Tải bản đầy đủ (.pptx) (11 trang)

Bài 9. Trả bài tập làm văn số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.06 KB, 11 trang )

BÀI TẬP 2SGK/92

Thời gian trôi đi, mặt trời dần ngả về phía tây, hoàng hôn đã bảng lảng khắp đất trời. Chị em Thúy Kiều cùng nhau
trở về nhà. Ánh nắng hồng ban mai của buổi sáng đã nhường chỗ cho những tia sáng yếu ớt để lại trên những cành
cây muôn vệt nắng mờ. Hai chị em bước đi thật chậm, nhẹ nhàng, thướt tha, yêu kiều như vẫn còn luyến tiếc cho
một ngày du xuân. Trong buổi hoàng hôn, thay cho sự rộn ràng, nhộn nhịp của ban ngày là một không khí bình yên,
êm ả đến nao lòng. Hai chị em bước đi trên con đường men theo một dòng suối nhỏ, uốn mình như dải lụa. Cuối
ghềnh là một cây cầu vắt ngang như một nét thơ tạc vào đất trời. Khung cảnh chiều xuân man mác một nỗi u buồn,
nhuốm một chút nhạt phai. Thúy Kiều thấy lòng mình xôn xao, tĩnh lặng lại trong những suy nghĩ, thương cảm trước
một tấm mồ vô chủ. Cuộc du xuân với nàng không chỉ đơn giản là ngắm nhìn đất trời, thu vào lòng mình cái tình với
thiên nhiên mà còn là mở lòng ra đón lấy những âm thanh trong trẻo của tình yêu, xao xuyến trong tình thương
người…


BÀI TẬP 3 SGK/92

Trong gia đình nhà họ Vương có hai cô con gái đến tuổi cập kê, cô nào cũng xinh đẹp bội phần. Thúy Vân là em
gái, có vẻ đẹp thật phúc hậu: khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng đêm rằm, lông mày nở nang cân đối đậm như
con ngài, lời nói đoan trang, nụ cười đẹp như hoa như ngọc, mái tóc đầy mượt như mây, nước da trắng ngần như
tuyết. Vẻ đẹp của nàng sánh với những gì đẹp đẽ nhất trong thiên nhiên, đến trăng- hoa - tuyết - ngọc cũng phải
thua, phải nhường.So với em gái, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà hơn và tài sắc vẹn toàn. Đôi mắt Thúy Kiều so
sánh với làn nước mùa thu trong sáng, long lanh ; vẻ đẹp của đôi lông mày như nét núi yểu điệu mùa xuân; và
nhấn mạnh đó là một vẻ đẹp khiến những loài cây hoa đẹp của phải tị nạnh, hờn ghen, một vẻ đẹp khiến
nghiêng nước nghiêng thành. Về tài năng, Kiều đều thông thạo. Đó quả là người con gái tuyệt sắc giai nhân và
có tài năng thiên bẩm đáng trân trọng.


Đề 1 sgk/105 Dạng đề: Kể chuyện tưởng tượng và viết thư.
Dàn ý
1.Mở bài: Đầu thư
- Thời gian, địa điểm viết thư.


- Lời chào gửi đầu thư.
- Lí do viết thư.
2.Thân bài:2. Nội dung bức thư:
- Hỏi thăm tình hình trong những năm qua ( học tập, cuộcsống, công tác của bạn và một số bạn khác trong
lớp ).
- Giới thiệu về hoàn cảnh hiện tại của bản thân ( công việc,gia đình…)
- Kể lại tình huống về thăm trường:
+ Lí do về thăm trường cũ (đi ngang qua, có chủ định về thăm…)
+ Thời gian ( mùa hè); đi một mình hay đi với ai?
+ Tâm trạng trước khi về thăm ( nếu là chủ định ): bồi hồi,xúc động, hồi hộp…


- Quang cảnh ngôi trường khi đếm thăm:
+ Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy trường.
+ Cảnh vật, thiên nhiên, sự thay đổi của cảnh vật (hàng cây, cổng trường…)
+ Quang cảnh ngôi trường khi đến thăm: miêu tả đôi nét về ngôi trường
( các dãy nhà, các phòng học, phòng chức năng, cơ sở vật chất của trường…)
+ Cảnh vật gợi nhớ đến những hình ảnh xưa của bạn bè, thầy cô ( những kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò…)
( Chú ý: Lồng cảm nghĩ và nhận xét về sự thay đổi của ngôi trường)
- Kể lại những cuộc gặp gỡ: đã gặp ai ( thầy cô, bạn bè…)?Nói chuyện gì? (tâm sự, ôn lại những kỉ niệm trong quá khứ…)?
Cảm nghĩ sau buổi trò chuyện?
- Kết thúc buổi thăm trường: cảm xúc về buổi thăm trường;những suy tưởng; tình cảm; những động lực thúc đẩy bản thân
trong tương lai…
3. Cuối thư:
- Lời chào, lời chúc và lời hứa hẹn.
- Ký tên.


Đề 2 sgk/102
Gợi ý: Đặt ra giả định: người thân đi xa (đi công tác? chuyển chổ tới nơi khác? Đã mất ?)

Người thân: người có kỉ niệm găn bó sâu nặng quen thuộc và thân thiết…
Hình thức kể:
Một giấc mơ, trong giấc mơ gặp lại ai? Quan hệ như thế nào với mình? Người đó hiện đang ở đâu ? làm gì? Khi gặp
lại: hình dáng? cử chỉ ? nét mặt? động tác? lời nói…ra sao? (Tả người và hành động)

Kết thúc buổi găp gỡ như thế

nào?
Dàn ý
1.Mở bài:
a) Em đi vào giấc mơ như thế nào? Lúc đó tâm trạng em như thế nào?
b) Em gặp lại người thân là ai? Quan hệ với em như thế nào? Cách xa bao lâu? Lí do gì xa cách em lâu thế? Cảm xúc của
em khi gặp lại người thân?


2. Thân bài:
a/ Giới thiệu chung về người thân: Người thân bây giờ ở đâu? Làm gì? Tình huống nào em gặp lại người thân?
b/ Khi gặp lại quan sát thấy người thân như thế nào? Diện mạo? Hình dáng? Y phục? Cử chỉ? Nét mặt? Động tác?
Lời nói…(Chủ yếu tả người và hành động)

c/ Người thân có những nét gì khác so với lúc trước khi xa không? ( So sánh từ hình dáng bên ngoài với tính cách
bên trong trước đó và bây giờ?)
- Nhận xét và suy nghĩ của em.
d/ Nhớ và kể lại những kỉ niệm gắn bó với người thân.
e/ Em và người thân đã trò chuyện như thế nào? Nói với nhau những gì? (Kể lại sinh động và lồng vào cảm xúc)
f/ Cuối buổi gặp gỡ những việc gì xảy ra? Cảm xúc của em?
g/ Cái gì đã đánh thức em dậy? Tâm trạng em như thế nào? Cảm xúc lâu lắng?


3. Kết bài:

a/ Giấc mơ tan biến trở về hiện thực ấn tượng sâu sắc nhất của em và người thân là gì?
b/ Cảm xúc của em ra sao, khi nhớ lại cuộc gặp gỡ này?
c/ Em có cảm nghỉ gì? Sẽ làm gì để người thân vui lòng?

Gợi ý bổ sung:
Có thể người thân đã qua đời: (ông, bà, cô….)
+ Nhắc nhở em: sống tốt, phấn đấu có tương lại tốt đẹp hơn.
+ Là anh ( hoặc chị) chết sớm (do lầm lỗi,tai nạn, bệnh…) Nhắc nhở em biết suy nghĩ chính chắn để có
hành động đúng để người thân vui lòng ở cõi hư không.


Đề 3 sgk/105
1. Mở bài:
- Đất nước ta đã có bao nhiêu trận chiến đấu các liệt với những chiến công hiển hách.
- Trận chiến đấu… đã để lại cho em những cảm xúc khó phai.
2. Thân bài:
- Kể khái quát về trận chiến đấu:
+ Diễn ra vào năm nào? Ở đâu? Ở thời kì nào? Chống giặc ngoại xâm nào? Mục đích của trận chiến đấu?
+ Em đã được biết về trận chiến ấy từ ông (bà) kể lại haysau khi học môn Lịch sử hoặc sau khi xem phim?
- Kể lại diễn biến chính của trận chiến đấu qua các giai đoạn:
+ Chuẩn bị, phòng ngự.
+ Tấn công: tư thế chủ động, tinh thần dũng cảm, quyết chiến quyết thắng của quân ta; sự chống trả của
địch…


(Kết hợp miêu tả tư thế, hành động của ta, của địch; tả quang cảnh của trận chiến… Khi kể, chú ý làm nổi
bật vai trò của vị chỉ huy tài giỏi, anh dùng và một vài chi tiết thể hiện tinh thần quả cảm của quân ta).
- Kể lại kết quả của trận chiến đấu:
+ Quân ta: chiến thắng ( kết hợp với miêu tả không khí chiến thắng, nét mặt, nụ cười của những người lính)
và những hi sinh mất mát…

+ Quân địch: thất bại ( kết hợp với miêu tả không gian hoang tàn sau trận chiến, hình ảnh những tên lính
còn sống sót…) 
- Ý nghĩa của trận chiến đấu trong lịch sử.
3. Kết bài:
- Cảm xúc, suy nghĩ của em về trận chiến đấu ác liệt ấy.
- Tự hào về lòng yêu nước của các thế hệ cha ông, về những trang sử vàng của dân tộc ta.
- Suy nghĩ, liên hệ tới bổn phận của cá nhân và thế hệ sau.


Đề 4 sgk/105
Mở bài:
- Giới thiệu về buổi đi thăm mộ người thân cùng bố, mẹ…
- Ấn tượng chung của bản thân về buổi đi thăm đó.
2. Thân bài: 
* Kể, tả về sự chuẩn bị cho buổi đi thăm: ( thu xếp thời gian, mua sắm lễ vật,…)
* Xuất phát: mấy giờ, đi xe gì? Quang cảnh trên đường đi,tâm trạng lúc đó?
* Đến thăm mộ:
- Miêu tả cụ thể quang cảnh xung quanh.
- Kể lại những việc làm trong buổi đi thăm mộ:
+ Dọn dẹp sạch sẽ xung quanh ngôi mộ.
+ Bày các đồ cúng lễ ( hoa quả, vàng hương…)


+ Thắp hương và làm lễ khấn vái ( nói lên ước nguyện của gia đình, bản thân, như là tâm sự với người đã
khuất…)
+ Bố, mẹ ( hoặc anh,chị) đã kể lại những kỉ niệm gì về người thân đã khuất. Kết hợp với miêu tả cảnh
hương cháy và tâm trạng của mọi người trong gia đình.
-  Nỗi xúc động, thể hiện tình cảm của bản thân với người thân đã mất.
- Kết thúc buổi viếng thăm như thế nào? ( hóa vàng và tiền âm phủ, tưới rượu lên mộ, thắp hương cho
những ngôi mộ xung quanh…)

3. Kết bài: 
- Khẳng định lại tình cảm của bản thân đối với người thân đã mất.
- Suy nghĩ về chuyến đi thăm đáng nhớ đó.



×