Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

tiểu luận Vai trò của trận đánh Trân Châu Cảng đối với Chiến tranh Thế giới thứ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.1 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NHẬT BẢN HỌC

TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ NHẬT BẢN

Vai trò của trận đánh Trân
Châu Cảng đối với Chiến tranh
Thế giới thứ 2
Đề tài

Giảng viên: Huỳnh Phương
Anh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Võ An
Khương
MSSV: 1456190037
1


Thành phố Hồ Chí Minh, 2016

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Lịch sử nghiên cứu
3


3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5
4. Phương pháp nghiên cứu
5
6. Bố cục đề tài
6

CHƯƠNG 1: NHẬT BẢN TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
HAI VÀ TRẬN ĐÁNH TRÂN CHÂU CẢNG
Sơ lược Chiến tranh thế giới thứ 2
1.1.
Nguyên nhân
7
1.2.
Diễn biến
8
1.3.
Kết quả
8
2. Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ 2
2.1.
Nhật Bản trong Phe Trục
9
2.2.
Diễn biến của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ 2
9
2.3.
Tổn thất của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ 2
11
3. Trận đánh Trân Châu Cảng

3.1.
Vị trí chiến lược của Trân Châu Cảng
12
3.2.
Diễn biến và kết quả sơ lược của trận Trân Châu Cảng
12
1.

CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN TRẬN TRÂN CHÂU CẢNG XUẤT
PHÁT
TỪ XUNG ĐỘT TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 2
3


1. Tình hình trước trận Trân Châu Cảng hay trước Chiến tranh thế

giới 2 chiến trường Châu Á – Thái Bình Dương
13
2. Nguyên nhân trận đánh Trân Châu Cảng

14

CHƯƠNG 3: HỆ QUẢ TRẬN TRÂN CHÂU CẢNG ĐẾN CHIẾN
TRANH THẾ GIỚI THỨ 2
1. Mỹ tuyên bố tham chiến

15
2. Các nước lần lượt tuyên chiến với Nhật. Đồng minh phe Trục
vào cuộc
16

3. Hệ lụy Trân Châu Cảng đối với Nhật Bản
17

LIÊN HỆ VIỆT NAM
19

KẾT LUẬN

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20

4


MỞ ĐẦU
1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Chiến tranh thế giới thứ 2 là một giai đoạn lịch sử quan trọng
đối với Nhật Bản. Bước vào cuộc chiến với tham vọng mạnh mẽ
nhưng Nhật Bản lại là nước thua cuộc sau thế chiến, mang lại nhiều
hậu quả tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội và con người ... Mỹ là kẻ
thù lớn của Nhật trong thế chiến, chính Mỹ đã thả 2 quả bom nguyên
tử xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945 khiến Nhật đầu hàng vô
điều kiện, đặt dấu chấm hết cho Chiến tranh thế giới 2.
Trận Trân Châu Cảng được coi là trận đánh quan trọng trong
lịch sử, sáng ngày 7/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công Hạm đội Thái

Bình Dương của Mỹ tại cảng Trân Châu, Hawaii. Điều này làm nên cú
5


sốc lớn đối với Mỹ và dư luận thế giới. Trận Trân Châu Cảng đã kéo
Mỹ vào tham chiến, thay đổi cục diện Thế chiến thứ 2.
Đây là một sự kiện làm tốn giấy mực, là chủ đề bàn luận và
gây tranh cãi cho đến tận bây giờ. Bài tiểu luận mang đề tài “ Vai trò
của trận đánh Trân Châu Cảng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ
2” muốn mang lại một cái nhìn tổng quát về trận Trân Châu Cảng và
Chiến tranh thế giới thứ 2 ( chủ yếu ở mặt trận Châu Á – Thái Bình
Dương ) , đồng thời nêu ra sự liên hệ giữa 2 sự kiện quan trọng này
với nhau.

2.

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Kể từ buổi sáng Chủ nhật lịch sử ngày 7/12/1941, trận đánh
Trân Châu Cảng đã trở thành huyền thoại, là niềm cảm hứng, đề tài
lịch sử ... mà nhiều nhà soạn giả, nhà sử học, giới phân tích quân
sự... đã phải dày công nghiên cứu. Chính vì vậy, có rất nhiều công
trình viết về nó đã ra đời, chủ yếu là những cuốn sách tài liệu về
diễn biến và quy mô của trận đánh...
Vấn đề “ Vai trò của trận đánh Trân Châu Cảng đối với cuộc
Chiến tranh thế giới thứ 2”, hay những nguyên nhân và hệ quả của
trận đánh, tác động của nó đối với chủ thể tham chiến Nhật Bản
cũng như tác động của nó đối với cục diện và sự cân bằng chiến lược
của thế chiến thứ 2, là những nội dung thường được nhắc đến ở
phần đầu hoặc kết của những công trình nghiên cứu về Trân Châu

Cảng hoặc là một phần nhỏ về xung đột quân sự của các nghiên cứu
Chiến tranh thế giới thứ 2, giai đoạn Lịch sử Nhật Bản...
“ Tora! Tora! Tora! Pearl Harbor 1941” của Mark E. Stille là một
cuốn sách viết về Trân Châu Cảng mà trong nghiên cứu mới này của
cuộc tấn công, Mark Stille đã dựng lại bối cảnh chính trị của trận
6


Trân Châu Cảng và các hoạt động tình báo của cả hai bên, đưa ra
một phân tích chi tiết của tất cả các sự kiện lớn trong cuộc chiến.
Cuốn sách này là một nghiên cứu đầy đủ về cuộc tấn công của Nhật
Bản làm thức giấc 'người khổng lồ đang ngủ ". Trong tác phẩm, tác
giả cho rằng: “ Với khẩu hiệu “ Remember Pearl Harbor” ( Hãy nhớ
lấy Trân Châu Cảng) in sâu vào tâm trí mỗi người Mỹ, đó là một chút
hi vọng rằng Mỹ sẽ thỏa hiệp dựa vào hậu quả cuộc chiến tranh.
Ngày hôm sau cuộc tấn công, Quốc hội Mỹ tuyên chiến với Nhật và
hai ngày sau đó tuyên bố chiến tranh với Đức. Đức đã tuyên chiến
với Hoa Kỳ, hỗ trợ đồng minh Nhật Bản ...Vì vậy, cuộc tấn công Trân
Châu Cảng được xem như là sự điên rồ cuối cùng của một quốc gia
kích động một cuộc chiến tranh chống lại một đối thủ mạnh hơn rất
nhiều...”
Tác phẩm “ Pearl Harbor: The Story of The Secret War” của
George Morgenstern (1947) là cuốn sách nhằm cung cấp các sự kiện
và nghiên cứu các ý nghĩa của trận Trân Châu Cảng. George
Morgenstern còn tìm hiểu, dựng chứng cứ về việc Tổng thống
Roosevelt đã âm mưu để đưa Mỹ vào cuộc chiến và Trân Châu Cảng
là kết quả tất yếu của chính sách này. Ở ngay lời tựa, tác giả có
nhận định như sau: “ Trân Châu Cảng đã thực sự trở thành một
chương trong lịch sử. Các nhà sử học của Thế chiến thứ 2 không thể
thoát khỏi việc bỏ qua những tác động hàm ý của nó... Pearl Harbor,

như một nghiên cứu về nguồn gốc chiến tranh. Những tham vọng
quốc gia, âm mưu quốc tế, ngoại giao, tình báo, chính trị, những tính
cách và phản ứng cá nhân của những chính trị gia... Cuối cùng, Trân
Châu Cảng - một lý do được nghiên cứu là đã khiến Mỹ tham chiến.”.
George cho rằng cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Chiến tranh
thế giới thứ 2.
3.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

7


Bài tiểu luận mang ý nghĩa như một tài liệu tổng hợp lại những
thông tin về nguyên nhân và hệ quả của trận đánh Trân Châu Cảng,
kèm theo sự tác động của nó đối với chủ thể tham chiến, đối với cục
diện và sự cân bằng chiến lược của cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2.
Đây là tài liệu tham khảo để tìm hiểu thêm về những chiến lược
chính trị, quân sự ...vv.. cũng như tình hình Nhật Bản trong Chiến
tranh thế giới thứ 2 – mốc lịch sử quan trọng đối với quốc gia này nói
chung, và về trận đánh nổi tiếng lịch sử Trân Châu Cảng nói riêng.

4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài tiểu luận dựa trên phương pháp nghiên cứu lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử là phương pháp nghiên cứu
bằng cách tìm nguồn gốc phát sinh ( hoàn cảnh nảy sinh), quá trình
phát triển và biến hóa (điều kiện, hoàn cảnh, không gian, thời

gian…. có ảnh hưởng) để phát hiện bản chất và quy luật vận động
của đối tượng. Phương pháp nghiên cứu lịch sử trong nghiên cứu lý
thuyết còn được sử dụng để phân tích các tài liệu lý thuyết đã có
nhằm phát hiện xu hướng, các trường phái nghiên cứu… từ đó xây
dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu còn gọi là lịch sử nghiên cứu
vấn đề.
Nghiên cứu lịch sử vấn đề là cơ sở để phát hiện những thành
tựu lý thuyết đã có nhằm thừa kế, bổ sung và phát triển các lý
thuyết đó, hoặc phát hiện những thiếu sót, không hoàn chỉnh trong
các tài liệu đã có… từ đó tìm thấy chỗ đứng của đề tài nghiên cứu
của từng cá nhân.

1

 Bài tiểu luận dựa trên những tài liệu nghiên cứu lịch sử có

sẵn về những sự kiện xung quanh đề tài.
1 Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phuongphapnghiencuukhoahoc.com

8


5.

BỐ CỤC ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1: NHẬT BẢN TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI VÀ
TRẬN ĐÁNH TRÂN CHÂU CẢNG
1. Sơ lược Chiến tranh thế giới thứ 2
1.1. Nguyên nhân

1.2. Diễn biến
1.3. Kết quả
2. Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ 2
2.1. Nhật Bản trong Phe Trục
2.2. Diễn biến của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới
thứ 2
2.3. Tổn thất của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ
2
3. Trận đánh Trân Châu Cảng
3.1. Vị trí chiến lược của Trân Châu Cảng
3.2. Diễn biến và kết quả sơ lược của trận Trân Châu
Cảng
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN TRẬN TRÂN CHÂU CẢNG XUẤT PHÁT TỪ
XUNG ĐỘT TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 2
1. Tình hình trước trận Trân Châu Cảng hay trước Chiến
tranh thế giới 2 chiến trường Châu Á – Thái Bình Dương
2. Nguyên nhân trận đánh Trân Châu Cảng
CHƯƠNG 3: HỆ QUẢ TRẬN TRÂN CHÂU CẢNG ĐẾN CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ 2
1. Mỹ tuyên bố tham chiến
2. Các nước lần lượt tuyên chiến với Nhật. Đồng minh phe
Trục vào cuộc
3. Hệ lụy Trân Châu Cảng đối với Nhật Bản

9


CHƯƠNG 1:

NHẬT BẢN TRONG CHIẾN TRANH THẾ

GIỚI THỨ HAI VÀ TRẬN ĐÁNH TRÂN
CHÂU CẢNG
1.

Sơ lược về cuộc Chiến tranh thế giới thứ
2
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới toàn diện và

vô cùng thảm khốc giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục ( thế
lực chính gồm Đức, Ý, Nhật ) theo chủ nghĩa phát xít. Cho đến hiện
nay, nó được cho là cuộc chiến tranh rộng lớn và tai hại nhất
trong lịch sử nhân loại.

1.1.

Nguyên nhân

Về nguyên nhân của cuộc chiến, đã có nhiều ý kiến được nêu ra và
là một đề tài đang được tranh cãi. Nhìn chung, lý do dẫn đến Chiến
tranh thế giới thứ hai khác nhau tại mỗi nơi giao chiến.
Tại châu Âu, lý do nằm xung quanh hậu quả của Chiến tranh
thế giới thứ nhất: Đức muốn tránh phải tuân theo các điều kiện
trong Hòa ước Versailles - được kí kết sau Chiến tranh thế giới lần
thứ nhất mang nhiều bất lợi cho Đức quốc xã khiến họ phẫn nộ, chủ
nghĩa phát xít ngày càng phổ biến và các lãnh tụ chủ nghĩa này có
tham vọng cao, trong khi tình hình không ổn định tại Trung
Âu và Đông Âu sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã làm chiến tranh dễ
xảy ra.

10



Tại Thái Bình Dương, ý định biến thành cường quốc số một
của Nhật Bản và sự thắng thế của một số tướng lãnh quân phiệt đã
khiến Nhật Bản có ý đồ chiếm Trung Quốc và các thuộc địa lân cận
(của Anh, Pháp) để thoả mãn nhu cầu tài nguyên mà Nhật Bản
không thể tự đáp ứng được, cuối cùng đã cuốn đất nước này vào
cuộc chiến tranh.
1.2.

Diễn biến

Có ý kiến cho rằng đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1
tháng 9 năm 1939, một số ý kiến khác cho rằng ngày Nhật Bản xâm
lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, hay ngày Nhật xâm
lăng Mãn Châu vào năm 1931. Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây
Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình
Dương và phần lớn của Đông Á và Đông Nam Á.
Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng
5, 1945 (theo giờ Berlin ) nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến
khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

1.3.

Kết quả

Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai nhóm: một bên chịu ảnh
hưởng phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn lại chịu ảnh hưởng
của Liên Xô. Các nước phụ thuộc Hoa Kỳ nằm trong kế hoạch khống
chế chính trị thông qua viện trợ kinh tế mang tên Kế hoạch

Marshall, trong khi các nước kia trở thành các nước chủ nghĩa cộng
sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức Hiệp
ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng
minh theo Hiệp ước Warszawa. Tại châu Á, sự chiếm đóng của quân
đội Hoa Kỳ tại Nhật Bản đã Tây hóa nước này, trong khi Trung
11


Quốc bị chia ra thành hai nước: nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan.

2.

Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ
2
2.1.

Nhật Bản trong Phe Trục
Trong cuộc Thế chiến thứ II này, Đế quốc Nhật Bản là đồng minh

thuộc phe Trục cùng Đức và Ý. Phe Trục – trục phát xít Âu-Á được
chính thức thành lập vào ngày 27/9/1940 khi 3 nước ký Hiệp ước Ba
bên ở Berlin. Liên minh quân sự này được hình thành để “ thiết lập
và giữ gìn trật tự mới”, tăng cường sức mạnh quân sự và sự hợp tác
trong quan hệ quốc tế, quy định sự hỗ trợ bảo vệ lẫn nhau nếu một
trong ba nước bị tấn công bởi bất kì quốc gia nào. Đồng thời, Hiệp
ước Ba bên cũng công nhận hai vùng ảnh hưởng, phát xít Đức và Ý
bành trướng ở châu Âu và đế quốc Nhật bành trướng ở châu Á. Theo
đó, Nhật Bản thừa nhận “sự lãnh đạo của Đức và Ý trong việc thiết
lập một trật tự mới ở châu Âu”, trong khi Nhật Bản được Đức và Ý

công nhận quyền cai trị trong khu vực “Đại Đông Á” (bao gồm Nhật
Bản, Mãn Châu quốc, Trung Quốc, và Đông Nam Á, trừ Thái Lan). 2

2.2.

Diễn biến của Nhật Bản trong Chiến tranh thế
giới thứ 2

2 The Tripartite Pact is signed by Germany, Italy, and Japan, history.com

12


Trước Chiến tranh thế giới thứ 2, vào những năm cuối thập niên
1930, các khu vực của Trung Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng ngày
càng nhiều, chiến tranh Trung – Nhật (1937-1945) bùng nổ. Với ưu
thế vượt trội của mình, Đế quốc Nhật Bản đã nhanh chóng chiếm
đóng các thành phố lớn, các khu công nghiệp hầu hết miền Đông
Bắc Trung Quốc và sau đó sang cả những khu vực Đông Nam. Thế
nhưng, Trung Quốc không có hai tài nguyên quan trọng trong việc
phát triển và bảo đảm an ninh của Nhật: đó là dầu mỏ và cao su.
Nhật Bản tiếp tục đưa ra hai phương án: một là đánh vào lãnh thổ
Liên Xô, chiếm lấy một phần lớn của Siberi và hai là đánh xuống
phía nam, vào các thuộc địa của Châu Âu tại Đông Nam Á. Vậy là
cuộc chiến tranh biên giới Xô – Nhật bùng nổ, nhưng Nhật Bản đã bị
thất bại 2 lần liên tiếp. Nhận ra rằng không thể đánh lên phía Bắc,
Nhật Bản quay xuống có ý định đóng chiếm các khu vực phía Nam
châu Á. Khu vực Đông Nam Á đang là thuộc địa của Anh, Pháp, Hà
Lan. Chiếm được vùng này, Nhật Bản sẽ có được hai tài nguyên quan
trọng là dầu mỏ và cao su, cho phép họ đủ sức tranh đoạt vị trí bá

chủ ở Thái Bình Dương với Anh và Mỹ. Mỹ cũng là nước đang nắm
giữ nhiều đảo ở Thái Bình Dương và Phillipine, nên đã bày tỏ sự lo
ngại đối với các hoạt động của Nhật. Các nước thực dân và đế quốc
cai trị đã bắt đầu dùng các biện pháp trừng phạt như hạn chế giao
thương với Nhật, nhất là cấm vận dầu mỏ - thứ hàng hóa cần thiết
đối với Nhật.
Ngày 7 tháng 12 năm 1941 thường được nhắc đến như là ngày
bắt đầu của Nhật khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ 2, khi lực
lượng quân sự Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Đô đốc Yamamoto
Isoroku tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng, tiếp theo là
Philippines và một số thuộc địa của các cường quốc châu Âu tại
Đông Á và Tây Thái Bình Dương. Sau khi tấn công Mỹ, Nhật hành
động nhanh chóng để chiếm các đảo ở Thái Bình Dương và New
13


Zealand để phòng thủ Mỹ, tiến sát biên giới Ấn Độ và đe dọa sang cả
Australia. Tại Trung Quốc và Đông Nam Á, Nhật tiếp tục tấn công ào
ạt, bành trướng sang các khu vực này để khai thác tài nguyên để sử
dụng. Tháng 6/1942, các hạm đội Nhật và Mỹ đánh nhau một trận
lớn giữa Thái Bình Dương trong Trận chiến Midway khi Nhật đang
chuẩn bị đánh chiếm hòn đảo phía Tây Hawaii của Mỹ, hạm đội Nhật
bị tàn phá nặng nề khiến quân Nhật không đủ sức tổ chức thêm bất
kỳ cuộc tấn công nào trên biển. Trận Midway là thất bại đầu tiên
trong lịch sử hiện đại của hải quân Nhật, Mỹ thắng thế phản công ồ
ạt, Nhật tháo chạy hết đảo này đến đảo khác trên Thái Bình Dương.
Thất bại liên tiếp cộng thêm cái chết của Đô đốc vĩ đại Yamamoto
Isoroku, Nhật thất thế hoàn toàn. Bước sang năm 1944, những trận
kịch chiến lớn đã xảy ra, Mỹ chiếm được đảo Mariana gần lãnh thổ
Nhật Bản, là căn cứ phòng thủ chính của Nhật ở Thái Bình Dương.

Những “ pháo đài bay” được xây dựng với phi vụ đầu tiên ngày
24/11/1944, bắn phá Tokyo. Tiếp theo, Mỹ đổ bộ lên Leite thuộc quần
đảo Phillipines, vì đây là nơi qua lại của nhiều đường hàng hải quan
trọng ở biển Nam Trung Hoa, Nhật Bản không thể bó tay đứng nhìn.
Một trận hải chiến lớn nhất lịch sử Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật ra
một chiến thuật trong tình thế tuyệt vọng khiên cả thế giới kinh
ngạc, đó là dùng các đội máy bay quyết tử “ Kamikaze”, nhưng đảo
Mariana vẫn thất thủ, nội các Tojo từ chức. Tình hình của Nhật ngày
càng khó khăn, một số người nghĩ đến phương án thương lượng hòa
bình. Ngày 9/3/1945, 300 pháo đài bay của Mỹ tập trung đánh phá
Tokyo với lời đe dọa bằng một trận mưa bom liên tục, sẽ đưa Nhật
quay về “ thời kỳ đồ đá”.
Ở chiến trường Châu Âu, Đức quốc xã đầu hàng không điều
kiện, Phe Trục giờ đây còn lại đơn độc duy nhất Đế quốc Nhật. Nhật
vẫn “cương quyết tiếp tục chiến tranh đến khi toàn thắng”. Ngày 6/8
và 9/8, lần lượt 2 trái bom nguyên tử được Mỹ ném xuống thành phố
14


Hiroshima và Nagazaki, hủy diệt hàng loạt. Đó là thảm họa hạt nhân
lần đầu trong lịch sử nhân loại, mà người dân Nhật Bản là nạn nhân
đầu tiên. Đêm ngày 9/8/1945, Thiên hoàng quyết định chấp nhận
Tuyên cáo Postdam để chấm dứt chiến tranh. Ngày 2/9/1945, nước
Nhật ký văn bản đầu hàng không điều kiện, chấm dứt giai đoạn lịch
sử bại trận đau đớn của nước này.

2.3.

Tổn thất của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới
thứ 2


Ở cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản là nước thua cuộc.
Trong Tuyên cáo Postdam mà Nhật Bản đã ký có nội dung như sau:
xóa bỏ các lãnh thổ chiếm đóng của Nhật Bản, chủ quyền của Nhật
Bản chỉ được trong 14 hòn đảo truyền thống, quân đội Đồng Minh sẽ
chiếm đóng Nhật Bản... Như vậy, cuộc chiến của Nhật Bản đã thất
bại hoàn toàn không đem lại một món lời nào lại còn gây ra bao đau
thương, mất mát đối với các dân tộc châu Á khác hay trên chính
nước Nhật, ước tính khoảng 2 triệu người Nhật thiệt mạng trong Thế
chiến II. Những cuộc không kích, ném bom, điển hình là 2 cuộc ném
bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, đã khiến Nhật Bản trở nên
hoang tàn, đổ nát... những tổn thất là vô cùng to lớn. Tổng thiệt hại
về vật chất lên tới 64,3 tỷ yên, bằng 2 lần tổng thu nhập quốc dân
của Nhật Bản trong năm tài chính 1948-1949. Tình trạng thất
nghiệp, thiếu thốn lương thực, nguyên liệu... diễn ra ở khắp nơi.
Người dân trở nên mất tinh thần và cạn kiệt sức lực sau cuộc chiến
tranh. Cuốn “ Sách trắng kinh tế” được công bố vào ngày 4/7/1947
công bố “ Báo cáo thực trạng nền kinh tế”. Theo nội dung ghi trong
tài liệu này, tai nạn giao thông tăng gấp 3 lần so với trước chiến
15


tranh, nguồn lương thực cung câp chỉ đủ đáp ứng 50%
calo/người/ngày. Tình trạng này đã khiến nhân dân mất lòng tin vào
chính phủ, những tư tưởng và hành động tiêu cực xã hội nảy sinh.

3

Tóm lại, hậu quả Chiến tranh thế giới thứ 2 mà Nhật Bản phải hứng
chịu là vô cùng to lớn nặng nề. Nó khiến nền kinh tế, xã hội, đời

sống người dân ... Nhật Bản rơi vào cùng cực, khốn cùng.

3.

Trận đánh Trân Châu Cảng

3.1.

Vị trí chiến lược của Trân Châu Cảng

Trân Châu Cảng nằm gần thành phố Honolulu – thành phố thủ phủ
của quần đảo Hawaii. Đây cũng chính là căn cứ chính - căn cứ chỉ
huy, căn cứ hậu cần, cơ sở bảo duỡng, sửa chữa các chiến hạm của
hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Trân Châu Cảng có điều kiện tự
nhiên lí tưởng để bảo vệ hạm đội chống lại sự tấn công từ bên ngoài,
có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng đối với toàn bộ vùng Bắc Thái
Bình Dương. Việc bố trí phòng thủ ở đây hết sức cẩn mật với một hệ
thống lưới thép đặc biệt chống ngư lôi và tàu ngầm. Nơi đây cũng là
căn cứ có thể triển khai các hoạt động của quân đội ( không quân và
hải quân) oanh tạc và tung sức mạnh khống chế toàn bộ Bắc Thái
Bình Dương.
Nếu như đối với Hoa Kỳ, Trân Châu Cảng và Midway là hai bàn
đạp quan trọng nối tiếp nhau để vươn sang lục địa châu Á thì đối với
3 Nguyễn Quốc Hùng: Lịch sử Nhật Bản, NXB Thế giới, 2007, tr.327

16


Nhật Bản, Trân Châu Cảng là bàn đạp để tiến đến Hoa Kỳ và toàn bộ
lục địa Bắc Mỹ.4


3.2.

Diễn biến và kết quả sơ lược của trận Trân Châu
Cảng

Sáng ngày 7/12/1941, Đế quốc Nhật Bản kéo hạm đội gồm 6
tàu sân bay, 2 thiết giáp hạm, 3 tàu tuần dương, 11 tàu khu trục, 3
tàu ngầm cùng 423 máy bay hải quân, 27 tàu ngầm đi trước trinh
sát... bất ngờ tấn công vào cảng Trân Châu của Mỹ. Đây là một kế
hoạch đã được nuôi dưỡng từ đầu năm 1941 dưới sự chỉ huy quân sự
của tướng Yamamoto Isoroku. Cuộc tập kích chia ra làm 2 đợt chỉ
diễn ra vài giờ đồng hồ nhưng mang lại tổn thất nặng nề cho phía
Mỹ. Gần 2402 người thiệt mạng ( 55 thường dân) và 1208 người bị
thương. 188/402 chiếc máy bay bị phá hủy, 159 chiếc bị hư hỏng;
24/33 chiếc thủy phi cơ bị phá hủy, 6 chiếc khác bị hư hỏng nặng.
Còn về phía Nhật, 55 phi công và 9 thủy thủ tàu ngầm tử trận cùng
một người bị bắt làm tù binh. Trong số 414 máy bay tham gia tấn
công, 29 chiếc bị mất trong trận đánh cùng 74 chiếc khác bị hư hại
do hỏa lực phòng không từ mặt đất.

CHƯƠNG 2

4 Dẫn theo Vị trí chiến lược của Trân Châu cảng, Trận Trân Châu Cảng, wikipedia.org

17


NGUYÊN NHÂN TRẬN TRÂN CHÂU
CẢNG XUẤT PHÁT TỪ XUNG ĐỘT

TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 2

1.

Tình hình trước trận Trân Châu Cảng
hay trước Chiến tranh thế giới 2 chiến
trường Châu Á – Thái Bình Dương

Ngay từ trước khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã nuôi
mộng thành cường quốc số 1 châu Á. Những trận chiến tranh Trung –
Nhật, Xô – Nhật cùng với những đợt tấn công đánh chiếm các đảo
Tây Thái Bình Dương, Đông Ấn và Đông Á ... quân đội Nhật Bản hùng
mạnh vẫn đang tiếp tục bành trướng thế lực ra khắp châu Á và khai
thác tài nguyên nơi đóng chiếm để phục vụ nhu cầu phát triển đất
nước và chiến tranh. Nhật Bản được các đồng minh phe Trục thừa
nhận sự cai trị trong khu vực Đại Đông Á. Đây cũng là nỗi lo của Mỹ,
Anh, Hà Lan, các nước phương Tây... vì sợ ảnh hưởng đến các khu
vực thuộc địa của họ.
Trước tình hình đó, vào năm 1940, Mỹ đã có động thái là ngừng
mọi hoạt động xuất khẩu máy bay, linh kiện, máy công cụ, xăng
máy bay... những nguồn tài nguyên, nguyên liệu mà Nhật Bản còn
hạn chế, thiếu thốn do vị trí địa lý của mình. Tiếp theo đó, ngay sau
khi Nhật Bản xâm chiếm Đông Dương, năm 1941, Mỹ đã cấm vận
18


dầu mỏ đối với Nhật Bản, nguồn tài nguyên mà Nhật đang phụ thuộc
vào Mỹ khá nhiều, quan hệ hai nước trở nên căng thẳng hơn. Sau khi
bị Mỹ ngừng xuất khẩu cho dầu mỏ, phía Nhật Bản lên kế hoạch
chiếm hữu xăng dầu và cao su ở Đông Ấn ( thuộc Hà Lan).

Về phía Mỹ, Tổng thống Franklin D. Roosevelt điều Hạm đội
Thái Bình Dương đến Hawaii và xây dựng một lực lượng quân sự
tại Philippines với hy vọng có thể làm nản lòng Nhật Bản trong việc
tiếp tục xâm chiếm miền Viễn Đông. Việc chuyển Hạm đội Thái Bình
Dương từ căn cứ San Diego đến căn cứ mới Trân Châu Cảng đó đã
được giới quân sự Nhật Bản nhận ra rằng Mỹ đang chuẩn bị cho một
cuộc đối đầu tiềm tàng với Nhật Bản. Trước đó, Mỹ và Nhật Bản đều
đã duy trì kế hoạch phòng hờ một cuộc chiến tranh nổ ra tại Thái
Bình Dương, khi căng thẳng giữa hai quốc gia ngày càng leo thang
trong những năm 1930 và do sự đáp trả bằng cấm vận với mức độ
tăng dần của Mỹ và các quốc gia khác những năm sau 1940 khi Nhật
Bản bành trướng vào Mãn Châu và Đông Dương.

2.

Nguyên nhân trận Trân Châu Cảng

Trước tình hình căng thẳng như vậy, kế hoạch sơ thảo cho một
cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng nhằm bảo vệ cuộc tiến quân vào
"Khu vực Tài nguyên phía Nam" (tên mà phía Nhật đặt cho khu vực
Đông Ấn và Đông Nam Á nói chung) dưới sự đỡ đầu của Đô
đốc Yamamoto, lúc đó đang là Tư lệnh của Hạm đội Liên hợp Nhật
Bản được nảy sinh và nuôi dưỡng.

5

Đây là một cuộc tấn công bất

ngờ không được báo trước, và Mỹ cho đây là hành động đánh lén.


5 Harry Gailey: War in the Pacific: From Pearl Harbor to Tokyo Bay, 1996 , tr 68

19


Cuộc tấn công này với mục tiêu là sẽ kiềm chân Mỹ can thiệp
Nhật Bàn xâm chiếm Đông Ấn - nơi Nhật đang tìm kiếm nguồn tài
nguyên dầu mỏ và cao su, mặt khác làm tổn hại tâm lý và tê liệt lực
lượng quân sự Mỹ để Nhật Bản có thời gian củng cố quân sự cho
mình, đánh chiếm các vùng biển đảo Tây Thái Bình Dương, uy hiếp
Ấn Độ và Australia, đẩy lùi ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á, tiến xa hơn
trong giấc mộng bá chủ Châu Á mà không bị ai cản lối.



Tình hình xung đột giữa các nước Mỹ, châu Âu với sự tung

hoành của Nhật ở chiến trường Châu Á – Thái Bình Dương là
nguyên nhân đưa đến cuộc tấn công hạm đội Mỹ ở Trân
Châu Cảng. Mục tiêu của trận Trân Châu Cảng cũng là nền
tảng để hỗ trợ cho mục tiêu thống trị “ Đại Đông Á” trong
Chiến tranh thế giới thứ 2 chiến trường Châu Á – Thái Bình
Dương.

CHƯƠNG 3

HỆ QUẢ TRẬN TRÂN CHÂU CẢNG
ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ 2
1.


Mỹ tuyên bố tham chiến

Cuộc tấn công của Nhật vào Trân Châu Cảng đã khiến dư luận Mỹ
đang theo chủ nghĩa biệt lập với Thế chiến thứ 2 giờ đây thay đổi lập
trường chuyển sang ủng hộ việc Mỹ tham chiến. 12 giờ 30 phút
20


ngày 8 tháng 12, tổng thống Roosevelt đã đọc Tuyên cáo chiến tranh
của Mỹ đối với Nhật Bản. Ông mở đầu bài diễn văn như sau: “ Hôm
qua, ngày 7-12, một ngày của sự nhục nhã – Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
đã bị các lực lượng hải quân và không quân của đế quốc Nhật tấn
công bất ngờ và không tuyên chiến... ”. Trong bài diễn văn, tổng
thống nói rõ thiện chí hòa bình và sự tráo trở của Nhật Bản trong các
cuộc hội đàm và trong hành động thực tế để dẫn đến chiến tranh,
tổng thống Roosevelt tuyên bố: “ Tôi yêu cầu lưỡng viện của quốc
hội Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản, kể từ ngày chủ nhật hôm
qua ... ”

6

 Cuộc tấn công Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941 đã chính

thức dẫn Mỹ bước vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản,
chuyển từ trung lập sang tham chiến Chiến tranh thế giới
lần 2 ở cả hai mặt trận, ủng hộ quân Đồng minh. Việc Mỹ
tham chiến có ảnh hưởng rất lớn, làm phá vỡ thế áp đảo của
quân Phát xít, khiến cán cân cuộc chiến thay đổi.
2.


Các nước lần lượt tuyên chiến với Nhật. Đồng minh
phe Trục vào cuộc

Từ ngày diễn ra trận Trận Trân Châu Cảng, đầu tiên là Australia,
Hà Lan, Anh ... rồi đến Pháp, New Zealand, Canada ... có tất cả 20
nước tuyên chiến với Nhật Bản.
Ngay ngày hôm sau cuộc tấn công, ngày 8 tháng 12, chính phủ
Nhật yêu cầu Đức và Ý tuyên chiến với Mỹ theo như cam kết 3 bên
trong Hiệp ước phe Trục. Dù Đức cũng đang dồn lực lượng cho cuộc
chiến với Hồng quân Liên Xô, ngày 9 tháng 12, cả Hitler lẫn
6 Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945) , NXB
Giáo dục, tr 85

21


Mussolini đã điện trả lời chính phủ Nhật rằng “ cam đoan cả ba nước
sẽ chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng, nhưng vẫn né tránh việc tuyên
chiến với Mỹ”, bởi vì theo Hiệp ước chỉ chiến đấu cạnh Nhật khi Nhật
bị một nước khác tấn công nhưng ở trận Trân Châu Cảng, Nhật là
người chủ động trước.
Thế nhưng sau đó, Đức lại nhận được điện báo rằng 24 giờ nữa
Mỹ sẽ tuyên chiến hoặc cắt quan hệ ngoại giao với Đức, can dự vào
mặt trận châu Âu. Ngay lập tức, Adolf Hitler vội vã triệu tập Quốc hội
vào ngày 11 tháng 12 và chính thức tuyên chiến với Mỹ. Cũng trong
ngày hôm ấy, Ý tuyên chiến với Mỹ. Hitler đã phát biểu trong dịp này
như sau:
"Sự kiện Chính phủ Nhật Bản, vốn đã thương lượng trong nhiều
năm cùng con người này Franklin D. Roosevelt, cuối cùng đã

trở nên mệt mỏi vì bị ông ta chơi xấu một cách vô ơn, đã khiến
cho tất cả chúng ta, dân tộc Đức, cùng tất cả các dân tộc có
lương tri khác trên thế giới, cảm thấy vô cùng thất vọng... Đức
và Ý, sau khi xem xét tất cả các điều này và vì sự trung thành
với Hiệp ước ba bên, cuối cùng đã buộc phải tiến hành cuộc
chiến chống lại Hoa Kỳ và Anh Quốc, hiệp cùng và sát cánh với
Nhật Bản để bảo vệ và từ đó duy trì sự tự do và độc lập của các
quốc gia và vương quốc của họ... Là kết quả của sư bành
trướng chính sách của Tổng thống Roosevelt, vốn nhắm vào
việc chinh phục thế giới và độc tài vô giới hạn, Hoa Kỳ cùng với
Anh Quốc đã không ngần ngại sử dụng mọi phương cách để
tranh chấp các quyền lợi của các quốc gia Đức, Ý và Nhật Bản
thậm chí đến quyền sinh tồn... Không chỉ vì chúng ta là đồng
minh của Nhật Bản, mà còn vì Đức và Ý có đủ sáng suốt và sức
mạnh để nhận thức rằng, trong khoảnh khắc lịch sử này, sự tồn

22


tại hay biến mất của các quốc gia, có thể được quyết định mãi
mãi."

7

 Hệ lụy của trận Trân Châu Cảng kéo theo các nước đồng loạt

tuyên chiến với Nhật, số lượng các nước tham gia phe Đồng
minh tăng lên rõ rệt sau cuộc chiến Trân Châu Cảng này.
Điều này cũng đã làm Đức, Ý phải vào cuộc cùng Nhật đối
đầu với Mỹ. Một thế xung đột mạnh mẽ diễn ra giữa 2 phe

Đồng minh và Phe Trục nhất là khi Mỹ tham chiến, Chiến
tranh Thế giới 2 chính thức bước vào giai đoạn căng thẳng
từ sau sự kiện chấn động này. Có thể nói rằng trận Trân
Châu Cảng đã làm thay đổi cục diện cả cuộc chiến.
3.

Hệ lụy Trân Châu Cảng đối với Nhật Bản
Nhật Bản là kẻ khai chiến, chủ động tấn công Hạm đội Mỹ,

giành chiến thắng vang dội chỉ sau vài giờ đồng hồ và khoảng
thời gian đầu sau Trân Châu Cảng, Nhật cũng nhanh chóng thực
hiện những mục tiêu của mình như chinh phục Philippines,
chiếm Malaysia và Singapore, chiếm giữ các vùng tài nguyên
ở Java, Borneo, Indonesia... Nhưng như Đô đốc Hara Tadaichi nhận
định: “ Chúng ta thắng một chiến thắng chiến thuật vĩ đại tại Trân
Châu Cảng, và do đó đã thua cả cuộc chiến”.
Trước đó cũng đã có nhiều ý kiến phản đối việc tấn công, đối
đầu với Mỹ, nhưng cuộc chiến đã xảy ra, Nhật cần xử lý những kẻ
cản lối trong việc đánh chiếm vùng phía Nam châu Á. Mục tiêu
của Nhật là để làm suy yếu sức mạnh quân sự của Mỹ ở Thái Bình
Dương, cũng như có thể thuyết phục Mỹ tham gia dàn xếp chính
trị theo ý Nhật. Bằng không, Đô đốc Isoroku Yamamoto cũng biết
rõ Nhật không có cơ hội thắng được Mỹ trong một trận chiến lâu
7 Lê Vinh Quốc & Huỳnh Văn Tòng: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương (1941-1945) , NXB
Giáo dục, tr 85

23


dài. Nhưng có lẽ mục tiêu đã không hoàn toàn đạt được. Vậy nên

người ta cho rằng cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng là một bước
đi sai lầm của đế quốc Nhật, khiến Nhật thất bại trong Thế chiến
thứ 2 khi dắt Mỹ vào cuộc chiến.
Về phía Mỹ, tuy thất bại nặng nề mang lại thiệt hại, tổn thất
khá lớn nhưng may mắn cho Mỹ là không có tàu sân bay hay căn
cứ nào bị đụng tới trong cuộc chiến này. Giai đoạn đầu sau Trân
Châu Cảng, Mỹ lâm vào thế bị động một thời gian để khắc phục
thiệt hại song song những kế hoạch trả đũa Nhật Bản. Những tổn
thất vế thiết giáp hạm khiến Mỹ phải dựa vào tàu sân bay để lật
lại tình thế trong chiến thắng Midway trước sự tấn công sau 6
tháng của Nhật, đưa Mỹ vào thế chủ động, gây thiệt hại nặng cho
lực lượng Nhật không thể hồi phục lại được và rút ngắn chiến cuộc
tại Thái Bình Dương. Tiếp đó, Mỹ liên tiếp thực hiện những cuộc
ném bom không kích, nổi bật là 2 trái bom nguyên tử ném xuống
thành phố Hiroshima và Nagasaki năm 1945, nghĩa là 4 năm sau
Trân Châu Cảng, khiến Nhật đầu hàng vô điều kiện dưới sự chiếm
đóng của Mỹ, Thế chiến thứ 2 kết thúc với bao tổn thất ê chề cho
Nhật Bản. Sau chiến tranh, lần đầu tiên trong lịch sử Nhật bị một
nước ngoại bang chiếm đóng – Mỹ, chuyển sang mô hình chính
quyền dân chủ, Nhật trong cuộc chiến tranh lạnh...

LIÊN HỆ VIỆT NAM
Cuộc chiến tranh Thế giới thứ 2 cũng đã ảnh hưởng đến tình
hình chính trị Việt Nam. Từ năm 1940, Nhật đã đổ bộ vào Việt Nam
trong kế hoạch xâm chiếm khu vực Đông Nam Á hòng chiếm hữu tài
nguyên những khu vực nơi đây, ngăn chặn đường tiếp tế của Mỹ cho
Trung Quốc trong chiến tranh Trung – Nhật. Song song với hành động
xâm chiếm Việt Nam là cuộc đánh chiếm hàng loạt khu vực lân cận
24



nên các nước Mỹ, Anh ... đã cấm vận đối với Nhật dẫn đến trận Trân
Châu Cảng. Trong thời kì Nhật chiếm đóng Việt Nam, Mỹ cũng có
những hành động như các đợt tấn công từ tàu sân bay Mỹ đánh chìm
các đợt chở hàng và dầu của Nhật trên sông Sài Gòn... Năm 1945, lợi
dụng tình hình thế giới phe Trục liên tục thất bại, tại Việt Nam diễn
ra phong trào kháng Nhật mạnh mẽ sau khi Nhật đảo chính Pháp tại
Việt Nam. Nhật Bản bại trận sau thế chiến và rút khỏi Việt Nam cũng
vào năm 1945.

KẾT LUẬN

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Vai trò của trận đánh
Trân Châu Cảng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2”, nhận thấy
rằng những nguyên nhân gây ra trận đánh cũng xuất phát từ hiềm
khích và tham vọng giai đoạn đầu Thế chiến thứ 2. Và những hệ lụy
mà trận đánh gây nên cũng làm thay đổi hoàn toàn cục diện chiến
tranh. Giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ 2 là một giai đoạn lịch sử
quan trọng đối với Nhật Bản, ảnh hưởng nhiều đến tình hình chính
trị, kinh tế, xã hội trong nước.
Có những giả thiết về việc nếu Nhật không tấn công Trân Châu Cảng
thì Thế chiến thứ 2 sẽ ra sao. Nhiều ý kiến cho rằng nếu không xảy
ra cuộc chiến này, vẫn có những cuộc chiến khác xảy ra giữa Nhật
và Mỹ do xung đột từ trước, giữa hai nước cũng đã chuẩn bị một
cuộc quyết chiến sẽ xảy ra, người ta cho rằng ngài Tổng thống Mỹ sử
dụng thuyết âm mưu với mong muốn Mỹ sẽ tham chiến, trước sau
Mỹ cũng bước vào Thế chiến 2 ...v..v... Thế nhưng, rõ ràng là Trân

25



×