Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Tổng quan trạm phát điện hãng TAIYO, đi sâu nghiên cứu các bảo vệ trạm phát điện chính tàu 22500T

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.79 KB, 42 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây và trong tương lai, ngành vận tải biển sẽ đóng
vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình đưa đất nước ta trở thành một
cường quốc công nghiệp. Cụ thể là với các con tàu trọng tải lớn, vận tải trên
nhiều tuyến đường biển lẫn đường sông, cả nội địa lẫn quốc tế. Đi cùng với đó
là việc đóng mới nhiều con tàu với trọng tải ngày càng lớn, ngày càng hiện đại ở
các nhà máy đóng tàu trên cả nước. Cùng với việc xuất hiện các cảng nước sâu ở
Việt Nam.
Hiện nay các trang thiết bị điện được trang bị trên tàu thủy ngày càng hiện
đại với mức độ tự động hóa ngày càng cao, giúp cho hiệu quả khai thác được
nâng lên cũng như hỗ trợ cho con người ngày một tốt hơn khi phải làm việc
trong điều kiện thời tiết được dự báo là ngày càng khắc nghiệt trên biển.
Trong đó trạm phát điện có một vai trò vô cùng quan trọng và không thể
thiếu được trên các con tàu. Trong đề tài tốt nghiệp này được sự nhất trí của ban
chủ nhiệm khoa em được giao đề tài “Tổng quan trạm phát điện hãng
TAIYO, đi sâu nghiên cứu các bảo vệ trạm phát điện chính tàu 22500T”
Qua quá trình tổng hợp, sưu tầm nghiên cứu và sự nỗ lực phấn đấu học tập
của bản thân cùng với sự hướng dẫn chu đáo, nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn
Th.s ĐỖ VĂN A và các thầy cô giáo trong khoa Điện- Điện Tử để em có thể
hoàn thành đồ án tốt nghiệp một cách tốt nhất. Tuy nhiên do hạn chế về kiến
thức, hiểu biết cũng như về tầm nhìn thực tế, nên trong quá trình thực hiện
không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn của các thầy
để đề tài tốt nghiệp của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài này là của riêng em thực hiện dưới sự hướng dẫn
của thầy Th.s Đỗ Văn A, chưa được đăng tải trên bất kì trang mạng nào. Các số


liệu và kết quả là trong đề tài là trung thực.

Sinh viên
Nguyễn Quốc Khiêm

2


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TRẠM PHÁT ĐIỆN HÃNG TAIYO ............... 5
1.1. Tổng quan về trạm phát điện ...................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm về trạm phát điện ..................................................................... 5
1.1.2. Phân loại .................................................................................................. 5
1.2. Thuyết minh các lưu đồ thuật toán điều khiển ............................................ 6
1.2.1. Lưu đồ khởi động Diezel lai máy phát và chạy hệ thống hòa đồng bộ bằng
tay

......................................................................................................... 6

1.2.2. Lưu đồ cắt một máy phát khỏi hệ thống hòa đồng bộ và dừng Diezel lai
máy máy phát bằng tay ....................................................................................... 6
1.2.3. Lưu đồ tự động khởi động và tự động chạy hòa đồng bộ bởi hệ thống công
tắc điều khiển ..................................................................................................... 7
1.2.4. Lưu đồ tự động cắt máy một phát khỏi hệ thống hòa đồng bộ và tự động
dừng Diezel bởi công tắc điều khiển................................................................... 7
1.2.5. Lưu đồ tự động thay đổi nguồn khi lưới bị mất điện ................................. 8
1.3. Diezel lai máy phát ..................................................................................... 9
1.3.1. Giới thiệu các phần tử trong bản vẽ .......................................................... 9

1.3.2. Thuyết minh sơ đồ điều khiển Diezel lai máy phát (E3-46671-667A) .... 10
CHƯƠNG 2: TRẠM PHÁT ĐIỆN CHÍNH TÀU 22500T ........................... 13
2.1. Cấu tạo và thông số của trạm phát điện chính tàu 22500T .................. 13
2.1.1. Thông số kỹ thuật máy phát chính và máy phát sự cố ............................. 13
2.1.2. Cấu tạo mặt ngoài của bảng điện chính .................................................. 13
2.1.3. Giới thiệu các phần tử trong bản vẽ và chức năng của chúng.................. 15
2.2. Các chức năng điều khiển trong trạm phát điện chính tàu 22500T ............ 21
2.2.1. Các hoạt động của mạch đo .................................................................... 21
2.2.2. Mạch điều khiển đóng, mở aptomat ........................................................ 22
2.2.3. Mạch điều khiển động cơ secvo .............................................................. 24
3


2.2.4. Hệ thống hòa đồng bộ tàu 22500T .......................................................... 25
2.2.5. Phân chia tải tác dụng và phản tác dụng (tải vô công) cho các máy phát
công tác song song ........................................................................................... 26
CHƯƠNG 3: ĐI SÂU NGHIÊN CỨU CÁC CHỨC NĂNG BẢO VỆ TRẠM
PHÁT ĐIỆN CHÍNH TÀU 22500T ............................................................... 29
3.1. Ý nghĩa và yêu cầu của hệ thống bảo vệ ................................................... 29
3.1.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng ..................................................................... 29
3.1.2. Yêu cầu .................................................................................................. 29
3.2. Bảo vệ Diezel lai máy phát ....................................................................... 30
3.3. Bảo vệ trạm phát điện chính tàu 22500T .................................................. 31
3.3.1. Bảo vệ ngắn mạch .................................................................................. 31
3.3.2. Bảo vệ quá tải ......................................................................................... 34
3.3.3. Bảo vệ công suất ngược .......................................................................... 35
3.3.4. Bảo vệ điện áp thấp ................................................................................ 37
3.3.5. Kiểm tra điện trở cách điện..................................................................... 37
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 40


4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TRẠM PHÁT ĐIỆN HÃNG TAIYO
1.1.

Tổng quan về trạm phát điện

1.1.1. Khái niệm về trạm phát điện
Trạm phát điện là nơi biến đổi các dạng năng lượng khác thành năng lượng
điện và phân phối đến các nơi tiêu thụ.
1.1.2. Phân loại
- Dựa vào loại dòng điện.
+ Trạm phát điện một chiều.
+ Trạm phát điện xoay chiều.
- Dựa vào nhiệm vụ của trạm phát.
+ Trạm phát điện chính.
+ Trạm phát điện chân vịt.
+ Trạm phát điện sự cố sử dụng khi trạm phát điện chính không làm việc.
- Dựa vào mức độ tự động.
+ Cấp A1: Là không cần người trực ca ở buồng máy và buồng điều khiển.
+ Cấp A2: Là không cần người trực ca ở buồng máy nhưng cần người trực
ca ở buồng điều khiển.
+ Cấp A3: Cấp tàu cần người trực ca ở cả buồng máy và buồng điều khiển.
- Dựa theo quá trình biến đổi năng lượng.
+ Trạm phát thủy điện.
+ Trạm phát nhiệt điện.
+ Trạm phát điện nguyên tử.
- Dựa vào động cơ sơ cấp.
+ Trạm phát điện dùng động cơ sơ cấp là động cơ tuabin.

+ Trạm phát điện dùng động cơ sơ cấp là động cơ Diezel.
+ Kết hợp Diezel và tuabin.

5


1.2.

Thuyết minh các lưu đồ thuật toán điều khiển

1.2.1. Lưu đồ khởi động Diezel lai máy phát và chạy hệ thống hòa đồng bộ
bằng tay
Khi tay điều khiển bình thường và đã reset các hỏng hóc của máy cùng với
hai tín hiệu máy không chạy và tín hiệu dừng đã tắt ta sẽ có khóa khởi động bình
thường.
Khi khóa khởi động bình thường cùng với đã có nguồn một chiều 24V khi
đó đèn vàng báo nguồn một chiều 24V sáng, đèn đỏ báo aptomat mở sáng. Kết
hợp với nút khởi động máy được bật sang vị trí ON sẽ có tín hiệu khởi động
máy. Tiếp theo nó sẽ kiểm tra phát hiện tốc độ máy thấp, nếu sai thì sẽ ngắt, còn
nếu đúng thì đèn trắng báo máy phát chạy sáng và kết hợp với điều kiện công
tắc lựa chọn chế độ 43A ở vị trí điều khiển bằng tay rồi kiểm tra điều kiện trên
lưới có điện. Nếu đúng sẽ kết hợp với hai điều kiện là khóa aptomat bình thường
và lựa chọn chế độ hòa đồng bộ thì sẽ phát hiện bộ điều tốc điều khiển hòa đồng
bộ cùng với điều kiện công tắc điều khiển aptomat ở vị trí close thì aptomat sẽ
đóng, cấp nguồn lên lưới khi đó đèn đỏ báo aptomat mở tắt, đèn xanh báo
aptomat đóng sáng. Bắt đầu phân chia tải và điều chỉnh tần số trên bảng điện
chính, có nguồn cung cấp bởi hệ thống hòa đồng bộ.
Nếu trên lưới có điện là sai thì sẽ kết hợp với khóa aptomat bình thường và
công tắc điều khiển aptomat ở vị trí close thì aptomat sẽ đóng. Khi đó đèn đỏ
báo aptomat mở tắt, đèn xanh báo aptomat đóng sáng. Bắt đầu điều chỉnh tần số,

có nguồn cung cấp bởi tín hiệu chạy.
1.2.2. Lưu đồ cắt một máy phát khỏi hệ thống hòa đồng bộ và dừng Diezel lai
máy máy phát bằng tay
Có nguồn cung cấp bởi hệ thống hòa đồng bộ, khi đó đèn trắng báo máy
phát chạy sáng, đèn xanh báo aptomat đóng sáng. Kết hợp với công tắc lựa chon
chế độ 43A ở vị trí bằng tay và bắt đầu chuyển tải và điều chỉnh tần số của máy
phát cần ngắt sang máy phát còn lại. Sau đó kết hợp với công tắc điều khiển
aptomat mở và sẽ đi theo hai nhánh.
6


+ Nhánh 1: Aptomat mở khi đó đèn xanh báo aptomat đóng tắt, đèn đỏ báo
aptomat mở sáng kết hợp với nút dừng máy ở vị trí ON sẽ có tín hiệu dừng máy
khi đó đèn trắng báo máy phát chạy tắt, máy dừng và kết thúc.
+Nhánh 2: Bắt đầu điều chỉnh tần số hoặc phân chia tải, có nguồn cung cấp
bởi máy phát còn lại.
1.2.3. Lưu đồ tự động khởi động và tự động chạy hòa đồng bộ bởi hệ thống
công tắc điều khiển
Từ (4) kiểm tra điện áp lưới nếu đúng là có điện áp lưới sẽ kết hợp với hai
điều kiện, công tắc chọn chế độ 43A ở vị trí AUTO và công tắc điều khiển
aptomat ở vị trí CLOSE thì bắt đầu tự động hòa đồng bộ, khi đó đèn vàng báo tự
động hòa đồng bộ sáng nhấp nháy đồng thời kiểm tra thời gian hòa 60s nếu chưa
đủ 60s thì kiểm tra lại, nếu đủ rồi thì gửi tín hiệu đến khối AND. Rồi kiểm tra bộ
ASD (bộ tự động hòa đồng bộ) không bình thường đúng hay sai, nếu đúng sẽ
gửi tín hiệu đến chờ ở khối OR, nếu sai thì kiểm tra xem có phát hiện hòa đồng
bộ không, nếu không phát hiện sẽ gửi tín hiệu đến khối AND để cùng với tín
hiệu đã kiểm tra thời gian hòa 60s và đưa đến khối OR, nếu có phát hiện hòa
đồng bộ thì sẽ có tín hiệu đóng aptomat. Tiếp tục kiểm tra xem aptomat đã được
đóng chưa. Nếu chưa đóng sẽ kiểm tra tín hiệu đóng ba lần, nếu sai sẽ kiểm tra
lại bộ ASD không bình thường, nếu đúng thì khi đó đèn đỏ báo không thể đóng

aptomat sáng và đèn đỏ báo hệ thống RESET không bình thường sáng. Đồng
thời dừng hệ thống tự động hòa đồng bộ và đèn vàng báo tự động hòa đồng bộ
tắt. Còn nếu kiểm tra điều kiện aptomat đóng là đúng thì sẽ tiếp tục kiểm tra vị
trí của công tắc chọn chế độ 43A. Nếu công tắc 43Aở vị trí MANUAL thì ta
phân chia tải và điều chỉnh tần số bằng tay, nếu ở vị trí AUTO thì tự động phân
chia tải và điều chỉnh tần số. Sau đó có nguồn cung cấp bởi công tác song song
hai máy phát.
1.2.4. Lưu đồ tự động cắt máy một phát khỏi hệ thống hòa đồng bộ và tự động
dừng Diezel bởi công tắc điều khiển
Có nguồn cung cấp bởi sự công tác song song của hai máy phát khi đó đèn
7


trắng báo máy phát chạy sáng, đèn xanh báo aptomat đóng sáng. Kết hợp với
công tắc điều khiển aptomat mở sẽ kiểm tra công tắc lựa chon chế độ 43A. Nếu
ở vị trí điều khiển bằng tay thì aptomat mở rồi ngắt, nếu ở vị trí AUTO thì kiểm
tra chạy chế độ hòa đồng bộ, nếu sai thì cũng ngắt, nếu đúng thì sẽ tự động
chuyển tải từ máy phát cần ngắt sang máy phát còn lại. Khi đó đèn vàng báo tự
động chuyển tải sáng. Bắt đầu kiểm tra phát hiện nguồn cao (lớn hơn 80%). Nếu
đúng thì sẽ tự động dừng chuyển tải khi đó đèn vàng báo tự động chuyển tải tắt.
Bắt đầu phân chia tải và điều chỉnh tần số rồi kết thúc. Nếu kiểm tra nguồn cao
mà sai thì tiếp tục kiểm tra tải đã chuyển gần hết chưa (nhỏ hơn hoặc bằng 5%),
nếu chưa quay lại kiểm tra điều kiện phát hiện nguồn cao, nếu đủ rồi sẽ có tín
hiệu mở aptomat và mở aptomat ra. Khi đó đèn xanh báo aptomat đóng tắt, đèn
đỏ báo aptomat mở sáng và tự động dừng chuyển tải. Khi đó đèn vàng báo tự
động chuyển tải tắt và đi theo hai nhánh
+Nhánh 1: Nút dừng máy ở vị trí ON thì có tín hiệu dừng máy và khi đó
đèn trắng báo máy phát chạy tắt, máy dừng.
+ Nhánh 2: Bắt đầu điều chỉnh tần số hoặc phân chia tải, sẽ có nguồn cung
cấp bởi máy phát còn lại.

1.2.5. Lưu đồ tự động thay đổi nguồn khi lưới bị mất điện
Đang có nguồn cung cấp từ lưới khi phát hiện tất cả các aptomat đều mở và
không có điện áp lưới rồi đưa tín hiệu đến chờ ở khối AND. Nếu khóa khởi
động bình thường cùng với có nguồn một chiều 24V, khi đó đèn vàng báo nguồn
một chiều 24V sáng và đèn đỏ báo aptomat mở sáng, thì đèn vàng báo bắt đầu
khởi động sáng. Sau đó kiểm tra vị trí của công tắt chọn chế độ 43A, nếu ở vị trí
MANUAL thì ngắt, còn nếu ở vị trí AUTO thì đèn vàng báo hệ thống dự phòng
ở chế độ tự động và đưa tín hiệu đến khối AND để kết hợp với tín hiệu đã chờ
trước đó sẽ có tín hiệu khởi động máy phát dự phòng. Khi đó đèn vàng báo bắt
đầu khởi động tắt cùng đèn vàng báo hệ thống dự phòng ở chế độ tự động tắt.
Tiếp tục kiểm tra xem có phát hiện tốc độ thấp không, nếu không phát hiện thì
ngắt, nếu có phát hiện tốc độ thấp thì đèn trắng báo máy phát chạy sáng và có tín
8


hiệu đóng aptomat của máy phát ở chế độ dự phòng. Rồi kiểm tra aptomat đóng
đúng hay sai, nếu sai thì ngắt, còn nếu đúng thì đèn đỏ báo aptomat mở tắt, đèn
xanh báo aptomat đóng sáng. Sau đó kiểm tra vị trí của công tắc chọn chế độ
43A, nếu ở vị trí MANUAL thì điều chỉnh tần số bằng tay, nếu ở vị trí AUTO
thì tự động điều chỉnh tần số và có nguồn cung cấp bởi hệ thống dự phòng.
1.3.

Diezel lai máy phát

1.3.1. Giới thiệu các phần tử trong bản vẽ
Bản vẽ E3-46671-667A (1/3)
- SW01: Công tắc cấp nguồn điều khiển.
- F01, F02, F03, F04, F05, F06: Các cầu chì.
- WL1: Đèn trắng báo nguồn điều khiển.
- WL2: Đèn trắng báo điều khiển từ xa.

- GL2: Đèn xanh báo điều khiển máy.
- WL3: Đèn trắng báo bắt đầu khởi động.
- GL3: Đèn xanh báo máy chạy.
- RL1: Đèn đỏ báo khởi động lỗi.
- RL2: Đèn đỏ báo quá tốc.
- RL3: Đèn đỏ báo áp lực dầu bôi trơn thấp.
- RL4: Đèn đỏ báo nhiệt độ nước ngọt làm mát cao.
Bản vẽ E3-46671-667A (2/3)
- 80/X: Rơle báo nguồn khởi động một chiều 24v.
- RY/01, RY/02, RY/03: Các rơle có chức năng bắt đầu khởi động.
- CS/01: Công tắc chọn vị trí khởi động.
- 43/RX: Rơle khống chế vị trí khởi động.
- 02/X, 03/X, 06/Z1, 06/Z2: Các rơle trung gian.
- 48/T, 06/T, 06/T1, 06/T2, 05/T, 63/T1: Các rơle thời gian.
- 06: Rơle trung gian khống chế van khởi động.
- E/S START: Công tắc khởi động máy bằng tay.
- 20/A: Van khởi động.
9


- REMOTE STOP: Công tắc dừng từ xa.
- 05/2: Rơle trung gian khống chế van khởi động.
- 20/T2: Van dừng.
Bản vẽ E3-46671-667A (3/3)
- 80/Y: Rơle báo nguồn điều khiển một chiều 24v.
- 14/Z: Role khống chế cảm biến tốc độ thấp.
- HANDLE SWITCH: Tay điều khiển.
- 33/HX: Rơle khống chế tay đều khiển.
- SC/X, 14/SA, 14/X, 14/TX, 86/X: Các rơle trung gian.
- 14T1, 14T2, 85T: Các rơle thời gian.

- 48/TX: Rơle khống chế khởi động lỗi.
- 12/X: Rơle khống chế quá tốc.
- 63/QX: Rơle khống chế áp lực dầu bôi trơn thấp.
- 49/WX: Rơle khống chế nhiệt độ nước ngọt làm mát cao.
- 05/1: Role trung gian khống chế van dừng.
- 20/T1: Van dừng sự cố.
1.3.2. Thuyết minh sơ đồ điều khiển Diezel lai máy phát (E3-46671-667A)
a) Khởi động Diezel lai máy phát bằng tay
Khi đã reset hết các hỏng hóc của máy, không có tín hiệu dừng nên rơle
05/2 (S2/3) không có điện làm tiếp điểm thường đóng của nó vẫn đóng. Do
không có các sự cố như áp lực dầu bôi trơn thấp, nhiệt độ nước làm mát cao, quá
tốc, nên rơle 05/1 (S3/3) không có điện làm tiếp điểm 05/1 (S2/3) vẫn đóng. Khi
tín hiệu dừng ở trạng thái OFF thì sau 5s rơle thời gian 63/T1 (S2/3) có điện,
tiếp điểm của nó đóng lại. Vì cuộn SC (S3/3) chưa hoạt động nên tiếp điểm
thường đóng của nó vẫn đóng, làm rơle SC/X (S3/3) có điện, sẽ đóng tiếp điểm
SC/X (S2/3). Khi Diezel chưa chạy nên chưa có tốc độ do vậy rơle 14/Z (S3/3)
chưa có điện, làm cho rơle 14/X (S3/3) chưa có điện nên tiếp điểm 14/X (S2/3)
vẫn đóng. Làm cho rơle RY/03 (S2/3) có điện, sẽ đóng tiếp điểm của nó lại và
khi ta ấn nút khởi động thì rơle 03/X (S2/3) có điện. Tiếp điểm của 03/X sẽ đóng
10


lại làm cho rơle 06 (S2/3) có điện đóng tiếp điểm của nó lại làm cho van khởi
động có điện và Diezel lai máy phát được khởi động.
b) Khởi động Diezel lai máy phát từ xa và tự động
Khi đã có các điều kiện khởi động Diezel lai thích hợp như trên và tay điều
khiển bình thường thì rơle 33/HX (S3/3) có điện làm đóng tiếp điểm 33/HX
(S2/3). Làm cho rơle RY/01 (S2/3) có điện đóng tiếp điểm RY/01 lại. Khi ta
chuyển công tắc CS/01 (S2/3) sang vị trí điều khiển từ xa và tự động thì rơle
43/HX có điện làm đóng tiếp điểm của nó lại và làm cho rơle 02/X (S2/3) có

điện. Làm đóng tiếp điểm 02/X khi đó rơle thời gian 06/T1 (S2/3) có điện sau 7s
nó sẽ đóng tiếp điểm của nó lại làm cho rơle 06 có điện, đóng tiếp điểm 06 làm
van khởi động có điện và khởi động Diezel lai máy phát.
c) Dừng Diezel lai máy phát
Diezel lai máy phát sẽ được dừng bằng tay và từ xa khi ta ấn REMOTE
STOP (S2/3) làm cho rơle 05/2 có điện, làm đóng tiếp điểm 05/2 và làm cho van
dừng có điện làm dừng Diezel lai máy phát.
Diezel lai cũng sẽ tự động dừng lại khi gặp các sự cố như khởi động lỗi,
quá tốc, áp lực dầu bôi trơn thấp, nhiệt độ nước làm mát cao:
+ Khi ta chọn chế độ khởi động Diezel từ xa hoặc tự động thì rơle 48/T
(S2/3) có điện. Sau 27s mà Diezel vẫn chưa khởi động được thì rơle 48/T sẽ tác
động làm cho tiếp điểm 48/T (S3/3) đóng lại làm cho rơle 48/TX (S3/3) có điện,
tiếp điểm của nó đóng lại cấp điện cho rơle 05/1 (S3/3), đóng tiếp điểm 05/1 làm
cho van dừng sự cố 20/T1 (S3/3) có điện làm dừng Diezel lai máy phát đồng
thời đóng tiếp điểm 48/TX (S1/3) đèn đỏ báo khởi động lỗi sáng.
+ Khi Diezel bị quá tốc cảm biến tốc độ sẽ phát hiện và đóng tiếp điểm của
nó lại cấp điện cho rơle 12/X (S3/3), đóng tiếp điểm 12/X cấp điện cho rơle 86X
(S3/3) tiếp điểm của nó đóng lại làm cho rơle 05/1 có điện làm van dừng sự cố
có điện đồng thời đóng tiếp điểm 12/X (S1/3) đèn đỏ báo quá tốc sáng.
+ Khi Diezel bắt đầu hoạt động thì rơle 14/Z (S3/3) có điện làm tiếp điểm
của nó đóng lại cấp điện cho rơle thời gian 14/T1 (S3/3). Khi áp lực dầu bôi trơn
11


thấp hoặc nhiệt độ nước ngọt làm mát cao thì sau khoảng thời gian 30s rơle thời
gian 14/T1 sẽ tác động làm đóng tiếp điểm của nó cấp điện cho rơle 14TX
(S3/3). Các tiếp điểm 14/TX sẽ đóng lại làm cho các rơle 63/QX hoặc 49/WX
(S3/3) có điện, khi đó các tiếp điểm 63/QX hoặc 49/WX đóng lại cấp điện cho
rơle 86/X (S3/3), làm cho rơle 05/1 có điện làm cho van dừng sự cố có điện và
Diezel dừng hoạt động. Đồng thời các tiếp điểm 63/QX hoặc 49/WX (S1/3)

đóng lại đèn đỏ báo áp lực dầu bôi trơn thấp hoặc nhiệt độ nước ngọt làm mát
cao sáng.

12


CHƯƠNG 2: TRẠM PHÁT ĐIỆN CHÍNH TÀU 22500T
Tàu 22500T là tàu có kích thước và trọng tải tương đối lớn được đóng tại
nhà máy đóng tàu Bạch Đằng. Tàu được thiết kế, chế tạo với các hệ thống và
trang thiết bị hiện đại, tiên tiến đảm bảo an toàn cũng như dễ dàng thuận tiện
trong việc vận hành, khai thác và sửa chữa.
2.1.

Cấu tạo và thông số của trạm phát điện chính tàu 22500T

2.1.1. Thông số kỹ thuật máy phát chính và máy phát sự cố
Máy phát chính gồm hai máy phát, thông số kỹ thuật của mỗi máy phát như
sau:
Công suất

: Sđm = 600 KVA; Pđm= 480 KW.

Tần số

: f = 60 Hz.

Điện áp định mức

: Uđm = 450 V.


Dòng điện định mức : Iđm = 770 A.
Tốc độ định mức

: nđm = 1200 Vòng/phút.

Hệ số Cosφ

: 0.8.

Số pha

: 3.

Máy phát sự cố gồm một máy phát có thông số kỹ thuật như sau:
Công suất

: Sđm = 80 KVA; Pđm= 64 KW.

Tần số

: f = 60 Hz.

Điện áp định mức

: Uđm = 450 V.

Dòng điện định mức : Iđm = 102.6 A.
Tốc độ định mức

: nđm = 1200 Vòng/phút.


Hệ số Cosφ

: 0.8.

Số pha

: 3.

2.1.2. Cấu tạo mặt ngoài của bảng điện chính
Bảng điện chính tàu 22500T được thiết kế và chia thành 7 panel :
- NO.2 GROUP STARTER PANEL: Nhóm panel khởi động máy phát số 2
(S19-1).

13


- NO.2 440V FEEDER PANEL: Panel cấp nguồn 440V máy phát số 2
(S19-1).
- NO.2 GENERATOR PANEL: Panel máy phát số 2 (S19-1).
- NO.1 GENERATOR PANEL: Panel máy phát số 1 (S19-1).
- NO.1 440V FEEDER PANEL: Panel cấp nguồn 440V máy phát số 1
(S19-2).
- NO.1 GROUP STARTER PANEL: Nhóm panel khởi động máy phát số 1
(S19-2).
- 220V FEEDER PANEL: Panel cấp nguồn 220V (S19-2).
a) Nhóm đèn tín hiệu (S15-1)
- REMOTE CONTROL: Đèn vàng báo máy phát đang ở chế độ điều khiển
từ xa.
- LOCAL CONTROL: Đèn vàng báo máy phát đang ở chế độ điều khiển

tại chỗ.
- READY TO START: Đèn vàng báo sẵn sàng khởi động máy phát.
- AUTO ST-BY: Đèn vàng báo tự động ở chế độ dự phòng.
- AUTO SYNCHRO: Đèn vàng báo tự động hòa đồng bộ.
- AUTO LOAD SHIFT: Đèn vàng báo tự động phân chia tải.
- SPACE HEATER: Đèn cam báo bộ sấy hoạt động.
- ACB REVERSE POWER: Đèn đỏ báo aptomat bảo vệ công suất ngược.
- ACB OVER CURRENT: Đèn đỏ báo aptomat bảo vệ quá dòng.
- ACB ABNORMAL TRIP: Đèn đỏ báo cuộn ngắt aptomat không bình
thường.
- START FAILURE: Đèn đỏ báo khởi động lỗi.
- ENG SHUTDOWN: Đèn đỏ báo máy ngừng hoạt động.
b) Nhóm đèn tín hiệu (S15-2)
- DC24V CONTROL POWER: Đèn vàng báo nguồn điều khiển một chiều
24V.

14


- EMERG STOP& PREF TRIP POWER: Đèn vàng báo máy phát sự cố
dừng và ưu tiên ngắt nguồn không quan trọng.
- POWER CONTROL MANUAL: Đèn vàng báo điều khiển nguồn bằng
tay.
- POWER CONTROL AUTO: Đèn vàng báo điều khiển nguồn tự động.
- EMERG STOP& PREF TRIP POWER FAIL: Đèn đỏ báo dừng máy phát
sự cố và lỗi ưu tiên ngắt nguồn không quan trọng.
- PREFERENCE TRIP: Đèn đỏ báo ưu tiên ngắt.
- MSB 440V LOW INSULATION: Đèn đỏ báo mạng 440V cách điện thấp
ở bảng điện chính.
- MSB 220V LOW INSULATION: Đèn đỏ báo mạng 220V cách điện thấp

ở bảng điện chính.
- ACB NON CLOSE: Đèn đỏ báo ACB không thể đóng.
- PWC ABNORMAL: Đèn đỏ báo bộ điều khiển công suất không bình
thường.
- ESB 220V LOW INSULATION: Đèn đỏ báo mạng 220V cách điện thấp
ở bảng điện sự cố.
- ESB ABNORMAL: Đèn đỏ báo bảng điện sự cố không bình thường.
- BATTERY DISCHARG: Đèn đỏ báo sử dụng nguồn ắc quy.
- DC 24V LOW INSULATION: Đèn đỏ báo cách điện thấp ở mạng một
chiều 24V.
2.1.3. Giới thiệu các phần tử trong bản vẽ và chức năng của chúng
Bản vẽ (S01): Mạch điều khiển nguồn máy phát chính số 1.
- G: Máy phát số 1.
- ACB1: Aptomat chính máy phát số 1.
- CT11: Biến dòng, lấy tín hiệu dòng đưa đến bộ biến đổi TD11.
- F11, F10, F14, F13: Các cầu chì.
- PT11: Biến áp, lấy tín hiệu áp đưa đến mạch tự động hòa đồng bộ, mạch
hòa bằng tay, mạch bảo vệ và đo lường máy phát số 1.
15


- T13: Biến áp, lấy tín hiệu áp đưa đến mạch điều chỉnh động cơ secvo.
- T14: Biến áp, cấp nguồn đến mạch điều khiển ACB máy phát số 1.
Bản vẽ (S05): Mạch điều khiển điện áp lưới.
- PT51 : Biến áp, lấy tín hiệu áp đưa đến mạch hòa đồng bộ bằng tay, mạch
điều khiển ADS, mạch điều khiển PWC.
- MΩ51 : Đồng hồ mêgaôm.
- EL51 : Đèn thử cách điện.
- ES51 : Nút ấn thử cách điện.
- F502, F501, F81, F54, F82, F51, F52, F82, F56: Các cầu chì.

- 27B1,27B2 : Rơ le điều khiển điện áp lưới.
- ES51/EARTH : Công tắc kiểm tra điện trở cách điện.
- GRS51 :Bộ đo điện trở cách điện.
Bản vẽ (S07) : Mạch cung cấp nguồn xoay chiều 220V.
- VS61 : Công tắc xoay đo điện áp các pha.
- V61 : Đồng hồ đo điện áp
- EL61 : Đèn thử cách điện.
- MΩ61 : Đồng hồ đo điện trở cách điện.
- AS61 : Công tắc đo dòng điện.
- A61 : Đồng hồ đo dòng điện.
Bản vẽ (S09): Biểu đồ một dây.
- G1, G2: Máy phát số 1 và số 2.
- ACB1, ACB2: Aptomat.
- DE-100B : Cầu dao.
- GENERAL TRANS: Biến áp
Bản vẽ (S10): Mạch bảo vệ biến áp.
- CT51,CT52,CT53: Là các biến dòng 5VA 100/5A
Bản vẽ (S11): Mạch đo lường và bảo vệ máy phát số 1.
- D11: Bộ biến đổi tin
́ hiê ̣u dòng và tín hiệu áp rồi đưa vào bộ đo công suấ t .
- W11: Đồng hồ đo công suất.
16


- AS11: Công tắc xoay dùng để đo dòng điện
- A11: Đồng hồ đo dòng điện.
- VFS11: Công tắc xoay có chức năng đo tần số và điện áp máy phát số 1.
- V11: Đồng hồ đo điện áp máy phát số 1.
- FM11: Đồng hồ đo tần số máy phát số 1.
Bản vẽ (S16): Mạch hòa đồng bộ bằ ng tay.

- SYS : Công tắc chọn máy phát cần hòa.
- SY : Đồng bộ kế.
- SYL : Ba đèn quay.
Bản vẽ (S17) : Mạch điều chỉnh tốc độ động cơ.
- 115R: Công tắc tơ điều chỉnh động cơ secvo tăng nhiên liệu vào Diezel lai
máy phát số 1.
- 115L: Công tắc tơ điều chỉnh động cơ secvo giảm nhiên liệu vào Diezel
lai máy phát số 1.
- 215R: Công tắc tơ điều chỉnh động cơ secvo tăng nhiên liệu vào Diezel lai
máy phát số 2.
- 215L : Công tắc tơ điều chỉnh động cơ secvo giảm nhiên liệu vào Diezel
lai máy phát số 2.
- G1-GM: Động cơ secvo điều chỉnh tốc độ Diezel lai máy phát số 1.
- G2-GM: Động cơ secvo điều chỉnh tốc độ Diezel lai máy phát số 2.
- GOVERNOR SW:Công tắc lựa chọn (tăng, giảm).
- ICU-GP1: Bộ tự động điều chỉnh.
Bản vẽ (S18) : Mạch AVR (tự động điều chỉnh điện áp).
- CCT1: Biến dòng lấy tín hiệu dòng đưa tới bộ tự động điều chỉnh điện áp
máy phát số 1.
- AVR1: Bộ tự động điều chỉnh điện áp máy phát số 1.
- CCT2: Biến dòng lấy tín hiệu dòng đưa tới bộ tự động điều chỉnh điện áp
máy phát số 2.
- AVR2 : Bộ tự động điều chỉnh điện áp máy phát số 2.
17


Bản vẽ (S19): Mạch sấy máy phát.
- 188H: Công tắc tơ điều khiển điện trở sấy máy phát số 1.
- 288H: Công tắc tơ điều khiển điện trở sấy máy phát số 2.
Bản vẽ (S21): Mạch điều khiển ACB máy phát số 1:

- 184T: Rơ le thời gian tạo thời gian trễ để đóng aptomat.
- 152B, 152A: Các rơ le trung gian.
- 152CX: Rơ le trung gian có chức năng đóng aptomat.
- 152TX: Rơ le trung gian co chức năng mở aptomat.
- UCV: Cuộn hút có chức năng bảo vệ điện áp thấp.
- RPR: Cuộn hút có chức năng bảo vệ công suất ngược.
- BCS1: Công tắc chọn (đóng, mở).
Bản vẽ (S24): Mạch kết nối điện bờ:
- CT500: Biến dòng 600/5A lấy tín hiệu dòng trên mạng điện bờ.
- UVC : Rơ le có chức năng bảo vệ điện áp thấp cho mạng điện bờ.
Bản vẽ (S25): Mạch dừng sự cố và ngắt các phụ tải.
- ESPS: Bộ tự động xử lý và ngắt các phụ tải khi có quá tải.
Bản vẽ (S26): Mạch dừng sự cố và ngắt các phụ tải.
- SHC: Rơle có nhiệm vụ ngắt các phụ tải khi bị quá tải.
Bản vẽ (S31): Mạch điều khiển mạng điện một chiều 24V.
- 114X: Rơle có nhiệm vụ báo máy phát số 1 đang chạy.
- 105X: Rơle có nhiệm vụ báo máy phát số 1 đang dừng.
- 110X: Rơle có nhiệm vụ báo máy phát số 1 sẵn sàng khởi động.
-143R: Rơle có nhiệm vụ báo điều khiển từ xa máy phát số 1.
-14 8X: Rơle có nhiệm vụ báo khởi động lỗi máy phát số 1.
- 186X: Rơle có nhiệm vụ báo máy phát số 1 gặp sự cố.
- 214X: Rơle có nhiệm vụ báo máy phát số 2 đang chạy.
- 205X: Rơle có nhiệm vụ báo máy phát số 2 đang dừng.
- 210X: Rơle có nhiệm vụ báo máy phát số 2 sẵn sàng khởi động.
- 243R: Rơle có nhiệm vụ báo điều khiển từ xa máy phát số 2.
18


- 248X: Rơle có nhiệm vụ báo khởi động lỗi máy phát số 2.
- 286X: Rơle có nhiệm vụ báo máy phát số 2 gặp sự cố.

Bản vẽ (S32): Mạch điều khiển mạng điện một chiều 24V.
- 30T1: Rơle thời gian, tác động nếu mạng 440V bị cách điện thấp.
- 30T2: Rơle thời gian, tác động nếu mạng 220V bị cách điện thấp.
- GRUO1, GRUO2: Bộ tự động xử lý khi cuộn ngắt aptomat máy phát số 1
và số 2 không bình thường.
Bản vẽ (S38): Mạch điều khiển mạng điện một chiều 24V.
- 184X, 284X: Rơle báo có điện áp từ máy phát số 1 và số 2.
- PWC: Bộ điều khiển công suất.
- ASD: Bộ tự động hòa đồng bộ.
- 91Z: Rơle điều khiển ngắt aptomat.
- 30X: Rơle điều khiển hủy phân chia tải.
- 27AT: Rơle thời gian, tác động khi nguồn điều khiển không bình thường.
- PT2X: Rơle điều khiển ưu tiên ngắt.
- ARX: Rơle có chức năng reset bộ điều khiển công suất PWC.
- 525X: Rơle điều khiển đóng aptomat.
Bản vẽ (S39): Mạch điều khiển mạng điện một chiều 24V.
-43AX, 125X1, 125X2, 225X1, 225X2...: Các rơle điều khiển.
Bản vẽ (S51): Mạch điều khiển bộ ASD (bộ tự động hòa đồng bộ)
- ASD: Bộ tự động hòa đồng bộ.
Bản vẽ (S52): Mạch điều khiển bộ PWC ( bộ điều khiển công suất)
- PWC: Bộ điều khiển công suất.
Bản vẽ (S61): Mạch đèn tín hiệu.
Đèn báo máy phát số 1.
- L101: Đèn vàng báo điều khiển từ xa.
- L102: Đèn vàng báo điều khiển tại chỗ.
- L103: Đèn vàng báo sẵn sàng khởi động.
- L104: Đèn vàng báo tự động ở chế độ dự phòng.
19



- L105: Đèn vàng báo tự động hòa đồng bộ.
- L106: Đèn vàng báo tự động phân chia tải.
- L108: Đèn cam báo bộ sấp hoạt động.
- L110: Đèn đỏ báo công suất ngược.
- L111: Đèn đỏ báo quá dòng.
- L112: Đèn đỏ báo cuộn giữ aptomat không bình thường.
- L113: Đèn đỏ báo khởi động bị lỗi.
- L114: Đèn đỏ báo máy bị mất điện.
Bản vẽ (S62): Mạch đèn tín hiệu.
- L501: Đèn vàng báo nguồn điều khiển một chiều 24V.
- L502: Đèn báo dừng sự cố và ưu tiên ngắt nguồn.
- L503: Đèn vàng báo nguồn điều khiển bằng tay.
- L504: Đèn vàng báo nguồn điều khiển tự động.
- L505: Đèn đỏ báo dừng sự cố và ưu tiên ngắt khi lỗi nguồn.
- L506: Đèn đỏ báo ưu tiên ngắt.
- L507: Đèn đỏ báo điện trở cách điện thấp ở mạng 440V trên bảng điện
chính.
- L508: Đèn đỏ báo điện trở cách điện thấp ở mạng 220V trên bảng điện
chính.
- L509: Đèn đỏ báo aptopmat đã đóng.
- L510: Đèn đỏ báo bộ điều khiển công suất không bình thường.
- L513: Đèn đỏ báo điện trở cách điện thấp ở mạng 220V trên bảng điện sự
cố.
- L514: Đèn đỏ báo bảng điện sự cố không bình thường.
- L515: Đèn đỏ báo mất nguồn ắc quy.
- L516: Đèn đỏ báo điện trở cách điện thấp ở mạng một chiều 24V.
Bản vẽ (S63): Mạch đèn tín hiệu.
- SL52: Đèn trắng báo nguồn điện bờ.
- SL11: Đèn trắng báo máy phát số 1 đang chạy.
20



-SL12: Đèn xanh báo aptomat máy phát số 1 đóng.
- SL13: Đèn đỏ báo aptomat máy phát số 1 mở.
- SL21: Đèn trắng báo máy phát số 2 đang chạy.
- SL22: Đèn xanh báo aptomat máy phát số 2 đóng.
- SL23: Đèn đỏ báo aptomat máy phát số 2 mở.
- SL31: Đèn cam báo máy phát sự cố ở chế độ dự phòng.
- SL32: Đèn xanh báo máy phát sự cố đang chạy.
Bản vẽ (S71): Mạch điều khiển bằng PLC.
- PC-ANN1: Khối PLC có chức năng thu thập, báo động và xử lý thông tin.
Bản vẽ (S91, S92): Mạch kết nối với bên ngoài.
Bản vẽ (S28-30): Sơ đồ GRU-80 và bảng cài đặt.
Bản vẽ (S28-31): Sơ đồ khối ICU-GP.
2.2.

Các chức năng điều khiển trong trạm phát điện chính tàu 22500T

2.2.1. Các hoạt động của mạch đo
a) Đo dòng điện
Dòng ba pha R, S, T sẽ được lấy từ biến dòng CT11(S01) rồi đưa đến đầu
11A (S11) qua bộ biến đổi TD11 pha R đi vào chân 1 ra chân 2, pha T đi vào
chân 3 ra chân 4 và đưa vào công tắc chuyển mạch đo AS11. 1C4 là pha R, 1C5
là pha T, pha S còn lại.
+ Nếu ta muốn đo dòng điện pha R thì xoay công tắc AS11 sang vị trí R.
Khi đó, pha R sẽ được nối thông với A2, pha T và pha S nối thông với A1, điện
bờ được nối mát, ta đo được dòng điện pha R.
+ Nếu ta muốn đo dòng pha S thì xoay công tắc AS11sang vị trí S. Khi đó,
pha S được nối thông với A1, pha T và pha R nối thông với A2, điện bờ nối mát,
ta đo được dòng điện pha S.

+ Nếu ta muốn đo dòng pha T thì xoay công tắc AS11 sang vị trí T. Khi đó,
pha T được nối thông với A2, pha S và pha R nối thông với A1, điện bờ nối mát,
ta đo được dòng pha T.

21


+ Muốn đo dòng điện bờ thì xoay công tắc AS11 sang vị trí SHORE khi đó
3 pha R, S, T được nối với nhau, K nối với A2, L nối với A1, ta đo được dòng
điện bờ.
b) Đo điện áp và tần số
Điện áp ba pha của máy phát được lấy từ biến áp PT11(S01) đưa đến đầu
11V.
Điện áp Bus được lấy từ đầu 52V của biến áp PT51(S05).
Điện áp bờ được lấy từ đầu SCV của biến áp PT500 (S24).
Nếu ta muốn đo điện áp pha R-S thì xoay công tắc VFS11 về vị trí R-S.
Khi đó, chân 1 nối thông với chân 2 và nối với 1V1, chân 5 nối thông với chân 6
và nối với 1V2, ta đo được điện áp pha R-S.
Nếu ta muốn đo điện áp pha S-T ta đưa công tắc về vị trí S-T. Khi đó, chân
5 nối thông với chân 6 và nối với 1V2, chân 11 nối thông với chân 12 và nối
với 1V1, ta đo được điện áp pha S-T.
Nếu ta muốn đo điện áp pha T-R ta đưa công tắc về vị trí T-R. Khi đó, chân
9 nối thông với chân 10 và nối với 1V2, chân 11 nối thông với chân 12 và nối
với 1V1, ta đo được điện áp pha T-R.
Muốn đo điện áp BUS ta đưa công tắc về BUS. Khi đó, chân 13 nối thông với
chân 14 và nối với 1V1, chân 17 nối thông với chân 18 và nối với 1V2, ta đo
được điện áp BUS.
Muốn đo điện áp bờ ta đưa công tắc về SHORE. Khi đó, chân 3 nối thông với
chân 4 và nối với 1V1, chân 7 nối thông với chân 8 và nối với 1V2, ta đo được
điện áp bờ.

2.2.2. Mạch điều khiển đóng, mở aptomat
a) Điều khiển đóng aptomat bằng tay
Giả sử chọn đóng aptomat máy phát số 1. Vì không có điện bờ nên rơle
SCX (S24) không có điện làm tiếp điểm SCX (S21) vẫn đóng. Ta chuyển công
tắc BCS11 (S21) sang vị trí CLOSE khi đó chân 2 nối với chân 4, đồng thời bộ
ICU-GP1 (S21) sẽ gửi tín hiệu điện đến chân 14. Do lưới chưa có điện nên rơle
22


27B1 (S05) không có điện làm tiếp điểm của nó ở (S21) vẫn đóng, làm rơle
152CX (S21) có điện, đóng tiếp điểm 152CX làm cuộn đóng có điện đóng
aptomat máy phát số 1 cấp nguồn lên lưới.
b) Điều khiển đóng aptomat tự động
Giả sử chọn đóng aptomat máy phát số 1. Với chế độ tự động, chuyển
công tắc BCS11 (S21) sang vị trí CLOSE và công tắc chọn chế độ 43A sang vị
trí AUTO, làm cho rơle 43AX1 (SHEET NO. 28-31) có điện, làm tiếp điểm của
nó ở thay đổi trạng thái đóng sang bên AUTO CONDITION (kết nối tự động).
Trước đó rơle của chân chung 42CX (S 28-31) cũng có điện, đóng tiếp điểm của
nó ở 2B. Khi đó tín hiệu điện sẽ được gửi đến chân 13 của bộ ICU-GP1. Bộ tự
động hòa đồng bộ ASD (S51) sẽ tự động kiểm tra các điều kiện cần thiết để có
thể đóng aptomat và gửi tín hiệu đến chân 13-14, làm đóng tiếp điểm 13-14 của
ASD (S21). Vì không có điện bờ nên rơle SCX (S24) không có điện làm tiếp
điểm của nó ở S21 và S39 vẫn đóng, công tắc chọn chế độ 43A đã được chuyển
sang vị trí AUTO nên tiếp điểm của nó ở S39 đóng lại, rơle 525X (S38) không
có điện vì aptomat vẫn có thể đóng làm tiếp điểm 525X (S39) vẫn đóng công tắc
BCS11 đã được chuyển sang close. Khi điện áp máy phát phát ra gần bằng điện
áp đặt làm cho rơle 184X (S38) có điện đóng tiếp điểm 184X (S39), rơle 125A
(S21) chưa có điện vì aptomat máy phát số 1 chưa đóng làm tiếp điểm 125A
(S39) vẫn đóng, tiếp điểm 225X1 vẫn đóng vì rơle 225X1 (S39) không có điện
do không chọn đóng aptomat máy phát số 2. Làm cho rơle 125X1 (S39) có điện,

làm đóng tiếp điểm 125X1 (S21) và làm cho rơle 152CX (S21) có điện, đóng
tiếp điểm 152CX làm cuộn đóng có điện đóng aptomat máy phát số 1 cấp nguồn
lên lưới.
c) Điều khiển ngắt aptomat
Giả sử chọn ngắt aptomat máy phát số 1. Ngắt bằng tay ta chuyển công
tắc BCS11(S21) sang vị trí OPEN khi đó chân 5 nối với chân 7, bộ ICU-GP1 sẽ
gửi tín hiệu điện đến chân 14 làm rơle 125TX (S21) có điện, đóng tiếp điểm
125TX làm cho cuộn ngắt có điện và ngắt aptomat máy phát số 1 ra khỏi lưới.
23


Aptomat của máy phát số 1 cũng tự động được ngắt khỏi lưới khi máy
phát số 1 bị thấp áp hay xảy ra hiện tượng công suất ngược. Khi bị thấp áp tức là
điện áp của máy phát phát ra thấp hơn 60% so với điện áp định mức khi đó cuộn
UVC của ACB1 sẽ tác động làm ngắt aptomat. Khi xảy ra công suất ngược thì
rơle công suất ngược của ACB1 (S21) sẽ tác động làm tiếp điểm RPT (S21) và
RPT (S31) đóng lại gửi tín hiệu đến chân 67X của bộ ICU-GP1. Tại đó thì làm
cho rơle 67X (SHEET NO.28-31) có điện, làm đóng tiếp điểm của nó ở 2B và
gửi tín hiệu ngắt mạch đến chân 15 của bộ ICU-GP1. Làm cho rơle 152TX
(S21) có điện, đóng tiếp điểm của nó lại làm cho cuộn ngắt có điện ngắt aptomat
ra khỏi lưới. Đồng thời đèn đỏ báo máy phát bị công suất ngược sáng.
2.2.3. Mạch điều khiển động cơ secvo
a) Điều khiển bằng tay
Việc điều khiển động cơ secvo chính là điều khiển tần số của các máy phát
hay phân chia tải tác dụng khi các máy phát công tác song song, nó được thực
hiện bằng công tắc xoay GOVERNOR SW (GS) (S17) như sau:
Khi muốn tăng tần số của máy phát số 1 ta xoay công tắc GS11(S17) sang
vị trí RAISE khi đó chân 1 được nối với chân 3 của nó ở S17 cấp nguồn cho
công tắc tơ 115R (S17) làm cho công tắc tơ 115R(S17) có điện, các tiếp điểm
của nó thay đổi trạng thái đóng các tiếp điểm (1-2), (3-4) mở tiếp điểm (21-22),

cấp điện cho động cơ secvo quay theo chiều tăng nhiên liệu vào Diezel lai máy
phát. Ngược lại muốn giảm tần số thì ta chuyển GS11 (S17) về vị trí LOWER
khi đó chân 2 nối với chân 4 của nó ở S17 cấp điện cho công tắc tơ 115L (S17)
làm cho công tắc tơ 115L(S17) có điện, các tiếp điểm của nó thay đổi trạng thái
đóng các tiếp điểm (1-2),(3-4) mở tiếp điểm (21-22),cấp điện cho động cơ secvo
quay theo chiều giảm nhiên liệu vào Diezel lai máy phát số 1.
b) Điều khiển tự động
Ở chế độ tự động hòa đồng bộ thì khối ASD (S51) sẽ so sánh tần số của
máy phát cần hòa với tần số của lưới, giả sử nếu tần số của máy phát số 1 đang
cần hòa mà thấp hơn của lưới thì khối sẽ đưa tín hiệu ở đầu ra 01-02 (S51) tới
24


S38, tiếp điểm 01-02 của khối ASD (S38) đóng, gửi tín hiệu tới chân 65RX của
khối ICU-GP1. Tiếp điểm 65RX(21-22) của khối ICU-GP1 ở S17 đóng lại cấp
nguồn cho công tắc tơ 115R (S17) làm công tắc tơ 115R(S17) có điện, các tiếp
điểm của nó thay đổi trạng thái, cấp điện cho động cơ secvo quay theo chiều
tăng nhiên liệu đầu vào Diezel lai máy phát. Khi nào tần số máy phát bằng với
tần số lưới thì khối ASD(S51) xử lý, lúc đó tiếp điểm nó mở ra và 65RX mất
điện làm rơ le 115RX(S17) mất điện dừng việc điều chỉnh servo motor,quá trình
giảm cũng diễn ra tương tự.
2.2.4. Hệ thống hòa đồng bộ tàu 22500T
Giả sử máy phát số 2 đang công tác cấp nguồn lên lưới. Ta cần hòa máy
phát máy phát số 1 vào công tác song song.
a) Hòa đồng bộ bằng tay
Đưa công tắc chọn chế độ 43A sang vị trí Manu, bật công tắc chọn máy
phát cần hòa SYS (S16) sang NO.1. Khi đó đồng bộ kế (SY) và hệ thống ba đèn
quay (SYL) được đưa vào làm việc. Tín hiệu điện áp lưới được lấy từ biến áp
PT51 (S05) đưa đến đầu 52V, tín hiệu điện áp của máy phát số 1 được lấy từ
biến áp PT11(S01) đưa đến đầu 11V để so sánh.

Giả sử ta qua sát thấy tần số của máy phát số 1 đang thấp hơn tần số của
lưới. Ta tiến hành tăng tần số của máy phát số 1 bằng cách vặn công tắc GS11
sang vị trí RAISE, khi đó chân 1 nối với chân 3 làm cho công tắc tơ 115R có
điện và đóng các tiếp điểm (1-2), (3-4), mở tiếp điểm (21-22) điều chỉnh động
cơ secvo tăng nhiên liệu vào Diezel lai máy phát.
Khi tần số của máy phát số 1 sấp xỉ bằng tần số của lưới ta quan sát đồng
bộ kế hoặc hệ thống đèn quay. Khi có thời điểm hòa chính xác là lúc kim đồng
bộ kế xấp xỉ bằng 0, hoặc hệ thống đèn quay có một đèn tắt, hai đèn sáng như
nhau ta sẽ bật công tắc BCS11 sang vị trí CLOSE làm rơle 152CX có điện, đóng
tiếp điểm của nó lại và đóng aptomat máy phát số 1 cấp nguồn lên lưới. Đèn
xanh GL (S63) sáng báo máy phát số 1 đang công tác. Và kết thúc quá trình hòa
đồng bộ bằng tay.
25


×