĩnh vực hợp tác chiến lược và là một biểu hiện của mối quan
hệ đặc biệt giữa hai nước, được ưu tiên hàng đầu. Hợp tác giáo dục và đào tạo cũng là lĩnh vực được đánh giá thành công nhất.
Để phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ năm 1992, Bộ giáo dục và đào tạo hai nước đã có chủ
trương tiếp nhận đào tạo lưu học sinh Lào ở bậc cao đẳng, đại học và sau đại học, chú ý ở các ngành mũi nhọn về kinh tế, khoa học,
kỹ thuật. Với chủ trương này Việt Nam đã dành cho nước Lào một nguồn kinh phí không nhỏ và sự hỗ trợ toàn diện trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo.
Trong 7 năm gần đây đã có 5.234 lưu học sinh Lào đang học tập tại các cơ sở giáo dục và đào tạo Việt Nam. Trong đó có
1.982 người thuộc diện được hưởng học bổng của hai Chính phủ, 914 người diện tự túc kinh phí, 2.099 người học theo học bổng
trao đổi giữa các địa phương, các ngành, 61 người đi học theo học bổng của các tổ chức quốc tế tài trợ và 177 người nhận học bổng
của các dự án, công ty.


Hợp tác giáo dục với Vương Quốc Thái Lan

-Hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Thái Lan có được những bước phát triển từ sau năm 1990.
-Năm 2004, nhân cuộc họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ nhất tại Thái Lan, Bộ GD&ĐT Việt Nam

và Bộ Giáo dục Thái Lan đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục giữa hai nước.

-Trong những năm gần đây hợp tác văn hóa, giáo dục giữa hai nước có những bước phát triển mới, đầy hứa hẹn.

Chính phủ Thái Lan, thông qua Bộ Ngoại giao và nhiều trường đại học Thái Lan tiếp tục cấp ngày càng nhiều học bổng
cho sinh viên Việt Nam. Để chuẩn bị cho Cộng đồng ASEAN, Chính phủ Thái Lan thúc đẩy việc dạy và học các ngôn
ngữ của ASEAN, trong đó có tiếng Việt, tại các trường học, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Thái dạy tiếng
Việt cho nhân viên để tăng cường hợp tác kinh tế, du lịch.



Hợp tác giáo dục với Vương Quốc Thái Lan

-Hiện nay chính phủ Thái Lan đang hỗ trợ 5 trường đại học của Việt Nam dạy tiếng Thái, bao gồm: Đại học Quốc gia Hà

Nội (Trường Đại học Ngoại ngữ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), Trường Đại học Hà Nội, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) và Đại học Đà Nẵng

-Bộ GD&ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Thái Lan thống nhất tổ chức đều đặn các khóa bồi dưỡng về phương pháp giảng

dạy tiếng Việt cho giáo viên người Thái và người Việt Nam tại Thái Lan đang dạy tiếng Việt trong các trường của Thái Lan
hoặc trong cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan.

-Bên cạnh đó, hợp tác giữa các địa phương tiếp tục phát triển mạnh, đặc biệt giữa các tỉnh miền Trung của Việt Nam

và các tỉnh Đông Bắc của Thái Lan. Riêng trong năm 2014, đã có thêm ba địa phương của Việt Nam kết nghĩa, xác lập quan
hệ hữu nghị và hợp tác với Thái Lan, gồm Hà Tĩnh - Nakhon Phanom, Quảng Nam - Ubol Ratchathani và Cần Thơ Chacheangsao. Và điển hình là hội nghị cấp cao lần thứ 19 giữa các tỉnh 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan có sử dụng đường
8 và đường 12 diễn ra ngày 21/12/2015, tại tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) gồm: Sakon Nakhon, Bưng Càn, Nọng Khai,
Nakhon Phanom (Thái Lan); Khăm Muộn, Bôlykhămxay (Lào); Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An (Việt Nam).


HỢP TÁC GIÁO DỤC BA TỈNH: QUẢNG BÌNH, HÀ TĨNH, NGHỆ AN (VIỆT NAM) VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU
VỰC TIỂU VÙNG SÔNG MÊKÔNG

SAKON NAKHON, BUENG KAN, NONG KHAI, NAKHON PHANOM , KHAMMUANE, BORIKHAMXAY


Quan hệ hợp tác giáo dục giữa tỉnh Quảng Bình và các tỉnh
của nước Lào, Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác toàn diện

chín tỉnh ba nước
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích
tự nhiên 8.000 km2, dân số năm 2015 có 872.925 người. Tỉnh
có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đông và có chung biên giới
với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hòn La, cảng Hàng
không Đồng Hới, Quốc lộ  1A và đường Hồ Chí Minh, đường
sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang
Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ
khác nối liền với Nước CHDCND Lào.


Quan hệ hợp tác giáo dục giữa tỉnh Quảng Bình và các tỉnh của nước Lào, Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác toàn diện chín
tỉnh ba nước
- Với các tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Bô ly Khăm Xay nước Lào
Hợp tác giáo dục đã được hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn được duy trì và phát triển khá tốt.
Hàng năm Trường đại học Quảng Bình tiếp nhận từ 10-15 lưu học sinh tỉnh Khăm Muộn và một số lưu học sinh của Hội người
Việt tỉnh Khăm Muộn sang học tập. Trường đại học Quảng Bình đã tổ chức cho cán bộ giảng viên sang tỉnh Khăm Muộn tham
quan, giao lưu để tìm hiểu về văn hóa, các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội, góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị truyền
thống, mở rộng giao lưu văn hóa, giáo dục - đào tạo giữa hai tỉnh. Hiện tại có 3 giáo viên tỉnh Quảng Bình đang giảng dạy, đào tạo
con em các bộ tộc Lào tại tỉnh Khăm Muộn. Tỉnh Quảng Bình đã xây tặng tỉnh Khăm Muộn công trình Trường tiểu học Na Bô tại thị
xã Thà Khẹc (nay đổi tên Trường Hữu Nghị Quảng Bình-Khăm Muộn, trị giá trên 10 tỷ đồng). Đầu năm 2015, nhân chuyến thăm và
làm việc của lãnh đạo Quảng Bình tại Khăm Muộn, tỉnh Quảng Bình hỗ trợ 3 tỷ đồng cho tỉnh Khăm Muộn xây dựng Trường Kỹ
thuật dạy nghề.


Quan hệ hợp tác giáo dục giữa tỉnh Quảng Bình và các tỉnh của nước Lào, Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác toàn
diện chín tỉnh ba nước
Trong những năm qua tỉnh Quảng Bình cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ kinh phí giáo dục cho tỉnh bạn. Hỗ trợ các trang
thiết bị dạy học cho con em Việt Kiều, cung cấp học bổng miễn phí cho một số sinh viên sang học ở trường Đại học Quảng
Bình.



Quan hệ hợp tác giáo dục giữa tỉnh Quảng
Bình và các tỉnh của nước Lào, Thái Lan
trong khuôn khổ hợp tác toàn diện chín tỉnh
ba nước
- Với Vương Quốc Thái Lan

Tỉnh Quảng Bình và các tỉnh của Thái Lan, đặc
biệt là các tỉnh vùng Đông Bắc đã tổ chức
nhiều đoàn qua lại thăm và làm việc nhằm
tiếp tục tăng cường, mở rộng quan hệ hợp
tác. Trong khuôn khổ hợp tác về giáo dục đã
đạt được nhiều kết quả tốt đẹp


Quan hệ hợp tác giáo dục giữa tỉnh Quảng Bình và các tỉnh của nước
Lào, Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác toàn diện chín tỉnh ba nước
Đã có nhiều con em trong tỉnh đang học và làm việc tại các tỉnh Nakhon
Phanom, tỉnh Sakon Nakhon. Trong những năm vừa qua đã có đại diện của
17 trường đại học hoàng gia Thái Lan đã ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo
nguồn nhân lực với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình và Trường Đại học
Quảng Bình, hợp tác trao đổi cán bộ, giảng viên, đào tạo sinh viên, đào tạo
sau đại học và trao đổi nhiều hoạt động khác. Phía Thái Lan sẽ tiếp nhận sinh
viên Quảng Bình và đào tạo các chuyên ngành mà Quảng Bình yêu cầu. Hiện
đã có nhiều sinh viên Quảng Bình sang học tập tại Trường Rajabhat thuộc Đại
học Nakhon Phanom của Thái Lan
Trong năm 2008, Trường Đại học Quảng Bình đón 11 đoàn với 159 lượt
CBGV, sinh viên của các trường Đại học Nakhon Phanom, Sakonnakhon, Khỏn
Kèn, Roi Ét (Thái Lan) đến thăm, làm việc, nghiên cứu và học tiếng Việt. Tỉnh

Quảng Bình cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với các
trường đại học, cao đẳng của Thái Lan thành lập trung tâm nghiên cứu văn
hóa, ngôn ngữ của Thái Lan tại trường Đại học Quảng Bình.


Quan hệ hợp tác giáo dục giữa tỉnh
Nghệ An và các tỉnh của nước Lào,
Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác
toàn diện chín tỉnh ba nước
Nghệ An là một tỉnh lớn của nước Việt
Nam, nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc
Trung Bộ của Việt Nam (vĩ độ Bắc (từ:180
33' đến 200 01') và kinh độ Đông (từ 1030
52' đến1050 48' ); Phía Đông giáp biển,
phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía
Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp tỉnh
Thanh Hóa; Nằm trong hành lang kinh tế
Đông - Tây (nối liền Myanmar - Thái Lan Lào - Việt Nam ) theo Quốc lộ 7 đến cảng
Cửa Lò; có 1 thành phố, 3 thị xã và 17
huyện. Trong đó, Thành phố Vinh là đô thị
loại 1.


Quan hệ hợp tác giáo dục giữa tỉnh Nghệ An và các tỉnh của nước
Lào, Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác toàn diện chín tỉnh ba nước
Nghệ An có chung đường biên giới với 3 tỉnh của Lào là Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay
và Hủa Phăn, ngoài ra còn có quan hệ hợp tác với các tỉnh Khăm Muộn, Viêng Chăn
và Savẳnnakhệt. Trong những năm qua, Nghệ An đã tiến hành nhiều hoạt động hợp
tác về lĩnh vực giáo dục với các tỉnh của Lào trên nhiều lĩnh vực, trong đó chú trọng
đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh Bạn.

 Trong những năm qua, công tác giáo dục, đào tạo của Nghệ An đã đạt được những
kết quả xuất sắc qua các kì thi đại học, học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được các
tỉnh bạn Lào biết đến và khâm phục. Hàng năm, tỉnh tiếp nhận số lượng lớn học
sinh, sinh viên, cán bộ Lào học tập tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn
tỉnh. Kể từ năm 2000 đến năm 2014, Nghệ An đã hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực
cho 6 tỉnh của Lào bao gồm các tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay, Hủa Phăn, Khăm
Muộn, Savẳnnkhệt và Viêng Chăn trên 600 cán bộ, học sinh, y tá thôn bản. Năm
2011, tỉnh đã tiếp nhận đào tạo 28 sinh viên của Bolykhămxay vào học các trường
đại học trên địa bàn tỉnh.


Quan hệ hợp tác giáo dục giữa tỉnh Nghệ An và các tỉnh của nước Lào,
Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác toàn diện chín tỉnh ba nước
Hiện nay, có trên 350 cán bộ, sinh viên Lào đang học tập tại Đại học Vinh, Đại học Y khoa
Vinh, Cao đẳng Việt - Hàn và Cao đẳng Sư phạm Nghệ An theo diện hợp tác giữa Nghệ An
với các tỉnh.
Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho nước CHDCND Lào hiện tại cũng như trong tương lai là
hoạt động hợp tác chủ đạo trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giáo dục giữa Nghệ An với
các tỉnh của Lào. Đây không chỉ là nhiệm vụ chính trị thực hiện theo chủ trương của Trung
ương mà còn là chiến lược lâu dài nhằm đào tạo nguồn cán bộ kế cận cho Bạn. Rất nhiều
cán bộ, sinh viên sau khi tốt nghiệp về nước công tác đã phát huy tốt những kiến thức đã
học, trở thành nguồn cán bộ chủ chốt trong cơ quan nhà nước của các tỉnh Bạn.


Quan hệ hợp tác giáo dục giữa tỉnh Nghệ An và các tỉnh của nước Lào,
Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác toàn diện chín tỉnh ba nước
- Đối với Vương Quốc Thái Lan
Mối quan hệ hợp tác giáo dục của tỉnh Nghệ An với các tỉnh vùng Đông Bắc Thái
Lan, đặc biệt là các tỉnh nằm trong nhóm chín tỉnh ba nước thuộc tiểu vùng Sông Mê
Kông ngày càng được mở rộng, phát triển mang lại hiệu quả về nhiều mặt. Tập trung

vào các lĩnh vực sau: Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực, ngoại ngữ, đại học và sau đại
học , trao đổi giảng viên, sinh viên, …. Đối với các trường đại học, cao đẳng trên địa
bàn như Trường Đại học Vinh những năm vừa qua Nhà trường đã hợp tác đào tạo với
các trường như Udon, Nakhonphanom, Mahai Har Sara Kham và đã đào tạo cho
nước bạn 250 sinh viên, học viên với nhiều chuyên ngành khác nhau.
Năm 2016, Trường Đại học Vinh đã đã bàn giao cho Trường Đại học Rajabhat Maha
Sarakham nhóm sinh viên đào tạo 02 năm đầu tiên, theo kế hoạch chương trình hợp
tác đào tạo bán phần giữa Trường Đại học Vinh và Trường Đại học Rajabhat Maha
Sarakham được kí kết và thực hiện từ năm 2005. Từ đó đến nay, hai trường đã đào
tạo được nhiều sinh viên có năng lực, đáp ứng nhu cầu việc làm tại Việt Nam và Thái
Lan.


Quan hệ hợp tác giáo dục giữa tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh của nước
Lào, Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác toàn diện chín tỉnh ba nước
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ 17 độ 53'50''
đến 18 độ 45'40'' vĩ độ Bắc và 105 độ 05'50'' đến 106 độ 30'20'' kinh độ Đông. Phía Bắc
giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp
với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Diện tích đất tự nhiên 6.019 km2, dân số
1.289.058 người (năm 2005), có 127 km đường Quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh
và 70km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường Quốc lộ 8A
chạy sang Lào qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55
km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào và Đông Bắc
Thái Lan. Ngoài ra Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa sông lớn cùng
với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu văn hoá phát triển
kinh tế xã hội. Hà Tĩnh cách Hà Nội 340 km, ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình
hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông. Phía tây tỉnh là những dãy núi cao 1.500 m, đỉnh
Rào Cọ 2.235 m, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp; tiếp nữa là dải đồng bằng
nhỏ hẹp chạy ra biển; sau cùng là những bãi cát ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh,tiêu
biểu là cảng biển nước sâu Vũng Áng và bãi biển Thiên Cầm. 2 Địa hình Hà Tĩnh nằm

phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông..


BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH


Quan hệ hợp tác giáo dục giữa tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh của nước Lào, Thái Lan trong khuôn khổ
hợp tác toàn diện chín tỉnh ba nước
Vấn đề hợp tác giáo dục giữa Hà Tĩnh với chín tỉnh ba nước cũng đã được thể hiện trong nội dung Biên bản Hội nghị
cấp cao lần thứ XIX giữa các tỉnh 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan có sử dụng đường 8 và đường 12 ký ngày 21/12/2015 tại
thị xã Thà Khẹc, tỉnh Khăm Muộn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giữa các tỉnh: Sakon Nakhon, Bưng Càn, Nọng
Khai, Nakhon Phanom (Thái Lan); Khăm Muộn, Bolykhămxay (Lào); Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An (Việt Nam).
Năm 2015, tỉnh Hà Tĩnh tiếp nhận đào tạo tiếng Việt và chuyên ngành cho 1.029 cán bộ, học viên 11 tỉnh, thành phố
của nước CHDCND Lào, trong đó tỉnh Bolykhămxay là 135, tỉnh Khăm Muộn là 107, nâng tổng số học viên Lào học tiếng
Việt và chuyên ngành tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn là 2.186.


Quan hệ hợp tác giáo dục giữa tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh của nước
Lào, Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác toàn diện chín tỉnh ba nước
Ba tỉnh: Hà Tĩnh - Bolykhămxay - Khăm Muộn thường xuyên tổ chức trao đổi
đoàn nhằm học tập, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ quản lý giáo dục đào tạo của mỗi địa phương.
Ngoài ra giữa các trường trên địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức thăm, làm
việc, trao đổi hợp tác giáo dục với Sở Giáo dục và Thể thao các tỉnh Khăm Muộn,
Bolykhămxay (Lào); Trường THPT Phan Đình Phùng giao lưu kết nghĩa với Trường
THPT Sun Sôn Thết Xạ Ban Xám thuộc tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan). Trường
đại học Hà Tĩnh giao lưu ký kết hợp tác với Trường Đại học Nakhon Phanom,
Trường Đại học Sakon Nakhon (Vương Quốc Thái Lan)…Tính đến nay, Hà Tĩnh
đang có 25 sinh viên đang theo học tại Thái Lan, các sinh viên đang học đều cần
cù, sáng tạo, có khả năng hoàn thành tốt khóa học.



Trường Đại học Hà Tĩnh là
trung tâm đào tạo, nghiên cứu
khoa học có trình độ cao của
Tỉnh Hà Tĩnh, là trường đại
học đa cấp, đa ngành, có uy tín
trong khu vực Miền Trung và
nước Việt Nam. Trường đang
đào tạo nhiều ngành khác nhau
như Kinh tế, Kỹ thuật, Công
nghệ, Sư phạm, Ngoại ngữ,
Nông nghiệp, Môi trường, Du
lịch - Dịch vụ, xây dựng ...
Đồng thời Trường là trung tâm
nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ của Tỉnh Hà
Tĩnh. Nhà trường đã và đang
góp phần phát triển nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh
Hà Tĩnh và đất nước trong bối
cảnh hội nhập quốc tế.


Hiện nay Đại học Hà Tĩnh Là Trung tâm đào tạo tiếng Việt cho
Lưu học sinh Lào đông nhất Việt Nam.
Năm 2015 – 2016 có thể xem là một năm đặc biệt của hợp tác
giáo dục, đào tạo với nước bạn Lào khi Trường Đại học Hà
Tĩnh đón hơn 758 sinh viên Lào của 11 tỉnh và thành phố, 01
Trường Đại học Savannakhet sang học tiếng Việt nâng số LHS

Lào tại Trường lên 1.872 sinh viên. Trong số đó có 470 LHS đi
học theo diện học bổng của tỉnh, 96 LHS đi học theo diện học
bổng của Trường và 1.307 LHS đi học theo diện tự túc. Có 280
em thuộc tỉnh Khăm Muộn và 436 em thuộc tỉnh Bô Ly Khăm
Xay đang học tập và sinh hoạt tại Trường.


Đại học Hà Tĩnh hợp tác giáo dục với Vương Quốc Thái Lan
Hợp tác giáo dục với các trường đại học – Vương Quốc Thái lan trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Nhà trường đã
ký Biên bản ghi nhớ với các đơn vị, địa phương Thái Lan trong khuôn khổ hợp tác giáo dục với các trường đại học của thái lan
- Với Trường Đại học Nakhonphonom
- Với Trường Đại Học KhonKaen
- Với trường Trường Đại học Kasetsart, phân hiệu chalơm phokiêt, tỉnh Nakhonphanom


Phần tham luận
Phần này anh viết theo ý anh luôn anh nhé



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×