Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp trồng trọt trên địa bàn tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.69 KB, 95 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỘC KINH TÉ TP HCM

---^»eã03ỉtì«Ể>-—

BÙI THỊ THANH TRÀ

HOÀN THIỆN TỎ CHỨC CÔNG TÁC KÉ TOÁN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP TRỒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2017


Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỘC KINH TÉ TP HCM

---Ể>»cgCQ80«é>—-

BÙI THỊ THANH TRÀ

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP TRÒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NGÃI

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC sĩ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung trong Luận văn là do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của người
hướng dẫn khoa học. Những nội dung và số liệu trong đề tài là hoàn toàn đúng với nguồn trích
dẫn và dựa trên nghiên cứu thực tế. Luận văn này chưa được tác giả nào công bố dưới bất kỳ
hình thức nào.
TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 05 năm 2017 Người
thực hiện
Bùi Thị Thanh Trà

MỤC LỤC
Trang phụ bìa Lòi cam
đoan Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt Danh mục
báng biểu

PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1 .................................................................................................................. Lý do chọn đề
tài............................................................................................................................1
2 Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3
4


Phưcmg pháp nghiên cứu .................................................................................3

5

Tổng quan các nghiên cứu trước đây................................................................3
5.1 Nội dung chính các nghiên cứu trước đây ................................................. 3
5.2 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hông nghiên cứu............. 5

6

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..............................................................................5

7

Kết cấu đề tài....................................................................................................6

CHƯƠNG 1 : TỐNG QUAN VỀ TỒ CHỨC CÔNG TÁC KÉ TOÁN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP
1.1 Vai trò, nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán.......................................... 7
1.2 Nội dung của tổ chức công tác kế toán........................................................ 7
1.2.1 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán...........................................................8
1.2.1.1 Tô chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán................................... 8
1.2.1.2 Tô chức vận dụng hệ thông tài khoán kế toán............................... 8
1.2.1.3 Tô chức vận dụng chế độ sô kê toán ............................................. 8
1.2.1.4 Tô chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán........... 9


1.2.2 ........................................................................................................ Tổ

chức


bộ

máy kế toán .......................................................................................................9
1.2.3 ........................................................................................................ Tố chức kiếm
tra kế toán..........................................................................................................10
1.2.4 Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong DN......................................10
1.2.5 Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỳ thuật phục vụ cho công tác kế toán và cung cấp
thông tin kế toán......................................................................................................10
1.3 Vai trò, đặc điểm của nông nghiệp và ảnh hưởng của nó đến tổ chức công
tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ...............................11
1.3.1 Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế ...........................................11
1.3.2 Các đặc điểm của sxkd nông nghiệp.......................................................13
1.3.2.1 Hoạt động sản xuất gắn liền với đât đai ........................................13
1.3.2.2 Đối tượng sản xuất là những cá thê song và có khả năng tải sản xuất
tự nhiên ........................................................................................................13
1.3.2.3 Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều
kiện tự nhiên và có tính vùng ......................................................................13
1.4 Ảnh hưởng của những đặc điểm riêng của ngành nông nghiệp đến tổ chức
công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.......................14
1.4.1 Tồ chức vận dụng chế độ kế toán...........................................................14
1.4.1.1 Chímg từ kế toán............................................................................14
1.4.1.2 Tài khoản kế toán và sô kế toán.....................................................15
1.4.1.3 Tô chức cung cấp thông tin qua hệ thông báo cáo kê toán............15
1.4.2 Tổ chức bộ máy kể toán..........................................................................15
1.4.3 Một số nội dung kế toán chủ yếu ............................................................15
1.4.3.1 Phân loại và đánh giá tài sản .......................................................15
1.4.3.2 Ghi nhận doanh thu và chi phí .....................................................16
1.4.3.3 Hạch toán chi phí và tính giá thành sản plĩâm..............................16
1.5 Các quỵ định pháp lý hiện hành liên quan đến kế toán nông nghiệp......17

1.5.1 Luật kế toán.............................................................................................17
1.5.2 Chuẩn mực kế toán .................................................................................18
1.5.3 Chế độ kế toán ........................................................................................18
1.5.3.1................................................................................................ Thông
200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014............................................ 19




1.5.3.2................................................................................................ Thông



133/2016/TT-BTC được ban hành ngày 26/08/2016...................................20
1.6 Kế toán nông nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS 41) ..............20
1.6.1 Lịch sử hình thành................................................................................ 20
1.6.2 Mục tiêu và phạm vi áp dụng............................................................... 21
1.6.3 Một số nội dung chính của chuẩn mực ................................................ 21
1.6.3.1 Quy định về ghi nhận và đo lường tài sản sinh học ................... 21
1.6.3.2 Báo cáo các khoản lãi lô phát sinh từ ghi nhận ban đầu ........... 21
1.6.3.3 Quy định về các khoản trợ cấp của chính phủ ........................... 22
1.6.3.4 Quy định về trình bày và công bo thông tin ............................... 22
1.6.4 Nhìn lại sự khác biệt giữa kế toán nông nghiệp tại Việt Nam và chuẩn
mực kế toán quốc tế ............................................................................................... 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG VÈ CÔNG TÁC KÉ TOÁN TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP NÔNG NGHIỆP_NGÀNH TRÒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NGÃI
2.1 Vai trò của nông nghiệp và của các DN nông nghiệp đối vói tỉnh Quảng
Ngãi.................................................................................................................. 26

2.1.1 Vai trò của nông nghiệp....................................................................... 26
2.1.2 Vai trò của các doanh nghiệp nông nghiệp.......................................... 27
2.2 Khái quát tình hình sân xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi...28
2.2.1 Cây lương thực có hạt.......................................................................... 29
2.2.2 Cây công nghiệp hàngnăm ................................................................... 30
2.2.3 Cây lâu năm.......................................................................................... 31
2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất và kế toán một số đối tượng đặc thù trong
ngành trồng trọt tại các DN sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi............ 32
2.3.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất................................................................ 32
2.3.1.1 Đặc đỉêm của hoạt động sản xuất lúa giong ............................... 32
2.3.1.2 Đặc điếm của hoạt động sản xuất rau sạch ................................ 34
2.3.1.3 Đặc điếm hoạt động sản xuất cây cao su.................................... 34
2.3.2 Đặc điểm kế toán một số đối tượng đặc thù ......................................... 35
2.3.2.1 Đặc điểm kế toán TSCĐ............................................................. 35
23.2.2

Đặc điếm kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ ........... 36


2.3.23 Đặc điếm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phàm 36
2.4 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp_ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi ....................... 40
2.4.1 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán....................................................... 40
2.4.1.1 về chứng từ kế toán................................................................... 40
2.4.1.2............................................................................................. về các nguyên
tắc và phương pháp kế toán .................................................................... 43
2.4.13 về hệ thống tài khoản kế toán....................................................... 44
2.4.1.4 về chế độ số kế toán.................................................................. 45
2.4.1.5 về lập báo cáo kê toán và cung cảp thông tin qua hệ thong báo cáo
kế toán...................................................................................................... 47

2.4.2 Tổ chức bộ máy kể toán...................................................................... 49
2.4.3 Tổ chức kiểm tra kế toán .................................................................... 51
2.4.4 Tồ chức phân tích hoạt động kinh tế trong DN................................... 53
2.4.5 Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán và
cung cấp thông tin kế toán.................................................................................. 55
2.5 Nhận xét đánh giá thực trạng công tác tổ chức kế toán cho các doanh
nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quăng Ngãi ........................ 56
2.5.1 Những ưu điểm ................................................................................... 56
2.5.2 Những nhược điểm, hạn chế trong công tác tổ chức kế toán .............. 57
2.5.3 Nguyên nhân của nhược điểm, hạn chế .............................................. 59
2.53.1

Nguyên nhân chủ quan .............................................................. 59

2.53.2

Nguyên nhân khách quan .......................................................... 59

KÉT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 60
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KÉ TOÁN
TRONG CÁC DN sx NÔNG NGHIỆP_TRÒNG TRỌT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NGÃI
3.1 Quan điểm đề xuất giải pháp................................................................... 61
3.1.1 Phù hợp với đặc điểm sản xuất ngành trồng trọt ................................ 61
3.1.2 Phù hợp với trình độ quản lý và quy mô lao động ................................ 61
3.1.3 Tuân thủ quy định của pháp luật về tổ chức kế toán ............................. 61
3.1.4 Góp phần nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán cung cấp cho các đối
tượng sử dụng .................................................................................................... 62
3.2 Các giải pháp nền ........................................................................................ 62



3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp lý về kế toán ................................................ 62
3.2.2 Nghiên cứu ban hành chuẩn mực kế toán về nông nghiệp .................... 63
3.3 Các giải pháp cụ thể ................................................................................... 64
3.3.1 Giải pháp về hoàn thiện về chế độ kế toán ............................................ 64
3.3.1.1 về hệ thông chứng từ kế toán......................................................... 64
3.3.1.2 về hệ thống tài khoản kê toán ........................................................ 64
3.3.1.3 về báo cáo kế toán........................................................................ 65
3.3.2 Giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy kể toán .................................... 66
3.3.3 Giải pháp về tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác
kế toán và cung cấp thông tin kế toán .............................................................. 67
3.3.4 Giải pháp hoàn thiện tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong DN .... 68
3.3.5 Giải pháp về hoàn thiện kiểm tra kế toán ............................................... 69
3.3.6 Giải pháp về hoàn thiện một số nội dung kể toán .................................. 70
3.3.6. ỉ về quản lý và trích khấu hao TSCĐ................................................. 70
3.3.6.2 về kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ .................................. 71
3.3.63 về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .................... 71
3.4 Một số kiến nghị .......................................................................................... 72
3.4.1 Một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng................................... 72
3.4.1.1................................................................................................ Đối với BTC
.................................................................................................................... 72
3.4.1.2 Đối với các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi ........................ 73
3.4.2 Một số kiến nghị đối với các DN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ............ 74
3.4.3 Một số kiến nghị đối với các cơ sở đào tạo ............................................ 75
3.4.4 Một số kiến nghị đối với các tố chức nghề nghiệp................................. 76
KÉT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................ 77
KẾT LUẬN ...........................................................................................................78
Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
Phụ lục số 1: Phiểu khảo sát về tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất nông
nghiệp_trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quáng Ngãi.

Phụ lục số 2: Danh sách các doanh nghiệp được khảo sát


DANH MỤC CÁC CHỮ YIÉT TẮT

1.

BCTC

Báo cáo tài chính

2.

BTC

Bộ tài chính

3.
4.

CCDC
CPSX

Công cụ dụng cụ
Chi phí sản xuất

5.

DDCK


Dở dang cuối kỳ


DANH MỤC BANG BIEU
Bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Tên
Hiện trạng sử dụng đất ở Quảng Ngãi năm 2013
Giá trị sản xuất theo giá hiện hành và cơ cấu lao động của

Trang
26
27

Quảng Ngãi năm 2013
Bảng 2.3

Các hình thức tổ chức và lao động của các DN nông nghiệp ở

28

Quảng Ngãi năm 2013
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6

Giá trị sản xuất nông nghiệp của Quảng Ngãi theo giá hiện
hành năm 2013

Diện tích và sản lượng cây lương thực có hạt năm 2013
Diện tích và sản lượng một số loại cây trổng chủ yếu của nhóm

29
30
31

cây công nghiệp hàng năm
Bảng 2.7

Diện tích và sản lượng một số loại cây trổng chủ yếu của nhóm

32

Bảng 2.8

cây lâu năm
Những vấn đề chung về chứng từ kế toán

42

Bảng 2.9

Kiểm soát nội bộ đối với chứng từ

42

Bảng 2.10

về tổ chức bảo quản - lưu trữ tài liệu kế toán


42

Báng 2.11

về vận dụng các nguyên tắc và phương pháp kế toán

44

Báng 2.12

Những vấn đề chung về hệ thống TK kế toán

45

Bảng 2.13

Các vấn đề chung về hệ thống số kế toán tại DN nông nghiệp

46

Bảng 2.14

Kiểm soát nội bộ và ghi chép sổ kể toán tại DN nông nghiệp

47

Bảng 2.15

về hệ thống BCTC và cung cấp thông tin qua BCTC


48

Bảng 2.16

Các vấn đề về hệ thống báo cáo kế toán quản trị

48

Bảng 2.17

Kiểm soát nội bộ đối với việc cung cấp thông tin

49

Bảng 2.18

Hình thức tổ chức bộ máy kể toán tại các DN nông nghiệp

50

Bảng 2.19

Các vấn đề liên quan đến bộ máy kế toán trong DN

50

Bảng 2.20

Những vấn đề chung về tổ chức kiểm tra kế toán


52


Bảng 2.21

về việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong DN

52

Bảng 2.22

Những vấn đề chung liên quan đến tổ chức kiểm kê tài sản

53

Bảng 2.23

Những vấn đề chung về tố chức phân tích hoạt động kinh tế.

54

Bảng 2.24

Bảng 2.25

Những vấn đề chung về tổ chức trang bị cơ sở vật chất phục vụ
cho công tác kế toán ở doanh nghiệp
Những vấn đề chung về phần mềm kế toán.


55

56


PHẦN MỞ1 ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cung cấp những gì thiết yếu nhất để con người tồn
tại. Tuỳ vào đặc điểm của mỗi quốc gia mà vai trò của nông nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên, đây
là ngành kinh tế quan trọng của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam là quốc gia có số
dân đứng đầu đông Nam Á với hơn chín mươi triệu người và có hơn bảy mươi phần trăm dân số
sống ở nông thôn thì vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội càng quan
trọng: Là một trong những ngành kinh tế chính, đóng góp tỷ trọng lớn trong GDP, cung cấp
lương thực cho quốc gia, góp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn thu ngân sách thông qua thuế,
xuất khấu,... Cùng với sự phát triển kinh tế, ngành nông nghiệp cũng ngày càng được mở rộng
về quy mô sản xuất, phong phú và đa dạng hơn về hình thức và lĩnh vực hoạt động. Đóng góp
của ngành nông nghiệp nói chung và các DN nông nghiệp nói riêng là vô cùng to lớn.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, các DN Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp nông nghiệp tại Việt Nam nói riêng không chỉ chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty
trong nước, các công ty nước ngoài mà còn chịu áp lực rất lớn từ việc thay đổi liên tục các chính
sách phát triển kinh tế, các xu thể, thị hiếu tiêu dùng, khoa học công nghệ,.... Chính vì vậy, để
tồn tại và phát triển, bên cạnh chiến lược kinh doanh tốt, đòi hỏi các DN phải không ngừng đổi
mới, áp dụng tiến bộ của khoa học, cải tiến cơ sở vật chất kỳ thuật, hoàn thiện bộ máy quản lý,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Đe làm được điều đó, DN cần những
thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời, hiệu quả. Và thông tin kế toán là cơ sở cho tất cả
những việc đó. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp một cách khoa học, hợp lý có ý nghĩa
quan trọng hàng đầu giúp cho hệ thống thông tin kế toán đáp ứng được các yêu cầu quản lý,

nâng cao hiệu quản sản xuất kinh của doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán là nội một trong
những nội dung quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp, trực tiếp ảnh hưởng đến chất
lượng quản lý doanh


nghiệp. Đe nâng cao hiệu quả hoạt động của2các DN, cần thiết phải nâng cao hiệu quả tổ
chức công tác kế toán.
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng có nhiều điểm đặc thù riêng mà không
ngành nào có được như: Phụ thuộc nhiều vào quy luật tự nhiên, có tính vùng, diễn ra trên địa
bàn rộng lớn, đối tượng sản xuất là cá thể sống,... Những đặc thù này ảnh hưởng rất lớn đến tổ
chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. Do đó, tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp
nông nghiệp cần chú ý đến các đặc thù của ngành sản xuất nông nghiệp.
Còn đối với Quảng Ngãi - tỉnh có sự tham gia của 47% lao động trong lĩnh vực nông, lâm,
ngư nghiệp (theo số liệu thống kê năm 2015 của cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi) thì nông nghiệp
không chỉ là ngành kinh tế quan trọng mà còn là mục tiêu chiến lược trong đường lối phát triển
kinh tế của tỉnh, đó là: Phát triển kinh tế xã hội tỉnh gắn liền với phát triển kinh tế nông nghiệp
nông thôn tại tĩnh Quảng Ngãi. Đe thực hiện mục tiêu đó, không thể không nhắc đến sự đóng
góp to lớn của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các DN sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, đóng góp lớn vào tổng
giá trị sản xuất và nguồn thu ngân sách, góp phần vào mục tiêu chung phát triển kinh tế - xã
hội,.... Đe nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi, cần thiết phải nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán bởi kế toán là công cụ
không thể thiếu cho quá trình điều hành, quản lý của DN. Tuy nhiên, hiện nay tổ chức công tác
kế toán trong các DN trồng trọt của Quảng Ngãi vẫn còn nhiều yếu kém, làm ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin kế toán được cung cấp cũng như hiệu quả SXKD chung của DN.
Chính vì những lý do nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác
kế toán trong các doanh nghiệp nồng nghiệp_trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” đế
nghiên cứu nhằm góp phần đánh giá thực trạng tố chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp
trồng trọt ở Quảng Ngãi và đưa ra phương hướng hoàn thiện.



3

2.

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung: Hoàn thiện tổ chức công tác kể toán trong các doanh nghiệp trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Mục tiêu cụ thể: Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán của các DN trồng trọt trên địa bàn tinh Quảng Ngãi. Từ đó nhận
định những khó khăn cũng như tồn tại của tổ chức công tác kế toán trong các DN trồng trọt trên địa bàn tỉnh và đề xuất những giải
pháp hoàn thiện cho những DN này
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

V Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu cùa đề tài là tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp trồng trọt trên cơ sở phân tích những vấn đề:
Các quy định kế toán nông nghiệp ở Việt Nam.
Và thực trạng vận dụng các quy định tại các doanh nghiệp trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
V Phạm vi nghiên cứu:

-

Phạm vi về không gian: Đe tài chỉ tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt

trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

-

Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện dựa trên nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc phạm vi về không gian nêu trên còn


hoạt động tính đến năm 2016
4.

Phương pháp nghiên cứu:

Đồ tài nghiên cứu được thực hiện chủ yểu thông qua phương pháp định tính. Để nghiên cứu lý luận, thực trạng, đánh giá các
quy định về kế toán và đề xuất các giải pháp, tác giã đã sử dụng kết hợp các phương pháp: Phương pháp hệ thống, phương pháp
mô tả, phương pháp điều tra chọn mẫu, phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp phân tích và tổng hợp.
5.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây:

5.1 Nội dung chính các nghiên cứu trước đây:


4

Cho tới hiện nay, đã có nhiều đề tài và công trình nghiên cứu về hoàn thiện Chuẩn mực kế
toán Việt Nam nhưng có rất ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về kế toán nông nghiệp. Và
dưới đây là một số nghiên cứu:
- Đe tài: Vận dụng một cách họp lý hệ thống tài khoản kế toán vào việc hạch toán các loại
hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang - tác giả: Võ Nguyên Phương, 2006. Luận Văn giải
quyết được những vấn đề sau: Đánh giá tính hiệu quả và họp lý của tổ chức công tác kế toán ở
các DN sản xuất nông nghiệp tại An Giang thông qua việc khảo sát tình hình hoạt động và công
tác kể toán ở các DN này cũng như đánh giá mức độ phù họp và đưa ra các giải pháp để nâng
cao mức độ phù hợp của chế độ kể toán hiện hành đối với hoạt động của các DN sản xuất nông
nghiệp.
- Đe tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại HTX nông nghiệp các tỉnh phía nam - tác
giả: Vũ Thị Bích Quỳnh, 2007. Luận Văn này giải quyết được những vấn đề sau: Làm rõ các

đặc điểm về các hoạt động và quản lý trong HTX nông nghiệp cũng như tổ chức công tác kế
toán tại HTX nông nghiệp các tỉnh phía nam. Đánh giá thực trạng và đưa ra được những phương
phướng hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại HTX nông nghiệp các tỉnh phía nam.
- Đe tài: Định hướng xây dựng chuẩn mực kế toán nông nghiệp tại Việt Nam - tác giả: Võ
Thị Trúc Đào, 2013. Luận Văn này giải quyết được những vấn đề sau: Tìm hiểu các vấn đề lý
thuyết liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các quy định về kế toán nông nghiệp tại
Việt Nam và quốc tế, đặc biệt quá trình soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán quốc tế về
nông nghiệp. Nhận dạng sự tương đồng và khác biệt giữa các quy định và thực trạng công tác kế
toán tại các DN này tại Việt Nam.
- Đe tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang - tác giả: Trần Thị Thu Hiền, 2014. Luận Văn này giải quyết được
những vấn đề sau: Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
và tố chức công tác kế toán nói chung và trong các DN sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang nói riêng cũng như các quy định hiện hành của Việt Nam về kế toán nông nghiêp.
Đánh giá thực trạng tổ


5

chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Từ đó chỉ ra các tồn tại và đưa ra
các giải pháp hoàn thiện.
- Đe tài: Hoàn thiện nội dung và phương pháp kế toán một số đối tượng kế toán đặc thù trong hoạt động sản xuất nông nghiệp tác giả: Võ Văn Nhị, 2014. Đe tài này giải quyết được những vấn đề: Tìm hiểu đặc điểm các đối tượng kế toán đặc thù trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp, cũng như các quy định hiện hành cho các đối tượng này. Từ đó đưa ra các giãi pháp hoàn thiện nội
dung và phương pháp kế toán cho các đối tượng đặc thù trong các DN sản xuất nông nghiệp.
5.2 Nhận xét các nghiên cứu trước và xác định khe hổng nghiên cứu:
Các nghiên cứu trên đây đã làm rõ được những vấn đề chung về nông nghiệp, những đặc điểm đặc thù của nông nghiệp ánh
hưởng tới tổ chức công tác kế toán và những quy định hiện hành về kể toán trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam cũng như
quốc tế. Đánh giá được thực trạng tổ chức công tác kể toán trong các DN sản xuất nông nghiệp trên một số địa bàn cụ thể, nhận
định được những hạn chế và tồn tại của tô chức công tác kế toán trong các DN này, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Tuy
nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến những điểm chung nhất về kế toán nông nghiệp hoặc chủ yếu đánh giá thực trạng tổ

chức công tác kế toán trong các DN sản xuất nông nghiệp tập trung ở khu vực các tỉnh phía nam chứ chưa có một nghiên cứu nào
được thực hiện riêng biệt cho ngành trồng trọt và ở một tỉnh miền trung như tỉnh Quảng Ngãi.
6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề: Những lý thuyết cơ bản về tổ chức công tác kể toán, đặc điểm các hoạt động sản xuất và tổ
chức công tác kế toán cho các DN trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tác giả đã tìm ra được những điểm hạn chế trong tồ
chức công tác kế toán và từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cho các DN trồng trọt trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi.


7 Kết cấu đề tài:
Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài gồm có 03 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về DN trồng trọt và tổ chức công tác kế toán trong các DN trồng trọt.
Chương 2: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán cho các DN trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quáng Ngãi.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cho các DN trồng trọt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÈ TỎ CHỨC CÔNG TÁC KÉ TOÁN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRỒNG TRỌT
1.1. Vai trò, nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán:
Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung quan trọng trong tổ chức công tác
quản lý ở DN. Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế - tài chính
trong DN, nên công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác
quản lý ở một DN. Ngoài ra, chức năng cung cấp thông tin kế toán cũng có vai trò vô cùng quan
trọng đối với các đối tượng sử dụng có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN,
trong đó có cơ quan chức năng. Đây là cơ sở quan trọng để các nhà quản trị, các đối tượng sử
dụng đưa ra các quyết định của mình.
Những nhiệm vụ chủ yểu cùa tố chức công tác kể toán trong doanh nghiệp :
- Tổ chức khoa học, hợp lý công tác kế toán ở DN, phù họp với lĩnh vực hoạt động và đặc

điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các phần hành kế toán phải được sắp xếp, bố trí
một cách khoa học theo số lượng nhân viên trong bộ phận kế toán. Có sự phân công nhiệm vụ rõ
ràng, phù hợp đối với từng bộ phận kế toán, quy định mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận kế
toán với nhau.
- Vận dụng đúng đắn hệ thống tài khoản kế toán, đáp ứng yêu cầu quản lý, áp dụng hình
thức tổ chức sổ kế toán phù hợp.
- Từng bước có kế hoạch trang bị và sử dụng phương tiện, kỳ thuật tính toán, thông tin hiện
đại vào công tác kế toán của doanh nghiệp, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho đội ngũ kế toán trong DN.
- Xác định mối quan hệ giữa phòng kế toán với các phòng ban, bộ phận khác trong doanh
nghiệp.
- Tố chức thực hiện kiếm tra kế toán trong nội bộ doanh nghiệp.
1.2

Nội dung của tổ chức công tác kế toán:

Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung quan trọng trong tồ chức công tác
quản lý ở DN. Các nội dung của tố chức công tác kế toán bao gồm:


Tổ chức vận dụng chế độ kế toán: Chế độ chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế
toán, hệ thống báo cáo kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán.
Tổ chức kiểm tra kế toán.
Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong DN.
Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán và cung cấp thông tin
kế toán.
1.2.1 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán:
1.2.1.1 Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin (băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán

đối với chứng từ điện tử) phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm
căn cứ ghi sổ kể toán.
DN căn cứ vào các quy định về chứng từ để chuẩn bị các biểu chứng từ phù hợp với từng
nghiệp vụ của đơn vị. Tổ chức bảo quản, quản lý và cấp phát chứng từ in sẵn cho các bộ phận có
liên quan. Quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong bộ phận trong việc lập,
kiểm tra, ký, ghi sổ và lưu chuyển chứng từ.
Chứng từ kế toán đã được sử dụng phải được sắp xếp, phân loại, bảo quản và lưu trữ theo
quy định của chế độ lưu trữ tài liệu kế toán của nhà nước.
1.2.1.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Tài khoản kế toán là phương pháp dùng để phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính theo nội dung kinh tế.
Doanh nghiệp căn cứ vào các quy định về hệ thống tài khoản kể toán để lập danh mục hệ
thống TK kế toán cho DN, sao cho hệ thống tài khoản kế toán phải phù hợp với đặc điểm sản
xuất kinh doanh, quy mô, yêu cầu và trình độ quản lý của DN.
1.2.1.3 Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán:
Số kế toán là phương tiện vật chất dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp
vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo TK kế toán.


9
Hệ thống sổ kế toán bao gồm nhiều loại sổ khác
nhau, trong đó có những loại sổ được mở

theo quy định chung của nhà nước và có những loại sổ được mở theo yêu cầu quản lý của DN.
Sổ kể toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ.
Đe tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán phù họp cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố: Quy mô DN,
đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất, quy trình sản xuất, đặc điểm về đối tượng kế toán của DN.
1.2.1.4 Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán:
Báo cáo kế toán là kết quả của công tác kế toán của đơn vị, là nguồn thông tin quan trọng cho
các nhà quản trị DN, các cơ quan chức năng và các đối tượng bên ngoài DN. Báo cáo kế toán

bao gồm: Hệ thống BCTC và hệ thống Báo cáo kế toán quản trị. Trong đó:
BCTC được lập theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, và phải nộp cho cơ quan nhà
nước theo đúng quy định về phương pháp nộp, nơi nộp và thời gian nộp.
Báo cáo kế toán quản trị bao gồm các báo cáo được lập ra để phục vụ cho yêu cầu quản trị
của DN ở các cấp độ khác nhau và không bắt buộc công khai.
1.2.2 Tổ chức bộ máy kế toán:
Tổ chức bộ máy kế toán là việc phân công công việc cho những người làm kế toán trong đơn
vị, nhằm thực hiện tốt công tác kế toán và đảm bảo các yêu cầu:
- Phù hợp với quy mô và đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị
- Tinh gọn, chuyên môn hoá và đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ.
Bộ máy kế toán thường được tổ chức thành các phần hành sau: Ke toán quỹ tiền mặt, kế toán
ngân hàng, kế toán thanh toán, kế toán kho, kế toán TSCĐ và XDCB, kế toán lao động, tiền
lương và BHXH, thủ quỹ, kế toán chi phí và tính giá thành,... Mỗi phần hành sẽ do các tổ, ban
hoặc cá nhân đảm nhiệm.
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm tố chức hoạt động và quản lý, đơn vị có thế vận dụng một
trong ba hình thức tổ chức bộ máy kế toán: Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, phân
tán hoặc vừa tập trung vừa phân tán.
1.2.3 Tổ chức kiểm tra kế toán:
Kiểm tra kế toán là việc xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực,
chính xác của thông tin, số liệu kế toán. Nội dung kiếm tra bao gồm: Kiểm tra việc tính toán, ghi
chép trên các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán, việc chấp hành chế độ kế toán, luật
kế toán, việc tổ chức bộ máy kể toán, việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch, việc thực hiện
quyền và nhiệm vụ của kế toán trưởng.
Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm tự kiểm tra kế toán tại đơn vị. Ngoài ra đơn vị còn
phải chịu sự kiểm tra kế toán của các cơ quan có thầm quyền (thuế, cơ quan chủ quản, kiểm toán


10
nhà nước,...) và không quá 1 lần kiểm tra cùng 1 nội
dung trong 1 năm.


1.2.4 Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong DN:
Phân tích hoạt động kinh tế là một công việc rất quan trọng đối với công tác quản lý trong
DN. Thông qua việc phân tích sê chỉ ra được những ưu điểm cũng như tồn đọng của DN trong
quá trình tồ chức sản xuất kinh doanh của mình.
Phân tích hoạt động kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế toán trưởng. Và
một trong những nội dung quan trọng đó là phân tích tình hình tài chính DN, giúp nhà quản lý
có những quyết định đúng đắn và kịp thời những vấn đề liên quan đến nguồn vốn của DN. Đồng
thời phải phối hợp với các bộ phận quản lý khác thực hiện phân tích hoạt động kinh tế trong DN
1.2.5 Tổ chức trang bị

CO’

sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán và cung

cấp thông tin kế toán:
Trang thiết bị hiện đại và thành tựu của công nghệ thông tin giúp cho khối lượng công việc
của kế toán giảm đáng kể và hiệu quả hơn, tăng cường chất lượng và tính kịp thời của thông tin
kế toán. Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm trang bị thiết bị (máy vi tính, máy in,
máy fax, thiết bị kết nối mạng, máy huỷ tài liệu,...) và trang bị phần mềm (lựa chọn, sử dụng,
đánh giá và nâng cấp phần mềm kế toán).
1.3 Vai trò, đặc điểm của ngành trồng trọt và ảnh hưởng của nó đến tổ chức công tác
kế toán trong các doanh nghiệp :
1.3.1 Vai trò của ngành trồng trọt đối với nền kinh tế:
Tuỳ vào sự phát triển khác nhau của các quốc gia khác nhau mà vai trò của nông nghiệp đối
với nền kinh tế cũng khác nhau. Nhimg đối với hầu hết các quốc gia trên thể giới thì nông
nghiệp_trồng trọt vẫn là ngành sản xuất vật chất có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội. Ở Việt Nam, vai trò quan trọng của trồng trọt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
được thể hiện như sau:
Vai trò thứ nhất: Nông nghiệp_trồng trọt là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu

dùng, tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và đời
sống xã hội.
Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên quyết định sự tồn tại và phát triển của con người.
Mặc dù hiện nay, khoa học công nghệ phát triển vượt trội, con người đã có thể cung cấp lương
thực thực phẩm theo cách phi sản xuất nhưng về cơ bản vai trò sản xuất sản phâm thiết yếu cho
con người vẫn do ngành nông nghiệp_trồng trọt đảm nhận.
Vai trò thứ hai: Là ngành cung cấp một số các yếu tố đầu vào cho các ngành phi nông


nghiệp, và là nguyên liệu đầu vào quan trọng cho 11
sự phát triển của các ngành công nghiệp khác.
Nông nghiệp mà đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và
cung cấp lao động cho các ngành kinh tế khác trong xã hội.
Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp chế biến. Đây cũng là một trong những nguồn cung cấp vốn lớn cho sự phát triển
kinh tế. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông
dân đầu tư vào các hoạt động phi nông nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất
khấu nông sản.. .Trong đó thuế có vị trí rất quan trọng.
Vai trò thứ ba: Làm thị trường tiêu thụ của công nghiệp và dịch vụ.
Nông nghiệp giúp phát triển thị trường tiêu dùng nội địa, việc tiêu dùng của người nông dân
và mạng dân cư nông thôn đối với hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (vải, đồ gỗ, dụng
cụ gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ,
trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường của ngành nông nghiệp
đối với quá trình phát triển kinh tể. Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư
nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp
tăng, thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển.
Vai trò thứ tư: Mang lại nguồn ngoại tệ và một nguồn thu ngân sách lớn cho nền kinh tế
thông qua xuất khẩu và thu các loại thuế.
Ở Việt Nam, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản hàng năm đem lại một nguồn ngoại tệ lớn cho đất
nước. Điển hình như năm 2015, hoạt động này đã mang về khoảng 30,14 tỷ USD (bảo điện tử

nhân

dân.

Xuất

khâu

nông

nghiệp

năm

2015

đạt

30,14

/>
tỷ

USD

<

2015-dat-30-14-ty-

usd.htmì>. [Ngày truy cập: 28/02/2017]) với các mặt hàng nông sản chủ yểu như: Cao su, cà

phê, gạo, chè,... Hơn nữa, thông qua nguồn thu từ thuế như: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế
xuất khẩu nông sản, thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất nông nghiệp,... .Nhà nước sẽ thu được một
nguồn ngân sách lớn, dùng đầu tư cho phát triển kinh tế.
Vai trò thứ năm: Có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp diễn ra trên diện rộng và gắn liền với môi trường tự nhiên:
Đất đai, khí hậu, thời tiết,.... Nông nghiệp sử dụng nhiều hoá chất như phân bón hoá học, thuốc
trà sâu bệnh làm ô nhiễm đất và nguồn nước. Quá trinh canh tác dễ gây ra xói mòn ở các triền
dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện tích đất rừng... Tuy nhiên, hoạt động sản
xuất nông nghiệp cũng có những mặt tác động vô cùng tích cực tới môi trường. Vì thế trong quá


12
trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần tìm những
giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự

phát triển bền vững cùa môi trường.
1.3.2 Các đặc điểm của sxkd nông nghiệp_trồng trọt:
Nông nghiệp_trồng trọt là ngành sản xuất vật chất mang những đặc điểm riêng biệt so với
những ngành kinh tế khác, cụ thể ở các mặt sau:
1.3.2.1 Hoạt động sản xuất gắn liền với đất đai:
Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt trồng trọt với các ngành kinh tế khác. Đối với trồng
trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yểu và không thể thay thế
được. Đặc điểm này chi phối trực tiếp đến việc quản lý, sử dụng, đầu tư gắn liền với đặc thù của
tư liệu sản xuất chính này, như: Độ phì nhiêu, địa hình,....
1.3.2.2 Đối tượng sản xuất là những cá thể sống và có khả năng tái sản xuất tự nhiên:
Đối tượng sản xuất của trồng trọt là cây trồng vật nuôi. Chúng là những cá thế sống có quy
luật sinh trưởng, phát triển riêng biệt với độ dài chu kỳ sản xuất khác nhau. Con người chỉ có thể
làm thay đổi một phần quy luật hoặc tác động đến một phần quá trình này chứ không thể thay
đồi hoàn toàn quy luật tự nhiên được. Do đó, muốn quá trình SXKD đạt hiệu quá thì người sản
xuất phải am hiểu sâu sắc quá trình sinh trưởng, phát triển của từng loại sinh vật. Đồng thời đặc

điểm này cũng tạo nên tính đa dạng và phức tạp trong việc tổ chức theo dõi và phân bổ chi phí
cho từng đối tượng cụ thể.
Sản phẩm trồng trọt có thể được dùng làm nguyên liệu của kỳ sau, hoặc làm nguyên liệu của
ngành khác. Đây là khả năng tái sản xuất tự nhiên của chúng. Chẳng hạn như sán phẩm của
ngành trồng trọt là đầu vào của ngành chăn nuôi khi làm thức ăn gia súc, sản phẩm của quá trình
chăn nuôi như phân thì lại là nguyên liệu cần thiết của hoạt động trồng trọt,... Như vậy, việc ghi
nhận nó là sản phẩm lao động hay đối tượng lao động là tuỳ thuộc vào quá trình sản xuất của
từng ngành cụ thế. Ket quả sản xuất của ngành này, kỳ này có thế ảnh hưởng đến kết quả sản
xuất của ngành khác, kỳ khác.
1.3.2.3 Sản xuất trồng trọt mang tính thòi vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
và có tính vùng:
Cây trồng, vật nuôi luôn có chu kỳ sinh trưởng, phát triển riêng của chúng. Vì vậy, hoạt động
sản xuất nông nghiệp của DN cũng phải dựa vào các quy luật tự nhiên của sinh vật mà thực hiện
để có thể đạt hiệu quả cao nhất. Đây là tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Trong quá trình
sinh trưởng phát triển, cây trồng vật nuôi chịu nhiều tác động của các điều kiện tự nhiên như: Độ
màu mỡ của đất đai, mưa bão, thiên tai, độ ẩm, khí hậu, nguồn nước.... Neu điều kiện tự nhiên
thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động SXKD nông nghiệp_ trồng trọt, còn ngược lại sẽ là


thách thức to lớn. Ngày nay, mặc dù khoa học kỳ 13
thuật đã có sự tiến bộ vượt bậc, con người vẫn
chỉ có thể hạn chế chứ vẫn không loại bỏ được hoàn toàn sự tác động của các yếu tố tự nhiên
đến hoạt động SXKD trồng trọt. Và nhiệm vụ của doanh nghiệp là tìm cách khai thác tốt nhất
các điều kiện tự nhiên để mang lại hiệu quả cao nhất cho quá trình sản xuất kinh doanh của
mình.
Cuối cùng, hoạt động sản xuất trồng trọt thì được tiến hành gắn liền với đất đai, và thường
diễn ra trên 1 phạm vi rộng lớn, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên khu vực đó. Và
do điều kiện tự nhiên như: Đất đai, khí hậu, thồ nhưỡng giữa các vùng khác nhau có sự khác biệt
rõ rệt đã làm cho hoạt động SXKD nông nghiệp cũng mang tính vùng rõ nét.
1.4 Ảnh hưởng của những đặc điểm riêng của ngành trồng trọt đến tổ chức công tác kế

toán tại doanh nghiệp:
Tất cả các đặc điểm đặc thù của SXKD trồng trọt được nêu trên đây ảnh hưởng đến tất cả các
nội dung của tổ chức công tác kế toán tại DN. Cụ thể:
1.4.1 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán
1.4.1.1 Chứng từ kế toán:
Tuỳ vào đăc điểm của tổ chức sản xuất và đối tượng được sản xuất mà doanh nghiệp thiết kế
và sử dụng những chứng từ kế toán thích ứng để ghi nhận các sự kiện phát sinh có tính đặc thù
gắn liền với đối tượng kế toán là những cơ thể sống - tài sản sinh học bao gồm các loại cây trồng
vật nuôi.
1.4.1.2 Tài khoản kế toán và sổ kế toán:
Các đối tượng theo dõi trong doanh nghiệp trồng trọt là vô cùng phong phú và đặc thù. Do
đó, hệ thống tài khoản kế toán và sổ kế toán phải được thiết kế để phản ánh tổng quát và chi tiết
các đối tượng đặc thù này nhất là các tài sản sinh học của doanh nghiệp. Ngoài những loại sổ
được mở theo quy định của nhà nước, doanh nghiệp phải dựa vào yêu cầu quản lý cụ thể và đặc
điểm của doanh nghiệp mà mở thêm những sổ chi tiết.
1.4.1.3 Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán:
Ngoài những TSCĐ thông thường thì DN nông nghiệp còn có những TSCĐ mang tính đặc
thù khác như: Quyền sử dụng đất, vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm. Báo cáo
kể toán nói chung và BCTC nói riêng phải trình bày và công bố các thông tin về số lượng, chất
lượng và giá trị của những tài sản sinh học của DN cũng như đất đai mà doanh nghiệp đang
được quyền sử dụng.
1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán:
Tuỳ theo mô hình tồ chức sản xuất của DN _ trồng trọt: Tập trung trên một địa bàn cụ thể


hay rải rác ở những địa bàn phức tạp rộng lớn mà14bộ máy kế toán có thể tổ chức theo hình thức
tập trung, phân tán hay hỗn hợp. Thông thường, với những DN có quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất
trên một địa bàn cụ thể, thì do hình thức tổ chức sản xuất tập trung nên hình thức tổ chức bộ
máy kế toán cũng là tập trung. Còn đối với những DN có hoạt động sản xuất trên địa bàn rộng
hoặc có sự kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi hay chế biến thì hình thức tổ chức bộ máy kế

toán là phân tán hoặc hỗn hợp.
1.4.3 Tổ chức một số nội dung kế toán chủ yếu:
1.4.3.1 Phân loại và đánh giá tài săn:
- Đất đai là tư liệu sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp _ trồng trọt, nhưng
theo chuấn mực kế toán số 04 của Việt Nam - TSCĐ vô hình thì quyền sử dụng đất có thời hạn
được ghi nhận là TSCĐ vô hình và không trích khấu hao. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động,
doanh nghiệp đã bỏ ra nhiều khoản chi phí khá lớn để khai hoang và cải tạo đất, tác dụng của
các khoản này đối với quá trình sản xuất có thể kéo dài trong nhiều năm. Do vậy kế toán phải
theo dõi chính xác khoản chi phí này và tiến hành phân bổ phù hợp vào giá thành sản phẩm
- Các DN nông nghiệp_trồng trọt còn có những TSCĐ mang tính đặc thù ngành như: Vườn
cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm,...
Đối tượng ghi TSCĐ đối với vườn cây lâu năm là diện tích của từng lô gắn liền với từng địa
hình cụ thể hình thành trong quá trình XDCB. Còn đối tượng ghi TSCĐ đối với súc vật cơ bản
là từng con súc vật cụ thể đưa vào sử dụng. Trong quá trình hoạt động SXKD, những TSCĐ này
có những biến động vô cùng lớn như: Thay đổi số lượng chất lượng sản phẩm thu được, thay đổi
trọng lượng, chết đi hoặc thay đổi giá trị khi có những tiến bộ về sinh học và kỹ thuật,.... Điều
này sẽ ảnh hưởng đến giá trị TSCĐ vào cuối kỳ. Do đó, DN cần cân nhắc kỳ khi lựa chọn
phương pháp tính khấu hao TSCĐ.
1.4.3.2 Ghi nhận doanh thu và chi phí:
Doanh thu và chi phí của DN nông nghiệp sẽ biển động rất nhiều qua các kỳ sản xuất khác
nhau phụ thuộc vào quy luật phát triển tự nhiên, đặc điểm sinh học của từng loại sinh vật và tính
mùa vụ của sản xuất. Sẽ có kỳ kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra rất nhiều chi phí nhưng không
có doanh thu, nhưng cũng sẽ có kỳ kinh doanh DN có doanh thu lớn hơn nhiều so với chi phí bỏ
ra. Do đó, DN cần có phương pháp theo dõi, ghi nhận chi phí kịp thời, và tiến hành phân bổ chi
phí hợp lý, để đảm bảo nguyên tắc phù hợp, phản ánh đúng kết quả cũng như hiệu quả của quá
trình sản xuất kinh doanh.
1.4.3.3 Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:
Hoạt động sản xuất nông nghiệp rất đa dạng: Ngoài các hoạt động sản xuất chính còn có các



hoạt động sản xuất phụ được tạo ra để phục vụ 15
cho hoạt động sản xuất chính, hoặc tận dụng
năng lực dư thừa của sản xuất chính. Do đó, trong tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành đế
cho việc phản ánh được chính xác cần phải chi tiết hoá theo ngành sản xuất, theo từng loại hoặc
nhóm cây trồng và theo từng loại súc vật nuôi.


×