Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”) (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.14 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ THỦY

TIỂU THUYẾT TRINH THÁM CỦA DI LI
(QUA “TRẠI HOA ĐỎ” VÀ “CÂU LẠC BỘ SỐ 7”)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ THỊ TRANG

Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
trong luận văn là trung thực, đảm bảo độ chính xác cao nhất có thể. Các tài
liệu tham khảo, trích dẫn trong luận văn có xuất xứ rõ ràng và minh bạch.
Hà Nội, tháng 08 năm 2017
Tác giả

Vũ Thị Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT TRINH THÁM VÀ ĐÔI NÉT VỀ


NHÀ VĂN DI LI ......................................................................................................... 8
1.1. Về thể loại tiểu thuyết trinh thám .......................................................................... 8
1.2. Đôi nét về nhà văn Di Li ...................................................................................... 21
CHƢƠNG 2: CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT TRINH
THÁM CỦA DI LI .................................................................................................... 27
2.1. Cốt truyện.............................................................................................................. 27
2.2. Nhân vật ................................................................................................................ 39
CHƢƠNG 3: ĐIỂM NHÌN VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT TRINH THÁM CỦA DI LI.................................................................... .56
3.1. Điểm nhìn trần thuật .............................................................................................. 56
3.2. Ngôn ngữ trần thuật ............................................................................................... 61
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật ....................................................................... 66
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 79
TÀI LIỆU THAM

HẢO ........................................................................................ 81


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau nửa thế kỉ bình định nước ta, thực dân Pháp đã tiến hành khai thác
thuộc địa. Vì vậy, từ đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến
sâu sắc. Cùng với sự xuất hiện của các thành phố công nghiệp, đô thị là những
giai cấp, tầng lớp xã hội mới. Văn hóa Việt Nam dần thoát khỏi ảnh hưởng
của văn hóa Trung Hoa và bước đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Chính
sự gặp gỡ văn minh phương Tây, sự tiếp thu mạnh mẽ và rộng rãi tinh hoa
văn hóa thế giới là cơ sở để văn học Việt Nam bứt ra khỏi hệ hình văn học
trung đại, bước vào giai đoạn hiện đại hóa văn học. Trong bối cảnh đó, thể
loại văn học trinh thám ra đời và bắt đầu phát triển.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, khoảng những năm 30 của thế kỉ XX,

tiểu thuyết trinh thám mới xuất hiện với các tác giả như Thế Lữ, Phạm Cao
Củng. Như vậy, so với các thể loại văn học khác thì tiểu thuyết trinh thám
xuất hiện khá muộn. Tiểu thuyết trinh thám dần tạo một diện mạo tương đối
hoàn chỉnh với sự góp công của nhiều cây bút tên tuổi và một số lượng tác
phẩm đáng kể. Thể loại văn học này dần thu hút được sự chú ý của đông đảo
độc giả. Bằng việc tiếp thu thể loại của văn học phương Tây, kết hợp với nội
dung của những vụ án phương Đông và sự giao thoa với các thể loại văn học
truyền thống như truyện truyền kì, truyện kiếm hiệp, truyện kinh dị… tiểu
thuyết trinh thám có sức hấp dẫn rất mạnh mẽ với người đọc.
Tiểu thuyết trinh thám đã khẳng định vị thế của mình trong đời sống văn
học dân tộc ở những thời điểm nhất định. Đến giai đoạn cả nước kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vì nhiều lí do thể loại này không còn
được chú ý như trước. Sau 1975, tiểu thuyết trinh thám phát triển trở lại với
nhiều hình thức khác nhau như tiểu thuyết tình báo phản gián, tiểu thuyết vụ
án, tiểu thuyết điều tra xã hội, tiểu thuyết trinh thám kinh dị… Tuy nhiên
trong quan niệm của các nhà nghiên cứu văn học giai đoạn này, dòng văn học

1


trinh thám vẫn chỉ mang tính chất giải trí nhiều hơn. Chính vì vậy có ít các
công trình nghiên cứu thật sự toàn diện và sâu sắc về văn học trinh thám.
Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của khuynh hướng phê bình văn
hóa học và vai trò quan trọng của độc giả trong sự phát triển của văn học, các
thể loại mà trước đây ít nghiên cứu như đồng dao, tự truyện, hồi kí/nhật kí
hay tiểu thuyết trinh thám, thậm chí cả tiểu thuyết ngôn tình… lại được nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm. Thậm chí, cuộc sống hiện đại chứa đựng đầy rẫy
những tội ác man rợ, văn học trinh thám vừa tái hiện, vừa có tác dụng lên án
những tội ác đó. Nó thể hiện ở việc gần đây, các tác phẩm văn học trinh thám
được nhiều bạn đọc trẻ quan tâm, đặc biệt là những tác phẩm hay như Trại

hoa đỏ và Câu lạc bộ số 7 của Di Li. Thiết nghĩ, nhu cầu của người đọc phản
ánh sự phát triển của một dòng/một thể loại văn học. Điều đó cho thấy chúng
ta cần nhìn nhận khách quan với những thể loại văn học được cho là “kém
sang trọng” như tiểu thuyết trinh thám. Đây chính là lí do chúng tôi tìm đến
nghiên cứu thể loại này.
Di Li là một nữ nhà văn thuộc thế hệ 7x còn trẻ. Mặc dù vậy cô đã cho
thấy sức sáng tạo mạnh mẽ với hàng loạt tiểu thuyết trinh thám được nhiều
bạn đọc yêu thích và các nhà chuyên môn đánh giá cao. Mặc dù ở Việt Nam
đã có nhiều tác giả thành công với thể loại tiểu thuyết trinh thám từ những
năm đầu thế kỉ trước, nhưng với hai tiểu thuyết trinh thám kinh dị Trại hoa đỏ
(2009) và Câu lạc bộ số 7 (2016), Di Li đã khẳng định được chỗ đứng của
mình trong lòng công chúng yêu thích thể loại văn học này.
Sáng tác của Di Li cũng đã có một số bài viết và công trình nghiên cứu,
nhưng theo chúng tôi được biết, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu hai
tiểu thuyết trinh thám kinh dị Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số 7. Chính vì vậy,
chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu Tiểu thuyết trinh thám của Di Li (qua “Trại
hoa đỏ” và “Câu lạc bộ số 7”).

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Về tiểu thuyết trinh thám
Tiểu thuyết trinh thám Việt Nam ra đời vào đầu thế kỷ XX, nhưng trong
một khoảng thời gian khá dài, thể loại này không được chú trọng, không được
đánh giá cao. Hoạt động sáng tác, nghiên cứu, phê bình về văn học trinh thám
do vậy cũng có những đặc điểm riêng. Có thể nói, tính đến năm 1945, ở Việt
Nam vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu quy mô về tiểu thuyết trinh
thám được công bố. Chủ yếu mới chỉ là những nhận xét, những lời bàn sơ
lược về một số hiện tượng cụ thể của văn học trinh thám. Đó thường là các

bài giới thiệu, phân tích về nội dung, nghệ thuật trong tác phẩm của một số
tác giả như Thế Lữ, Phạm Cao Củng... Có thể kể đến một số công trình như:
Khái Hưng với “Lời giới thiệu” tác phẩm Vàng và máu; Dương Quảng Hàm
với “Lời giới thiệu” tập truyện ngắn Tiếng hú ban đêm; Vũ Ngọc Phan với
những nhận xét trong cuốn Nhà văn hiện đại (tập 2); Nguyễn Công Hoan trong
truyện Cái lò gạch bí mật với đề từ “Truyện trinh thám An Nam”…
Đến giai đoạn từ 1945 đến 1975, đất nước bước vào cuộc kháng chiến,
dòng văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng thực sự phát triển. Lúc
này, văn học trinh thám không còn chỗ đứng như giai đoạn trước. Ở miền Bắc,
tiểu thuyết trinh thám chuyển sang một dạng khác, đó là trinh thám tình báo,
phản gián, chịu ảnh hưởng của văn học Xô Viết. Còn ở miền Nam, kể từ năm
1954, tiểu thuyết trinh thám không có những sáng tác mới. Thể loại tiểu thuyết
trinh thám giai đoạn này ít được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Hầu như chỉ
có nhận xét của Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam Văn học sử giản ước tân
biên (1965) bàn về truyện trinh thám của Thế Lữ. Riêng các cây bút như
Thượng Sỹ, Vũ Bằng, Ngọa Long… đề cập đến một số vấn đề trong sáng tác
của nhà văn Phú Đức với bộ Châu về hiệp phố.
Từ 1975 đến nay, xuất hiện thêm nhiều bài viết và các công trình nghiên
cứu đánh giá về thể loại tiểu thuyết trinh thám nửa đầu thế kỷ XX như các bài

3


viết của các nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung, Vũ Đức Phúc, Bùi Huy
Phồn, Đỗ Lai Thúy, Lê Đình Kỵ, Ngô Văn Giá, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn
Kim Anh, Hà Thanh Vân, Nguyễn Thị Trúc Bạch... Trên các Tạp chí khoa học
còn có những bài viết của các tác giả: Tế Hanh, Phan Trọng Thưởng, Lê Huy
Oanh, Phạm Tú Châu, Trần Thanh Hà, Nguyễn Thị Thanh Xuân, Lê Tiến
Dũng, Hồ Khánh Vân, Võ Văn Nhơn, Nhị Linh... Trong bài viết của mình, các
nhà nghiên cứu cũng đã đề cập tới việc nghiên cứu kết cấu tác phẩm, tổ chức

cốt truyện, cách thức xây dựng nhân vật, sự ảnh hưởng giao thoa với văn học
trinh thám phương Tây… của dòng văn học trinh thám Việt Nam.
Gần đây có một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ của các tác giả như:
luận án Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX – Từ đặc trưng thể loại
(Nguyễn Thành Khánh); luận án Phản trinh thám trong Bộ ba New York của
Paul Auster (Đặng Thị Bích Hồng); luận văn Đặc điểm truyện trinh thám của
Thế Lữ (Nguyễn Thị Thu Hiền); luận văn Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
trinh thám của Phú Đức (Nguyễn Hùng Chiến); các luận văn của Nguyễn Thế
Bắc, Trần Thanh Hà… đã đi sâu nghiên cứu nhiều vấn đề của văn học trinh
thám. Ở mảng nghiên cứu văn học trinh thám trong nước, các nhà nghiên cứu
tiếp tục đánh giá cao các tác phẩm trinh thám của Thế Lữ, Phạm Cao Củng.
Đặc biệt, nổi bật nhất vẫn là những khám phá mới về những tác phẩm mang
màu sắc trinh thám – ái tình – hành động của các nhà văn Nam Bộ như Phú
Đức, Biến Ngũ Nhy, Lê Hoằng Mưu, Nam Đình Nguyễn Thế Phương, Bửu
Đình … mà trước đây ít được quan tâm tới.
Có thể khẳng định rằng, tiểu thuyết trinh thám Việt Nam, từ khi ra đời cho
đến nay cũng đã được giới nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá, với số lượng các bài
viết ngày càng phong phú và đa dạng. Những công trình từ sau 1986 về tiểu
thuyết trinh thám đã thể hiện được tinh thần đổi mới trong thời kỳ hội nhập.
Đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI cho đến nay, nghiên cứu về tiểu thuyết trinh thám
Việt Nam thế kỷ trước tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.

4


Qua những công trình nghiên cứu kể trên, hầu hết các tác giả đều đi đến
thống nhất một số điểm cơ bản về tiểu thuyết trinh thám Việt Nam như sau:
Một là, về nguồn gốc, xuất xứ tiểu thuyết trinh thám: Trên cơ sở mô
phỏng truyện trinh thám phương Tây và truyện vụ án Trung Quốc, kết hợp với
văn học truyền thống, các nhà văn đầu thế kỷ XX đã khai sinh một thể loại

mới: tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.
Hai là, về thành tựu: Tiểu thuyết trinh thám Việt Nam có những nét đặc thù
và có quy luật vận động riêng. Nó được hình thành một cách nhanh chóng, góp
phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Ở thế kỉ XX, Thế Lữ và
Phạm Cao Củng được xem là hai nhà văn thành công nhất về thể loại này.
2.2. Về tiểu thuyết trinh thám của Di Li
Trong số những cây bút trẻ của văn học miền Bắc, Di Li được đánh giá là
một nhà văn tiêu biểu, đã thu hút được sự yêu thích của độc giả bởi những tiểu
thuyết trinh thám kinh dị. Trong những năm gần đây, cũng đã có một số công
trình nghiên cứu, nhận định, khen ngợi về đóng góp của Di Li ở thể loại truyện
ngắn. Ở thể loại tiểu thuyết trinh thám cũng đã có một số bài viết của nhà văn
Trần Thanh Hà “Di Li với trinh thám kinh dị - Sự lựa chọn dũng cảm” [44; 9],
Trần Thị Vân “Một vài đặc điểm tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li” [35]…
Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về tiểu thuyết trinh
thám kinh dị của nhà văn qua cả hai tác phẩm Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số 7.
Tiếp thu thành tựu của những nhà nghiên cứu đi trước về tiểu thuyết trinh
thám, chúng tôi muốn nghiên cứu hai tiểu thuyết Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số
7, nhằm làm rõ nét độc đáo trong tiểu thuyết trinh thám kinh dị của Di Li.
Chúng tôi tiến hành phân tích, khảo sát các hình tượng nghệ thuật chủ yếu
trong tác phẩm từ nhân vật thám tử và nhân vật tội phạm, qua đó làm rõ dụng ý
riêng của nhà văn khi xây dựng các hình tượng nghệ thuật này. Đồng thời chỉ
ra những đặc điểm của tiểu thuyết trinh thám từ cốt truyện, nghệ thuật kết cấu
và phương thức trần thuật (thông qua điểm nhìn, vai kể, ngôn ngữ…) trong tiểu

5


thuyết trinh thám kinh dị của Di Li. Từ đó có thể thấy được sự vận dụng các
yếu tố truyền thống và hiện đại của nhà văn nhằm tạo nên sức hấp dẫn của tác
phẩm đối với người đọc.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Tìm hiểu quá trình phát triển và những đặc điểm cơ bản của dòng
văn học trinh thám ở Việt Nam. Từ đó chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu tiểu
thuyết trinh thám của Di Li, đánh giá vị trí, vai trò và đóng góp của Di Li đối
với tiểu thuyết trinh thám Việt Nam đương đại.
Nhiệm vụ: Trên cơ sở mục đích đã xác định, luận văn tập trung tìm hiểu
các công trình nghiên cứu về đặc điểm tiểu thuyết trinh thám ở Việt Nam. Từ
đó phân tích, chỉ ra cách thức xây dựng cốt truyện, các kiểu nhân vật, điểm
nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, cách tạo dựng không gian và thời gian
trong tác phẩm của Di Li.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tiểu thuyết trinh thám của Di Li dưới góc nhìn thể
loại.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hai tác phẩm của Di Li
là Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số 7. Đây là hai tác phẩm khẳng định được chỗ
đứng của Di Li với thể loại trinh thám kinh dị. Trong đó Trại hoa đỏ được xem
là tiểu thuyết trinh thám kinh dị đầu tay và Câu lạc bộ số 7 là những tìm tòi
khám phá mới của nhà văn về sự kết hợp giữa tôn giáo và khai thác chủ đề giới
tính thứ tư.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp xã hội học - lịch sử: tìm hiểu quá trình hình thành, sự ra đời
của tiểu thuyết trinh thám trong văn học Việt Nam.
- Phương pháp thi pháp học: tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết trinh thám về
kết cấu, cốt truyện, nhân vật, điểm nhìn, không – thời gian… trong hai tiểu
thuyết của Di Li.

6


- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh đối chiếu tiểu thuyết trinh thám

kinh dị của Di Li với tiểu thuyết trinh thám của một số tác giả khác trong quá
trình triển khai luận văn.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: làm rõ các luận điểm khi cần thiết.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Góp phần khái quát và đánh giá khách quan hơn về vai
trò, vị trí của tiểu thuyết trinh thám trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Giúp người đọc có cách tiếp cận sâu sắc hơn về thể loại
tiểu thuyết trinh thám. Đồng thời cũng có những đánh giá chính xác về sáng tác
Di Li đối với thể loại tiểu thuyết trinh thám kinh dị nói riêng và văn học hiện đại
Việt Nam nói chung.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và phần Tài liệu tham khảo, luận văn
triển khai ba chương:
Chương 1: Thể loại tiểu thuyết trinh thám và đôi nét về nhà văn Di Li
Chương 2: Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám của Di Li
Chương 3: Điểm nhìn và ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết trinh thám
của Di Li

7


CHƢƠNG 1
THỂ LOẠI TIỂU THUYẾT TRINH THÁM
VÀ ĐÔI NÉT VỀ NHÀ VĂN DI LI

1.1. Về thể loại tiểu thuyết trinh thám
1.1.1. Khái lược chung
1.1.1.1. Quan niệm của các nhà nghiên cứu nước ngoài
Văn học trinh thám bắt nguồn từ phương Tây. Theo các nhà nghiên cứu,
người được xem như khai sinh cho thể loại tiểu thuyết trinh thám là nhà văn

Mỹ Edgar Allen Poe (1809 – 1849), với bộ ba tác phẩm Vụ án đường
Morgue, Lá thư bị mất và Bí mật của Marie Roget. Tiếp đó là các sáng tác
của các tác giả như Wilkie Collin, Arthur Conan Doyle, John Dicson Carr,
Agatha Christie… Đa số là những tiểu thuyết mang tính hiện thực, duy lý, kể
về một cuộc điều tra tội phạm, hay một cuộc truy tìm, săn đuổi hung thủ gây
tội ác. Bước sang đầu thế kỉ XX, dòng văn học trinh thám ở các nước phương
Tây thịnh hành và phát triển mạnh. Cũng từ đó thuật ngữ này mới phổ biến và
được dùng chính thức trong đời sống văn học.
Khái niệm “tiểu thuyết trinh thám” cũng như giá trị của nó được hiểu theo
nhiều cách khác nhau. Người khai sinh ra thể loại trinh thám Edgar Allen Poe
quan niệm tiểu thuyết trinh thám là một thể loại văn học duy lý, một trò chơi trí
tuệ. Trong hai tác phẩm Vụ án đường Morgue và Lá thư bị mất, nhà văn miêu tả
chi tiết, tỉ mỉ quá trình điều tra, truy tìm thủ phạm giết hai mẹ con nhà L’
Espanaye và vụ mất cắp lá thư như “một sự nhận dạng trí tuệ trong cách suy
luận của chúng ta với cách suy luận của đối phương chúng ta” [60; 454]. Toàn
bộ quá trình đó là một trò chơi hoàn toàn trí tuệ, mà người chiến thắng là người
biết phân tích giỏi “bước vào đầu óc địch thủ, đồng nhất với hắn và thường chỉ
bằng nháy mắt là anh phát hiện ra cách độc nhất, một cách mà đôi khi đơn giản
đến vô lí, là thu hút địch thủ vào một tính toán sai lầm” [60; 637].

8


Năm 1928, nhà văn trinh thám Mỹ S.S Van Dine đã đưa ra “Hai mươi
quy tắc của tiểu thuyết trinh thám” mà đến tận những năm 1970 vẫn được
xem là “khuôn vàng thước ngọc” [37] của thể loại này. Trong quy tắc thứ
năm, ông đã chỉ ra: “Thủ phạm phải được xác định qua một loạt suy luận,
không phải qua tai nạn, tình cờ hoặc thú nhận trong chốc lát” [61].
Trong tiểu luận “Loại hình của tiểu thuyết trinh thám”, nhà nghiên cứu
T.Todorov cũng đề cao giá trị thẩm mỹ của tiểu thuyết trinh thám. Ông quan

niệm truyện trinh thám là một kiểu loại văn học đặc thù, nó cần được đánh giá
theo những tiêu chí thích hợp “Trong xã hội chúng ta, không có một chuẩn mực
thẩm mỹ nào duy nhất mà có hai chuẩn mực, không thể dùng những đơn vị đo
lường giống nhau để đo nghệ thuật lớn và nghệ thuật trung bình” [62; 20].
Quan niệm về thể loại truyện trinh thám có sự thay đổi theo thực tế sáng
tác. Nhìn chung giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX, ở phương Tây, truyện trinh
thám được xây dựng theo mô hình cấu trúc “câu đố”. Điểm nổi bật của mô
hình này là “đố”- “giải đố”, là tư duy logic, suy luận. Vì thế mà nhân vật thám
tử nhiều khi bị biến thành một “cỗ máy” nhận thức. Và do đó tính nghệ thuật,
chất văn chương bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Đây cũng chính là lí do khiến
một số nhà nghiên cứu không thừa nhận việc xếp truyện trinh thám vào hàng
tác phẩm nghệ thuật.
Nhiều chuyên gia trong giới nghiên cứu văn học Xô Viết trước đây cũng
coi truyện trinh thám là một hiện tượng “cận văn học”. Vì vậy họ đưa ra nhiều
tên gọi khác nhau để chỉ các tác phẩm liên quan đến hiện tượng văn học này
như “truyện chống gián điệp”, “truyện tình báo”, “truyện hình sự”, “truyện
trinh thám”…
Từ năm 1945 về sau, khái niệm truyện trinh thám được dùng để chỉ
những tác phẩm văn học có nhân vật thám tử, điều tra một vụ án để vén bức
màn bí mật của câu chuyện thông qua quá trình suy luận khoa học. Nhiều nhà
văn đã thành công khi sáng tác ở thể loại này. Nhiều tác phẩm có sự cách tân

9


về cấu trúc và hình tượng nhân vật thám tử đã cuốn hút được một lượng độc
giả khổng lồ thuộc mọi lứa tuổi.
Đặc biệt đến những năm 1970, trước nhu cầu của độc giả và sự phát
triển của tiểu thuyết trinh thám, ở các nước phương Tây khoa nghiên cứu văn
học đã đặt vấn đề nghiên cứu thể loại này một cách nghiêm túc. Nhưng việc

xác định phạm vi thể loại cũng như quan niệm về tiểu thuyết trinh thám của
các tác giả không hoàn toàn đồng nhất. Nhà nghiên cứu người Pháp, F.Fosca,
nhấn mạnh đến tính trí tuệ, tiến trình xét đoán đặc biệt khoa học của tiểu
thuyết trinh thám “Trong các nét chung có thể định nghĩa tiểu thuyết trinh
thám như một chuyện kể về sự săn đuổi con người, nhưng – và đây là đáng kể
- chuyện về một sự săn đuổi mà trong đó được sử dụng tiến trình xét đoán đặc
biệt, cho phép lí giải những sự kiện bề ngoài không đáng kể để từ chúng có
thể có được một kết luận nhất định… Thiếu điều đó tiểu thuyết kể về sự săn
lùng con người sẽ không là tiểu thuyết trinh thám, mà là tiểu thuyết phiêu lưu
hoặc tâm lí” [8]. Như vậy, theo quan niệm của Fosca, đặc trưng của tiểu
thuyết trinh thám không phải ở bản thân câu chuyện mang tính hình sự hay
không mà quan trọng là ở tiến trình xét đoán đặc biệt tác giả cấu trúc để đi
đến kết luận cuối cùng.
Theo quan niệm của nhà nghiên cứu người Nga, Bogamil Rainov thì ông
gọi các dạng tiểu thuyết về tội phạm là tiểu thuyết đen. Đặc thù của tiểu
thuyết đen là “sự trần thuật văn học gắn liền một cách không thay đổi với sự
phạm tội” [8]. Ông phân tích tội phạm như một chất liệu cốt yếu. Tuy nhiên,
ông lại cho rằng tiểu thuyết tình báo – phản gián như một hình thức của tiểu
thuyết trinh thám.
Như vậy, có thể thấy với sự ra đời và phát triển nhanh chóng của thể loại
tiểu thuyết trinh thám, quan niệm ở mỗi nơi về tiểu thuyết/truyện trinh thám
cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, các tác giả và các nhà nghiên cứu văn
học phương Tây đều quan niệm nét đặc thù của tiểu thuyết trinh thám xoay
quanh hai yếu tố cơ bản là nhân vật và sự kiện.

10


Về nhân vật: Truyện trinh thám là một trò chơi trí tuệ, một thể loại văn
học thiên về giải trí. Nhân vật thám tử có vai trò đặc biệt quan trọng trong cốt

truyện. Quá trình điều tra vụ án của thám tử luôn được tiến hành dựa trên tư
duy logic và suy luận khoa học.
Về sự kiện: Mở đầu truyện trinh thám thường là sự kiện có tính chất bí ẩn,
song hành trình khám phá sự thật của vụ án lại luôn hướng đến sự rõ ràng,
minh bạch. Và điều cốt yếu của tiểu thuyết trinh thám không phải là miêu tả
tội ác mà quan trọng nhất là quá trình điều tra về tội ác, từ đó giải mã tội ác và
tâm lý con người.
1.1.1.2. Quan niệm của các nhà nghiên cứu Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm “tiểu thuyết trinh thám” trong quan niệm của
người sáng tác cũng như giới nghiên cứu cũng chưa thật sự thống nhất. Trong
Từ điển tiếng Việt (Nguyễn Ngọc Bích chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội) định
nghĩa: “Tiểu thuyết trinh thám là tiểu thuyết lấy đề tài những chuyện li kỳ
trong cuộc đấu tranh giữa những nhà trinh thám với kẻ địch [6; 865].
Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ thì quan niệm, tiểu thuyết trinh thám là một
tiểu loại hình trong tiểu thuyết phiêu lưu: “Tiểu thuyết phiêu lưu là một thuật
ngữ có nội dung rất rộng bao gồm tiểu thuyết du ký, tiểu thuyết hiệp sĩ thời
trung cổ, tiểu thuyết bợm nghịch, tiểu thuyết đen, tiểu thuyết khoa học viễn
tưởng, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết tình báo, phản gián” [21; 210]. Vì thế
một tiểu thuyết trinh thám trước tiên phải mang đặc điểm của tiểu thuyết
phiêu lưu có biến cố bất ngờ, cốt truyện dồn dập kịch tính. Theo ông, “Tiểu
thuyết trinh thám đó là một trò chơi trí tuệ, nó vừa thỏa mãn chức năng giả trí
của độc giả nhưng cũng phải có chức năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ
của một tác phẩm văn học đích thực” [21]. Trong khi đó nhà văn Phạm Cao
Củng lại cho rằng: “Trinh thám là một loại tiểu thuyết điều tra, trong đó nhân
vật chính theo dõi, khám phá ra thủ phạm các trộm cướp, gian dâm, bắt cóc,
án mạng và ai có khiếu về lãnh vực này đều làm được, không cứ gì phải là
thám tử nhà nước” [17; 358].

11



Gần đây, trong một số nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã định hình quan
niệm về tiểu thuyết trinh thám. Trong bài viết Georges Simenon và tiểu thuyết
trinh thám Pháp thế kỉ XX, Cao Vũ Trân cho rằng: “Hiểu một cách chung
nhất, tiểu thuyết trinh thám là một loại nghệ thuật xác định tội phạm chủ yếu
dựa vào phương pháp suy luận – một trình độ động não ở đẳng cấp cao –
trong quá trình nghiên cứu và phát hiện tội phạm. Đây là một thể loại văn học
duy lý và kì ảo” [63; 72].
Như vậy, ở Việt Nam giới nghiên cứu và người sáng tác có nhiều quan
niệm khác nhau về tiểu thuyết trinh thám. Dù không hoàn toàn gặp nhau trong
quan niệm, nhưng họ đều chung ở điểm xem tiểu thuyết trinh thám là một thể
loại văn học duy lý, kết cấu dựa trên một trục trung tâm của sự khám phá bí
mật về tội ác và thuyết phục người đọc bằng logic.
Tiểu thuyết trinh thám Việt Nam được tiếp thu từ văn học nước ngoài, kết
hợp với đặc điểm của văn hóa, lịch sử dân tộc Việt Nam. Vì thế, nó đã được
Việt hóa mang đậm dấu ấn, tính cách người Việt. Việc lựa chọn để đưa ra một
khái niệm thật chính xác và đầy đủ về tiểu thuyết trinh thám là điều rất khó.
Nhưng khi nghiên cứu thể loại này thì việc xác lập nội hàm định nghĩa là điều
cần thiết. Chính vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi dựa trên ý kiến của
những nhà nghiên cứu đi trước để hiểu tiểu thuyết trinh thám là một thể loại
văn học có các đặc điểm cơ bản sau:
- Tiểu thuyết trinh thám là câu chuyện kể về quá trình điều tra vụ án và
tội phạm trong đó bao gồm cả những câu chuyện về ái tình kết hợp hành
động, võ hiệp.
- Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết trinh thám là thám tử hay là một nhân
vật có đủ tư chất, năng lực để tiến hành các hoạt động điều tra vụ án độc lập.
Khi giải mã được các bí mật và tìm ra thủ phạm là lúc câu chuyện kết thúc.
- Toàn bộ quá trình điều tra gắn với bí mật về sự phạm tội chứ không phải
là việc miêu tả tội ác nên sự thật được khám phá chỉ đơn thuần là sự thật về
vụ án. Và vì thế thể loại tiểu thuyết trinh thám được xem là câu đố trí tuệ.


12


- Quá trình giải mã những bí mật là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của câu
chuyện. Do đó, kĩ thuật trinh thám có vai trò rất quan trọng đối với nhân vật
thám tử. Điều đó thể hiện qua khả năng xử lí tình huống, những phán đoán,
nhận xét, suy lý sắc sảo.
Căn cứ vào các đặc trưng trên, có thể khái quát một cách ngắn gọn: Tiểu
thuyết trinh thám là những tác phẩm kể về hành trình điều tra vụ án của nhân
vật thám tử. Quá trình phá án dựa trên tư duy logic để làm sáng tỏ những bí
mật về sự phạm tội được thể hiện ở phần kết của câu chuyện.
1.1.2. Đặc trưng của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam
1.1.2.1. Về nhân vật
- Nhân vật thám tử
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa: “thám tử: người
làm việc do thám” [56; 897]. Trong tiểu thuyết trinh thám, nhân vật thám tử người theo dõi - người phát hiện tội phạm đóng vai trò hết sức quan trọng và
quyết định đối với nội dung câu chuyện. Việc tìm hiểu quá trình điều tra tội ác
và sự trừng phạt chính là tìm hiểu về nhân vật thám tử. Nhân vật thám tử có thể
là thám tử tư, thanh tra cảnh sát, luật sư, phóng viên, chuyên gia hình sự hay
cũng có thể là người hoạt động độc lập… nhưng thám tử luôn chỉ là một, dù
trong cốt truyện có nhiều vụ án giết người và có thể có nhiều người tham gia
điều tra.
Tiểu thuyết trinh thám không thể thiếu nhân vật thám tử và thám tử sẽ
không phải là thám tử nếu anh ta không phá án. Nhân vật thám tử thường xuất
hiện khi cảnh sát hay người đọc có cảm giác như vụ án hoàn toàn rơi vào bế tắc
và việc truy tìm bí mật đi vào ngõ cụt. Chính khi đó, nhân vật thám tử bằng
việc tập hợp, phân tích các manh mối, sự suy luận logic và những phán đoán
xác thực đã tìm ra thủ phạm một cách thuyết phục và hết sức bất ngờ.
Một thám tử chuyên nghiệp là thám tử phải xử lí tốt các tình huống căng

thẳng và nguy hiểm. Để đáp ứng điều đó thì nhân vật thám tử thường hội tụ
một số tố chất cơ bản sau: Thám tử phải là người có sức khỏe, có sự kiên trì,

13


lòng dũng cảm, không ngại khó khăn, có thần kinh vững vàng, luôn bình tĩnh
trong mọi tình huống. Thám tử phải là người có óc phán đoán nhạy bén và dễ
thích nghi với mọi điều kiện môi trường, mọi hoàn cảnh. Mặt khác nhân vật
thám tử phải là người có sở thích tìm hiểu, khám phá đồng thời là người ưa
mạo hiểm, dấn thân, có tính cách quyết đoán, có thể hành động độc lập.
Ngoài những yếu tố cơ bản trên, nhân vật thám tử cũng thường được trang
bị những thiết bị, công cụ cần thiết để phục vụ cho công tác điều tra phá án.
Mặt khác để giúp thám tử phá án thành công thì một yếu tố không thể thiếu là
các mối quan hệ xã hội. Nếu thám tử sống tách biệt, hành động đơn độc thì việc
phá án sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, một thám tử giỏi thường là người có
quan hệ, giao lưu, tiếp xúc với nhiều thành phần trong xã hội. Và dựa vào mối
quan hệ đó thám tử sẽ khai thác thu thập được nhiều thông tin để phân tích,
phán đoán giúp cho việc điều tra, phá án thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Các nhà văn trinh thám Việt Nam quan niệm, nhân vật thám tử phải có
niềm đam mê với công việc. Có thể nói lòng yêu nghề là phẩm chất không thể
thiếu của thám tử. Ví như lòng say mê nghề nghiệp của nhân vật thám tử Lê
Phong trong tác phẩm của Thế Lữ. Anh là phóng viên của báo Thời Thế, coi
hoạt động thám tử, công việc điều tra phá án là lẽ sống của đời mình, anh tâm
sự: “Tôi không làm phóng viên nữa thì đời tôi không còn gì”. Vì vậy khi được
cử đi tường thuật vụ án, từ việc khám phá vụ buôn lậu ở Lạng Thương đến
các vụ giết người cũng như các băng đảng bí mật tại Hà Nội, Lê Phong say
mê nghiên cứu kỹ thuật cần thiết cho việc phá án. Thám tử Lê Phong với
những phẩm chất như trên đã tạo nên sức hấp dẫn cho sáng tác của Thế Lữ.
Niềm say mê nghề chính là chìa khóa mở ra những nút thắt trong quá trình

điều tra của thám tử. Có thể nói, nhân vật thám tử giữ vai trò quyết định trong
quá trình điều tra.
- Nhân vật tội phạm
Trong tiểu thuyết trinh thám cùng với nhân vật thám tử thì nhân vật tội
phạm là không thể thiếu, tội phạm được xem là nhân vật trung tâm của tiểu

14


thuyết trinh thám. Bởi cốt truyện của tiểu thuyết trinh thám bao giờ cũng gắn
liền với sự phạm tội, nó là đối tượng được trình bày để phục vụ cho việc điều
tra của thám tử, không có sự phạm tội thì không gọi là tiểu thuyết trinh thám.
Không một tiểu thuyết trinh thám nào lại kể một câu chuyện mà không có tội
phạm và quá trình vạch mặt tội phạm. Bogomil Rainov, nhà nghiên cứu người
Nga cho rằng: “Trong sự phát triển của mình tiểu thuyết trinh thám đã gạt bỏ
và phá vỡ hầu như tất cả mọi phép tắc đã cố quy định và hạn chế đặc thù của
nó, tuy vậy nó vẫn giữ một nét chủ yếu: sự trần thuật văn học gắn liền một cách
không thay đổi với sự phạm tội” [8].
Trong tiểu thuyết trinh thám, mọi nhân vật tội phạm đều có điểm chung:
âm mưu thâm độc được tính toán kĩ lưỡng hòng che giấu tội ác; hành động tàn
bạo, coi thường tính mạng con người, sẵn sàng ra tay giết ai biết được thông tin
về tội ác của chúng để bịt đầu mối. Nhân vật tội phạm có khi có sức mạnh về
tiền bạc, địa vị để thực hiện hành vi phạm tội và còn chuẩn bị cả những chứng
cứ ngoại phạm để qua mặt cảnh sát và thám tử.
Bên cạnh những điểm chung mang đặc trưng thể loại, nhân vật tội phạm
trong tiểu thuyết trinh thám Việt Nam cũng có nét riêng, chịu ảnh hưởng của
môtip nhân vật phản diện trong văn học truyền thống. Đó thường là những
nhân vật xấu với thủ đoạn nham hiểm.
Các nhân vật tội phạm đa dạng về diện mạo, gốc tích và kiểu cách phạm
tội; chúng gồm đủ hạng người, đủ thành phần và cũng đủ các mưu mô độc

ác… Nhìn chung, thế giới nhân vật tội phạm trong tiểu thuyết trinh thám Việt
Nam được mô tả nhiều nhất là các loại sau:
Nhân vật tội phạm giết người cướp của
Tiểu thuyết trinh thám thường mở đầu bằng một vụ giết người đầy bí
ẩn để từ đó thám tử vào cuộc để điều tra tội phạm. Và chân dung kẻ thủ ác
được tác giả phác thảo và hoàn thiện dần. Kẻ gây tội ác đáng sợ trong tiểu
thuyết trinh thám mang nhiều khuôn mặt khác nhau. Trong đó đáng ghê sợ
nhất là tội ác giết người, chiếm đoạt tài sản mà kẻ thủ ác lại chính là những kẻ

15


mang danh trí thức. Những kẻ sát nhân này đáng sợ bởi mức độ tinh vi và sự
chai lì về nhân cách. Có thể kể đến nhân vật Lương Hữu (Mai Hương và Lê
Phong), một trí thức Tây học nhưng từng tuyên bố rằng: “Giết người, ăn cướp
cũng là nghệ thuật chứ sao? Nếu không có phương pháp nghệ thuật tuyệt xảo
thì khi nào việc này nhanh chóng được đến thế” [49; 196]. Hay có thể kể đến
nhân vật Tâm (Nhà sư thọt) của Phạm Cao Củng, hắn vốn là một kĩ sư giàu có
nhưng đã giết bố vợ để chiếm đoạt tài sản. Hoặc kiểu nhân vật tội phạm là
những thế lực ngầm trong xã hội, nhất là băng đảng, hội kín… các nhân vật
tội phạm này tạo nên những cái chết bí ẩn không phải do bệnh tật, ma mị, trù
yểm mà là do sự trả thù…
Tất cả các kiểu nhân vật tội phạm kể trên đã tạo nên sự đa dạng về
những tên tội phạm giết người cướp của. Và với quan niệm của dân gian Việt
Nam: “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” thì kẻ thủ ác không thể lẩn trốn được
pháp luật. Khi tội ác bị phát hiện, chúng phải gánh hậu quả, chịu sự trừng phạt
đích đáng. Đó cũng chính là thông điệp mang ý nghĩa giáo dục, ý nghĩa nhân
văn mà các nhà văn khi viết tiểu thuyết trinh thám muốn gửi gắm.
Nhân vật tội phạm giết người vì ái tình
Trong tiểu thuyết trinh thám Việt Nam, dạng tội phạm giết người vì tình ái

chiếm số lượng vượt trội so với các dạng tội phạm khác. Điều đặc biệt của
dạng tội phạm này là ở chỗ trong mối quan hệ với nạn nhân thì chúng là kẻ
gần gũi thân thiết. Nhưng do mù quáng, ích kỉ mà trở thành kẻ thủ ác cướp đi
mạng sống của chính những người thân thiết với mình. Điều mà người đọc
cảm thấy bất ngờ là kẻ giết người trong tiểu thuyết trinh thám không chỉ có
nam giới mà còn có cả nữ giới.
Trong tiểu thuyết trinh thám, ngoài những nhân vật tội phạm giết người
với mục đích chiếm đoạt tài sản hay vì tình ái, còn có một số dạng tội phạm
khác có thể vì lòng tham hay do lối sống đua đòi ăn chơi…
Qua các hình tượng nhân vật tội phạm trong tiểu thuyết trinh thám Việt
Nam có thể thấy, các nhân vật tội phạm được các tác giả mô tả thông qua

16


hành động bí ẩn, không chú trọng khai thác thế giới nội tâm, diện mạo, tính
cách, ngoại hình. Đặc biệt để dễ nhận diện nhân vật, tác giả thường nhấn
mạnh đến một vài điểm khuyết tật hoặc dị dạng của nhân vật tội phạm.
1.1.2.2. Về cốt truyện
Về khái niệm cốt truyện vốn có nhiều quan niệm khác nhau. Theo quan
niệm truyền thống thì cốt truyện là toàn bộ những sự kiện được nhà văn kể
trong văn bản tự sự mà người đọc có thể kể lại. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê
chủ biên) định nghĩa: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho sự
diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tính cách nhân vật trong tác
phẩm văn học loại tự sự” [56; 206]. Quan niệm khác lại cho rằng: Cốt truyện
là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật
nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm văn học
thuộc các loại tự sự và kịch… Một mặt, cốt truyện là phương diện bộc lộ nhân
vật, nhờ cốt truyện nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa tính cách nhân
vật; mặt khác cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột

xã hội [31].
Đối với thể loại tiểu thuyết trinh thám, cốt truyện cần đảm bảo hai điều
kiện cơ bản là hành trình điều tra vụ án và có thám tử điều tra vụ án. Nghĩa là
cốt truyện tiểu thuyết trinh thám cần có sự kiện và nhân vật. Thiếu hai yếu tố
này thì không thể gọi là tiểu thuyết trinh thám. Sự kiện và nhân vật phải được
kết nối, tổ chức theo mạch logic để khi câu chuyện kết thúc thì phải tìm ra kẻ
thủ ác và nguyên nhân gây án bằng những chứng cứ thuyết phục.
Như đã trình bày, văn học trinh thám bắt nguồn từ phương Tây. Vì vậy, cốt
truyện của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam vừa có đặc điểm chung của tiểu
thuyết trinh thám phương Tây, vừa có những đặc điểm riêng biệt. Theo nhà văn
Phạm Cao Củng: “Khi tìm hiểu một cốt truyện trinh thám để viết, tác giả phải
đi ngược lại độc giả, nghĩa là trước hết phải tìm một kết cấu câu chuyện, gói
ghém, dằng buộc lại, rồi dấu phủ đi. Sau đó tác giả theo một con đường ngoắt
ngoéo đi tới chỗ khởi đầu câu chuyện, và dọc đường phải cắm sẵn những cột

17


mốc để đánh dấu lối đi. Cuối cùng con đường này phải xóa nhòa hẳn, không để
cho người đọc nhận biết...” [17; 77]. Cốt truyện tiểu thuyết trinh thám Việt
Nam chịu ảnh hưởng mô hình cốt truyện phương Tây với kết cấu ba phần:
- Phần mở đầu: một sự kiện gây chấn động hay đó là một vụ án khủng
khiếp. Đặc điểm của thể loại tiểu thuyết trinh thám là kể về việc điều tra vụ án
nên mở đầu thường là một sự kiện, một tội ác. Người kể trình bày các dấu vết
của hiện trường tạo sức hấp dẫn với độc giả.
- Phần thắt nút: gồm các manh mối của vụ án, các tình tiết đầy bí ẩn, thám
tử thẩm vấn các nhân vật tình nghi; những yếu tố liên quan được đánh lạc
hướng để người đọc tìm hiểu manh mối vụ án và các giả thiết suy luận được
đặt ra bằng phương pháp loại trừ.
- Phần mở nút: giải mã sự kiện, vụ án bí ẩn và tìm ra hung thủ.

Vấn đề chính của cốt truyện là ở việc xác định sự thật và quá trình tìm ra
sự thật là một hành trình đầy khó khăn của thám tử. Thám tử phải bằng trực
giác nhạy bén, khả năng quan sát sắc sảo và suy luận lôgic để đi đến kết luận
tìm ra kẻ phạm tội và động cơ gây án. Do đó, muốn có một cốt truyện hấp dẫn,
tiểu thuyết trinh thám cần xây dựng nhân vật thám tử tài ba, cũng như tạo được
các tình tiết li kì, giàu kịch tính. Tiểu thuyết trinh thám sẽ không gây được sự tò
mò của độc giả nếu cốt truyện là những câu chuyện rời rạc, thiếu logic, cách
giải mã các vụ án xa lạ với tâm lí người đọc.
Nghiên cứu trên thực tế, có thể thấy cốt truyện của tiểu thuyết trinh thám
Việt Nam gồm nhiều kiểu dạng khác nhau. Song có thể phân chia thành hai mô
hình cốt truyện cơ bản là cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.
- Kiểu cốt truyện đơn tuyến
Là dạng khá phổ biến trong tiểu thuyết trinh thám Việt Nam. Cấu trúc tự
sự được triển khai theo mạch thẳng thời gian và theo quan hệ nhân quả. Trong
các tác phẩm kết cấu theo dạng cốt truyện đơn tuyến thì thường có một nhân
vật chính, được đặt trong mối quan hệ với các nhân vật khác và cùng hướng về

18


một chủ đề. Qua đó góp phần thể hiện trọn vẹn một vụ án, với một nguyên
nhân ban đầu và kế quả cuối cùng.
Với cốt truyện đơn tuyến, phạm vi câu chuyện thường thu hẹp trong gia
đình, dòng họ, không có nhiều sự kiện, ít nhân vật. Các sự kiện sẽ được diễn ra
theo thời gian tuyến tính, sự kiện nào diễn ra trước sẽ được trình bày trước, sự
kiện nào diễn ra sau sẽ được trình bày sau. Vì thế, câu chuyện vận động một
cách tự nhiên, không làm xáo trộn mạch tư duy của độc giả. Tuy nhiên, với
kiểu kết cấu cốt truyện đơn tuyến, các tác giả tiểu thuyết trinh thám Việt Nam
chưa xây dựng được những nhân vật thám tử lừng danh như tiểu thuyết trinh
thám của phương Tây. Song, việc mô phỏng hiện thực đã tạo nên các tác phẩm

phù hợp, gần gũi với văn hóa, nhận thức của độc giả Việt Nam.
- Kiểu cốt truyện đa tuyến
Kiểu cốt truyện đa tuyến với một hệ thống sự kiện, nhằm tái hiện nhiều
bình diện của đời sống trong một thời kỳ lịch sử với những diễn biến phức tạp.
Cũng vì thế tiểu thuyết trinh thám được kết cấu theo hình thức này sẽ có nhiều
nhân vật, nhiều sự kiện song hành và phát triển theo nhiều tuyến có thể chồng
chéo đan xen, giao thoa tác động qua lại.
Trong tiểu thuyết trinh thám mà cốt truyện kết cấu theo kiểu đa tuyến, sẽ
có mô hình chung là xây dựng hệ thống nhân vật với các phe tương ứng với các
chuỗi sự kiện biến cố. Thường thì tiểu thuyết trinh thám đa tuyến sẽ phân thành
hai tuyến: chính diện và phản diện, có sự đối lập nhau về lý tưởng, quan điểm,
đạo đức… Tuyến chính diện, đại diện cho chính nghĩa, lí tưởng, cái đẹp. Theo
đó, tuyến chính diện có các nhân vật thám tử, mật thám, những người nghĩa
khí. Còn tuyến phản diện thì đại diện cho phi nghĩa, đại diện cho cái xấu, cái
ác. Tuyến phản diện bao gồm các nhân vật là kẻ xấu, tội phạm, kẻ thủ ác, kẻ
giết người trộm cướp…. Giữa hai phe chính diện và phản diện sẽ có đấu tranh
không khoan nhượng thỏa hiệp, tạo nên một cốt truyện giàu kịch tính. Kết thúc
truyện phần thắng sẽ thuộc về phe chính nghĩa.

19


1.1.3. Các kiểu tiểu thuyết trinh thám
Để có thể định hình các kiểu tiểu thuyết trinh thám Việt Nam, có lẽ cần căn
cứ trên các phương diện: nội dung cốt truyện, đặc trưng thể loại, đặc điểm giai
đoạn lịch sử... Đặc biệt trong đó cần chú trọng đến “tính chất” và “hình thức”
tiểu thuyết trinh thám. Chú trọng đến “tính chất” là muốn nhấn mạnh đến
những yếu tố cơ bản, thể hiện rõ đặc điểm của thể loại; chú trọng đến “hình
thức” là nhấn mạnh đến những yếu tố có thể nhận thấy, thuộc về hình thức.
Dựa vào những căn cứ trên, chúng tôi tạm phân chia tiểu thuyết trinh thám Việt

Nam thành ba nhóm sau:
- Tiểu thuyết trinh thám kỳ ảo
Đó là những tác phẩm trinh thám với những vụ án có tình tiết kỳ ảo, quái
lạ. Trong tiểu thuyết trinh thám kì ảo, thường có sử dụng yếu tố kinh dị, ma
quái như trong văn học trung đại, nhằm đáp ứng thị hiếu người đọc đương
thời. Tuy nhiên, tác giả đã giải thích chúng dưới cái nhìn khoa học, lược bỏ
yếu tố mê tín, duy tâm siêu hình. Có thể kể đến các tác phẩm của Thế Lữ như:
Vàng và máu, Tiếng hú ban đêm...
- Tiểu thuyết trinh thám suy luận
Tiểu thuyết trinh thám suy luận gồm các tiểu thuyết chịu ảnh hưởng tác
phẩm trinh thám cổ điển phương Tây, theo “lý thuyết câu đố” [37]. Trong đó,
nhà văn đã bước đầu xây dựng được nhân vật thám tử theo hình mẫu thám tử
phương Tây. Tiểu thuyết trinh thám suy luận thường mở đầu là một sự kiện,
tội ác bí ẩn; phần thắt nút là các tình tiết bí hiểm, thám tử thẩm vấn các nhân
vật tình nghi, những yếu tố liên quan được “tung hỏa mù” để đánh lạc hướng;
phần kết là tìm ra kẻ phạm tội và động cơ gây án. Tiểu biểu là các tác phẩm
của Thế Lữ, chịu ảnh hưởng A. Poe từ cách xây dựng cốt truyện, nhân vật cho
đến sử dụng tình tiết nghệ thuật như: Lê Phong phóng viên (1937), Mai
Hương và Lê Phong (1939); truyện về thám tử Kỳ Phát của Phạm Cao Củng
như: Một cái Tết rùng rợn của Kỳ Phát, Nhà sư thọt (1941). Có thể thấy rõ

20


hình tượng nhân vật Kỳ Phát mang đậm dáng dấp của Sherlock Holmes của
Sir Arthur Doy.
- Tiểu thuyết trinh thám ái tình - nghĩa hiệp - hành động
Đó là các tác phẩm kết hợp ảnh hưởng văn học truyền thống, truyện vụ
án Trung Quốc, truyện trinh thám phương Tây. Để đáp ứng nhu cầu giải trí
của độc giả thành thị, các tác giả đã khéo léo lồng ghép, kết hợp chủ đề tình

yêu và vụ án một cách tài tình đến mức khó có thể phân biệt nội dung nào là
chính. Các nhà văn cũng thường gọi tác phẩm của mình bằng những tên kép
như “trinh thám – kỳ tình” (Mảnh trăng thu – Bửu Đình), “võ hiệp – kỳ tình”
(Châu về hiệp phố - Phú Đức), “ái tình phưu lưu – mạo hiểm” (Ân oán vì tình
– Phạm Minh Kiên)... Qua câu chuyện ái tình, nhà văn xây dựng những nhân
vật anh hùng tài năng, trượng nghĩa, giỏi võ nghệ, thông minh có thể đối đầu
với những kẻ gian ác nhằm thực thi công lý, bảo vệ người nghèo. Tác phẩm
thường được mở đầu bằng một vụ phạm tội và sau đó dẫn dắt câu chuyện theo
lối truy tìm hung thủ. Điểm hạn chế của các tác phẩm này là kết thúc “có
hậu”, kết quả vụ án được làm sáng tỏ do sự tình cờ, ngẫu nhiên theo chủ quan
của nhà văn, ít dựa vào việc quan sát hiện trường và suy luận logic. Vì thế các
tác phẩm trên đều hướng đến mục đích giáo dục, cảnh tỉnh hay tả chân xã hội
chứ chưa thực sự làm nổi bật chức năng giải trí của thể loại. Có thể nhắc đến
tác phẩm của các nhà văn như Bửu Đình (Mảnh trăng thu), Biến Ngũ Nhy
(Kim thời dị sử - Ba Lâu ròng nghề đạo tặc), Phú Đức Nguyễn Đức Thuận
(Châu về Hiệp Phố, Tôi có tội, Căn nhà bí mật)...
Việc phân loại từng nhóm/dòng/thể loại/kiểu/giai đoạn văn học là một
điều tương đối khó khăn. Đối với tiểu thuyết trinh thám Việt Nam càng khó khăn
hơn, bởi đây là một thể loại văn học được tiếp thu từ phương Tây nhưng vận
động và phát triển với những đặc trưng mang tính chất phương Đông. Trên cơ sở
những sự tương đồng, quy luật lặp lại và những đặc trưng riêng, độc đáo của
từng kiểu loại, chúng tôi tạm phân chia như vậy nhằm định hình diện mạo của
văn học trinh thám Việt Nam trong dòng văn xuôi thế kỷ XX.

21


1.2. Đôi nét về nhà văn Di Li
1.2.1. Về tiểu sử và quan niệm văn chương
Đối với văn xuôi Việt Nam đương đại, Di Li được xem là một gương

mặt trẻ với nhiều tác phẩm được bạn đọc công chúng yêu thích và thu hút sự
chú ý của giới chuyên môn.
Di Li tên thật là Nguyễn Diệu Linh, sinh ngày 03/09/1978 (một số tài
liệu ghi là 03/06/1978) tại Hà Nội. Cô từng theo học tại trường Trung học phổ
thông Việt Đức, tốt nghiệp cử nhân tiếng Đức và tiếng Anh tại Đại học Ngoại
ngữ. Về bút danh Di Li, nhà văn từng chia sẻ: “Đến truyện ngắn thứ ba thì tôi
gửi đến báo Người Hà Nội. Nhà thơ Bế Kiến Quốc lúc đó là Tổng biên tập đã
gợi ý không nên đặt dưới tác phẩm của mình một cái tên, dù rất đẹp nhưng
đơn giản, dễ bị lẫn vào số đông. Rồi sau đó nhà thơ tài hoa này đã tìm cho tôi
một cái bút danh: Di Li (ghép hai chữ cái đầu của chữ đệm và tên). Tôi nghĩ
bút danh này sẽ đi suốt đời văn của mình. Tôi hay nghĩ nhiều đến từ “định
mệnh”. Đôi khi một bút danh cũng là định mệnh vậy” [34].
Hiện nay Di Li là giảng viên môn tiếng Anh trường Cao Đẳng Thương
Mại và Du lịch Hà Nội. Ngoài công việc giảng dạy, Di Li còn dịch nhiều tác
phẩm nước ngoài và bộc lộ niềm đam mê với văn chương, đặc biệt là dòng văn
học trinh thám. Với trí tưởng tượng phong phú của mình, Di Li đã thực sự đưa
người đọc chìm vào những câu chuyện với sức hút mãnh liệt. Cô cho rằng trí
tưởng tượng là nền tảng của người viết, đặc biệt là người viết về khoa học viễn
tưởng như dòng văn học trinh thám. Tuy nhiên, Di Li cũng đề cao sự trải
nghiệm của nhà văn trong cuộc sống. Di Li từng trả lời phỏng vấn: “Trí tưởng
tượng của nhà văn, dù có bay bổng đến mức nào cũng phải bắt nguồn và gắn
kết với trải nghiệm của nhà văn đó, cho dù là thể loại khoa học viễn tưởng.
Muốn viết truyện khoa học viễn tưởng, nhà văn cũng phải hiểu rất nhiều về
các ngành khoa học. Vì thế các nước kém phát triển đâu có tồn tại thể loại
này. Nhưng có trải nghiệm và văn phong tốt mà không có trí tưởng tượng
phong phú thì người đó sẽ không trở thành nhà văn mà thành nhà báo thì tốt

22



×