Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tam guong nha giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.13 KB, 12 trang )

BÀI DỰ THI TẤM GƯƠNG NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Mẫu 1:
HIỆU TRƯỞNG – NGƯỜI XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
Văn hóa trường học là các chuẩn mực giúp cán bộ quản lý, thầy cô giáo,
phụ huynh và học sinh có cách suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp. Kính trên,
nhường dưới, thân thiện với mọi người, trân trọng nữ phái là tính văn hóa chung
không riêng ở trường học. Truyền thông của người Việt xưa nay vẫn có tinh
thần “Tôn sư trọng đạo”, khẩu hiệu trung tâm trường học vẫn là “Tiên học lễ,
hậu học văn” nên văn hóa nhà trường là yếu tố quan trọng để rèn luyện nhân
cách và giáo dục thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước trở thành
những con người sống có hoài bảo, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ
tri thức để trở thành những công dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất
nước. Vì vậy vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường phải được coi là có tính sống
còn, tính cấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường, vì nếu học đường mà
thiếu văn hóa thì không thể làm tốt được chức năng chuyển tải những giá trị
kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ.
Trong xây dựng văn hóa trường học ở ngôi trường PTDT Bán Trú THCS
Sơn Điện, thầy giáo Nguyễn Hùng Tân – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Nhà
trường là một tấm gương điển hình trong công tác xây dựng văn hóa nhà
trường. Từ năm 2007, thầy Nguyễn Hùng Tân được điều động về làm Hiệu
trưởng Trường THCS Sơn Điện, nay là Trường PTDT Bán Trú THCS Sơn Điện
đã rất chú trọng hình thành và phát triển nhân cách văn hóa trong trong tập thể
giáo viên, nhân viên và học sinh. Đặc biệt chú trọng các lĩnh vực như môi
trường thiên nhiên xanh sạch đẹp; văn hóa giáo tiếp công vụ; văn hóa giao tiếp
xã hội trong môi trường giáo dục, tính dân chủ…
Với thâm niên công tác trong ngành giáo dục đã gần 30 năm, lại là một
trong những lãnh đạo nhà trường “gạo cuội” trong Huyện Quan Sơn – Thanh
Hóa, thầy Nguyễn Hùng Tân luôn rèn luyện chính mình và đồng nghiệp lời nói,


cử chỉ đàng hoàng, đúng mực, luôn luôn suy nghĩ kỹ, thận trọng và ý thức trách


nhiệm với việc làm của chính mình và đồng nghiệp. Phần đông chúng tôi là
những “đồng chí cháu” luôn dành cho người Hiệu trưởng nhà trường tình cảm
trân trọng, quí mến và cũng luôn gần gũi, không có khoảng cách giã lãnh đạo và
giáo viên, nhân viên. Với tâm huyết xây dựng một môi trường sư phạm lành
mạnh, đoàn kết là động lực cho Nhà trường trong nhiều năm qua luôn đạt được
nhiều kết quả to lớn trong dạy và học, được các cấp khen thưởng với nhiều hình
thức như giấy khen, Bằng khen.
Không chỉ thấy được giá trị, vai trò của văn hóa nhà trường mà người
thầy sinh năm 1962 đã có tầm nhìn, xác định được những giá trị cao cả mà mỗi
học sinh phải vươn tới. Với học sinh phần lớn là con em đồng bào các dân tộc
Mường, Thái, có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, nhận thức còn chậm,
nhưng thầy Nguyễn Hùng Tân luôn định hướng cho học sinh 4 trụ cột “Học để
biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người”. Xác định được
những giá trị cao cả cho mỗi học sinh phải theo đuổi đã khó nhưng cái khó hơn
là việc tổ chức thực hiện một cách bài bản, bền bỉ thường xuyên trong nhà
trường. Chức năng, nhiệm vụ của thầy cô giáo không dừng lại ở truyền thụ kiến
thức, kỹ năng mà quan trọng hơn là chức năng “trồng người”. Văn hóa nhà
trường chỉ được hình thành khi các thành viên trong mỗi nhà trường đều đồng
loạt tư duy và hành động thống nhất.
Thầy Nguyễn Hùng Tân còn đặc biệt chú trọng thực hiện dân chủ trong
nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của Ban
giám hiệu, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường theo luật định, góp
phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường,
ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát
triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp Nhà
nước. Hiệu trưởng luôn lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân
tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định: Kế hoạch phát triển,
tuyển sinh, dạy học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học... Với



cương vị là hiệu trưởng nhà trường, là bí thư chi bộ thầy Nguyễn Hùng Tân đã
chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên quán triệt yêu cầu giáo dục dân chủ trong
bài dạy của từng môn học; coi trọng đổi mới công tác của giáo viên chủ nhiệm
lớp; dân chủ trong quan hệ giữa nhà trường và gia đình, giữa giáo viên chủ
nhiệm và cha mẹ học sinh…
Với nỗ lực của người đứng đấu, nhà trường đã được công nhận trường đạt
chuẩn quốc gia; nhà trường được công nhận công tác kiểm định chất lượng mức
độ III; được công nhân cơ quan đạt chuẩn về văn hóa. Để có được kết quả như
trên của Trường PTDT Bán Trú THCS Sơn Điện là nhờ sự dày công xây dựng
của hiệu trưởng nhà trường, một quản lí hết sức tâm huyết với nghề.
Người viết


Mẫu 2:
CÔ GIÁO HÔM NAY
Nếu có đi về quê hương Kim Bảng, xin các bạn hãy ghé thăm ngôi trường tôi
đang công tác - Trường Tiểu học Thị trấn Quế. Trường Tiểu học Thị trấn Quế
của chúng tôi nằm ở trung tâm huyện. Trụ sở tại số 04, đường Trần Hưng Đạo,
Thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, mái trường này đã từng
bước khẳng định được vị thế của mình trước Đảng và nhân dân, xứng đáng là
cơ quan giáo dục tin cậy, là lá cờ đầu của cấp Giáo dục Tiểu học trong toàn
huyện Kim Bảng. Từ nơi đây, dưới sự yêu thương dìu dắt của các thầy cô biết
bao thế hệ học trò đã được chắp cánh ước mơ để rồi lớn lên, lớn lên từng
ngày…
Và hôm nay, trong khuôn khổ của bài viết này, tôi sẽ kể cho các bạn nghe
về một tấm gương tiêu biểu trong đội ngũ giáo viên của nhà trường. Đó là cô
giáo Nguyễn Thị Phương Lan. Bao năm rồi, cô đã tình nguyện là người lái đò
thầm lặng, ngày đêm chèo lái con đò thời gian, con đò trí tuệ đưa các thế hệ đàn
em đến bến bờ hạnh phúc.

Nghe kể rằng : Cô giáo Nguyễn Thị Phương Lan vốn sinh ra và lớn lên
trên mảnh đất Ba Sao, trong một gia đình có bố mẹ đều là Thanh niên xung
phong. Tuổi thơ của cô cũng phải trải qua những tháng năm bom đạn đầy nguy
nan và gian khó. Tuy vậy, cô vẫn luôn ấp ủ trong tâm hồn mình ước mơ sau này
trở thành cô giáo. Bởi thế, từ bé cô vẫn luôn vừa tích cực tham gia lao động sản
xuất, vừa chăm chỉ học hành. Rồi cũng đến cái ngày “Ước mơ xanh” ấy của cô
thành hiện thực. Với tấm bằng Tốt nghiệp sư phạm loại Giỏi trong tay, cô được
mời về giảng dạy tại trường Năng khiếu của huyện nhà. Và đến năm 1991, khi
tách trường, cô lại được điều động về công tác tại trường Tiểu học Thị Trấn Quế
cho đến bây giờ.
Với cương vị vừa là giáo viên giảng dạy vừa là Tổ trưởng chuyên môn tổ
4+5, cô Phương Lan luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Năm


học nào, lớp của cô chủ nhiệm và giảng dạy cũng luôn có kết quả học tập và rèn
luyện rất tốt. Chả thế mà, tôi đã từng được nghe nhiều bậc phụ huynh tâm sự:
“Con cháu chúng tôi thật diễm phúc khi được là học trò của cô giáo Phương
Lan. Cô ấy không những có chuyên môn mà còn có cái tâm rất cao quý. Cô luôn
yêu thương chăm lo dạy dỗ con cháu chúng tôi như con đẻ của mình”.
Sự thật là, nhờ sự tận tình dạy bảo của cô, biết bao thế hệ học trò đã khôn
lớn trưởng thành.
Bên cạnh công tác giảng dạy, cô Phương Lan còn luôn tích cực đi đầu để
tham gia vào các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành như: “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là tấm
gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Hai không”; “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Kết quả là, nhiều năm rồi, cô giáo Phương Lan đã
được công nhận là giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện. Đặc biệt vào năm học
2012-2013, cô còn được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.
Không chỉ giỏi việc trường, cô giáo Phương Lan còn là một nàng dâu
hiếu thảo, một người vợ đảm đang, một người mẹ hết lòng vì các con. Công

việc trường lớp bận rộn đã ngốn nhiều thời gian công sức của cô. Dù vậy, cô
vẫn luôn giành thời gian chăm sóc cho gia đình, cha mẹ, chồng con rất chu đào.
Cuộc sống vật chất tuy còn nhiều khó khăn, cô vẫn cùng chồng nuôi dạy 2 con
ăn học đến nơi đến chốn. Các con của cô đều rất ngoan ngoãn và học giỏi. Vừa
qua, con gái lớn của cô đã đỗ vào đại học rồi đấy.
Giờ đây, cô giáo Phương Lan vẫn không ngừng phấn đấu, khiêm tốn rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức và chuyên môn để xứng đáng với niềm tin yêu của
đồng nghiệp, học sinh và nhân dân. Xin cầu chúc cho cô sẽ luôn mạnh khỏe,
hạnh phúc để hoàn thành tốt công việc trồng người.


Mẫu 3:
TẤM GƯƠNG NHÀ GIÁO TIÊU BIỂU, VƯỢT KHÓ, TẬN TỤY HY
SINH HẾT LÒNG CỐNG HIẾN CHO SỰ NGHIỆM “TRỒNG NGƯỜI”
Hưởng ứng phong trào thi đua viết về tấm gương nhà giáo tiêu biểu, vượt
khó, tận tụy hy sinh, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. gắn liền
với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lập thành tích
chào mừng kỷ niệm 34 năm ngày “Nhà giáo Việt Nam 20- 11” do ngành học
phát động. Tôi xin được chia sẻ về một tấm gương tiêu biểu trong trường với sự
nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi vượt khó vươn lên trong công tác, lòng nhiệt
tình giàu lòng nhân ái của một giáo viên đã nhiều năm cống hiến trong nghề
nuôi dạy trẻ.
Đúng như Bác Hồ đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Làm cô giáo mầm non tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được thế thì
trước hết phải yêu trẻ. Các cháu còn nhỏ hay quấy khóc, phải bền bỉ, chịu khó
mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ nhỏ cũng như trồng cây non, trồng cây
non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành
người tốt. Hay nói cách khác muốn xây dựng được một công trình vững trắc thì
phải có được nền móng thật vững trắc.

Quả đúng như vậy: Để xác định được tầm quan trọng của nuôi dạy trẻ. Cô
giáo Nguyễn Thị Bích Dậu là giáo viên trường mầm non Nhân Hưng – huyện
Lý Nhân, đã có 23 năm cống hiến cho bậc học mầm non, là một giáo viên có
hoàn cảnh khó khăn: Chồng làm nông nghiệp, hai vợ chồng cô còn phải nuôi
một con nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh và 2 bố mẹ già đau yếu quanh năm, nhưng
trong công tác cô vẫn hết lòng tận tụy với công việc, luôn yêu thương quan tâm
chăm sóc các cháu như con đẻ của mình, sống giản dị luôn hòa đồng với mọi
người, nên được đồng nghiệp kính trọng, các cháu yêu mến và phụ huynh tin
tưởng. Cô xứng đáng là một tấm gương tốt một cô giáo mẫu mực.


Cô giáo Nguyễn Thị Bích Dậu: Tấm gương nhà giáo tiêu biểu, vượt
khó, tận tụy hy sinh, hết lòng cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
Trong phong trào học tập và làm theo lời Bác, thực hiện phương châm
“Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” cô giáo
Nguyễn Thị Bích Dậu - giáo viên giáo viên trường Mầm non Nhân Hưng –
huyện Lý Nhân là một tấm gương tiêu biểu làm theo lời Bác, luôn gương mẫu
trong mọi công việc được đồng nghiệp, học sinh tin yêu và nhân dân quý mến.
Sau khi tốt nghiệp trường PTTH năm1993, cô giáo Nguyễn Thị Bích Dậu
xin vào công tác tại trường Mầm non Nhân Mỹ đến năm 2007 cô xin chuyển về
trường mầm non Nhân Hưng để thuận tiện trong công tác. Bước đầu do chưa có
chuyên môn bản thân cô phải tìm tòi học hỏi chuyên môn rất nhiều để có
phương pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tốt nhất và không dừng lại ở đó để có
được bằng cấp cao hơn nữa để có được kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cô
đã xin nhà trường tạo điều kiện về thời gian để theo học các lớp vừa học vừa
làm. Đến năm 1996 cô đã tham gia lớp học trung cấp tại chức mở tại huyện Lý
Nhân, năm 2009 cô tiếp tục tham gia lớp học tại chức mở tại huyện Lý Nhân
năm 2013 cô đã theo học lớp ĐHSP tại chức do trường CĐSP Hà Nam mở đến
năm 2015 cô đã tốt nghiệp ĐHSP.
Công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non rất vất vả, những năm trước còn

là trường dân lập chưa được hưởng lương biên chế của nhà nước, chỉ hưởng
đồng lương từ nguồn thu của cha mẹ trẻ, với đồng lương ít ỏi nhưng cô không
hề nản lòng, ngược lại cô luôn là giáo viên hết sức tận tụy, chịu khó, tự học, tìm
tòi, học hỏi đồng nghiệp để tích lũy kiến thức chuyên môn cho bản thân. Trong
công việc cô luôn gương mẫu, yêu nghề, mến trẻ, hăng say, nhiệt tình, tích cực
tham gia mọi phong trào hoạt động chung của trường, hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ được giao, luôn là một giáo viên chủ nhiệm giỏi và là giáo viên dạy
giỏi của trường. Từ những kết quả trên và những kiến thức tích lũy được cô đã
vận dụng vào công tác chăm sóc và giáo dục các cháu từ đó khiến các cháu
thích đến lớp say mê học tập tỷ lệ học sinh của lớp cô phụ trách luôn đạt và


vượt chỉ tiêu nhà trường giao, còn đối với các cháu có nhận thức chậm có nhiều
kỹ năng yếu, cô tìm nhiều hình thức để giúp các cháu như: Kèm cho các cháu,
trò chuyện vui vẻ với các cháu để trẻ mạnh dạn hơn, phân công bạn giỏi kèm
bạn yếu, tổ chức hình thức đôi bạn cùng tiến và các hình thức khen ngợi động
viên trẻ kịp thời. Ngoài ra cô còn tích cực làm nhiều đồ dùng đồ chơi bền đẹp để
cho trẻ học tập và vui chơi và đã có nhiều đồ chơi được tham dự cấp huyện đạt
kết quả cao, thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động để trẻ hứng thú học tập.
Nhờ đó, mà kết quả học tập của lớp cô chủ nhiệm ngày một tiến bộ không có
HS yếu kém, tỷ lệ HS khá giỏi luôn tăng lên hàng năm. Năm học 2003-2004 cô
đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện và năm nào cô cũng đạt danh hiệu
giáo viên giỏi cấp trường.
Một điều đáng ghi nhận ở cô giáo Nguyễn thị Bích dậu nữa là ý chí luôn
biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn của gia đình, nên dù ở vai trò, nhiệm vụ nào
cô cũng luôn hoàn thành bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết. Gần 23 năm công
tác, cô đã không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tham khảo
các loại tài liệu, sách báo để nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Trong công
tác cô luôn bám sát vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học của ngành và ứng dụng
nhạy bén những thành quả từ những năm học trước để xây dựng cho bản thân

một kế hoạch hoạt động cụ thể. Tham mưu cùng Ban giám hiệu nhà trường, các
bộ phận chức năng, các ban ngành, đoàn thể cũng như đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm lớp học để làm nên sự thành công của phong trào giáo dục của nhà
trường. Đặc biệt, cô đã lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, để giáo dục đạo đức,
giúp các cháu có ý hình thành được nhiều nhân cách tốt cho cuộc sống hiện tại
và cuộc sống sau này.
Bên cạnh đó, cô còn hòa đồng, lắng nghe góp ý từ các đồng nghiệp, mạnh
dạn đề xuất nhiều ý kiến thiết thực, phát động phong trào, đổi mới phương pháp
dạy học, đánh giá học sinh. Đặc biệt, cô phát động việc học tập và làm theo lời
Bác về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và sửa đổi lề lối
làm việc, không chạy theo bệnh thành tích, học thật, đánh giá học sinh công


bằng, khách quan. Phát động phong trào học tập, nâng cao trình độ, khơi dậy ý
thức tự học, tự nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau trong tập thể giáo viên, nhằm nâng
cao trình độ chuyên môn. Chính sự nhiệt tình, sẵn sàng lắng nghe và sẻ chia
kinh nghiệm, cô được đồng nghiệp yêu thương, học sinh quý mến. Cô Nguyễn
thị Bích dậu xứng đáng là một tấm gương điển hình vượt khó, tận tụy, hy sinh,
hết lòng cống hiến cho sự nghiệp, là tấm gương sáng trong sự nghiệp “trồng
người”.
Có thể nói, với lòng tận tâm trong sự nghiệp “trồng người” cô giáo
Nguyễn Thị Bích dậu đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục huyện nhà.
Cô thật xứng đáng là một giáo viên tiêu biểu trong ngành và là tấm gương sáng
để các giáo viên và học sinh học tập và noi theo.


Mẫu 4:
NGƯỜI SUỐT ĐỜI TẬN TỤY VỚI CÔNG VIỆC
Trong cuộc đời làm nhà giáo tôi được tiếp xúc với nhiều thầy cô giáo,
nhưng cô là người đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất. Đó là cô giáo: Lê Thị

Lệ Thanh, Tổ Trưởng tổ Xã Hội 1, Trường THCS Nguyễn Trãi. Ấn tượng đầu
tiên làm tôi nhớ mãi đó là lần đầu tiên tôi được Ban Chấp hành công đoàn
trường phân công nhiệm vụ là tổ trưởng nữ công (năm học 2000- 2001) . Với
vai trò là tổ trưởng nữ công, trong công việc mới mẻ tôi gặp rất nhiều khó khăn
nhưng cô là người đầu tiên nói với tôi rằng “em cứ mạnh dạn nhận nhiệm vụ đi
có gì khó khăn chị sẽ giúp đỡ” từ đó cô đã tạo cho tôi niềm tin khi bắt tay vào
công việc mới. Tôi đến nhà cô để bàn bạc công việc thì cô đón tiếp tôi thật vui
vẽ, nhiệt tình như chị em ruột thịt.
Hơn 50 tuổi đời, 32 công tác trong ngành giáo dục, Thấm nhuần lời dạy của
Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng
người” Cô đã cống hiến hết sức lực của mình truyền dạy cho nhiều thế hệ học
sinh trưởng thành, đóng góp công sức trí tuệ xây dựng quê hương đất nước cho
sụ nghiệp trồng người. Cô đã chuẩn bị bước sang tuổi về hưu nhưng nhìn gương
mặt cô vẫn còn rất trẻ một phần cũng do tính cách của cô sống sôi nổi, năng
động, một phần cô cũng có một sức khỏe tốt cho nên từ khi tôi về trường cùng
dạy học với cô đã hơn 20 năm nhưng chưa khi nào cô nghĩ dạy vì ốm. Tuy thời
gian để phục vụ cho sự nghiệp trồng người không còn bao lâu nữa vì tháng
8/2011 cô sẽ có quyết định nghĩ hưu và với tuổi đời đã cao nhưng ở cô chưa
xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi đối với công việc trồng người của mình, dù trời
nắng hay mưa cô vẫn đến trường đúng giờ, đôi lúc còn đến sớm hơn nhất là
những bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin. Vói cô dạy học không chỉ là
trách nhiệm mà còn là niềm vui, lẻ sống của mình. cô luôn phấn đấu vượt lên
chính mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao .Cho nên nhiều năm liền
cô đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, năm học vừa qua (năm học 2009 –


2010) cô đã đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, đoàn viên công đoàn xuất
săc cấp huyện, nữ hai giỏi cấp huyện và đã nhận kĩ niệm chương vì sự nghiệp tổ
chức công đoàn.Đây là sự nổ lực phấn đấu rất lớn bởi vì để đáp ứng được nhu
cầu của việc dạy học hiện nay thì đòi hỏi người giáo viên phải năng nổ, nhạy

bén trong mọi lãnh vực,cô luôn quan niệm rằng phải học nữa, học mãi.
Với vai trò là cô giáo, Cô luôn luôn học hỏi ở đồng nghiệp qua những tiết
dạy thao giảng, hội giảng để tìm những phương pháp truyền đạt dễ tiếp thu,
giúp học sinh hiểu bài, say mê môn học, Cô luôn tự hỏi sau giờ dạy của mình có
bao nhiêu học sinh tiếp thu được kến thức mới.
Với vai trò là tổ trưởng chuyên môn: Cô là người làm tổ trưởng lâu năm
nhất trong các tổ trưởng của trường hiện nay Trong suốt 20 năm làm công tác tổ
trưởng chuyên môn với tinh thần tự học và sáng tạo trong công việc cô luôn chỉ
đạo và quản lí tôt công tác chuyên môn của tổ, cùng với nhà trường nâng cao
chất lượng đại trà góp phần xây dựng trường chuẩn quốc gia. Bên cạnh công tác
giảng dạy hằng ngày Cô luôn giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn, về công việc
như dạy thay, dạy giúp ,nhiều lúc công việc của tổ, ở gia đình cũng nhiều bề
bộn nhưng nếu có giáo viên nào ốm đau hoặc có công việc đột xuất Cô đều vui
vẽ nhận nhiệm vụ.
Với vai trò là đảng viên trong chi bộ của trường: Trong 27 năm tuổi Đảng
Cô là người đã giúp đỡ, dìu dắt được 10 đoàn viên quần chúng ưu tú vào
Đảng.Cô là 1 đảng viên mẫu mực, tận tụy. luôn có phẩm chất chính trị, phẩm
chất đạo đức nghề nghiệp trong sáng, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công
việc khi Đảng giao phó cho nên trong năm 2010 Cô là 1 trong những đảng viên
xuất sắc tiêu biểu của chi bộ trường THCS Nguyễn Trãi .
Với đồng nghiệp Cô là người sống giản dị, hòa đồng thẳng thắn, rất tình
cảm trong giao tiếp ứng xử và giải quyết công việc, Cô đối xử với mọi người rất
chân tình, dễ gần gũi, là người không ngại khó khăn
Với công tác đoàn thể Cô tham gia rất nhiệt tình sẳn sàng tham gia, ủng hộ
hết mình và còn động viện đồng nghiệp tham gia như công tác nữ công ở địa


phương từ tổ đoàn kết đến thôn và xã Cô đều tham gia tất tần tật và hiên nay Cô
là 1 thành viên của Ban Chấp hành Nữ công xã Tam Mỹ Đông.Ngày 8/3/2010
vừa qua Cô được vinh dự đón nhận “Huy chương vì sự nghiệp giải phóng phụ

nữ”
Với gia đình ngoài công việc giảng dạy ở trường, về nhà Cô là người vợ,
người mẹ luôn chăm lo cho gia đình. Chồng đi làm thường xuyên , các con đi
học đều không có ở nhà,với bao nhiêu công việc đồng áng nhưng Cô đã sắp xếp
thời gian cho gia đình và thời gian cho công việc một cách hợp lí không làm ảnh
hưởng công việc riêng của mình và công việc chung của nhà trường.
Tôi cảm thấy ngậm ngùi và luyến tiếc khi biết Cô sắp có quyết định về hưu.
Khi được hỏi sau khi về hưu rời khỏi nhà trường Cô sẽ làm gì Cô bảo rằng “chị
không bao giờ nghỉ ngơi được, chị có nhiều công việc đang chờ chị làm ,chị sẽ
chuyên tâm để thực hiện những ước mơ của mình như làm gia sư vừa để phát
triển kinh tế gia đình vừa giúp đỡ các em có thêm kiến thức mới.
Cô là con người như vậy đó, học sinh yêu Cô ở tấm lòng tận tụy, đồng
nghiệp quý Cô ở sự trách nhiệm, thủy chung vì việc gì giao cho Cô thì yên tâm
Cô sẽ hoàn thành tốt. Cô là “ Người suốt đời tận tụy với công việc”.
Sau 20 năm cùng chung một “con thuyền”, tôi đã học ở Cô rất nhiều điều
quý báu, nhất là tình yêu thương học sinh và tấm lòng tận tụy, lo lắng cho sự
nghiệp trồng người. Mai đây nếu Cô có về hưu, tôi luôn nhớ đến cô, người đã
để lại cho tôi nhiều kỉ niệm khó quên.
Người viết
GV: Nguyễn Thị Lệ Thông



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×