Tải bản đầy đủ (.docx) (162 trang)

Lập quy trình quản lý vận hành hồ yên thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 162 trang )

Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

LỜI CẢM ƠN
Kết thúc 4,5 năm học tập và rèn luyện tại tại trường Đại học Thủy Lợi về chuyên
ngành Quản lý hệ thống thủy lợi, khoa Kỹ thuật tài nguyên nước. Có được những
thành tích như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể thầy cô
giảng viên trong trường Đại học Thủy Lợi nói chung và các thầy cô trong khoa Kỹ
thuật tài nguyên nước nói riêng đã truyền đạt cho em những kiến thức cũng như
kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư với đề tài “Lập quy trình quản lý vận hành hồ Yên Thủy”
(Với mức đảm bảo tưới ứng với năm nước trung bình P = 50%) là nghiên cứu tốt
nghiệp cuối khóa, đánh dấu kết thúc một chặng đường học tập, nghiên cứu tại
trường Đại học Thủy Lợi. Hoàn thành đồ án đúng thời hạn, em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Việt Hòa và Th.S. Vũ Ngọc Quỳnh đã trực tiếp hướng
dẫn, góp ý tận tình trong suốt 14 tuần thực hiện đồ án. Em cũng xin cảm ơn tất cả
các thầy cô giáo trong khoa Kỹ thuật tài nguyên nước đã tạo điều kiện giúp em hoàn
thành đồ án này.
Đồ án được nghiên cứu trong thời gian không dài, hạn chế về tài liệu tham khảo và
số liệu đo đạc dẫn đến một số kết quả tính toán chưa được chính xác. Bên cạnh đó
do kiến thức của bản thân còn hạn chế, lần đầu tiên tiếp xúc với một vấn đề lớn mà
bản thân chưa có kinh nghiệm thực tế. Do vậy nên nội dung của đồ án chưa thật sâu
sắc, không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định. Vì vậy em rất mong nhận
được sự góp ý của Hội đồng để đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 3 tháng 1 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thạch Thảo


1

1

SVTH: Hoàng Thạch Thảo

1

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

LỜI NÓI ĐẦU
Trong nhiều năm trở lại đây, trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam đã xây dựng
được một số lượng lớn các hồ chứa. Hệ thống hồ chứa đóng vai trò quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân, tuy vậy theo một số đánh giá thì rất nhiều hệ thống hồ chứa
đã không đem lại hiệu ích kinh tế, môi trường như đã được đánh giá trong quá trình
lập dự án. Lý do các hệ thống đó phát huy kém hiệu quả có thể do phân cấp xây
dựng Nhà Nước chỉ đầu tư xây dựng công trình đầu mối, kênh chính và kênh nhánh
cấp 1, còn lại do địa phương và dân đầu tư xây dựng. Chính vì vậy việc xây dựng
không theo đúng đồ án thiết kế nên không chú ý đầy đủ đến chế độ quản lý vận
hành hệ thống sau khi hoàn tất xây dựng dự án, không lường trước được các tình
huống nảy sinh trong quá trình vận hành hệ thống, dẫn đến nhiều khó khăn cho việc
quản lý, phân phối nước, làm giảm hiệu quả quản lý khai thác.
Do vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý vận
hành hệ thống hồ chứa. Nghiên cứu vận hành quản lý hệ thống hồ chứa luôn phát
triển cùng thời gian nhằm phục vụ yêu cầu liên tục phát triển của xã hội. Mặc dù đã

đạt được những tiến bộ trong nghiên cứu quản lý vận hành hồ chứa nhưng cho đến
thời điểm hiện tại không có một lời giải chung cho mọi hệ thống mà tùy đặc thù của
từng hệ thống sẽ có lời giải phù hợp.
Chính vì những lý do đó, trong đồ án này, với đề tài “Lập quy trình quản lý vận
hành hồ Yên Thủy” (Với mức đảm bảo tưới ứng với năm nước trung bình P =
50%) em sẽ lập kế hoạch quản lý vận hành hồ chứa và cống lấy nước của hệ thống
hồ Yên Thủy với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí quản lý vận
hành hệ thống.
Nội dung chính trong đồ án tốt nghiệp của em gồm các chương sau:
Chương 1: Tình hình chung của hệ thống
Chương 2: Tính toán các yếu tố khí tượng thủy văn
Chương 3: Tính toán chế độ tưới cho các loại cây trồng
Chương 4: Lập quy trình quản lý điều hành hệ thống
Chương 5: Xác định hiệu quả kinh tế của hệ thống

2

2

SVTH: Hoàng Thạch Thảo

2

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước


Trong quá trình làm đồ án em đã nhận được sự giúp đỡ của PGS.TS. Phạm Việt
Hòa, Th.S. Vũ Ngọc Quỳnh và các thầy cô giáo trong khoa Kỹ thuật tài nguyên
nước. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế và thời gian có hạn nên
đồ án này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của các
thầy cô để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 3 tháng 1 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thạch Thảo

3

3

SVTH: Hoàng Thạch Thảo

3

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

MỤC LỤC

4


4

SVTH: Hoàng Thạch Thảo

4

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HỆ THỐNG HỒ YÊN THỦY

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Thủy

5
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

1.1. Điều kiện tự nhiên của hệ thống
1.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực công trình đầu mối hồ Yên Thủy nằm trên khu vực của sông Lạng thuộc

địa bàn xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Vùng công trình đầu mối dự
kiến xây dựng tại vị trí.
+ 20°24’ vĩ độ Bắc
+ 105°41’ kinh độ Đông
+ Cách thị trấn Hoàng Trạm huyện Yên Thủy 7.5km về phía Đông
Phạm vi phụ trách cấp nước của hồ Yên Thủy theo dự kiến gồm các xã: Đoàn Kết,
Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương ( Hòa Bình) và Thạnh Bình ( Ninh Bình) với diện
tích khu tưới khoảng 3000 ha. Vị trí địa lý của khu tưới như sau:
+ Từ 20°20’ đến 20°24’ vĩ độ Bắc
+ Từ 105°39’ đến 105°43’ kinh độ Đông
Theo địa giới hành chính như sau:
+ Phía Bắc giáp xã Hữu Lợi
+ Phía Nam giáp xã Đồng Phong huyện Nho Quan
+ Phía Đông giáp xã Thạch Bình huyện Nho Quan
+ Phía Tây giáp xã Yên Lạc và rừng Cúc Phương
Diện tích canh tác của khu tưới tương đối tập trung và tạo thành một dải chạy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Chiều dài khu tưới khoảng 8.0 km2
Chiều rộng khu tưới khoảng 4.0 km2
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình khu tưới tương đối bằng phẳng, hướng dốc tương đối đồng nhất theo
hướng Tây Nam - Đông Bắc và dốc theo dòng chảy Tây Bắc- Đông Nam. Cao độ
đồng ruộng biến đổi như sau:
- Cao trình cao nhất là +30m gần khu đầu mối
- Cao trình thấp nhất là +9m giáp xã Thạch Bình
- Cao trình bình quân +18 ÷ 20m

6
SVTH: Hoàng Thạch Thảo


Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

Nhìn chung địa hình của khu vực tương đối dốc (i bq = 4%) tại khu vực xã Đoàn Kết
phía giáp ranh với xã Hữu Lợi có cao độ đồng ruộng là +18 ÷ 30m nhưng thấp dần
về cuối khu tưới, đây là đặc điểm rất thuận lợi cho việc dẫn tưới tự chảy từ khu đầu
mối. Dọc theo đường 12A thuộc địa phận Yên Trị có dãy đồi với cao trình biến đổi
từ +30 ÷ 50m, khu này không tưới được bằng nước lấy từ hồ Yên Thủy mà chủ yếu
sử dụng nguồn lấy từ các hồ nhỏ đã xây dựng ở phía trên, thích hợp với việc trồng
các loại cây công nghiệp và hoa màu.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
1.1.3.1. Tình hình các trạm quan trắc và đo đạc các yếu tố khí tượng
Trong khu vực và lân cận khu vực dự án có các trạm đo đạc các yếu tố khí tượng
như sau:
- Trạm Yên Thủy ở vĩ độ 20°24’ , kinh độ 105°37’
- Trạm Chi Nê ở vĩ độ 20°29’, kinh độ 105°20’
- Trạm Lạc Sơn ở vĩ độ 20°27’, kinh độ 105°27’
- Trạm Nho Quan ở vĩ độ 20°19’, kinh độ 10°44’
Trong các trạm trên thì trạm Yên Thủy chỉ có tài liệu mưa, các trạm còn lại có tài
liệu về mưa, nắng, gió, nhiệt độ, độ ẩm và bốc hơi. Các trạm đều có số năm đo đạc
tương đối dài , liên tục và độ tin cậy cao. Dựa vào tọa độ địa lý của các trạm và tọa
độ của khu đầu mối cũng như khu tưới. Trạm được chọn để nghiêm cứu đặc điểm
khí hậu cho khu vực là trạm Yên Thủy và trạm Nho Quan.
1.1.3.2. Các đặc trưng khí hậu.
a) Nắng.
Nắng là một yếu tố khí hậu có quan hệ chặt chẽ với bức xạ mặt trời và bị chi phối

lượng mây trên lực vực. Ở trạm khí tượng Nho Quan số giờ nắng trung bình nhiều
năm đạt 1619.2 giờ.Về mùa đông do lượng mây nhiều và thời gian chiếu sáng trong
ngày ngắn hơn nên số giờ nắng cũng ít hơn. Số giờ nắng ít nhất là tháng II và tháng
III, trung bình mỗi tháng không vượt quá 50 giờ.
Về mùa hè do lượng mây ít và thời gian chiếu sáng dài nên số giờ chiếu sáng dài
hơn mùa đông. Trung bình mỗi tháng trong mùa này có từ 150 ÷ 200 giờ nắng. Số
giờ nắng trung bình nhiều năm trạm Nho Quan như sau:
7
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

Bảng 1.1. Số giờ nắng trung bình nhiều năm trạm Nho Quan
Tháng
I
II
III
IV
V
VI VII VIII IX
X
XI XII
Số giờ 73.4 47.3 49.7 97.6 192 176 205 162 177 174 139 126
b) Nhiệt độ
Nhìn chung chế độ nhiệt độ ở Nho Quan – Yên Thủy có chế độ nhiệt chung của cả

nước, nghĩa là mùa hè cao, mùa đông thấp. Tuy nhiên do đặc điểm của địa hình nên
cũng có những nét riêng:
- Nhiệt độ bình quân năm: 23.5 °C
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 38.9 °C
- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: 5.7 °C
Nhiệt độ bình quân nhiều năm của các tháng trong năm trạm Nho Quan như sau:
Bảng 1.2. Nhiệt độ không khí trung bình nhiều năm trạm Nho Quan
Tháng

I

II

III

Nhiệt

16.

17.

20.

6

4

1

độ (0C)

c) Độ ẩm

IV
23.8

V

VI

27.

28.

2

7

VII
29

VII
I
28.
2

IX

X

XI


26.

24.

9

4

21

XI
I
18

Độ ẩm trong vùng giữa các tháng biến đổi rất ít, độ ẩm trung bình tháng và trung
bình nhiều năm đều đạt trên 80%. Độ ẩm lớn nhất xảy ra vào tháng III là tháng trời
nhiều mây và mưa phùn đạt 89%. Độ ẩm thấp nhất xảy ra vào tháng XII là 81%. Độ
ẩm tương đối thấp nhất trung bình nhiều năm là 61% vào tháng XI và cao nhất
tương đối là 76% vào tháng III. Như vậy vùng này chênh lệch độ ẩm giữa các tháng
với nhau không lớn.
- Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm trạm Nho Quan là 84%
- Độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình nhiều năm trạm Nho Quan là 66%
Sau đây là sự thay đổi độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm và độ ẩm tương đối
thấp nhất trung bình tháng, năm trạm Nho Quan.
Bảng 1.3. Đặc trưng độ ẩm của trạm Nho Quan

T

Độ ẩm tương


8
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

Độ ẩm tương đối t

9
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

d) Gió
Theo số liệu thống kê nhiều năm cho thấy tốc độ gió trung bình các tháng và trung
bình năm trạm Nho Quan không vượt quá 2 m/s mà hè tốc độ gió lớn hơn mùa
đông. Mùa hè có hai hướng gió chủ yếu là Tây Nam và Đông Nam. Mùa đông có
hai hướng thổi vào khu vực là Đông Bắc và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình
nhiều năm là 1.8 m/s.
Tốc độ gió lớn nhất có thể đạt tới vận tốc 40m/s . Tốc độ gió quan trắc tại trạm Nho

Quan như sau:
Bảng 1.4. Tốc độ gió trung bình nhiều năm trạm Nho Quan (m/s)
Tháng
Tốc độ gió
lớn nhất
Tốc độ gió

I

II

III

IV

V

VI

12

12

16

20

24

28


VI

VII

I

I

28

36

IX

X

XI

XII

40

24

15

16

1.


1.9 1.8 1.9 2.0 1.7 1.9 1.6 1.8 1.8 1.7 1.6
trung bình
7
Qua bảng trên cho thấy tốc độ gió trung bình lớn nhất là tháng IV, VII và tháng V.
Chênh lệch tốc độ gió trung bình các tháng không lớn.
e) Bốc hơi
Thời kỳ bốc hơi lớn nhất từ tháng V đến tháng VII, với lượng bốc hơi lớn nhất là
113 mm vào tháng VII. Lượng bốc hơi nhỏ nhất là 52.2 mm vào tháng II. Lượng
bốc hơi trung bình nhiều năm là 998.8 mm. Sau đây là lượng bốc hơi các tháng
trong năm, trung bình nhiều năm.
Bảng 1.5. Phân phối bốc hơi (piche) các tháng trong năm trạm Nho Quan
XI
Tháng
Z(mm

I
65.

II
52.

III
54.

IV
67.

V
106.


VI

VII VIII

)
f) Mưa

4

2

4

9

7

106

113

83

IX
73.

X
87.


XI

I

6

8

84

82

Trên lưu vực sông Lạng có trạm đo mưa Yên Thủy quan trắc từ năm 1969 đến nay,
phía Đông Nam cách lưu vực 20km có trạm khí tượng Nho quan có tài liệu mưa
quan trắc từ năm 1961 đến nay. Kết quả tính các đặc trưng thống kê và lượng mưa
năm ứng với tần suất thiết kế của hai trạm Yên Thủy và Nho Quan như sau:
10
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

11
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL



Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

Bảng 1.6. Đặc trưng thống kê và lượng mưa năm thiết kế
T
T
1

2

Trạm

n

XTB

Cv

Cs

Yên

3

181

0.3


0.4

thủy
Nho

0

4

7

2

3

192

0.2

1.0

8

6

7

6


Qua
n

Xp=10

Xp=25

Xp=50

Xp=75

%

%

%

%

2703

2171

1768

1339

989

2622


2209

1837

1544

1349

Xp=90%

Qua bảng trên cho thấy lượng mưa trung bình nhiều năm trạm Hằng trạm nhỏ hơn
trạm Nho Quan 110.3mm song mức dao động của chuỗi số lớn hơn nhiều điều này
phù hợp với thực tế. Xem xét lượng mưa năm trong thời khoảng từ năm 1961 đến
năm 1998 của các trạm quanh Yên Thủy cho thấy như sau:
+ Trạm Kim Bôi

Xtb = 2275.5mm

+ Trạm Lạc Thủy

Xtb = 1921.8mm

+ Trạm Lạc Sơn

Xtb = 2004.5mm

Như vậy ở trạm Yên Thủy có lượng mưa bé nhất, so với các trạm gần như trạm Lạc
Sơn, trạm Lạc Thủy và Nho Quan lượng mưa ít hơn từ 125mm đến năm 200mm
hay từ 6.5% đến 10%. Phân phối mưa năm trung bình trong thời kỳ nhiều năm trạm

Yên Thủy và trạm Nho Quan như sau:
Bảng 1.7. Phân phối lượng mưa năm trạm Yên Thủy và trạm Nho Quan
Tháng

I

II

III

IV

VII

VIII

X

IX

Trạm Yên Thủy
76. 190. 237. 26

340.

31

21

4


3

9

342.

35

23

X(mm

26.

22.

41.

)

7

9

2

4

5.6


90

X(mm

26

26.

V

VI

6
8
3
Trạm Nho Quan
170. 249. 27

XI

66

XI
I
20

82 22
)
8

7
4
4
3
0
7
Qua bảng 7 cho thấy mùa mưa trong vùng bắt đầu từ tháng V và kết thức vào tháng
X kéo dài 6 tháng. Tổng lượng mưa trong mùa mưa ở trạm Yên Thủy chiếm tới
86.1%, ở Nho Quan chiếm 84.4% tổng lượng mưa cả năm. Ba tháng VII, VIII và IX
có lượng mưa lớn nhất. Tháng có lượng mưa nhỏ nhất là tháng XII, chỉ chiếm
không quá 1.2% tổng lượng mưa. Mô hình phân phối mưa dạng một đỉnh.
12
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

1.1.4. Đặc điểm thủy văn sông ngòi
Trong lưu vực hồ Yên Thủy và trong khu tưới có nhiều suối nhỏ đổ vào sông Lạng.
Sông Lạng bắt nguồn từ Lạc Lương huyện Yên Thủy ở độ cao +270m. Sông chảy
theo hướng song song với sông Đập, nhập vào sông Hoàng Long tại Tâm Đồng.
Dòng chảy trong các suối chủ yếu tồn tại trong mùa lũ., mùa kiệt hầu như không tồn
tại dòng chảy. Sông Lạng mang tính chất của sông miền núi, giáp vùng đá vôi có
nhiều ghềnh, lòng sông nhiều đá lộ, điển hình như thác Ngựa Lồng đoạn biên giới
giữa Hòa Bình và Ninh Bình . Tổng diện tích lưu vực nằm trên đất Hòa Bình là
228km2, xét tới vị trí xây dựng công trình diện tích khống chế là 90km2.

Dòng chảy trung bình nhiều năm các tháng và năm của sông Lạng (tính từ mưa theo
mô hình TANK) như sau:
Bảng 1.8. Phân phối dòng chảy trung bình nhiều năm
Tháng

I

Q(m3/s) 0.49
%

1.59

II
0.4
1
1.3
4

III

IV

0.4

0.35

1.1
6

1.14


V

VI

1.2

2.9

4
4.0

4
9.5

4

3

VII
4.3
14

VII
I
5.6

IX
8


3
16.

25.

8

9

X

XI

5.1
4
16.
7

XI
I

1.7 0.7
5.5 2.4

Từ kết quả phân tích trên ta thấy mùa lũ bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng X
với lượng dòng chảy chiếm 82,84% lượng dòng chảy cả năm. Mùa cạn kéo dài 7
tháng từ tháng XI đến tháng V năm sau, lượng dòng chảy chỉ chiếm 17.16% lượng
dòng chảy cả năm. Tháng có lượng dòng chảy lớn nhất là tháng IX, chiếm 25,9%
lượng dòng chảy cả năm. Tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất là tháng IV, chiếm
1,14% lượng dòng chảy cả năm.

Lưu lượng dòng chảy ứng với tần suất thiết kế như sau:
- Dòng chảy bình quân tháng nhỏ nhất ứng với tần suất P=75% là Q= 0.229(m3/s)
- Dòng chảy bình quân tháng lớn nhất ứng với tần suất P=75% là Q= 6.135(m3/s)
- Dòng chảy lũ ứng với tần suất P= 1% là Q= 650(m3/s)
Mực nước trên sông Lạng về mùa kiệt thường xuyên thấp hơn mặt đất tự nhiên từ
2-6 m, độ dốc mặt nước lớn do độ dốc lòng sông lớn, nhiều đoạn trên sông dòng
chảy kiệt chỉ còn 20-50m. Về mùa lũ, mực nước sông Lạng lại dâng cao.
13
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

1.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng đất đai và địa chất
1.1.5.1. Đặc điểm thổ nhưỡng
Vùng sông Lạng, thổ nhưỡng được tạo thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng nhìn
chung là sản phẩm phong hóa, tích tụ, rửa trôi của các loại đất đá mẹ có trong lưu
vực. Các loại đất chủ yếu như:
- Đất đỏ vàng trên nền đá sét (Fs) và đất đỏ nâu trên nền đá vôi (Fv) phân bố trên
cao độ (10-75)m trên các đồi đất phía tả lưu vực sông Lạng.
- Đất đỏ vàng biến đổi do canh tác trồng lúa nước (Fl) phân bố dọc theo các suối ở
các chân ruộng đã canh tác.
- Đất dốc tụ thung lũng (D) phân bố trên thềm các suối ít dòng chảy hoặc chỉ có
dòng chảy mùa lũ.
- Đất phù sa được bồi hàng năm (Ipb) phân bố dọc theo dòng chính sông Lạng.
Nhìn chung đất đai vùng thượng nguồn sông Lạng rất màu mỡ.

1.1.5.2. Đặc điểm địa chất
Theo tài liệu khảo sát địa chất các công trình đã xây dựng trong vùng và theo các
vết lộ địa chất, lòng suối cho thấy trong vùng có lớp cuội sỏi khá dày từ 3-8m, các
nứt gãy đều nằm theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, có chiều song song với dòng
chảy. Tuy nhiên các nứt nẻ, đứt gãy đều đã được lấp, nhét chặt. Với những đập
dâng, hồ chứa việc mất nước do địa chất nền không phải là vấn đề lớn. Các kênh
dẫn phải đi theo sườn đồi hoặc vùng đất dốc thì vấn đề ổn định mái kênh cần được
quan tâm.
Nhiều vùng đá vôi lộ, khả năng nước ngầm rất lớn. Nước caster có liên hệ chặt chẽ
với nước mưa. Biên độ dao động lớn nhất là 5m tại hố khoan LK7 xã Yên Trị năm
1995. Chiều sâu mức nước biến động khá lớn, có nơi 1-2 m, có nơi 10-15m so với
mặt đất tự nhiên. Tại hố khoan khai thác nước ngầm của nông trường 2-9 lưu lượng
thường xuyên là 4-5 l/s. Tại khu vực xã Yên Trị nước caster là nguồn nước tưới
quan trọng cho các loại cây trồng cạn ở ven đường 12A và là nguồn nước quan
trọng cung cấp cho dân sinh của xã.

14
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

1.1.6. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của hệ thống Hồ Yên Thủy
1.1.6.1. Thuận lợi
Địa hình khu tưới tương đối bằng phẳng, hướng dốc tương đối đồng nhất theo
hướng Tây Nam - Đông Bắc và dốc theo dòng chảy Tây Bắc- Đông Nam. Đây là

đặc điểm rất thuận lợi cho việc dẫn tưới tự chảy cho các vùng tưới từ khu đầu mối.
Nhìn chung đất đai và khí hậu của vùng quanh hệ thống rất thích hợp với các loại
cây trồng cạn, cây ăn quả, cây chất bột và cây lúa nước. Điều kiện khí hậu thích hợp
với việc đa dạng hóa cây trồng và phát triển tăng vụ hàng năm nếu đầu tư tốt về
thủy lợi, phân bón, cây trồng.
1.1.6.2. Khó khăn
Từ thực tế cho thấy huyện Yên Thủy nói chung và hệ thống hồ Yên Thủy nói riêng
nằm trong khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa đông lạnh, ngắn và ít
mưa; Mùa hè nóng, dài và mưa nhiều. Bão thường xuất hiện vào mùa mưa từ tháng
VIII đến tháng X trùng với thời kỳ bão của đồng bằng Bắc Bộ. Nhìn chung bão ít
gây ảnh hưởng lớn cho vùng nhưng bão thường xuyên gây mưa lớn, 80% số trận
mưa lớn đều do bão gây ra. Vào mùa lũ mực nước trên sông Lạng dâng cao làm
ngập nhiều khu canh tác. Trong khi đó vào mùa kiệt thì khan hiếm nước gây bất lợi
cho việc sử dụng nước.
1.2. Tình hình dân sinh kinh tế và các yêu cầu phát triển của hệ thống
1.2.1. Hiện trạng dân sinh, xã hội
Dân số của 4 xã thuộc khu vực hưởng lợi của hồ Yên Thủy tính đến tháng 4 năm
1999 là 20831. Trong đó dân tộc Mường chiếm 34.5% chủ yếu từ các tỉnh Hà Nam,
Ninh Bình, Thái Bình tới từ lâu đời. Mật độ phân bố dân cư giữa các xã không đồng
đều. Các thôn xóm chủ yếu tập trung ở ven các chân núi, hai bên bờ suối hoặc dọc
theo đường quốc lộ 12A. Phân bố dân cư như sau:
Bảng 1.9. Phân bố dân cư theo địa bàn hành chính
Tên xã
Phú Lai
Yên Trị
Ngọc Lương
Đoàn Kết
Tổng

Số hộ

622
1406
1926
719
4673

Số khẩu
2902
6152
8144
3626
20831

Lao động
1358
2968
3892
1726
9944

15
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước


Tổ chức cộng đồng theo đơn vị hành chính huyện - xã - bản làng, quản lý xã hội
bằng pháp luật, bằng lệ làng, tập tục dân tộc. Người dân sống chủ yếu bằng nghề
nông với các sản phẩm như: lúa, ngô, khoai, sắn, mía, chè…một số ít người sống
chủ yếu nhờ rừng và các sản phẩm lấy từ rừng. Người Kinh chủ yếu sống nhờ vào
sản xuất nông nghiệp và buôn bán nhỏ.
Nghề phụ trong vùng có mây tre đan, mộc xẻ và dệt thổ cẩm, tuy nhiên chỉ mang
tính tự cung tự cấp chưa chuyển đổi thành kinh tế hàng hóa.
Bình quân ruộng đất tính theo đầu người là 0.1 ha/người. Tuy bình quân ruộng đất
tương đối lớn nhưng do năng suất và sản lượng cây trồng thấp nên đời sống của
nhân dân trong vùng còn ở mức thấp. Theo tài liệu những năm gần đây bình quân
thu nhập trong khoảng 1.3-1.55 triệu đồng/người/năm, bình quân lương thực là 180200 kg/người/năm.
Về mặt đời sống tinh thần: Nhân dân trong vùng có tính cần cù lao động, tinh thần
đoàn kết cộng đồng cao. Các dân tộc vẫn giữ được bản sắc dân tộc mình, nhiều
phong tục tập quán lạc hậu đã được xóa bỏ và thực hiện nếp sống văn hóa mới theo
chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.
1.2.2.Hiện trạng kinh tế của khu vực
1.2.2.1. Hiện trạng kinh tế nông nghiệp
Trong nông nghiệp, nghành trồng trọt vẫn là nghành chiếm ưu thế lớn trong tỷ trọng
kinh tế nghành, nó chiếm tới 80% tổng giá trị trong nghành nông nghiệp.
Cây trồng chủ yếu trong vùng là: lạc, mía, ngô, khoai lang, khoai sọ, lúa. Cây mía
mới phát triển ở dạng thương phẩm sử dụng ngay hoặc mía chế biến ở mức gia đình
chưa thành vùng kinh tế.
Các loại cây ăn quả như: mơ, na, dưa,cam và vải thiều có tiềm năng rất lớn tuy
nhiên vẫn chưa được trồng trên diện tích rộng. Tình hình đất đai canh tác nông
nghiệp của các xã khu vực hưởng lợi như sau:
Bảng 1.10. Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp
Loại đất (ha)

Phú Lai


Yên Trị

Ngọc Lương

Đoàn Kết

Diện tích đất tự nhiên
Đất nông nghiệp
Lúa+ Màu

1326.8
360.0
244.46

1807.8
644.83
413.5

2571.0
810.94
477.2

1665.8
389.68
275.07

16
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL



Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

Lúa 1 vụ
244.4
303.5
477.2
219.27
Lúa 2 vụ
0
110.0
0
55.8
Cây hàng năm khác
57.05
40
110.4
0
Đất vườn tạp
58.49
176.49
226.36
0
Đất cây lâu năm
0
0
226.36

114.24
Đất mặt nước nuôi cá
0
14.84
6.0
0.37
Sự phân bố về diện tích các loại cây trồng ở bảng trên cho thấy diện tích gieo trồng
ở các năm tương đối lớn. Tuy nhiên cây lúa mới chỉ trồng 1 vụ là chủ yếu, còn lại
chủ yếu là các loại cây hoa màu và cây vụ đông. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề
trên là chưa có nguồn nước tưới tiêu chủ động. Thực tế sản xuất của huyện trong
những năm gần đây cho thấy khả năng tăng sản lượng lương thực trong vùng không
khó, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bước đầu đã có hiệu quả thiết thực. Nếu như
tăng cường công tác thủy lợi, khuyến nông năng suất vùng này có thể tăng lên 1.5
lần đến 1.8 lần so với hiện nay, đây cũng là tiền đề tốt để phát triển chăn nuôi.
Giá trị sản phẩm chăn nuôi chỉ chiếm 20% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Các
giống vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn và gia cầm chỉ phát triển ở mức hộ gia đình
phân tán, vật nuôi vẫn là giống địa phương sản lượng thấp. Đàn đại gia súc như trâu
bò chủ yếu dùng sức kéo và vận chuyển, đàn gia cầm để tăng nguồn dinh dưỡng
hàng ngày. Việc phát triển chăn nuôi trong vùng không những tận dụng được các
sản phẩm nông nghiệp, giải quyết sức kéo mà còn tăng nguồn thu nhập cho nhân
dân, tạo nguồn phân bón phục vụ cho sản xuất.
1.2.2.2. Hiện trạng kinh tế rừng
Huyện Yên Thủy và tỉnh Hòa Bình nói chung trong những năm qua tốc độ trọc hóa
rừng rất nhanh. Nguyên nhân chủ yếu do chế độ canh tác nương rẫy, chế độ khai
thác rừng không theo kế hoạch, rừng không được duy trì nuôi dưỡng. Việc bảo vệ
và trồng rừng là công việc rất quan trọng cả về trước mắt và lâu dài. Yên Thủy là
vùng có vườn quốc gia Cúc Phương, đây là khu rừng cần được bảo vệ. Ngoài ra cần
tiến hành trồng rừng, hình thành các đai rừng phòng hộ để hỗ trợ tích cực cho sản
xuất nông nghiệp và tạo ra vùng có môi trường sinh thái tốt, có nguồn thủy sinh ổn
định phục vụ cho việc phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.


17
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

1.2.2.3. Hiện trạng kinh tế công nghiệp
Công nghiệp chủ yếu là khai thác đá, khai thác sỏi, cát xây và sản xuất vật liệu xây
dựng như vôi, gạch ngói nung. Các nghành chế biến nông sản như xay sát, chế biến
nứa. Ngoài ra trong vùng còn có nghành nghề truyền thống như mây tre đan và dệt
thổ cẩm.
Tuy có lợi về nguồn tài nguyên khoáng sản và các nghành nghề truyền thống nhưng
nhìn chung công nghiệp của khu vực chưa phát triển.
1.2.2.4. Thương mại, du lịch, dịch vụ
Là khu vực có vùng tiếp giáp với vùng đồng bằng và gần rừng Cúc Phương nhưng
mạng lưới hệ thống dịch vụ, du lịch hiện nay còn rất kém. Cần chú trọng phát triển
các hoạt động kinh doanh thương mại ở vùng nông thôn, tạo điều kiện lưu thông
hàng hóa thúc đẩy sản xuất, đồng thời từng bước phát triển hoạt động kinh doanh du
lịch với các loại hình du lịch cảnh quan, hang động, du lịch sinh thái Cúc Phương
nhằm nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân trong vùng.
1.2.2.5. Nhận xét đánh giá chung
Vùng dự án là một bộ phận kinh tế của tỉnh Hòa Bình đang cố gắng vươn lên để kịp
nền kinh tế thị trường của khu vực và cả nước. Hiện nay nền kinh tế của khu vực
còn rất thấp, đã có dấu hiệu của nền kinh tế thị trường nhưng còn mang nặng tính tự
cung, tự cấp. Tỷ lện dân nghèo đói còn lớn. Một nền kinh tế thiếu hụt từ cơ sở hạ

tầng, từ cơ cấu các nghành đến các lực lượng lao động có kỹ thuật.
Hiện trạng kinh tế trong vùng là một nền kinh tế có cơ cấu chính là nông nghiệplâm nghiệp. Trong nông nghiệp năng suất cây trồng thấp kém, vật nuôi đơn điệu
năng suất thấp. Trong lâm nghiệp nguồn tài nguyên bị khai thác đến mức gần như
cạn kiệt, kinh tế công nghiệp hầu như chưa có gì, kinh tế dịch vụ chưa phát triển.
Sản phẩm của các nghành sản xuất mới đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng
tại chỗ. Từ năm 1996-1997 kinh tế bắt đầu hướng theo quy luật của hàng hóa thị
trường nhưng do cơ sở hạ tầng quá kém nên chưa phát huy được thế mạnh của
vùng.

18
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

Mức sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần còn ở mức độ thấp, thu nhập
bình quân đầu người đạt 45% so với mức bình quân của toàn quốc. Bình quân thu
nhập lương thực đạt 180-200 kg/người/năm, năng suất đạt 4.8 tấn/2 vụ/năm.
Đây là vùng có đất đai tương đối bằng phẳng và tập trung, một số vùng cây công
nghiệp đã hình thành lại có đường giao thông liên tỉnh đi qua nên việc đi lại của
dân, chuyên chở hàng và thông tin liên lạc được thuận lợi. Vì vậy nên đầu tư cho
xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi để tăng nhanh sản lượng lương thực hàng
năm thì đời sống nhân dân sẽ nâng cao và bộ mặt kinh tế của vùng sẽ được thay đổi.
1.2.3.Phương hướng phát triển kinh tế của khu vực
1.2.3.1. Sản xuất nông nghiệp
Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 huyện Yên Thủy:

- Giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi
- Mở rộng diện tích trồng rừng sản xuất
- Giảm diện tích trồng cây lương thực, tăng diện tích trồng cây mầu và cây công
nghiệp ngắn ngày.
- Tăng tỷ trọng chăn nuôi đại gia súc có giá trị cao
- Tăng tỷ trọng ngành nuôi trông thuỷ sản, hướng đến các loại sản phẩm có giá trị
cao.
* Cơ cấu ngành trồng trọt:
- Lương thực: Lúa (giảm diện tích, chọn loại lúa chất lượng cao, bảo đảm an ninh
lương thực).
- Đẩy mạnh trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây mầu phù hợp với đất đai của
huyện như sắn, lạc, đậu tương.
- Cây ăn quả: khuyến khích hình thành các vườn cây ăn quả tập trung kết hợp phát
triển du lịch sinh thái. Các cây ăn quả chủ yếu là: Dưa hấu (600 ha) và các loại cây
khác như: bưởi, cam, chanh…
* Cơ cấu ngành chăn nuôi: Tăng cường chăn nuôi đại gia súc (trâu,bò lấy thịt sữa);
lợn; gia cầm
* Thuỷ sản: Khuyến khích người dân nuôi cá trên các hồ chứa nước, kết hợp với
thủy lợi để phát triển; Tận dụng các hồ, đập, ao thả cá của các hộ gia đình. Chuyển
19
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

mạnh việc nuôi trồng thủy sản theo hướng nuôi thả các giống cao sản thay các

giống cá truyền thống hiệu quả thấp.
* Lâm nghiệp: Phát triển rừng sản xuất, quy hoạch kết hợp trồng cây nguyên liệu
giấy và trồng cây bản địa (lim, lát...)
1.2.3.2. Thương mại - dịch vụ
Coi thương mại - dịch vụ là ngành phát triển mang tính đột phá, có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế huyện vào cuối
giai đoạn quy hoạch.
Phát triển thương mại trên cơ sở lấy thị trường nông thôn làm nòng cốt và tăng
cường tính tập trung, mở rộng quy mô mạng lưới thương mại hiện đại.
Đẩy mạnh hình thành và phát triển ngành du lịch, lĩnh vực đột phá của ngành
thương mai-dịch vụ huyện.
1.2.3.3. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
- Phát triển công nghiệp dựa trên: yếu tố tài nguyên khoáng sản, sản phẩm nông lâm nghiệp của huyện và nhu cầu sử dụng lao động dư thừa trên địa bàn huyện.
- Phát triển công nghiệp gắn với nông nghiệp và du lịch
- Kết hợp mô hình tập trung (các khu, cụm công nghiệp) và phân tán (qua hình
thành làng nghề)
1.3. Hiện trạng thủy lợi và nhiệm vụ quy hoạch thủy lợi cho dự án
1.3.1. Nguồn nước
Nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp địa phương là nước mưa và
nước tự nhiên của các suối và sông Lạng chảy qua khu vực. Do đặc điểm khí hậu
nên lượng mưa phân bố trong một năm không đều nhau, mùa mưa lượng mưa lớn
có thể gây ra ngập úng, về mùa khô lượng mưa rất bé không đáng kể. Các dòng suối
chảy qua khu vực có lưu lượng rất bé, đặc biệt về mùa khô dòng chảy hầu như
không có. Sông Lạng có dòng chảy cơ bản tương đối lớn, đây là con sông cấp nước
và tiêu nước quan trọng của huyện Yên Thủy. Tuy nhiên sông Lạng phát triển dạng
lưu vực lệch nên việc cấp nước và tiêu nước cho huyện Yên Thủy phía giáp Thanh
Hóa rất khó khăn. Nhìn chung tình hình nguồn nước ở đây không thuận lợi cho việc
sản xuất nông nghiệp.
20
SVTH: Hoàng Thạch Thảo


Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

1.3.2. Hiện trạng cấp nước sinh hoạt
Dân cư sống trong vùng hầu hết là dân tộc ít người, việc cấp nước sinh hoạt cho dân
đến nay chưa co khu vực nào thực hiện được. Trước năm 1990 khi nông trường còn
sản xuất theo quy mô tập trung có hai điểm cấp nước của nông trường Bảo Hiên và
Thanh Hà bơm nước từ giếng khoan vào đường ống cung cấp cho các đội sản xuất.
Từ năm 1990 trở lại đây các nông trường không còn hoạt động thì các giếng khoan
cũng ngừng hoạt động.
Hiện nay nước sinh hoạt của nhân dân vẫn chủ yếu lấy từ các khe suối, nguồn nước
sẵn có của gia đình như giếng khoan, giếng đào hoặc các mỏ nước vùng đá vôi. Hai
điểm cấp nước tập trung tại thị trấn Yên Thủy sử dụng nước ngầm và thị trấn Lạc
Thủy sử dụng nước sông Bôi.
Cấp nước sinh hoạt cho các khu dân cư trong khu vực là một nhu cầu rất cần thiết
và cấp bách hiện nay.
1.3.3. Hiện trạng cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
Các công trình thủy lợi phục vụ tưới cho lúa và hoa màu trong vùng chủ yếu là đập
dâng, bai, hồ chứa nhỏ. Dưới đây là bảng thông kê các công trình thủy lợi trong khu
vực:
Bảng 1.11. Hệ thống hồ trong khu vực
Đập
STT

Tên hồ


Dài

Tràn
Cao

Rộng(m

Dài (m)

Diện tích
tưới (ha)

(m)
(m)
)
1
Hồ Quèn Nhẹ
200
6
20
20
26
2
Hồ Ngọc Lượng
500
6
120
10
50

3
Hồ Mến 1-2
180
10
15
50
35
4
Hồ Luông Bai
90
12
20
80
32
5
Đầm Lâm
200
3
10
30
10
6
Vó Xăm
1500
3
5
10
150
7
Đập Tích

700
4
5
10
34
8
Cây Chu
70
3.5
20
100
100
9
Đầm Dầu
200
3
5
10
10
Các hồ chứa ngoài tác dụng nâng cao đầu nước còn có tác dụng điều tiết dòng chảy.
Tuy nhiên do chiều cao đập thấp và dung tích hồ bé nên khả năng điều tiết hầu như
không đáng kể. Về mùa khô do nguồn nước cung cấp hầu như không có nên mực
21
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư


Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

nước hồ rất thấp, chỉ đảm bảo tưới được diện tích nhỏ. Mặt khác do các hồ được
xây dựng đã lâu nên hiện nay đang bị rò rỉ mất nước bồi lấp và sụt lở nhiều không
đảm bảo diện tích tưới theo thiết kế.
Các bai đập và đập dâng chỉ có tác dụng nâng cao đầu nước. Các bai kiên cố nói
chung là đảm bảo chất lượng tuy nhiên diện tích mỗi bai phụ trách tưới lại nhỏ. Các
bai tạm hầu hết được xếp bằng rọ đá hoặc đá hộc trên tuyến dài, khả năng dâng
nước kém do bai không kín nước. Trong mùa lũ bai đập thường xuyên bị ngập sâu
dưới dòng chảy nên khá an toàn. Nhưng những trận lũ đầu vụ hoặc lũ tiểu mãn
thường gây đứt tuyến. Nếu sau lũ nếu khôi phục không kịp thì coi như vùng đó
không được tưới. Mỗi lần sửa chữa như vậy tốn kém rất nhiều tiền của nhân dân.
Bảng 1.12. Hệ thống bai, đập trong khu vực
STT

Tên bai

Hình

thức
1
Bai Pó Pôn
Kiên cố
2
Bai Luôm
Kiên cố
3
Bai Cầu Rồng
Kiên cố
4

Bai Trà Che
Kiên cố
5
Bai Róc
Tạm
6
Bai Ky
Tạm
7
Bai Đồng Do
Tạm
8
Bai Quài
Tạm
9
Bai Ruộng Cả
Tạm
10
Bai Đần Thủy
Tạm
11
Bai Tây
Tạm
12
Bai Bể
Tạm
13
Bai Cầu Cháy
Tạm
14

Bai Gò Khoai
Tạm
15
Bai Ô Vượng
Tạm
16
Bai Đồng Thượng
Tạm
17
Bai Mỏ Qủy
Tạm
18
Bai Ô Hùng
Tạm
19
Bai Cây Vừng
Tạm
20
Bai 5B
Tạm
21
Bai Vó Sút
Tạm
Công trình dẫn nước kênh mương chủ yếu chỉ

Diện tích
Kích thước
Dài(m) Cao(m)
tưới(ha)
2.5

15
20
1.5
15
10
1.5
10
7
1
50
20
1.5
10
15
2
10
6
1
16
10
2
10
5
1
12
20
2
5
18
1.5

6
6
1.5
11
10
1.5
6
5
1
8
18
1.5
15
12
1.2
7
15
1
1.2
15
1
6
5
1.5
7
10
1
5
10
1.5

90
12
có kênh chính làm nhiệm vụ tiêu

nước, còn kênh tưới hầu như không có, nhân dân chủ yếu sử dụng biện pháp tưới
tràn là chính do vậy các công trình thủy lợi ở đây phát huy hiệu quả kém, không đạt
22
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

nhiệm vụ thiết kế. Các công trình tưới cho vùng chủ yếu chú trọng tưới lúa còn cây
màu chưa được tưới.
Do quy mô công trình nhỏ, nhiều công trình nhưng lại phân tán do vậy các công
trình hầu hết do xã hoặc hợp tác xã quản lý, vận hành và khai thác dưới sự chỉ đạo
của cán bộ thủy lợi huyện. Các công trình này mang tính độc lập không thành hệ
thống và hầu hết nằm gọn trong một bản hoặc một xã. Trong thời kỳ bao cấp không
có tổ chức quản lý chuyên nghành nên việc tu sửa rất chậm và không kịp thời.
Trong thời kỳ kinh tế thị trường sự đầu tư không đều giữa các vùng nên các công
trình ngày càng xuống cấp.
Do đặc điểm địa hình tương đối dốc, dòng chảy tập trung nhanh mặt khác các công
trình thủy lợi khả năng điều tiếu rất bé nên vùng này thường xuyên bị úng. Yếu tố
thứ hai gây nên úng ở vùng này là sự phân vùng tiêu thoát lũ không theo quy luật
dòng chảy mà theo địa giới hành chính giữa hai tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình.
Đường tiêu úng bị đê bao chống lũ tràn úng Nho Quan chặn lại nếu tiêu vào sông

Lạng thì dẫn xa và tiêu chậm nên háng năm vùng này thường úng từ 2-3 đợt từ
tháng VIII-XI. Đây là vùng về mùa khô khan hiếm nước nên chủ yếu trồng màu và
cây công nghiệp ngắn ngày nên khi ngập úng thường gây thiệt hại lớn.
1.3.4. Nhận xét chung về hiện trạng thủy lợi của khu vực
Tỉnh Hoà Bình là tỉnh miền núi, có diện tích tự nhiên 455.252ha gồm 10 huyện và 1
thị xã, đất có khả năng canh tác nông nghiệp là 67.700ha chiếm 14,52%. Hiện nay
tỉnh Hoà Bình nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Do
điều kiện địa hình phức tạp, hầu hết là đồi núi có độ dốc lớn, vùng canh tác nhỏ lẻ,
ít tập trung, cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp còn hạn
chế nên sản lượng, năng xuất cây trồng còn thấp. Hàng năm xảy ra hạn hán, úng lụt,
lũ quét nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân. Để đáp
ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới và phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thì khâu quan tâm đặc biệt là
công tác thuỷ lợi. Đến nay trên phạm vi toàn tỉnh Hoà Bình đã xây dựng được khá
nhiều công trình Thuỷ lợi vừa và nhỏ (bao gồm cả công trình kiên cố và công trình
tạm) tuy nhiên năng lực của công trình hiện vẫn chưa đáp ứng được (mới chỉ đạt
23
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

khoảng 60% diện tích). Tóm lại công tác thủy lợi của vùng còn nhiều khó khăn. Do
đó công tác thủy lợi cần được quan tâm, đầu tư thích đáng để đem lại hiệu quả kinh
tế cũng như phát huy hết những khả năng, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân
dân trong vùng. Việc quản lý các công trình thủy lợi cũng là vấn đề hết sức quan

trọng cần được chú trọng.
1.3.5. Nhiệm vụ quy hoạch thủy lợi cho khu vực dự án
Xuất phát từ mục tiêu phát triển sản xuất và các nghành kinh tế khác của khu vực
cần phải quy hoạch lại hệ thống thủy lợi nhằm đáp ứng được các yêu cầu về nước
trước mắt cũng như tương lai. Cụ thể là:
- Cung cấp nước tưới cho 3000 ha đất canh tác, trong đó huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa
Bình 2000 ha, bổ sung nguồn nước cho huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình khoảng
1000 ha.
- Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 2000 người
- Cải thiện lũ lụt vùng hạ du
- Kết hợp nuôi trồng thủy sản, tái tạo rừng phòng hộ, điều hòa khí hậu môt trường,
tác động tốt đến hệ sinh thái trong khu vực.

24
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL


Đồ án tốt nghiệp kĩ sư

Ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG, THỦY VĂN
2.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán
2.1.1. Mục đích
Mục đích của việc tính toán các yếu tố khí tượng thủy văn là dựa vào các tài liệu khí
tượng thủy văn đã thu thập được trong khu vực để xác định các đặc trưng ứng với
các tần suất thiết kế đã định.
Tính toán cân bằng nước, xác định chế độ tưới hợp lý cho các loại cây trồng, tạo

điều kiện tăng năng suất cho các loại cây trồng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong
khu vực
2.1.2. Ý nghĩa
- Về kỹ thuật: Các yếu tố khí tượng thủy văn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của cây trồng. Việc tính toán các yếu tố khí tượng thủy văn chính xác giúp cho việc
tính toán chế độ tưới cho cây trồng được chính xác và hợp lý, đồng thời giúp cho
việc tính toán lập kế hoạch và xác định quy mô công trình.
- Về kinh tế: Tính toán chính xác các mô hình phân phối các yếu tố khí tượng thủy
văn sẽ cho phép xác định đúng nhu cầu nước của cây trồng do đó sẽ tránh lãng phí,
nâng cao hiệu quả quản lý vận hành hệ thống.
2.1.3. Nội dung tính toán
- Chọn mô hình phân phối mưa (P = 50%) cho 3 vụ: vụ chiêm, vụ mùa, vụ đông.
- Tính toán quá trình dòng chảy ứng với (P = 50%)
- Tính toán quá trình dòng chảy lũ thiết kế
2.2. Chọn trạm, thời đoạn tính toán và tần suất tính toán
2.2.1. Chọn trạm
Khi chọn trạm ta cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Trạm phải nằm trong hoặc lân cận với khu vực tính toán.
- Trạm có tài liệu quan trắc đủ dài, liên tục, tối thiểu là 15 năm.
- Tài liệu của trạm phải được chỉnh biên, xử lý và đảm bảo tính chính xác.
Mạng lưới trạm đo đạc các yếu tố khí tượng nằm trong và xung quanh khu vực Yên
Thủy gồm có: trạm Yên Thủy, trạm Chi Nê, trạm Lạc Sơn, trạm Nho Quan.

25
SVTH: Hoàng Thạch Thảo

Lớp: 54NQL



×