Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

THỰC TRẠNG tập đoàn dệt MAY VIỆT NAM VINATEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.38 KB, 6 trang )

TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM - XÍ NGHIỆP MAY VINATEX QUẢNG
NGÃI
I-

ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY
1. Giới thiệu về công ty
1.1.
Thông tin chi tiết về công ty
- Địa chỉ: Đường số 6, Lô C6, Khu công nghiệp Tịnh Phong - Xã
Tịnh Phong, Huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi
- Giám đốc: Đinh Công Trứ
- Lĩnh vực kinh tế: Kinh tế nhà nước (100% vốn nhà nước)
- Loại hình kinh tế: Công ty trách nhiệm hữu hạn NN 1 thành viên
Loại hình tổ chức: Tổ chức kinh tế SXKD dịch vụ, hàng hóa
Cấp chương: (1 - 129) Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Loại khoản: (070 - 075) Sản xuất trang phục
Ngành nghề chính:
+ Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục)
+ Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
+ Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa
hàng chuyên doanh
-

1.2.
Thông tin có liên quan về công ty
- Hiện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex)

-

II-


đã sang nhượng Xí
nghiệp may Vinatex (KCN Tịnh Phong) cho Tổng Công ty Dệt
may Hòa Thọ điều hành từ ngày 1/6. Hiện có 1.000 lao động làm
việc tại Xí nghiệp này.
Giám đốc hiện giờ: ông Phan Văn Phước - Giám đốc điều hành
Tổng Công ty Dệt may Hòa Thọ (Đà Nẵng)

Thực trạng tình hình cưỡng bức lao động tại công ty
1. Thực trạng thực tế tại công ty
- Cho rằng doanh nghiệp "ép" đủ thứ, hàng trăm người lao động Xí
nghiệp may Vinatex (KCN Tịnh Phong, Quảng Ngãi) đồng loạt
ngừng làm việc yêu cầu doanh nghiệp trả lương thỏa đáng.
-

Trong hai ngày 9/6 và 10/6/2016, hơn 350 công nhân Phân xưởng
1, Xí nghiệp may Vinatex Quảng Ngãi (KCN Tịnh Phong, huyện


-

-

-

-

-

2.


Sơn Tịnh) ngừng làm việc yêu cầu doanh nghiệp trả lương thỏa
đáng.
Hàng trăm công nhân tập trung đình công phía trước cổng Xí
nghiệp may Vinatex (KCN Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh) sáng
ngày 11/6.
Công nhân Xí nghiệp may Vinatex bức xúc cho biết, công ty ký
hợp đồng với người lao động khoảng hơn 3 triệu đồng nhưng thực
tế công nhân chỉ nhận từ 1,5 đến 2,5 triệu đồng. Mỗi đợt tăng ca
doanh nghiệp đưa ra mức 22.000 đồng mỗi giờ nhưng chỉ nhận
được 17.000 đồng.
Làm việc suốt ngày cơ cực nhưng suất ăn thì rất tệ, chủ yếu là cơm
với rau muống, ít cá. Mỗi lần đi trễ bị lập biên bản là họ phạt công
nhân trừ vào tiền lương 300.000 đồng. Lương đã thấp bèo, giờ họ
tìm cách cắt giảm đủ đường thì sao chúng tôi sống nổi.
Theo nhiều công nhân khác, công ty tăng ca từ 17h đến 19h nhưng
không cho ăn tối (bữa tối tự túc). Mỗi khi có khách hàng đến đánh
giá xưởng, họ buộc người lao động phải "nói dối" là nhận lương
theo hợp đồng đầy đủ, suất ăn đảm bảo chất lượng...
Tháng nào, lãnh đạo doanh nghiệp cũng hứa hẹn sắp tới có mã
hàng ổn định, bảng lương sẽ được điều chỉnh tăng cao. Công nhân
không nhận đủ lương theo hợp đồng kéo dài gây bức xúc dồn nén
nên ngừng làm việc yêu cầu doanh nghiệp giải quyết thỏa đáng

Hình thức cưỡng bức tại công ty
• Lừa gạt: Lừa gạt là tình trạng không thực hiện những gì đã
hứa, bằng lời nói, hoặc trên giấy tờ với người lao động. Nạn
nhân của tình trạng cưỡng bức lao động thường được tuyển
chọn với những lời hứa về việc làm đàng hoàng, có thu nhập
cao. Nhưng một khi họ băt đầu làm việc, những điều kiện
làm việc như lời hứa đã không có, người lao động bị rơi vào

tình trạng các điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng mà
không có khả năng thoát khỏi . Trường hợp này người lao
động không có sự tự do và đầy đủ thông tin khi đưa ra lời
đồng ý thực hiện công việc. Nếu mà họ biết thực tế điều kiện


3.

sống và làm việc như thế thì họ sẽ không bao giờ nhận lời
thực hiện công việc đó. Việc lừa đảo trong tuyển chọn lao
động thường là tô hồng việc làm, thu nhập cao, địa điểm tốt,
tư cách pháp nhân của người sử dụng lao động; đối với lao
động trẻ em còn hứa cho đi học, thường xuyên được bố mẹ
tới thăm, hoặc về thăm bố mẹ….
• Điều kiện làm việc và sinh hoạt bị lạm dụng: Người lao
động bị cưỡng bức có thể phải chấp nhận điều kiện sinh hoạt
thấp kém, điều kiện sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, chất
lượng bữa ăn không đảm bảo sức khỏe…. Những điều kiện
làm việc và sinh hoạt kém chất lượng này chắn chắn NLĐ
không bao giờ tự nguyện đồng ý. Nhiều khi người lao động
có thể “ tự nguyện” chấp nhận điều kiện làm việc thấp kém
vì họ không có sự lựa chọn công việc khác. Tuy nhiên ,điều
kiện làm việc thấp kém là hồi chuông cảnh báo về dấu hiệu
của sự ép buộc mà nó ngăn cản người lao động bị lạm dụng
chuyển đổi nơi làm việc.
• Liên tục làm ngoài giờ: Người lao động bị cưỡng bức có thể
bị buộc làm việc ngoài giờ liên tục, hoặc làm việc nhiều
ngày ngoài thời gian quy định bỡi luật pháp quốc gia hoặc
thõa thuận lao động tập thể. Họ có thể không được bố trí
thời gian nghỉ giải lao hoặc ngày nghỉ trong tuần, phải đảm

nhiệm ca kíp và thời gian làm việc của đồng nghiệp khác
nghỉ việc, hoặc thường xuyên phải trực 24 giờ trong ngày
và 7 ngày trong tuần. Làm việc thêm thời gian nhiều hơn
thời gian cho phép theo quy định của luật pháp quốc gia
dưới một số hình thức đe dọa ( như đe dọa sa thải ) , hoặc để
có được mức tiền lương tối thiểu là đã cấu thành của tình
trạng lao động cưỡng bức.
Nguyên nhân
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam vì rất nhiều lí do, hoàn cảnh bế
tắc mà không biết mình đang vi phạm. Vậy nên DN vô tình vi
phạm cưỡng bức lao động
Các nguyên nhân đến từ cả bên trong và bên ngoài:


-

-

-

-

-

-

4.

Tổng giám đốc Tập đoàn ông Lê Tiến Trường cho biết năm 2016 là
một năm khó khăn đối với ngành dệt may thế giới nói chung và

ngành Dệt May Việt Nam nói riêng.
Trong 6 tháng đầu năm, các quốc gia nhập khẩu chính là USA, EU,
Nhật bản đều có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa dệt may
thấp. Tổng cầu dệt may thế giới tiếp tục giảm so với 6 tháng đầu
năm, đặc biệt tại các thị trường lớn như Mỹ giảm 4,8%, Nhật Bản
giảm 1,7%, Hàn Quốc giảm 4%.
Nhiều thời điểm một số mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam
như sợi cotton không thể xuất được ra thị trường, do giá nguyên
liệu tăng cao nhưng giá bán không điều chỉnh theo mức tăng của
nguyên liệu.
Việt Nam tiếp tục tăng lương tối thiểu 2016 (trên 12%), mức đóng
góp tổng cộng cho các quỹ bảo hiểm, công đoàn lên tới 34,5% cao
nhất trong nhóm các nước xuất khẩu dệt may.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam có xu
thế cắt giảm đơn hàng tại các đơn vị đối tác Việt Nam trước đây để
chuyển về sản xuất tại nhà máy của mình. Theo đó, áp lực tìm
kiếm khách hàng mới và đơn hàng thay thế tại các doanh nghiệp
Việt Nam là rất lớn trong năm 2016.
Việc chủ động trong thị trường và khách hàng chưa cao
Doanh nghiệp chưa có được giải pháp trọn gói cho khách hàng,
nên không có quyền trong lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu, dẫn
đến khó khăn kéo theo cho các nhà sản xuất vải trong nước
Nhận xét về tình trạng lao động cưỡng bức của DN
Trong sử dụng lao động, tình trạng lao động cưỡng bức có thể
nảy sinh nếu doanh nghiệp sử dụng những biện pháp ép buộc nhằm
tăng năng suất lao động, cung cấp điều kiện làm việc không đạt
chuẩn trong khi người lao động không được chấm dứt hợp đồng.
Những quy tắc minh bạch về trả lương, quy định thời gian làm
việc, nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo tự do cá nhân.
Tình hình này của DN đến từ nguyên nhân cả bên trong và bên

ngoài. Giá nguyên liệu tăng cao nhưng giá bán không điều chỉnh
theo mức tăng của nguyên liệu. Đồng thời nhà nước ra chính sách
Việt Nam tiếp tục tăng lương tối thiểu 2016. Vậy nên thu nhập của


DN không thể đảm bảo trả đủ số tiền lương như đã hứa với công
nhân, kéo theo đó là những bữa ăn kém chất lượng,…thậm chí là
bắt công nhân làm thêm giờ để tăng năng suất và thu nhập.
Ngay cả khi không cố tình vi phạm, các doanh nghiệp trong
ngành dệt may vẫn chưa hoàn toàn vô can khi nguy cơ lao động
cưỡng bức còn rình rập ở các nhà cung cấp, nhà thầu phụ do đặc
thù phức tạp của chuỗi cung ứng.

III-

Giải pháp
1.

2.

Giải pháp mà công ty đã thực hiện tại thời điểm đó
- Hiện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã sang nhượng Xí
nghiệp may Vinatex (KCN Tịnh Phong) cho Tổng Công ty Dệt
may Hòa Thọ điều hành từ ngày 1/6. Hiện có 1.000 lao động làm
việc tại Xí nghiệp này.
-

Về vấn đề này, ông Phan Văn Phước - Giám đốc điều hành Tổng
Công ty Dệt may Hòa Thọ (Đà Nẵng) cho hay, nhận tin người lao
động ngưng làm việc từ ngày 10/6, lãnh đạo Tổng công ty từ Đà

Nẵng cấp tốc vào Quảng Ngãi để giải quyết vụ việc theo hướng ôn
hòa. Đến trưa 11/6 họ mới đồng ý vào hội trường đối thoại.

-

Tại cuộc đối thoại, lãnh đạo Tổng Công ty dệt may Hòa Thọ cùng
Xí nghiệp may Vinatex (KCN Tịnh Phong) ghi nhận phản ánh, hứa
đến thứ 5 (16/6) tuần tới sẽ chính thức trả lời xem xét điều chỉnh
lương, sắp xếp giờ làm việc phù hợp nhằm giải tỏa bức xúc người
lao động.

-

Trong khi chờ đợi, Tập thể công nhân cũng đã cam kết thứ hai
(13/6) tới sẽ trở lại làm việc ở Xí nghiệp này.

Giải pháp lâu dài
• Về thời gian làm việc: Nhu cầu sử dụng lao động làm thêm
giờ của doanh nghiệp là rất lớn. Trong khi đó, giới hạn của
thời giờ làm thêm vẫn có thể mở rộng hơn nữa, trên phạm vi




đồng đều hơn nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép để
tránh và hạn chế tai nạn lao động cũng như đảm bảo được
sức khỏe và sự tái tạo sức lao động cho người lao động. Qua
đó, nhu cầu về huy động lao động làm thêm giờ của doanh
nghiệp được đáp ứng, cũng là cách thức chúng ta hạn chế và
chấm dứt hình thức lao động cưỡng bức liên quan đến vấn

đề thời giờ làm thêm. Đối với ngành nghề với đặc thù công
việc cần phải huy động làm thêm giờ theo mùa vụ như dệt
may, pháp luật cần có những quy định mang tính linh hoạt,
dựa trên sự thỏa thuận thống nhất giữa người sử dụng lao
động và người lao động.
Về các chế độ đãi ngộ với công nhân như bữa ăn, chỗ ngủ
nghỉ…:
- DN cần có những quy định cụ thể và thực hiện nghiêm túc
các điều khoản trong hợp đồng lao động như đã kí và thỏa
thuậ với công nhân( về điều kiện đảm bảo cho hoạt động của
công nhân một cách đầy đủ)
- DN cần có cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn khi họ bảo vệ
quyền và lợi ích của công nhân.



×