Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Giáo án Vật lý 9: Chủ đề Thấu kính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.39 KB, 30 trang )

Giáo án vật lí 9
CHỦ ĐỀ: THẤU KÍNH
(8 tiết từ tiết 46 đến tiết 53)
Các năng lực thành
phần
K1. Nhận biết được thế
nào là TK, TK rìa
mỏng, TK rìa dày,
TKHT, TKPK. Biết
được trục chính, quang
tâm, tia tới, tia ló, chiều
truyền của ánh sáng qua
thấu kính, tiêu điểm,
tiêu cự của thấu kính.
K4. Biết được các cách
nhận biết TK rìa mỏng,
1. Khái quát TK rìa dày, TKHT,
về thấu kính TKPK.
P2. Mô tả được hình
dạng của TK rìa mỏng,
TK rìa dày, TKHT và
TKPK. Mô tả được đặc
điểm của chùm sáng
song song khi chiếu qua
TKHT và TKPK.
X1: Trao đổi và thảo
luận với các thành viên
trong nhóm rồi rút ra
kết luận.
2. Mô tả
K1: Nhận biết được các


được đường tia sáng đặc biệt qua
truyền của TKHT và TKPK.
các tia sáng K4. Vẽ được đường
đăc biệt qua truyền của các tia sáng
thấu kính hội đặc biệt qua TKHT và
tụ, thấu kính TKPK.
phân kì.
P2: Mô tả được đường
truyền của các tia sáng
đăc biệt qua TKHT,
TKPK.
X1: Trao đổi và thảo
luận với các thành viên
trong nhóm rồi rút ra
kết luận.
Chuẩn Kiến
thức kĩ năng

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Dự kiến các hoạt động
dạy và học
Thảo luận nhóm:
- Quan sát mô hình,
thảo luận nhóm tìm ra
các hình dạng đặc trưng
hoặc tính chất đặc trưng
của từng loại thấu kính
từ đó rút ra kết luận.

- Thảo luận và đề xuất
phương án thực nghiệm
để tìm hiểu đặc điểm
của chùm sáng song
song khi đi qua TKHT
và TKPK.
- GV Thông báo một số
khái niệm cơ bản.

Câu hỏi /
Bài tập
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5

- HS thảo luận nhóm và
tìm ra các tia sáng đặc
biệt qua TKHT, TKPK
và đặc điểm của các tia
sáng này.
- HS trao đổi thảo luận
và vẽ các tia sáng đặc
biệt.
- GV hỗ trợ học sinh đi
đến kết luận.
(Cần có phiếu học tập
để các nhóm trình bày)


2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8

Trêng THCS H1


Giáo án vật lí 9
X6: Trình bày kết quả
học tập của mình.

3. Nêu được
các đặc điểm
về ảnh của
một vật tạo
bởi thấu kính
hội tụ, thấu
kính phân kì.

4. Cách dựng
ảnh của một
vật qua thấu
kính

K1: Biết được thế nào

là ảnh thật, ảnh ảo. Biết
được đặc điểm ảnh của
một vật tạo bởi TKHT
và TKPK.
K4: Biết cách dùng đặc
điểm ảnh để nhận biết
TKHT, TKPK.
P2: Mô tả được một số
hiện tượng trong đời
sống có liên quan đến
TK
X1: Trao đổi và thảo
luận với các thành viên
trong nhóm rồi rút ra
kết luận.
X6: Trình bày kết quả
học tập của mình về sự
tạo ảnh qua TKHT và
TKPK
K4. Biết sử dụng các tia
sáng đặc biệt để vẻ ảnh
của một điểm sáng S,
vật sáng AB (AB đặt
vuông góc với trục
chính, A nằm trên trục
chính) qua TKHT và
TKPK.
P5: Lựa chọn kiến thức
hình học phù hợp để
tính toán chiều cao của

ảnh, vật và khoảng các
từ ảnh đến TK hoặc từ
vật đến TK.
X1: Trao đổi và thảo
luận với các thành viên
trong nhóm rồi rút ra
kết luận.
X6: Trình bày kết quả
học tập của mình về sự
tạo ảnh qua TKHT và
TKPK

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Hoạt động nhóm.
- HS làm thí nghiệm và
tìm ra đặc điểm ảnh của
một vật tạo bởi TKHT
và TKPK.
- Thảo luận trong nhóm
về cách nhận biết ảnh
TKHT, TKPK thông
qua đặc điểm ảnh.
- GV: để các nhóm trình
bày kết quả nghiên cứu
của mình.

3.1
3.2

3.3
3.4

Hoạt động nhóm:
- Tìm cách vẽ ảnh của
một điểm sáng S trước
TK
- Tìm cách vẽ ảnh của
vật sáng AB (AB đặt
vuông góc với trục
chính, A nằm trên trục
chính) qua TK
GV: Nhận xét, chốt
cách vẽ đúng
Hoạt động cá nhân:
- Dựa vào các tia sáng
đặc biệt vẽ được ảnh
của một điểm sáng S và
vật sáng AB (AB đặt
vuông góc với trục
chính, A nằm trên trục
chính) trước TK
- Dựa vào hình vẽ và
phép tính hình học tính
được khoảng cách từ

4.1
4.2
4.3
4.4

4.5
4.6
4.7
4.8
4.9
4.10
4.11
4.12
4.13

Trêng THCS H2


Giáo án vật lí 9
vật, ảnh đến TK, chiều
cao vật, của ảnh
CHỦ ĐỀ THẤU KÍNH
Tiết 1 (Tiết 46 theo PPCT)
Đặt vấn đề: Bạn bình khoe với bạn Lan: ‘‘Bình vừa tìm hiểu và biết được kính lão đeo
mắt củ'a ông ngoại Bình là một thấu kính khi đưa ra ngoài nắng kính này có thể tập trung
ánh nắng và đốt cháy cả giấy, lá khô nữa đó’’. Lan hỏi Bình: ‘‘Ba mình bảo kính cận cũng
là một loại thấu kính? Sao mình đưa kính ra ngoài nắng, nó chẳng tập trung được ánh
nắng gì cả’’ Em có thể trả lời thay cho bạn Bình câu hỏi của Lan?
Thấu kính là một dụng cụ ứng dụng hiện tượng khúc xạ ánh sáng, được sử dụng phổ
biến trong cuộc sống và được lắp đặt trong nhiều thiết bị, máy móc. Ta hãy cùng tìm hiểu:
Thấu kính là gì? Có những loại thấu kính nào? Đặc điểm truyền ánh sáng và tạo ảnh qua
thấu kính như thế nào?
I.
KHÁI QUÁT VỀ THẤU KÍNH
1. Thấu kính – Thấu kính rìa mỏng và thấu kính rìa dày

Hoạt động 1: Hãy tìm hiểu quan sát và trả lời.
Thấu kính là một khối chất trong suốt thường bằng thủy tinh hoặc nhựa, được giới hạn
bởi hai mặt cong hoặc một mặt cong và một mặt phẳng, mặt cong thường là mặt cầu.
Thấu kính thường được chia thành hai loại, tùy thuộc vào hình dạng của thấu kính hoặc
đường đi của ánh sáng qua thấu kính
Phân loại thấu kính theo hình dạng:
+ Thấu kính rìa mỏng: Có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
+ Thấu kính rìa dày: Có phần rìa dày hơn phần giữa.
? Quan sát một số thấu kính, tìm cách kiểm chứng và cho biết mỗi thấu kính được quan
sát là thấu kính rìa mỏng hay thấu kính rìa dày?

Hình 1
Chuyển ý: Đường truyền của tia sáng qua thấu kính rìa mỏng và qua thấu kính rìa dày có
gì khác nhau.
2. Thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì
Hoạt động 2: Hãy tìm hiểu, thực hiện thí nghiệm, trả lời câu hỏi và nêu kết luận,
nhận xét

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H3


Giáo án vật lí 9
Các thấu kính thường là mỏng nên điểm giữa của hai bề mặt thấu kính coi như trùng
nhau. Ta kí hiệu điểm này là O và gọi đó là quang tâm của thấu kính
Đường thẳng truyền qua O và vuông góc với bề mặt thấu kính được gọi là trục chính
(∆) của thấu kính.
Tia sáng truyền tới thấu kính được gọi là tia tới

Tia khúc xạ ra khỏi thấu kính được gọi là tia ló
Vùng không gian chứa các tia tới được gọi là vùng không gian ở phía trước thấu kính.
Vùng không gian chứa các tia ló được gọi là vùng không gian ở phía sau thấu kính.
Ánh sáng truyền theo chiều từ phía trước ra phía sau của thấu kính (Hình 2)
Chiều truyền ánh sáng
Trước thấu kính


Sau thấu kính

Chiều truyền ánh sáng
Trước thấu kính


O

O




Sau thấu kínhO
O

Hình 2
Thí nghiệm: Lần lượt chiếu một chùm tia sáng song song đến vuông góc với bề mặt của
thấu kính rìa mỏng và thấu kính rìa dày
? Trong mỗi trường hợp em hãy cho biết, chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính thuộc loại
chùm tia nào: hội tụ, phân kì hay song song?
? Từ đó hãy cho biết, thấu kính nào được gọi là thấu kính hội tụ, là thấu kính phân kì?


Thấu kính hội tụ

Thấu kính phân kì
Hình 3

Kết luận:
Thấu kính hội tụ: Chùm tia tới song song với trục chính có chùm tia ló hội tụ
Thấu kính phân kì: Chùm tia tới song song với trục chính có chùm tia ló phân kì
Thấu kính thường được đặt trong không khí, khi này:
- Thấu kính rìa mỏng là thấu kính hội tụ.
- Thấu kính rìa dày là thấu kính phân kì.

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H4


Giáo án vật lí 9
Hướng dẫn về nhà:
- Học và nắm vững nội dung tiết học
- Làm các bài tập 42-43.7, 42-43.8, 42-43.12, 44-45.6, 42-43.7, 44-45.10, 44-45.14
SBT
- Nghiên cứu nội dung bài học Thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì ở SGK

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H5



Giáo án vật lí 9
CHỦ ĐỀ THẤU KÍNH
Tiết 2 (Tiết 47 theo PPCT)
Bài cũ:
? Thế nào là thấu kính? Theo hình dạng, thấu kính được chia thành những loại thấu kính
nào và phân chia như thế nào? Theo đường đi của ánh sáng qua thấu kính, thấu kính
được chia thành những loại thấu kính nào và phân chia như thế nào? Liên hệ giữa các
loại thấu kính theo hai cách phân chia này như thế nào?
? Em hãy nêu ví dụ một số vật dụng có thấu kính trong cuộc sống quanh ta. Với mỗi vật
dụng đã nêu, em có biết thấu kính trong đó thuộc loại nào?
? Thế nào là quang tâm, trục chính, tia tới, tia ló?
Nhận xét: Khi chùm tia tới song song với trục chính của một thấu kính, chùm tia ló (hoặc
đường kéo dài của chùm tia ló) đồng quy tại một điểm trên trục chính. Ta gọi điểm đó là
tiêu điểm F’ của thấu kính. (hình 4)
- Thấu kính hội tụ: F’ ở sau thấu kính.
- Thấu kính phân kì: F’ ở trước thấu kính
- Điểm đối xứng với F’ qua quang tâm O cũng được gọi là tiêu điểm của thấu kính và
kí hiệu là F
Hình 5 dưới đây Mô tả kí hiệu thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì và quang tâm O, trục
chính ∆, các tiêu điểm F, F’ của thấu kính.
Khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm được gọi là tiêu cự của thấu kính, kí hiệu là f
F = OF = OF’

O

F'
F'


O

Hình 4: Tiêu điểm của thấu kính
Chiều truyền của ánh sáng



O

Chiều truyền của ánh sáng



F'

F

O

F'

F’

Thấu kính hội tụ

Thấu kính phân kì
Hình 5

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång


Trêng THCS H6


Giáo án vật lí 9
VẬN DỤNG:
1. Quan sát hình vẽ mô tả đường
truyền của chùm tia tới thấu kính
trong hai trường hợp sau:
F
- Chùm tia tới giao nhau tại quang
O
tâm O của thấu kính (hình 6a)
- Chùm tia tới (hoặc đường kéo dài
của chùm tia tới giao nhau tại tiêu
a)
điểm F của thấu kính.(hình 6b)
Trong mỗi trường hợp, hãy nêu đặc điểm của các tia ló.

F'

F
S

O

F'

b)
Hình 6


2. Trên hình 6 có vẽ TKHT, quang tâm O, trục chính ∆, hai tiêu điểm F, F’, các tia tới (1),
(2), (3). Hãy vẽ các tia ló của các tia tới này.
S

(1)
(2)



O

F'

F
(3)

3. Trên hình 7 vẽ TKPK, quang tâm O, trục chính ∆, hai tiêu điểm F, F’, các tia tới (1),
(2). Hãy vẽ các tia ló của các tia tới này.
S

(1)
(2)



O

F


F’

Hướng dẫn về nhà:
- Học và nắm vững nội dung tiết học
- Làm bài tập 42-43.9, 42-43.10, 42-43.12, 44-45.8, 44-45.9 SBT
- Nghiên cứu nội dung bài học ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và ảnh của
một vật tạo bởi thấu kính phân kì ở SGK

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H7


Giáo án vật lí 9
CHỦ ĐỀ THẤU KÍNH
Tiết 3: (Tiết 48 theo PPCT)
Bài cũ:
? Thế nào là tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính?
? Hãy sử dụng kí hiệu thấu kính và vẽ hình mô tả đường truyền của các tia sáng sau qua
thấu kính hội tụ: Tia tới qua quang tâm O, tia tới song song với trục chính, tia tới qua tiêu
điểm F.
? Hãy sử dụng kí hiệu thấu kính và vẽ hình mô tả đường truyền của các tia sáng sau qua
thấu kính phân kì: Tia tới qua quang tâm O, tia tới song song với trục chính.
? Hãy sử dụng kí hiệu thấu kính và vẽ hình mô tả sự tập trung ánh sáng mặt trời qua một
thấu kính hội tụ.
Chuyển ý: Thấu kính được dùng trong
rất nhiều dụng cụ quang để tạo ra hình
ảnh của các vật. Ví dụ, nhờ thấu kính
mà một số máy ảnh có thể chụp và

phóng đại hình ảnh của các vật rất nhỏ
(kĩ thuật chụp ảnh macro) Hình 7 dưới
đây là ảnh macro của những giọt nước
trên một nhánh cây, những giọt nước
này cũng là những thấu kính tạo ra
hình ảnh nhỏ bé của một bông hoa ở
gần đó. Ta hãy cùng tìm hiểu: Hình
anhr của các vật tạo bởi thấu kính có
những đặc điểm thế nào?
II.

Hình 7
ĐẶC ĐIỂM ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH

1. Ảnh thật, ảnh ảo qua thấu kính
Hoạt động 3: Hãy tìm hiểu và trả lời
Đặc điểm về ảnh thật và ảnh ảo của một vật sáng qua gương ta đã biết cũng áp dụng
đước với thấu kính:
- Khi chùm tia tới từ một điểm S trên vật sáng đến thấu kính có chùm tia ló hội tụ tại

điểm S’ ở sau thấu kính, S’ được gọi là ảnh thật của S qua thấu kính. Ảnh thật có thể
hiện rõ trên màn (Hình 8) hoặc được nhìn thấy bằng mắt khi mắt đặt sau điểm hội tụ
của chùm tia ló.
- Khi chùm tia tới từ một điểm S trên vật sáng đến thấu kính có chùm tia ló phân kì,

đường kéo dài của các tia ló giao nhau tại điểm S’ ở trước thấu kính, S’ được gọi là ảnh
ảo của S qua thấu kính. Ảnh ảo không hiện được trên màn nhưng có thể nhìn thấy bằng
mắt khi mắt đặt sau thấu kính để nhận chùm tia ló. (hình 9)

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ

ng §ång

Trêng THCS H8


Giáo án vật lí 9

Hình 8

Hình 9
? Em hãy cho biết: Trên các hình 10 và 11 dưới đây ảnh của vật sáng qua thấu kính là
ảnh thật hay ảnh ảo, cùng chiều hay ngược chiều so với vật và lớn hơn hay nhỏ hơn vật

Hình 10
1010

Hình 11
2. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
Hoạt động 4: Hãy thực hiện thí nghiệm và trả lời, kết luận
Quan sát ảnh của một vật sáng qua thấu kính hội tụ khi vật ở trước thấu kính, vuông
góc với trục chính của thấu kính
- Vật ở khá xa trước thấu kính. Đặt một màn ảnh ở sau thấu kính, vuông góc với trục
chính của thấu kính.

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H9



Giáo án vật lí 9
Di chuyển màn lại gần hoặc ra xa thấu kính, có tìm được vị trí của màn mà ảnh
của vật hiện rõ trên màn hay không. Ảnh này là ảnh thật hay ảnh ảo, cùng chiều hay
ngược chiều với vật?
Bỏ màn đi, đặt mắt sau thấu kính và nhìn qua thấu kính, mắt có thể nhìn thấy ảnh
này hay không?
- Vật ở khá gần thấu kính
Đặt màn ở sau thấu kính và di chuyển màn lại gần hoặc ra xa thấu kính, có tìm
được vị trí của màn mà ảnh của vật hiện rõ trên màn hay không?
Bỏ màn đi, đặt mắt sau thấu kính và nhìn qua thấu kính. Mắt có nhìn thấy ảnh của
vật qua thấu kính hay không? Ảnh này cùng chiều hay ngược chiều với vật, lớn hơn
hay nhỏ hơn vật, là ảnh thật hay ảnh ảo?
Kết luận: Một vật ở trước thấu kính hội tụ, ảnh của vật qua thấu kính:
- Có thể là ảnh thật, ngược chiều với vật
- Hoặc là ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
3. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
Hoạt động 5: Hãy thực hiện thí nghiệm và trả lời, kết luận
Quan sát ảnh của một vật sáng qua thấu kính phân kì khi vật ở trước thấu kính,
vuông góc với trục chính của thấu kính
Đặt một màn ảnh ở sau thấu kính, vuông góc với trục chính và di chuyển màn lại
gần hoặc ra xa thấu kính, có tìm được vị trí của màn mà ảnh của vật hiện rõ trên màn
hay không?
Bỏ màn đi, đặt mắt sau thấu kính và nhìn qua thấu kính. Mắt có nhìn thấy ảnh của
vật qua thấu kính hay không? Ảnh này cùng chiều hay ngược chiều với vật, lớn hơn
hay nhỏ hơn vật, là ảnh thật hay ảnh ảo?
Kết luận: Một vật ở trước thấu kính phân kì, ảnh của vật qua thấu kính là ảnh ảo,
cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Hướng dẫn về nhà:
- Học và nắm vững nội dung tiết học
- Làm bài tập 42-43.11, 44-45.5, 44-45.11, 44-45.12, 44-45.13 SBT

- Nghiên cứu nội dung bài học ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và ảnh của
một vật tạo bởi thấu kính phân kì ở SGK

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H10


Giáo án vật lí 9
CHỦ ĐỀ THẤU KÍNH
Tiết 4: (Tiết 49 theo PPCT)
Bài cũ:
? Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
? Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
ĐVĐ: Sử dụng kiến thức đã biết về đường đi của tia sáng qua thấu kính, ta có thể
dựng ảnh của một vật sáng qua thấu kính, từ đó kiểm chứng được đặc điểm ảnh của
một vật tạo bởi thấu kính.
III. CÁCH DỰNG ẢNH CỦA MỘT VẬT QUA THẤU KÍNH
Hoạt động 6: Hãy tìm hiểu và trả lời
Để dựng ảnh S’ của điểm sáng S qua thấu kính khi S nằm ngoài trục chính, ta chỉ
cần vẽ đường truyền của hai tia sáng qua thấu kính
Để dựng ảnh của một vật sáng AB qua thấu kính khi AB đặt vuông góc với trục
chính của thấu kính và A nằm trên trục chính, ta dựng ảnh của B’ của B rồi từ B’ vẽ
đường vuông góc với trục chính để có ảnh A’của A trên trục chính.
Để dựng ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ, ta thường dùng các tia sáng qua thấu kính
hội tụ sau:
-

Tia tới quang tâm O, tia ló truyền thẳng qua thấu kính


-

Tia tới song song với trục chính, tia ló đi qua tiêu điểm F’ ở sau thấu kính

-

Tia tới (hoặc đường kéo dài của tia tới) đi qua tiêu điểm F trước thấu kính, tia ló
song song với trục chính.
Để dựng ảnh tạo bởi thấu kính phân kì, ta thường dùng các tia sáng qua thấu
kính phân kì sau:

-

Tia tới quang tâm O, tia ló truyền thẳng qua thấu kính.

-

Tia tới song song với trục chính, tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F’ ở trước
thấu kính
Hình 12 dưới đây mô tả một số trường hợp dựng ảnh qua thấu kính hội tụ và thấu
kính phân kì:
Chú ý:

-

Khi dựng ảnh, ảnh ảo và đường kéo dài của tia sáng được vẽ bằng nét đứt.

-


Khi dựng ảnh như hình dưới ta chỉ cẩn vẽ hai trong ba đường truyền của tia sáng.

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H11


Giáo án vật lí 9

Hình 12
? Trong mỗi trường hợp của hình, em hãy cho biết: thấu kính là thấu kính hội tụ
hay thấu kính phân kì, ảnh là ành ảo hay ảnh thật, cùng chiều hay ngược chiều với
vật?
? Hãy dựng ảnh S’ của điểm sáng qua thấu kính trong các trường hợp nêu ở hình
dưới đây.
S

S
S


O

F'

F




O
F

a)

F'



O

F'

F’

b)

c)

Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và nắm vững nội dung của bài học
- Làm các bài tập 42-43.1, 42-43.3, 44-45.1, 44-45.3, 44-45.5, 44-45.15 SBT
- Ôn lại các kiến thức để tiết sau làm bài tập.

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H12



Giáo án vật lí 9
CHỦ ĐỀ THẤU KÍNH
Tiết 5: (Tiết 50 theo PPCT)
Bài cũ:
? Nêu cách dựng ảnh S’ của điểm sáng S qua thấu kính khi S nằm ngoài trục chính
và cách dựng ảnh của vật sáng AB qua thấu kính khi AB đặt vuông góc với trục chính,
A nằm trên trục chính.
? Vật sáng AB đặt trước một thấu kính như hình 13. Thấu kính là thấu kính hội tụ
hay phân kì? Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính. Từ đó cho biết ảnh A’B’ là ảnh thật
hay ảnh ảo, cùng chiều hay ngược chiều với vật, lớn hơn hay nhỏ hơn vật.

B
O
A

F'

F

Hình 13
ĐVĐ: Hãy vận dụng kiến thức về thấu kính để tìm hiểu chi tiết hơn vể các đặc điểm
tạo ảnh qua thấu kính và giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống liên quan đến
thấu kính.
IV. VẬN DỤNG
Hoạt động 7:
Ta biết được
-

Khi vật ở xa thấu kính, chùm tia sáng từ một điểm trên vật đến thấu kính được coi
như là chùm tia song song


-

Chùm tia tới song song với trục chính đến thấu kính hội tụ có chùm tia ló hội tụ tại
tiêu điểm F’ sau thấu kính.

-

Chùm tia tới song song với trục chính đến thấu kính phân kì có chùm tia ló phân kì,
đường kéo dài của chùm tia ló giao nhau tại tiêu điểm F’ trước thấu kính.
Dựa vào các hiểu biết trên và các trường hợp tạo ảnh nêu ở hình, hãy điền
vào các chỗ trống để hoàn tất các nhận xét sau:

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H13


Giáo án vật lí 9

Nhận xét:
Đối với thấu kính hội tụ:
-

Vật ở rất xa thấu kính cho ảnh …, ở vị trí cách thấu kính một khoảng … tiêu cự

-

Vật ở ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh …, …. Chiều với vật


-

Vật ở trong khoảng tiêu cự cho ảnh …, … chiều với vật và … nhỏ hơn vật.
Đối với thấu kính phân kì:

-

Vật ở rất xa thấu kính cho ảnh …, ở vị trí cách thấu kính một khoảng … tiêu cự

-

Vật ở mọi vị trí trước thấu kính, ảnh đều là ảnh …, … chiều với vật, … hơn vật và
nằm … khoảng tiêu cự của thấu kính
Hoạt động 8:

Bài tập: Vật AB đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính.
Chiều cao của vật là h = 3cm. Tiêu cự của thấu kính là f = 12cm. Khoảng cách từ AB đến
thấu kính là d.
a) Dựng ảnh A’B’ của AB trong các trường hợp sau:
-

Thấu kính hội tụ, d = 20cm.

-

Thấu kính hội tụ, d = 8cm.

-


Thấu kính phân kì d = 20cm

-

Thấu kính phân kì d = 8cm.

b) Ảnh của AB là ảnh ảo trong các trường hợp nào nêu trên? Dựa vào hình vẽ để so

sánh độ lớn của ảnh ảo trong các trường hợp đó
c) Chọn một trong ba trường hợp nêu ở câu a, dựa vào hình vẽ khi dựng ảnh và dùng

các phép tính hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của
ảnh
Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và nắm vững nội dung của bài học
-

Làm các bài tập 42-43.5, 44-45.4 SBT

- Ôn lại các kiến thức để tiết sau tiếp tục làm bài tập.

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H14


Giáo án vật lí 9
CHỦ ĐỀ THẤU KÍNH
Tiết 6: (Tiết 51 theo PPCT)

Bài cũ:
? Nêu các đặc điểm ảnh của một vật sáng qua thấu kính hội tụ khi vật:
- Ở rất xa thấu kính.
- Ở ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính.
- Ở trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
? Nêu các đặc điểm ảnh của một vật sáng qua thấu kính phân kì khi vật:
- Ở rất xa thấu kính.
- Ở mọi vị trí trước thấu kính
ĐVĐ: Hãy vận dụng kiến thức về thấu kính để tìm hiểu chi tiết hơn vể các
đặc điểm tạo ảnh qua thấu kính và giải thích một số hiện tượng trong cuộc sống liên
quan đến thấu kính.
Hoạt động 9:
Vẽ đường truyền của chùm tia tới song song với trục chính qua thấu kính hội
tụ và qua thấu kính phân kì. Từ đó cho biết loại thấu kính nào có thể tập trung được
ánh sáng mặt trời qua thấu kính để làm cháy giấy, lá khô.

Kính lão là loại thấu kính hội tụ còn kính cận là loại thấu kính phân kì. Em
hãy cho biết kính nào có thể tập trung được ánh sáng mặt trời.
Hoạt động 10:
Nhìn vào hình dưới đây, em hãy cho biết hai thấu kính trong hình, thấu kính nào là
thấu kính hội tụ, thấu kính nào là thấu kính phân kì và giải thích vì sao?

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H15


Giáo án vật lí 9


Bài tập 1: Một điểm sáng S đặt trước một thấu kính cho ảnh S’ qua thấu kính như
các trường hợp nêu trên hình dưới, ∆ là trục chính của thấu kính. Trong mỗi trường
hợp, hãy dùng phép vẽ để xác định quang tâm O và các tiêu điểm F, F’ của thấu
kính đó cho biết ảnh S’ là ảnh thật hay ảnh ảo, thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu
kính phân kì.
S

S

S
S’





S’


S’
Hình a

Hình b

hình c

Bài tập 2: Vật sáng AB đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính ∆, A nằm
trên trục chính. Cho biết ảnh A’B’ của AB qua thấu kính ngược chiều với AB và cao
gấp hai lần AB. Khoảng cách AA’ = 45cm. Dùng phép vẽ hình hãy xác định vị trí
quang tâm O và các tiêu điểm F, F’ của thấu kính rồi dùng các phép tính hình học để

tìm tiêu cự f của thấu kính.

B


Hướng dẫn về nhà:

A

-

Học bài và nắm vững nội dung của bài học

-

Làm các bài tập 42-43.2, 42-43.4, 44-45.2 SBT

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

A’
B’

Trêng THCS H16


Giáo án vật lí 9
-

Ôn lại các kiến thức để tiết sau trả lời câu hỏi và làm bài tập.


CHỦ ĐỀ THẤU KÍNH
Tiết 7: (Tiết 52 theo PPCT)
Hoạt động 10: Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau theo nhóm
Câu 1: Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì?
A. Góc tới và góc khúc xạ không thể bằng nhau
B. Góc tới luôn nhỏ hơn góc khúc xạ
C. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ trừ trường hợp góc tới bằng không
D. Tia khúc xạ nằm xa pháp tuyến hơn so với tia tới
Câu 2: Một người quan sát viên sỏi dưới đáy một chậu nước. Thông tin nào sau đây là Sai?
A. Tia sáng truyền từ viên sỏi tới mắt bị khúc xạ khi qua mặt nước
B. Mắt người quan sát được ảnh của viên sỏi nằm ở phía trên vị trị thực của viên sỏi một chút.
C. Mắt chỉ nhìn thấy viên sỏi nếu có những tia sáng từ viên sỏi khúc xạ từ nước ra
không khí và truyền tới mắt.
D. Nhìn thấy kích thước của viên sỏi tăng gấp đôi.
Câu 3: Đối với thấu kính hội tụ, tia sáng nào truyền qua thấu kính mà không bị khúc xạ.
A. Tia tới đi qua tiêu điểm F
B. Tia tới song song với trục chính và không trùng với trục chính
C. Tia tới đến quang tâm
D. Tia tới có phương đi qua tiêu điểm F’
Câu 4: Dùng thấu kính hội tụ hứng chùm ánh sáng mặt trời, thì chùm tia ló:
A. Hội tụ tại một điểm phía sau thấu kính
C. Là chùm song song
B. Luôn hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính
D. Là chùm phân kì
Câu 5: Thông tin nào dưới đây cho phép khẳng định thấu kính đã cho chỉ có thể là TKPK
A. Vật và ảnh nằm cùng một phía so với thấu kính
C. Vật thật cho ảnh ảo
B. Vật thật cho ảnh ảo nhỏ hơn vật
D. Vật và ảnh cùng chiều

Câu 6: Đối với thấu kính phân kì, ảnh của vật đặt trước thấu kính là:
A. Ảnh ảo, ngược chiều và nhỏ hơn vật. C. Ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
B. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. D. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
Trong các câu hỏi và bài tập dưới dây, khi nói đặt vật AB trước thấu kính ta hiểu là AB
vuông góc với trục chính của thấu kính, A nằm trên trục chính và B nằm ngoài trục chính
của thấu kính
Câu 7: Đặt vật AB cách thấu kính hội tụ sao cho AB nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu
kính thì ảnh của nó có đặc điểm như thế nào?
A. Là ảnh ảo
C. Luôn có độ cao bằng AB
B. Ngược chiều với AB
D. Không thể thu được trên màn
Câu 8: Đặt vật AB cách thấu kính hội tụ một khoảng d=1,5f thì ảnh của vật AB có đặc điểm là:
A. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
C. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật
B. Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật.
D. Ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật
Câu 9: Đặt vật AB trước thấu kính phân kì, thông tin nào sau đây là sai khi nói về ảnh
A’B’ của nó?
A. Ảnh A’B’ là ảnh ảo
C. Ảnh A’B’ nằm ở phía bên kia thấu kính so với vật
B. Ảnh A’B’ cùng chiều với vật D. Ảnh A’B’ luôn nhỏ hơn vật

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H17


Giáo án vật lí 9

Câu 10: Vật AB đặt trước thấu kính phân kì có ảnh A’B’ cao bằng nữa AB. Khoảng cách
từ vật đến ảnh là:
A. Bằng tiêu cự
C. Bằng nửa tiêu cự
B. Gấp đôi tiêu cự
D. Gấp bốn lần tiêu cự

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H18


Giáo án vật lí 9
Hoàn thành các bài tập sau:
Bài tập 1: Vật sáng AB đặt trước một thấu kính phân kì, vuông góc với trục chính, A nằm
trên trục chính. Chiều cao của vật là h = 2cm. Tiêu cự của thấu kính là f = 30cm. Khoảng
cách từ AB đến thấu kính là d = 30 cm. Dựng ảnh A’B’ của AB rồi dùng phép tính hình
học để tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.
Bài tập 2: Vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ, vuông góc với trục chính, A nằm
trên trục chính. Chiều cao của vật là h = 2cm. Tiêu cự của thấu kính là
f = 20cm. Khoảng cách từ AB đến thấu kính là d. Dựng ảnh A’B’ của AB rồi dùng các
phép tính hình học để tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều của ảnh trong các
trường hợp sau:
- TH1: d = 40cm
- TH 2: d = 15cm
Hướng dẫn về nhà:
Ôn lại các kiến thức về sự khúc xạ ánh sáng và chủ đề thấu kính để tiết sau kiểm tra 1 tiết.

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ

ng §ång

Trêng THCS H19


Giáo án vật lí 9
Tiết 53:
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh trong việc học tập, vận dụng các kiến
thức của bài hiện tượng khúc xạ ánh sáng và chủ đề thấu kính
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lí thuyết để giải bài tập vật lí.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, trung thực khi làm bài kiểm tra.
Ma trận đề kiểm tra:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp Vận dụng cao
Tổng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
Hiện tượng
1c
1c
khúc xạ AS
0,5đ
0,5đ
Chủ đề thấu
2c

2c
2c
2c
1/2c
1c
1/2c 10c
kính


2,5đ

1,5đ
0,5đ

9,5đ
2c
3c
2c
2c
1/2c
1c
1/2c
Tổng
10

1,5đ
2,5đ

1,5đ
0,5đ


II. CHUẨN BỊ
1. GV: Đề kiểm tra
2. HS: Dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Y/c lớp trưởng báo cáo sĩ số
2. Phát bài kiểm tra cho HS
3. Thu bài
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Nghiên cứu trước bài thực hành ‘‘Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ‘‘. Viết mẫu báo
cáo trang 125 SGK
Đề chẵn
Phần I: Trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất.
Câu 1: Khi ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì :
A. Góc tới luôn lớn hơn góc khúc xạ
C. Có trường hợp góc tới bằng góc khúc xạ
B. Góc tới luôn nhỏ hơn góc khúc xạ
D. Bất kì tia tới nào cũng cho tia khúc xạ
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về thấu kính là đúng:
A. Thấu kính có một mặt phẳng và một mặt cong là thấu kính rìa dày
B. Trong không khí, thấu kính rìa mỏng là thấu kính hội tụ.
C. Chùm tia tới từ một điểm sáng S đến thấu kính hội tụ luôn có chùm tia ló là chùm tia hội tụ.
D. Thấu kính tập trung được ánh sáng mặt trời là thấu kính rìa dày.
Câu 3: Trong các hình dưới đây hình nào mô tả sai đường đi của tia sáng qua thấu kính.
F

O

F'


F

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

O

F'

F'

O

F

F

F'
O

Trêng THCS H20


Giáo án vật lí 9
a)

b)

c)


d)

A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Câu 4: Một điểm sáng S ở trước thấu kính hội tụ có ảnh qua thấu kính là S’ cũng ở trước thấu kính. Phát
biểu nào sau đây là đúng?
A. Chùm tia sáng từ S đến thấu kính có chùm tia ló phân kì.
B. Ảnh S’có thể hiện rõ trên màn khi đặt màn ở vị trí của ảnh và vuông góc với trục chính.
C. Mắt có thể nhìn thấy được ảnh S’khi đặt mắt ở trước thấu kính và nhìn qua thấu kính.
D. Ảnh S’ là ảnh thật.
Câu 5: Vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ và vuông góc với trục chính có ảnh qua thấu kính là
A’B’. Ảnh A’B’ không thể có đặc điểm nào sau đây
A. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật. C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và lớn hơn vật
B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. D. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Câu 6: Mắt nhìn qua một li nước thấy được ảnh ngược chiều và nhỏ hơn vật của những vật ở khá xa trước
li nước. Ảnh quan sát được là thật hay ảo và li nước có tác dụng tạo ảnh như loại thấu kính nào?
A. Ảnh thật, thấu kính hội tụ.
C. Ảnh ảo, thấu kính hội tụ.
B. Ảnh thật, thấu kính phân kì.
D. Ảnh ảo, thấu kính phân kì.
Câu 7: Trong các hình sau hình nào mô tả đúng đường đi của chùm tia sáng qua thấu kính

O

F

F

'

F
S

a)

O

b)

F'

F'

O

F

O

F'

F

S

c)

d)


B. Hình a

B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Câu 8: Một thấu kính phân kì có tiêu cự f=20cm. Một vật sáng AB đặt trước thấu kính, vuông góc với
trục chính. Ảnh của AB qua thấu kính là A’B’. Khoảng cách d’ từ A’B’ đến thấu kính không thể có giá trị
nào sau đây?
A. 10cm
B. 15cm
C. 25cm
D. 5cm
Phần II: Tự luận
Câu 1: Nêu các đặc điểm ảnh của một vật sáng qua t hấu kính hội tụ khi vật:
- Ở rất xa thấu kính.
- Ở ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính:
- Ở trong khoảng tiêu cự của thấu kính:
Câu 2: Nêu và vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì.
Câu 3: Vật AB đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính. Chiều cao của
vật là h = 6cm. Tiêu cự của thấu kính là f = 15cm. Khoảng cách từ AB đến thấu kính là d.
d) Dựng ảnh A’B’ của AB trong hai trường hợp sau:
- Thấu kính hội tụ, d = 12cm.
- Thấu kính phân kì, d = 30cm.
e) Nêu tính chất của ảnh A’B’ trong từng trường hợp
f) Chọn một trong hai trường hợp nêu ở câu a, dựa vào hình vẽ khi dựng ảnh và dùng các phép tính
hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.
Đề lẻ
Phần I: Trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất.

Câu 1: Một thấu kính phân kì có tiêu cự f=30cm. Một vật sáng AB đặt trước thấu kính, vuông góc với
trục chính. Ảnh của AB qua thấu kính là A’B’. Khoảng cách d’ từ A’B’ đến thấu kính không thể có giá trị
nào sau đây?

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H21


Giáo án vật lí 9
A. 35cm

B. 25cm
C. 15cm
D. 5cm
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về thấu kính là đúng:
A. Trong không khí, thấu kính rìa mỏng là thấu kính hội tụ.
B. Thấu kính tập trung được ánh sáng mặt trời là thấu kính rìa dày.
C. Thấu kính có một mặt phẳng và một mặt cong là thấu kính rìa dày.
D. Chùm tia tới từ một điểm sáng S đến thấu kính hội tụ luôn có chùm tia ló là chùm tia hội tụ.
Câu 3: Trong các hình sau hình nào mô tả đúng đường đi của chùm tia sáng qua thấu kính

F
S

O

F'


F'
O

F

O

F

F

O

F'

S

F
'

a)
b)
c)
d)
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Câu 4: Mắt nhìn qua một li nước thấy được ảnh ngược chiều và nhỏ hơn vật của những vật ở khá xa trước
li nước. Ảnh quan sát được là thật hay ảo và li nước có tác dụng tạo ảnh như loại thấu kính nào?

A. Ảnh thật, thấu kính phân kì.
C. Ảnh ảo, thấu kính hội tụ.
B. Ảnh ảo, thấu kính phân kì.
D. Ảnh thật, thấu kính hội tụ.
Câu 5: Trong các hình dưới đây hình nào mô tả sai đường đi của tia sáng qua thấu kính.
F

O

F'

F

O

F'

F'

O

F

F

F'
O

a)
b)

c)
d)
B. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Câu 6: Vật sáng AB đặt trước một thấu kính hội tụ và vuông góc với trục chính có ảnh qua thấu kính là
A’B’. Ảnh A’B’ không thể có đặc điểm nào sau đây:
A. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. C. Ảnh thật, ngược chiều với vật và lớn hơn vật.
B. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật.
Câu 7: Một điểm sáng S ở trước thấu kính hội tụ có ảnh qua thấu kính là S’ cũng ở trước thấu kính. Phát
biểu nào sau đây là đúng?
A. Ảnh S’có thể hiện rõ trên màn khi đặt màn ở vị trí của ảnh và vuông góc với trục chính.
B. Chùm tia sáng từ S đến thấu kính có chùm tia ló phân kì.
C. Ảnh S’ là ảnh thật.
D. Mắt có thể nhìn thấy được ảnh S’khi đặt mắt ở trước thấu kính và nhìn qua thấu kính.
Câu 8: Khi ánh sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì:
A. Góc tới luôn nhỏ hơn góc khúc xạ.
C. Bất kì tia tới nào cũng cho tia khúc xạ.
B. Góc tới luôn lớn hơn góc khúc xạ.
D. Có trường hợp góc tới bằng góc khúc xạ.
Phần II: Tự luận (6đ)
Câu 1: (1,5đ) Nêu các đặc điểm ảnh của một vật sáng qua thấu kính phân kì khi vật:
- Ở rất xa thấu kính:
- Ở mọi vị trí trước thấu kính :
Câu 2: (1đ) Nêu và vẽ đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ.
Câu 3: (3,5đ) Vật AB đặt trước một thấu kính, vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính. Chiều
cao của vật là h = 4cm. Tiêu cự của thấu kính là f = 12cm. Khoảng cách từ AB đến thấu kính là d.
g) Dựng ảnh A’B’ của AB trong hai trường hợp sau:
- Thấu kính hội tụ, d = 20cm.

- Thấu kính phân kì, d = 8 cm.

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H22


Giáo án vật lí 9
h) Nêu tính chất của ảnh A’B’ trong từng trường hợp
i) Chọn một trong hai trường hợp nêu ở câu a, dựa vào hình vẽ khi dựng ảnh và dùng các phép tính
hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh.

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H23


Giáo án vật lí 9
Đáp án và thang điểm
Phần 1: Trắc nghiệm
Chẵn
Lẻ

Câu 1
C
A

Câu 2

B
A

Câu 3
D
C

Câu 4
A
D

Câu 5
B
C

Câu 6
A
B

Câu 7
D
B

Câu 8
C
D

Phần II : Tự luận
Đề chẵn:
Câu 1: (1,5đ) Nêu một đặc điểm được 0,5 điểm

Các đặc điểm ảnh của một vật sáng qua thấu kính hội tụ khi vật:
- Vật ở rất xa thấu kính cho ảnh thật, ở vị trí cách thấu kính một khoảng bẳng tiêu cự
- Vật ở ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật
- Vật ở trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.
Câu 1: (1,5đ) Nêu và vẽ đúng 1 tia được 0,5 điểm
Đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì
- Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài qua tiêu điểm.
- Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới

Câu 3: a. (1đ) vẽ đúng 1 TH được 0,5 điểm đối với lớp 9C, (1 điểm đối với lớp 9B và 9A)
TH1: Thấu kính hội tụ, d = 12cm.

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H24


Giáo án vật lí 9

TH2: Thấu kính phân kì, d = 30cm.

b.(0,5đ) Nêu đúng đặc điểm ảnh ở mỗi TH được 0,25đ
TH1: A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn AB
TH2: A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn AB
c. (2đ) Tính đúng d’ được 1 điểm, tính đúng h’ được 1 điểm (Tính đúng d’ được 0,5 điểm,
tính đúng h’ được 0,5 điểm với lớp 9B và 9A)
TH1: - Xét hai tam giác vuông BAO và B’A’O có:

Ta có

-

(1)

Xét hai tam giác vuông HOF’ và tam giác B’A’F’ có:

Từ (1) và (2) ta có:

hay d.(d’+f)=f.d’ thay số vào ta có:

12.(d’+15)=15d’ => d’=60cm
Thay d’=60cm vào (1) ta được h’=24cm
Vậy d’= 60cm; h’= 24cm

GV: TrÇn ThÞ Thu Hµ
ng §ång

Trêng THCS H25


×