Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Quản lý chất lượng thi công kè bảo vệ bờ sông áp dụng vào nghiên cứu kè sông bôi – thị trấn chi nê – huyện lạc thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 120 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại
học Thủy Lợi Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học
Thủy Lợi, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian
học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến NGND.GS.TS Lê Kim Truyền đã
dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học
Thủy Lợi cùng quí thầy cô trong Khoa Công trình đã tạo rất nhiều điều kiện
để tôi hoc tập và hoàn thành tốt khóa học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tấm lòng của những người thân
trong gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ khích lệ tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự
nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong nhận được sự đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,

tháng 11 năm 2015
Học viên

Trương Văn Vinh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ môt học vị nào.


Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã ghi trong lời cảm ơn.
Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Trương Văn Vinh


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................1
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................2
MỤC LỤC................................................................................................................ 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH.......................................................................................8
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................10
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................11
QLNN Quản lý nhà nước......................................................................................11
XDCT Xây dựng công trình..................................................................................11
CLCT Chất lượng công trình................................................................................11
CLCTXD Chất lượng công trình xây dựng.........................................................11
BVTC Bản vẽ thi công...........................................................................................11
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam.................................................................................11
TCN Tiêu chuẩn ngành.........................................................................................11
NĐ – CP Nghị định – Chính phủ...........................................................................11
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUẢN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
CÔNG TRÌNH VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ SÔNG.........4
1.1.Chất lượng và chất lượng công trình xây dựng................................................4
1.1.1.Khái niệm về chất lượng và chất lượng CTXD..........................................4
1.1.2.Đặc điểm của chất lượng CTXD:..............................................................4
1.1.3.Các thuộc tính của chất lượng công trình xây dựng:.................................5
1.2.Quản lý chất lượng xây dựng ở Việt Nam:.......................................................6

1.2.1.Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:..............................6
1.2.2.Quản lý xã hội:..........................................................................................7
1.2.3.Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng.....................9
[NĐ: 15/2013/NĐ-CP]......................................................................................9
1.2.4. Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình..................................13
1.2.5. Công tác tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.....................................15


1.3. Quản lý chất lượng công trình bảo vệ bờ sông..............................................15
1.3.1. Khái niệm sự cố..........................................................................................15
1.3.2. Phân loại sự cố chất lượng công trình và công trình đê điều......................15
1.4. Quản lý chất lượng xây dựng ở một số nước trên thế giới:...........................17
1.4.1. Cộng hòa Pháp:......................................................................................18
1.4.2. Singapore:..............................................................................................19
1.4.3. Cộng hòa Liên bang Nga........................................................................19
1.4.4. Mỹ...........................................................................................................20
1.4.5. Trung Quốc.............................................................................................20
1.5. Những xu hướng giải pháp công nghệ mới trong công trình bảo vệ bờ sông ở
trong nước và nước ngoài.....................................................................................21
1.5.1.Ứng dụng vật liệu mới.............................................................................21
1.5.1.1.Sử dụng các sản phẩm từ sợi tổng hợp có cường độ cao......................21
1.5.1.2.Công nghệ bêtông Miclayo sử dụng phụ gia CSSB...............................23
1.5.2.Cải tiến các loại rồng, rọ.........................................................................24
1.5.3.Cải tiến các khối bêtông lát mái..............................................................25
1.6. Công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công..................26
1.6.1.Kiểm tra phương án thi công:..................................................................27
1.6.2. Làm tốt việc kiểm tra trước và kiểm tra bộ phận bao kín của công trình.
28
1.6.3.Nắm chắc việc nghiệm thu chất lượng của thiết bị và vật liệu chính.......28
1.6.4.Làm tốt công việc kiểm tra thị sát chất lượng thao tác trong quá trình thi

công. 28
1.6.5.Làm tốt việc đôn đốc, điều chỉnh chất lượng vị trí quan trọng trong công
trình phân hạng, phân bộ chính........................................................................29
1.6.6.Làm tốt công việc quản lý kỹ thuật và việc thu thập tài liệu hồ sơ kỹ thuật
29
1.6.7.Kiểm soát chất lượng sau khi công việc hoàn thành................................30
1.6.8.Tham gia việc kiểm tra và xử lý sự cố về chất lượng công trình..............30


Kết luận Chương 1:..............................................................................................32
CHƯƠNG 2: CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ SÔNG....................................................................33
2.1. Đặc điểm thi công công trình bảo vệ bờ sông...............................................33
2.1.1.Tính chất của việc thi công các công trình thủy lợi.................................33
2.1.2.Những nguyên tắc cơ bản trong thi công.................................................34
2.2. Đặc điểm thi công và điều kiện làm việc của công trình bảo vệ bờ sông......35
2.2.1. Các loại công trình bảo vệ bờ sông [TCVN8419 – 2010].......................35
2.2.2. Đặc điểm công trình bảo vệ bờ sông......................................................45
2.2.2.1. Chịu sự tác động của dòng chảy trong sông........................................45
- Mực nước thay đổi.........................................................................................45
- Dòng chảy có lưu tốc lớn tác động vào bờ.....................................................45
- Tác động của dòng chảy bùn cát lên chân kè thường nằm sâu......................45
2.2.2.2.Địa hình phức tạp.................................................................................46
2.2.2.3. Địa chất...............................................................................................47
- Nằm trên nền địa chất phức tạp, thường đất yếu............................................48
2.2.2.4. Cấu tạo công trình phức tạp................................................................48
48
2.2.2.5.Thi công khó khăn.................................................................................49
- Địa hình chặt hẹp;..........................................................................................49
- Thi công hạng mục chân kè dưới nước...........................................................49

2.2.3. Đặc điểm công trình Kè bê tông bảo vệ bờ sông....................................49
2.3.Cải tiến giải pháp thi công..............................................................................50
2.3.1.Công nghệ đổ bêtông dưới nước..............................................................51
2.3.2. Cải tiến kết cấu và biện pháp thi công khối đá đổ hộ chân.....................51
2.4.Các sự cố công trình Kè bảo vệ bờ song thường gặp......................................52
2.4.1.Sụt mái kè................................................................................................52
2.4.2.Hiện tượng sụt lún, phá hoại thân mái kè................................................53
2.4.3.Mất ổn định cục bộ do xói mất chân kè...................................................54


2.5.H thng v quy trỡnh qun lý cht lng trong quỏ trỡnh thi cụng Kố...........56
2.5.1.Yờu cu thit k........................................................................................56
2.5.1.4.Ti trng v t hp ti trng tỏc ng..................................................57
2.5.2. H thng v quy trỡnh qun lý cht lng thi cụng kố bo v b sụng. . .57
2.5.2.1. Kt cu bo v bng vt liu ỏ...........................................................57
2.6.C s phỏp lý quan lý giỏm sỏt cht lng cụng trỡnh xõy dng...............71
2.6.1.C s phỏp lý qun lý giỏm sỏt cht lng cụng trỡnh xõy dng........71
2.6.2.H thng m bo cht lng cụng trỡnh................................................71
2.6.3.Xỏc nh mc tiờu cht lng ca cụng trỡnh v tin hnh thit lp iu
chnh cht lng...............................................................................................72
2.6.4.Lp ch trỏch nhim v cht lng.....................................................72
2.6.5.C s phỏp lý qun lý cht lng kố bo v b sụng..........................73
Kt lun Chng 2...............................................................................................74
CHNG 3: GII PHP NNG CAO QUN Lí CHT LNG THI
CễNG CễNG TRèNH Kẩ TUYN Kẩ SễNG BễI TH TRN CHI Nấ
HUYN LC THY...........................................................................................75
3.1. Gii thiu chung v cụng trỡnh......................................................................75
3.1.1. Tờn D ỏn u t xõy dng....................................................................75
3.1.2. Nội dung và quy mô đầu t.....................................................................75
3.1.3. Tuyn cụng trỡnh.....................................................................................81

3.2.Mụ hỡnh v h thng qun lý qun lý, m bo cht lng thi cụng cụng trỡnh
Kố sụng Kim Bụi..................................................................................................85
3.2.1.H thng qun lý cht lng thi cụng kố sụng Bụi ca n v t vn giỏm
sỏt 85
Đánh giá cờng độ bê tông khi triển khai thi công tại hiện trờng:..........................85
p dụng qui phạm thi công và nghiệm thu kết cấu BT & BTCT toàn khối
-TCVN 4453:1995; Tiêu chuẩn ngành yêu cầu thi công và nghiệm thu các công
trình thi công và BTCT Thuỷ lợi 14 TCN - 59 -2002 để đánh giá cờng độ bê
tông tại hiện trờng nh sau: Phải lấy mẫu kiểm tra tại hiện trờng (trong quá trình
thi công) cho từng mác bê tông. Mẫu kiểm tra phải đợc bảo dỡng trong các điều
kiện tiêu chuẩn nh điều kiện bảo dỡng ngoài hiện trờng (số lợng mẫu theo tiêu


chuẩn qui định). Cờng độ bê tông trong công trình sau khi kiểm tra ở độ tuổi
28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện trờng đợc coi là đạt yêu cầu thiết kế khi giá
trị trung bình của từng tổ mẫu không đợc nhỏ hơn mác thiết kế và không có
mẫu nào trong các tổ mẫu có cờng độ dới 85% mác thiết kế............................85
3.2.2.Thc trng qun lý cht lng cụng trỡnh xõy dng ca nh thu thi cụng Kố
sụng Bụi...............................................................................................................91
3.2.3. Gii phỏp nõng cao qun lý cht lng thi cụng cụng trỡnh tuyn Kố........92
3.3. ỏnh giỏ v kim nghim cht lng cụng trỡnh...........................................97
3.3.1. V trớ v tỏc dng ca vic ỏnh giỏ v kim nghim cht lng cụng
trỡnh xõy dng..................................................................................................97
3.3.2. Nhng cn c ỏnh giỏ kim nghim.................................................97
3.3.3. Chun b cho cụng tỏc kim nghim cht lng.....................................98
3.3.4. Cụng tỏc kim tra thớ nghim hin trng..............................................98
3.3.5. ỏnh giỏ kt qu....................................................................................99
3.3.6. Trỡnh t v t chc ỏnh giỏ, kim nghim.............................................99
3.4. Xõy dng c quy trỡnh cụng tỏc h s nghim thu thanh quyt toỏn Tuyn
kố. 99

3.4.1. H s phỏp lý..........................................................................................99
- Quyt nh phờ duyt d ỏn u t..................................................................100
- H s mi thu.................................................................................................100
- H s d thu...................................................................................................100
- Kt qu trỳng thu............................................................................................100
3.4.2. H s cht lng..................................................................................100
3.4.3.H s kt qu thớ nghim.......................................................................101
3.4.4. H s quyt toỏn...................................................................................101
Kt lun chng 3..............................................................................................103
KT LUN V KIN NGH.............................................................................104
TI LIU THAM KHO...................................................................................106
2.B xõy dng, thụng t s:10/2013/TT BXD.................................................106


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Trải vải địa kỹ thụât là tầng lọc mái kè..............................................22
Hình 1.2. Một số loại thảm bêtông túi khuôn......................................................22
Hình 1.3. Kết cấu thảm FS....................................................................................22
Hình 1.4. Thảm túi cát và kè bằng thảm túi cát ở bờ sông Sài Gòn..................23
Hình 1.5. Cải tiến kết cấu lõi rồng vỏ lưới thép...................................................24
Hình 1.6. Các rồng đá túi lưới đơn.......................................................................25
Hình 1.7. Thảm rồng đá túi lưới...........................................................................25
Hình 1.8. Thảm đá bảo vệ bờ sông.......................................................................25
Hình 1.9. Khối Amorloc.........................................................................................25
Hình 1.10. Cấu tạo khối Hydroblock....................................................................26
Hình 2.1. Cấu tạo kè lát mái.................................................................................36
Hình 2.2. Hình thức chân kè lát mái đường lạch sâu cách xa bờ.......................37
Hình 2.3. Hình thức chân kè lát mái đường lạch sâu nằm trong vùng xây dựng
kè............................................................................................................................. 37
Hình 2.4. Chân kè bằng đá đổ...............................................................................38

Hình 2.5. Chân kè bằng rồng................................................................................38
Hình 2.6. Thân kè lát mái bằng đá hộc lát khan..................................................40
Hình 2.7. Mặt cắt ngang điển hình kè mỏ hàn.....................................................42
Hình 2.8. Bố trí đệm chống xói bằng bè chìm......................................................43
Hình 2.9. Quy cách thả bãi cây chìm....................................................................44
Hình 2.10. Kết cấu mỏ hàn cọc bê tông cốt thép.................................................45
Hình 2.11. Sạt lở nghiêm trọng 2 bên bờ sông.....................................................47
Hình 2.12. Hình thức chân kè lát mái đường lạch sâu cách xa bờ.....................48
Hình 2.13. Hình thức chân kè lát mái đường lạch sâu nằm trong vùng xây
dựng kè...................................................................................................................48
Hình 2.14. Cấu tạo kè lát mái...............................................................................49
Hình 2.15. Hình thức chân kè lát mái đường lạch sâu cách xa bờ.....................49


Hình 2.16. Hình thức chân kè lát mái đường lạch sâu nằm trong vùng xây
dựng kè...................................................................................................................50
Hình 2.17. Thả khối vật liệu hộ chân bằng thùng chứa......................................52
Hình 3.1: Sạt lở nghiêm trọng sông Kim Bôi - huyện Lạc Thủy........................77


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 - Một số chỉ tiêu kỹ thuật của vữa xây kết cấu bằng đá......................63
Bảng 2.2 - Thời gian ngừng đổ cho phép giữa hai khối bê tông không có cốt
thép......................................................................................................................... 70


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
QLNN

Quản lý nhà nước


XDCT

Xây dựng công trình

CLCT

Chất lượng công trình

CLCTXD

Chất lượng công trình xây dựng

BVTC

Bản vẽ thi công

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCN

Tiêu chuẩn ngành

NĐ – CP

Nghị định – Chính phủ

• Hình 2.1

Chú dẫn:
MN min: mực nước thấp nhất;
MN TK: Mục nước thiết kế kè;
m: ký hiệu mái dốc kè lát mái, trị số sau ký hiệu m gọi là hệ số mái dốc không
có đơn vị.
Các kích thước ghi trên bản vẽ có đơn vị là m.
• Hình 2.2
Chú dẫn:
MN min: Mực nước thấp nhất.
m, m1: ký hiệu mái dốc trị số sau ký hiệu m gọi là hệ số mái dốc không có
đơn vị.
Các kích thước ghi trên bản vẽ có đơn vị là m.
• Hình 2.3
Chú dẫn:
MN min: Mực nước thấp nhất.
m1: ký hiệu mái dốc.


• Hình 2.4
Chú dẫn:
MN min: Mực nước thấp nhất.
m: ký hiệu mái dốc trị số sau ký hiệu m gọi là hệ số mái dốc không có đơn vị.
Các kích thước ghi trên bản vẽ có đơn vị là m.
• Hình 2.5
Chú dẫn:
MN min: Mực nước thấp nhất,
m1, m2: ký hiệu mái dốc.
• Hình 2.6
Chú dẫn:
m2: ký hiệu mái dốc, trị số sau ký hiệu m gọi là hệ số mái dốc không có đơn

vị.
Các kích thước ghi trên bản vẽ có đơn vị là m.
• Hình 2.7
Chú dẫn:
MNK: mực nước kè.
M: ký hiệu mái dốc, trị số sau ký hiệu m gọi là hệ số mái dốc không có đơn
vị.
Các kích thước ghi trên bản vẽ có đơn vị là m.
• Hình 2.9
Chú dẫn:
a là chiều rộng tán cụm cây.
• Hình 2.10
Chú dẫn: 1) cọc; 2) dầm ngang; 3) phên nứa hoặc bó cành cây; 4) đá đổ giữ
chân; 5) đệm chống xói


• Hình 2.14
Chú dẫn:
MN min: mực nước thấp nhất;
MN TK: Mục nước thiết kế kè;
m: ký hiệu mái dốc kè lát mái, trị số sau ký hiệu m gọi là hệ số mái dốc không
có đơn vị.
Các kích thước ghi trên bản vẽ có đơn vị là m.
• Hình 2.15
Chú dẫn:
MN min: Mực nước thấp nhất.
m, m1: ký hiệu mái dốc trị số sau ký hiệu m gọi là hệ số mái dốc không có
đơn vị.
Các kích thước ghi trên bản vẽ có đơn vị là m.
• Hình 2.16

Chú dẫn:
MN min: Mực nước thấp nhất.
m1: ký hiệu mái dốc.


1

MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài:
Chất lượng công trình và công tác quản lý chất lượng công trình luôn là
vấn đề được đặc biệt coi trọng trong bối cảnh các công trình xây dựng hiện
nay đang ngày càng lớn về quy mô, nhiều về số lượng và có độ phức tạp ngày
càng cao. Công trình xây dựng là một sản phẩm có tính đơn chiếc và không
cho phép có phế phẩm bởi vì chất lượng công trình không chỉ liên quan trực
tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây
dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững
của mỗi quốc gia. Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo an toàn
về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa
đựng các yếu tố xã hội và kinh tế. Ở Việt Nam nói riêng cũng như trên thế
giới nói chung, chất lượng công trình luôn là mục tiêu hướng tới của pháp luật
về xây dựng. Cùng với lũ lụt, bão lốc, sạt lở bờ sông đang là vấn đề lớn bức
xúc của nhiều nước trên thế giới. Sạt lở bờ sông là một qui luật tự nhiên
nhưng gây thiệt hại nặng nề cho các hoạt động dân sinh kinh tế vùng ven sông
như gây mất đất nông nghiệp, hư hỏng nhà cửa, chết người, thậm chí có thể
hủy hoại toàn bộ một khu dân cư, đô thị. Cũng như nhiều nước trên thế giới,
sạt lở bờ sông cũng đang là vấn đề lớn bức xúc hiện nay ở nước ta. Sạt lở bờ
diễn ra ở hầu hết các triền sông và ở hầu hết các địa phương có sông. Sạt lở
bờ sông ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và xã hội của địa phương. Quá trình
xói, bồi, biến hình lòng dẫn, sạt lở bờ mái sông, bờ biển trong các kiện tự
nhiên và có tác động của con người vô cùng phức tạp. Việc xác định các

nguyên nhân, cơ chế, tìm các giải pháp quy hoạch, công trình nhằm
phòng, chống và hạn chế tác hại của quá trình sạt lở là việc làm có ý nghĩa rất
lớn đối với sự an toàn của các khu dân cư, đô thị, đối với công tác quy hoạch,
thiết kế và xây dựng các đô thị mới. Chống sạt lở cho bờ sông Bôi nhằm


2

giảm thiểu thiệt hại về sản xuất, tài sản của nhân dân và nhiều công trình
trọng điểm ven bờ sông Bôi, đồng thời góp phần ổn định đời sống kinh tế xã
hội cho nhân dân. Do đó em lựa chọn Đề tài nghiên cứu: “Quản lý chất lượng
thi công Kè bảo vệ bờ sông: Áp dụng vào nghiên cứu Kè sông Bôi – thị trấn
Chi Nê – huyện Lạc Thủy ” là sự cần thiết nhằm tăng cường sự quản lý chất
lượng công trình, đảm bảo hiệu quả sử dụng, đồng thời khẳng đinh uy tín của
nhà thầu thi công.
II. Mục đích của đề tài:
- Phân tích các nguyên nhân phát sinh ra sự cố trong công trình Kè bảo
vệ bờ sông.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng thi công Kè bảo vệ bờ
sông: Kè sông Bôi – thị trấn Chi Nê – huyện Lạc Thủy.
III. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
- Dựa trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản hướng dẫn quản lý
chất lượng thi công công trình xây dựng của Nhà nước.
- Phương pháp thu thập thông tin, chuyên gia có kinh nghiệm trong
quản lý.
- Nghiên cứu, phân tích, tổng kết thực nghiệm thi công ngoài hiện
trường tuyến Kè sông Bôi – thị trấn Chi Nê – huyện Lạc Thủy.
IV. Kết quả dự kiến đạt được:
- Hệ thống quản lý và quy trình quản lý chất lượng trong quá trình thi
công Kè.

- Xây dựng được quy trình quản lý chất lượng công tác hồ sơ nghiệm
thu thanh quyết toán tuyến kè.
V. Nội dung của luận văn:
Chương 1: Tổng quan về quản lý chất lượng thi công công trình và chất
lượng công trình bảo vệ bờ sông


3

Chương 2: Các cơ sở khoa học trong quản lý chất lượng công trình bảo
vệ bờ sông.
Chương 3: Giải pháp nâng cao quản lý chất lượng thi công công trình
kè “Tuyến kè sông Bôi – thị trấn Chi Nê – huyện Lạc Thủy ”.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUẢN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
CÔNG TRÌNH VÀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH BẢO VỆ BỜ SÔNG
1.1. Chất lượng và chất lượng công trình xây dựng
1.1.1. Khái niệm về chất lượng và chất lượng CTXD
a. Chất lượng:
Quan niệm tổ chức tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ISO: “Chất lượng là
tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của nó thể hiện được sự thỏa mãn nhu
cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản
phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”.
b. Chất lượng công trình xây dựng:
Chất lượng công trình xây dựng không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt
kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng
yếu tố xã hội và kinh tế. Ví dụ: một công trình quá an toàn, quá chắc chắn

nhưng không phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi
cho cộng đồng (an ninh, an toàn môi trường…), không kinh tế thì cũng không
thoả mãn yêu cầu về chất lượng công trình.
Bao gồm các yếu tố về:
- Sự phù hợp với quy hoạch trước mắt và lâu dài;
- Yêu cầu sử dụng (đáp ứng công năng, tiện nghi);
- Về độ tin cậy (áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn);
- Về độ an toàn (cho người sử dụng cũng như đối với môi trường);
- Về tính kỹ thuật cũng như công nghệ phù hợp, áp dụng các công nghệ
tiên tiến, tiêu chuẩn quy chuẩn phù hợp với điều kiện của đất nước;
- Về tính xã hội (được xã hội chấp nhận)
- Có tính thẩm mỹ (tiến bộ, đại chúng);
- Có tính kinh tế (thích hợp đầu tư), hiệu quả đầu tư cao;
- Và mang sắc màu truyền thống đặc thù;
1.1.2. Đặc điểm của chất lượng CTXD:
- Chất lượng ở đây là một phạm trù kinh tế kỹ thuật và xã hội.
- Chất lượng có tính tương đối và thay đổi theo thời gian, không gian.
- Chất lượng có thể được đo lường và đánh giá thông qua các tiêu chuẩn
cụ thể.


5

- Chất lượng phải được đánh giá trên cả hai mặt khách quan và chủ
quan. Tính chủ quan thể hiện thông qua chất lượng trong sự phù hợp hay còn
gọi là chất lượng thiết kế. Tính khách quan thể hiện thông qua chất lượng
trong sự tuân thủ thiết kế.
1.1.3. Các thuộc tính của chất lượng công trình xây dựng:
Chất lượng CTXD bao gồm 8 thuộc tính như sau:
- Thuộc tính kỹ thuật: Phản ánh được công năng sử dụng chức năng của

sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Các thuộc tính này xác định chức năng tác dụng
chủ yếu và nó được quy định bởi các chỉ tiêu như kết cấu vật chất, thành phần
cấu tạo, các đặc tính về cơ lý hóa.
- Thuộc tính về tuổi thọ: Đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản
phẩm có giữ được khả năng làm việc bình thường hay không trong điều kiện
thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hành, bảo dưỡng theo quy định thiết kế. Tuổi
thọ của sản phẩm là cơ sở quan trọng giúp cho khách hàng quyết định lựa
chọn mua hàng, làm tăng uy tín của sản phẩm và làm cho sản phẩm đó có khả
năng cạnh tranh cao hơn.
- Độ tin cậy: Đây được coi là một yếu tố quan trọng nhất phản ánh chất
lượng của sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Đây chính là cơ sở cho các doanh
nghiệp có khả năng duy trì và phát triển sản phẩm của mình.
- Độ an toàn: Những chỉ tiêu an toàn trong khai thác vận hành sản phẩm
hàng hóa là những chỉ tiêu cực kỳ quan trọng, đặc biệt là những chỉ tiêu an
toàn tới sức khỏe của khách hàng là yếu tố bắt buộc phải có trong mỗi sản
phẩm với điều kiện tiêu dùng hiện nay.
- Mức độ gây ô nhiễm: Cũng giống như độ an toàn và nó được coi như là
một yêu cầu bắt buộc mà các nhà sản xuất phải tuân thủ khi đưa sản phẩm của
mình ra thị trường.
- Tính tiện dụng: Phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có, dễ vận chuyển,
bảo quản và sử dụng, đồng thời có khả năng thay thế khi những bộ phận bị
hỏng hóc.
+Trong công trình xây dựng:


6

VD: sử dụng vật liệu địa phương sẵn có, thiết bị được nội địa hóa cao…
- Tính kinh tế: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những sản phẩm mà
khi sử dụng có tiêu hao nhiên liệu và năng lượng. Tiết kiệm nhiên liệu và

năng lượng ngày nay đã trở thành một trong những yếu tố phản ánh chất
lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
+ Trong công trình xây dựng cũng là yếu tố hàng đầu:
VD: Chi phí xây dựng công trình: ứng dụng được khoa học kỹ thuật vào
thi công xây dựng giảm giá thành sản phẩm xây dựng, đảm bảo uy tín về
mặt kỹ thuật xây dựng thì sản phẩm xây dựng có sức cạnh tranh rất cao.
- Tính thẩm mỹ: Nó là đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về tình
hình thức, kiểu dáng. Hay nói cách khác những sản phẩm ngày nay phải đảm
bảo sự hoàn thiện về kích thước, kiểu dáng và tính cân đối.
- Tính vô hình: Ngoài những thuộc tính hữu hình ra, thì chất lượng còn
những thuộc tính vô hình khác và những thuộc tính này lại có ý nghĩa quan
trọng đối với khách hàng khi đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa dịch vụ.
Đây là căn cứ tạo ra sự khác biệt, thể hiện tính chuyên nghiệp.
+ Trong công trình xây dựng:
VD: công trình xây dựng đưa vào sử dụng phù hợp với vùng miền, các
đặc tính văn hóa, con người địa phương…
1.2. Quản lý chất lượng xây dựng ở Việt Nam:
1.2.1. Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:
QLNN về chất lượng công trình xây dựng là hoạt động can thiệp gián
tiếp thông qua công cụ pháp luật tác động vào công tác quản lý sản xuất hàng
ngày giữa người đặt hàng (chủ đầu tư) và người bán hàng (các nhà thầu) để
làm ra sản phẩm xây dựng - một loại sản phẩm có tính đơn chiếc và không
cho phép có phế phẩm.
Trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:
- Ban hành và hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
chất lượng công trình xây dựng.


7


- Kiểm tra, đôn đốc công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình
xây dựng của các bộ, ngành, các địa phương; kiểm tra sự tuân thủ các quy
định pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng của các tổ chức, cá
nhân khi cần thiết; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng theo quy
định của pháp luật.
- Hướng dẫn, tổ chức hoặc chỉ định tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng
lực thực hiện việc giám định chất lượng, giám định sự cố công trình xây dựng
theo đề nghị của các địa phương, các bộ, cơ quan ngang bộ, ngành hoặc theo
yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
- Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình chất lượng và quản
lý chất lượng công trình xây dựng trên phạm vi cả nước hằng năm và đột xuất
khi có yêu cầu.
Quản lý chất lượng CTXD là:
- Là các cơ quan có chức năng quản lý ở Trung ương (trực tiếp là Bộ
Xây dựng), ở địa phượng như các tỉnh hoặc các thành phô trực thuộc Trung
ương (trực tiếp là Sớ Xây dựng) thực hiện chức nãng quán lý nhà nước, còn
các chủ thể khác (như chú đầu tư, nhà thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát)
phối hợp cùng tham gia quản lý chất lượng.
- Đế đảm báo chất lượng cho công trình xây dựng, nếu chỉ tập trung quản
lý chất lượng trong giai đoạn thi công thì chưa đủ, mà cần phải quản lý ở
nhiều khâu khác, ví dụ khâu khảo sát, thiết kế… Do vậy, cần quản lý chất
lượng trong các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư cần quản lý trong các khâu lập báo cáo đầu
tư, lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
+ Giai đoạn thực hiện đầu tư cần quán lý các khâu như thiết kế công
trình, đấu thầu xây lắp, thi công xây dựng, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế.
+ Giai đoạn kết thúc đầu tư cần quán lý công tác bảo hành, báo trì.
1.2.2. Quản lý xã hội:



8

Về bản chất đó là sự giám sát các tổ chức tư vấn xã hội hóa, có tư cách
pháp nhân, được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp chứng chỉ về năng
lực chuyên môn và cho phép hành nghề;
VD: Mục 5 điều 33 Luật XD 2014: Hội đồng thẩm định có thành phần tổ
chức xã hội nghề nghiệp tham gia thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng…
Đó là sự quản lý theo chiều sâu, có tính vi mô, cụ thể cho từng công
trình được chủ đầu tư ủy quyền và hợp đồng trả tiền đề thực hiện nhiệm vụ:
- Giúp chủ đầu tư quản lý chất lượng;
- Giám sát nhà thầu trong quá trình thi công;
- Cùng tham gia với nhà thầu trong quá trình lập kế hoạch đảm bảo
chất lượng;
- Kiểm tra và đánh giá chất lượng công trình;


9

1.2.3. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thi công xây dựng
[NĐ: 15/2013/NĐ-CP]
1.2.3.1. Trách nhiệm của chủ đầu tư
1. Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định
để thực hiện thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công
trình, thí nghiệm, kiểm định chất lượng công trình và các công việc tư vấn
xây dựng khác.
2. Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống
quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công
trình cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện.
3. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định
tại Điều 72 của Luật xây dựng.

4. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công
trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị
thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất
lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
5. Kiểm tra việc huy động và bố trí nhân lực của nhà thầu giám sát thi
công xây dựng công trình so với yêu cầu của hợp đồng xây dựng.
6. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình,
bao gồm:
a) Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào
công trình; thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết;
b) Kiểm tra biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo
đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình của nhà thầu thi công xây
dựng công trình;
c) Kiểm tra, đôn đốc, giám sát nhà thầu thi công xây dựng công trình và
các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường;


10

d) Yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh khi phát hiện sai sót, bất hợp lý
về thiết kế;
đ) Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu;
e) Kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công.
7. Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình
xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
8. Tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công
trình và toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi
được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
9. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.
10. Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng.

11. Tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng
khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật,
biện pháp thi công không đảm bảo an toàn.
12. Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc,
phát sinh trong thi công xây dựng công trình và xử lý, khắc phục sự cố theo
quy định của Nghị định này.
13. Lập báo cáo hoàn thành đưa công trình xây dựng vào sử dụng hoặc
báo cáo đột xuất khi có yêu cầu và gửi cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
theo quy định tại Nghị định này.
1.2.3.2. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng
1. Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô công trình, trong
đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng bộ phận đối với việc quản lý
chất lượng công trình xây dựng.
2. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa
các bên trong trường hợp áp dụng hình thức tổng thầu thi công xây dựng công
trình; tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình; tổng thầu thiết kế,


11

cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình; tổng thầu lập dự
án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi
công xây dựng công trình và các hình thức tổng thầu khác (nếu có).
3. Bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp
đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và
mốc giới công trình.
5. Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện
pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công,
trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác.

6. Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư,
thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công
trình xây dựng theo quy định của tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu
của hợp đồng xây dựng.
7. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây
dựng, thiết kế xây dựng công trình; đảm bảo chất lượng công trình và an toàn
trong thi công xây dựng.
8. Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào
giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường.
9. Sửa chữa sai sót, khiếm khuyết chất lượng đối với những công việc do
mình thực hiện; chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố
trong quá trình thi công xây dựng công trình; lập báo cáo sự cố và phối hợp
với các bên liên quan trong quá trình giám định nguyên nhân sự cố.
10. Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.
11. Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.
12. Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao
động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.


12

13. Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài
sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm
thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác.
1.2.3.3. Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung cấp vât liệu,
sản phẩm, thiết bị, cấu kiện sử dụng cho công trình xây dựng
1. Đảm bảo chất lượng vật liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện xây dựng
theo tiêu chuẩn được công bố áp dụng và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
tương ứng, đáp ứng được yêu cầu của thiết kế.
2. Cung cấp cho bên giao thầu đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan tới sản

phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng
hóa và pháp luật khác có liên quan; đảm bảo quy định về nhãn mác sản phẩm,
hàng hóa.
3. Thực hiện việc chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn theo quy định của
pháp luật và thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng theo yêu cầu của hợp
đồng.
4. Thực hiện các thỏa thuận với bên giao thầu về quy trình và phương
pháp kiểm tra chất lượng vật liệu, sản phẩm, thiết bị, cấu kiện xây dựng trước
và trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình cung ứng, sử dụng, lắp
đặt trong công trình.
1.2.3.4. Trách nhiệm của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
1. Cử người có đủ năng lực theo quy định để thực hiện nhiệm vụ của
giám sát trưởng và các chức danh giám sát khác.
2. Lập sơ đồ tổ chức và đề cương giám sát bao gồm nhiệm vụ, quyền
hạn, nghĩa vụ của các chức danh giám sát, lập kế hoạch và quy trình kiểm soát
chất lượng, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, phương pháp quản lý các hồ sơ,
tài liệu có liên quan trong quá trình giám sát thi công xây dựng.


×