Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI THU HOACH bồi DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CỦA cô HUỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.1 KB, 16 trang )

PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS NGƯ THỦY TRUNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ngư Thủy Trung, ngày 29 tháng 04 năm 2017

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2016-2017
I. CÂU HỎI THU HOẠCH:
1. NỘI DUNG 1
Câu 1: Những căn cứ thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên năm học 20162017?
Căn cứ Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ GD&ĐT về việc
ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên MN, PT và GDTX;
Căn cứ Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành Chương trình BDTX giáo viên trung học cơ sở;
Căn cứ công văn số 698/SGDĐT-GDCN-TX ngày 16/4/2013 của Giám đốc Sở
GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế BDTX giáo viên mầm non, phổ thông và
giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Công văn số 1428/SGDĐT-GDCN-TX ngày 18/7/2016 của Sở GD&ĐT
Quảng Bình về việc hướng dẫn công tác BDTX năm học 2016 - 2017;
Câu 2: Những điểm mới của nhiệm vụ bậc học năm học 2016-2017 so với nhiệm vu
năm học 2015-2016?
- Tích cực đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
trong trường trung học, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.
- Tích cực tham mưu xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
và thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
- Triển khai thực hiện tốt công tác phổ cập bơi an toàn tại các đơn vị.
Câu 3: Nghị quyết đại hội Huyện đảng bộ, tỉnh đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề


cập đến những vấn đề gì của ngành giáo dục?
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo, dạy nghề và phát triển nguồn
nhân lực
Thực hiện có hiệu quả chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn
với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Quan tâm chất lượng giáo dục mũi nhọn,
bảo đảm chất lượng giáo dục đại trà. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút nguồn lực đầu tư mạng lưới trường
lớp, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Đến năm 2020, có 40 - 45% trường mầm
non, 90% trường tiểu học, 70 - 75% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt


chuẩn quốc gia. Nâng cao chất lượng đào tạo của Trường đại học Quảng Bình, Trường
cao đẳng nghề và các trường trung cấp chuyên nghiệp.
Câu 4: Những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của
Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo?
1 - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo
dục và đào tạo
Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo
dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo
của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo
hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học
Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa
đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo
hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng
thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
3- Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo
dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan

Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các
tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận.
Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng
giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng
năng lực học sinh.
4- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập
suốt đời và xây dựng xã hội học tập
Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Thống nhất
tên gọi các trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra. Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp sau trung học
phổ thông, liên thông giữa giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
5- Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất;
tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản
lý chất lượng
Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung và chất
lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo của nước ngoài tại Việt
Nam. Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học - công nghệ
hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo.
6- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và
đào tạo


Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc
phòng và hội nhập quốc tế.Cán bộ quản lý giáo dục các cấp phải qua đào tạo về nghiệp
vụ quản lý.
7- Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội;
nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo
Đối với giáo dục mầm non và phổ thông, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, phát
triển các cơ sở giáo dục công lập và có cơ chế hỗ trợ để bảo đảm từng bước hoàn thành

mục tiêu phổ cập theo luật định.
Đối với giáo dục đại học và đào tạo nghề nghiệp, tập trung đầu tư xây dựng một
số trường đại học, ngành đào tạo trọng điểm, trường đại học sư phạm. Minh bạch hóa
các hoạt động liên danh, liên kết đào tạo, sử dụng nguồn lực công ; bảo đảm sự hài hòa
giữa các lợi ích với tích luỹ tái đầu tư.
8- Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt
là khoa học giáo dục và khoa học quản lý
Quan tâm nghiên cứu khoa học giáo dục và khoa học quản lý, tập trung đầu tư
nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học
giáo dục quốc gia. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo
dục.
9- Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo
Chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo trên cơ sở giữ vững độc lập, tự
chủ, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt
đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá và thành tựu khoa học, công nghệ
của nhân loại.
Câu 5: Hãy cho biết tên những văn bản của Quốc hội, Thủ tướng, Bộ GD&ĐT, Tỉnh
Quảng Bình triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban
Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
- Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về ban hành Chương
trình hạnh động của chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW.
- Quyết định 2653/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành kế hoạch
hành động của ngành giáo dục triển khai chương trình hành động của chính phủ.
- Kế hoạch số 610/KH-UBND ngày 09/6/2015 của UBND tỉnh về việc Thực hiện
Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 29/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo về
nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017.



- Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
2. NỘI DUNG 2
Một số hình thức tổ chức dạy học phân hóa đối tượng môn toán ở trường trung
học cơ sở
Dạy học phân hoá như là một hướng đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của HS được hiểu là quá trình GV tổ chức và hướng dẫn các hoạt
động học tập. Bao gồm:
* Huy động mọi khả năng của từng HS để tự HS tìm tòi, khám phá ra những nội
dung mới của bài học.
* Phân hoá HS theo trình độ nhận thức, giao nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm HS
tạo điều kiện và phương tiện hoạt động để HS tự phát hiện ra các tình huống có vấn đề; tự
mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, trong lớp lập kế hoạch hợp lý nhất để giải quyết vấn
đề.
* Tập trung mọi cố gắng để phát triển năng lực, sở trường của mỗi HS, tạo cho HS
có niềm tin và niềm vui trong học tập.
Dạy học như trên khuyến khích GV chủ động và sáng tạo trong nghề nghiệp đồng
thời yêu cầu họ phải trân trọng mọi cố gắng, mọi sáng tạo dù còn nhỏ bé của từng HS .
Kết quả của cách dạy học như thế không chỉ góp phần hình thành cho HS các kiến thức,
kỹ năng và thái độ cần thiết, mà chủ yếu là xây dựng cho HS lòng nhiệt tình và phương
pháp học tập để sáng tạo như một nhà triết học cổ Hy Lạp đã nói: “Dạy học không phải
là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là làm bừng sáng lên những ngọn lửa”.
Dạy học phân hóa xuất phát từ sự biện chứng của thống nhất và phân hóa, từ yêu
cầu đảm bảo thực hiện mục tiêu cùng cho toàn thể học sinh, đồng thời khuyến khích phát
triển tối đa những khả năng của cá nhân. Trong dạy học phân hóa, người thầy giáo cần
tính tới những đặc điểm của cá nhân học sinh, chú ý tới từng đối tượng hay từng loại đối

tượng về trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đã đạt, về khả năng tiếp thu, nhu cầu luyện tập,
sở thích hứng thú và khuynh hướng nghề nghiệp … để tích cực hóa hoạt động của học
sinh trong học tập.
Một khả năng dạy học phân hóa thường dùng là phân hóa nội tại, tức là dạy học
phân hóa trong nội bộ một lớp học thống nhất, chưa sử dụng hình thức tổ chức phân hóa
bên ngoài như nhóm ngoại khóa, giáo trình tự chọn, lớp chuyên, phân ban …
Sự phân bậc hoạt động có thể được lợi dụng để thực hiện dạy học phân hóa nội
tại theo cách cho những học sinh thuộc những loại trình độ khác nhau đồng thời thực
hiện những hoạt động có cùng nội dung nhưng trải qua hoặc ở những mức độ yêu cầu
khác nhau. Chẳng hạn, khi sử dụng các bài tập ở ví dụ có thể cho HS trung bình và yếu


làm tuần tự các bài như SGK, trong khi HS giỏi bỏ qua 1 – 2 bài và sử dụng thời gian dư
ra để làm thêm một bài nâng cao khác.
2.1. Một số hình thức tổ chức dạy học phân hóa
Dạy học phân hóa ở cấp vĩ mô được thể hiện thông qua cách tổ chức các loại
trường, lớp khác nhau cho các đối tượng học sinh khác nhau. Dạy học phân hóa ở cấp vi
mô được thể hiện thông qua việc tìm hiểu và thực hiện các phương pháp, kỹ thuật dạy học
khác nhau sao cho mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm học sinh thu được các kết quả học tập tốt
nhất.
Ở cấp vĩ mô, tác giả Nguyễn Hữu Châu đưa ra các hình thức chủ yếu sau:
2.1.1. Phân ban
Hình thức phân ban ra đời từ thế kỷ XVIII ở trường trung học Pháp và được áp dụng
tại nhiều nước châu Âu và các nước thuộc các châu lục khác chịu ảnh hưởng của nền giáo
dục Pháp. Đặc điểm của hình thức này là mỗi trường tổ chức dạy học theo một số ban đã
được quy định trên phạm vi toàn quốc và HS được phân chia vào học các ban khác nhau
tuỳ theo năng lực, hứng thú và nhu cầu. Chương trình học tập của mỗi ban gồm các môn
học nhất định, với khối lượng nội dung và thời lượng dạy học được quy định thống nhất
như nhau trong toàn quốc.
Chương trình học tập của các ban khác nhau thì khác nhau cả về số môn học lẫn

cấu trúc và trình độ nội dung môn học. Phân hoá bằng hình thức phân ban có ưu điểm là
thuận lợi về mặt quản lý (quản lý nội dung dạy học, tổ chức lớp học, tuyển chọn HS, đánh
giá thi cử...). Tuy nhiên phân ban cũng có nhược điểm là kém mềm dẻo, khó đáp ứng
được sự phân hoá hết sức đa dạng về năng lực, hứng thú và nhu cầu của các đối tượng HS
khác nhau.
2.1.2. Dạy học tự chọn
Hình thức dạy tự chọn xuất hiện trước hình thức phân ban và bắt đầu trở thành hình
thức phân hoá chính thống của giáo dục trung học Mĩ từ những năm đầu của thế kỷ XX.
Đặc điểm của hình thức phân hoá này là các môn học và giáo trình được chia thành các
môn học và giáo trình bắt buộc tạo thành chương trình cốt lõi cho mọi HS và nhóm các
môn học và giáo trình tự chọn nhằm đáp ứng sự khác biệt về năng lực, hứng thú và nhu
cầu học tập của các đối tượng HS khác nhau. Nhóm các môn học và giáo trình tự chọn lại
được chia thành các môn học và giáo tŕnh tự chọn bắt buộc và các môn học và giáo trình
tự chọn tuỳ ý. HS tuỳ theo năng lực, hứng thú và nhu cầu của mình mà chọn các môn học
và giáo trình thích hợp theo một số quy định nhất định tuỳ theo mỗi nước.
Ưu điểm nổi bật của dạy học tự chọn là khả năng phân hoá cao, có thể đáp ứng
được những khác biệt hết sức đa dạng của HS, tạo điều kiện cho mọi HS đều được học
tập ở mức độ phù hợp nhất với năng lực, hứng thú và nhu cầu của mình. Tuy nhiên, hình
thức này cũng bộc lộ một số nhược điểm lớn như học vấn cơ bản của HS dễ bị hạ thấp và
thiếu hệ thống do tâm lý thích chọn những giáo trình dễ, bỏ qua các giáo trình khó của các
môn học truyền thống quan trọng như Toán, Vật lý, Hoá học ... Đặc biệt hình thức phân


hoá này đđ̣òi hỏi rất cao về năng lực quản lý cũng như trình độ của giáo viên và trang thiết
bị của nhà trường.
2.1.3. Phân ban kết hợp với dạy học tự chọn
Đặc điểm của hình thức này là HS vừa được phân chia theo học các ban khác
nhau, đồng thời HS được chọn một số môn học và giáo trình tự chọn ngoài phần nội
dung học tập bắt buộc chung cho mỗi ban. Hình thức này cho phép tận dụng được những
ưu điểm và khắc phục được một phần những nhược điểm của hai hình thức phân hoá kể

trên.
Ở cấp vi mô tác giả Nguyễn Bá Kim cho rằng dạy học phân hoá xuất phát từ sự
biện chứng của thống nhất và phân hóa, từ yêu cầu đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu
dạy học đối với tất cả mọi HS, đồng thời khuyến khích phát triển tối đa và tối ưu những
khả năng của cá nhân đó là phân hoá nội tại hay còn gọi là phân hoá trong, tức là dùng
những biện pháp phân hoá thích hợp trong một lớp học thống nhất với cùng một kế
hoạch học tập, cùng một chương tŕnh và sách giáo khoa.
2.1.4. Về dạy học phân hóa hiện nay ở trường trung học
Mục tiêu giáo dục Trung học được quy định trong Luật Giáo dục 2005:
"Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục Trung học cơ sở,
hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng
nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục
học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động".
Kế thừa Luật Giáo dục 1998, Luật Giáo dục 2005 nhấn mạnh: "Giúp học sinh có
điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển".
Dạy học phân hóa là một nguyên tắc sư phạm. Nguyên tắc này đòi hỏi phải tính đến
những khác biệt của học sinh và đặc điểm tâm - sinh lý, sở trường, nguyện vọng, hứng
thú, điều kiện sống v.v... để đạt được hiệu quả đối với mỗi cá nhân.
Để tạo điều kiện phát huy năng lực cá nhân người học, cần tiến hành dạy học phân
hóa trong nhà trường. Bản chất của việc phân hóa trong dạy học là tạo ra những khác biệt
nhất định trong nội dung và phương thức hoạt động (nghĩa chung bao gồm mục tiêu,
phương pháp, phương tiện, môi trường, kết quả, thời gian) của CTGD (tổng thể hoặc ở
từng cấp học, môn học) bằng cách thiết kế và thực hiện CTGD theo nhiều hướng khác
nhau dựa vào năng lực, hứng thú hoặc nhu cầu học tập của người học và mục tiêu giáo
dục của xã hội.
Dạy học phân hóa cũng góp phần thực hiện yêu cầu đào tạo và phân công lao động
xã hội theo nguyên tắc mỗi thành viên sẽ đóng góp có hiệu quả nhất đối với những việc đã
chọn hoặc được giao trên cơ sở đã được chuẩn bị tốt theo định hướng từ nhà trường, đây
thực chất là đáp ứng yêu cầu phân luồng lao động của xã hội mà nhà trường phải thực
hiện.



Dạy học phân hóa căn cứ vào quy luật phát triển nhận thức và hình thành các đặc
điểm bộc lộ thiên hướng, sở trường và hứng thú đối với những lĩnh vực kiến thức, kỹ
năng nhất định.
Dạy học phân hóa ở cấp độ vi mô là tìm kiếm các phương pháp, kỹ thuật dạy học
sao cho mỗi cá thể hoặc mỗi nhóm, với nhịp độ học tập khác nhau trong giờ học đều đạt
được kết quả mong muốn. Cấp độ phân hóa này liên quan đến tổ chức dạy học trực tiếp
đối tượng học sinh ở các môn học, bài học trong khuôn khổ lớp học.
Dạy học phân hóa ở cấp độ vĩ mô thể hiện ở các hình thức tổ chức dạy học với
những nội dung khác nhau cho từng lớp đối tượng khác nhau cũng nhằm tạo điều kiện
cho học sinh phát triển tốt nhất về năng lực và thiên hướng. Cấp độ phân hóa vĩ mô liên
quan chủ yếu đến cơ cấu hệ thống giáo dục (cấp học), các loại nhà trường phổ thông, tỉ
trọng và quan hệ giữa các lĩnh vực học tập theo các cấp học biểu hiện trong chương trình
giáo dục phổ thông, đến cơ cấu quản lý nhà trường.
Dạy học phân hóa ở cấp độ vĩ mô đối với bậc Trung học là một xu thế của thế giới
và từ lâu đã được thể hiện cụ thể trong thực tiễn giáo dục của nhiều quốc gia. Theo kết
quả của các công trình nghiên cứu về hệ thống giáo dục và các hình thức tổ chức học tập
trong nhà trường trên thế giới thì hiện nay, hầu như không còn nước nào dạy học theo một
kế hoạch và chương trình duy nhất cho mọi học sinh ở trường Trung học.
Những hình thức tổ chức dạy học phân hóa nói trên thường là: phân thành các ban
với những chương trình khác nhau; phân loại các giáo trình để học tập theo kiểu bắt buộc
và tự chọn, xây dựng các loại trường chuyên biệt hoặc kết hợp các hình thức đã nêu.
Việt Nam chọn hình thức tổ chức dạy học phân ban kết hợp với tự chọn để thực
hiện nguyên tắc phân hóa trong dạy học.
3. NỘI DUNG 3
THCS 14 - XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
1. Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp:
- Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về những nội dung
cần được tích hợp để từ đó giáo dục các em có những cử chỉ, việc làm, hành vi đúng

đắn.
- Phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học tập
cũng như trong thực tiển cuộc sống.
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
- Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các khối lớp thông qua
các môn học và hoạt động giáo dục khác nhau.
- Tránh áp đặt, giúp học sinh phát triển năng lực
2. Mục tiêu, phương pháp, nội dung của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
a. Mục tiêu


- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.
(Bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ
thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống.)
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn.
(Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình
huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập
tiếp theo.)
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể.
(Thay vì tham nhồi nhét cho học sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp
chú trọng tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình
huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha
mẹ, có năng lực sống tự lập.)
- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
(Trong quá trình học tập, học sinh có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những
phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học
trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giã các môn
học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có
như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức

đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.)
b. Phương pháp
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các bài
dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng ghép bộ
phận, toàn phần, ... từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
Để vận dụng quan điểm tích hợp vào việc giảng dạy, chúng ta cần chú ý đến ba hình
thức tích hợp sau:
+ Tích hợp ngang.
+ Tích hợp dọc.
+ Tích hợp liên môn.
c. Nội dung
Dạy học theo hướng lồng ghép tích hợp thực hiện ở một số nội dung môn học và các
hoạt động giáo dục:
Nội dung tích hợp được bao gồm những nội dung như Tích hợp giáo dục đạo đức,
học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục phòng chống tham
nhũng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; giáo dục về dân
số, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường, chủ
quyền biển đảo theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Mức độ tích hợp tùy theo từng môn học, nội dung để lựa chọn mức độ tích hợp:


+ Mức độ tích hợp từ liên hệ (chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức
(mức độ hạn chế);
+ Tích hợp bộ phận, chỉ một phần của bài học, hoạt động thực hiện nội dung giáo dục
(mức độ trung bình);
+ Đến tích hợp toàn phần, cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo dục (mức
độ cao).
THCS 18: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1. Dạy học tích cực
Giáo viên cần phải nắm được các thông tin sau : Thế nào là phương pháp dạy học

tích cực và những đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực.
- Dạy học tích cực là phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học này đang được chú ý nhằm đổi
mới phương pháp dạy học. Đó cũng là xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy
học ở nhà trường phổ thông.
- Các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực đó là:
+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
+ Dạy học chú trọng vào rèn luyện phương pháp tự học cho người học
+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
+ Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Như vậy, với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn
thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các
hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động
đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.
2. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
Ở nội dung này cung cấp cho giáo viên một số phương pháp dạy học tích cực, đó là:
- Phương pháp dạy học gợi mở, vấn đáp;
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề;
- Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ; phương pháp dạy học trực quan;
- Phương pháp dạy học “Luyện tập và thực hành”;
- Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy.
Ở mỗi phương pháp đều nêu rõ bản chất của phương pháp, quy trình thực hiện, những ưu
điểm, hạn chế của mỗi phương pháp và những lưu ý khi sử dụng từng phương pháp.
3: Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
Nội dung này chỉ ra những vận dụng cụ thể việc sử dụng các phương pháp dạy học
tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn.
Cá nhân tôi, với đặc trưng bộ môn giảng dạy là Toán, trong quá trình vận dụng
những phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy, tôi đặc biệt chú ý sử dụng 4 phương
pháp là: dạy học gợi mở - vấn đáp, dạy học nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm và



dạy học trực quan. Cá nhân tôi nhận thấy, việc kết hợp sử dụng hợp lý các phương pháp
dạy học tích cực trên tạo hiệu quả bài dạy cao, học sinh hứng thú, tích cực học tập, không
khí lớp học cũng đỡ nhàm chán và chất lượng học tập của học sinh được cải thiện đáng
kể, nhất là với những bộ môn công cụ học sinh thường ngại học như môn Toán. Tùy theo
mức độ của đối tượng qua tìm hiểu tôi áp dụng các phương pháp truyền đạt khác nhau cho
phù hợp với tình hình học tập, khả năng tiếp thu của mỗi lớp.
THCS 20 - SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học
a. Một số vai trò của thiết bị dạy và học
- Cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó hấp dẫn
và kích thích được hứng thú học tập của HS.
- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội đủ nội dung học tập.
- Gia tăng cường độ lao động của cả GV và HS; do đó nâng cao hiệu quả dạy học.
- Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận được.
b. Các giá trị giáo dục của thiết bị dạy và học
- Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp HS học tập có hiệu quả.
- Giúp HS tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.
- Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi
trường sống.
- Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể tiếp cận được
thành cái có thể tiếp cận được. Điều này thực sự đúng khi thực hiện phim ảnh mô phỏng
và các phương tiện tương tự.
- Cung cấp kiến thức chung, qua đó HS có thể phát triển các hoạt động học tập khác nhau.
- Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập và khuyến khích HS tham gia chủ
động vào quá trình học tập.
c. Yêu cầu đối với thiết bị dạy và học
Trên cơ sở phân tích thực trạng các thiết bị dạy và học ở trường phổ thông, người ta đã bổ
sung các tiêu chí đánh giá đối với các thiết bị dạy học cụ thể đó là:
- Phù hợp với nội dung chương trình , sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới;

- Dễ sử dụng, tốn ít thời gian trên lớp;
- Kích thước, màu sắc phù hợp;
- Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng;
- Có tài liệu hướng dẫn cụ thể bằng tiếng việt.
2. Thiết bị dạy học theo môn học cấp THCS
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số 19/2009/TT-BGDĐT
Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2009

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnhphúc


THÔNG TƯ
Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở

I. Môn Toán:
Số
Dùngcho Ghi
Mã thiết bị Tên thiết bị
Mô tả chi tiết
TT
lớp
chú
TRANH ẢNH
Biểu đồ phần
Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in
trăm (hình cột,
1
CSTH1001

offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 7
hình vuông, hình
200g/m2, cán láng OPP mờ.
quạt)
Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in
Bảng thu thập số
2
CSTH1002
offset 4 màu trên giấy couché có định lượng 7
liệu thống kê
200g/m2, cán láng OPP mờ.
Hình đồng dạng,Kích thước (790x540)mm dung sai 10mm, in
3
CSTH1003 tam giác đồngoffset 4 màu trên giấy couché có định lượng 8
dạng.
200g/m2, cán láng OPP mờ.

MÔ HÌNH

4

CSTH2004

5

CSTH2005

6

CSTH2006


7

CSTH2007

8

CSTH2008

Mô hình tam
giác, hình tròn,
các loại góc
Làm bằng nhựa có gắn thước đo độ
6
(nhọn, vuông, tù,
góc kề bù), tia
phân giác.
Hình
không
gian: Hộp chữ
nhật, hình lập
Bằng nhựa trong suốt có một số đường cơ bản.
8
phương, chóp tứ
giác đều có kết
hợp chóp cụt
Triển khai các
hình không gian:
hộp chữ nhật,Bằng nhựa trong suốt
8

hình lập phương,
chóp tứ giác đều
Mô hình động
Gồm: Động cơ nhỏ có trục thẳng đứng quay tròn
dạng khối tròn
được và dễ gắn các mảnh hình: hình tròn, hình tam9
xoay có kết hợp
giác cân, hình chữ nhật bằng nhựa màu.
chóp cụt
Bộ dạy về thểGồm:
tích hình nón,- Hình trụ Φ100mm cao 150mm, độ dày của vật
hình cầu, hìnhliệu là 2mm.
trụ, hình nón cụt. - Hình chóp nón đường kính đáy 100mm cao9
150mm, độ dày của vật liệu là 2mm.
- Hình cầu đuờng kính ngoài 100mm.


Số
TT

Mã thiết bị Tên thiết bị

Mô tả chi tiết

Dùngcho Ghi
lớp
chú

- Hình trụ đuờng kính trong 100mm cao 110mm.
- Phễu có đường kính miệng phễu Φ60mm.

Tất cả các khối làm bằng nhựa trong suốt và đựng
được nước để thực hành.

DỤNG CỤ

9

CSTH2009

10
10.1 CSTH2010

10.2 CSTH2011

10.3

CSTH2012

10.4 CSTH2013

10.5 CSTH2014

10.6 CSTH2015

Bộ thước vẽGồm: - Thước thẳng dài 1m, có đơn vị đo là Inch
bảng dạy học
và cm.
- Thước thẳng. - Thước đo góc đường kính Φ300mm có hai
6,7,8,9
- Thước đo góc. đường chia độ, khuyết ở giữa.

- Com pa.
- Com pa bằng gỗ hoặc kim loại.
- Êke.
- Ê ke vuông, kích thước (40x40)mm.
Bộ thước thực
hành đo khoảng
6,7,8,9
cách, đo chiều
cao ngoài trời.
Thước cuộn
Thước có độ dài tối thiểu từ 10m.
Gồm:
- 1 ống trụ bằng nhựa màu đen có đường kính
Chân cọc tiêu Φ20mm, độ dày của vật liệu là 4mm.
6,7,8,9
- 3 chân bằng thép CT3 đường kính Φ7mm, cao
250mm. Sơn tĩnh điện.
Ống vuông kích thước (12x12)mm, độ dày của vật
liệu là 0,8mm, dài 1200mm, được sơn liên tiếp
Cọc tiêu
6,7,8,9
màu trắng, đỏ (chiều dài của vạch sơn là 100mm),
hai đầu có bịt nhựa.
Bằng thép có đường kính Φ19mm, độ dày của vật
liệu là 0,9mm, gồm:
- 2 thanh dài 800mm sơn tĩnh điện màu đen.
- 1 thanh 600mm sơn tĩnh điện màu đen.
Chân chữ H
6,7,8,9
- 2 thanh dài 250mm sơn tĩnh điện màu đen.

- 4 khớp nối chữ T bằng nhựa.
- 2 hai cút nối thẳng bằng nhựa.
- 4 đầu bịt bằng nhựa.
Bằng nhôm, có kích thuớc (12x12x750)mm, độ
dày của vật liệu là 0,8mm. Liên kết góc vuông
Eke đạc
bằng 2 má nhựa; 2 thanh giằng bằng thép có kích6,7,8,9
thước (12x2)mm (trong đó 1 thanh dài 330mm,
một thanh dài 430mm).
Giác kế
Mặt giác kế có đường kính Φ140mm, độ dày của6,7,8,9
vật liệu là 2mm. Trên mặt giác kế được chia độ và
đánh số (khắc chìm), có gá hình chữ L kích thước
(30x10x2)mm. Tất cả được gắn trên chân đế có


Số
TT

Mã thiết bị Tên thiết bị

Mô tả chi tiết

Dùngcho Ghi
lớp
chú

thể điều chỉnh được thăng bằng và điều chỉnh độ
cao từ 400mm đến 1200mm.
10.7 CSTH2016 Ống nối

10.8 CSTH2017 Ống ngắm
10.9 CSTH2018 Quả dọi
10.10 CSTH2019 Cuộn dây đo

Bằng nhựa màu ghi sáng Φ22mm, dài 38mm trong
6,7,8,9
có ren M16.
Bằng ống nhựa Φ27mm, dài 140mm, hai đầu có
gắn thuỷ tinh hữu cơ độ dày 1,3mm, có vạch chữ 6,7,8,9
thập bôi đen 1/4.
Bằng đồng Φ14mm, dài 20mm
6,7,8,9
Dây có đường kính Φ2mm, chiều dài tối thiểu
25m. Được quấn xung quanh ống trụ Φ80mm, dài
50mm (2 đầu ống có gờ để không tuột dây).

3. Sử dụng thiết bị dạy học; kết hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyền thống với
thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả dạy học
a. Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai trò tối
ưu của nó
- Giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói
quen và khả năng tự học,biết kết hợp lý thuyết với thực hành,có tinh thần hợp tác.
-Đồ dùng trực quan có nhiều loại,đồ dùng trực quan hiện vật,đồ dùng trực quan tạo
hình,đồ dùng trực quan quy ước...Vì thế khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực
quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học,đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt
được hiệu quả bài dạy.
- Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những
câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy. Giáo viên
phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích,
hướng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết

phân tích suy luận vấn đề.
- Ví dụ trong bài dạy: “Các hệ thức lượng trong tam giác.Giải tam giác”.Đây là bài
dạy mà lý thuyết được vận dụng vào thực tế cuộc sống nên khi giới thiệu vào bài giáo
viên cho thấy được vai trò của toán trong thực tế cuộc sống nhằm tạo hứng thú học tập
cho học sinh.Sau phần lý thuyết, học sinh vận dụng các hệ thức lượng trong tam giác vào
giải tam giác và giải các bài toán thực tế, đòi hỏi học sinh phải thực hành tính toán.Máy
tính bỏ túi là công cụ rất hữu hiệu giúp học sinh tính được nhanh chóng đặc biệt là các số
lẽ và thập phân.
- Hay trong bài dạy “Mặt tròn xoay” giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh mặt
tròn xoay trong thực tế bằng đồ dùng trực quan như:cốc uống nước, bình hoa,cái
nón...Cách tạo ra mặt tròn xoay bằng bộ dụng cụ mặt tròn xoay.


-Trong bài: “Mặt Cầu” giáo viên sử dụng phần mềm cabri hoặc phần mềm GSP để hổ
trợ vẽ hình vị trí tương đối của mặt phẳng và mặt cầu,của đường thẳng và mặt cầu thì hình
vừa đẹp, trực quan, tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với việc giáo viên vẽ hình trên
bảng đen.
- Trong các bài dạy về hình học nói chung và hình không gian nói riêng mà giáo
viên biết vận dụng được CNTT để hổ trợ cho giảng dạy thì hiệu quả đạt được sẽ cao.
-Tuy nhiên nếu sử dụng thiết bị không phù hợp với mục tiêu bài học, hoặc quá lạm
dụng nó thì dễ làm cho học sinh bị phân tâm,phân tán tư tưởng trong tiết học dẫn đến
năng lực tư duy trừu tượng bị hạn chế.
- Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng quá nhiều thời gian,không
làm loãng trọng tâm bài dạy.
-Khi dạy tiết học có sử dụng thiết bị giáo viên cần quản lý,tổ chức dạy học hợp lý
nhằm huy động mọi học sinh cùng tham gia vào việc học.
-Trong học kỳ I vừa qua tổ tự nhiên phát động giáo viên làm thêm thiết bị để phục vụ
cho công tác giảng day:
+ Bộ môn toán đã làm thước vẽ parabol, compa vẽ đường tròn, nâng cấp bộ đồ dùng
tạo mặt tròn xoay.(minh họa đồ dùng đã làm được)

b. Chuẩn bị tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học
- Để có một tiết dạy thành công,người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy.Khi
có đủ tư liệu thì phải định hướng công việc: cần dạy những gì ,sử dụng phương pháp nào,
cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào,ước lượng thời gian tổ chức
dạy học.
- Ngoài việc soạn giáo án đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học(bám sát chuẩn kiến
thức kỹ năng), giáo viên phải chuẩn bị mượn thiết bị,chuẩn bị thiết bị, thí nghiệm, pha chế
hóa chất hoặc tự chuẩn bị đồ dùng trong thực tế phục vụ cho bài dạy.
- Đối với bài dạy có sử dụng giáo án điện tử, cần chuẩn bị kịch bản, tư liệu(video,hình
ảnh,bảng đồ..),cần chú ý đến phông chữ, màu chữ, hiệu ứng thích hợp, đơn giản,nhẹ
nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài dạy.Nội dung bài giảng điện tử cần cô
đọng, súc tích(1 slide không nên có nhiều hình hoặc nhiều chữ),những nội dung học sinh
ghi bài cần có quy ước(có thể dùng khung hoặc màu nền),phối hợp giữa phông nền và
màu chữ phù hợp với nội dung. Bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ
ràng, học sinh ghi được bài.
- Sử dụng thiết bị trong dạy học giúp cho học sinh biết vận dụng từ lý thuyết vào thực
hành,đặt ở vị trí thích hợp để học sinh dể quan sát, dể dàng tiếp cận. Phát huy được tác
dụng của đồ dùng dạy học và CNTT mà bảng đen khó đạt được.
c. Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm
* Đối với giáo viên:
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về việc sử dụng thiết bị dạy – học vào
đổi mới phương pháp giảng dạy.


- Nâng cao hiệu quả cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh.
* Đối với học sinh:
- Tích cực, tự giác và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức.
- Trong các tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy hoc, ứng dụng CNTT học sinh học sôi nổi,
hứng thú hơn.
- Đa số học sinh đã vận dụng được lý thuyết vào thực hành, nhớ và khắc sâu được kiến

thức.
* Bài học kinh nghiệm:
- Qua thực hiện, bản thân tôi có 1 số bài học kinh nghiệm như sau:
+ Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng thiết bị
vào đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, và phối
hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.
+ Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy
học và sự phát triển của học sinh. Công nghệ mô phỏng nếu không phản ảnh đúng nội
dung và thực tế thì không nên sử dụng. Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp
bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả.
+ Đối với các giờ thực hành,thí nghiệm, giáo viên cần có cách tổ chức lớp học khoa học
hợp lý để huy động mọi học sinh đều tham gia vào việc học,thực hành. Tránh tình trạng
chỉ một vài học sinh thực hiện còn các học sinh khác thì không tập trung chú ý.
THCS 23 - KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1. Vai trò của kiểm tra đánh giá
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách để nâng cao chất
lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải đổi mới một cách đồng bộ từ
đổi mới nội dung sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra đánh giá kết
quả dạy học. Kiểm tra đánh giá kết quản dạy học có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao
chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra, đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy,
hoạt động học và quản lí giáo dục. Nếu kết quả đánh giá sai sẽ dẫn đến nhận định sai về
chất lượng đào tạo, gây tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi mới
kiểm tra đánh giá là nhu cầu bức thiết của ngành giáo dục và xã hội ngày nay. Kiểm tra
đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin hăng say, nâng
cao năng lực sáng tạo trong học tập.
2. Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận.
- Phương pháp trắc nghiệm khách quan
- Phương pháp kiểm tra vấn đáp.
- Phương pháp quan sát.

3. Thực hiện các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
Mọi phương pháp kiểm tra, đánh giá đều có ưu điểm và hạn chế nhất định, không


có phương pháp nào là tối ưu hay hạn chế nhất, cần phải lựa chọn các phương pháp cho
phù hợp với mục tiêu đánh giá.
Khi lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá cần lưu ý:
Phương pháp đánh giá phải phù hợp với quan niệm về đầu ra. Ví dụ: đòi hỏi người
học nắm vững hệ thống tri thức hay khả năng vận dụng tri thức, hay hình thành ờ người
học tính sáng tạo (dùng trắc nghiệm thì đại học là đặt trọng tâm vào việc nâng cao tính
khách quan, giảm may rủi, thuận tiện, tuy nhiên cần có bộ công cụ đo chính xác).
Phương pháp kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo giá trị và tin cậy: Giá trị liên quan
đến tính hợp lí của các kết luận, bài kiểm tra hay công cụ nào đó đo được đúng cái cần
đo. Độ tin cậy thể hiện mức độ ổn định, nhất quán của kết quả đánh giá (tính chính xác
của phép đo).
Phương pháp kiểm tra, đánh giá phải loại trừ được những sai sót trong đánh giá.
Những nguồn sai sót trong đánh giá như: từ phía học sinh (sức khoẻ, tâm trạng, may
mắn...); từ phía chủ quan của ngựời đánh giá (nếu là bài tự luận: ảnh hưởng nhiều); từ
yếu tổ bên ngoài (bài kiểm tra, hướng dẫn làm bài, điều kiện tiến hành làm bài).

Những nội dung thu hoạch trên đây là kết quả thực sự được rút từ những hoạt động
bồi dưỡng thường xuyên của bản thân trong năm học 2016-2017 vừa qua.

HIỆU TRƯỞNG

TỔ TRƯỞNG CM

NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH

Nguyễn Văn Kiên


Nguyễn Quang Tư

Nguyễn Thị Huệ



×