Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

Thiết kế hạ tầng thủy lợi khu vực thị trấn, đoan hùng, phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1002.91 KB, 125 trang )

1

1

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

1

Ngành:KTHT&PTNT

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là Đồ án tốt nghiệp của em làm . Các kết quả trong Đồ án tốt
nghiệp là trung thực ,không sao chép từ bất kỳ nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào
. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu
tham khảo đúng quy định .

Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2017
Sinh viên

Dương Tùng Anh

Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


2

2

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư



2

Ngành:KTHT&PTNT

LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trên đà đổi mới và phát triển, bởi vậy mỗi bước đi trong từng
giai đoạn, từng khía cạnh kinh tế - chính trị - xã hội đều có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển chung của đất nước. Đứng trước tình hình này, đòi hỏi mỗi lĩnh vực, ngành nghề
phải có những chiến lược riêng với mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, nền kinh
tế luôn có những ảnh hưởng lớn và trực diện nhất tới sự phát triển chung đối với bất kỳ
quốc gia hay lãnh thổ nào.
Nhắc đến Việt Nam, người ta nhắc đến nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Có
thể nói, ở bất kỳ thời đại nào, đối với nước ta, nông nghiệp luôn là nền tảng của sự
phát triển. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra trước mắt cũng như lâu dài là cần phát triển và nâng
cao hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp. Đối với nông nghiệp, công tác thủy lợi
là vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết. Vì vậy, việc lập và xây dựng các dự án
về thủy lợi trong đó có việc xây dựng các trạm bơm tưới, tiêu cho các vùng miền trên
cả nước, đảm bảo khai thác hợp lý, hiệu quả, bền vững các loại tài nguyên đất, nước và
điều kiện tự nhiên của từng vùng là vấn đề tất yếu và có ý nghĩa rất quan trọng.
Sau 14 tuần nghiên cứu, tìm hiểu và với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo “
TS. Lưu Văn Quân” cùng các thầy cô trong tổ bộ môn, trong khoa Kỹ Thuật Tài
Nguyên Nước và sự giúp đỡ của bạn bè, em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài:
“Thiết kế hạ tầng thủy lợi khu vực Thị Trấn, Đoan Hùng, Phú Thọ”.Thời gian làm
đồ án tốt nghiệp là cơ hội để em có điều kiện hệ thống lại những kiến thức đã được
học trong 4 năm tại trường và giúp em biết cách áp dụng lý thuyết đã được học vào
thực tế, làm quen với công việc của một kỹ sư thiết kế công trình thuỷ lợi...
Đây là đồ án tốt nghiệp sử dụng tài liệu thực tế của công trình thuỷ lợi và vận
dụng các kiến thức đã học. Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng vì điều kiện
thời gian hạn chế nên trong đồ án em chưa giải quyết được hết các trường hợp trong

thiết kế cần tính, mặt khác do kinh nghiệm thực tế còn ít, trình độ còn hạn chế nên đồ
án không tránh khỏi các thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của
các thầy, cô giáo giúp cho đồ án của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lưu Văn Quân và các thầy, cô giáo những người đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo em trong suốt 4 năm qua, cung cấp những
Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


3

3

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

3

Ngành:KTHT&PTNT

kiến thức cần thiết để em có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp, cũng như cho công
tác sau này!
Hà Nội, tháng 12 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Dương Tùng Anh

Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP



4

4

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

4

Ngành:KTHT&PTNT

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VẼ

Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 5
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

CHƯƠNG 1 : TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC
1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực
1.1.1. Vị trí địa lý, diện tích

Thị trấn Đoan Hùng là trung tâm hành chính của huyện, với tổng diện tích tự nhiên
1319,91ha. Ranh giới hành chính thị trấn được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phong Phú và xã Vân Du;
- Phía Đông giáp xã Hữu Đô và xã Đại Nghĩa;
- Phía Nam giáp xã Sóc Đăng;
- Phía Tây giáp xã Ngọc Quan;
Thị trấn Đoan Hùng có mạng lưới giao thông khá thuận lợi, có Quốc lộ 70 chạy qua
địa bàn thị trấn với tổng chiều dài khoảng 1,5 km và Quốc lộ 2 với tổng chiều dài
khoảng 3,5 km, đường tỉnh 232 (đường chiến thắng Sông Lô), tạo điều kiện thuận lợi
cho giao lưu và trao đổi hàng hoá với các thị trấn trong vùng và các huyện lân cận.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Thị trấn Đoan Hùng nằm ở trung tâm của huyện Đoan Hùng, địa hình tương đối
bằng phẳng xen lẫn với một vài dải đồi nhỏ hình bát úp với độ cao trung bình biến
thiên từ 60 - 120 m so với mực nước biển. Loại địa hình này có độ dốc khoảng từ 30 450 đặc biệt thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp lâu năm .
1.1.3. Đất đai thổ nhưỡng
Theo đánh giá sơ bộ thì trên địa bàn thị trấn có 2 loại đất chính là:
- Đất Feralit đỏ vàng chiếm phần đa diện tích đất tự nhiên, được hình thành trên diện
tích đất đá vôi tạo thành những giải đất ở ngay dưới lèn đá vôi, đặc điểm đất có màu
vàng, đỏ nâu, độ xốp cao, thích hợp cho sản xuất cây công nghiệp và trồng cây ăn quả,
cây lâm nghiệp.
- Đất phù sa (P): Đất phù sa được bồi hàng năm được hình thành do lắng đọng phù sa
của Sông Lô và Sông Chảy. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hình thái phẫu diện tương
đối đồng nhất về thành phần cơ giới và màu sắc. Đất có phản ứng chua vừa, hàm
lượng mùn ở tầng mặt trung bình, đạm tổng số và lân tổng số trung bình, lân dễ tiêu
nghèo, độ no bazơ trung bình.

Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP



Trang 6
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

1.1.4. Điều kiện khí tượng
Thị trấn Đoan Hùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng khí hậu trung du miền núi
phía Bắc (nằm trong tiểu vùng khí hậu II của tỉnh Phú Thọ), chia thành hai mùa rõ rệt:
Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ không khí thấp, trời
khô hanh và lạnh, có sương mù.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 không khí nóng ẩm và mưa nhiều.
1.1.4.1. Chế độ nhiệt
+ Nhiệt độ trung bình trong năm vào khoảng từ 23 – 240C.
+ Nhiệt độ cao tuyệt đối là 400C.
+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối là 40C.
Số ngày nắng trung bình trong năm khoảng 166 ngày/năm.
1.1.4.2. Chế độ mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa trung bình trong năm khoảng
1.644 mm, phân bố không đồng đều cả về không gian lẫn thời gian, lượng mưa vào các
tháng mùa mưa chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm. Vào mùa khô thì mưa ít, chỉ
chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả năm. Trong đó, lượng mưa ít nhất vào tháng 12
và tháng 1, trung bình lượng mưa chỉ đạt 20,7mm.
1.1.4.3. Độ ẩm
Thị trấn Đoan Hùng là khu vực có độ ẩm tương đối cao. Độ ẩm trung bình khoảng
87%, mùa mưa độ ẩm không khí có thể lên tới 92%. Thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa khô và
đầu mùa mưa thường xuất hiện khô hanh, độ ẩm không khí xuống thấp. Tháng có độ ẩm
cao nhất là tháng 7, tháng khô nhất là tháng 3 và tháng 4.
1.1.4.4. Sương mù
Số ngày có sương mù nhiều, bình quân 105 ngày/năm, cá biệt vào mùa khô và tập

trung vào tháng 11, tháng 12 và tháng 1 hàng năm.
1.1.4.5. Chế độ gió
Thị trấn Đoan Hùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 hướng gió chính là gió mùa Đông
Bắc và gió Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào các tháng mùa đông (từ tháng
10 năm trước đến tháng 3 năm sau) có đặc điểm khô, lạnh và kèm theo sương mù. Thời
Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 7
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

tiết này bất lợi cho đời sống và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp nên cần có biện
pháp phòng tránh để giảm thiểu thiệt hại. Gió Đông Nam thường xuất hiện vào các
tháng mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10).
1.1.5. Điều kiện thủy văn
Nguồn nước mặt của thị trấn dồi dào, được cung cấp từ hệ thống Sông Lô, Sông Chảy,
ngoài ra còn được lấy từ các ao, hồ trên địa bàn. Toàn thị trấn có diện tích đất sông suối và
mặt nước chuyên dùng tương đối lớn 84,68 ha. Đây cũng là nguồn cung cấp nước chủ yếu
cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn.
1.1.6. Nguồn vật liệu xây dựng
- Đá hộc,đá dăm: Vùng dự án lân cận với các huyện Thanh Sơn,Yên Lập là những
vùng có mỏ khai thác và sản xuất đá hộc, đá dăm các loại.
- Gạch chỉ:trên địa bàn xây dựng tại địa phương có các nhà máy và nhiều các lò gạch
cải tiến,đủ để cung cấp vật liệu cho dự án.
- Các vật liệu khác như sắt thép, xi măng, cát, sỏi, gỗ cốt pha, đà giáo trên địa bàn đều
có các đại lí dịch vụ cung cấp đến tận chân công trình.

- Về vật liệu đất đắp công trình: Trên địa bàn có sẵn các mỏ đất của các địa phương
quy hoạch chỉ chờ khai thác,cự li vận chuyển trung bình đến vị trí đắp công trình
không xa.
1.2. Tình hình dân sinh kinh tế
1.2.1.Đặc điểm dân số
Thị trấn Đoan hùng là trung tâm của huyện Đoan Hùng nên tập trung nhiều dân số
hơn so với các xã khác trong huyện,theo số liệu thống kê của Huyện cho thấy dân số
Thị Trấn Đoan hùng có 7000 người, gồm 9 khu hành chính và 1 khu phố.
1.2.2.Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.2.2.1. Ngành trồng trọt
Tổng diện tích đất cấy lúa là 59 ha, năng suất đạt 53 tạ/ha, sản lượng là 312,7 tấn;
diện tích trồng ngô là 4 ha, năng suất đạt 36 tạ/ha, sản lượng đạt 14,4 tấn. Diện tích
trồng khoai là 6 ha, năng suất đạt 55 ha, sảng lượng đạt 33 tấn. Ngoài ra diện tổng diện
tích rau màu các loại là 10 ha, trong đó: Diện tích đỗ đậu các loại là 2 ha, dưa chuột 3
ha, lạc 1 ha và các loại khác là 4 ha. Bình quân lương thực đạt 290 kg/người/năm tăng
169,8 kg so với năm 2010 (120,2 kg), số liệu chi tiết được thể hiện qua bảng 1.
Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 8
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

Bảng 1.1: Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2015
Chỉ tiêu
1. Diện tích gieo cấy:
4. Cây Ngô

5. Cây Khoai
11. Tổng đàn trâu:
12. Tổng đàn bò
13. Tổng đàn lợn
14. Đàn gia cầm
15. Đàn ong

- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng
- Diện tích
- Năng suất
- Sản lượng

ĐVT
Ha
Tạ/Ha
Tấn
Ha
Tạ/Ha
Tấn
Ha
Tạ/Ha
Tấn
Con
Con
Con

Con
Đàn

2010
59
53
312,7
4
36
14,4
6
55
33
48
96
4.800
25.000
300

1.2.2.2. Ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi của thị trấn chủ yếu là chăn nuôi lợn, gia cầm. Ngành chăn nuôi còn
mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ. Phương thức chăn nuôi chủ yếu là chăn thả tự nhiên
nên năng suất thấp và hiệu quả kinh tế chưa cao. Công tác thú y đã được quan tâm song ở
mức độ vừa phải. Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - thị trấn hội
6 tháng đầu năm 2015kết quả như sau:
Tổng đàn trâu: 48 con, giảm 94 con so với năm 2010 (142 con).
Tổng đàn bò: 96 con, giảm 87 con so với năm 2010 (183 con).
Tổng đàn lợn: 4.800 con, tăng 1445 con so với năm 2005 (6245 con).
Tổng đàn gia cầm: 25.000 con.
Trong những năm qua ngành chăn nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế góp phần giải

quyết việc làm tại chỗ và tăng thu nhập cho một bộ phận nông dân trong lúc nông nhàn,
nâng cao mức sống kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Bên cạnh đó
thị trấn cũng thường xuyên quan tâm đến công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm, nhằm
phát triển ngành chăn nuôi bền vững.
1.2.2.3. Ngành lâm nghiệp
Theo kết quả điều tra, thị trấn có 95,37 ha đất lâm nghiệp trong đó có 2,80 ha đất rừng
phòng hộ, còn lại là đất rừng sản xuất.

Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 9
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

Hiện nay, việc khai thác lâm sản chủ yếu là nhằm phục vụ dân dụng tại chỗ và được
chính quyền quan tâm, quản lý chặt chẽ. Việc khai thác những sản phẩm phụ từ rừng
như: măng, nấm hương, mộc nhĩ, mật ong… đã góp phần phục vụ đời sống sinh hoạt
hàng ngày của người dân.
1.2.3.Các ngành sản xuất khác
1.2.3.1 Khu vực công nghiệp
Đoan Hùng là một thị trấn tương đối phát triển, với nguồn thu nhập chính từ công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp năm 2015
đạt 26.046 tỷ đồng tăng 14.046 tỷ so với năm 2010, thu hút được 357 lao động vào
các ngành nghề có thế mạnh như: Sản xuất cát sỏi, chế biến và thu mua lâm sản, cơ khí
sửa chữa.
1.2.3.2 Khu vực kinh tế dịch vụ

Tổng giá trị sản xuất năm 2015 là 39,7 tỷ đồng, tăng 23,7 tỷ đồng so với năm 2010
(16 tỷ đồng). Tổng số hộ kinh doanh dịch vụ trên địa bàn hiện có 528 hộ. Nhìn chung
ngành dịch vụ trên địa bàn thị trấn cũng có bước phát triển đáng kể, đã từng bước đáp
ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân.
1.2.4. Phương hướng phát triển kinh tế khu vực
Phương hướng chung về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn của Thị
Trấn Đoan Hùng là:
- Phát huy nội lực khai thác triệt để tiềm năng đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, từng
bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, mở
mang ngành nghề thủ công trong nông nghiệp. Từng bước giải quyết lao động và việc
làm tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện chương trình hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn.
- Từng bước đưa công nghiệp vào phục vụ nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động
và chất lượng hàng hoá.
- Tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông
nghiệp và nông thôn như điện, đường, trường, trạm và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác.
Thực hiện tốt các chính sách xã hội, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần
cho nhân dân.
- Từng bước cải tạo, nâng cấp các công trình trọng điểm chống úng, trong đó có hệ
thống tiêu Thị Trấn.
Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 10
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT


- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn đầu tư, đầu tư phát triển công
nghiệp và dịch vụ trong vùng. Tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh để xây dựng cơ sở vật
chất cho các làng nghề địa phương
- Đẩy mạnh và khai thác tối đa các nghề thủ công truyền thống như chế biến nông sản
phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, mây tre đan xuất khẩu để giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động.
- Tranh thủ sự đầu tư của nhà nước để mở rộng công tác đào tạo dạy nghề nhất là nghề
thủ công mới có hiệu quả kinh tế cao để đáp ứng yêu câu phát triển làng nghề và phát
triển tiều thủ công nghiệp.

Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 11
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

CHƯƠNG 2:HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA KHU VỰC
2.1. Hiện trạng hạ tầng thủy lợi
2.1.1. Hệ thống tưới nước
Trong suốt các năm qua hệ thống tưới của khu vực thị trấn đều đáp ứng đủ nhu cầu
cấp nước cho toàn bộ hệ thống đồng ruộng trên địa bàn.
Nước được bơm từ các sông Lô và sông Chảy rồi dẫn tới đồng ruộng qua hệ thống
mương.
Toàn thị trấn có: 12000m mương và mương thủy lợi nội đồng nhằm phục vụ tưới
nước cho nông nghiệp trong mùa khô.
Trong đó:

Tuyến mương chính: 3550m đã được xây dựng kiên cố hóa nhằm dẫn nước từ các khu
vực bơm nước trong thị trấn.Tất cả nước tưới cho toàn bộ thị trấn đều được lấy từ sông
Lô,sông Chảy và các hồ chứa nước trong thị trấn.
Hiện mương đất còn: 9375m là những tuyến mương được nối với các tuyến mương
chính để dẫn nước vào các khu nội đồng.Được xây dựng bằng đất nhưng tất cả các
tuyến mương đều đáp ứng được nhu cầu dẫn nước,hàng năm tất cả các tuyến mương
này đều được tu sửa và xây dựng lại cẩn thận.
Năm 2005 kiên cố hóa mương (Cửa hồ vạ) = 200m;
Năm 2006 kiên cố hóa tuyến mương hồ Dộc Cọ = 125m;
Năm 2008 được tỉnh hỗ trợ về ống nhựa : 2300m;
*Số liệu kiểm tra lại Hồ sơ ngày 10/02/2015
1.Cửa Hồ Lớn đến mương sân Vận động (Phú Thịnh) : 200m;
2.Từ Hồ Vạ đến Cống Bục ( Tân Thịnh) : 150m;
3.Ống nhựa (02 tuyến từ Phong Phú về) : 1800m;
*Ngày 06/02/2010
Khảo sát và xây dựng tuyến mương tràn Dộc Dài (thuộc khu Hưng Tiến):
( Dài 100m x rộng 1m x sâu 0.8m) = 80m3
=> Hệ thống tưới nước của Thị Trấn đã đảm bảo tưới nước cho toàn bộ khu vực
ruộng đồng của Thị Trấn.Chỉ cần nâng cấp sửa chữa các đoạn mương nào đã xuống
cấp.

Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 12
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT


2.1.2. Hệ thống tiêu nước
Trong những năm gần đây, khí hậu biến đổi thất thường theo chiều hướng bất lợi
như lượng mưa tập trung trong thời gian ngắn hơn, lượng mưa của mỗi trận cũng lớn
hơn, phân bố không đều và diễn ra gay gắt trên địa bàn Thị Trấn Đoan Hùng nói riêng
và các tỉnh miền Bắc nói chung. Vì vậy khả năng tiêu nước của khu vực ngày càng
khó khăn dẫn đến tình trạng ngập úng diễn ra thường xuyên.
- Trong các mùa mưa lũ có rất nhiều khu vực nội đồng của các khu hành chính trên địa
bàn thị trấn bị ngập úng và thiệt hại khá lớn.Điển hình như khu vực Đồng Sâu thuộc
khu hành chính Hưng Tiến và khu Ao Miếu thuộc khu hành chính Phú Thịnh.Hầu như
ở những vùng này các hộ chỉ trồng lúa mùa Chiêm và bỏ ruộng không trong mấy tháng
mưa lũ.
- Hệ thống kênh tiêu hiện tại bị bồi lắng, sạt lở trầm trọng, lòng kênh nhiều bèo rác
không đủ khả năng vận chuyển nước.
- Các cầu cống trên hệ thống đã xuống cấp và khẩu độ không đồng bộ với yêu cầu tiêu
hiện tại. Vậy cần phải cải tạo các công trình trên kênh để đảm bảo thông thoát dòng
chảy và quản lý vận hành hệ thống có hiệu quả cao.
- Do khu vực nằm trong vùng có địa hình tương đối thấp.
- Do cơ cấu sử dụng đất trong khu vực có sự thay đổi, diện tích ao hồ, thùng đấu,
ruộng canh tác đã chuyển thành các khu công nghiệp đô thị dẫn đến hệ số tiêu và lưu
lượng yêu cầu tiêu tăng gấp nhiều lần.
-Các hệ thống kênh mương tiêu nước ở trên địa bàn Thị trấn chưa được chú trọng đầu
tư cải tạo xây dựng đa số được làm bằng mương đất và các cống thoát nước thì bé và
hàng năm không được tu sửa nạo vét.
=> Nên xây dựng trạm bơm tiêu nước cho toàn bộ ruộng đồng thị trấn và các xã lân
cận trong mùa mưa lũ.
2.2. Hiện trạng hạ tầng giao thông
Thị trấn có 2 tuyến đường Quốc lộ chạy qua địa bàn thị trấn là Quốc lộ số 2 chiều
dài: 3,5km;Quốc lộ 70 chiều dài 1,5km.Đường Tỉnh lộ 323 chiều dài 4,5km.
Đường liên thôn xóm thị trấn và các đường nhánh vào các hộ gia đình,tổng chiều dài

25km.

Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 13
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

Tổng số cầu : 04;Trong đố cầu lớn 03 (Cầu bắc qua sông Chảy – đường QL2 và cầu từ
thị trấn Đoan Hùng đi Hữu Đô;Cầu Ngòi Tế);01 cầu nhỏ là cầu Huyện uỷ sang khu
hành chính Đầu Lô.
*Đường liên thôn xóm là 11 tuyến = 3,67km.
1.Từ nhà ông Hải (Cống Nhà Đôi) – Khu Hưng Tiến đến thôn 7 xã Phong Phú,có
chiều dài 173m;
2.Từ nhà ông An khu hành chính Tân Long đến đường Tỉnh lộ 323, dài 340m;
3.Từ nhà ông Chí khu hành chính Tân Long đến hồ Dộc cọ, dài : 462m;
4.Từ cổng ông Tân khu hành chính Tân Long đến nhà ông Cường,dài 716m;
5.Từ Quốc lộ 2 (Nhà bà Nguyệt khu hành chính Tân Long) đến nhà Văn hóa khu Tân
Thịnh,dài 560m;
6.Từ nhà ông Huê khu hành chính Tân Long đến cổng chùa Đồng Kiêng dài 150m;
7.Đoạn Từ nhà ông Thiệp khu Đoàn Kết đến nhà bà Lựu khu hành chính Thọ
Sơn,dài:418m.
8.Từ nhà ông Cang(giáp QL70) đến hết nhà ông Lượng khu Đoàn Kết; dài 280m;
9.Từ nhà ông Hợp đến nhà ông Phấn khu Đoàn Kết,dài 276m;
10.Từ nhà ông Dậu đến đơn vị K29,dài 150m;
11.Từ nhà ông Khanh đến cổng Đền Cầu dát khu Đoàn Kết dài 150m;

*Đường nhánh vào các hộ gia đình (có 3 hộ trở lên) là 18 tuyến = 3,42km.
1.Từ nhà ông Vĩnh đến nhà bà Đài – khu Hưng Tiến, dài 85m;
2.Tu bổ mở rộng đoạn từ ông Lương đến ông Sơn – khu Hưng Tiến,dài

100m;

3.Nâng cấp mở rộng đoạn từ gốc gạo (cũ) đến nhà ông Kế - khu Hưng Tiến dài 100m;
4.Từ nhà ông Liệu đến nhà bà thơm-khu Phú Thịnh dài 150m;
5.Từ quốc lộ 2 đến nhà bà Loan – khu Phú Thịnh dài 90m;
6.Từ đập bà Dược đến nhà bà Hải – khu Tân Thịnh dài 194m;
7.Từ đập bà Dược đến nhà ông Dung – khu Tân Thịnh dài 1000m;
8.Từ nhà ông Đức đến nhà ông Thân- khu Tân THịnh dài 200m;
9.Từ nhà ông Tuấn đến nhà ông Đoàn – khu Tân Thịn dài 150m;
10.Từ nhà ông An đến nhà bà Gai- khu Tân Long dài 75m;
11.Từ nhà ông Quảng đến tỉnh lộ 323 – khu Tân Long dài 110m;
12.Từ cổng Chùa Đồng Kiêng đến nhà ông Sơn – khu Tân Long dài 60m;
13.Từ ông Hùng đến bà Sự - khu Tân Long dài 104m;
Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 14
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

14.Từ nhà bà Mơ đến nhà ông Tiến- khu Đoàn Kết dài 90m;
15.Từ nhà ông Kỳ - khu hành chính Thọ Sơn đến khu Đoàn kết dài 127m;
16.Từ nhà ông Thuần đến nhà ông Lượng - khu Thọ Sơn dài 232m;

17.Từ cổng trung tâm GDTX(cũ)- khu Tân Tiến đến cổng Trung tâm bồi dưỡng chính
trị huyện dài 370m;
18.Từ nhà ông Nhã - khu hành chính Đầu Lô đến đường vào Bệnh viện Đoan Hùng,
dài 182m;
=> Hệ thống giao thông tương đối đầy đủ và xây dựng khá mới và đảm bao giao thông
qua lại trong Thị Trấn và sang các xã khác rất tốt.
2.3. Hiện trạng hạ tầng cấp nước
- Trên thị trấn có 1 nhà máy cấp nước sinh hoạt cho toàn thị trấn và các xã lân cận.
Nước được lấy từ sông Lô lên nhà máy qua xử lý rồi cấp đến các hộ dẫn qua đường
ống cấp nước.
- Hầu như các hộ dân trên thị trấn đều sử dụng nước máy cho sinh hoạt và sản xuất.
- Một số hộ ở xa chưa có đường nước máy thì vẫn sử dụng nước giếng hoặc nước
giếng khoan.
=> Hệ thống cấp nước đã đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu dùng nước của các hộ dân
trên Thị Trấn.
2.4. Hiện trạng hạ tầng thoát nước và vệ sinh nông thôn
2.4.1. Thực trạng thoát nước
Trên toàn thị trấn đều đã xây dựng các hệ thống thoát nước thải và nước mưa.
-Dọc các tuyến đường trục chính qua thị trấn đều có các cống dẫn nước thải sinh hoạt
và nước mưa dẫn thằng ra sông mà chưa có công trình xử lý nước thải.
2.4.2. Xử lý rác thải
Rác thải từ các hộ dân được gom lại bằng xe chở rác rồi dùng ô tô vận chuyển về
khu xử lý rác thải.
Có 1 khu xử lý nằm giữa Thị trấn với xã Ngọc Quan.
- Địa điểm : Hang Hùm.
- Diện tích : 6ha.
=> Cần xử lý nước thải sinh trước khi thải ra sông để tránh ô nhiễm.

Sinh viên: Dương Tùng Anh


Lớp: 54HP


Trang 15
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

2.5 Hiện trạng các công trình công cộng khác
2.5.1. Trường học
Quy mô các lớp học được phát triển, bậc tiểu học, mầm non được khép kín 5/5 thôn đáp
ứng nhu cầu học tập của mọi lứa tuổi. Đến nay thị trấn đã có:
- 2 trường mầm non.
- 1 trường tiểu học.
- 2 trường trung học cơ sở.
- 1 trường trung học phổ thông.
- 1 trường trung tâm giáo dục thường xuyên.
- 1 trường dân tộc nội trú.
Tổng diện tích dùng cho giáo dục là 6,24 ha. Năm học 2009 - 2010 toàn thị trấn có 556 học
sinh, trong đó: Mầm non có 126 học sinh, học sinh tiểu học là: 256 học sinh và trung học cơ
sở là: 174 học sinh.
2.5.2. Y tế
Hiện nay mạng lưới y tế đang được cải thiện nâng cấp với một bệnh viện là trung
tâm y tế hàng đầu của Thị Trấn.Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên
với đội ngũ y,bác sĩ có trình độ chuyên môn ngày càng cao đồng thời cơ sở vật
chất,trang thiết bị đang được đầu tư mua sắm nhằm phục vụ nhu cầu cho nhân dận
trong Thị Trấn và một số xã lân cận.
Trên địa bàn thị trấn có :
- 1 bệnh viện Đoan Hùng
- 1 trạm xá.

- 5 cửa hàng thuốc nhỏ lẻ trên toàn thị trấn.
2.5.3. Văn hoá, thể dục – thể thao
Trong những năm qua hoạt động văn hoá thông tin - thể dục thể thao của thị
trấn có nhiều chuyển biến tích cực, các bản đều có đội bóng chuyền và hàng năm
tham gia thi đấu giải huyện.Cơ sở vật chất cũng khá đầy đủ với:
1 Sân vận động cấp Huyện.
Các khu hành chính đều có sân bóng chuyền, cầu long, bóng bàn.
2 sân tenis của tư nhân.
Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 16
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

Phong trào thể thao ngày càng phát triển, thu hút đông đảo cán bộ nhân dân và
học sinh tham gia.
Năm 2010 thị trấn có 2 khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa cấp tỉnh, 6 khu dân
cư đạt khu dân cư văn hóa cấp huyện, 1 khu dân cư tiên tiến. Có 9/9 khu có hương
ước và thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.
2.5.4. Năng lượng bưu chính viễn thông
Hiện thị trấn đã có hệ thống điện lưới quốc gia và nhân dân trong thị trấn cũng đã
đầu tư hệ thống điện nước đáp ứng phần nào nhu cầu của nhân dân
Có Bưu Điện văn hoá thị trấn, có Trạm điện thoại vệ tinh. Giúp thông tin liên lạc ngày
một tốt hơn.
2.5.5. Chợ
Toàn thị trấn có 1 chợ trung tâm và 1 siêu thị quy mô lớn.

2.5.6. Nhà ủy ban- Nhà văn hóa
Là trung tâm nên trên thị trân có rất hầu hết cơ quan của Huyện với :
1 Trung tâm hội nghị Huyện.
1 nhà ủy ban Huyện Đoan Hùng.
1 ủy ban Thị Trấn.
Trên các khu hành chính thuộc địa bàn thị trấn đều có nhà văn hóa.
2.5.7. Nghĩa trang
Có 1 khu nghĩa trang ở gò Ông Chuột với diện tích khoảng 2ha.
= > Các công trình công cộng rất đầy đủ và khá là khang trang hiện đại hầu như đã đáp
ứng được tất cả các nhu cầu của người dân.
2.6. Nhận xét đánh giá chung về hệ thống
Hiện nay kênh tiêu trong khu vực chủ yếu là kênh đất. Hệ thống kênh chính qua thời
gian dài hoạt động đã xuống cấp, nhiều chỗ bị xói mòn, sạt lở không đảm bảo khả
năng tiêu nước. Phần lớn công trình trên tuyến đều bị xuống cấp, lạc hậu và hư hỏng
mặc dù thường xuyên sửa chữa tu bổ.
Để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong công tác tưới tiêu cho khu vực Thị Trấn Đoan
Hùng nói riêng và các xã lân cận nói chung cần phải có những giải pháp công trình và
phi công trình mang tính đồng bộ nhất quán và kịp thời để giải quyết bài toán đặt ra.
Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 17
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

Mục tiêu quy hoạch thủy lợi là để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, phục vụ
tốt nhất cho phát triển kinh tế- xã hội, dân sinh trên địa bàn. Do đó nhiệm vụ đầu tư

quy hoạch, thiết kế và nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi Thị Trấn Đoan Hùng là
một trong những nhiệm vụ cần giải quyết cấp bách.

Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 18
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ CẢI TẠO HẠ TẦNG THỦY LỢI
3.1. Giải pháp kĩ thuật và biện pháp thi công
3.1.1. Phương án cải tạo và nâng cấp hệ thống
- Cải tạo nâng cấp đầu mối đảm bảo tiêu chủ động cho 1150 ha thuộc Thị Trấn Đoan
Hùng và 3 xã lân cận ( xã Phong Phú, xã Ngọc Quan, xã Xóc Đăng) .
- Nạo vét hệ thống kênh những vị trí bị bồi lắng, không đủ mặt cắt dẫn nước với hệ số
tiêu thiết kế.
-Xây dựng mới, kiên cố hóa kênh mương những vị trí đi qua khu dân cư và ven đường
giao thông.
- Công trình trên kênh: Cải tạo, xây dựng mới các cống điều tiết trên kênh (cầu qua
kênh và các cống đảm bảo vận hành tốt).
Trong nội dung đồ án chỉ tập trung xem xét cải tạo khu đầu mối.
3.2. Thiết kế trạm bơm
3.2.1. Tính toán và xác định các thông số cơ bản
3.2.1.1. Vị trí xây dựng trạm bơm và bố trí tổng thể các công trình đầu mối
1.Vị trí xây dựng trạm bơm
Vị trí đặt trạm bơm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mục đích sử dụng, điều kiện

địa hình, địa chất, địa chất thuỷ văn, điều kiện kinh tế, điều kiện cấp điện cho động cơ,
điều kiện vận chuyển máy móc thiết bị, điều kiện thi công quản lý. Nhiệm vụ của đồ
án là thiết kế trạm bơm tiêu, vì vậy khi bố trí trạm bơm phải thoả mãn các điều kiện
sau:
- Trạm bơm tiêu phải đặt ở vị trí có cao trình thấp để thu được toàn bộ nước từ
các kênh tiêu, để tiêu tự chảy đảm bảo tiêu thoát nước thuận lợi đồng thời khối lượng
đào kênh tiêu ít nhất.
- Vị trí đặt trạm bơm tiêu phải thích hợp với việc phân khu tiêu nước, giảm bớt
năng lượng tiêu thụ, các công trình bố trí không chồng chéo lên nhau.
- Tiêu úng kịp thời cho toàn bộ diện tích khu vực tiêu là 1150 ha.
- Vị trí đặt trạm bơm tiêu nước ra sông nên chọn ở chỗ nước bơm ra có mực
nước thấp, nước tiêu ra nhanh, không làm dâng mực nước khu tiêu sẽ ảnh hưởng đến
việc tiêu nước các khu vực khác.
- Ổn định về mặt xói lở, bồi lắng và làm việc an toàn trong mùa lũ.
- Thuận tiện cho giao thông.
Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 19
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

- Giảm khối lượng đào đắp và thông gió tự nhiên.
- Nối tiếp thuận lợi với kênh chính, khối lượng xây dựng công trình nhỏ, giảm
vốn đầu tư ban đầu nhưng vẫn đảm bảo tính kỹ thuật cao.
- Ngoài ra vị trí trạm còn phụ thuộc nơi cung cấp năng lượng, điều kiện kinh tế
- vận chuyển các vật liệu máy móc và yêu cầu kỹ thuật an toàn các thiết bị điện.

- Điều kiện thi công thuận lợi, mặt bằng thi công rộng rãi, lợi dụng công trình
cũ đã có như kênh mương, cầu máng.
- Giảm nhỏ tối đa mức chi phí bồi thường thiệt hại do xây dựng công trình đảm
bảo sao cho tổng kinh phí xây dựng là thấp nhất.
- Không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.
- Điều kiện địa hình, địa chất cần phải được chú ý thích đáng khi chọn vị trí đặt
trạm bơm vì cao trình đặt trạm bơm, nền móng công trình tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng
đến giá thành xây dựng, biện pháp kỹ thuật thi công và ổn định của công trình sau khi
xây dựng.
Vì vậy cần phải căn cứ vào điều kiện cụ thể để lựa chọn vị trí công trình của
trạm bơm. Khi lựa chọn vị trí trạm bơm cần đề ra nhiều phương án, rồi thông qua tính
toán so sánh về kinh tế và kỹ thuật để chọn ra phương án hợp lý nhất.
Dựa vào bản đồ địa hình khu vực, qua phân tích tình hình địa chất thực tế, khả năng
vận chuyển của khu vực dự án, dự kiến xây dựng trạm bơm mới tiêu cho khu vực Thị
Trấn và 3 xã lân cận tại vị trí khu hành chính Hưng Tiến – Thị Trấn Đoan Hùng (tiêu
ra sông Lô).
2. Bố trí tổng thể công trình đầu mối
Để đảm bảo cho công trình an toàn trong mùa lũ, tránh ảnh hưởng của dao động
nước sông và để giảm chiều cao nhà máy, chiều dài kênh dẫn, giảm tổn thất ta chọn vị
trí nhà máy đặt trong đê.
Dựa vào bản đồ địa hình khu vực và chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất dưới móng
công trình trong cụm đầu mối đề ra phương án bố trí công trình đầu mối:
Phương án 1 : Bố trí bể tháo xa nhà máy.
+ Ưu điểm:
- Dễ quan sát đường ống đẩy, không có khớp nối giữa bể tháo và tường hạ lưu nên
không rò rỉ, không cần phải xử lý thấm vào sàn tầng vận hành của nhà máy bơm.
- Kết cấu nhà máy đơn giản hơn, dễ bố trí, nhà máy được thông thoáng hơn.
Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP



Trang 20
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

- Kênh xả ngắn hơn nên giảm bớt khối lượng đào đắp.
- Khi trạm bơm làm việc không làm mất ổn định bể tháo.
- Bảo vệ được nhà máy khi xảy ra sự cố của đường ống hoặc bể xả.
+ Nhược điểm:
- Vì có một đoạn ống đẩy nối nhà máy với bể tháo nên hai công trình lún
không đều sẽ ảnh hưởng đến ổn định của ống đẩy.
- Đường ống đẩy dài hơn nên tăng tổn thất trên đường ống đẩy và phải bố trí
nhiều khớp nối.
- Mặt bằng nhà máy rộng.
Phương án 2: Bể tháo sát nhà máy.
+ Ưu điểm:
- Toàn bộ máy bơm, ống đẩy, cửa ra ống đẩy nằm chọn vẹn trong nhà máy bơm
và bể tháo lún không đều thì ống đẩy không bị ảnh hưởng gì, máy vẫn làm việc bình
thường.
- Đường ống đẩy ngắn nên tổn thất qua ống đẩy ít,tiết kiệm được nguyên vật
liệu làm ống đẩy và kinh phí nối ống đẩy.
- Có thể lợi dụng tường hạ lưu làm tường bể tháo
+ Nhược điểm:
- Khi nhà máy làm việc gây rung động bể tháo, dẫn đến mất ổn định bể tháo.
- Kênh tháo dài.
- Dễ gây rò rỉ nước vào sàn tầng vận hành của nhà máy bơm.
- Mức độ ổn định thấp, phải có khớp nối chống lún và chống thấm ở chỗ tiếp
giáp giữa bể tháo và tường hạ lưu.

Chọn phương án: Để nhà máy thông thoáng, bể tháo không bị rung động khi máy bơm
làm việc, chọn phương án 1 bể tháo xa nhà máy.
Sơ đồ bố trí cụ thể như sau:

Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 21
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí tổng thể trạm bơm tiêu Thị Trấn
1- Kênh hút
6 - Kênh tháo
11 - Trạm thủy văn Phú hộ
2 - Bể hút
7 - Cống xả qua đê
3 - Nhà máy
8 – Đê
4 - Ống đẩy
9 - Kênh xả ngoài đê
5 - Bể tháo
10 - Sông Lô
3.2.1.2. Xác định cấp công trình,tần suất thiết kế,kiểm tra
1. Xác định cấp công trình
Cấp thiết kế của công trình phụ thuộc vào năng lực phục vụ của công trình đó.
Tra bảng 1 trong QCVN 04 - 05 : 2012/BNNPTNT, với diện tích tiêu của lưu vực là


ω

= 1150 ha nằm trong khoảng 2.103 ha tương ứng với công trình cấp IV.
Bảng 3.1: Bảng tra cấp thiết kế
Loại công trình và

Loại

năng lực phục vụ

nền

Diện tích được tưới hoặc diện
tích tự nhiên khu tiêu, 103 ha

Cấp công trình
Đặc
biệt
-

I

II

III

IV

> 50


>10 ÷ 50

>2 ÷ 10

≤2

2.Tần suất thiết kế,kiểm tra.
Tần suất thiết kế và tuần suất kiểm tra phụ thuộc vào cấp công trình, theo QCVN 04 05 : 2012/BNNPTNT với hệ thống tiêu động lực cho nông nghiệp, công trình cấp IV
thì:
- Mức đảm bảo thiết kế của công trình P = 90%
- Mực nước thiết kế với tần suất: P = 10%
- Tần suất lũ kiểm tra (mực nước ngày lớn nhất): P = 5%
Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 22
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

3.2.1.3. Tính toán xác định mực nước sông thiết kế và kiểm tra
1. Mục đích, ý nghĩa
Các yếu tố thủy văn là các thông số đầu vào để từ đó đưa ra quy mô, kích thước
công trình và các phương án tính toán thiết kế. Khi tính thủy văn nếu thiên lớn sẽ dẫn
đến quy mô công trình lớn gây lãng phí, nếu thiên nhỏ công trình sẽ không đáp ứng
được yêu cầu cũng như sự an toàn của công trình không được đảm bảo. Vì vậy việc
tính toán các yếu tố thủy văn mang một ý nghĩa quan trọng trong các thiết kế công

trình thủy lợi.
Các yếu tố thủy văn cần tính toán là các mực nước sông ứng với tần suất thiết
kế và kiểm tra, các mực nước này được xác định bằng phương pháp thống kê toán học
dựa trên tài liệu nhiều năm:
: Mực nước trung bình 1 ngày lớn nhất trong năm với tần suất P = 5%
: Mực nước trung bình 5 ngày lớn nhất trong năm với tần suất P = 10%
2. Tài liệu thủy văn
- Chọn trạm thủy văn Phú Hộ trên sông Lô cách trạm bơm dự kiến xây dựng 6,0
km dọc theo chiều dài sông về phía hạ lưu.
- Liệt tài liệu về mực nước sông bình quân ngày từ năm 1995 – 2015.
3. Phương pháp tính toán tần suất thủy văn
Các yếu tố thủy văn được xác định theo phương pháp phân tích thống kê toán
học trên cơ sở số liệu đo được nhiều năm. Trình tự xác định: từ liệt số liệu thực đo tiến
hành vẽ đường tần suất kinh nghiệm, từ đường tần suất kinh nghiệm vẽ đường tần suất
lý luận và từ đường tần suất lý luận ứng với tần suất thiết kế xác định được các thông
số thiết kế cần tính toán. Trình tự cụ thể như sau:
a) Vẽ đường tần suất kinh nghiệm
Đường tần suất kinh nghiệm là đường cong trơn mô tả luật phân bố xác xuất
hữu hạn các trị số có thể lấy. Đó là quan hệ giữa các trị số của mẫu với các tần suất luỹ
tích của chúng. Trình tự vẽ đường tần suất kinh nghiệm:
- Chọn liệt số liệu thống kê tương ứng X (,) bằng cách mỗi năm lấy một số liệu
trong liệt năm đo đạc.
- Sắp xếp số liệu theo thứ tự giảm dần (từ lớn đến nhỏ)
- Tính toán tần suất kinh nghiệm
Để thiên về an toàn chọn công thức kỳ vọng để tính toán tần suất kinh nghiệm:
Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP



Trang 23
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Công thức kỳ vọng:

Ngành:KTHT&PTNT

(3.1)

Trong đó:
P: Tần suất xuất hiện
m: Số thứ tự của số liệu trong liệt tài liệu đã sắp xếp
n: Tổng số giá trị của liệt tài liệu
- Chấm các điểm (Xi, Pi) lên giấy tần suất được các điểm tần suất kinh nghiệm.
Vẽ đường tần suất kinh nghiệm: từ các điểm tần suất kinh nghiệm vẽ một
đường cong trơn qua trung tâm của băng điểm.
b) Vẽ đường tần suất lý luận
Đường tần suất lý luận là đường tần suất được vẽ từ một hàm phân bố xác suất
nào đó và mang tính tổng quan.
Có 3 phương pháp vẽ đường tần suất lý luận:
* Phương pháp mômen
+ Ưu điểm: Phương pháp Mômen cho kết quả tính toán khách quan
+ Nhược điểm:
- Quá trình kiểm tra sự phù hợp của mô hình xác suất giả thiết với chuỗi số liệu
thực đo bằng phương pháp mômen thường không đủ nhậy để phản ánh đầy đủ sự khác
nhau giữa mô hình giả thiết và mô hình thực tế.
- Trong trường hợp có điểm đột xuất không xử lý được và thường cho kết quả
thiên nhỏ khi tính toán các đặc trưng thống kê (do sai số của phép tính tổng thay cho
tích phân).
- Thực tế cho thấy đường tần suất lý luận vẽ theo phương pháp này thường nằm

cách xa điểm tần suất kinh nghiệm nên không thể dùng làm công cụ kéo dài đường tần
suất kinh nghiệm được. Nguyên nhân chính là do các tham số thống kê tính theo các
công thức này mắc phải sai số, đặc biệt là trị số C s, còn

X,

Cv tuy cũng có sai số

nhưng thường nằm trong phạm vi cho phép.
- Phương pháp này chỉ cho độ chính xác tốt trong trường hợp chuỗi số thống kê
Xi đủ dài: Xi> 12 trị số.
* Phương pháp thích hợp

Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 24
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

Cơ sở của phương pháp này cho rằng không nhất thiết phải quá lệ thuộc vào
công thức tính các tham số thống kê, cũng như các điều kiện hạn chế về toán học của
đường tần suất lý luận mà có thể thay đổi các tham số đặc trưng thống kê trong chừng
mực nhất định sao cho đường tần suất lý luận là thích hợp nhất với các điểm kinh
nghiệm.
+ Ưu điểm: Các bước tính toán đơn giản, cho khái niệm trực quan, dễ dàng
nhận xét và xử lý điểm đột xuất, là phương pháp vẽ cho kết quả khá chính xác.

+ Nhược điểm: Việc đánh giá tính phù hợp giữa đường tần suất lý luận và
đường tần suất kinh nghiệm còn phụ thuộc vào chủ quan người vẽ, nhất là ở phần kéo
dài.
* Phương pháp 3 điểm
Cũng giống như phương pháp đường thích hợp, nhưng để tránh tính X , Cs, Cv
từ tài liệu thực đo cũng như thử dần thường mất nhiều thời gian phương pháp 3 điểm
vẫn lấy sự phù hợp giữa đường tần suất lý luận với các điểm tần suất kinh nghiệm làm

X , Cs, Cv tính được theo 3 điểm

chuẩn mực song khác ở chỗ các tham số thống kê

chọn trước, với mỗi loại đường tần suất lý luận có công thức và biểu tính khác nhau.
+ Ưu điểm: Tính toán các tham số nhanh, đơn giản.
+ Nhược điểm: Phương pháp chỉ thích ứng với Cv nhỏ, khi Cv lớn đường lý luận
thường nằm xa các điểm kinh nghiệm. Ngoài ra do trước tiên phải vẽ đường tần suất
kinh nghiệm để chọn điểm nên kết quả cũng phụ thuộc vào chủ quan người vẽ.
Lựa chọn phương pháp tính: Qua phân tích ưu, nhược điểm của ba phương
pháp vẽ đường tần suất lý luận trên nhận thấy phương pháp thích hợp có nhiều ưu
điểm, trong đồ án này sử dụng phương pháp thích hợp để vẽ đường tần suất lý luận.
Trình tự tính toán theo phương pháp thích hợp:
+ Từ các chuỗi số liệu thực đo X1, X2, X3 … tính được các đặc trưng thống kê:

X=

∑ Xi

Cv =

i =1


n

n

n

n

;

∑ (X
i =1

i

− X)

(n − 1) X

2

Cs =
;

∑ (X
i =1

i


− X )3

(n − 3).Cv 3 . X

3

(3.2)

Trong đó:
Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


Trang 25
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành:KTHT&PTNT

X : Trị số bình quân của đại lượng thống kê cần tính toán;
Xi: Giá trị của đại lượng thống kê năm thứ i;
n: Số năm của chuỗi số liệu, n = 21 năm;
i: Chỉ số chạy;
Cv: Hệ số phân tán;
Cs: Hệ số thiên lệch.
+ Giả thiết một mô hình xác suất thường dùng để kiểm tra sự phù hợp giữa mô
hình xác suất giả thiết với chuỗi số liệu thực đo, trong đồ án này tác giả sử dụng mô
hình phân phối xác suất Pearson III.
Với các giá trị


X ; Cv; Cs đã xác định, dùng bảng tra đường tần suất của

Pearson III vẽ đường tần suất lý luận x p∼ P lên giấy tần suất. Nếu đường này phù hợp
với các điểm kinh nghiệm là được, trong trường hợp ngược lại thì dựa vào sự phân tích
ảnh hưởng các tham số thống kê đến đường tần suất để tăng hay giảm giá trị của tham
số cho đến khi đường tần suất lý luận phù hợp với các điểm kinh nghiệm thì thôi.
Để thuận lợi, chính xác và nhanh chóng vẽ các đường tần suất trong Đồ án này
đều sử dụng phần mềm tính toán thủy văn “TSTV 2002” để tính toán và vẽ.
3. Xác định mực nước sông( ; )tại trạm Phú Hộ.
a) Mực nước trung bình 5 ngày lớn nhất trong năm
Dựa vào số liệu về mực nước trung bình ngày trong liệt thuỷ văn xác định được
mực nước trung bình 5 ngày liên tiếp lớn nhất trong năm, ứng với mỗi năm xác định
được một giá trị, từ các giá trị đã xác định vẽ đường tần suất sử dụng phần mềm tính
toán thủy văn TSTV 2002 để xác định ứng với tần suất P = 10% tại trạm Phú Hộ.
Số liệu và kết quả tính được thể hiện ở bảng 3.2; 3.3 và hình 3.2

Sinh viên: Dương Tùng Anh

Lớp: 54HP


×