Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.72 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ

ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC VỀ HÌNH THỨC
CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ THEO BỘ LUẬT
DÂN SỰ 2015

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ ĐÌNH NGHỊ
Phản biện 1: TS. NGUYỄN AM HIỂU
Phản biện 2: PGS.TS HÀ MAI HIÊN

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học Viện Khoa học Xã hội vào lúc: 10 giờ, ngày.25
tháng.10. năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Thư viên Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để tồn tại và phát triển thì mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức
phải tham gia nhiều mối quan hệ khác nhau. Trong đó, mối quan hệ
về trao đổi với nhau các lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng, một tất yếu đối với mọi
đời sống xã hội và đây là những tiền đề của phương thức giao dịch
dân sự (GDDS). Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với khu
vực và thế giới, các quan hệ trao đổi về lợi ích giữa các tổ chức, cá
nhân ngày càng đa dạng và phức tạp, chính vì thế việc tìm hiểu và
nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ này được quan tâm nhiều hơn.
Nội dung của GDDS không thể nằm trong tư tưởng con người mà nó
phải được thể hiện ra bên ngoài bằng một hình thức nhất định. Trong
một số trường hợp để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người tham
gia GDDS và nhằm tăng cường tính pháp chế của Nhà nước trong
việc quản lý GDDS thì hình thức được coi là một trong những điều
kiện có hiệu lực của GDDS.
GDDS là một quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân và là một
hành vi pháp lý trong đời sống xã hội được biểu hiện dưới những
hình thức nhất định, như lời nói (bằng miệng), văn bản, bằng hành vi.
Trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng và giá trị tài sản trong
GDDS ngày càng lớn, đa dạng và phong phú thì vấn đề không tuân
thủ đúng quy định về hình thức của GDDS cũng nảy sinh nhiều dạng
tranh chấp phức tạp. Thực tế là có quá nhiều GDDS vi phạm quy
định về hình thức để lại những thiệt hại cho bản thân những người
1



giao kết, người thực hiện cũng như hậu quả để lại cho xã hội là quá
lớn. Hậu quả đó mang tính diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều người,
nhiều mối quan hệ xã hội khác, nhiều đối tượng khác; gây tâm lý
hoang mang, nhiều gia đình điêu đứng, đẩy nhiều người đến bước
đường cùng.
Từ những phân tích và lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề
tài “Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo
bộ luật dân sự 2015” để làm luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Phạm Thị Minh Trang (2014), Hình thức GDDS theo pháp
luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc
gia Hà Nội. Đề tài đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về hình
thức GDDS. Nguyễn Ngọc Tú Loan (2009), Điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra, tác giả đã tìm đọc các tài liệu liên quan như: Tác
giả Nguyễn Văn Cường (2002) với bài viết về “GDDS vô hiệu do
không tuân thủ các quy định về hình thức”; Tác giả Trần Thị Thu Hà
(2014), với bài viết “Về hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu do vi phạm
điều kiện về hình thức”; Tác giả Tưởng Duy Lượng (2015) với bài
viết “Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi GDDS vô hiệu” hay tác giả
Nguyễn Thị Minh Phượng (2013) với bài viết “Hợp đồng mua bán
nhà ở vô hiệu do vi phạm về hình thức theo quy định của BLDS Việt
Nam 2005 và hướng hoàn thiện”…

2


Bởi vậy, việc lựa chọn đề tài “Điều kiện có hiệu lực về hình

thức của GDDS theo bộ luật dân sự 2015” để làm luận văn thạc sỹ
của tác giả là không trùng lặp với các công trình khoa học đã được
công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quyết định của Bộ luật dân sự
hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến điều kiện có
hiệu lực về hình thức của GDDS ở Việt Nam, đề tài đề xuất giải
pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật liên quan đến điều
kiện có hiệu lực về hình thức GDDS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung liên quan đến điều
kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS.
- Nghiên cứu quy định của Bộ luật dân sự hiện hành và thực
tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện có hiệu lực về hình thức GDDS.
- Trên cơ sở những bất cập đã được xác định từ đó đưa ra
những kiến nghị, giải pháp phù hợp trong việc sửa đổi, bổ sung các
quy định của BLDS về vấn đề điều kiện có hiệu lực về hình thức của
GDDS.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật về hình thức
GDDS và điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS theo BLDS
2015.
3


4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về nội dung: điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS là
vấn đề rất rộng, nên nội dung của luận văn tập trung nghiên cứu phân

tích các quy định về điều kiện có hiệu lực về hình thức GDDS trong
BLDS 2015.
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu một phần các quy định liên
quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức GDDS trong pháp luật
của Việt Nam qua các thời kỳ.
Về không gian: Đề nghiên cứu thực tiễn một số vụ án liên
quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức GDDS trên địa bàn thành
phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước về pháp luật
liên quan đến hình thức GDDS nói chung, pháp luật liên quan đến
điều kiện có hiệu lực về hình thức GDDS nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh, diễn dịch và quy nạp. Phương pháp phân tích,
tổng hợp. Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng chủ yếu ở
chương 2, nhằm đánh giá đúng và đầy đủ thực trạng thực hiện pháp
luật liên quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức GDDS cả về

4


những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
trong hoạt động này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn nghiên cứu lý luận một cách toàn diện về điều kiện

có hiệu lực về hình thức của GDDS. Đánh giá và phân tích về điều
kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS trong pháp luật Việt Nam
qua các thời kỳ để thấy được các quy định mới theo BLDS 2015,
đồng thời so sánh với quy định về điều kiện có hiệu lực về hình thức
của GDDS của một số nước trên thế giới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật, giải quyết tranh chấp
liên quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS thông
qua các bản án tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
công tác giảng dạy pháp luật liên quan đến điều kiện có hiệu lực về
hình thức của GDDS tại Việt Nam; làm tài liệu nghiên cứu cho tất cả
những ai quan tâm, muốn tìm hiểu về vấn đề pháp luật này…
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết luận và danh mục tài tiệu tham khảo,
nội dung của Luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến điều kiện có
hiệu lực về hình thức của GDDS

5


Chương 2: Nội dung điều kiện có hiệu lực về hình thức của
GDDS theo quy định của BLDS 2015
Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật liên
quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS theo quy định
của BLDS 2015 và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định
của pháp luật về vấn đề này.
Chương 1

MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN
CÓ HIỆU LỰC VỀ HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ
1.1. Khái niệm điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch
dân sự
1.1.1. Giao dịch dân sự
1.1.1.1. Khái niệm
Khái niệm “Giao dịch” theo từ điển Tiếng Việt được hiểu
một cách đơn giản nhất là sự đổi chác, mua bán [29, tr20]. Giao dịch
hình thành từ hình thức đơn giản nhất như con người trao đổi sản
phẩm do mình làm ra, cho đến ngày nay khi giao dịch được sử dụng
với nhiều hình thức biểu đạt và là một công cụ hữu hiệu để cá nhân,
tổ chức thỏa mãn nhu cầu về vật chất, tinh thần của mình.
Chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống luật pháp của các
quốc gia nên GDDS cũng có nhiều cách hiểu, định nghĩa khác nhau.
Trong nghiên cứu của luận văn, đề tài sử dụng khái niệm GDDS theo
Điều 116, BLDS 2015 như sau: “GDDS là giao dịch hoặc hành vi
pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự” [7, tr33].
6


1.1.1.2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
Điều kiện có hiệu lực của GDDS là điều kiện mà các bên khi
ký kết các giao dịch phải tuân thủ thì giao dịch mới có hiệu lực, nếu
không tuân thủ thì giao dịch sẽ vô hiệu.
(1) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi
dân sự phù hợp với GDDS được xác lập.
Chủ thể của GDDS là những người tham gia xác lập, thực
hiện giao dịch hoặc một hành vi pháp lý đơn phương, có quyền và
nghĩa vụ phát sinh từ GDDS và phải chịu trách nhiệm về thực hiện

quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó.
Đối với chủ thể là cá nhân: GDDS do cá nhân xác lập chỉ có
hiệu lực pháp luật nếu phù hợp với mức độ năng lực hành vi dân sự
của cá nhân. Đối với người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo
quy định tại Điều 20 BLDS 2015 là người thành niên từ đủ 18 tuổi
trở lên trừ trường hợp bị tòa án tuyên bố bị mất năng lực hành vi dân
sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị tuyên bố
hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Đối với chủ thể là pháp nhân:
Pháp nhân khi tham gia giao kết GDDS phải thông qua hành
vi của người đại diện. Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo
pháp luật có thể đại diện theo ủy quyền (Điều 137, Điều 138 BLDS).
(2) Chủ thể tham gia GDDS hoàn toàn tự nguyện
Chủ thể của GDDS có thể là cá nhân, tổ chức nhưng người
trực tiếp tham gia giao dịch bao giờ cũng là con người cụ thể.

7


Thứ nhất, giao dịch giao kết một cách giả tạo: là giao dịch
được các bên giao kết một cách hình thức không nhằm làm phát sinh
các quyền nghĩa vụ dân sự giữa các bên mà chỉ nhằm che giấu một
giao dịch có thực khác hoặc nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với
người thứ ba.
Thứ hai, Giao dịch giao kết do bị đe dọa là hành vi cố ý của
một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao
dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín,
nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của
mình.
(3) Mục đích và nội dung của GDDS không vi phạm điều

cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
(4) Hình thức của GDDS là điều kiện có hiệu lực của GDDS
trong trường hợp luật có quy định.
Tóm lại, điều kiện có hiệu lực của GDDS là tổng hợp những
yêu cầu pháp lý nhằm đảm bảo cho GDDS được lập đúng bản chất
đích thực của nó.
1.1.2. Hình thức giao dịch dân sự
Theo nghĩa thông thường, hình thức là “toàn thể nói chung
những gì làm thành mặt bề ngoài của sự vật, cái chứa đựng biểu hiện
nội dung”.
Tóm lại, theo tác giả thì khái niệm hình thức GDDS được
hiểu như sau: “Hình thức GDDS là sự biểu hiện ra bên ngoài của nội
dung GDDS”.
1.1.3. Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự
8


Có nhiều cách hiểu khác nhau về “Điều kiện có hiệu lực về
hình thức của giao dịch dân sự”
Điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS là khi pháp
luật đã quy định hình thức của giao dịch là một điều kiện bắt buộc thì
khi các bên vi phạm điều kiện về hình thức thì giao dịch sẽ vô hiệu.
Như vậy, có một số loại giao dịch đơn thuần, chủ thể tham
gia giao dịch có thể lựa chọn bất kỳ hình thức giao dịch nào. Nhưng
đối với những GDDS đặc biệt thì nhà nước đã quy định giao dịch đó
phải tuân thủ theo một hình thức nhất định.
1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến điều kiện có
hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự qua các thời kỳ
1.2.1. Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự
trong các đạo luật thời phong kiến

1.2.1.1. Quốc triều hình luật
Theo sử gia Phan Huy Chú thì Quốc triều hình luật là mẫu
mực để trị nước, cái khuôn pháp để buộc dân. Đây là bộ “Hình luật”
chính thức và quan trọng nhất của Triều đại nhà Lê (1428-1788).
Theo các nhà khoa học pháp lý, tuy Quốc triều hình luật là bộ “Hình
luật” nhưng lại có nhiều quy định về di chúc - những hoạt động đặc
trưng của GDDS.
Trong xã hội phong kiến trình độ dân trí còn thấp, có khá
đông người dân chưa biết chữ, do vậy bộ luật cũng đã quy định đối
với người giao kết không biết chữ thì có thể nhờ người khác viết
thay.

9


Không chỉ chú trọng đến mặt hình thức của GDDS, Quốc
triều hình luật còn quy định một số giao dịch phải tuân thủ về mặt
trình tự nhất định, thể hiện sự quản lý chặt chẽ của chế độ phong
kiến. Ví dụ: việc mua nô tỳ phải được lập thành văn tự. Sau đó phải
trình quan để xét hỏi lại (Điều 363).
1.2.1.2. Bộ luật Gia Long
Bộ luật Gia Long là bộ luật chính thức của Việt Nam thời kỳ
đầu nhà Nguyễn được ban hành năm 1813 và chính thức áp dụng năm
1815 gồm 22 quyển, 398 điều. Trong phần những quy định về dân sự
có phần quy định về chế độ tư hữu ruộng đất: việc mua bán chỉ được
thực hiện khi có sự đồng ý của cả hai bên, các điều khoản thỏa thuận
đã tạo điều kiện cho ruộng đất tư phát triển
1.2.2. Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự thời
kỳ pháp thuộc
Bộ luật Hoàng Việt Trung Kỳ (ban hành năm 1936). Các bộ

luật trong thời kỳ Pháp thuộc cũng chưa đề cập đến khái niệm
GDDS. Định nghĩa khế ước vẫn được sử dụng rộng rãi trong văn bản
pháp luật và trong nhân dân.
Khế ước sinh thời tặng dữ được quy định tại Điều 951 của
Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ: “sinh thời tặng dữ là một khế ước do bên
tặng chủ bỏ đứt ngay một tài sản gì để cho bên người thụ tặng nhận
lấy” [1]. Đồng thời cũng thể hiện sự quản lý của nhà nước đối với tài
nguyên bất động sản của nước ta.
Pháp luật về thừa kế được quy định trong các bộ dân luật Bắc
Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ. Theo quy định tại Hoàng Việt Trung kỳ
10


thì hình thức của chúc thư được quy định như sau: “Việc lập chúc thư
phải bằng văn bản hoặc do viên quản lý văn khế làm ra hoặc có công
chứng thị thực.
1.2.3. Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự từ
1945 đến khi Bộ luật dân sự 2005 ra đời
1.2.3.1. Quy định liên quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức
của giao dịch dân sự từ thời kỳ 1945 đến trước năm 2005
Năm 1945 đất nước ta giành được độc lập và ngày 2 tháng 9
năm 1945 tại Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập và thống nhất từ miền Bắc tới
miền Nam. Trong lúc đất nước còn bộn bề rối ren và khó khăn, chưa
có điều kiện để ban hành tất cả các luật mới thay thế những bộ luật
cũ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 90/SL cho phép tạm thời
sử dụng một số luật lệ đã ban hành ở Bắc Trung Nam với điều kiện
những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt
Nam. Do vậy và văn bản pháp luật dân sự từ thời Pháp thuộc vẫn
được tiếp tục sử dụng.

Có thể nhận thấy rằng, tại Pháp lệnh thừa kế số 1990 khá chú
trọng tới hình thức của di chúc. Không chỉ ở việc di chúc phải được
lập thành văn bản mà còn cần tới sự chứng thực của cơ quan công
chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
BLDS 1995 quy định bốn hình thức thể hiện của GDDS
như: hình thức lời nói, hình thức văn bản, hình thức bằng hành vi cụ
thể. Ví dụ: hành vi mua hàng qua máy bán hàng tự động, hành vi

11


gọi điện thoại công cộng thanh toán bằng thẻ… Hình thức văn bản
có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực.
BLDS 1995 cũng dành riêng một điều để quy định về điều
kiện có hiệu lực của GDDS, cụ thể tại Điều 131 BLDS như sau:
“GDDS có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: Người tham gia
giao dịch có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của
giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội; Người tham gia giao
dịch hoàn toàn tự nguyện; Hình thức giao dịch phù hợp với quy
định của pháp luật” [5].
Tóm lại, bên cạnh những thiếu sót thì BLDS 1995 cũng góp
phần mở ra một thời đại mới của pháp luật dân sự Việt Nam, đặc biệt
là sự quan tâm đối với chế định GDDS.
1.2.3.2. Quy định liên quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức
của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự 2005 đến trước năm 2017
“1. GDDS có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều
cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức GDDS là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
trong trường hợp pháp luật có quy định” [6].
1.3. Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới quy định về điều
kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự

12


Thứ nhất, một số nước quy định hình thức nhất định cho một
số loại GDDS, nếu vi phạm các điều kiện này thì GDDS sẽ vô hiệu.
Tiêu biểu cho xu hướng này là: Đức, Thái Lan… .
Thứ hai, một số quốc gia có quy định về hình thức của
GDDS nhưng yếu tố về hình thức không được coi là một điều kiện để
xác định hiệu lực của GDDS. Đại diện có khuynh hướng này là:
Pháp, Nhật Bản…
Như vậy chúng ta thấy đã có sự khác biệt về điều kiện để hợp
đồng có hiệu lực so với hệ thống pháp luật của Việt Nam. Từ những
quy định của pháp luật các nước trên thế giới về điều kiện có hiệu lực
về hình thức của GDDS cho chúng ta một kinh nghiệm quý trong
việc sửa đổi, bổ sung các quy định tương ứng trong pháp luật Việt
Nam.
Chương 2
NỘI DUNG ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC VỀ HÌNH THỨC
CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
2.1. Các hình thức giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật
dân sự 2015
Theo quy định tại Điều 119 BLDS 2015, thì hình thức của
GDDS theo quy định được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
bằng hành vi cụ thể. Trường hợp GDDS thông qua phương tiện điện

tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về
giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2.1.1. Hình thức giao dịch dân sự bằng lời nói
13


Thứ nhất, hình thức giao dịch bằng lời nói được áp dụng giữa
các bên tham gia có độ tin cậy lẫn nhau. Sự tin cậy này bắt nguồn từ
các quan hệ như: bạn bè thân thiết, quan hệ ruột thịt, hàng xóm
Thứ hai, hình thức giao dịch bằng lời nói được áp dụng với
những giao dịch có giá trị nhỏ hoặc rất nhỏ.
Thứ ba, GDDS được thực hiện và chấm dứt ngay sau đó cũng
thường được áp dụng hình thức lời nói. Các giao dịch bán lẻ hàng tiêu
dùng là trường hợp phổ biến áp dụng hình thức này.
Ưu điểm của hình thức GDDS bằng lời nói là sự nhanh
chóng, tiện lợi. Nhược điểm của hình thức giao dịch bằng lời nói là
tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về mặt pháp lý.
2.1.2. Hình thức giao dịch dân sự bằng văn bản
GDDS bằng hình thức văn bản có khá nhiều ưu điểm và được
sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giao dịch thương mại hiện nay. Ưu
điểm lớn nhất của hình thức này là khả năng lưu giữ nội dung giao
dịch và đây sẽ là chứng cứ chứng minh khi các bên tham gia giao dịch
xảy ra tranh chấp.
Về nguyên tắc, việc lựa chọn hình thức GDDS do các bên
tham gia giao dịch tự do quyết định. Tuy nhiên để bảo vệ trật tự xã
hội, đảm bảo tính quản lý nhà nước thì pháp luật đã có những quy
định bắt buộc về mặt hình thức văn bản đối với một số loại giao dịch
như sau:
2.1.2.1. Những giao dịch dân sự bắt buộc phải lập thành văn bản
Về nguyên tắc, việc chọn lựa hình thức GDDS nào để kí kết

là do các bên tham gia giao dịch quyết định trên cơ sở nguyên tắc tự
14


do giao dịch. Tuy vậy, pháp luật có quy định về những hình thức bắt
buộc đối với một số loại giao dịch chuyên biệt mà khi không tuân thủ
theo các hình thức giao dịch quy định thì các giao dịch này không có
hiệu lực pháp luật.
2.1.2.2. Những giao dịch dân sự bắt buộc phải được lập thành văn
bản có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép
BLDS 2015 đã có quy định một số GDDS phải tuân theo
hình thức, thủ tục đặc biệt: “Trường hợp luật quy định GDDS phải
được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì
phải tuân theo quy định đó” [7] (khoản 2, Điều 119). Sau khi giao
dịch tuân theo thủ tục công chứng hoặc chứng thực, đăng ký… thì
cũng được coi như đang thực hiện những hình thức văn bản đặc biệt.
2.1.3. Hình thức giao dịch dân sự bằng hành vi cụ thể
Với ý nghĩa là phương tiện công bố ý chí của các bên GDDS,
hình thức của GDDS còn bao gồm cả việc biểu hiện ý chí của chủ thể
ra bên ngoài bằng một hành vi cụ thể - đó là hành động, là xử sự có ý
thức của các bên.
Thông thường, hình thức GDDS bằng hành vi cụ thể được sử
dụng khi bên thực hiện hành vi giao dịch đã biết rõ nội dung của giao
dịch và chấp nhận tất cả các điều kiện mà bên kia đưa ra, và bên kia
không loại trừ việc trả lời bằng hành vi, hoặc không đưa ra một yêu
cầu rõ ràng về hình thức của sự trả lời chấp nhận.
Hình thức giao dịch bằng hành vi cụ thể được thể hiện ra bên
ngoài khá đa dạng. Hành vi cụ thể thường được sử dụng để xác lập
các giao dịch thông dụng, được thực hiện ngay, và trở thành thói
15



quen phổ biến của lĩnh vực hoạt động liên quan, tại nơi giao dịch
được xác lập.
2.1.4. Hình thức giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử
dưới hình thức thông điệp dữ liệu
GDDS bằng hình thức thông điệp dữ liệu có những đặc điểm
đặc biệt hơn so với các hình thức giao dịch truyền thống khác.
Tuy nhiên, do kỹ thuật công nghệ thông tin hiện nay khá tiên
tiến nên pháp luật cũng có quy định chặt chẽ về thông điệp dữ liệu
muốn được công nhận cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định
như: phải đảm bảo tính nguyên gốc, không bị sửa chữa, cắt dán hoặc
thêm thông tin vào…
Như vậy, ưu điểm của việc giao dịch bằng hình thức thông
điệp dữ liệu là nhanh, gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian, chi phí thấp và
phù hợp với hoạt động thương mại, dịch vụ trong xã hội ngày nay.
Tuy nhiên, hình thức này lại không có tính phổ biến như hình
thức văn bản thông thường. Bởi lý do, để thực hiện hình thức thông
điệp dữ liệu một cách an toàn pháp lý cần có trình độ kỹ thuật về
công nghệ thông tin nhất định. Mà hiện nay đối với nước ta các địa
phương, các vùng miền không có trình độ về công nghệ thông tin
đồng đều.
2.2. Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo
quy định của Bộ luật dân sự 2015
Có thể phân tích rõ quy định này là khi pháp luật đã quy định
hình thức của giao dịch là một điều kiện bắt buộc thì khi các bên vi
phạm điều kiện về hình thức thì giao dịch sẽ vô hiệu. Bàn về vai trò,
16



ý nghĩa, sự ảnh hưởng của hình thức GDDS trong khoa học pháp lý
hiện nay, các tác giả cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Đề tài cho rằng
hình thức GDDS có hai chức năng: điều kiện có hiệu lực của GDDS
và là bằng chứng giao kết GDDS.
2.2.1. Hình thức là yếu tố quyết định hiệu lực của giao dịch dân sự,
nếu pháp luật có quy định
Một trong những ảnh hưởng quan trọng của hình thức đối với
hiệu lực của GDDS là việc xem hình thức GDDS là một trong các
điều kiện có hiệu lực của giao dịch, nếu pháp luật có qui định (khoản
2 Điều 117 BLDS 2015). giao lưu dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của các bên đương sự.
Tuy nhiên, hình thức cũng không phải là điều kiện có hiệu
lực đương nhiên của GDDS mà chỉ trong trường hợp pháp luật quy
định hình thức mới là yếu tố quyết định hiệu lực của giao dịch.
Đôi khi pháp luật cũng quy định hình thức bắt buộc của giao
dịch phải đi kèm với những điều kiện nhất định để giao dịch đó có
hiệu lực. Thiếu một trong hai yếu tố trên giao dịch sẽ vô hiệu. .
2.2.2. Hình thức giao dịch dân sự là cơ sở để xác định thời điểm có
hiệu lực của giao dịch dân sự
Theo BLDS 2015, thời điểm giao kết của GDDS được pháp
luật quy định chủ yếu dựa vào hình thức giao dịch:
- Giao dich dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị
nhận được chấp nhận giao kết.

17


- Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp
nhận giao kết của giao dịch trong một thời hạn thì thời điểm giao kết
của GDDS là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

- Thời điểm giao kết của GDDS bằng lời nói là thời điểm các
bên đã thỏa thuận về nội dung của GDDS.
- Thời điểm giao kết của GDDS có hình thức bằng văn bản là
thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận
khác được thể hiện trên văn bản. Trường hợp GDDS được xác định
bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm ký kết
GDDS được xác định là vào thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội
dung của GDDS.
Tóm lại, chỉ trong trường hợp pháp luật quy định bắt buộc về
hình thức đối với GDDS thì hình thức mới được coi là cơ sở để xác
định thời điểm có hiệu lực của GDDS.
2.3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm
điều kiện hình thức
Trong hệ thống pháp luật nói chung và BLDS 2015 hiện
hành của Việt Nam nói riêng không có quy định nào về khái niệm
GDDS vô hiệu. Tuy nhiên tại Điều 117 quy định về điều kiện có hiệu
lực của GDDS và Điều 122 BLDS 2015 quy định GDDS vô hiệu.
“1. GDDS đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản
nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các
bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo
yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận
hiệu lực của giao dịch đó;
18


2. GDDS đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy
định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã
thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu
của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của
giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc

công chứng, chứng thực” [7].
2.3.1. Hậu quả pháp lý đối với các bên tham gia giao dịch dân sự
“1. GDDS vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được
xác lập.
2. Khi GDDS vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban
đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá
thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải
hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của GDDS vô hiệu liên quan đến
quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định” [7].
Thứ nhất, hậu quả pháp lý phát sinh. Theo Khoản 2, Điều
131, thì “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình
trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”.
Thứ hai, về hậu quả bồi thường thiệt hại: Khi GDDS vô hiệu,
nếu các bên có yêu cầu giải quyết bồi thường thì Tòa án có trách
nhiệm xác định thiệt hại. Về nguyên tắc, một bên chỉ phải bồi thường
19


cho bên kia khi có thiệt hại xảy ra, không có thiệt hại thì không có
trách nhiệm bồi thường.
2.3.2. Hậu quả pháp lý đối với người thứ ba liên quan đến giao
dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức
Thứ nhất, BLDS 2015 quy định rộng hơn về đối tượng giao
dịch, đã thay thế cụm từ “động sản không phải đăng ký” bằng cụm từ
“tài sản không phải đăng ký”.

Thứ hai, BLDS 2015 quy định giao dịch của người thứ ba
ngay tình không bị vô hiệu trong trường hợp tham gia vào giao dịch
tài sản phải đăng ký mà giao dịch trước đó đã thực hiện việc đăng ký.
Thứ ba, quy định chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản
từ người thứ ba ngay tình là một quy định hoàn toàn mới của BLDS
2015. Về nguyên tắc, quy định này đồng thời bảo vệ quyền lợi chủ sở
hữu thực sự của tài sản và của cả người thứ ba ngay tình khi tham gia
các GDDS liên quan đến đối tượng giao dịch cùng là một tài sản.
Chương 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC
VỀ HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật liên quan điều kiện có hiệu lực
về hình thức giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự
2015
20


3.1.1. Những bất cập trong các quy định về điều kiện có hiệu lực về
hình thức giao dịch dân sự
Thứ nhất, GDDS vô hiệu do không tuân thủ về hình thức quy
định tại các BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015
khác nhau về thời hiệu khởi kiện, hậu quả pháp lý. Thứ hai, do các
quy định pháp luật nằm tản mạn ở nhiều văn bản luật khác nhau nên
người dân khó tiếp cận, nắm bắt được với những GDDS nào là cần
phải tuân thủ hình thức và thời điểm khởi kiện đối với từng giao dịch.
Thứ ba, bên cạnh đó có những người lợi dụng kẽ hở của luật, lợi
dụng sự thiếu hiểu biết, sự thiếu thông tin hay việc tiếp cận thông tin

không minh bạch của một số người khi tham gia GDDS mà cố tình
giao kết những GDDS không tuân thủ quy định về hình thức để trốn
tránh sự kiểm soát của cơ quan nhà nước, nhằm trục lợi (như hợp
đồng mua bán bán đất không chứng thực, trốn sự kiểm soát của Nhà
nước nhằm trốn thuế) … Thứ năm, cách hiểu, cách áp dụng quy định
pháp luật, hay còn gọi là năng lực chuyên môn của từng Thẩm phán
khác nhau dẫn đến cách xử lý hậu quả pháp lý của loại án liên quan
đến GDDS vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức cũng
khác nhau. Tuy nhiên, một thực tế là những GDDS như trên vẫn cứ
xảy ra.
Có quan điểm cho rằng, các quy định như thế này thể hiện sự
thông thoáng hơn của BLDS năm 2015 trong bối cảnh nền kinh tế thị
trường, nhằm giảm tải công việc cho Tòa án, khắc phục hậu quả do
tình trạng ngày càng nhiều GDDS không tuân thủ quy định về hình
thức được xác lập, giảm thiểu thiệt hại cho các bên đương sự;
21


3.1.2. Thực tiễn xét xử các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do
không tuân thủ quy định về hình thức
3.1.2.1. Thực tiễn công tác xét xử các vụ án tranh chấp về giao dịch
dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Thực tế là số lượng các vụ án tranh chấp dân sự liên quan
đến vi phạm về hình thức của GDDS tại nước ta là rất nhiều, nhưng
công tác thống kê thường khó khăn.
3.1.2.2. Các trường hợp điển hình về tranh chấp giao dịch
dân sự do vi phạm về hinh thức
Quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước
Cách giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhận xét vụ án

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến điều
kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự
Thứ nhất, các văn bản quy định về GDDS vô hiệu do không
tuân thủ quy định về hình thức cần phải được quy định thống nhất
phù hợp với luật pháp quốc tế, tránh tình trạng quy định không logic,
không thống nhất nhau dẫn đến chồng chéo quy định, hay trái ngược
gây khó khăn trong công tác xét xử, hay tạo cho một số người hiểu
sai tinh thần của pháp luật nhằm mục đích trục lợi cá nhân. Thứ hai,
cần đầu tư nghiên cứu tổng thể về pháp luật nói chung và pháp luật
liên quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức GDDS nói riêng.
Xây dựng một hệ thống các văn bản luật đầy đủ, hoàn thiện, chính
xác và ổn định. Thứ ba, Nhà nước cần có phương pháp, cách thức
hiệu quả để tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân,
22


cũng như tạo điệu kiện để người dân dễ dàng tiếp cận các văn bản
pháp luật; giúp họ có nhận thức đúng đắn về các GDDS mà họ sắp
xác lập. Thứ tư, nâng cao năng lực của người làm công tác xét xử,
người xét xử phải am hiểu kiến thức pháp luật sâu rộng, nhận thức
đúng đắng về quy định pháp luật và đưa ra phán xét đúng, nghiêm
minh vì thế Nhà nước phải tổ chức nhiều khóa tập huấn chuyên sâu,
thật sự hiệu quả, nâng cao trình độ chuyên môn cho các Thẩm phán
và những người làm công tác xét xử. Thứ năm, đẩy mạnh công tác
cải cách thủ tục hành chính các cấp. Bởi trong một số quy định giao
dịch vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức có quy định về
việc công chứng, chứng thực, đăng ký các cơ quan chức năng liên
quan. Thứ sáu, bảo đảm các GDDS mà pháp luật bắt buộc tuân thủ
quy định về hình thức phải được tuân thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ.
Nghiêm cấm việc cố tình xác lập, thực hiện GDDS không tuân thủ

quy định về hình thức nhằm hợp thức hóa hay trốn tránh nghĩa vụ đối
với Nhà nước.
KẾT LUẬN
BLDS 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2017.
Đây là văn bản pháp luật có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong cuộc sống hàng ngày của con
người như quan hệ mua bán, trao đổi, thừa kế... Các nội dung về
GDDS, cụ thể là điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS đã có
sự thay đổi đáng kể so với BLDS 2005. Những quy định về GDDS
đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng bảo đảm tốt hơn quyền tự do
thể hiện ý chí, sự an toàn pháp lý, sự ổn định của giao dịch, quyền,
23


×