Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Bài 2: Kỹ năng lãnh đạo nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.37 KB, 22 trang )

BÀI 2
KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO NHÓM

ThS. Hoàng Thị Thanh Hương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

v1.0015107228

1


TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Trường hợp tại công ty Moller Việt Nam
Moller Việt Nam là đại diện kinh doanh của Orkla Health tại thị trường Việt nam. Sản phẩm
Công ty tiếp thị là các thực phẩm dinh dưỡng có uy tín hàng trăm năm từ Bắc Âu. Orkla
Health là bộ phận chuyên về dinh dưỡng và y tế của Tập đoàn Orkla – công ty có vốn hóa
thị trường lớn nhất ở khu vực Bắc Âu.
Bộ phận kinh doanh của Công ty được chia thành các nhóm hoạt động trên các vùng thị
trường khác nhau. Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, trưởng nhóm là 1 người trẻ tuổi
nhất trong nhóm – chị Hồng. Hồng trẻ tuổi nhiệt tình và có kỹ năng bán hàng tốt. Tuy nhiên
Hồng có ít kinh nghiệm tại địa bàn được phân công. Các nhân viên kinh doanh lớn tuổi hơn
Hồng và đặc biệt có kinh nghiệm hơn trên địa bàn. Trong thời gian đầu mới thành lập
nhóm, Hồng hỗ trợ các nhân viên rất tốt trong việc mở thị trường. Công ty Moller Việt Nam:
Các mâu thuẫn phát sinh khi xung đột về lợi ích và trưởng nhóm là người trẻ tuổi.

v1.0015107228

2


TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG


Tuy nhiên sau 1 thời gian hoạt động thì nhóm bắt đầu xảy ra 1 số mâu thuẫn. Nhân viên
kinh doanh (An) có doanh số tốt (ban đầu được sự hỗ trợ và định hướng của Hồng) cảm
thấy tự mãn và muốn bảo vệ thị trường của mình không muốn có người giám sát quản lý.
Trong khi đó nhân viên kinh doanh tên Lan thì luôn tìm cách để tự làm và tự quyết định
mọi thứ.
Do trẻ tuổi nhất nên các nhân viên kinh doanh đôi lúc không tỏ ra tôn trọng trưởng nhóm bằng
cách có những câu nói đùa có ý xúc xiểm lúc ngoài giờ làm việc. An thường dùng “tiểu xảo” để
qua mặt trưởng nhóm. Ví dụ như thay đổi lịch đi thị trường không báo trước với trưởng nhóm
để dẫn đến trường hợp trưởng nhóm đến mà không gặp nhân viên tại thị trường đã hẹn.
Những trường hợp này, trưởng nhóm có nhắc nhở nhưng các nhân viên này thường bao biện
bằng những lý do “nghe có vẻ” hợp lý.
1. Nếu bạn là trưởng nhóm, bạn sẽ giải quyết như thế nào? Lý giải cách
giải quyết của bạn.
2. Những điều gì nên lưu ý trở thành người lãnh đạo nhóm khi tuổi đời trẻ
hơn các thành viên khác?

v1.0015107228

3


MỤC TIÊU


Trình bày và phân biệt được nhóm và tinh thần làm việc nhóm, vai trò của
nhóm, trở ngại đối với làm việc nhóm.



Trình bày nội dung nhóm hiệu quả.




Trình bày các giai đoạn phát triển nhóm.



Trình bày phát triển các kỹ năng lãnh đạo nhóm.

v1.0015107228

4


NỘI DUNG
Nhóm và tinh thần làm việc nhóm

Nhóm hiệu quả

Các giai đoạn phát triển của nhóm

Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm

v1.0015107228

5


1. NHÓM VÀ TINH THẦN LÀM VIỆC NHÓM



Nhóm (Team): một số nhỏ cá nhân với những kỹ năng bổ trợ cho nhau, cam kết tới một
mục đích chung, cùng có mục tiêu công việc, và phương pháp tiếp cận chung theo đó mọi
người có trách nhiệm liên đới với nhau. (Katzenbach và Smith (1993))



Lưu ý:
 Cam kết chung: cùng hướng đến mục đích chung và có sự ràng buộc cùng làm việc để
đạt mục đích.
 Quy mô nhóm: cần xác định quy mô nhóm hợp lý dựa trên: tính chất nhiệm vụ, đặc điểm
thành viên… Quan điểm chung: nhỏ là đẹp.
 Bổ sung kỹ năng giữa các thành viên mặc dù không nhất thiết có đủ kỹ năng ngay
từ đầu.



Tinh thần làm việc nhóm – tinh thần đồng đội (team spirit):nỗ lực hợp tác/phối hợp của các
cá nhân cùng họat động vì lợi ích chung.
 Một cá nhân chỉ có thể phát huy hết khả năng của mình khi tham gia một nhóm.
 Nếu làm việc một mình, không bao giờ cộng tác với người khác đồng nghĩa với việc
người đó tự tạo ra giới hạn cho mình trong việc phát triển bản thân.

v1.0015107228

6


VAI TRÒ NHÓM


v1.0015107228

7


NHƯNG TÔI KHÔNG THÍCH LÀM VIỆC TẬP THỂ!!!


Truy tìm “thủ phạm” tại bộ phận của anh/chị.



Học viên brainstorm để đưa ra các “thủ phạm”.



Đưa ra các phương án giải quyết

v1.0015107228

8


CÁC VẤN ĐỀ NGƯỜI VIỆT NAM THƯỜNG GẶP PHẢI KHI LÀM VIỆC NHÓM/TẬP THỂ


Đặt vấn đề tình cảm, giai tầng xã hội lên cao quá: các thành viên trong nhóm "hợp" nhau thì
nhóm mới hoạt động tốt được.




“Cha chung không ai khóc”: nếu làm một mình thì làm hết mình, mà việc của tập thể thì cứ
làm đến đâu hay đến đấy, đùn đẩy cho người khác càng nhiều càng tốt.



Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác: mọi người có lý do, tìm cách để tránh việc, công việc
tất cả sẽ đổ dồn lên một vài người.



Dành hết việc do không tin tưởng người khác.



Khả năng lãnh đạo nhóm chưa tốt.



Hay vị nể nhau quá: ngại phê bình, ngại từ chối… sợ mất lòng người khác.



Thiếu sự cộng tác: Người Việt Nam thường nhìn thấy và chỉ trích điểm yếu của người khác
thay vì giúp họ làm tốt hơn.

v1.0015107228

9



CÁC VẤN ĐỀ NGƯỜI VIỆT NAM THƯỜNG GẶP PHẢI KHI LÀM VIỆC NHÓM/TẬP THỂ
Một số cách giải quyết


Tư duy cùng thắng.



Tôn trọng sự khác biệt.



Thiết kế nhóm.



Lãnh đạo nhóm.

v1.0015107228

10


2. NHÓM HIỆU QUẢ

v1.0015107228

11



ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM HIỆU QUẢ


Sự phụ thuộc lẫn nhau ở mức cao.



Lãnh đạo có kỹ năng giao tiếp tốt.



Từng thành viên mong muốn đóng góp.



Môi trường thoải mái cho giao tiếp.



Các thành viên phát triển sự tin tưởng lẫn nhau.



Nhóm sẵn sàng chấp nhận rủi ro.



Nhóm hiểu rõ về mục tiêu và nhiệm vụ.


v1.0015107228

12


CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM

Bước tiền đề

Giai đoạn III
Bình thường hóa

v1.0015107228

Giai đoạn 1
Hình thành

Giai đoạn IV
Vận hành

Giai đoạn 2
Xung đột

Giai đoạn V
Thoái trào

13


3. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA NHÓM


Giai đoạn thoái trào:
Công việc đã hoàn thành
Người lãnh đạo: Thông báo kết thúc

Giai đoạn vận hành:
Các thành viên cùng cộng tác, thực hiện
công việc chung.
Người lãnh đạo: Hỗ trợ các thành viên
hoàn thành công việc.
Bình thường hoá:
Đưa ra các quy định, điều lệ, dần phân chia quyền lực.
Người lãnh đạo: Giúp các thành viên hiểu rõ quy
định, luật lệ và giá trị của nhóm.
Giai đoạn xung đột:
Mâu thuẫn nảy sinh.
Người lãnh đạo: Khuyến khích sự tham gia
của mọi người.
Giai đoạn hình thành:
Định hướng, phá vỡ khoảng cách.
Người lãnh đạo: Khuyến khích các thành
viên giới thiệu về mình.
v1.0015107228

14


4. PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO NHÓM

v1.0015107228


15


CON ĐƯỜNG DÀI…

v1.0015107228

16


GOOD LEADERS


lead themselves;



lead others;



lead context;



lead change.

v1.0015107228


17


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


Đối với câu hỏi 1:
 Xây dựng và củng cố niềm tin trong nhóm là việc cần làm ngay;
 Trưởng nhóm cần chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh, nhiệm vụ của nhóm với các thành viên
khác – đây cũng là cơ sở của việc tạo dựng niềm tin trong nhóm;
 Khuyến khích sự tham gia của các thành viên trong nhóm với các công việc chung.
(Xem thêm các giai đoạn phát triển của nhóm)



Đối với câu hỏi 2: Khi người trẻ tuổi làm lãnh đạo
 Người lãnh đạo trẻ tuổi cần xác định rõ tuổi tác chỉ là con số, hãy hành xử với hết trách
nhiệm và quyền hạn của mình.
(xem thêm Con đường dài… và Good leaders)

v1.0015107228

18


CÂU HỎI MỞ
Nhóm có quy mô càng đông càng tốt?
Trả lời:
Sai vì nếu nhóm có quy mô nhiều hơn 10 - 12 người việc tương tác mang tính xây dựng sẽ gặp
nhiều khó khăn hơn. Đồng thời khi nhóm lớn thì khó duy trì tinh thần đồng đội để đạt kết quả ở

mức cao.

v1.0015107228

19


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Nhóm hoạt động hiệu quả khi:
A. các thành viên có kiến thức kỹ năng giống nhau.
B. các thành viên có kiến thức kỹ năng bổ sung cho nhau.
C. các thành viên không quen biết nhau từ trước.
D. các thành viên cùng độ tuổi.
Trả lời:


Đáp án đúng là: B. các thành viên có kiến thức kỹ năng bổ sung cho nhau.



Giải thích: Xem trong phần khái niệm nhóm và nhóm hiệu quả.

v1.0015107228

20


CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Trong giai đoạn xung đột, trưởng nhóm cần làm gì?
A. Khuyến khích sự chia sẻ, tham gia của các thành viên về sứ mệnh, nhiệm vụ của nhóm.

B. Hỗ trợ các thành viên hoàn thành công việc.
C. Để các thành viên tự giải quyết các mâu thuẫn.
D. Yêu cầu cấp trên xử lý.
Trả lời:


Đáp án đúng là: A. Khuyến khích sự chia sẻ, tham gia của các thành viên về sứ mệnh,
nhiệm vụ của nhóm.



Giải thích: Xem phần các giai đoạn phát triển của nhóm.

v1.0015107228

21


TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Lãnh đạo nhóm là kỹ năng quan trọng của bất kỳ nhà quản trị cấp nào. Bài giảng này nhằm
giúp các sinh viên hiểu rõ về nhóm, tinh thần làm việc nhóm, các giai đoạn phát triển của
nhóm cũng như việc phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm. Phát triển kỹ năng lãnh đạo nhóm
là con đường dài đòi hỏi sinh viên không ngừng rèn luyện và học tập. Do đó, bài giảng này
như sự mở đầu khuyến khích sự rèn luyện của sinh viên.

v1.0015107228

22




×