Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nghiên cứu khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản của sông trường giang, tỉnh quảng nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.59 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
-----------------------------

TRẦN THỊ HƯNG

NGHIÊN CỨU KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ
NGUỒN LỢI THỦY SẢN CỦA SÔNG TRƯỜNG GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
-----------------------------

TRẦN THỊ HƯNG

NGHIÊN CỨU KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ
NGUỒN LỢI THỦY SẢN CỦA SÔNG TRƯỜNG GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh


Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do tơi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh, không sao chép các
cơng trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng
đƣợc công bố ở bất kỳ một cơng trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Học viên thực hiện

Trần Thị Hƣng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự
hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh, cán bộ giảng dạy của
trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi vô cùng biết ơn
và cảm tạ sự giúp đỡ quý báu của thầy.
Tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, cán bộ công
nhân viên trong Khoa các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội trong q
trình hồn thành tốt chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ tại Khoa.
Tôi xin cảm ơn Ban chủ nhiệm và tập thể cán bộ thực hiện đề tài “Nghiên
cứu tổng thể sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận phục vụ phát triển bền vững kinh
tế- xã hội tỉnh Quảng Nam”, mã số ĐTĐL.CN-15/16 đã tạo điều kiện thuận lợi cho

tôi tham gia nghiên cứu và sử dụng số liệu để hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ nhiệt
tình trong quá trình học tập, nghiên cứu.

Hà Nội, ngày

tháng 8 năm 2017

Học viên cao học

Trần Thị Hƣng

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4
5. Nguồn số liệu sử dụng cho luận văn .......................................................................4
6. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................5
1.1. Tình hình nghiên cứu các sơng trên thế giới và Việt Nam ..................................5
1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................................5
1.1.2. Ở Việt Nam ...................................................................................................8
1.2. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản trên thế giới
và Việt Nam ..............................................................................................................14
1.2.1. Trên thế giới ................................................................................................14

1.2.2. Ở Việt Nam .................................................................................................18
1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận .........21
1.3.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................21
1.3.2. Điều kiện địa hình .......................................................................................21
1.3.3. Điều kiện khí hậu ........................................................................................22
1.3.4. Chế độ thủy văn ..........................................................................................23
1.4. Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu ...................................................24
1.4.1. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam ......................................................................24
1.4.2. Biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Nam ........................................................26
Chƣơng 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........33
2.1. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................33
2.2. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................33
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................34
2.3.1. Phƣơng pháp tổng hợp, kế thừa số liệu.......................................................34
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đa dạng sinh học ................................................34
2.3.3. Phƣơng pháp phỏng vấn .............................................................................36
2.3.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin sơ cấp.......................................................37
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý, thống kê số liệu ..........................................................39
iii


Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................40
3.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu .................................................40
3.1.1. Điều kiện về kinh tế ....................................................................................40
3.1.2. Điều kiện về xã hội .....................................................................................44
3.2. Hiện trạng đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu ..............................................49
3.2.1. Đa dạng loài thực vật nổi ............................................................................50
3.2.2. Đa dạng loài thực vật bậc cao .....................................................................51
3.2.3. Đa dạng loài động vật nổi ...........................................................................52
3.2.4. Đa dạng loài động vật đáy ..........................................................................53

3.2.5. Đa dạng loài cá............................................................................................55
3.3. Hiện trạng nguồn lợi thủy sản khu vực nghiên cứu ...........................................57
3.3.1. Cá ................................................................................................................57
3.3.2. Nhuyễn thể ..................................................................................................57
3.3.3. Giáp xác ......................................................................................................58
3.4. Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản khu vực nghiên cứu .........58
3.4.1. Khai thác tự nhiên .......................................................................................58
3.4.2. Nuôi trồng thủy sản.....................................................................................60
3.5. Ảnh hƣởng của BĐKH đến nguồn lợi thủy sản khu vực nghiên cứu ................67
3.5.1. Ảnh hƣởng của thay đổi nhiệt độ ................................................................68
3.5.2. Ảnh hƣởng của thay đổi lƣợng mƣa ...........................................................69
3.5.3. Ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng ..................................................................71
3.5.4. Ảnh hƣởng của thay đổi tần suất bão lũ .....................................................73
3.6. Đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản
của sơng Trƣờng Giang thích ứng với BĐKH ..........................................................75
3.6.1. Giải pháp về khoa học công nghệ ...............................................................76
3.6.2. Giải pháp về hợp tác quốc tế.......................................................................77
3.6.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách..................................................................77
3.6.4. Giải pháp về tài chính .................................................................................77
3.6.5. Giải pháp về bảo vệ mơi trƣờng và phịng tránh thiên tai ..........................78
3.6.6. Giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng ..............................................79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................82

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BĐKH


Biến đổi khí hậu

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐVĐ

Động vật đáy

ĐVN

Động vật nổi

FAO

Tổ chức Nông lƣơng Liên hợp quốc

HST

Hệ sinh thái

ICEM

Trung tâm Quốc tế quản lý môi trƣờng

IFAD

Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế


IPCC

Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MRC

Ủy hội sông Mê Kông

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NXB

Nhà xuất bản

RNM

Rừng ngập mặn

TN&MT

Tài nguyên và môi trƣờng

TVBC


Thực vật bậc cao

TVN

Thực vật nổi

UBND

Ủy ban nhân dân

WB

Ngân hàng Thế giới

WWF

Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Thế giới

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Sản lƣợng thủy sản trên thế giới từ năm 2009 đến năm 2014 ......................15
Bảng 1.2. Sản lƣợng khai thác và NTTS giai đoạn 2000-2016 .....................................18
Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình các nửa thập kỷ tháng I, VII, năm ................................28
Bảng 1.4. Xu thế biến đổi đặc trƣng nhiệt độ tại một số trạm điển hình

tại

tỉnh Quảng Nam.............................................................................................................28

Bảng 1.5. Xu thế biến đổi đặc trƣng nhiệt độ mùa tại một số trạm điển hình
tại tỉnh Quảng Nam .......................................................................................................28
Bảng 1.6. Chênh lệch nhiệt độ (oC) giữa thời kỳ (2000-2014)
và thời kỳ (1980-1999) ..................................................................................................29
Bảng 1.7. Lƣợng mƣa trung bình các nửa thập kỷ mùa khô, mùa mƣa, mƣa năm .......29
Bảng 1.8. Xu thế biến đổi đặc trƣng lƣợng mƣa tại một số trạm điển hình
tại tỉnh Quảng Nam .......................................................................................................30
Bảng 1.9. Mực nƣớc biển dâng theo các kịch bản khác nhau (cm)...............................31
Bảng 2.1. Danh sách các xã thuộc khu vực nghiên cứu ................................................34
Bảng 2.2. Ma trận đánh ảnh hƣởng của BĐKH hoạt động khai thác và sử dụng
nguồn lợi thủy sản khu vực sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận................................38
Bảng 3.1. Điều kiện kinh tế tại khu vực sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận ............40
Bảng 3.2. Dân số và mật độ các xã vùng phụ cận sông Trƣờng Giang,
giai đoạn 2011-2015 ......................................................................................................45
Bảng 3.3. Tổng số hộ dân phân theo các ngành nghề vùng phụ cận
sông Trƣờng Giang ........................................................................................................47
Bảng 3.4. Cấu trúc thành phần loài động, thực vật tại khu vực sông Trƣờng Giang
và vùng phụ cận .............................................................................................................49
Bảng 3.5. Cấu trúc thành phần lồi TVN tại sơng Trƣờng Giang và vùng phụ cận .....50
Bảng 3.6. Cấu trúc thành phần loài TVBC có mạch tại khu vực sơng Trƣờng Giang
và vùng phụ cận .............................................................................................................51
Bảng 3.7. Cấu trúc thành phần loài ĐVN tại sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận ....53
Bảng 3.8. Cấu trúc thành phần lồi ĐVĐ tại sơng Trƣờng Giang và vùng phụ cận .....54
Bảng 3.9. Cấu trúc thành phần loài cá tại sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận ..........55
Bảng 3.10. Hiện trạng khai thác thủy sản trên sông Trƣờng Giang năm 2016 .............59
Bảng 3.11. Diện tích mặt nƣớc NTTS khu vực sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận
giai đoạn 2010-2016 ......................................................................................................61
Bảng 3.12. Diện tích NTTS ven sơng Trƣờng Giang phân theo phƣơng thức nuôi
và loại thủy sản năm 2016 .............................................................................................64
vi



Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả thảo luận và chấm điểm của cộng đồng về mức độ
ảnh hƣởng của nhiệt độ đến nguồn lợi thủy sản ............................................................68
Bảng 3.14. Tổng hợp kết quả thảo luận và chấm điểm của cộng đồng về mức độ
ảnh hƣởng của thay đổi lƣợng mƣa đến nguồn lợi thủy sản .........................................70
Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả thảo luận và chấm điểm của cộng đồng về mức độ
ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng đến nguồn lợi thủy sản ................................................72
Bảng 3.16. Tổng hợp kết quả thảo luận và chấm điểm của cộng đồng về thay đổi
tần suất bão lũ đến nguồn lợi thủy sản ..........................................................................74

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sản lƣợng khai thác và NTTS của Việt Nam giai đoạn 2000-2016 ..............19
Hình 1.2. Sản lƣợng khai thác thủy sản nội địa giai đoạn 2000-2016 ..........................21
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu tại khu vực nghiên cứu...........................................33
Hình 3.1. Lần chiếm lịng sơng ni tơm trên sơng Trƣờng Giang ..............................42
Hình 3.2. Các cơng cụ khai thác thủy sản trên sơng Trƣờng Giang..............................43
Hình 3.3. Dân số các huyện trong giai đoạn 2011-2015 ...............................................44
Hình 3.4. Cơ cấu ngành nghề phân theo các hộ vùng phụ cận sông Trƣờng Giang .....48
Hình 3.5. Phân bố của các bậc phân loại trong 5 ngành TVN tại sông Trƣờng Giang
và vùng phụ cận .............................................................................................................50
Hình 3.6. Tƣơng quan các bậc phân loại giữa hai ngành TVBC tại khu vực
sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận ............................................................................51
Hình 3.7. Tƣơng quan các bậc phân loại giữa hai ngành ĐVN tại sông Trƣờng Giang
và vùng phụ cận .............................................................................................................53
Hình 3.8. Tƣơng quan các bậc phân loại giữa các ngành ĐVĐ tại sông Trƣờng Giang
và vùng phụ cận .............................................................................................................54

Hình 3.9. Tƣơng quan của các lồi theo bộ khu hệ cá tại sơng Trƣờng Giang
và vùng phụ cận .............................................................................................................56
Hình 3.10. Sản lƣợng khai thác thủy sản sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận
giai đoạn 2011-2016 ......................................................................................................60
Hình 3.11. Diễn biến diện tích NTTS giai đoạn 2011-2016 .........................................62
Hình 3.12. Cơ cấu diện tích theo hình thức ni ...........................................................65
Hình 3.13. Cơ cấu diện tích theo đối tƣợng ni ..........................................................66
Hình 3.14. Sản lƣợng NTTS sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận
giai đoạn 2011-2016 ......................................................................................................67
Hình 3.15. Mức độ ảnh hƣởng của nhiệt độ đến nguồn lợi thủy sản
trên sơng Trƣờng Giang.................................................................................................69
Hình 3.16. Mức độ ảnh hƣởng của thay đổi lƣợng mƣa đến nguồn lợi thủy sản
trên sơng Trƣờng Giang.................................................................................................71
Hình 3.17. Mức độ ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng đến nguồn lợi thủy sản
trên sông Trƣờng Giang.................................................................................................73
Hình 3.18. Mức độ ảnh hƣởng của thay đổi tần suất bão lũ đến nguồn lợi thủy sản
trên sông Trƣờng Giang.................................................................................................75

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khai thác và NTTS đóng vai trị quan trọng trong sinh kế, kinh tế và
cung cấp chất dinh dƣỡng cho con ngƣời. Trên thế giới, sinh kế của 520 triệu
ngƣời phụ thuộc vào nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản (FAO, 2009a) [60]
và có 98% ngƣời sống ở các nƣớc đang phát triển (WB, 2005) [88]. Theo FAO
(2005) [57], số lƣợng ngƣ dân trên thế giới đã tăng 400% kể từ năm 1950, so
với mức tăng 35% số lao động nông nghiệp trong cùng thời kỳ. Phần lớn sự
tăng trƣởng nghề khai thác thủy sản quy mô nhỏ là ở các nƣớc đang phát triển.

Có thể nhiều ngƣời nghèo sẽ chuyển sang đánh bắt và các nguồn tài nguyên
khác trong tƣơng lai do những tác động tiêu cực của BĐKH đối với nơng
nghiệp và các ngành khác.
Các lồi thủy sản là loại thực phẩm đƣợc buôn bán rộng rãi nhất trên thế
giới: 37% thủy sản đƣợc sản xuất (tƣơng đƣơng với trọng lƣợng tƣơi) đƣợc buôn
bán quốc tế (FAO, 2009a) [60]. Trong năm 2006, xuất khẩu thủy sản đạt 85,9 tỷ
USD (FAO, 2009a) [60], hơn một nửa trong số đó có nguồn gốc từ các nƣớc
đang phát triển (Paquotte và Lem, 2008) [78]. Năm 2002, xuất khẩu thủy sản tạo
ra thu nhập ngoại hối cao hơn cho các nƣớc đang phát triển so với gạo, cà phê,
đƣờng và chè kết hợp (WB, 2005) [88].
Nguồn cung cấp protein cho 1/3 dân số thế giới dựa vào cá và các sản
phẩm thủy sản khác, chiếm 20% nhu cầu protein (Dulvy và Allison, 2009) [52].
Cá cung cấp hơn 50% lƣợng protein cho 400 triệu ngƣời nghèo trên thế giới
(MAB, 2009) [71] và cũng là nguồn cung cấp các chất dinh dƣỡng quan trọng
khác nhƣ vitamin A, B và D, canxi, sắt và iốt (FAO, 2005) [57]. Cá chiếm 30%
protein động vật đƣợc tiêu thụ ở Châu Á, 20% ở Châu Phi và 10% ở Châu Mỹ
La Tinh và Caribe (Prein và Ahmed, 2000) [80]. Do đó, các lồi thủy sản là
trung tâm của an ninh lƣơng thực của nhiều ngƣời nghèo trên thế giới, đặc biệt
là ở các vùng ven biển và các quốc đảo nhỏ đang phát triển.
Việt Nam có hơn 2.360 con sơng có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có
109 sơng chính. Việt Nam có 16 lƣu vực sơng với diện tích lƣu vực lớn hơn
2.500 km2, 10/16 lƣu vực có diện tích trên 10.000 km2. Dọc bờ biển, trung bình
1


cứ 23 km lại có một cửa sơng, có 112 cửa sông, lạch đổ ra biển (Tổng cục Môi
trƣờng, 2012) [31].
Miền Trung Việt Nam có mật độ sơng suối dày đặc, phân cắt thành nhiều
hệ thống sông nhỏ nhƣ hệ thống sông Cả, hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn, hệ
thống sông Ba. Các sông trong hệ thống sông này thƣờng có lịng sơng hẹp, độ

dốc lớn, diện tích lƣu vực nhỏ. Trong các hệ thống sông quan trọng ở tỉnh
Quảng Nam, phải kể đến sông Trƣờng Giang. Đây là con sơng có vai trị quan
trọng trong tiêu thốt lũ, giao thông thủy, đặc biệt là khai thác và NTTS. Đây
cũng là nơi di cƣ của nhiều loài thủy hải sản có giá trị vì là nơi giao thoa giữa
nƣớc mặn và nƣớc ngọt của các cửa sông; là nơi sinh sản và phát triển của nhiều
loài thủy sản quý hiếm nhƣ rong biển, sá sùng, hàu,...Tuy nhiên, do sức ép gia
tăng dân số, ô nhiễm môi trƣờng và BĐKH mà nguồn lợi thủy sản trên các con
sông đang có nguy cơ bị suy giảm.
BĐKH khơng chỉ đơn giản là mối đe dọa tiềm ẩn mà còn là điều khó
tránh khỏi. Hậu quả của 200 năm phát thải khí nhà kính q mức, từ việc đốt
nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất, vận chuyển và công nghiệp năng lƣợng đến
phá rừng và phát triển nông nghiệp thâm canh (IPCC, 2007a) [66]. Theo IFAD
(2007) [65] và WB (2010) [89], BĐKH là một trong những mối đe dọa lớn nhất
mà nhân loại đang phải đối mặt và cho rằng ngƣời nghèo nhất là những ngƣời dễ
bị tổn thƣơng nhất sẽ chịu các tác động bất lợi của nó. Nghề khai thác thủy sản
là một trong những ngành chịu ảnh hƣởng của BĐKH, một số hậu quả do
BĐKH gây ra đƣợc dự đoán bao gồm sản lƣợng giảm, sự di cƣ và sự tuyệt
chủng của các loài thủy sinh vật. Tuy nhiên, các tác động và những địa phƣơng
chịu tác động của BĐKH đối với nghề cá vẫn còn chƣa đƣợc hiểu rõ (FAO,
2008a, World Fish Center, 2007a, Stern, 2007) [59],[90],[85]. Do tính khơng thể
đốn trƣớc của BĐKH và sự phát triển các ngành kinh tế làm cho các tác động
khí hậu trở nên phức tạp (WorldFish Center, 2007b) [91]. Hơn nữa, nghề cá
nhiệt đới đóng vai trị quan trọng nhất đối với ngƣời đánh bắt cá quy mô nhỏ ở
các nƣớc đang phát triển đƣợc nghiên cứu ít hơn so với các nƣớc đang phát triển
(Roessig và cộng sự, 2004) [82]. Việc dự đốn khơng chính xác nên việc sự
thích nghi với BĐKH rất khó khăn. Do đó phải tập trung vào việc nâng cao khả
năng thích ứng và khả năng thích ứng với BĐKH bằng cách cải thiện sức sống
2



cho các loài cá, cho các HST nƣớc ngọt, biển, ven biển và các cộng đồng phụ
thuộc vào chúng.
Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm ở nƣớc ta đã tăng
khoảng 0,7oC, mực nƣớc biển đã dâng khoản 20cm. Hiện tƣợng El-Nino, LaNina ngày càng tác động mạnh mẽ. BĐKH đã làm cho thiên tai, đặc biệt là bão,
lũ, hạn hán ngày càng khốc liệt. Theo Kịch bản BĐKH và nƣớc biển dâng cho
Việt Nam do Bộ TN&MT công bố tháng 3 năm 2016, nếu mực nƣớc biển dâng
khoảng 1m thì có khoảng 40.000km2 đồng bằng ven biển nƣớc ta sẽ bị ngập
hàng năm, làm suy thoái đất ngập nƣớc, nƣớc mặn xâm nhập, giết chết các loài
thực vật, động vật nƣớc ngọt. BĐKH ở khu vực hệ thống Vu Gia - Thu Bồn nói
chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng, có những biểu hiện nhƣ nhiệt độ tăng cao
trong mùa hè, mƣa lớn bất thƣờng vào mùa mƣa bão sẽ trở thành những rủi ro
tiềm tàng khiến biến động mực nƣớc và lƣu lƣợng trên các đoạn sơng phía hạ
lƣu trở nên lớn cả về tần số và cƣờng độ gây suy thoái nguồn lợi thủy sản trên
sông. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu
khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản của sông Trường Giang, tỉnh
Quảng Nam thích ứng với biến đổi khí hậu”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc hiện trạng ĐDSH, tình hình khai thác và sử dụng nguồn
lợi thủy sản trên sông Trƣờng Giang, tỉnh Quảng Nam;
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của BĐKH đến nguồn lợi thủy sản trên sông
Trƣờng Giang, tỉnh Quảng Nam;
- Đề xuất đƣợc các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy
sản của sơng Trƣờng Giang thích ứng với BĐKH.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, KT-XH khu vực sông Trƣờng
Giang và vùng phụ cận liên quan đến khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản;
- Nghiên cứu hiện trạng ĐDSH khu vực nghiên cứu;
- Nghiên cứu hiện trạng nguồn lợi thủy sản khu vực nghiên cứu;
- Nghiên cứu hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản khu vực
nghiên cứu;

3


- Nghiên cứu ảnh hƣởng của BĐKH đến nguồn lợi thủy sản khu vực
nghiên cứu;
- Đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản
của sơng Trƣờng Giang thích ứng với BĐKH.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Một số nhóm sinh vật bao gồm: TVN, TVBC có mạch, ĐVN, ĐVĐ và cá.
- Cộng đồng ngƣời dân liên quan đến khai thác và sử dụng nguồn lợi
thủy sản.
- Một số yếu tố của BĐKH: Nhiệt độ, lƣợng mƣa, nƣớc biển dâng, bão lũ,...
5. Nguồn số liệu sử dụng cho luận văn
- Số liệu khí hậu, thủy văn do Đài khí tƣợng thủy văn của tỉnh Quảng
Nam cung cấp;
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, KT-XH, ĐDSH, tình hình khai thác, sử
dụng nguồn lợi thủy sản đƣợc thu thập trong quá trình điều tra, khảo sát thực địa
và định loại vật mẫu của đề tài độc lập cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu tổng thể
sông Trường Giang và vùng phụ cận phục vụ phát triển bền vững kinh tế- xã
hội tỉnh Quảng Nam” mà học viên là thành viên tham gia đề tài;
- Số liệu niên giám thống kê các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi
Thành và thành phố Tam Kỳ năm 2016;
- Số liệu điều tra phỏng vấn lấy ý kiến thảo luận của 90 hộ gia đình đại
diện tại khu vực nghiên cứu về mức độ ảnh hƣởng của BĐKH (tăng nhiệt độ,
thay đổi lƣợng mƣa, nƣớc biển dâng và sự thay đổi tần suất bão lũ).
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm các phần chính nhƣ sau:
Mở đầu
Chƣơng 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Thời gian, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

4


Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu các sơng trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu các con sông chủ yếu tập trung vào đa dạng
sinh học, chất lƣợng môi trƣờng, nghiên cứu quản lý tổng hợp… Trong khi đó
các nghiên cứu về khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản trong bối cảnh
BĐKH còn nhiều hạn chế.
Trong thời gian gần đây, hƣớng nghiên cứu về sông trên thế giới tập trung
vào việc khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ môi trƣờng, phòng tránh thiên tai, phục
vụ phát triển bền vững KT-XH. Có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu là:
Năm 1998, các nhà khoa học đã nghiên cứu về lựa chọn các chỉ tiêu phát
triển bền vững KT-XH ở khu vực sơng Fraser ở British Columbia, Canada. Đây
là sơng có chiều dài 1.375 km, diện tích lƣu vực 230.000 km2, dân số thuộc lƣu
vực vào khoảng 2 triệu ngƣời. Cùng với sự phát triển của các hoạt động KT-XH
đã dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đến lƣu vực sông và phụ cận. Cụ thể nhƣ sự
suy thối mơi trƣờng đất do sử dụng đất nông nghiệp thiếu quy hoạch, khai thác
khống sản; ơ nhiễm mơi trƣờng nƣớc từ q trình sản xuất nơng nghiệp, nƣớc
thải cơng nghiệp và nƣớc thải sinh hoạt; sự suy giảm mực nƣớc ngầm; ô nhiễm
khơng khí do các ngành cơng nghiệp và giao thơng vận tải; giảm mạnh đa dạng
sinh học từ sự khai thác bừa bãi. Vì vậy, để đạt đƣợc mục tiêu phát triển bền
vững, trƣớc hết phải xác định các chỉ tiêu phát triển bền vững. Các chỉ tiêu phát
triển KT-XH bền vững của khu vực sông Fraser bao gồm 5 chỉ tiêu (Kent R.

Gustavsona và cộng sự, 1999) [70]:
(1) Duy trì tính tồn vẹn và tính đa dạng của HST;
(2) Đáp ứng cơ bản nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế và xã hội;
(3) Duy trì sự phân bố và quyền lựa chọn giữa các thế hệ;
(4) Cải thiện sự phân bố và quyền lợi giữa các thế hệ;
(5) Cải thiện quyền quyết định của địa phƣơng.
Sông Seine là một con sông nổi tiếng ở Pháp. Kết quả nghiên cứu năm
2015 đã tổng hợp, phân tích và đánh giá chất lƣợng nƣớc sông Seine trong giai
đoạn 1990-2013. Kết quả cho thấy, trƣớc đây, trong một thời gian dài, việc đánh
giá chất lƣợng nguồn nƣớc chỉ dựa vào thành phần vật lý và hóa học của nƣớc.
5


Tuy nhiên, dựa trên Khung quản lý môi trƣờng nƣớc ở Châu Âu đƣợc ban hành
năm 2006, bên cạnh các yếu tố vô cơ, các thành phần sinh học của HST thủy
vực rất cần đƣợc đánh giá cụ thể để có thể đánh giá hiện trạng mơi trƣờng nƣớc
(O'Farrell và cộng sự, 2002; Hering và cộng sự, 2003; Hering và cộng sự, 2010)
[77],[68],[69]. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong số các nhóm sinh vật làm
sinh vật chỉ thị thì cá là nhóm sinh vật chỉ thị cho mơi trƣờng NTTS vì chúng là
sinh vật tiêu thụ bậc 2, 3 trong chuỗi thức ăn. Nhóm này cũng nhạy cảm với chất
lƣợng môi trƣờng nƣớc và sinh cảnh sống (Sanchez và cộng sự., 2012; Polard,
2010; Couillard, 2009) [84],[79],[50]. Từ các kết quả nghiên cứu, nhiều HST tự
nhiên của sông Seine đƣợc phục hồi, chất lƣợng nƣớc đã đƣợc cải thiện một
cách đáng kể.
Hà Lan là đất nƣớc có mật độ dân số cao, nhƣng 2/3 lãnh thổ nằm trong
khu vực dễ ngập lụt. Hà Lan có nhiều thành tựu khoa học trong việc nghiên cứu
hạn chế thiên tai, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nƣớc
phục vụ phát triển bền vững KT-XH. Từ lâu, ngƣời Hà Lan đã sử dụng các cồn
cát tự nhiên, đê nhân tạo, đập và các cửa xả lũ để chống lại các cơn bão từ biển.
Nhiều hệ thống đê ngăn mặn đã đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng. Các chuyên gia

đánh giá hiếm có nƣớc nào khai thác hiệu quả tài nguyên môi trƣờng và phát
triển bền vững nhƣ Hà Lan (Rijkswaterstaat, 2009) [81].
Năm 2001, Trung Quốc đã triển khai dự án hƣớng tới sự phát triển bền
vững hệ thống sông Tarim. Sông Tarim nằm ở khu tự trị Tân Cƣơng, có tổng
chiều dài khoảng 1.060 km, lƣu vực rộng 557.000 km2. Đây là con sông nội địa
dài nhất Trung Quốc (Feng và cộng sự, 1999) [62]. Các nghiên cứu đánh giá
việc sử dụng nguồn nƣớc từ năm 1970-2000 cho thấy việc phát triển mạnh hệ
thống kênh rạch đã làm gia tăng việc sử dụng nƣớc, nhƣng các kết quả nghiên
cứu cho thấy hiệu quả sử dụng nƣớc lại rất thấp, chỉ đạt 35-40%. Theo kết quả
nghiên cứu của Feng và cộng sự (2001) [63], chỉ trong vòng 30 năm, sự suy
giảm chất lƣợng nƣớc sông đã dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học nơi đây.
Các loài cây thân thảo giảm từ 200 xuống chỉ còn 20 loài, động vật hoang dã
giảm từ 24 xuống 5 loài, trong đó 9 lồi đã tuyệt chủng, cịn 10 lồi phải di cƣ
đến khu vực khác do mất nơi cƣ trú; nhiều vùng bị hoang mạc hóa, tăng lƣợng
carbon trong khơng khí (Feng và cộng sự, 2001) [63].
6


Đứng trƣớc hiện trạng suy thoái nguồn nƣớc, đa dạng sinh học, nhiều
cơng trình nghiên cứu đã đƣợc thực hiện và trên cơ sở đó đã tiến hành một số
giải pháp để cải thiện sự phát triển KT-XH từ sông Tarim (Agnew và Anderson,
1992; Feng và cộng sự, 2001) [44],[63]. Các giải pháp triển khai mang lại hiệu
quả cho việc phát triển bền vững lƣu vực sông Tarim nhƣ:
(1) Ở vùng thƣợng lƣu, phát triển trồng rừng, phục hồi rừng đầu nguồn,
điều đó đã bảo vệ và làm ổn định nguồn nƣớc, giảm thiểu thiên tai cho toàn bộ
lƣu vực;
(2) Ở vùng trung lƣu, các dự án phát triển nông nghiệp bền vững, chƣơng
trình phục hồi các thảm thực vật ven bờ đã đƣợc thực hiện. Kết quả của các
chƣơng trình này đã giảm thiểu tối đa sự hoang mạc hóa. Đồng thời, chính sách
tiết kiệm nƣớc đã đƣợc áp dụng nhằm điều hòa việc cung cấp nƣớc hợp lý cho

vùng hạ lƣu;
(3) Ở vùng hạ lƣu, đa phần những vùng đất bị suy thoái đã đƣợc phục hồi,
kéo theo sự phục hồi ĐDSH, hỗ trợ việc tăng cƣờng tái sử dụng nƣớc, tuần hoàn
nƣớc trong vùng;
(4) Hệ thống quản lí tài ngun nƣớc của tồn bộ lƣu vực sơng Tarim đã
đƣợc thống nhất và các thông tin về thủy văn đã đƣợc chia sẻ giữa các cấp quản
lí, từ địa phƣơng cho đến trung ƣơng. Thông tin cần đƣợc cập nhật ngay khi có
các nghiên cứu mới, tránh làm lãng phí thời gian và chi phí nghiên cứu.
Đối với sông Mê Kông, là một trong những con sông lớn trên thế giới,
chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra biển Đông ở Việt Nam.
Sông Mê Kông không thuộc về một quốc gia nào, vì vậy đã có một cơ quan liên
chính phủ là Ủy hội sơng Mê Kông (MRC) (gồm 4 nƣớc thành viên: Việt Nam,
Lào, Thái Lan, Campuchia) để quản lý và phát triển. MRC đã đƣa ra chiến lƣợc
phát triển lƣu vực sông Mê Kông vào phiên họp Hội đồng lần thứ 17, năm 2011
(MRC, 2015) [74]. Việc quản lý và khai thác sông Mê Kông không chỉ là nhiệm
vụ của một quốc gia mà là sự quan tâm của nhiều quốc gia có liên quan.
Các nghiên cứu về BĐKH ở lƣu vực sông Mê Kơng cho thấy, đến năm
2050, nhiệt độ tăng trung bình 4oC, mùa mƣa tăng trung bình 1,7-5,3 oC, vào
mùa khơ nhiệt độ tăng từ 1,5-3,5 oC. Lƣợng mƣa hàng năm tăng 3-18% (tƣơng
7


đƣơng 35-365mm). Cƣờng độ và tần suất của các hiện tƣợng cực đoan gia tăng
nhƣ bão, lũ lụt và hạn hán. Các biểu hiện của BĐKH ảnh hƣởng trực tiếp đến
HST chủ yếu là sự thay đổi nhiệt độ, lƣợng mƣa, lũ lụt và nƣớc biển dâng. Tất
cả các yếu tố này sẽ làm giảm năng suất và sản lƣợng của nhiều lồi có giá trị
kinh tế trên sơng Mê Kông (ICEM, 2013a) [64].
Theo MRC (2015) [74], để nghề cá ở lƣu vực sơng Mê Kơng thích nghi
với BĐKH thì cần phải phục hồi độ che phủ rừng rừng đầu nguồn và RNM, duy
trì và cải thiện khả năng kết nối của mơi trƣờng sống cho các lồi thủy sản,

thành lập các khu bảo tồn đất ngập nƣớc cho các lồi thủy sinh ẩn náu vào mùa
khơng và phục hồi vào mùa mƣa.
Nhƣ vậy, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sơng trên thế giới dựa trên
các tiêu chí phát triển bền vững. Kết quả của nhiều cơng trình đã phần nào giải
quyết đƣợc các mâu thuẫn trong việc phát triển KT-XH, bảo vệ môi trƣờng và
bảo tồn ĐDSH. Trong khi đó các nghiên cứu về các biện pháp khai thác và sử
dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản còn chƣa nhiều.
1.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên
có lƣợng mƣa nhiều trong năm. Đồng thời với địa hình chủ yếu là đồi núi
(chiếm ¾ diện tích) bị cắt xẻ mạnh, sƣờn dốc lớn đã tạo nên mạng lƣới sơng
ngịi khá dày đặc với khoảng hơn 2.360 con sơng, trong đó có 109 sơng chính và
9 lƣu vực sông lớn. Tuy nhiên, hệ thống sông phân bố khơng đồng đều giữa các
vùng, mật độ trung bình 0,6km/km2. Ở những vùng mƣa nhiều, địa hình thuận
lợi cho sinh dịng chảy mặt nhƣ Móng Cái, Hồng Liên Sơn, Hải Vân,… có mật
độ sơng, suối lớn khoảng 1,5 - 2 km/km2. Vùng mƣa vừa, độ cao trung bình nhƣ
Quảng Ninh, Ngân Sơn, Thu Bồn,… có mật độ sơng suối trung bình 1 - 1,5
km/km2. Vùng mƣa nhỏ, bốc hơi lớn, thấm tốt nhƣ Trùng Khánh, Mộc Châu,
Ninh Thuận, Bình Thuận,… có hệ thống sơng ngịi kém phát triển hơn, mật độ
đạt dƣới 0,3 - 0,5 km/km2 (Hoàng Ngọc Quang, 2008) [17].
Ở nƣớc ta, tiêu chí phân loại hệ thống sơng thƣờng dựa trên quy mơ, lƣu
lƣợng chảy của dịng sơng. Có thể chia thành hệ thống sơng có lƣu vực nhỏ,
trung bình, lớn. Với nguồn tài nguyên nƣớc dồi dào, đặc biệt là nguồn nƣớc
8


sông đã đem lại những giá trị lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng
dân cƣ Việt Nam nhƣ: cung cấp nƣớc chính cho sinh hoạt, các hoạt động sản
xuất; bồi đắp phù sa cho đồng bằng; nhiều nguồn lợi khác về giao thông, thủy
điện, đánh bắt NTTS, du lịch sinh thái (Nguyễn Viết Thành và cộng sự, 2014)

[32].
1.1.2.1. Một số lưu vực sông lớn ở miền Bắc
Lƣu vực sông Lô - Chảy thuộc khu vực miền núi Bắc Bộ đã đƣợc nghiên
cứu tổng hợp và các nhà khoa học đã đƣa ra giải pháp khai thác sử dụng hợp lý
tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng và phịng tránh thiên tai. Cùng với sơng Thao và
sơng Đà, hệ thống này là hệ thống sông thƣợng nguồn tạo thành hệ thống sông
Hồng. Hệ thống sông Lô - Chảy đƣợc hình thành từ bốn sơng chính: dịng chính
sơng Lơ, sơng Chảy, sơng Gâm và sơng Phó Đáy. Nghiên cứu đã xác định hiện
trạng và diễn biến khai khác sử dụng tài nguyên ở đây, đó là: tài nguyên khí hậu,
tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc, tài nguyên sinh vật, tài ngun khống sản. Từ
đó xác định các ngun nhân gây suy thối tài ngun mơi trƣờng và đề ra các
giải pháp khai thác sử dụng hợp lý tài ngun, bảo vệ mơi trƣờng và phịng tránh
thiên tai (Lã Thanh Hà, Nguyễn Đình Kỳ, 2012) [11].
Sơng Nhuệ - sơng Đáy có nhiều phụ lƣu lớn nhỏ chảy qua thành phố, thị
xã, thị trấn, thị tứ, tụ điểm dân cƣ, khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ, làng
nghề,… Đây là nguồn cung cấp nƣớc ngọt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp và dân sinh. Liên quan đến khía cạnh về ĐDSH, nguồn lợi thủy sản
của sơng Nhuệ - sông Đáy đề tài: “Điều tra đánh giá hiện trạng ĐDSH và đề
xuất các biện pháp bảo vệ ĐDSH sông Nhuệ - sông Đáy”. Kết quả của đề tài đã
xác định đƣợc mức độ ĐDSH của lƣu vực sông Nhuệ - sơng Đáy, bao gồm 786
lồi động thực vật, trong đó có 119 lồi TVN (Phytoplankton), 311 lồi thực vật
lớn (Macrophyta), 97 lồi động vật khơng xƣơng sống ở nƣớc, 132 lồi cơn
trùng, 40 lồi cá (Pisces), 26 lồi lƣỡng cƣ (Amphibia), bị sát (Reptilia), 43 lồi
chim (Aves) và 18 lồi động vật có vú (Mammalia). Trong số này, có 2 lồi cá,
4 lồi bị sát và 2 lồi thú đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2000. Kết quả
nghiên cứu cũng đã khẳng định mức độ ĐDSH tại hai thủy vực này đã bắt đầu
suy giảm. Những lồi động thực vật có giá trị kinh tế, có giá trị khai thác, có giá
9



trị sử dụng (nhƣ các lồi cá, tơm, cua, trai, ốc...) đang khan hiếm dần. Nguyên
nhân chủ yếu là do ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ các hoạt động kinh tế,
do ô nhiễm và khai thác quá mức hoặc sử dụng phƣơng thức khai thác tận diệt
(kích điện). Các lồi ít hoặc khơng có giá trị khai thác, ƣa sống trong điều kiện ơ
nhiễm lại đang có chiều hƣớng tăng lên. Ngồi ra, tình trạng xây dựng và phát
triển thiếu quy hoạch, không đồng bộ, không dựa trên cơ sở khoa học theo định
hƣớng phát triển bền vững là mối nguy cơ đe dọa đến sự mất cân bằng sinh thái
trong tƣơng lai. Trên cơ sở về kết quả điều tra ĐDSH, nhóm thực hiện đề tài đã
đề xuất những biện pháp bảo tồn ĐDSH có tính khả thi (Nguyễn Xuân Quýnh
và cộng sự, 2004) [20].
Sông Hồng đƣợc biết đến là con sông lớn của khu vực miền Bắc Việt
Nam với tổng chiều dài là 1.126km. Lƣu vực sơng Hồng - Thái Bình là nơi sinh
sống của 1/3 dân số cả nƣớc. Lƣợng nƣớc chảy dồi dào cùng với sự bồi đắp phù
sa của sông Hồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sinh sống - sản xuất
của ngƣời dân, đặc biệt đối với sản xuất lúa gạo (chiếm khoảng 1/5 lƣợng gạo
của cả nƣớc). Nhận thức đƣợc những giá trị đa dạng và tầm quan trọng của con
sông mà nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, tổ chức,... đã quan tâm thực hiện các
đề tài, dự án về nhiều lĩnh vực khác nhau. Có thế kể đến dự án “Nghiên cứu dự
báo tác động của BĐKH đối với lƣu vực sông Hồng và hỗ trợ thể chế cho nâng
cao hiệu quả tƣới tại một khu vực thí điểm Gia Bình của hệ thống thủy nơng Bắc
Hƣng Hải”. Dự án đã phân tích, đánh giá các kịch bản tác động của BĐKH ở lƣu
vực sông Hồng; đánh giá những tác động BĐKH đối với kinh tế xã hội và mơi
trƣờng,... từ đó đề xuất những phƣơng án, kế hoạch nhằm giảm thiểu những tác
động của BĐKH đối với vùng. Ngồi ra cịn có nhiều nghiên cứu về mức độ suy
thối tài ngun, mơi trƣờng tại lƣu vực sông Hồng nhƣng tập trung chủ yếu vào
sự suy giảm tài nguyên nƣớc [35].
Sông Đà là chi lƣu lớn nhất của sông Hồng nằm trong vùng núi Tây Bắc
hữu ngạn sông Hồng. Đoạn sông ở Việt Nam dài 527 km. Các hoạt động khai
thác tài nguyên trên sông mang lại nhiều lợi ích cho khu vực, tuy nhiên, kéo
theo đó là các tác động tiêu cực đến tài nguyên, chất lƣợng môi trƣờng cũng nhƣ

đời sống của cƣ dân. HST bị đe dọa do mất diện tích rừng, các hiện tƣợng xói
10


lở, tích tụ bùn cát, chất dinh dƣỡng gia tăng,… Từ những bất cập và khó khăn
trong q trình khai thác, sử dụng tài nguyên trong lƣu vực sông, nghiên cứu của
Giang Thanh Bình (2007) [1] đã tiếp cận hƣớng quản lý tổng hợp lƣu vực sơng
một cách tồn diện. Các giải pháp đƣợc đề xuất thực hiện nhằm đáp ứng nhiều
mục tiêu trong đó có mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững KT-XH lƣu vực.
Giải pháp đã đƣợc xây dựng theo các nguyên tắc đảm bảo sự hài hịa về 3 khía
cạnh kinh tế, xã hội và mơi trƣờng.
Sơng Bạch Đằng đóng vai trị to lớn đối với sự phát triển của các tỉnh Hải
Phòng, Quảng Ninh và chiếm vị trí quan trọng về sinh thái, mơi trƣờng đối với
hệ thống ven bờ phía Bắc. HST cửa sơng Bạch Đằng đa dạng gồm có: Nhóm các
HST lục địa (HST đồi núi; HST đồng bằng; HST các thủy vực nƣớc ngọt và
HST đảo) và HST vùng triều cửa sông (HST RNM; HST bãi triều; HST bãi cát
biển; HST bãi triều rạn đá; HST đáy mềm). Môi trƣờng và các HST sông, đặc
biệt ở vùng cửa sông nhƣ RNM, thảm cỏ biển, và các rạn san hơ gần đó rất nhạy
cảm và dễ bị tổn thƣơng do các hoạt động tiêu cực của con ngƣời. Mỗi năm, hệ
thống sông tiếp nhận tƣơng đối nhiều các chất ô nhiễm từ các nguồn cơng
nghiệp (hoạt động cảng, giao thơng thủy, đóng và sửa chữa tàu, phá dỡ tàu cũ và
các khu công nghiệp ven biển), nguồn nông nghiệp và nguồn sinh hoạt gây nên
những tác động nghiêm trọng đến HST lƣu vực cũng nhƣ mơi trƣờng nơi đây.
Trƣớc thực trạng đó, Viện TN&MT biển Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên
cứu Phát triển - IRD (Pháp) thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hƣởng nhân sinh
và thủy động lực tới các quần xã thực vật phù du và vi khuẩn nổi ở vùng cửa
sông Bạch Đằng”. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lƣợng nƣớc sông, ĐDSH
đã giảm sút nhiều. Kết quả này là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp bảo vệ, sử
dụng hợp lý nguồn TN&MT các sông trong cả nƣớc nói chung và khu vực sơng
Bạch Đằng nói riêng [40].

1.1.2.2. Một số lưu vực sơng lớn ở miền Trung
Đối với khu vực miền Trung, đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng và
phịng tránh thiên tai, có thể kể đến cơng trình nghiên cứu về sông Mã. Đây là
con sông lớn nhất miền Trung, chiều dài 512 km, phần chảy qua Thanh Hóa có
11


chiều dài 242 km. Sơng Mã có vị thế quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu và phát
triển kinh tế tỉnh Thanh Hóa. Sơng Mã có nguồn nƣớc dồi dào, tài nguyên nƣớc
phong phú, mang lại hải sản có giá trị kinh tế cao, không chỉ nuôi sống cƣ dân
bằng nghề chài lƣới, sơng Mã cịn là nguồn tƣới tiêu trong sản xuất nông nghiệp,
là tuyến giao thông thuận lợi cho buôn bán nông sản, thủy sản, lâm sản, đồ thủ
công. Tuy nhiên, do áp lực của các hoạt động kinh tế, nên đã có các tác động
tiêu cực đến tính tồn vẹn của sơng Mã. Do vậy, Ngơ Xn Nam và cộng sự,
2014 đã tiến hành nghiên cứu lập quy hoạch khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa sông
Mã dựa trên các tiêu chí phát triển bền vững. Đồng thời, kết quả nghiên cứu đã
xây dựng đƣợc 7 giải pháp thực hiện quy hoạch, bao gồm: Giải pháp về vốn;
giải pháp về khoa học công nghệ; giải pháp về bảo vệ môi trƣờng; giải pháp về
đào tạo nguồn nhân lực; tổ chức hoạt động giám sát về diễn biến HST, ĐDSH và
phục hồi sinh thái; giải pháp về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện quy
hoạch (Ngơ Xuân Nam và cộng sự, 2014) [16]. Bên cạnh đó cịn có nghiên cứu
của Hồng Ngọc Quang và cộng sự (2008) [17] về quản lý tổng hợp TN&MT
lƣu vực sông Mã đã đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ,hiện trạng,
nguyên nhân suy thoái và ƣớc báo TN&MT, tính tốn nhu cầu nƣớc và cân bằng
nƣớc hệ thống trên lƣu vực, sử dụng mơ hình SWAT để tính tốn lƣợng nƣớc,
dự báo nƣớc lũ trên sơng bằng mơ hình NAM-MIKE, đề xuất các biện pháp
quản lý tổng hợp.
Đặc biệt là nghiên cứu của Hoàng Văn Đại và Trần Hồng Thái (2014)
[9] về hiện tƣợng xâm nhập mặn ở các khu vực cửa sơng ven biển Thanh Hóa.

Kết quả nghiên cứu áp dụng mơ hình thủy động lực 1-2 chiều mơ phỏng, dự
báo xâm nhập mặn có ý nghĩa thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
phịng, chống xâm nhập mặn cho vùng hạ lƣu sông Mã. Kết quả đã xây dựng
mơ hình mơ phỏng, dự báo xâm nhập mặn cho vùng hạ lƣu sông Mã, đã đƣợc
hiệu chỉnh, kiểm nghiệm mơ hình với chỉ số Nash-Sutcliffe đối với độ mặn đạt
từ 0,75 - 0,98.
Đối với dải đất hẹp của khu vực miền Trung có thể kể đến sông Nhật Lệ
với chiều dài 85 km. Sông Nhật Lệ có ý nghĩa đối với phát triển KT-XH của tỉnh
Quảng Bình. Là tuyến giao thơng cho tàu thuyền ra vào thuận lợi, khai thác cát
12


xuất khẩu, phát triển thủy sản, du lịch. Cửa sông Nhật Lệ là nơi hội tụ, xảy ra
tƣơng tác của các yếu tố động lực bùn cát mang đặc trƣng của sông và biển. Tại
đây tập trung các cơ sở kinh tế, các khu đô thị lớn và là các thủ phủ của tỉnh
Quảng Bình. Do đó những biến động của vùng cửa sơng này có tầm ảnh hƣởng
đặc biệt quan trọng về kinh tế chính trị xã hội và an ninh quốc phòng. Dự án
điều tra cơ bản năm 2009: “Điều tra đánh giá hiện trạng cửa sông Nhật Lệ Quảng Bình và kiến nghị các giải pháp bảo vệ, khai thác hoàn thiện” (Trƣơng
Văn Bốn, 2012) [3]. Liên quan đến vấn đề phịng chống xói lở, bồi lấp lịng
sơng, Đỗ Quang Thiên và cộng sự (2014) [26] có nghiên cứu: “Nghiên cứu, dự
báo, đề xuất giải pháp phòng chống hiện tƣợng xói lở, bồi lấp vùng trung - hạ
lƣu sông Gianh và Nhật Lệ phục vụ phát triển bền vững lãnh thổ nghiên cứu.
1.1.2.3. Một số lưu vực sông lớn ở miền Nam
Hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gịn là một trong hai hệ thống sơng lớn
nhất khu vực phía Nam với lƣu vực rộng khoảng 44.612 km2, liên quan đến 11
tỉnh/thành phố trên lƣu vực với dân số hiện tại khoảng 15 triệu ngƣời (Lê Quốc
Tuấn và cộng sự, 2012) [36]. Sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên
Hòa đã đƣợc khai thác để phát triển KT-XH của vùng. Tuy nhiên đi kèm với đó
là một số hậu quả tiêu cực nhƣ hệ thống kênh rạch khơng đƣợc nạo vét dẫn đến
tích tụ khối lƣợng lớn các vật chất hữu cơ từ nƣớc thải gây bồi lắng, sạt lở. Sử

dụng hóa chất bừa bãi trong bón phân và thuốc trừ sâu làm hệ thống kênh
mƣơng tƣới tiêu trong khu vực bị ô nhiễm. Việc khai thác cát trái phép gây ra
tác động xấu cho môi trƣờng nƣớc. Hoạt động khai thác quá mức làm giảm
ĐDSH.
Để khắc phục hậu quả trên và khai thác sông Đồng Nai một cách hợp lí,
phục vụ phát triển KT-XH thành phố Biên Hòa cũng nhƣ tỉnh Đồng Nai, năm
2006, nghiên cứu của Hoàng Văn Huân và cộng sự, (2006) [13] đã thực hiện
chỉnh trị sông, ngăn chặn sạt lở bờ, giữ ổn định thế sơng, lịng dẫn, đƣờng bờ,
lƣu lƣợng các nhánh qua cù lao; đáp ứng nhu cầu thoát lũ, phát triển giao thông
và du lịch. Một số biện pháp đƣợc tiến hành: thƣờng xun nạo vét, khơi thơng
dịng chảy; luân canh các cây trồng để tận dụng tối đa nguồn nƣớc tƣới; tăng
cƣờng công tác tuần tra để phát hiện các điểm khai thác lậu, cấm khai thác cát
13


bừa bãi; kiểm tra, giám sát và xử lý các nhà máy sản xuất xả thải ra sông Đồng
Nai, đồng thời sớm triển khai xây dựng hệ thống xử lí nƣớc thải sinh hoạt của
thành phố; giảm thất thoát và giảm thất thu cơ sở hạ tầng cấp nƣớc sinh hoạt.
Hệ thống sông Cửu Long là hệ thống sông tạo ra đồng bằng lớn nhất Việt
Nam, gồm 2 nhánh sông chính là sơng Tiền và sơng Hậu mang lại nguồn nƣớc
ngọt sự phát triển trù phú của hơn 17 triệu dân ở đây. Tài nguyên nƣớc vùng
đồng bằng sông Cửu Long bị đe dọa do các ảnh hƣởng từ các cơng trình khai
thác nguồn nƣớc ở các quốc gia thƣợng nguồn sông Mê Kông. Hàng loạt đập
nƣớc - nhà máy thủy điện trên các sơng nhánh và cả dịng sơng chính ở Trung
Quốc, Lào và Cambodia khiến chế độ dịng chảy sẽ thay đổi. Ngoài ra, việc phát
triển sản xuất ven sông ở các nƣớc thƣợng nguồn cũng sẽ làm chất lƣợng nƣớc
ở hạ lƣu xấu hơn. Vùng đồng bằng sông Cửu Long đang và sẽ bị các tác động
“kép” do cả yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đồng thời ảnh hƣởng lên tài
nguyên nƣớc khu vực (FAO, 2007) [58].
Nhƣ vậy, các nghiên cứu về sông ở Việt Nam đã đƣợc thực hiện ở nhiều

lĩnh vực khác nhau nhƣ tài nguyên nƣớc, tài nguyên sinh vật, tài ngun khống
sản, khai thác thủy sản, ơ nhiễm mơi trƣờng, phòng tránh thiên tai,... Các nghiên
cứu về tác động của BĐKH, các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi
thủy sản trên sơng cịn tản mạn. Trên thực tế, cịn rất nhiều sơng ở các vùng
hoặc địa phƣơng ở Việt Nam cũng đang rất cần có những nghiên cứu về khai
thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản trong bối cảnh BĐKH phục vụ phát
triển bền vững KT-XH.
1.2. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản trên thế giới và
Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Theo FAO (2016) [61], ngành thủy sản trên thế giới đang tăng trƣởng cả
về quy mô sản lƣợng và khả năng tiêu thụ. Sản lƣợng thủy sản của thế giới tăng
đều qua từng năm với mức tăng trung bình giai đoạn 2009-2014 là 2,3%, trong
đó, tăng trƣởng NTTS là 6,1%, khai thác thủy sản có xu hƣớng chậm lại với
0,1%. Nguyên nhân do chính phủ các nƣớc khuyến khích hoạt động NTTS nhằm
hƣớng tới sự phát triển bền vững bảo vệ môi trƣờng trong bối cảnh trữ lƣợng
thủy sản tự nhiên của thế giới có hạn và đang bị suy giảm (Bảng 1.1).
14


Bảng 1.1. Sản lƣợng thủy sản trên thế giới từ năm 2009 đến năm 2014

ĐVT: Triệu tấn
Năm

2009

2010

2011


2012

2013

2014

Khai thác thủy sản

90,2

89,2

103,7

91,3

92,7

93,4

Nội địa

10,5

11,3

11,1

11,6


11,7

11,9

Biển

79,7

77,9

92,6

79,7

81

81,5

Nuôi trồng thủy sản

55,7

59

61,8

66,4

70,3


73,8

Nội địa

34,3

36,9

38,6

42

44,8

47,1

Biển

21,4

22,1

23,2

24,4

25,5

26,7


Tổng sản lƣợng thủy sản

145,9

148,2

165,5

157,7

163

167,2

(Nguồn: FAO, 2016)

Trong các đối tƣợng thủy sản khai thác đƣợc, cá chiếm 83% tổng số, sau là
giáp xác gần 5,0 % (tôm, cua), thân mềm trên 7,0 % (chủ yếu là Hai vỏ và Chân
đầu), rong tảo trên 4,0 % (chủ yếu là tảo Nâu), số còn lại là giun biển, cầu gai và
thú biển.
Cá thƣờng tập trung chính ở nhóm cá Trích (Clupeiformes) 21-23 %, cá
Gadus (Gadiformes) gần 16,0 %, cá Thu (Scombridae) khoảng 6,5 %, cá Sòng
(Carangidae) 6,0%, cá Gai (Gasterosteidae) trên 5,0%, cá Ngừ (Thunnidae) gần
3,5%, cá Merlucidae 2,6% và cá Bơn (Pleuronectiformes) khoảng 2% trong tổng
sản lƣợng cá.
Những ngƣ trƣờng truyền thống của nghề cá thế giới hiện nay có xu hƣớng
cạn kiệt dần. Do vậy, hƣớng phát triển của nghề cá đại dƣơng có chiều hƣớng
thay đổi:
- Đƣa việc khai thác từ Bắc Bán cầu xuống Nam Bán cầu, tại trung tâm

phía nam của các đại dƣơng.
- Đƣa nghề cá từ bờ ra khơi, từ tầng nƣớc mặt đến các tầng sâu của
đại dƣơng.
- Tìm kiếm những đối tƣợng khai thác mới.
Theo FAO (1987) [56], đại dƣơng cũng chỉ có khả năng cung cấp cho
con ngƣời mỗi năm trên dƣới 100 triệu tấn hải sản, còn vƣợt q, nguồn lợi đó
sẽ rơi vào tình trạng suy giảm.
Thực chất, sản lƣợng hải sản thế giới ngay trong giai đoạn 1990-1995
trung bình hàng năm đạt 84 triệu tấn, chƣa kể 27 triệu tấn bị loại bỏ, từ những
15


×