Học phần: Quản trị học
Trường: ĐH Thương mại
Khoa: Quản trị doanh nghiệp
PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
Hanoi-2016
Lời mở đầu
“Quản trị” là một môn nghệ thuật và các nhà quản trị chính là những nghệ nhân. Điều
này quả không sai vì nó đã được thể hiện qua phong cách lãnh đạo của các “Leader” khi
họ có thể giúp doanh nghiệp của mình nắm bắt cơ hội đồng thời vượt qua những thử
thách trong môi trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt để vươn lên và phát triển. Một trong
những nhà quản trị thành công trong nước ta hiện nay không thể không nhắc tới ông
Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC. Đây là
một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản mới hoạt động vào năm 2010 .Tuy
nhiên, nhờ có đội ngũ quản lý có nhiều kinh nghiệm trong ngành, Công ty đang từng
bước tạo lập uy tín và thương hiệu “FLC” trên thị trường. Số lượng khách hàng của
Công ty ngày càng tăng không chỉ dựa vào mối quan hệ tốt sẵn có của các cán bộ quản
lý mà còn dựa vào chính chất lượng sản phẩm dịch vụ mà FLC mang đến cho khách
hàng. FLC định hướng trở thành một trong những tập đoàn kinh doanh tư vấn bất động
sản hàng đầu tại Việt Nam.Với những định hướng và thành công như hiện giờ vị chủ
tịch này chia sẻ :"Cũng có những điều, về biểu hiện bên ngoài thì họ có vẻ nói đúng
nhưng tôi nghĩ là chưa hiểu hết tôi. Tôi đi lên gần như từ hai bàn tay trắng nhưng đó là
kết quả của cả một quá trình lăn lộn với thương trường, một quá trình tích lũy kinh
nghiệm, kiến thức, tính toán làm ăn trong kinh doanh mà có" giúp chúng ta có thể thấy
được quá trình để ông có thể đạt được những thành tựu như hiện nay không phải là điều
dễ dàng .Ở tuổi 41, với cương vị là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, và Tổng giám đốc
Công ty Luật SMiC, Trịnh Văn Quyết đã được các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước
ghi nhận bằng những bằng khen, giải thưởng cho cá nhân anh và các doanh nghiệp mà
anh làm lãnh đạo, điều hành.Vậy với phong thái lãnh đạo như thế nào đã giúp vị chủ
tịch này thành công như vậy Nhóm 11 sẽ giúp các bạn có thể hiểu được điều đó!
I. Cơ sở lý thuyết
1.1, Khái niệm:
Phong cách lãnh đạo là cách thức và phương pháp mà theo đó, nhà lãnh đạo có
thể vạch ra các định hướng, kế hoạch thực hiện cũng như sự động viên mọi người.
Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của nhà lãnh đạo được hình thành
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan
của người lãnh đạo với yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý. Phong cách
lãnh đạo phụ thuộc nhiều nghề nghiệp, lĩnh vực cũng như môi trường hoạt động. Điều
quan trọng trong phong cách của người lãnh đạo là phải xây dựng dựa trên bản chất, sự
nhận thức và đạo đức của từng người, phù hợp chung với chuẩn mực của xã hội, tạo
động lực tốt cho xã hội. Phong cách lãnh đạo không tự nhiên có mà phải được đào tạo
một cách bài bản.
Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người có phong cách lãnh đạo hợp lý, ở đó họ vừa
đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy sức mạnh cá nhân
cũng như phát huy sức mạnh tập thể người lao động trong tổ chức của mình, để đạt mục
tiêu cao nhất mà tổ chức đề ra.
1.2, Phân loại:
Có 3 phong cách lãnh đạo là:
-
Phong cách chuyên quyền
Phong cách dân chủ
Phong cách tự do
Mặc dù phần lớn các nhà lãnh đạo đều sử dụng đồng thời cả 3 phong cách trên,
nhưng thông thường sẽ có 1 phong cách được cho là ưu thế vượt trội hơn cả và các nhà
lãnh đạo kém năng lực sẽ có xu hướng theo đuổi vào một phong cách duy nhất.
1.2.1, Phong cách chuyên quyền:
Điều kiện sử dụng: Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói
với nhân viên của họ chính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà
không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay hướng dẫn nào. Phong cách này chỉ được sử
dụng trong 1 vài hoàn cảnh đặc biệt nào đó, chẳng hạn khi bạn có đầy đủ thông tin để
giải quyết vấn đề, khi bạn có nhiều thời gian hay khi các nhân viên đã có động lực tốt để
làm việc.
Nhận định về loại này: Một vài người cho rằng phong cách lãnh đạo này có biểu
hiện là quát tháo vô lối, sử dụng ngôn từ thiếu văn hoá, cấp trên hành xử với cấp dưới
chủ yếu bằng hành động đe doạ hay lạm dụng quyền lực. Nhưng trên thực tế, phong
cách lãnh đạo này không phải như vậy, mọi người đã hiểu nhầm sang phong cách lãnh
đạo nghiệp dư và lạm dụng, được gọi là “làm sếp với mọi người xung quanh”. Và đó
không phải là cách thức hành xử tốt của 1 nhà lãnh đạo.
Nhược điểm: phong cách lãnh đạo này chỉ nên sử dụng trong các trường hợp thực
sự cần thiết mà thôi. Nếu có thời gian và muốn có thêm sự gắn bó, động viên từ các
nhân viên của mình, nên sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ.
1.2.2, Phong cách dân chủ:
Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ để một hoặc một vài nhân viên
tham gia vào quá trình ra quyết định (xác định xem những gì cần phải làm và làm như
thế nào). Tuy nhiên nhà lãnh đạo vẫn duy trì cho mình quyền ra quyết định cuối cùng.
Sử dụng phong cách lãnh nào này hoàn toàn không có nghĩa là nhà lãnh đạo cho thấy sự
yếu kém của mình, trái lại đây là dấu hiệu của sức mạnh khiến các nhân viên phải tôn
trọng.
Phong cách lãnh đạo này thường được sử dụng khi bạn nắm được một phần
thông tin, còn các nhân viên của bạn đã có những thông tin còn lại. Cần chú ý rằng, một
nhà lãnh đạo không mong rằng họ sẽ biết tất cả mọi thứ - đó là lý do họ tuyển dụng
những nhân viên có trình độ và kỹ năng. Sử dụng phong cách lãnh đạo này là vì lợi ích
của cả 2 bên – nó cho phép nhân viên cảm thấy mình như là một phần của tập thể cũng
như sẽ giúp nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng đắn hơn.
1.2.3, Phong cách tự do:
Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên được
quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm với các quyết định được
đưa ra. Phong cách lãnh đạo tự do được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân
tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Nhà lãnh đạo không
thể ôm đồm tất cả mọi công việc! Họ phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và uỷ
thác một số nhiệm vụ nào đó.
Đây không phải phong cách lãnh đạo được sử dụng để bạn có thể khiên trách
người khác khi các vấn đề rắc rối phát sinh, mà đó là phong cách được sự dụng khi bạn
có niềm tin trọn vẹn đối với các nhân viên dưới quyền.
1.3. Những yếu tố hình thành nên phong cách lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo chịu sự chi phối của các yếu tố khách quan như: cơ chế xã hội,
pháp luật, truyền thống, tập quán, môi trường của tổ chức, bầu không khí nội bộ,…lẫn
các yếu tố chủ quan như cá tính, trình độ, phẩm chất, đạo đức tính cách,… của chính
bản thân nhà lãnh đạo.
II. Phong cách lãnh đạo của ông Trịnh Văn Quyết chủ tịch tập đoàn FLC
2.1.Giới thiệu sơ lược về công ty FLC
2.1.1.Vài nét về công ty
Tiền thân là một Công ty tư vấn luật, sau 14 năm hình thành và phát triển, đến nay FLC
Group đã trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh tại Việt Nam hoạt động kinh doanh
đa ngành, đa lĩnh vực. Các mảng hoạt động chính của Tập đoàn bao gồm: đầu tư phát
triển các dự án bất động sản, khu công nghiệp, tư vấn luật, khai thác và chế biến khoáng
sản, kinh doanh thương mại, dịch vụ sân golf, đầu tư tài chính, đào tạo nghề và xuất
khẩu lao động.
Với phương châm phát triển bền vững, FLC Group luôn luôn hướng đến chinh phục các
mục tiêu cao hơn và là sự lựa chọn hàng đầu của mọi đối tác và khách hàng ở Việt Nam
và quốc tế.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2001, luật sư Trịnh Văn Quyết cùng hai cộng sự thành lập Công ty Cổ phần
Vietnam Trade Corp, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại - dịch vụ.
Đây là dấu mốc đầu tiên trong sự nghiệp của vị luật sư trẻ 26 tuổi, người mà sau này là
sáng lập viên của FLC, đồng thời là một tên tuổi lớn trong làng luật và giới doanh nhân
nước nhà.
Năm 2001 cũng chứng kiến một sự kiện quan trọng mà sau này sẽ có ảnh hưởng lớn đến
hoạt động của FLC. Sau khi đánh giá tiềm năng lâu dài trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, ông
Quyết cùng các cộng sự tiếp tục cho ra đời Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý và Giám sát
đầu tư (viết tắt là SMiC).
Ngã rẽ
Tiếp theo, trước yêu cầu của sự chuyên nghiệp hóa và các nhu cầu tư vấn về chính sách
của thị trường, bộ phận tư vấn chuyên sâu về luật của Công ty được tách ra thành Văn
phòng Luật SMiC. Bộ phận tư vấn này đóng vai trò tư vấn pháp luật và chính sách cho
khách hàng, đồng thời hỗ trợ pháp lý cho các hoạt động kinh doanh khác của VIC.
Đến năm 2006, Văn phòng Luật SMiC chuyển đổi thành Công ty TNHH Luật SMiC.
Sự ra đời của SMiC đã đánh dấu một mô hình tiên phong lần đầu tiên xuất hiện tại Việt
Nam vào thời điểm đó: công ty kinh doanh có sự tương hỗ từ một công ty luật.
Và cũng chính điều này đã tạo nên một bản sắc độc đáo nhưng hiệu quả của Tập đoàn
FLC trong tương lai: bộ phận kinh doanh, thương mại đầu tư và pháp lý cùng song hành
và bổ trợ cho nhau để cùng phát triển, như một cỗ xe song mã.
Tăng tốc
Giai đoạn 2005 - 2006, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu ghi nhận những chuyển động đáng
chú ý trong các lĩnh vực ngân hàng, đầu tư tài chính, bất động sản… Trong bối cảnh đó,
như nhiều “đại gia” khác, ý tưởng mở rộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính, đầu tư bất
động sản - thay vì chỉ hoạt động trong lĩnh vực thương mại và tư vấn như trước đây được ông Quyết và các cộng sự thai nghén...
Năm 2007, ông và các cộng sự quyết định thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán
FLCS (tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex). FLCS chính thức hoạt động
năm 2008.
Tiếp đến, năm 2008, hàng loạt các công ty đầu tư tài chính và đầu tư như Công ty
TNHH Đầu tư Trường Phú (đổi tên là Công ty Cổ phần FLC từ tháng 1/2010), Công ty
TNHH SG Invest và đặc biệt là Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Ninh Bắc (tiền thân
của Công ty Cổ phần FLC Land) - chủ đầu tư của dự án FLC Landmark Tower - được
thành lập.
Gia tăng mạnh mẽ đầu tư tài chính và đầu tư bất động sản, nhưng vẫn đi đều cả “hai
chân”. SMiC, sau khi khẳng định sự thành công trên lĩnh vực tư vấn pháp luật và trở
thành một thương hiệu lớn - với nhiều danh hiệu, giải thưởng, bằng khen từ Bộ Tư pháp
và Thủ tướng - tiếp tục ghi dấu một cột mốc nữa. Sau khi có Luật Công chứng năm
2006, Văn phòng Công chứng Hà Nội trực thuộc SMiC ra đời năm 2008, và đây là văn
phòng công chứng tư nhân đầu tiên của Hà Nội.
Năm 2009, SMiC mở chi nhánh tại Tp.HCM và Singapore. Cùng năm, tòa nhà FLC
Landmark Tower được khởi công trong tháng 10.
Đến giai đoạn này, trước yêu cầu bức thiết phải tập hợp sức mạnh và thống nhất về mặt
quản trị, ông Trịnh Văn Quyết cùng các đồng sự chủ chốt - ông Lê Đình Vinh, ông Doãn
Văn Phương, ông Nguyễn Thanh Bình – đã nhất trí chủ trương hợp nhất các công ty
thành viên dưới mô hình Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.
Định hình và khẳng định thương hiệu
Từ một công ty nhỏ thành lập năm 2008, tháng 11/2010, Công ty Cổ phần FLC chính
thức được đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC - sự hội tụ của các công ty con
và công ty liên kết.
Hai chữ “tập đoàn” không chỉ tiếp nối một giai đoạn phát triển sôi động trước đó, mà
còn là một bước phát triển mới về chất, được đánh dấu trên 5 phương diện chính: giá trị
thương hiệu, quy mô vốn và tài sản, đội ngũ nhân lực, chất lượng quản trị và văn hóa
doanh nghiệp.
Với ba mảng hoạt động mũi nhọn (đầu tư tài chính, bất động sản, khai khoáng), FLC
đồng thời vẫn mở ra các lĩnh vực kinh doanh mới cho tập đoàn.
Sau sự kiện FLC chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán, ngày 5/10/2011, mở ra kênh
huy động vốn lớn cho công ty để thực hiện các chiến lược đầu tư lớn trung và dài hạn,
vốn điều lệ của toàn bộ tập đoàn và các công ty thành viên cũng tăng rất mạnh, lên
1.000 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng lên hàng nghìn tỉ đồng.
Tháng 12/2011, toàn bộ Tập đoàn chuyển về hoạt động tại tòa nhà FLC Landmark
Tower, nằm tại tâm điểm của phía Tây Hà Nội, khu vực có tốc độ phát triển mạnh nhất ở
Hà Nội trong nhiều năm qua. Đáng chú ý là trong giai đoạn này, khi thị trường bất động
sản gặp tình trạng khó khăn chung thì tòa nhà FLC Landmark Tower vẫn thực hiện đúng
cam kết đảm bảo đúng tiến độ.
Cũng trong năm 2011, SMiC nhận được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đây là
công ty luật Việt Nam đầu tiên nhận được bằng khen này. Tháng 8/2012, SMiC vinh dự
nhận danh hiệu Hãng luật tiêu biểu của năm và ông Trịnh Văn Quyết Quyết nhận danh
hiệu Luật sư tiêu biểu năm 2012.
Từ năm 2011 và đặc biệt năm 2012, trong định hướng thực hiện việc mua bán, sáp nhập
các công ty có tiềm năng phát triển, tái cơ cấu và sắp xếp lại tổ chức các công ty nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động, FLC bắt đầu mở rộng rất nhiều các mảng kinh doanh
khác, đặc biệt là mảng dịch vụ, như du lịch, đại lý vé máy bay, công nghệ, truyền thông,
dịch vụ golf... và hàng loạt các công ty ra đời. Đồng thời, các công ty thành viên trong
tập đoàn được tái cơ cấu như FLC Global (tiền thân là FLC Travel) và FLC Tech &
Media (tiền thân là FLC Media và Phòng Kinh doanh Công nghệ của Tập đoàn).
Một hướng đầu tư mới cũng được khai phá trong năm 2012, nhằm nâng cao sự gắn kết
với cộng đồng của Tập đoàn. Trường Cao đẳng nghề FLC được hình thành và bắt đầu đi
vào hoạt động tại tầng 4, tòa nhà FLC Landmark Tower, với vốn đầu tư ban đầu là 60 tỉ
đồng.
Năm 2012 cũng tiếp tục ghi nhận các dấu ấn của FLC trong các hoạt động đóng góp cho
cộng đồng, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (xây nhà tình nghĩa, hoạt động
tài trợ)…
Cho đến hiện tại, FLC đã trở thành một thương hiệu có sức phát triển lan tỏa đáng ngạc
nhiên tại Việt Nam khi được công chúng quan tâm chú ý chỉ trong một thời gian ngắn.
Mở rộng hoạt động với tốc độ nhanh và quy mô lớn, nhưng có thể thấy trong mỗi bước
đi, FLC vẫn giữ được sự tỉnh táo và cẩn trọng.
Có lẽ, chính tư duy này của những nhà lãnh đạo chủ chốt tại FLC đã giúp Tập đoàn tiếp
tục phát triển vững chắc trong giai đoạn bất động sản suy thoái, giữa lúc hàng loạt “đại
gia” khác lâm vào cảnhkhó khăn.
2.2. Phong cách lãnh đạo của ông Trịnh Văn Quyết
2.2.1. Tiểu sử
•
Ông Trịnh Văn Quyết sinh ngày 27/11/1975. Ông sinh ra và lớn lên tại xã Vĩnh
Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Bố là Trịnh Hồng Quý, mẹ là Đỗ Thị
Giáp là gia đình công chức nghèo. Ngay từ thời học đại học, dù rất chú tâm theo học
ngành luật nhưng Trịnh Văn Quyết đã có xu hướng say mê kinh doanh. Ngay từ
năm thứ 2, Trịnh Văn Quyết đã mở một trong những văn phòng gia sư đầu tiên ở Hà
Nội và sau đó còn kinh doanh điện thoại. Thời đó, nghề này còn khá hot, kiếm khá
nhiều tiền không chỉ đủ cho anh ăn học mà còn lo được cho các em gái của mình
học hành đầy đủ mà còn cho chính anh vốn liếng ban đầu mở văn phòng luật sư
SMiC ngay sau khi ra trường.
Ông là cử nhân luật – ĐH luật Hà Nội, cử nhân hành chính – HV Hành Chính
•
Quốc gia, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh –ĐH Irvine Hoa Kỳ, Chứng chỉ đào tạo nghề
Luật sư – HV Tư pháp.
Hiện ông đang giữ các chức vụ như: Tổng giám đốc công ty Luật TNHH SMic,
•
Chủ tịch hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn FLC, Thành viên HĐQT CTCP chứng
khoán FLC (FLCS), Phó chủ tịch hội doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
2.2.2. Những thành công và danh hiệu đạt được
- Những thành công ông đạt được
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/10, cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng Faros - một
DN đang thầu xây dựng phần lớn các dự án BĐS của Tập đoàn FLC bất ngờ tăng trần
lên 79.100 đồng/cp.
Với 430 triệu cổ phiếu, tổng giá trị thị trường của ROS tăng vọt lên hơn 34 ngàn tỷ đồng
(tương đương hơn 1,5 tỷ USD).
Cú tăng giá từ mức giá chào sàn 10.500 đồng/cp hôm 1/9/2016 lên tới hơn 79 ngàn
đồng/cp như hiện nay đã đưa ông Trịnh Văn Quyết, cổ đông lớn của DN này và cũng là
ông chủ của một số DN khác trên lên trở thành tỷ phú thứ 2 trong lịch sử TTCK Việt
Nam.
Theo thống kê trên TTCK Việt Nam vào ngày cuối cùng trong năm 2016 (30/12), ông
Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC là người giàu nhất
tại Việt Nam.
Ông sở hữu gần 290 triệu cổ phiếu ROS (Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros), hơn
114 triệu cổ phiếu FLC (Tập đoàn FLC)… trị giá tổng cộng hơn 33 ngàn tỷ đồng (tương
đương 1,5 tỷ USD) đã xóa ngôi người giàu nhất TTCK Việt Nam.
Nhưng ít lâu sau giá cổ phiếu VIC của Vingroup tăng nhanh kéo theo giá trị tài sản của
ông Phạm Nhật Vượng tăng mạnh và vượt qua ông Quyết. Phiên giao dịch đó được cho
là phiên giao dịch đáng nhớ nhất. Vì chỉ trong phút chốc ngôi vị người giàu có nhất
được trao đi trao lại. Và kết thúc phiên giao dịch thì ông Vượng vẫn giữ được vị trí thứ
nhất của mình và ông Trịnh Văn Quyết xếp vị trí thứ 2.
Với tựa đề "Luật sư kinh doanh", Tạp chí Forbes phiên bản Việt số tháng 7/2014 đã có
bài viết về Trịnh Văn Quyết, một nhân vật gây chú ý với một loạt thương vụ đầu tư, mua
bán bất động sản. Theo Forbes, "thành công của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nhờ biết
chọn đúng thời điểm đầu tư và 'liều... đúng lúc'
Ở tuổi 41, với cương vị là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, và Tổng giám đốc Công ty
Luật SMiC, Trịnh Văn Quyết đã được các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước ghi nhận
bằng những bằng khen, giải thưởng cho cá nhân anh và các doanh nghiệp mà anh làm
lãnh đạo, điều hành
Với dự án mà FLC đầu tư vào Sầm Sơn, Thanh Hoá, báo chí đã ca ngợi ông Trịnh Văn
Quyết là: "Người biến sình lầy thành Khu nghỉ dưỡng 5 sao". Khu nghỉ dưỡng này xác
lập hai kỷ lục Việt Nam với “Resort có bể bơi nước mặn lớn nhất Việt Nam” và “Resort
có nhiều bể bơi nhất Việt Nam”, và được hoàn thành trong thời gian kỷ lục - 9 tháng
(không tính 5 tháng đổ cát, san lấp vùng sình lầy rộng 200ha). Đây là dự án được cho là
thành công nhất của FLC tính đến nay.
- Danh hiệu
• Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội trao tặng SMiC về thành tích trong hoạt
động tư pháp năm 2007.
• Cúp vàng “Doanh nhân Văn hóa” do Trung tâm Văn hoá Doanh nhân Việt Nam trao
tặng Tổng Giám Đốc SMiC năm 2009.
• Kỷ niệm chương “Bảo vệ Công lý” do Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội trao tặng
Tổng Giám đốc SMiC năm 2009.
• Cúp vàng “Doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam” do Liên Bộ trao tặng SMiC năm
2009.
• Cúp vàng “Lãnh đạo xuất sắc” do Liên Bộ trao tặng Tổng Giám Đốc SMiC năm
2009.
• Danh hiệu “Hãng luật tiêu biểu của năm 2009”, “Luật sư tiêu biểu của năm 2009”.
• Bằng khen của Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội trao tặng SMiC đã có thành tích
xuất sắc trong hoạt động hành nghề và góp phần xây dựng Đoàn Luật sư Thành phố
Hà Nội vững mạnh 2010.
• Bằng khen của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trao tặng SMiC đã có thành
tích trong công tác bổ trợ tư pháp năm 2010.
• Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng SMiC đã có thành tích trong công
tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
• Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trao tặng Tổng Giám Đốc SMiC đã có thành
tích xuất sắc trong thi hành Luật Luật sư.
• Danh hiệu “Hãng luật tiêu biểu của năm 2012”, “Luật sư tiêu biểu của năm 2012”.
• Top 10 Giải thưởng Sao Đỏ - Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014 trao cho
ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC và Tổng Giám đốc Công ty
Luật SMiC.
• Tập đoàn FLC hai lần được vinh danh tại giải thưởng Sao Vàng Đất Việt vào các
năm 2013 và 2015.
• Danh hiệu “Gương sáng tư pháp năm 2015” trao cho Tổng giám đốc Công ty Luật
SMiC.
2.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của Trịnh Văn Quyết
- Sự cẩn trọng trong bản năng nghề nghiệp xuất phát điểm từ nghề Luật sư chính là một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của chủ tịch tập
đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. Tốt nghiệp đại học Luật năm 1999, ngay sau khi ra trường
ông thành lập công ty tư vấn luật SMiC – chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư,
các vấn đề sở hữu trí tuệ. Chính quá trình hành nghề luật giúp ông tích lũy nhiều kiến
thức, kinh nghiệm thực tế và quan trọng là sự cẩn trọng để áp dụng vào hoạt động kinh
doanh và đầu tư. Ông nói “nghề thầy cãi khiến tôi trở nên luôn thận trọng…Ai cũng
thấy, tôi đầu tư khá nhiều dự án trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng thực ra dự án nào
tôi thấy chắc ăn mới làm chứ không dám mạo hiểm. Xem xét một dự án “có vẻ tốt”,
trong đầu vị luật sư luôn xuất hiện các câu hỏi như: Tại sao dự án này lại có vẻ ngon
như vậy? Nó có vấn đề gì về pháp lý? Ông cho hay: “Khi trả lời được hết các câu hỏi,
tôi mới quyết định làm”. Triết lý kinh doanh rất đơn giản của ông Quyết: “Trong kinh
doanh, sự cẩn trọng không bao giờ thừa. Sự cẩn trọng luôn đem lại sự an toàn pháp lý
cho mọi hoạt động của tập đoàn, cho các cổ đông và đối tác” và điều này làm nên phong
cách lãnh đạo của ông.
- Sự quyết đoán trong bản năng tính cách giúp ông ra những quyết định nhanh chóng
và thực hiện một cách quyết liệt, tốc độ. Ông Quyết còn được biết đến là người quyết
liệt. Ông thừa nhận, trong chặng đường kinh doanh, đã gặp không ít khó khăn, nhưng đã
không làm thì thôi, còn nếu đã làm là làm đến cùng. Slogan của FLC là “Vững niềm tin,
bền ý chí” cũng là vì thế. Tuy nhiên, quyết liệt không phải là bảo thủ. Đối với ông,
người lãnh đạo không nên khăng khăng giữ mãi ý kiến chỉ vì nó là của mình. Khi những
giả định ban đầu của phương án kinh doanh bị thay đổi ngoài dự tính, ông sẽ bàn bạc lại
với đội ngũ của mình để quyết định hướng đi tiếp theo. Không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh
và không ngoan cố đi vào ngõ cụt với hy vọng chờ đợi phép màu sẽ mở ra cánh cửa mới
là nguyên tắc mà FLC thực hiện.
- Sự đam mê và tận tâm với công việc mình đang gắn bó cũng là một trong những yếu
tố quan trọng làm nên phong cách lãnh đạo đặc biệt của Trịnh Văn Quyết. Thực tế, để
đạt được tiến độ thi công thần tốc với FLC Sầm Sơn hay các dự án bất động sản lớn
khác, công trường không tồn tại khái niệm ngày hay đêm, đèn điện lúc nào cũng sáng
24/24 với gần 5.000 người. Trịnh Văn Quyết có khi chỉ ngủ 2-4 tiếng một ngày, đôi lúc
xuất hiện kiểm tra dự án với áo phông quần đùi lúc 1h sáng. “Lúc đó tôi rất đam mê,
cũng rất sốt ruột. Cái đó không phải là không ngủ được, mà là không thể ngủ, không
muốn ngủ”, ông Quyết chia sẻ.
Thậm chí, có quyết định kỷ luật và sai thải nhân sự cấp cao ở công trường cũng được
ông Quyết yêu cầu làm và gửi ngay trong đêm (lúc 2h sáng). “Nhiều người bảo tôi cực
đoan nhưng họ không hiểu là lúc đó ở công trường tôi có phân biệt đêm với ngày đâu,
cần là làm thôi”, ông giải thích. Hơn nữa, ông cho rằng: Lãnh đạo phải là một “chiến
tướng”, luôn phải sát sao công việc, thậm chí ở FLC còn có cả ban thanh tra và đội phản
ứng nhanh.
2.2.4 Ông luôn là người đặt cái “tâm” lên đầu trong khi lãnh đạo CBNV
- Trong một tập đoàn lớn và hoạt động đa ngành như FLC, tất nhiên sẽ đòi hỏi môi
trường đa dạng trình độ học vấn của các nhân viên, từ trung cấp, cao đẳng đến thạc sỹ,
nghiên cứu sinh nước ngoài, từ kinh tế, tài chính đến đầu tư, xây dựng… Vì thế việc xây
dựng một mô hình quản trị chung cho hàng ngàn con người là điều không dễ dàng.
Chủ tịch FLC chia sẻ, bí quyết quản lý và vận hành cả một hệ thống nhân viên tại FLC
của ông được gói gọn trong một chữ “tâm”.
“Quản trị doanh nghiệp bằng sự tâm huyết và thuyết phục của bản thân, truyền đạt vào
tư tưởng của họ những ý tưởng và kế hoạch thực hiện cho hiện tại và tương lai. Nhưng
hơn hết, mình phải lo cho anh em cán bộ, công nhân viên, họ mới cống hiến hết mình vì
công việc. Và tôi đã có được một hệ thống nhân viên tuyệt vời bên mình”, ông Quyết
nói.
Chia sẻ về bí quyết giữ chân nhân tài của mình, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết nêu ra 3
nguyên tắc cơ bản.
+ Một là tìm người phù hợp không chỉ ở năng lực mà còn là văn hóa.
+ Hai là giữ chân nhân tài bằng cách phân quyền hợp lý và tạo chế độ đãi ngộ tốt.
+ Ba là mọi người phải đối xử với nhau bằng cái tâm.
- Coi tập đoàn như một gia đình
Đối với ông, việc quản trị công ty mỗi giai đoạn có những vấn đề khác nhau, tùy thuộc
vào quy mô. Nhưng tựu chung lại, doanh nghiệp lớn và nhỏ đều có những nỗi lo riêng,
chứ không phải lớn mới lo, còn nhỏ thì không hay ngược lại. Ở mỗi thời điểm khác
nhau, quy mô khác nhau, sẽ có nỗi lo khác nhau.
Còn về cách giữ chân nhân tài, ông Quyết cho rằng, có ba vấn đề lớn trong quản trị con
người. Một là tìm người phù hợp, không chỉ ở góc độ năng lực mà còn là văn hóa. Nếu
họ giỏi mà không phù hợp với văn hóa công ty thì cũng không thể phát huy được năng
lực. Thứ hai là giữ người tài bằng cách sắp xếp công việc, phân quyền hợp lý và cơ chế
quản trị phù hợp. Và thứ ba là mọi người đối xử với nhau bằng cái tâm. Với ông chủ
FLC, người lao động, nhất là người lao động giỏi luôn được các doanh nghiệp chào đón.
Nhưng họ chọn một doanh nghiệp là chọn gia đình thứ hai.
“Tôi xây dựng FLC như một gia đình lớn, nơi mọi người coi hiệu quả công việc và văn
hóa cống hiến được đưa lên hàng đầu. Tôi tự hào vì những công trình làm đẹp cho đời
mà FLC đã đạt được, và đó cũng là niềm tự hào của hàng nghìn cán bộ làm việc tại
FLC”, ông Quyết cho biết.
- Chủ tịch Trịnh Văn Quyết cũng rất quan tâm, muốn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và
sẵn sàng giải đáp mọi băn khoăn, đề xuất của cán bộ, nhân viên nhằm tạo sự yên tâm
gắn bó, đoàn kết một lòng trong đại gia đình FLC. Ông rất thấu hiểu những vất vả của
người lao động trong Tập đoàn, đặc biệt là những người trực tiếp có mặt ngày đêm trên
các công trường dự án, như tại Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn, nơi
được ví như tuyến đầu của mặt trận xây dựng, phát triển Tập đoàn.
Chính những nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Tập
đoàn trong suốt những năm qua, đặc biệt từ khi Tập đoàn triển khai đồng loạt nhiều dự
án lớn đã làm nên tên tuổi, sự lớn mạnh của FLC ngày hôm nay. Những dự án được
triển khai “thần tốc” đã tạo nên thương hiệu, uy tín của FLC đối với đối tác, khách hàng,
với chính quyền và người dân địa phương nơi có dự án của Tập đoàn. Thông qua những
câu chuyện, những trường hợp rất cụ thể, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết đã chia sẻ những
kinh nghiệm của chính mình, nêu lên những tấm gương người lao động nỗ lực làm việc,
tận tâm, tận lực và đã được đồng nghiệp, Ban lãnh đạo Tập đoàn ghi nhận. Chủ tịch
nhấn mạnh, mọi cá nhân, tập thể người lao động trong Tập đoàn có tâm huyết với công
việc, với Tập đoàn, nỗ lực làm việc hết mình đều sẽ được hệ thống ghi nhận và đãi ngộ
thỏa đáng cũng như tạo điều kiện thăng tiến.
- Ông cũng thường xuyên dung chính cái “tâm” ấy để động viên, khuyến khích cấp
dưới của mình không ngừng nỗ lực, chủ động trong công việc, chịu khó học hỏi để có
thể xử lý công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Cán bộ, nhân viên cũng cần phải có tâm
huyết với công việc, với Tập đoàn thì mới sẵn sàng đương đầu với khó khăn, không cảm
thấy khối lượng công việc lớn là gánh nặng, mới “vững niềm tin, bền ý chí” được. Lao
động hết mình, không ngừng học hỏi cũng chính là cách để mỗi cán bộ, nhân viên phát
triển bản thân, vươn tới thành công hơn trong công việc và trong cuộc sống. Nếu bạn là
người yêu lao động, có trách nhiệm với công việc, luôn có ý thức học hỏi vươn lên thì
tôi tin rằng, không chỉ ở Tập đoàn FLC mà khi làm việc ở bất kỳ doanh nghiệp nào, bạn
cũng sẽ được ghi nhận và thành công”, Chủ tịch Quyết nói.
Trong một tập đoàn lớn và hoạt động đa ngành như FLC, tất nhiên sẽ đòi hỏi môi trường
đa dạng trình độ học vấn của các nhân viên, từ trung cấp, cao đẳng đến thạc sỹ, nghiên
cứu sinh nước ngoài, từ kinh tế, tài chính đến đầu tư, xây dựng… Vì thế việc xây dựng
một mô hình quản trị chung cho hàng ngàn con người là điều không dễ dàng. Nhưng
bằng cái “tâm” và sự tài ba trong phong cách lãnh đạo, Trịnh Văn Quyết đã làm được
điều tưởng khó khăn trở nên đơn giản hơn và đã thành công.
2.2.5. Là người có tầm nhìn chiến lược xa
Trịnh Văn Quyết: “Có lẽ tôi nghiện làm việc…”
“Người thành công nhìn đâu cũng thấy cơ hội, còn kẻ thất bại nhìn chỗ nào cũng thấy
khó khăn”, câu châm ngôn ấy có thể vận ngay vào trường hợp của Quyết. thời học Đại
học Luật, nếu như nhiều bạn bè ở tỉnh lẻ về đều ở trong ký túc xá thì anh, chàng trai con
nhà nghèo từ vùng quê Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) lại chuyển từ kí túc xá ra ngoài để thuê
nhà và kết hợp mở văn phòng gia sư. Công việc này vừa giúp anh trang trải chi tiêu cho
bản thân, giúp đỡ bố mẹ lại có thể hỗ trợ được các sinh viên khác. Những bài học đầu
tiên trên thương trường của anh có được từ những ngày tháng đó. Năm 1999, ra trường
với tấm bằng cử nhân luật, Quyết vừa học nghề luật sư vừa tham gia tư vấn luật. Đến
năm 2001, cùng với một vài anh em, Quyết thành lập Công ty Tư vấn quản lý và giám
sát đầu tư (SMIC), tiền thân của Công ty Luật SMiC ngày nay. công việc tư vấn luật đòi
hỏi anh phải tìm hiểu sâu rộng về các quy định pháp lý liên quan đến lĩnh vực đầu tư,
kinh doanh và cũng nhờ cơ hội được tiếp xúc với nhiều khách hàng doanh nghiệp, được
lắng nghe các câu chuyện, các vấn đề khác nhau của nhiều doanh nghiệp mà anh tích
cóp được một nguồn kiến thức khổng lồ. Hơn 10 năm hoạt động, SMIC đã đạt được rất
nhiều bằng khen, giải thưởng của Đoàn luật sư, Liên đoàn Luật sư, Bộ Tư pháp, Thủ
tướng Chính phủ. Nhưng với Quyết, chừng ấy là chưa đủ.
Ông nhận ra rằng, một luật sư dù có giỏi đến đâu thì tên tuổi của họ dường như cũng chỉ
trong giới biết đến, họ không có tầm ảnh hưởng lớn đến cộng đồng như một doanh nhân
và trên thế giới, cũng chưa có luật sư nào trở thành một tỷ phú đô-la nếu chỉ hành nghề
luật sư. Suy nghĩ ấy cộng với việc quá trình hành nghề luật sư giúp anh quen biết một số
khách hàng kinh doanh bất động sản lớn tại Hà Nội, biết thủ tục, hiểu cách làm, rồi lại
thấy cơ hội kinh doanh, ý chí và quyết tâm làm giàu thôi thúc anh mở rộng mảng kinh
doanh. Năm 2014, 6 năm sau ngày thành lập, FLC đã có sự phát triển vượt bậc. Công ty
phát hành huy động thành công 1.000 tỷ đồng, nâng quy mô vốn điều lệ lên trên 2.000
tỷ đồng. Hàng loạt dự án bất động sản lớn đang được triển khai với quy mô vốn đầu tư
lên tới hàng nghìn tỷ đồng, như Dự án FLC Samson Golf Links & Resort, Dự án nhà
liền kề trung tâm thành phố Thanh Hóa, Dự án FLC Complex 36 Phạm Hùng, FLC
Garden City và dự án nhà ở cho cán bộ công nhân viên Bộ Tư pháp…
FLC hiện là doanh nghiệp chuyên kinh doanh bất động sản, nhưng Quyết bảo, anh sẵn
sàng tham gia bất cứ ngành nghề gì, miễn là tạo ra lợi ích cho cổ đông. “Một ngày nào
đó, tôi có thể sẽ kinh doanh những lĩnh vực mà thậm chí bây giờ tôi chưa nghĩ đến. Biết
đâu, trong tương lai, FLC có thể mua một doanh nghiệp sản xuất kem đánh răng, bột
giặt…”, Quyết chia sẻ.
Trong các dự án đầu tư ông luôn có tầm nhìn xa. Ông Quyết chia sẻ mỗi dự án phải đảm
bảo được nguồn tài chính dồi dào, và đương nhiên không phải là phụ thuộc vào bất kỳ 1
nguồn nào. Theo ông thì đó khổng hẳn chỉ có ngân hàng, khách hàng,…mà đó phải là
một sự chuẩn bị kỹ phương án tài chính. Chẳng hạn dự án FLC Sầm Sơn có cam kết của
Vietinbank nhưng khi hoàn thành số vốn vay khá nhỏ so với tổng mức đầu tư, BIDV
cam kết cho vay tới 70% ở FLC Quy Nhơn nhưng hiện chỉ vay mấy trăm tỷ mà dự án
cũng sắp khai trương. Vậy số vốn đó lấy từ đâu? Ông có chia sẻ rằng số vốn đó là vốn tự
có của công ty. Tự chủ động trong tài chính sẽ giúp công ty khôn gặp phải những tình
huống xấu trong lúc thi công về mặt tài chính. Vì cũng có lúc mình cần gấp một khoản
tiền lớn thì việc lên ngân hàng làm thủ tục cũng rất mất thời gian.
2.2.6. Áp dụng kỷ luật thép và lựa chọn đối tác cũng như nhân viên có tính kỷ luật,
chịu sức ép tốt
Xác định con người là động lực của sự phát triển, Trịnh Văn Quyết cho hay, ở FLC, tinh
thần chia sẻ được đặt lên hàng đầu. Chia sẻ công việc, định hướng phát triển, tầm nhìn;
chia sẻ suy nghĩ và chia sẻ cả lợi ích là cách để vị Chủ tịch trẻ tuổi này gắn kết và phát
huy sức mạnh toàn hệ thống FLC.
“Ở FLC, vai trò người thân không có liên quan đến hệ thống quản trị công ty. Các cán
bộ chủ chốt được đảm bảo cuộc sống tốt, không bao giờ phải lo lắng về tiền bạc. Chẳng
hạn, nhân sự từ phó tổng giám đốc trở lên sẽ được Công ty cấp xe E300, E350 có cả tài
xế. Chúng tôi chủ trương đãi ngộ tốt để đảm bảo cán bộ lãnh đạo yên tâm làm việc.
Người lao động phải được hưởng chế độ tốt nhất, thậm chí cả nhân viên bình thường”,
anh nói.
Chủ tịch nhấn mạnh, mọi cá nhân, tập thể người lao động trong Tập đoàn có tâm huyết
với công việc, với Tập đoàn, nỗ lực làm việc hết mình đều sẽ được hệ thống ghi nhận và
đãi ngộ thỏa đáng cũng như tạo điều kiện thăng tiến. Lao động hết mình, không ngừng
học hỏi cũng chính là cách để mỗi cán bộ, nhân viên phát triển bản thân, vươn tới thành
công hơn trong công việc và trong cuộc sống.
Ông thường có những buổi chia sẻ kinh nghiệm, quan niệm sống và làm việc của mình
với cán bộ, nhân viên Tập đoàn FLC để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên, bên
cạnh đó ông xuất hiện ngay tại công trường vào bất kể thời gian nào để thị sát và cũng
để động viên họ.
Trong công việc thì “Việc họp giao ban lúc nửa đêm, quyết định kỷ luật hay thay thế nhà
thầu lúc 2h giờ sáng là điều hết sức bình thường. Nếu không áp dụng kỷ luật thép,
không thể có những trận đánh lớn thắng lợi.” Ông Quyết nói. Chính điều này đã thúc
đẩy tinh thần làm việc và giám vượt qua giới hạn bản thân của cán bộ nhân viên trong
công ty.
Việc lựa chọn đối tác cũng vô cùng quan trọng. Chính vì thế mà FLC đã lựa chọn đối
tác đều là các hãng hàng đầu của thế giới như Nicklaus Design, Schmidt-Curley,
Flagstick trong lĩnh vực sân golf; Serenity Holdings, AccorHotels trong lĩnh vực khách
sạn, nghỉ dưỡng… Ông Quyết nói “không còn cách nào khác ngoài kỹ thuật hiện đại,
công nghệ tiên tiến, nhân công vài nghìn người ở mỗi công trình thi công liên tục ngày
đêm…thì mới có thể hoàn thành khối lượng khổng lồ như vậy trong vài tháng”.
Là một nhà đầu tư quyết liệt nhưng không bảo thủ, ông Quyết cho rằng, người lãnh đạo
không nên khăng khăng giữ mãi ý kiến của mình. Khi những giả định ban đầu của
phương án kinh doanh bị thay đổi ngoài dự tính, ông sẽ lập tức bàn bạc lại với đội ngũ
của mình để quyết định hướng đi tiếp theo đúng đắn nhất để thành công. Và việc hoàn
thành sớm dự án còn có nhiệm vụ rất quan trọng đó là khẳng định uy tín và gia tăng lợi
ích cho cổ đông công ty.
III. Đánh giá
Ông Nguyễn Văn Quyết đầu tiên ông đi trên con đường là trở thành một luật sư chuyên
tư vấn về lĩnh vực bất động sản. Ông thành lập công ty Tư vấn Đầu tư SmiC. Từ năm
2008 đến nay, ông Quyết giữ cương vị Tổng giám đốc Công ty Luật SMiC – chuyên tư
vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các vấn đề sở hữu trí tuệ.
Mà công việc tư vấn luật lại là một bước quan trọng giúp ông đi trên con đường làm
giàu trở thành một doanh nhân thành đạt. Ông chia sẻ về cơ duyên từ một luật sư chuyển
sang kinh doanh bất động sản: “Là luật sư, tôi có quen một số khách hàng kinh doanh
bất động sản khá lớn tại Hà Nội. Làm tốt rồi, khách hàng lại giới thiệu khách hàng, tư
vấn riết rồi thành chuyên về lĩnh vực này. Mình biết thủ tục, hiểu cách làm, rồi lại thấy
cơ hội kinh doanh ở đây. Cứ thế mở rộng sang mảng hoạt động này”.
Ông Quyết làm giàu từ hai bàn tay trắng nhưng đó là kết quả của cả một quá trình lăn
lộn với thương trường, một quá trình tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, tính toán làm ăn
trong kinh doanh. Sau khi một vài dự án thành công ngoài mong đợi, thấy cơ hội trong
lĩnh vực này rất nhiều nên ông quyết tâm dấn thân và theo đuổi. Việc công ty TNHH
Đầu tư Trường phú Fortune được thành lập với số vốn 18 tỷ đồng và chuyển đổi thành
Công ty cổ phần FLC 2 năm sau đó được xem như là một bước ngoặt lớn trong sự
nghiệp của ông Trịnh Văn Quyết.
Ông luôn chú trọng yếu tố an toàn, đặt yếu tố an toàn lên vị trí hàng đầu trong các quyết
định đầu tư, kinh doanh. Trong một môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp không đảm
bảo được khả năng an toàn và ổn định thì sao có thể tiến bước tới thành công, mà con
đường đi đến thành công cũng không hề bằng phẳng. yếu tố an toàn trong kinh doanh có
thể quyết định thành bại của một doanh nghiệp, nên ông Quyết luôn chú trọng đến yếu
tố an toàn là như vậy.
Ông luôn chú trọng đến việc thận trọng, từng là một luật sư nên ông rất thận trọng đi
từng bước vững vàng trong lĩnh vực bất động sản luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên
đôi khi có cơ hội thì ông lại trở thành một người liều lĩnh, có thể do cơ hội chỉ có một
lần nên ông sẽ nắm chặt lấy cơ hội đó, nhưng ông vẫn có sự thận trọng và an toàn chứ
không hoàn toàn trở nên liều lĩnh mà không có bất cứ khả năng thành công nào. Hai yếu
tố an toàn và sự thận trọng đã giúp ông từng bước đi tới những thành công như ngày
hôm nay trở thành một doanh nhân tỉ phú đô la giàu nhất Việt Nam.
Ông là một người rất quyết đoán. Đối với ông mỗi dự án là một “trận đánh” nói như vậy
là bởi đó là cả một thách thức, vừa phải nhanh lại vừa phải có chất lượng cao. Lãnh đạo
phải là một “chiến tướng”, luôn phải sát sao công việc, thậm chí ở FLC còn có cả ban
thanh tra và đội phản ứng nhanh. Mà việc quyết định kỷ luật hay thay thế nhà thầu lúc
2h sáng là hết sức bình thường đối với ông. Chính sự quyết đoán của ông đã làm cho
mỗi dự án rút đều có thể hoàn thành trước thời hạn thi công, tiết kiệm được chi phí vốn,
rút ngắn thời gian chuyển giao, khai thác dự án… từ đó làm tăng hiệu quả kinh doanh
mỗi công trình. Và việc hoàn thành sớm dự án còn có nhiệm vụ rất quan trọng đó là
khẳng định uy tín và gia tăng lợi ích cho cổ đông công ty.
Ông luôn là người đặt cái " tâm" lên đầu. Đó là một trong những nguyên tắc mà bản
thân ông Quyết có lẽ sẽ theo đuổi suốt con đường kinh doanh của ông. Làm bất cứ việc
gì kể cả kinh doanh thì cũng hay làm cho thật tốt, không làm sai trái, gây ra lỗi lầm
không thể bù đáp nổi, hãy dùng “ tâm” của mình để soi sáng con đường phía trước.
Là người có tầm nhìn chiến lược xa. Một lãnh đạo tài ba là người có thể nhìn thấy trước
những cơ hội mà nhân viên của mình không nhìn ra được. Ông có tầm nhìn xa vì ông
đầu tư rất nhiều dự án ở các nơi trên đất nước như dự án FLC Quy Nhơn với quy mô rất
lớn bao ngôm những quần thể nghỉ dưỡng và sân golf 5 sao. Và sân golf 5 sao này đã
được một đoàn nhà báo quốc tế 20 người đến thị sát, họ đều cảm nhận đây là một trong
những sân golf đẹp nhất châu Á.
Áp dụng kỷ luật thép và lựa chọn đối tác cũng như nhân viên có tính kỷ luật, chịu sức ép
tốt. FLC đạt được thành tựu như hôm nay, cũng chính nhờ vào các chính sách sử dụng
nhân tài của ông Quyết trong công ty. Nhân tài để dùng nhưng một cá nhân không thể
làm gì, ông để cao việc làm tập thể, như vậy hiệu suất làm việc cao. Đồng thời mọi nhân
viên phải tuân theo quy tắc đã được đặt ra, làm việc có trách nhiệm, có sức chịu đựng
được cường độ công việc cao, chính thế mới có một tập đoàn lớn mạnh như hiện tại.
Việc lựa chọn đối tác trong kinh doanh của ông Quyết cũng là việc có được một phần
bảo đảm trong mỗi dự án, tạo được những thành công ngoài mong đợi.