NGUYÊN LÝ BẢO HIỂM
Câu 1: khái niệm bảo hiểm, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm:
-
Bảo hiểm là những qh kt gắn liền với quá trình hình thành, phân phối và sử
dụng quỹ tiền tệ tập chung-quỹ bh nhằm xử lý rủi ro, các biến cố bh, đảm
-
-
bảo quá trình tái sản xuất và đời sống xã hội được diễn ra bt.
Đặc điểm của bảo hiểm:
Một là, bh là 1 loại dịch vụ đặc biệt
+ Sản phẩm của bh là sp vô hình
+Chu trình của bh là chu trình đảo ngược.
Hai là, bh vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính k bồi hoàn.
Nguyên tắc hoạt động của bh:
+ Nguyên tắc trung thực tuyệt đối : đối vs ng tham gia bh và cả ng đc bh
đều phải trinh thực trong tất cả các nội dung liên quan đến giao kết hợp đòng
bh.
+ Nguyên tắc quyền lợi có thể đc bh: quyền lượi có thể đc bh là quyền sở
hữu, quyền chiếm hữu ,quyền sd tài sản, quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng , cấp
dưỡng đối với đối tượng được bh.
+ Nguyên tắc số đông ( quy luật số lớn) : chỉ đc áp dụng khi
Số lượng lớn các rủi ro và tổn thất tương tự. các rủi ro tổn thất phải độc
-
lập
+Nguyên tắc bồi thường
+Nguyên tắc nguyên nhân gần….
Câu 2 : rủi ro là gì? Nguyên nhân
Khái niệm rủi ro: là khả năng xẩy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại
hoặc mang lại kết quả không mong đợi.
Là một điều không may mắn không lường trc đc về khả năng xảy ra, về
thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả
-
của nó.
Nguyên nhân của rủi ro:
+ Nguyên nhân khách quan: rủi ro có nguồn gốc từ thiên nhiên. Rủi ro gắn
với cuộc sống xh loài người có hậu quả lan rộng.
+ Nguyên nhân chủ quan: hoạt động của ng khác gây nên cố ý hoặc không
cố ý. Hoạt động của bản thân người gặp rủi ro gây nên, cố ý hoặc không cố
-
-
ý.
Câu 3” nguy cơ là gì? Phân loại.
Khái niệm nguy cơ: là nhg điều kiện phối hợp tác động đến rủi ro khiến khả
năng xẩy ra tổn thất cao hơn.
Phân loại nguy cơ: nguy cơ vật chất, nguy cơ tinh thần, nguy cơ đạo đức.
Câu 4 : hợp đồng bảo hiểm là gì? Yếu tố cơ bản?
Định nghĩa hợp đồng bảo hiểm: là sự thỏa thuận giữa bên mua bh và
doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bh phải đóng phí bh, doanh nghiệp
bh phải trả tiền bh cho ng thụ hưởng hoặc bồi thường ng đc bh khi sự kiện
bh xảy ra.
Câu 5 định nghĩa “ người bảo hiểm” trên hợp đồng bảo hiểm . Các hình
-
thức khác nhau của người bảo hiểm trong thị trường thương mại.
Doanh nghiệp bh thường đc gọi là “ người bh” là doanh nghiệp đc thành lập,
tố chức và hoạt động theo quy định của luật kd bh và các quy định khác của
pl có lq đến kd bh, tái bh. Trong quan hệ đợp đồng, doanh nghiệp bh chấp
nhận yêu cầu bh bằng việc giao kết hợp đồng bh, cấp cho bên mua hợp đông
bh hoặc bằng chứng về hợp đồng bh vì thế có những nghĩa vụ và quyền theo
-
thỏa thuận của hợp đồng bh.
Câu 6: định nghĩa” bên mua bh” và các bên có liên quan:
Bên mua bh bao gồm ( ng tham gia bh, ng đc bh, ng đc quyền lợi bh)
+ ng tham gia bh: là các tổ chức cá nhân đứng ra yêu cầu bh, giao kết hợp
đồng với doanh nghiệp bh và đóng phí bh.
+ ng đc bh: là tổ chức cá nhân có tài sản, tránh nhiệm dân sự, tính mạng đc
bh theo hợp đồng bh.
+ ng đc hưởng quyền lợi bh:là tổ chức , cá nhân bên mua bh chỉ định để
nhận tiền bh theo hợp đồng bh con ng.
-
Việc tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng bh, trong nhiều trg hợp có các
bên “ trung gian bh” đại lý bh, môi giới bh. Tuy nhiên, đó kp là chủ thể của
hợp đồng bh mà giữ tư cách là đại diện hợp pháp của ác chủ thể hợp đồng
bh.
Câu 7: thế nào là bồi thường theo nguyên tắc tỉ lệ, ý nghĩa. Vd minh họa:
-
Điều khoản này áp dụng trong trg hợp bh dưới giá trị. Khi áp dụng điều
khoản này ng bh chỉ bồi thường hoặc trả tiền bh theo 1 tỉ lệ nhất định. Có 2
loại tỉ lệ:
+ tỉ lệ bh dưới giá trị
+ thie lệ théo phí bh
Câu 8: miễn thường là gì? Các hình thức, mục đích.
-
miễn thường là khoản chi phí mà người mua bảo hiểm phải tự trả trước khi
công ty bảo hiểm trả bất kỳ chi phí nào cho tổn thất của khách hàng. Nguyên
tắc thông thường khi áp dụng miễn thường là: mức miễn thường càng cao thì
•
•
•
•
phí bảo hiểm càng thấp và ngược lại.
- Có hai loại miễn thường: miễn thường có khấu trừ (còn gọi là khấu trừ) và
miễn thường không khấu trừ:
Miễn thường có khấu trừ là khoản chi phí mà khách hàng phải tự chịu cho
mỗi và mọi tổn thất trước khi công ty bảo hiểm chi trả các chi phí còn lại.
Miễn thường không khấu trừ là khoản chi phí mà khách hàng phải chịu cho
mỗi và mọi tổn thất có chi phí nhỏ hơn mức miễn thường, trái lại công ty bảo hiểm
sẽ chi trả toàn bộ các chi phí tổn thất.
Ví dụ minh họa:
Trường hợp miễn thường có khấu trừ: Nếu khách hàng mua bảo hiểm vật
chất cho xe với mức miễn thường có khấu trừ 500.000 đồng. Khi có tổn thất xảy ra
cho xe và chi phí khắc phục tổn thất là 500.000 đồng trở xuống thì khách hàng phải
tự thanh toán chi phí. Khi có tổn thất xảy ra với chi phí khắc phục tổn thất trên
500.000 đồng (ví dụ 5.000.000 đồng), khách hàng sẽ phải tự thanh toán 500.000
đồng, công ty bảo hiểm phải thanh toán chi phí còn lại (4.500.000 đồng).
Trường hợp miễn thường không khấu trừ: Nếu khách hàng mua bảo hiểm
vật chất cho xe với mức miễn thường không khấu trừ 500.000 đồng. Khi có tổn
thất xảy ra cho xe và chi phí khắc phục 500.000 trở xuống thì khách hàng phải tự
thanh toán chi phí. Khi có tổn thất xảy ra với chi phí khắc phục lớn hơn 500.000
đồng (ví dụ 5.000.000 đồng), khách hàng sẽ không phải trả bất kỳ chi phí nào,
công ty bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ chi phí khắc phục tổn thất (5.000.000 đồng
Câu 9 spbh? Đặc điểm chung, đặc điểm riêng.
-
Sản phẩm bảo hiểm là: là sự cam kết của dnbh đối với bên mua bảo hiểm
-
về việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Đặc điểm chung của sp bh: tính vô hình, tính k đồng nhất, tính không thể
-
tách rời và không thể cất trữ, tính không được bảo hộ bảo quyền .
Đặc điểm riêng của sp bh: là sp k mong đợi, là sp của chu trình hạch toán
đảo ngược, là sp có hiệu quả xê dịch, là loại sp bán hàng loạt.
Câu 10 : kn bh ts, đặc trưng.
-
-
Khái niệm bảo hiểm tài sản: là thể loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là
tài sản và các quyền tài sản.
Đặc trưng của bh ts:
+ giới hạn trách nhiệm bh théo gtri ts
+ nguyên tắc bồi thường. .( về căn cứ bồi thường, về mục đính bồi thường,
về hình thức bồi thường)
+quyền tham gia bảo hiểm ts.
+Phương pháp bồi thường.
Câu 11:Nguyên tắc thế quyền đc sd trong thường hợp nào và nd:
theo nguyên tắc này , dnbh sau khi trả tiền cho ng đc bh sẽ đc phép “ thế
quyền” bên đc bh để yêu cầu ng t3 có trách nhiệm trong tổn thất ts, chi trả
-
-
phần tổn thất của ts thuộc trách nhiệm của ng t3 đấy.
câu 12 bh trách nhiệm dân sự là gì? Đặc trưng.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là: laoij hình bh đảm bảo cho trách nhiệm
dân sự của ng đc bh dối với ng t3 theo quy định của pl.
Đặc trưng của bh trách nhiệm dân sự:
+ đối tg bh dân sự mang tính trừu tượng
-
+phương thức bh có giới hạn hoặc không giới hạn
+ sự gắn kết và tính độc lập trong mqh giữa ng đc bh và ng bh và bên t3
Câu 13: bh con người? đặc trưng.
Khái niệm bh con ng: là loại bh có mục đích chi trả nhg khoản tiền đã đc
thỏa thuận trc cho ng đc bh hoặc ng thụ hưởng bh, trg trường hợp xẩy ranhg
-
sự kiện tác động đến chính bản thân ng đc bh.
Đặc trưng của bh con ng:
+ đối tượng của bh con ng là tính mạng, sức khỏe khả năng lđ và tuổi thọ
con ng.
+ tính phức tạp trong qh giữa ng tham gia bh, ng đc bh và ng thụ hưởng.
+ quyền lợi của ng thụ hưởng bh trong các hđ bh con ng là độc lập nhau.
+ sự vận hành của phần lớn các nghiệp vụ bh con ng đc tuân thủ theo
nguyên tắc khoán.
Câu 14 nguyên tắc khoán? Tại sao lại nguyên tắc khoán lại được áp
dụng trong bh con người.
-
Nguyên tắc khoán: Nguyên tắc khoán là nguyên tắc thường được áp dụng
để giải quyết quyền lợi bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm con người
nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Theo nguyên tắc khoán, khi xảy
ra các sự kiện bảo hiểm, công ty bảo hiểm căn cứ vào số tiền bảo hiểm của
hợp đồng đã ký kết và các quy định đã thoả thuận trong hợp đồng để trả tiền
cho người thụ hưởng. Khoản tiền này không nhằm mục đích bồi thường thiệt
hại mà chỉ mang tính chất thực hiện cam kết của hợp đồng theo mức khoán
đã quy định.
Lưu ý:- Khoản tiền mà công ty bảo hiểm trả không phải để bồi thường thiệt hại,
mà là thực hiện cam kết trong hợp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm cùng lúc có quyền nhận quyền lợi bảo hiểm từ nhiều
hợp đồng bảo hiểm con người khác nhau.
-
Nguyên tắc khoán được áp dụng trong bh con người vì: Việc trả tiền bảo
hiểm trong hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ bị chi
phối bởi nguyên tắc khoán. Theo nguyên tắc này, khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm, người bảo hiểm căn cứ vào số tiền bảo hiểm của hợp đồng đã ký kết
và các quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng để trả tiền bảo hiểm. Khoản
tiền này không nhằm mục đích bồi thường thiệt hại mà chỉ mang tính chất
thực hiện cam kết của hợp đồng theo mức khoán đã quy định. Khi áp dụng
nguyên tắc khoán
Nếu người được bảo hiểm tử vong do tai nạn, ốm đau, bệnh tật,…, người
bảo hiểm trả toàn bộ số tiền bảo hiểm. - Nếu người được bảo hiểm bị thương
tật thân thể do tai nạn, người bảo hiểm trả theo Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm
thương tật (Phụ lục 3). - Nếu người được bảo hiểm nằm viện do ốm đau,
bệnh tật,… hoặc do tai nạn, người bảo hiểm trả mỗi ngày nằm viện theo một
tỷ lệ nào đó đối với số tiền bảo hiểm.
Nếu người được bảo hiểm phải phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật,… hoặc do
tai nạn, người bảo hiểm trả theo Bảng tỷ lệ trả tiền phẫu thuật
Việc áp dụng nguyên tắc khoán kéo theo hệ quả là vấn đề bảo hiểm
trùng không được đề cập và không áp dụng nguyên tắc thế quyền trong bảo
hiểm con người phi nhân thọ.
Câu 15 :Sự khác biệt giữa nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc khoán:
Mục đích bồi thường của bảo hiểm là nhằm bù đắp thiệt hại của người
được bảo hiểm, đưa họ trở về khả năng tài chính ban đầu như trước khi gặp
rủi ro. Số tiền bồi thường bảo hiểm cao hay thấp phụ thuộc vào giá trị thiệt
hại thực tế của người được bảo hiểm và quy tắc bồi thường bảo hiểm, đồng
thời không vượt quá các chi phí thực tế mà người được bảo hiểm phải gánh
chịu. Trả tiền theo nguyên tắc khoán, số tiền trả đã được định mức trước
trong HĐBH, không phụ thuộc vào chi phí thực tế mà phụ thuộc vào số tiền
bảo hiểm đã ký kết cùng với những quy định đã thỏa thuận trong HĐBH.
Khoản tiền bảo hiểm trả theo nguyên tắc khoán có thể thấp hơn, hoặc cao
hơn, hoặc cũng có thể ngang bằng thiệt hại của người được bảo hiểm và để
nhận được số tiền khoán trước này, người tham gia bảo hiểm phải trả một
khoản phí bảo hiểm tương ứng. Ví dụ: Ông X được bảo hiểm bởi HĐBH tai
nạn con người với số tiền bảo hiểm 20 triệu đồng. Trong thời hạn hiệu lực
của hợp đồng, ông X bị tai nạn xe máy dẫn đến gẫy tay, phải vào viện điều
trị hết 2 triệu đồng (bao gồm tiền thuốc, tiền viện phí và các chi phí có liên
quan). Theo Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật, đối với vết thương của
ông X, tỷ lệ trả tiền bảo hiểm là 12% số tiền bảo hiểm. Nếu áp dụng nguyên
tắc bồi thường, trong trường hợp này DNBH sẽ trả ông X các chi phí để điều
trị vết thương do tai nạn là 2 triệu đồng. Nếu áp dụng nguyên tắc khoán,
DNBH không căn cứ vào thiệt hại 2 triệu đồng để giải quyết trả tiền bảo
hiểm mà sẽ trả theo mức đã khoán khi ký kết hợp đồng. Mức khoán ở đây là
12% số tiền bảo hiểm và nh vậy số tiền người bảo hiểm trả cho ông X là:
12% x 20 trđ = 2,4 triệu đồng.
Câu 16 :Hệ quả của nguyên tắc khoán:
+ không đề cập đến vấn đề bh trùng.
+ không áp dụng thế quyền.
Câu 17: biện pháp chia sẻ trách nhiệm bồi thường được sử dung trong
trường hợp bảo hiểm trùng
Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo
tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các
hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các
doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản."
Như vậy, phương thức giải quyết chung khi sự kiện bảo hiểm xảy ra là:
+ Các doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền
bảo hiểm đã thỏa thuận.
+ Tổng số tiền bồi thường không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.