Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

thuyết minh về chiếc xe đạp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.56 KB, 4 trang )

Xe đạp là một phương tiện giao thông hai bánh và là một dụng cụ thể thao rất phổ
biến. Đa số xe đạp chuyển động nhờ lực đạp của người điều khiển, và giữ thăng
bằng

nhờ

định

luật

bảo

toàn

mômen

quán

tính.

Xe đạp được coi là phương tiện giao thông thân thiện với môi trường sinh thái. Nó
được sử dụng phổ biến ở nhiều nước có thu nhập đầu người thấp, như các nước
châu Phi, Việt Nam, Trung Quốc, như phương tiện đi lại hằng ngày chính. Ở nhiều
nước phương Tây, xe đạp được dùng nhiều hơn cho các hoạt động thể thao hay dã
ngoại. Việc sử dụng xe đạp cho giao thông thường nhật cũng được khuyến khích
tại các nước này với đường dành riêng cho xe đạp. Phương tiện này cũng thích hợp
cho các đường phố nhỏ hẹp của các đô thị cổ, như Amsterdam ở châu Âu.Năm
1790, lần đầu tiên xuất hiện xe đạp bắt đầu với cái célérifère, do bá tước Sivrac
sáng chế. Nó là một cái máy bằng gỗ, không có bánh xe để lái; việc chuyển hướng
đòi hỏi phải lắc mạnh phần trước của xe.Năm 1813, nam tước người Đức Karl
Friedrich Drais làm cho bánh trước có thể thay đổi hướng được. Xe này được đặt


tên là Draisienne (xe của Drais) và nó đã được nhiều người hoan nghênh.Sáng kiến
lắp thêm pêđan cho bánh trước được cho là thuộc về hai anh em Ernest Michaux và
Pierre Michaux, thợ đóng xe ở Paris. Vào năm 1865, khi phải sửa chữa một cái
Draisienne, họ đã lắp cho nó một chỗ để chân, mô phỏng tay quay của máy quay
tay của họ. Tuy nhiên, trước đó, vào năm 1849, có thể một thợ cơ khí Đức là
Heinrich Fischer đã sáng chế ra pê đan trước hai anh em Michaux. Pêđan ở bánh
trước khiến cho bánh trước có kích thước lớn (lớn hơn bánh sau) để tăng quãng
đường đi trong mỗi vòng đạp. Cải tiến này đã mang lại tên gọi mới cho thiết bị,
bicycle (xe đạp).Bicycle vốn được làm bằng gỗ. Từ năm 1869 các xe đạp này đã
được làm bằng thép.Năm 1879, một người Anh là Lawson đã sáng chế xích để
truyền động cho bánh sau. Sáng chế này kèm theo các cải tiến ở khung, đùi, đĩa,
pêđan, hệ tay lái và phuốc. Năm 1885, J.K. Sartley cho bánh trước có cùng đường


kính với bánh sau và làm cái khung bằng ống thép. Năm 1887, John Boyd Dunlop,
một nhà thú y Scotland, tiếp tục cải tiến bánh xe với việc dùng ống hơi bằng cao
su. Năm 1890, Roberton ở Anh và Édouard Michelin ở Pháp làm cho bánh có thể
tháo lắp được. Năm 1920, việc áp dụng các hợp kim nhẹ đã giảm trọng lượng của
xe được rất nhiều. Năm 1973 xe địa hình được chế tạo ở California.
Xe đạp có cấu tạo gồm: hệ thống chuyển động, hệ thống điểu khiển và hệ thống
chuyên chở. Hệ thống chuyển động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa,
dây xích, đĩa ổ líp, hai trục, ổ bi và hai bánh trước, sau. Khi đi người ta ngồi lên
yên xe, tay cầm ghi đông, chân đạp bàn đạp làm cho trục xe chuyển động, đĩa
chuyển động kéo theo dây xích, làm quay ổ líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến
về phía trước. Hệ thống điều khiển gồm ghi đông có hai tay cầm có thể xoay qua
phải, qua trái dễ dàng nhờ cổ xe có ổ bi, nhằm lái cho bánh xe trước đi theo ý
muốn. Ghi đông vừa là tay lái, vừa để người đi xe nắm chắc thăng bằng. Bộ phận
phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh. Khi bóp tay phanh, má
phanh ép vào hai bên vành xe, tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động
của bánh xe và xe sẽ chạy chậm hoặc đứng hẳn lại khi cần thiết. Nhờ bộ phận

phanh mà người đi xe đạp có thể chạy nhanh hay chạy chậm tùy ý. Hệ thống
chuyên chở gồm yên xe, bộ phận đèo hàng hoặc giỏ đựng hàng. Yên xe lắp trên
khung xe là chỗ ngồi của người đi xe. Dàn đèo hàng lắp ở phía sau yên xe dựa trên
trục của bánh xe sau, có thể chở được hàng tạ. Giỏ đựng hàng gắn ở phía đầu xe
dựa trên trục bánh trước. Ngoài các bộ phận như trên, xe đạp còn có bộ phận chắn
bùn lắp trên bánh xe sau và trước, các bộ phân chắn xích che phía trên xích, có đen
lấy nguồn điện từ đi-na-mô lắp ở trước càng xe, có đèn tín hiệu lắp ở phía sau xe,
có chuông lắp ở gần phía tay cầm để xin đường lúc cần thiết.
Xe đạp là phương tiện giao thông rất tiện lợi trên quãng đường ngắn như đi trong
làng hay trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động bằng sức người nên không


gây ô nhiễm môi trường. Người đi xe đạp chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ công sức
của mình nhưng đi được một đoạn rất dài. Đi xe đạp cũng là một cách vận động cơ
thể rất có ích như tập thể dục, thể thao.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chiếc xe đạp là phương tiện
quan trọng, góp phần vận chuyển lương thực vũ khí lên tuyến đường trường sơn
quét sạch bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi thống nhất đất nước. Ngày nay chiếc xe đạp
là phương tiện rất thuận tiện cho mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là các em học sinh
ngày nay đi lại trên con đường đến với trí thức.
Ở các thành phố lớn số lượng xe máy quá nhiều gây ùn tắc giao thông vừa gây ô
nhiễm môi trường. Trong tương lai khi phương tiện giao thông công cộng phát
triển rộng rãi thì xe đạp vẫn là phương tiện cá nhân không thể thiếu, vừa sạch sẽ
vừa tiện lợi. Trong nhịp sống hiện đại ngày nay, không chỉ có nền kinh tế phát triển
mà những loại máy móc, phương tiện dùng để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của
con người ngày càng xuất hiện nhiều. Đặc điểm chung của các loại đồ vật, phương
tiện này đó chính là tính năng hiện đại, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con
người, đặc biệt là giúp cho cuộc sống của con người nhiều thuận lợi hơn. Như bao
loại máy móc, công cụ khác các phương tiện giao thông vận tải cũng theo thời gian
và sự phát triển của khoa học mà xuất hiện ngày càng nhiều. Những loại phương

tiện này được sáng chế dựa trên mục đích sử dụng và sự tiện lợi cho con người.
Tùy mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế mà mỗi người đều có những lựa chọn
khác nhau. So với những phương tiện hiện đại khác, xe đạp có tốc độ di chuyển
chậm hơn rất nhiều, lại tốn sức nhưng nó cũng có những ưu điểm nhất định của
mình. Khi di chuyển, vì dùng sức người nên nó không thải ra ngoài môi trường
những loại khói bụi độc hại, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.


Hơn nữa, giá thành của một chiếc xe đạp rất rẻ mà ai cũng có thể mua, khi đpạ xe
thì còn có thể rèn luyện sức khỏe.
Xe đạp là một loại xe phổ biến trong đời sống sinh hoạt của con người, phục vụ
cho nhu cầu di chuyển, đi lại của con người. Ngày nay, vì xuất hiện nhiều phương
tiện hiện đại hơn nên xe đạp không còn là một loại xe sử dụng nhiều và phổ biến
như trước nữa, tuy nhiên xe đạp lại mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ về môi
trường mà còn cho sức khỏe của con người. Vì vậy mà xe đạp vẫn là sự chọn lựa
của rất nhiều người sử dụng.



×