Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

SLIDE QUẢN TRỊ tài CHÍNH QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 77 trang )

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Giảng viên: Phùng Thị Thu Hà
Email:
SĐT: 0988380882
 Tài liệu tham khảo:



QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Chương 1: Tổng quan về quản trị đầu tư quốc tế
Chương 2: Quản trị rủi ro trong đầu tư quốc tế

Chương 3: Quản trị tài chính công ty đa quốc gia
Chương 4: Tổng quan về quản trị thanh toán quốc tế

Chương 5: Quản trị phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế
Chương 6: Quản trị vay và nợ quốc tế


PHẦN 1: QUẢN TRỊ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Chương 1: Tổng quan về quản trị đầu tư quốc tế
1.1. Những vấn đề cơ bản về Quản trị đầu tư quốc tế
1.1.1. Khái niệm về đầu tư quốc tế
- Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng các
nguồn vốn phục vụ SX, KD nhằm SXSP hoặc cung cấp dịch vụ
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và XH.
- Nguồn vốn đầu tư bao gồm những tài sản hữu hình và
những tài sản vô hình.
- Đầu tư quốc tế là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở
nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với
mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế, xã


hội nhất định
- Đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế là những phương
thức đầu tư vốn, tài sản của các doanh nghiệp, các hãng, các
tập đoàn ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh
dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.


 Nguyên nhân thúc đẩy đầu tư quốc tế của các tổ chức kinh tế
Nguyên nhân bao trùm và động cơ chung nhất của hoạt động đầu tư
quốc tế của các tổ chức kinh tế là tìm kiếm thị trường đầu tư hấp
dẫn, thuận lợi, an toàn nhằm thu lợi nhuận cao, góp phần vào chiến
lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
-Sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa
nền kinh tế thế giới.

- Sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học – công nghệ đã
tạo ra các ngành sản xuất mới.
- Trước yêu cầu của cách mạng khoa học – công nghệ, nhu cầu về
vốn và ngoại tệ cho đầu tư phát triển để công nghiệp hóa của các
nước đang phát triển rất lớn đã tạo nên lực hút mạnh mẽ đối với vốn
đầu tư quốc tế.


 PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
Căn cứ vào tính chất sử dụng vốn
Căn cứ vào hình thức đầu tư
Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư
Căn cứ vào ngành nghề đầu tư



* Căn cứ vào tính chất sử dụng vốn:
- Đầu tư trực tiếp quốc tế

- Đầu tư gián tiếp quốc tế
* Căn cứ vào hình thức đầu tư

- Đầu tư xây dựng mới
- Đầu tư dưới hình thức mua lại
- Đầu tư dưới hình thức mở chi nhánh
- Đầu tư dưới hình thức cho thuê – bán thiết bị
- Đầu tư chứng khoán quốc tế


* Căn cứ vào lĩnh vực đầu tư
- Đầu tư vào các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội
- Đầu tư vào dự án sản xuất kinh doanh
- Đầu tư vào các dự án dịch vụ
- Đầu tư vào các dự án nâng cao năng lực quản lý
* Căn cứ vào ngành nghề đầu tư:
- Đầu tư vào công nghiệp
- Đầu tư vào nông nghiệp
- Đầu tư vào giao thông – vận tải
- Đầu tư vào ngành tài chính – ngân hàng


1.1.2. Quản trị đầu tư quốc tế
Khái niệm và đặc điểm về quản trị đầu tư quốc tế

 Quản trị đầu tư quốc tế chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định
hướng quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và

vận hành kết quả đầu tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra) bằng một
hệ thống đồng bộ các biện pháp nhằm đạt được hiện quả kinh tế xã hội cao
trong những điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những
quy luật kinh tế khách quan nói chung và quy luật vận động đặc thù của đầu tư
nói riêng.
 Quản trị đầu tư quốc tế là việc áp dụng những hiểu biết , kỹ năng , công cụ ,
kỹ thuật vào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ
dự án đầu tư quốc tế. quản trị đầu tư quốc tế còn là quá trình lập kế hoạch tổng
thể , điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án từ
khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời
hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu câu đã định về
kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ , bằng những phương pháp và điều
kiện tốt nhất cho phép.


Nội dung quản trị đầu tư quốc tế
Quản trị đầu tư quốc tế bao gồm 4 giai đoạn chủ yếu:
1. Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định
những công việc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để
thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành
động theo trình tự lôgic mà có thể biểu diễn được dưới dạng sơ
đồ hệ thống.
2. Điều phối thực hiện dự án đầu tư quốc tế: Đây là quá trình
phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc
biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian.
3. Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án,
phân tích tình hình hoàn thành, giải quyết những vấn đề liên
quan và thực hiện báo cáo hiện trạng.
4. Thu hồi vốn



1.2. Quản trị đầu tư quốc tế trực tiếp
1.2.1. Khái quát về dự án FDI
 Đầu tư nước ngoài là một hoạt động còn dự án đầu tư nước ngoài
là một bản tóm tắt các ý tưởng, đề xuất đầu tư. Ngoài ra đầu tư nước
ngoài thực hiện theo sườn dự án đầu tư.
 Đầu tư trực tiếp quốc tế là hình thức chủ đầu tư nước ngoài đầu tư
toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn vào các dự án nhằm giành quyền
điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn. Trong
những năm gần đây, hình thức này chiếm vị trí rất quan trọng trong
đầu tư quốc tế.
 Quản trị dự án đầu tư FDI là tổng hợp các hoạt động định hướng
đầu tư, tổ chức các hoạt động hình thành triển khai và vận hành dự
án,phối hợp với các giai đoạn khác nhằm làm cho dự án hoạt động có
hiệu quả cao đồng thời phục vụ tốt nhất việc thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.


1.2.2. Đặc điểm và vai trò của FDI
Đặc điểm của FDI

- Được thực hiện chủ yếu bằng nguồn vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định
đầu tư, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh, lãi, lỗ. Chủ đầu tư nước
ngoài trực tiếp điều hành hoặc tham gia điều hành dự án đầu tư tùy theo tỷ lệ
vốn góp.
- Vốn đầu tư trực tiếp bao gồm vốn góp để hình thành vốn pháp định, vốn vay
hoặc vốn bổ sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Thông qua FDI, các doanh nghiệp của nước tiếp nhận vốn có thể tiếp thu
công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý hiện đại…



- Đối với nước đầu tư

Vai trò của FDI
- Đối với nước nhận đầu tư
+ Đối với nước phát triển
+ Đối với nước đang phát triển


1.2.3. Quản trị soạn thảo dự án FDI


1.2.4. Quản trị thẩm định dự án FDI
a, Sự cần thiết của quản trị thẩm định dự án
-Để hoạt động thẩm định diễn ra một cách khoa học,đúng
hướng,rút kinh nghiệm,nâng cao chất lượng thẩm định.
-Kiểm soát các nhà thẩm định,hạn chế tiêu cực xảy ra

trong quá trình thẩm định dự án.
-Nhằm đánh giá đúng tính khả thi của dự án,tránh hiện

tượng cấp giấy phép cho các dự án không khả thi,làm mất
cơ hội đầu tư của các dự án khác.


b, Yêu cầu cơ bản của quản trị thẩm định dự án
Phải tiến hành thẩm định một cách cụ thể rõ ràng chính xác.
Nhà quản trị phải nắm được các quy định về công tác thẩm định
dự án FDI.


Nhà quản trị phải biết lãnh đạo các chuyên viên,các cán bộ làm
công tác thẩm dịnh dự án,biết tổ chức,phân công,phối hợp và

kiểm tra các hoạt động của họ.


c, Nội dung của thẩm định dự án FDI
• Nắm được các quy định hiện hành của nước sở tại về
thẩm định
• Có các phương pháp và lựa chọn kỹ thuật thẩm định thích
hợp
• Xác định số mục tiêu cần đạt được trong thẩm đinh
• Dự kiến kế hoạch thẩm định
• Tổ chức thẩm định theo quy định của nước sở tại
• Tổng kết,kiểm tra,đánh giá hoạt động thẩm định dự án
FDI một cách đều đặn để có biện pháp thích hợp nhằm
nâng cao chất lượng công tác thẩm định.


1.2.5. Quản trị triển khai dự án FDI
 Khái niệm về triển khai thực hiện dự án FDI.

Triển khai dự án FDI là quá trình các nhà quản trị giao
dịch với các cơ quan quản lý nước sở tại và thực hiện các

công việc cụ thể để biến các dự kiến trong dự án khả thi thành
hiện thực,nhằm đưa các dự án đã được cấp giấy phép đầu tư
vào xây dựng và hoạt động.



Quy trình triển khai thực hiện dự án FDI
1.Xác định công việc và trình tự để triển khai dự án FDI

2.Xác định tiến độ triển khai thực hiện dự án FDI
3.Tiến hành phân công và thực hiện công tác điều độ

trong triển khai dự án FDI.
4.Xây dựng cơ chế kiểm tra kiểm soát chặt chẽ và
thường xuyên trong quá trình triển khai dự án FDI.
5.Thực hiện chế đọ thống kê và báo cáo định kỳ.


1.3. Quản trị đầu tư quốc tế gián tiếp
1.3.1.Khái quát về đầu tư quốc tế gián tiếp
- Đầu tư quốc tế gián tiếp của các tổ chức kinh tế là hình thức chủ
đầu tư nước ngoài góp một phần vốn dưới hình thức đầu tư chứng
khoán hoặc cho vay để thu lợi nhuận và không trực tiếp tham gia
điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn.
- Khoản 3 điều 3 Luật đầu tư quy định “Đầu tư gián tiếp là hình
thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có
giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài
chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản
lý hoạt động đầu tư”.
- Như vậy, theo đó, đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) là hình thức
đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản
tài chính của nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này
không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp
vụ của doanh nghiệp.



1.3.2. Chính sách quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam


Chương 2:
Quản trị rủi ro trong đầu tư quốc tế


Chương 2:
Quản trị rủi ro trong đầu tư quốc tế

Rủi ro trong đầu
tư quốc tế

Quản trị rủi ro
trong đầu tư quốc
tế trực tiếp

Quản trị rủi ro
trong đầu tư quốc
tế gián tiếp


2.1. Rủi ro trong đầu tư quốc tế
2.1.1. Khái quát về rủi ro trong đầu tư quốc tế
Rủi ro trong đầu tư có thể là sự thay đổi của cơ chế, sự biến
động bất lợi của thị trường, giá cả sản phẩm... Tất cả sự thay đổi, biến
động đó đều tác động đến thu nhập của doanh nghiệp. Do vậy rủi ro
trong đầu tư được hiểu là sự biến đổi thu nhập do tài sản được đầu tư
hy vọng mang lại.
Rủi ro đầu tư là tổng hợp những yếu tố ngẫu nhiên (bất trắc) có

thể đo lường bằng xác suất, là những bất trắc gây nên các mất mát thiệt
hại.
Rủi ro trong quản lý dự án là một đại cương có thể đo lường.
Trên cơ sở tần suất hiện lặp một hiện tượng trong quá khứ, có thể giả
định nó lại xuất hiện tương tự trong tương lai. Trong quản lý dự án,
một hiện tượng được xem là rủi ro nếu có thể xác định được xác suất
xuất hiện của nó. Trong trường hợp đó, rủi ro có xu hướng được bảo
hiểm và có thể được lượng hóa như sau:
Rủi ro = Xác suất xuất hiện x Mức thu thiệt/ kết quả.


 Rủi ro liên quan đến biến động của các loại đầu tư khác nhau theo
từng thời điểm. Do vậy có thể bắt đầu quản lý rủi ro bằng cách học về
rủi ro. Bản chất và đặc điểm của mỗi loại để có thể xác định được
mức độ rủi ro của công cụ mà chúng ta muốn đầu tư, từ đó quyết định
có nên chấp nhận hay không và tổ chức các phương thức quản lý thích

hợp
Thiết lập hiểu biết về sự yên tâm với rủi ro là một phần quan trọng
khi lập một kế hoạch tài chính lành mạnh.
1. Rủi ro hệ thống
2. Rủi ro cụ thể

3. Rủi ro đầu tư khác


 Rủi ro hệ thống. Còn được gọi là rủi ro thị trường. Rủi
ro hệ thống liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh
tế hay đến phân khúc thị trường chứng khoán. Rủi ro này
ảnh hưởng đến tất cả các công ty bất kể tình trạng tài chính

hoặc quản lý của công ty. Tùy thuộc vào đầu tư, nó có thể
liên quan đến yếu tố quốc tế cũng như là các yếu tố nội địa.
Ví dụ, rủi ro hệ thống bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro lạm

phát, rủi ro tiền tệ và rủi ro chính trị xã hội.
- Rủi ro hệ thống có thể được giảm nhẹ bằng chiến lược gọi
là phân bổ tài sản


×