Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

BÀI GIẢNG TC Dược lý thú y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.39 KB, 57 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ VÀ NÔNG LÂM PHÚ THỌ
-----------------------------------------

NÔNG VĂN TRUNG

BÀI GIẢNG
MÔN HỌC: DƯỢC LÝ THÚ Y
(Tài liệu lưu hành nội bộ dùng cho trình độ
trung cấp nghề chăn nuôi gia súc gia cầm)

Phú Thọ, năm 2015
LỜI NÓI ĐẦU
1


Trong chương trình đào tạo nghề Thú y của trường Cao đẳng nghề Công nghệ
và Nông lâm Phú Thọ, "Dược lý thú y" là một môn học cơ sở chuyên ngành trong
chương trình môn học bắt buộc dùng đào tạo trình độ Trung cấp nghề.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo, bài giảng “Dược lý thú y”
được biên soạn với nhiều nội dung nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về thuốc và cách
sử dụng một số loại thuốc, từ đó giúp người học áp dụng vào thực tế.
Tài liệu gồm 11 chương:
Chương 1: Đại cương về dược lý thú y
Chương 2: Dược lực học
Chương 3: Dược động học
Chương 4: Thuốc kháng sinh
Chương 5: Thuốc trị ký sinh trùng
Chương 6: Thuốc sát trùng
Chương 7: Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh
Chương 8: Nội tiết tố và thuốc kháng viêm


Chương 9: Dịch truyền và vitamines
Chương 10: Thuốc tác động các bộ máy khác
Chương 11: Vacxin và cách chủng ngừa
Mặc dù có nhiều cố gắng, song với thời gian và năng lực hạn chế, chắc chắn
thiếu sót là điều khó tránh khỏi. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của bạn đọc, các đồng nghiệp để tài liệu này được bổ sung đầy đủ hơn.
Tác giả

Mục lục
2


CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LÝ THÚ Y
Mục tiêu:
- Hiểu được khái niệm, ý niệm về lĩnh vực dược học.
- Phân biệt được các khái niệm thường dùng như: thuốc, dược phẩm, dược chất, tác
dụng, công dụng.
1.1. Khái niệm về thuốc
1.1.1. Thế nào là thuốc
3


Thuốc là các chất dưới dạng đơn chất hay hợp chất, có nguồn gốc rõ ràng, được
sử dụng để điều trị hoặc phòng ngừa và chẩn đoán bệnh tật, thuốc còn có tác dụng
khôi phục điều chỉnh các chức phận của hệ thống cơ quan trong cơ thể.
Với mục đích điều trị thuốc giúp cơ thể động vật điều chỉnh, khôi phục trạng
thái bình thường
Thuốc giúp cơ thể động vật không lâm vào trạng thái bệnh lý, kiểm tra xác định
lại các bệnh truyền nhiễm ở động vật.
1.1.2. Phân biệt các khái niệm dược chất, dược phẩm, dược liệu

Dược phẩm (hay thuốc)là các chất dưới dạng đơn chất hay hợp chất, có nguồn
gốc rõ ràng, được sử dụng để điều trị hoặc phòng ngừa và chẩn đoán bệnh tật, thuốc
còn có tác dụng khôi phục điều chỉnh các chức phận của hệ thống cơ quan trong cơ
thể.
Dược chất (hay hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất có hoạt tính điều trị
được sử dụng trong sản xuất thuốc.
Dược liệu là các nguyên liệu dùng làm thuốc, chủ yếu là cây cỏ (dược thảo)
nhưng có thể là động vật (như tắc kè, hải mã…) hoặc khoáng chất (hàn the, hoạt
thạch.
1.2. Nguồn gốc của thuốc

4


1.2.1. Nguồn gốc tự nhiên
- Thuốc có nguồn gốc từ thực vật: hạt mã tiền, rễ cây ba gạc, cây thuốc lá...
- Thuốc có nguồn gốc động vật: mật gấu, cao hổ cót, Insulin chiết từ phổi, tụy
bò, lợn...
- Thuốc từ khoáng vật, kim loại: Thủy ngân, đồng, sắt
- Thuốc từ các vi sinh vật, xạ khuẩn: các loại thuốc kháng sinh
1.2.2. Từ tổng hợp
1.2.3. Từ bán tổng hợp
1.3. Một số điều về thuốc cần biết khi sử dụng
Khi sử dụng một loại thuốc bất kỳ, cần quan tâm đến các nội dung sau:
- Thành phần: Gồm hoạt chất và các tá dược.
Ví dụ, thuốc có tên biệt dược là zentel hoặc albendazol trong thành phần ghi
hoạt chất chính là albendazole là thuốc trị giun sán và thêm khá nhiều tá dược
để tạo thành thuốc viên nén. Ta cần biết tên hoạt chất vì đây chính là tên thuốc
dùng cho việc điều trị. Có rất nhiều tên biệt dược có chứa cùng một hoạt chất,
nếu không để ý sẽ tưởng đó là các loại thuốc khác nhau, uống vào sẽ dẫn tới

ngộ độc (do dùng quá liều).
- Chỉ định: Là phần ghi những trường hợp dùng thuốc. Có thể ghi trường hợp
bệnh hoặc ghi trị tác nhân bệnh (trị giun đũa, giun kim, giun móc) hoặc dùng để
dự phòng. Cần đọc phần này để xem thuốc có phù hợp với bệnh đang được điều
trị hay không.
- Cách dùng - Liều dùng:
Ghi cách dùng thuốc như thế nào như: ngậm dưới lưỡi, uống hoặc tiêm bắp,
5


tiêm tĩnh mạch...
Còn liều được ghi: liều dùng cho 1 lần, liều trong 24 giờ (tức trong một ngày).
Liều cho một đợt điều trị. Thí dụ: Thuốc được ghi: 500 mg x 3 lần/ngày, trong
10 ngày, có nghĩa là mỗi lần dùng 500 mg thuốc (thường là uống 1 viên chứa
500 mg hoạt chất), dùng 3 lần trong ngày, dùng trong 10 ngày liên tiếp.
- Chống chỉ định: Phải hiểu là “chống chỉ định tuyệt đối”, tức là không vì lý do
nào đó được linh động dùng thuốc.
- Lưu ý - Thận trọng: Có thể được xem là “chống chỉ định tương đối” nghĩa là
có những trường hợp không được dùng thuốc nhưng không cấm hoàn toàn.
- Tác dụng phụ (hoặc tác dụng ngoại ý): Là phần ghi những tác dụng xảy ra
ngoài ý muốn. Ví dụ: Một số thuốc dùng trong bệnh lý tim mạch uống vào là
gây ho khan hoặc có thuốc làm cho phân có màu đen, làm nước tiểu có màu
vàng, màu xanh, màu đỏ... Một số tác dụng phụ của thuốc thường hay gặp: đau
bụng vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt... thường
các tác dụng phụ này sẽ mất đi khi ngừng dùng thuốc.
- Tương tác thuốc: Là phần ghi thuốc sẽ dùng nếu dùng cùng lúc với một số
thuốc khác sẽ bị các phản ứng bất lợi. Ví dụ, aspirin nếu dùng chung với các
thuốc giảm đau chống viêm không steroid sẽ đưa đến tương tác thuốc dễ làm
tổn hại niêm mạc dạ dày.
- Hạn dùng: Được ghi trên bao bì (nhãn thuốc, vỉ thuốc, lọ thuốc hoặc hộp giấy

đựng lọ thuốc). Hạn dùng được định nghĩa là “khoảng thời gian sử dụng ấn định
cho một lô thuốc (thuốc được sản xuất theo lô), sau thời hạn này thuốc đó
không còn giá trị sử dụng”. Như vậy nếu đọc trên nhãn thuốc hoặc bao bì: HD
(hoặc exp): 30 tháng 6 năm 2004, có nghĩa là trong suốt thời gian từ lúc thuốc
6


xuất xưởng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2004 thuốc có giá trị sử dụng, đến
ngày 1-7-2004 thuốc quá hạn dùng không còn giá trị, không được sử dụng.

CHƯƠNG 2: DƯỢC LỰC HỌC
Mục tiêu:
Học xong chương này, người học có khả năng:
- Hiểu được hoạt động của thuốc trong cơ thể
- Suy luận được các trường hợp cụ thể để dùng một thuốc nào đó từ tác dụng của
chúng.
2.1. Khái niệm về dược lực học
Dược lực học nghiên cứu tác dụng của thuốc lên cơ thể sống, giải thích cơ chế
của các tác dụng sinh hóa và sinh lý của thuốc.
2.2. Tác dụng của thuốc
Khi vào cơ thể, thuốc có thể có 4 cách tác dụng sau:
2.2.1. Tác dụng tại chỗ và toàn thân
- Tác dụng tại chỗ là tác dụng ngay tại nơi thuốc tiếp xúc, khi thuốc chưa được hấp
thu vào máu: thuốc sát khuẩn ngoài da, thuốc làm săn niêm mạc (tani n), thuốc bọc
niêm mạc đường tiêu hóa (kaolin, hydroxyd nhôm).
- Tác dụng toàn thân là tác dụng xẩy ra sau khi thuốc đã được hấp thu vào máu qua
đường hô hấp, đường tiêu hóa hay đường tiêm: thuốc mê, thuốc trợ tim, thuốc lợi
niệu. Như vậy, tác dụng toàn thân không có nghĩa là thuốc tác dụng khắp cơ thể mà
chỉ là thuốc đã vào máu để "đi" khắp cơ thể.
Tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân có thể gây hiệu quả trực tiếp hoặc gián tiếp: tiêm tubocurarin vào tĩnh mạch, thuốc trực tiếp tác dụng lên bản vận động làm liệt cơ vân

7


và gián tiếp làm ngừng thở do cơ hoành và cơ liên sườn bị liệt chứ không phải thuốc
ức chế trung tâm hô hấp.
Mặt khác, tác dụng gián tiếp còn có thể thông qua phản xạ: khi ngất, ngửi ammoniac,
các ngọn dây thần kinh trong niêm mạc đường hô hấp bị kích thích, gây phản xạ kích
thích trung tâm hô hấp và vận mạch ở hành tủy, làm đối tượng bệnh hồi tỉnh.
2.2.2. Tác dụng chính và tác dụng phụ
- Tác dụng chính là tác dụng để điều trị
- Ngoài tác dụng điều trị, thuốc có thể còn gây nhiều tác dụng khác, không có ý nghĩa
trong điều trị, được gọi là tác dụng không mong muốn, tác dụng dụng ngoại ý
(adverse drug reactions-ADR).
Các tác dụng ngoại ý có thể chỉ gây khó chịu (buồn nôn, mất ngủ), gọi là tác dụng
phụ; nhưng cũng có thể gây phản ứng độc hại (ngay với liều điều trị) như xuất huyết
tiêu hóa, giảm bạch cầu, tụt huyết áp thế đứng...
Thí dụ: aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm (tác dụng chính), nhưng gây
chảy máu tiêu hóa (tác dụng độc hại). Nifedipin, thuốc chẹn kênh calci dùng điều trị
tăng huyết áp (tác dụng chính), nhưng có thể gây nhức đầu, nhịp tim nhanh (tác dụng
phụ), ho, phù chân, tăng enzym gan, tụt huyết áp (tác dụng độc hại).
Trong điều trị, thường phối hợp thuốc để làm tăng tác dụng chính và giảm tác dụng
không mong muốn. Thí dụ uống thuốc chẹn β giao cảm cùng với nifedipin sẽ làm
giảm được tác dụng làm tăng nhịp tim, nhức đầu của nifedipin. Cũng có thể thay đổi
đường dùng thuốc như dùng thuốc đặt hậu môn để tránh tác dụng khó uống, gây buồn
nôn.
2.2.3. Tác dụng hồi phục và không hồi phục
- Tác dụng hồi phục: sau tác dụng, thuốc bị thải trừ, chức phận của cơ quan lại trở về
bình thường. Sau gây mê để phẫu thuật, người bệnh lại có trạng thái bình thường, tỉnh
táo.
8



- Tác dụng không hồi phục: thuốc làm mất hoàn toàn chức ph ận của tế bào, cơ quan.
Thí dụ: thuốc chống ung thư diệt tế bào ung thư, bảo vệ tế bào lành; thuốc sát khuẩn
bôi ngoài da diệt vi khuẩn nhưng không ảnh hưởng đến da; kháng sinh
cloramphenicol có tai biến gây suy tủy xương.
2.2.4. Tác dụng chọn lọc
Tác dụng chọn l ọc là tác dụng điều trị xẩy ra sớm nhất, rõ rệt nhất. Thí dụ aspirin
uống liều 1 – 2 g/ ngày có tác dụng hạ sốt và giảm đau, uống liều 4 - 6 g/ ngày có cả
tác dụng chống viêm; digitalis gắn vào tim, não, gan, thận... nhưng với liều điều trị,
chỉ có tác dụng trên tim; albuterol (Salbutamol- Ventolin) kích thích chọn lọc receptor
β2 adrenergic...
Thuốc có tác dụng chọn lọc làm cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn,
tránh được nhiều tác dụng không mong muốn.
2.3. Tương tác thuốc
* Tác dụng hiệp đồng của thuốc.
Hai hay nhiều loại thuốc khi phối hợp với nhau sẽ làm tăng tác dụng của nhau,
tăng hiệu quả điều trị.
Vd: Khi phối hợp giữa Peniicillin với Novacain sẽ làm tăng khả năng hấp thu thuốc
* Tác dụng đối lập.
Khi phối hợp 2 hay nhiều loại thuốc có tính chất đối kháng nhau sẽ dẫn đến làm
giảm tác dụng của thuốc
Áp dụng trong các thuốc giải độc gây ngộ độc
Vd: Pilocapin làm co cơ vòng mắt, dãn đồng tử. Adrenalin gây dãn đồng tử mắt

9


CHƯƠNG 3: DƯỢC ĐỘNG HỌC
Mục tiêu:

Học xong chương này, người học có khả năng:
- Hiểu được số phận của thuốc, tính từ lúc đưa thuốc vào cơ thể đến khi thuốc được
loại thải ra khỏi cơ thể.
- Biết chọn con đường đưa cho từng loại thuốc, để phù hợp với tính chất và tác dụng
mong muốn.
3.1. Khái niệm về dược động học
Dược động học nghiên cứu số phận của thuốc khi đi vào cơ thể.
Có 4 quá trình thể hiện số phận của thuốc trong cơ thể: hấp thu, phân bố, biến đổi,
thải trừ.
3.2. Con đường cho thuốc
3.2.1. Khái niệm
Con đường cho thuốc là vị trí và cách thức đưa thuốc vào cơ thể, có thể bằng
đường tiêu hóa hoặc ngoài đường tiêu hóa như tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh
mạch, …
3.2.2. Quá trình hấp thu thuốc ở vật nuôi
Thuốc muốn được hấp thu, trước hết phải được giải phóng và hòa tan từ dạng
thuốc đã sử dụng. Những đặc điểm lý - hóa của hoạt chất và dung môi, nhữnanhg đặc
điểm vị trí cho thuốc (pH, thành phần ion…) cùng đồng thời tác động lên quá trình
hấp thu thuốc.

10


Quá trình hấp thu là quá trình thuốc xâm nhập vào dòng máu. Có nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ hấp thu. Đó là: quy luật chuyển vận qua màng, các
đặc điểm lý hóa của thuốc (như dạng thuốc, độ to nhỏ của các tiểu phần thuốc, độ hòa
tan, sự tách khỏi tá dược …), phương pháp sử dụng và đặc điểm tuần hoàn máu ở tổ
chức nơi cho thuốc.
3.2.2.1. Hấp thu thuốc trong đường tiêu hóa
- Ở vật nuôi, sự hấp thu thuốc ở khoang miệng và thực quản không có ý nghĩa

- Ở dạ dày: Dạ cỏ của đại gia súc (trâu, bò) có dung tích lớn, chất chứa trong dạ dày
hàng trăm lít, có tác dụng pha loãng thuốc, làm hạn chế hấp thu thuốc.
Với loài nhai lại, chỉ cho uống thuốc trong những trường hợp cần thiết như thuốc bảo
vệ gan, thuốc tẩy.
Với dạ dày đơn và dạ múi khế ở loài nhai lại thì các chất hòa tan trong lipit và axit
yếu được hấp thu ở đây.
- Ở ruột non: có diện tích bề mặt lớn, tuần hoàn máu cục bộ ở đây mạnh hơn ở dạ dày,
những thuốc kiềm yếu được hấp thu tốt ở đây, còn thuốc axit yếu sẽ bị ion hóa nên
không hấp thu ở đây.
- Ở ruột già: niêm mạc ruột già có cả 2 khả năng là hấp thu và thải trừ thuốc.
Khả năng hấp thu thuốc ở đây rất quan trọng vì thuốc vào vòng tuần hoàn không phải
qua gan, nồng độ không bị giảm, có thể thụt hoặc dùng viên đặt.
3.2.2.2. Hấp thu thuốc ngoài đường tiêu hóa
Khi cho thuốc qua đường tiêu hóa, không đảm bảo hiệu lực đầy đủ hoặc ít. Khi
cần có tác dụng nhanh, ta phải chọn cách cho thuốc ngoài đường tiêu hóa. Đó là các
phương pháp tiêm dưới da (Sc), tiêm bắp (im), tiêm tĩnh mạch (iv), tiêm vào xoang
bụng (ip), tiêm vào bao khớp, bơm thuốc vào bầu vú, bơm vào âm đạo, bơm vào tử
cung, đưa thuốc vào đường hô hấp, …
Còn các đường đưa thuốc khác chủ yếu là điều trị cục bộ: bôi, đắp … thuốc lên da,
niêm mạc (đôi khi có tác dụng toàn thân)
11


3.3. Sự phân bố và thải trừ
3.3.1. Khái niệm
Quá trình thuốc từ máu tuần hoàn đi vào tổ chức khí quan của cơ thể được gọi
là phân bố thuốc.
3.3.2. Sự liên kết của thuốc trong máu
3.3.3. Sự phân bố của thuốc trong tổ chức
Động học của sự phân bố thuốc phụ thuộc vào liều luwongj, phương pháp cho

thuốc, tuần hoàn máu ở tổ chức khí quan, độ hòa tan trong Lipit, hắng số pKa, khả
năng gắn giữa thuốc và Protein huyết tương, giữa thuốc và các tiểu phần sinh học bên
trong tế bào.
Các thuốc có phân tử lớn tồn tại lâu trong khu vực ngoại bào. Các thuốc có liên
kết mạnh với Protein huyết tương sẽ chỉ giải phóng chậm chạp, với một lượng ít thuốc
trở lại dạng tự do trong máu. Điều này làm giảm tác dụng của thuốc đã cho nhưng làm
tăng tính dự trữ của thuốc đó.
Các tổ chức có máu đi qua nhiều (như gan, thận, phổi) sẽ có nồng độ thuốc cao
hơn các tổ chức khí quan khác.
Thuốc cũng được phân bố trong các khu vực nhiều nước (như huyết tương,
dịch xoang…). Tỷ lệ nước của cơ thể các loài vật khác nhau, các lứa tuổi khác nhau là
rất khác nhau, do đó sự phân bố thuốc, tác dụng của thuốc có liên quan đến yếu tố
loài/ giống vật nuôi, mức độ trưởng thành của vật nuôi.
Các thuốc có tính kiềm, hòa tan trong Lipit sẽ khuyếch tán tốt hơn từ máu vào
sữa.
Trong tổ chức mỡ, các thuốc hòa tan tốt trong Lipit sẽ được tích lũy nhiều.
Các thuốc liên kết tạo phức với Canxi ( như Tetracyclin) sẽ lắng đọng trong
xương, răng.

12


3.4. Liều lượng và liệu trình
3.4.1. Liều lượng
Liều lượng thuốc là số lượng thuốc cấp vào cơ thể trong một lần, tính cho 1kg
thể trọng/ lần.
Tuy nhiên phần lớn các thuốc hiện đang lưu hành trên thị trường thường người ta hay
dùng liều/ 10kg thể trọng/ lần cho người chăn nuôi dể tính toán.
3.4.2. Liệu trình
Liệu trình dùng thuốc bao gồm 2 yếu tố:

- Khoảng cách giữa 2 lần cấp thuốc (hoặc số lần dùng trong ngày).
- Số ngày phải dùng thuốc.

13


CHƯƠNG 4: THUỐC KHÁNG SINH
Mục tiêu:
Học xong chương này, người học có khả năng:
- Phân biệt được thế nào là thuốc kháng khuẩn, mục đích dùng thuốc
- Biết ứng dụng thuốc trong từng trường hợp nhiễm trùng cụ thể
4.1. Khái niệm
Thuốc kháng sinh là các chất có nguồn gốc tự nhiên và hoặc được tổng hợp bằng
con đường hóa học, có khả năng ức chế hoặc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh ngay ở
nồng độ thấp. Ở liều điều trị, không hoặc ít độc đối với cơ thể vật chủ. Một số còn có
tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
4.2. Phân loại thuốc kháng sinh
Có nhiều cách phân loại thuốc kháng sinh:
- Phân loại theo cấu trúc hóa học và tác dụng dược lý
- Phân loại theo công dụng chính
- Phân loại theo độ pH
- Phân loại theo nguồn gốc
4.2.1. Phân loại theo cấu trúc hóa học và tác dụng dược lý
Theo cấu trúc hóa học và tác dụng dược lý, thuốc kháng sinh được phân thành
các nhóm:
- Beta – lactamine
- Aminoglycoside
- Phenicol
- Tetracyclin
- Macrolid

- Polypeptide
14


- Lincosamide
- Thuốc tác dụng kiểu kháng sinh: Sulfamid, các Quinolon, Nitro – imidazol, các dẫn
xuất Nitrofuran.
4.2.2. Phân loại theo công dụng chính
- Kháng sinh chống vi khuẩn
- Kháng sinh chống virus
- Kháng sinh chống nấm
Sự phân loại này chỉ có ý nghĩa về lâm sang.
4.2.3. Phân loại theo độ pH
- Các kháng sinh mang tính acid
- Các kháng sinh mang tính kiềm
4.3. Các nhóm và thuốc cụ thể
4.3.1. Nhóm Bêta – Lactamine
- Là nhóm thuốc có tác dụng diệt khuẩn
- Gồm một số thuốc thông dụng sau: Penicillin, Ampicillin, Amoxycillin Cephalexin,
Ceftiofur …
Penicillin có tác dụng tốt để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết
niệu gây nên bởi các vi khuẩn Gram (+) như Staphylococcus, Streptococcus,
Erysipelothrix, Clostridium,Bacillus, Treponema, Leptospira ,...và một vài vi khuẩn
Gram (-) như Pasteurella,...Penicillin được chỉ định trong điều trị các bệnh: Đóng dấu
lợn, nhiệt thán, viêm hổi, viêm bàng quang, viêm phúc mạc, viêm nội mạc tử cung,
vết thương nhiễm trùng, mụn nhọt, …
Ampicillin có tác dụng với các vi khuẩn Gram (+) và yếm khí nhưng hiệu lực
kém hơn Penicillin G. Thuốc có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn Gram (-) như
E.coli, Salmonella, Pasteurella,... Ampicillin được chỉ định điều trị các bệnh (do các
vi khuẩn mẫn cảm với Ampicillin) ở đường hô hấp, tiết niệu và tiêu hóa.

15


Amoxycillin có ứng dụng điều trị giống như Ampicillin, hấp thu tốt hơn
Ampicillin. Thuốc có phổ tác dụng rộng dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng ở các loài
gia súc như: nhiễm trùng máu, viêm vú, viêm tử cung, mất sữa, viêm da, viêm khớp,
viêm đường hô hấp, đường tiêu hoá. Trị bệnh tụ huyết trùng, Lepto, sẩy thai truyền
nhiễm...
Ceftiofur điều trị các bệnh do vi khuẩn Gram (-) gây ra ở lợn: Đặc trị hội
chứng hô hấp do Actinobacillus , tụ huyết trùng, phó thương hàn, viêm phổi, viêm tử
cung, viêm vú.
4.3.2. Aminoglycosid (AG)
- Là nhóm thuốc có tác dụng diệt khuẩn ( trừ Spectiomycin có tác dụng kìm khuẩn)
- Gồm một số thuốc thông dụng sau:Streptomycin, Neomycin, Gentamycin,
Kanamycin, Spectiomycin, Apramycin, ...
Streptomycin là loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside, tác dụng
với nhiều vi khuẩn Gram (-) và một số loại vi khuẩn Gram (+) gây bệnh đường tiêu
hóa và đường hô hấp ở gia súc, gia cầm.
Trong thú y, thường ít sử dụng riêng một mình Streptomycin, nên phối hợp với
Penicillin. Penicillin và Streptomycin phối hợp sẽ có tác dụng hiệp đồng tốt để điều trị
các vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa, hô hấp (viêm phổi), các dạng nhiễm trùng
huyết, viêm tử cung, viêm vú, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh tụ huyết trùng, bệnh
xoắn khuẩn, bệnh xạ khuẩn.
Neomycin dùng điều trị và điều trị dự phòng các trường hợp nhiễm khuẩn
đường tiêu hóa do E.coli và các vi khuẩn đường ruột khác. Dùng điều trị viêm vú,
viêm tử cung do các vi khuẩn Gram (-) và tụ cầu gây nên (có thể phối hợp với các
tetracycin)
Gentamycin dùng điều trị viêm phổi, viêm tử cung, viêm vú, nhiễm khuẩn
đường dẫn niệu. Dùng điều trị dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật sản khoa, ngoại
khoa.

16


Kanamycin dùng điều trị các bệnh đường hô hấp, tiết niệu do vi khuẩn Gram
(-) và tụ cầu vẫn còn mẫn cảm với Kanamycin. Dùng điều trị hoặc phối hợp với
Penicillin. Điều trị viêm vú bằng hỗn hợp Kanamycin Penicillin.
4.3.3. Phenicol
Thuốc có phổ tác dụng rộng nhưng có nhiều độc hại nguy hiểm cho vật nuôi và có hại
cho người tiêu dùng nên một số thuốc ở nhóm này đã bị cấm sử dụng trong thú y.
- Gồm một số thuốc Chloramphenicol, Tiamphenicol, Florphenicol ...
Chloramphenicol có phổ tác dụng rất rộng, tác dụng với rất nhiều vi khuẩn
Gram (+) và (-), hiều khí và yếm khí, với Ricketsia, Spirochaeta, Clamidia. Do thuốc
chậm đào thải và gây những tác hại về mặt vệ sinh an toàn thực phẩm là thịt, sữa,
trứng nên nhiều nước đã cấm sử dụng trong thú y. Ở Việt Nam từ năm 1994 đã chính
thức cấm, không có trong danh mục thuốc thú y được phép sản xuất, lưu thông và sử
dụng.
Tiamphenicol có phổ kháng khuẩn tương tự nhưng không độc như
Chloramphenicol và có dược lực kém hơn Chloramphenicol. Thú y nhiều nước không
sử dụng.
Florphenicol có phổ tác dụng tương tự Chloramphenicol, hấp thu tốt, nhanh,
tác dụng điều trị toàn thân tốt. Ứng dụng điều trị bệnh đường hô hấp khi nhiễm trùng
kế phát hoặc bị đa nhiễm, cũng dùng điều trị viêm vú.
Ở Việt Nam, 2 – 3 năm qua, các công ty sản xuất thuốc thú y dùng nhiều
Tiamphenicol, khuyến cáo nên thay bằng Florphenicol có giá trị hơn.
4.3.4. Tetracyclin
- Là kháng sinh hoạt phổ rộng, tác dụng với rất nhiều loại vi khuẩn Gram (+) và Gram
(-), ứng dụng điều trị các bệnh xoắn khuẩn, tụ huyết trùng, viêm xong mũi lợn, viêm
phổi do Mycolasma. Điều trị bệnh do E.coli và Salmonella cần thử kháng sinh đồ để
chắc chắn vi khuẩn còn mẫn cảm với thuốc.
17



- Gồm một số thuốc thông dụng sau: Oxytetracyclin (được sử dụng rộng rãi nhất),
tetracyclin, doxycyclin.
4.3.5. Macrolid
- Kháng sinh có tác dụng chủ yếu với các vi khuẩn Gram (+), Mycolasma, các vi
khuẩn hiếu khí. Các vi khuẩn Gram (-) yếm khí, tác dụng kém.
- Gồm một số thuốc thông dụng sau: Erythromycin, Tylosin, Tiamulin, …
Erythromycinlà thuốc ưu tiên khi điều trị các bệnh do các chủng
Staphylococcus và Streptococcus đã kháng penicillin, điều trị hiệu quả bệnh viêm
phổi ở ngựa (nên phối hợp với aminopenicillin), điều trị bệnh Mycoplasmosis, tụ
huyết trùng ở bò, cừu, viêm vú cấp tính ở bò sữa.
Tylosin tác dụng tốt với vi khuẩn Gram (+), Mycoplasma, tác dụng tốt hơn
Erythromycin nhưng không tác dụng với vi khuẩn Gram (-). Ứng dụng quan trọng
nhất là phòng và trị các bệnh do Mycoplasma ở gia cầm, ở lợn dùng phổ biến để
phòng chống bệnh Suyễn lợn, điều trị hồng lỵ. Khi điều trị hồng lỵ, suyễn nên phối
hợp với Sulfamid.
Tiamulin tác dụng mạnh với Mycoplasma, Leptospira. Cũng tác dụng với các
vi khuẩn Gram (+) như Staphylococcus, Streptococcus và các vi khuẩn yếm khí. Là
thuốc tốt nhất điều trị Mycoplasmosis (gây viêm phổi, viêm khớp) ở lợn.
4.3.6. Lincosamid
Lincomycin tác dụng với rất nhiều vi khuẩn Gram (+) và Mycoplasma và các
vi khuẩn hiếu khí khác. Không tác dụng với các cầu khuẩn đường ruột, các vi khuẩn
Gram (-). Ứng dụng điều trị bệnh đường hô hấp ở chó, mèo do S.aureus, bệnh hồng lỵ
ở lợn, Mycoplasma ở gia cầm, viêm ruột hoại tử (cho uống), viêm phổi và viêm khớp
do Mycoplasma ở lợn con và bê.

18



4.3.7. Polypeptide
Colistin chỉ tác dụng với vi khuẩnGram (-), có tác dụng điều trị bệnh viêm ruột
tiêu chảy, viêm dạ dày ruột, phù thủng, viêm thận, viêm vú, viêm tử cung, viêm đa
khớp, viêm phổi, viêm bàng quang. Điều trị vi khuẩn E.coli rất hiệu quả.
4.3.8. Thuốc tác dụng kiểu kháng sinh (Sulfamide, Quinolon)
Sulfamide: Điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hô hấp, tụ huyết trùng gia
cầm, dự phòng và điều trị cầu trùng. Điều trị tụ huyết trùng ở thỏ.
Quinolon: Gồm có Flumequin, Norfloxacin, Enrofloxacin
Flumequin: Tác dụng tốt với nhiều vi khuẩn Gram (-) như E.coli, P.multocida,
Salmonella, Haemophilus...Không tác dụng với Mycoplasma, Streptococcus.
Norfloxacin: Có phổ tác dụng rộng hơn và cường độ tác dụng mạnh hơn Flumequin,
đặc biệt tác dụng tốt với các vi khuẩn E.coli, P.multocida, Salmonella, Haemophilus,
Letospira. Thuốc cũng có tác dụng tốt với các vi khuẩn Gram (+) hiếu khí,
Mycoplasma. Đại đa số các vi khuẩn yếm khí kháng lại Norfloxacin.
Enrofloxacin: Ngoại trừ các vi khuẩn yếm khí, hầu hết các vi khuẩn Gram (+),Gram
(-) đều mẫn cảm tốt với thuốc, các Mycoplasma mẫn cảm ít hơn. Ứng dụng điều trị
bệnh do E.coli có hiệu quả, điều trị suyễn lợn, viêm phổi dính màng ngực, hội chứng
MMA, bệnh thương hàn, phó thương hàn.

19


CHƯƠNG 5: THUỐC TRỊ KÝ SINH TRÙNG
Mục tiêu:
Học xong chương này, người học có khả năng:
- Phân biệt được các thuốc trị nội, ngoại ký sinh trùng
- Biết lựa chọn thuốc dùng cho từng trường hợp cụ thể
5.1. Khái niệm về ký sinh trùng
Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ trên các sinh vật khác đang sống để
chiếm đoạt chất dinh dưỡng của sinh vật sống đó để sống và phát triển. Những sinh

vật đó có thể là động vật hoặc thực vật.
Ví dụ: Giun đũa sống trong ruột người, lấy chất dinh dưỡng để sống.
Trong quá trình sống, ký sinh trùng đó có thể ký sinh trên một vật chủ gọi là ký
sinh trùng đơn ký hoặc đơn thực. Những ký sinh vật phải sống nhờ trên nhiều vật chủ
gọi là ký sinh vật đa ký và đa thực.
Ví dụ:
Giun đũa chỉ ký sinh trên một vật chủ là người gọi là ký sinh vật đơn ký.
Sán lá gan: Trong quá trình sống và phát triển phải qua nhiều vật chủ (qua ốc, cá,
người) gọi là ký sinh vật đa ký.
5.2. Thuốc trị ngoại ký sinh trùng
5.2.1. Cơ chế tác dụng
Thuốc trị ngoại ký sinh trùng có thể có tác dụng diệt chết ký sinh trùng, làm
thay đổi phương thức sống, tác động lên hệ hô hấp, tiêu hóa ... của ký sinh trùng. Có
thuốc tác động trực tiếp lên cơ thể ký sinh trùng – gây độc trực tiếp. Có thuốc thấm
vào máu, vào dịch nội ngoại tế bào vật chủ, khi ký sinh trùng hút máu của vật chủ sẽ
nhận thuốc và chết. Có thuốc dùng dạng xông khói (chống ngoại ký sinh trùng ở ong

20


mật) hoặc dạng bột siêu mịn làm bịt lấp lỗ thở của ký sinh trùng (chống Varoa,
Tropilaelaps ở ong mật). Có thuốc chỉ có tác dụng xua đuổi ký sinh trùng.
5.2.2. Một số loại thuốc trị ngoại ký sinh trùng thường dùng
* Lindan
- Thuộc hợp chất Clo hữu cơ, nhóm hexachlorocyclohexan. Là chất ít gây tồn đọng
trong môi trường. Dung dịch ở nồng độ 75%, Lindan xâm nhập dễ dàng vào lông da
của gia súc, gia cầm.
- Tác dụng: Diệt ghẻ, ve, bọ chét, mạt, rận ... bằng cách ngâm, phun xịt, đắp nơi có kí
sinh. Nên thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều mát và lặp lại sau 10 – 14 ngày.
* Coumaphos

- Là tinh thể không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ.
- Tác dụng: Kiểm soát tất cả các giai đoạn của ve ở đại gia súc, lợn, chó. Ngoài ra còn
có tác động đến giun tròn.
- Cách sử dụng: Nhúng hoặc phun xịt
Thuốc có độc tính cao nên tránh tiếp xúc với niêm mạc, da tay, thức ăn nước uống.
* Amitraz
- Là tinh thể màu vàng nhạt, tan kém trong nước, tan hoàn toàn trong dung môi hữu
cơ.
- Tác dụng: Diệt ve, bọ chét ở trâu bò, dê cừu, lợn, chó mèo, đặc biệt ghẻ Demodex và
Sarcoptes ở chó mèo.
- Cách sử dụng: Phun xịt, thoa lên vùng nhiễm ký sinh trùng.
Thuốc tương đối độc nên khi dùng phải thận trọng, tránh tiếp xúc với da, niêm mạc,
thức ăn, nước uống.
* Foxym
- Thuốc ở dạng dung dịch, ít độc với loài máu nóng
- Tác dụng: Điều trị ghẻ, ve, bọ chét ở ngựa, bò, lợn, chó, thỏ
- Cách dùng: Chà sát, bôi
21


5.3. Thuốc trị nội ký sinh trùng
5.3.1. Cơ chế tác dụng
Làm tổn hại đến chức năng hoạt động thần kinh – cơ hoặc quá trình trao đổi chất, sản
sinh năng lượng của ký sinh trùng, từ đó đem lại tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng.
5.3.2. Thuốc trị sán dây
* Niclosamid
- Thuộc nhóm chất hữu cơ tổng hợp, bột vàng nhạt, không vị, không tan trong nước
nhưng tan trong cồn.
- Phổ tác dụng: Sán dây loài nhai lại (Moniezia), sán dây chó mèo (Taenia,
Dipylidium), sán dây gia cầm (Raillietia)

- Độc tính: Khoảng an toàn rộng (liều gây độc > 40 lần liều điều trị ở trâu bò), không
ảnh hưởng xấu đến động vật mang thai trong suốt thai kỳ. Khá độc đối với ngỗng.
- Thường được phối hợp với các thuốc trị giun tròn: Pyrantel, Levamisole,
Oxibendazole để mở rộng phổ tác dụng.
* Praziquantel
- Tinh thể không màu, không mùi, tan trong các dung môi hữu cơ. Được hấp thu hoàn
toàn và nhanh chóng vào đường tiêu hóa, phân bố đến khắp các cơ quan (cơ, não,
xoang bụng, ruột, túi mật ...). Chuyển hóa ở gan và bài thải qua nước tiểu.
- Phổ tác dụng; Có hiệu quả trên cả sán dây trưởng thành và ấu trùng của các loài gia
súc. Tiêu diệt một số sán lá (sán lá ruột lợn Fasciolopsis buski, sán lá tụy tạng cừu
Eurytrema pancreaticum, sán lá ở cá)
- Độc tính: Khoảng an toàn tương đối rộng (liều gây độc > 5 lần liều điều trị ở chó
mèo). Có thể dùng cho động vật mang thai.
5.3.3. Thuốc trị sán lá
* Oxyclozanide

22


- Dạng tinh thể màu trắng, không tan trong nước. Phân bố nhiều ở gan, thận, ruột. Bài
thải nhanh qua mật.
- Phổ tác dụng: Rất có hiệu quả để tiêu diệt sán lá gan nhưng kém hiệu quả trên sán lá
dạ cỏ và chỉ có hiệu quả trên sán lá trưởng thành.
- Độc tính: Thấp. Liều gây độc > 6 lần liều điều trị. Không ảnh hưởng khi dùng cho
động vật mang thai. Tồn lưu ít nên thời gian ngưng thuốc trước khi giết mổ ngắn và
không cần ngưng trước khi dùng sữa.
* Closantel
- Là chất bột trắng không tan trong nước, bài thải qua mật
- Có tác dụng trên sán lá gan dạng trưởng thành và chưa trưởng thành. Diệt được giun
trong hút máu (Heamonchus contortus), giun móc chó.

- Độc tính thấp, tồn dư trong súc sản ít, không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh sản của
thú.
* Nitroxinil
- Là chất bột vàng tan trong nước, có thể dùng đường uống nhưng tiêm dưới da là
đường cấp thuốc hiệu quả nhất
- Có hiệu quả tốt trong điều trị sán lá gan dạng trưởng thành và chưa trưởng thành, có
hiệu quả hơn Ivermectin và Benzimidazole trong điều trị Heamoncus. Tuy nhiên cũng
không diệt được sán lá dạ cỏ Paramphistomum.
- Bài thải rất chậm nên thời gian ngưng thuốc trước khi dùng thịt là 2 tháng và không
dùng cho bò sữa đang cung cấp sữa cho tiêu dùng.
5.3.3. Thuốc trị giun tròn
5.3.3.1. Nhóm Benzimidazol
- Đây là nhóm thuốc quan trọng, có nhiều giá trị hiện nay vì phổ chống ký sinh trùng
rộng, không chỉ tác dụng lên giun trưởng thành mà cả lên trứng, ấu trùng của giun.

23


- Thuốc đầu tiên của nhóm này được sản xuất năm 1961 là Benzimidazol. Sau đó có
các thuốc ít độc với cơ thể vật chủ hơn, hiệu lực cao hơn là: Albendazol, Fenbendazol,
Flubendazol, Cambendazol, Mebendazol, Oxfendazol, Oxybendazol, Parbendazol, ...
- Phổ tác dụng:
Trên trâu bò: trị được giun phổi, giun tóc, một số sán dây, sán lá (albendazol,
fenbendazol)
Trên lợn: trị giun đũa, giun tóc, giun dạ dày, giun phổi, giun kết hạt, giun thận
Trên chó: trị giun đũa, giun móc, giun tóc, sán dây Taenia
Trên gia cầm: trị giun tròn và sán dây (Moniezia)
- Độc tính:
Khoảng an toàn rộng: liều gây độc tối thiểu ở trâu bò là 750mg/P (khoảng 100 lần liều
điều trị)

Thời gian ngưng thuốc trước giết mổ hay sử dụng sữa thay đổi từ 6 ngày
(parbendazol) đến 28 ngày (cambendazol).
Chống chỉ định ở gia súc có thai nhất là trong thai kỳ đầu.
5.3.3.2. Levamisole
- Là thuốc thuộc nhóm Imidazothiazole
- Phổ tác dụng: Diệt tất cả các loại giun tròn ký sinh trên đường hô hấp và tiêu hóa
của trâu bò (giun phổi, giun kết hạt), ngựa, lợn (giun đũa, giun phổi, giun kết hạt, giun
thận), chó (giun đũa, giun móc, giun tóc, giun tim) và thú hoang dã.
Không có hiệu quả đối với sán lá, sán dây và nguyên sinh động vật.
- Độc tính: Levamisole có khoảng an toàn hẹp hơn Benzimidazole, liều gây độc gấp 2
– 6 lần liều điều trị.
Thời gian ngưng thuốc trước khi giết mổ và dùng sữa: 48h.
5.3.3.3. Pyrantel
- Là thuốc thuộc nhóm Tetrahydropyrimidine. Hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa
của lợn, chó.
24


- Phổ tác dụng: Rộng, diệt các loại giun tròn kể cả giun trưởng thành, giun chưa
trưởng thành và ấu trùng trên các loài gia súc như lợn (giun đũa, giun kết hạt), trâu bò,
chó (giun móc, giun đũa)
Không có hiệu quả trên giun tóc, giun phổi, giun xoăn dạ dày lợn, giun tim, giun
xoăn, sán dây chó.
- Độc tính: Không độc cho tất cả các loài ở liều gấp 7 lần liều điều trị, dùng được cho
chó ở mọi lứa tuổi kể cả chó mang thai và đang cho sữa.
5.3.3.4. Piperazine
- Phổ tác dụng: Rất có hiệu quả đối với giun đũa và giun kết hạt các loài gia súc, kém
hiệu quả hơn trên giun xoăn. Không có hiệu quả đối với các kí sinh trùng khác. Giun
trưởng thành thường nhạy cảm với thuốc hơn giun non và ấu trùng.
- Độc tính: Khoảng an toàn vừa (liều gây độc > 4 – 7 lần liều điều trị).

5.3.3.5. Nitroscanate
- Là thuốc có hoạt phổ rộng, có hiệu quả diệt trừ giun tròn, giun móc và cả sán dây
(trừ E.granulosus) trên chó. 100% giun bị loại thải sau 24h, ở chó nhỏ sau liều thứ hai.
An toàn cho chó mang thai.
5.3.4. Thuốc trị cả nội và ngoại ký sinh trùng
5.3.4.1. Ivermectin
- Là thuốc trị ký sinh trùng nằm trong nhóm Avermectin có cấu trúc hóa học liên quan
đến vòng Macrolid
- Phổ tác dụng: Rộng, tác động trên cả giun trưởng thành và giun chưa trưởng thành,
tất cả giun tròn đường tiêu hóa và ở phổi, một số ngoại ký sinh ở trâu bò, cừu, ngựa,
lợn; giun tròn đường ruột, ghẻ tai, ghẻ Sarcoptes ở chó; một số giun tròn đường tiêu
hóa và ngoại ký sinh ở gà (mạt, rận, ...)
- Khoảng an toàn rộng: Độc tính xảy ra ở liều lớn gấp 60 – 100 lần liều điều trị tùy
từng loại gia súc và có thể sử dụng cho thú giống, thú mang thai.
5.3.4.2. Milbenmycin oxim
25


×