Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

SKKN kinh nghiệm dạy từ vựng môn tiếng anh 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 3 trang )

Kinh nghiệm dạy từ vựng môn Tiếng Anh 7.
Trương Như Thuần - THCS Lộc Thủy

Trong quá trình giảng dạy môn tiếng Anh lớp 7, học sinh thường gặp nhiều
khó khăn khi học từ vựng, đa phần các em học từ vựng bằng cách đọc từ bằng tiếng
Anh và cố nhớ bằng tiếng Việt, nếu có tập viết thì cũng chỉ mang tính chất đối phó
chứ chưa có ý thức tự kiểm tra lại, để khắc sâu từ mới và vốn từ sẵn có. Vì thế các
em rất nhanh quên và dễ dàng lẫn lộn giữa từ này và từ khác.
Để giúp các em vượt qua những trở ngại đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh
nghiệm dạy từ vựng của mình qua những năm đứng lớp.
1. Quá trình thực hiện.
a. Lựa chọn từ để dạy.
Thông thường trong bài dạy luôn xuất hiện từ mới, song không phải từ nào
cũng đưa vào dạy. Để chọn từ cần dạy, giáo viên xem xét những vấn đề về từ chủ
động và từ bị động. Chúng ta đã biết dạy hai loại từ này hoàn toàn khác nhau. Từ
chủ động liên quan đến 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết ). Đối với loại từ này giáo
viên cần đầu tư thời gian để giới thiệu và cho học sinh luyện tập nhiều hơn.Vói từ bị
động giáo viên chỉ dùng ở mức nhận biết, không cần đầu tư thời gian vào các hoạt
động ứng dụng. Giáo viên cần biết lựa chọn và quyết định từ nào là chủ động, bị
động.
Khi dạy từ mới cần làm rõ 3 yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là: Form, Meaning,
Use.
Đối với từ chủ động ta chỉ cho học sinh biết chữ viết và định nghĩa như từ điển thì
chưa đủ, để cho học sinh biết cách dùng chúng trong giao tiếp, giáo viên cần cho
học sinh biết cách phát âm, nghĩa của từ.
Số lượng từ cần dạy trong bài tùy thuộc nội dung, trình độ học sinh. Không nên dạy
tất cả các từ mới, vì không đủ thời gian cho các hoạt động trên lớp. Trong một tiết
dạy chỉ nên dạy tối đa 6 từ.
Trong khi lựa chọn từ để dạy, giáo viên nên xem xét đến hai điều kiện Từ đó
có cần thiết cho việc hiểu văn bản không? Từ đó có khó so với trình độ của học sinh
không? Nếu từ đó cần thiết cho hiểu văn bản và phù hợp trình độ học sinh thì nó


thuộc nhóm từ tích cực, do đó bạn phải dạy cho học sinh. Nếu từ đó cần thiết cho
hiểu văn bản nhưng khó so với trình độ học sinh thì nó không thuộc nhóm từ tích
cực, do đó bạn nên giải thích rồi cho học sinh hiẻu nghĩa của từ đó ngay. Nếu từ đó
không cần thiết cho hiểu văn bản và cũng không khó lắm thì bạn nên yêu cầu các em
đoán.
b. Các thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới.
Giáo viên có thể dùng một số thủ thuật gợi mở giới thiệu từ mới như sau.
+ Visual ( nhìn ). Cho học sinh nhìn tranh, ảnh, vẽ phác họa, giúp học sinh ngữ hóa
từ một cách nhanh chóng.
Ví dụ: Giáo viên vẽ một chiếc xe để giới thiệu từ " a car "
Giáo viên vẽ một bông hoa để giới thiệu từ " a flower "
+ Mine ( điệu bộ ). Thể hiện qua nét mặt, điệu bộ.
Ví dụ: Diễn tả động từ" jump" ( nhãy ). Giáo viên làm động tác nhãy và hỏi học sinh
" What am I doing ?
+ Realia ( vật thật ) Dùng những dụng cụ trực quan thực tế có được và hỏi What is
this ? What is that ? What are these ? ....


+ Situation/Explanation. Tell me the word in Vietnamese.
+ Example.
Ví dụ: furniture. ( đồ đạc )
Giáo viên đưa ra một số thứ như table, chair, bed,
Giáo viên yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ.
+ Synonym ( đồng nghĩa) / Antonym ( trái nghĩa ) Giáo viên dùng những từ đã học
để giảng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
Ví dụ: intelligent / stupid
+ Translation. Giáo viên dùng những từ tương đương trong Tiếng Việt để giải thích
nghĩa từ trong tiếng Anh. Thủ thuật này dùng để dạy những từ trừu tượng.
Ví dụ. Từ forget. How do you say" quên" in English ?
+ Eliciting questions . Để giới thiệu từ mới, giáo viên dạy cho học sinh theo 04 kỹ

năng: nghe - nói - đọc - viết.
* Nghe: Giáo viên đọc mẫu, học sinh lắng nghe.
* Nói: Giáo viên đọc từ, học sinh đọc lại.
* Đọc: Giáo viên viết từ lên bảng, học sinh đọc từ bằng mắt, bằng miệng.
* Viết: Học sinh viết từ vào vở.
2. Biện pháp tổ chức thực hiện.
a. Các bước tiến hành giới thiệu từ mới.
- Bước giới thiệu bài mới, giới thiệu chủ đề. Đây là bước quan trọng trong việc dạy
từ vựng. Bước này quyết định sự thành công của tiết dạy. Nó sẽ gợi mở cho học sinh
liên tưởng đến những từ sắp học qua chủ điểm vừa mới được giới thiệu.
Thực hiện theo các bước sau.
B1. Nghe. Cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu.
B2. Nói. Sau khi cho học sinh nghe 3 lần. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại. Cần
cho cả lớp nhắc lại rồi gọi cá nhân.
B3. Đọc. Giáo viên viết từ lên bảng, cho học sinh cả lớp đọc theo, rồi cho từng em
đọc.
B4. Viết. Sau khi học sinh đã đọc từ mới chính xác. Giáo viên yêu cầu các em viết từ
vào vở.
B5. Giáo viên hỏi xem có học sinh nào biết nghĩa của từ đó không và yêu cầu 1 em
lên bảng viết nghĩa của từ đó bằng tiếng Việt.
B6. Đánh trọng âm cho từ, phát âm lại những từ mới.
B7. Cho mẫu câu. Học sinh xác định từ loại của từ mới học.
b. Các thủ thuật kiểm tra lại và cũng cố từ mới.
- Dùng Rub out and Remember
- Dủng Slap the board
- Dùng What and Where
- Dùng Matching
- Dùng trò chơi Bingo
- Sử dụng Listen order vocabulary
Những kinh nghiệm bước đầu dạy từ vựng môn tiếng Anh lớp 7 đã đạt kết quả nhất

định, rất mong được trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp.




×