Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Luan van công tác giám sát của uỷ ban kiểm tra tỉnh ủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.75 KB, 135 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng - một bộ phận quan trọng
trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Đảng lãnh đạo không chỉ là việc xây
dựng đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết, hay tổ chức thực hiện
đường lối, sắp xếp, bố trí cán bộ… mà lãnh đạo còn là giám sát việc thực hiện
cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Đó là vấn
đề có tính nguyên tắc - vừa là chức năng lãnh đạo, vừa là trách nhiệm, nội
dung, phương pháp, quy trình lãnh đạo của Đảng. Cách mạng Việt Nam gần
80 năm qua, với những thắng lợi luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng, chất
lượng công tác giám sát đã góp phần quan trọng vào việc bảo về đường lối, chủ
trương, chính sách, nghị quyết, quan điểm, các nguyên tắc của Đảng, thúc đẩy
việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, góp phần tăng cường sự đoàn
kết, thống nhất trong Đảng.
Bước vào thời kỳ đổi mới, phạm vi lãnh đạo của Đảng ta ngày càng
rộng và đa dạng, có nhiều phức tạp hơn các thời kỳ cách mạng trước đây.
Trong Đảng đã bộc lộ một số yếu kém, chưa ngăn chặn và đẩy lùi được
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí
trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức diễn ra nghiêm
trọng. Nhiều tổ chức cơ sở Đảng thiếu tính chiến đấu và không đủ
năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh…do chất lượng
và hiệu quả giám sát chưa cao [20, tr.65].
Để khắc phục những yếu kém trên đây, đồng thời để đáp ứng yêu cầu
của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta nhấn
mạnh phải tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng. Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ, tăng
cường chất lượng công tác kiểm tra, giám sát với nhận thức và yêu cầu mới:



2
Công tác kiểm tra, giám sát phải phối hợp phát hiện và khắc
phục được những khuyết điểm, thiếu sót khi mới manh nha, bên
cạnh việc tiếp tục thực hiện kiểm tra tổ chức và cá nhân có dấu hiệu
vi phạm phải tăng cường chủ động giám sát, kiểm tra về phẩm chất
đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Đảng, cán bộ,
đảng viên, về nhận thức và chấp hành đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và việc chấp hành Điều lệ
Đảng [20, tr.302].
Từ những bất cập, yếu kém nói trên cùng với những nhiệm vụ mà tình
hình mới đặt ra, đòi hỏi chất lượng giám sát của Uỷ ban Kiểm tra các cấp phải
được tăng cường và nâng cao hơn.
Địa bàn tỉnh Cà Mau giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển
kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng ở vùng cực Nam tổ quốc, với thế mạnh
ngư, nông, lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh, do thu
hút được các dự án đầu tư. Cấp tỉnh là nơi trực tiếp chỉ đạo cấp huyện,
thành phố quản lý, giáo dục đội ngũ đảng viên, nhất là đảng viên hoạt động
trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cà Mau là địa bàn khá rộng, dân cư
đông, trong điều kiện kinh tế thị trường, rất dễ xảy ra các hiện tượng cán
bộ, đảng viên tiêu cực, thoái hoá, biến chất trên các lĩnh vực quản lý đất
đai, xây dựng kết cấu hạ tầng, thu chi ngân sách, quản lý xã hội, những suy
thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, lề lối, phong cách làm việc,..v..v..
Công tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra tỉnh nếu không coi trọng, nâng cao
chất lượng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và sức mạnh của Đảng và các
cấp ủy, tổ chức đảng không thể hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của
địa phương, đơn vị.
Việc nghiên cứu tìm giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát
của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy đang thực sự là vấn đề cần thiết và rất cấp bách.
Vì vậy, tôi chọn và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ: “Công tác giám sát của

Uỷ ban Kiểm tra tỉnh ủy Cà Mau trong giai đoạn hiện nay”.


3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, vấn đề nâng cao chất lượng công tác giám sát
nói chung, giám sát các tổ chức Đảng trực thuộc tỉnh, giám sát cán bộ, đảng
viên diện Tỉnh ủy quản lý nói riêng đã được các cấp ủy, Uỷ ban Kiểm tra các
cấp và nhiều nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn quan tâm. Những
quan điểm, chủ trương lớn và biện pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác
giám sát của Uỷ ban Kiểm tra các cấp được thể hiện khá rõ trong các Văn
kiện Đại hội Đảng, đặc biệt là Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng. Văn kiện
Đại hội X của Đảng đã bổ sung chức năng giám sát, tăng thẩm quyền và trách
nhiệm xem xét kỷ luật của cấp ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp. Đây là vấn đề
cấp thiết và mới, cần nghiên cứu thấu đáo hơn.
Vấn đề công tác giám sát của Đảng những năm gần đây đã được các cơ
quan chức năng, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn nghiên cứu
dưới các góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu này đã được xuất bản
thành sách, hoặc đăng tải trên các báo, tạp chí… trong nước, đã nêu lên những
cơ sở khoa học nền tảng về lý luận và thực tiễn có giá trị cao. Có thể điểm qua
các công trình dưới đây:
- Các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ và các đề tài khoa học:
+ Lê Minh Sơn: Công tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy tỉnh
Bình Định giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2007.
+ Lê Thị Ngân: Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Uỷ ban
Kiểm tra các Huyện, Thị ủy ở tỉnh Công Tum giai đoạn hiện nay, Luận văn
thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006.
+ Dương Thị Mai: Công tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh,
Huỵên, Thành, Thị ủy ở tỉnh Nghệ An giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ

Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2007.
- Các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí:
+ Nguyễn Thị Doan: Tăng cường công tác giám sát trong Đảng, Tạp
chí Cộng sản, số 11/2004.


4
+ Nguyễn Thị Doan: Gắn chặt công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy đối
với tiến trình cổ phẩn hóa doanh nghiệp nhà nước, Tạp chí Cộng sản, số 3/2006.
+ Hà Quốc Trị: Về thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát trong Đảng,
Tạp chí Kiểm tra, số 3/2006.
+ Nguyễn Phi Long: Quản lý, giám sát cán bộ - nhiệm vụ cần được chú
trọng thực hịên từ cơ sở, Tạp chí Kiểm tra, số 3/2007.
+ Vũ Ngọc Lân: Kết hợp giám sát trong Đảng với giám sát của nhân
dân, Tạp chí Kiểm tra, số 3/2007.
+ Trương Tấn Sang: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, Tạp chí Kiểm tra, số 4/2007.
+ Nguyễn Thị Doan: Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phục vụ
bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII, Tạp chí Kiểm tra số 4/2007.
+ Thu Hà: Trao đổi về nguyên tắc giám sát trong Đảng, Tạp chí Kiểm
tra, số 4/2007.
+ Nguyễn Minh Quang: Đảng bộ Lai Châu tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát theo điều 30- Điều lệ Đảng, Tạp chí Kiểm tra, số 5/2007.
+ Trần Thị Hiền: Những vấn đề rút ra từ việc thực hiện nhiệm vụ giám
sát ở Quảng Ngãi, Tạp chí Kiểm tra, số 5/2007.
+ Nông Đức Mạnh: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng,
Tạp chí Kiểm tra, số 7/2007.
+ Trần Quang Đảng: Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát
của Uỷ ban Kiểm tra Đảng ủy cơ sở ở Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí
Kiểm tra, số 7/2007.

+ Thu Hoài: Đảng bộ huyện Bình Sơn, cần tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát, Tạp chí Kiểm tra, số 7/2007.
+ Trần Quý Cứ: Suy nghĩ về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Tạp
chí Kiểm tra, số 7/2007.
- Sách in:
+ Đỗ Thế Tùng (chủ biên): V.I.Lênin: Bàn về kiểm kê, kiểm soát, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.


5
+ Uỷ ban Kiểm tra Trung ương: Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với
công tác kiểm tra và kỷ luật của Đảng, Hà Nội, 2004.
+ Nguyễn Thị Doan (chủ biên), Đổi mới công tác kiểm tra, kỷ luật
nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
+ Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Công tác kiểm tra, giám sát và thi
hành kỷ luật trong Đảng, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội, 2007.
+ Uỷ ban Kiểm tra Trung ương: Hướng dẫn thực hiện các quy định về
công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng, Nxb Lao động - xã
hội, Hà Nội, 2007.
+ Đặng Đình Phú - Trần Duy Hưng: Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên
cứu đề tài cấp bộ năm 2007 về công tác giám sát trong Đảng giai đoạn hiện nay.
Những công trình khoa học nêu trên đã luận giải những quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt
Nam về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác giám sát. Có một số đề tài
khoa học có nội dung phong phú, phản ánh các mặt của công tác giám sát
mang tính hệ thống, hàm chứa những kiến thức cơ bản, tính lý luận và tính
tổng kết thực tiễn sâu sắc, gián tiếp và liên quan chặt chẽ, định hướng cho
việc thực hiện đề tài mà luận văn đề cập.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tác giả hoặc công trình nào nghiên cứu

về chất lượng công tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau trong
giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Trên cơ sở làm rõ hơn một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn chất
lượng công tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra tỉnh ủy Cà Mau trong điều kịên
hiện nay, và qua điều tra, khảo sát thực trạng công tác giám sát của Uỷ ban
Kiểm tra tỉnh, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng
công tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau trong những năm tới.
Để đạt được mục đích trên luận văn có các nhiệm vụ sau:


6
- Làm rõ những khái niệm, quan niệm và những vấn đề lý luận chủ yếu liên
quan đến chất lượng công tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng công tác giám sát của Uỷ
ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và những
kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công
tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau đến năm 2010 và những
năm tiếp theo.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và giới hạn của luận văn
- Cơ sở lý luận:
+ Cơ sở lý luận của luận văn là dựa trên những quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về xây dựng Đảng và công tác giám sát của Đảng.
+ Các công trình khoa học của các nhà khoa học, các nhà lý luận, các
tác giả hoạt động thực tiễn đã được công bố liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, trong đó bao gồm phương pháp lịch sử - logic, phương

pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch.
+ Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tiễn trên cơ sở thực trạng, kết
quả, số liệu, trực tiếp trao đổi.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn:
+ Đối tượng: Công tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau
giai đoạn 2006 – 2008 và việc nâng cao chất lượng công tác giám sát của Uỷ
ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau.
+ Phạm vi nghiên cứu, khảo sát thực tế ở tỉnh Cà Mau, trong khoảng
thời gian từ Đại hội X (2006) đến nay.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Đưa ra quan niệm bước đầu về giám sát và chất lượng giám sát của
Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau.


7
- Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác giám sát của Uỷ
ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau đến 2010 và những năm tiếp theo.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu quá trình thực hiện công tác giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh
ủy Cà Mau.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng của Đảng bộ tỉnh hiện nay, cũng như làm tài liệu phục
vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra của tỉnh Cà Mau.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
kết cấu gồm 2 chương, 4 tiết.


8

Chương 1
CÔNG TÁC GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY CÀ MAU
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. UỶ BAN KIỂM TRA TỈNH UỶ CÀ MAU VÀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT
CỦA UỶ BAN KIỂM TRA TỈNH CÀ MAU

1.1.1. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của Uỷ ban Kiểm
tra Tỉnh uỷ
1.1.1.1. Vai trò
Nhìn lại lịch sử thế giới, chế độ giám sát đã có từ đời Tần Thủy Hoàng
(năm 221 tr.CN). Từ đó đến nay, nó vẫn tồn tại, phát triển cùng với các nhà
nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
Ở thời kỳ C.Mác, Ph. Ăngghen và V.I.Lênin, các Ông chưa sử dụng
khái niệm giám sát mà thường dùng khái niệm kiểm kê, kiểm tra, kiểm soát.
Tuy nhiên khi nói đến kiểm kê, kiểm tra, kiểm sóat là đã bao hàm cả nội dung
giám sát.
Trong các tác phẩm của mình, do điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, C.Mác
chưa đề cập đến công tác giám sát của một đảng cầm quyền, nhưng trong đó
đã thể hiện rõ quan điểm về kiểm tra, giám sát trong quản lý kinh tế - xã hội.
Theo C.Mác, để đạt được mục tiêu, kế họach đã đề ra thì phải tiến hành kiểm
tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát là phương thức hành động quan trọng để thực
hiện mục tiêu, kế hoạch.
Việc kiểm kê, kiểm tra, kiểm soát là một trong những vấn đề được
Lênin rất quan tâm. Trước khi Cách mạng Tháng Mười năm 1917 nổ ra và
trong những năm đầu của Nhà nước Xô - viết, Người đã có rất nhiều bài viết, bài
phát biểu trong các hội nghị và có những bức thư gửi cho các đồng chí lãnh đạo
Đảng và chính quyền được đề cập đến vấn đề kiểm kê, kiểm tra, kiểm sóat; việc
xây dựng, cải tổ bộ máy làm công tác kiểm kê, kiểm tra, kiểm soát; việc tổ chức
và phương pháp thực hiện kiểm kê, kiểm tra, kiểm soát. Lênin luôn coi công tác
kiểm kê, kiểm tra, kiểm soát là một công cụ hữu hiệu, đồng thời là một trong



9
những nội dung lãnh đạo quan trọng đối với các tổ chức đảng, các cơ quan nhà
nước. Lênin khẳng định: Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đã đề ra thì
những người cộng sản phải nắm chắc công cụ kiểm kê, kiểm tra, kiểm soát được
coi là: “những nhiệm vụ đã trở thành tự nhiên đối với những người xã hội chủ
nghĩa sau khi đã giành được chính quyền” [38, tr.298].
Ngay sau khi Cách mạng tháng Mười năm 1917 thành công, giai cấp công
nhân Nga đã giành được chính quyền và thực hiện “việc tước đoạt kẻ đi tước
đoạt”. Trọng tâm của cuộc đấu tranh lúc bấy giờ đã chuyển sang lĩnh vực quản lý
đất nước, mà nội dung chủ yếu là quản lý kinh tế, trong đó bao hàm hai nhiệm
vụ rất quan trọng là: Tổ chức kiểm kê, kiểm sóat việc sản xuất, phân phối sản
phẩm và nâng cao năng suất, chất lượng lao động. Lênin viết: “Trọng tâm của
cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản đang chuyển sang công tác tổ chức việc
kiểm kê, kiểm soát” [38, tr 221]. Và vì vậy, "kiểm kê và kiểm soát phải được đặt
thành vấn đề nổi bật trong toàn bộ việc quản lý nhà nước” [38, tr.166].
Bằng kinh nghiệm thực tế lãnh đạo Đảng Bônsêvích Nga và chính
quyền Xô viết trong những năm đầu tiên, Lênin đã rút ra tính tất yếu của
Đảng và Nhà nước phải nắm chắc công tác kiểm kê, kiểm tra, kiểm soát.
Lênin nói: nếu buông lỏng kiểm kê, kiểm tra, kiểm soát thì những người vô
sản sẽ lại trở thành người nô lệ. Lênin viết: “… nếu Nhà nước không tiến
hành kiểm kê và kiểm soát toàn diện đối với việc sản xuất và phân phối các
sản phẩm, thì chính quyền của những người lao động, nền tự do của họ sẽ
không thể nào duy trì được và nhất định họ sẽ phải sống trở lại dưới ách của
chủ nghĩa tư bản [38, tr.224].
Lênin khẳng định: Việc tổ chức kiểm kê, kiểm soát toàn dân để “ điều
tiết đời sống kinh tế”, là nhiệm vụ trọng tâm mà tất cả các nước đang trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đều phải thực hiện, Lênin viết: “Thống kê
và kiểm soát, đó là điều chủ yếu cần thiết cho cả việc “tổ chức”,lẫn hoạt động

đều đặn của xã hội cộng sản chủ nghĩa, trong giai đoạn đầu của nó” [36, 124].
Theo Lênin: khi trọng tâm của cuộc cách mạng đã chuyển sang lĩnh
vực quản lý đất nước, muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đã đề ra thì


10
những người cộng sản phải nắm chắc công cụ kiểm kê, kiểm tra, kiểm soát.
Phải xem công tác kiểm kê, kiểm tra, kiểm soát là một công cụ hữu hiệu và là
một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng đối với tổ chức. Việc thực hiện
công tác tổ chức kiểm kê và kiểm soát toàn dân để quản lý và điều hành các
hoạt động của xã hội là nhiệm vụ trọng tâm mà tất cả các nước đang trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đều phải thực hiện.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt cuộc đời hoạt động của mình,
người luôn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là lý luận của
Lênin về xây dựng Đảng vào thực tiễn của cách mạng Việt Nam, nhất là trong
điều kiện Đảng Cộng sản cầm quyền. Trong đó công tác giám sát của Đảng và
Nhà nước, phải bao gồm cả giám sát đối với tổ chức đảng và đảng viên, giám
sát của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức. Chủ tịch Hồ
Chí Minh thường nói về công tác giám sát một cách linh hoạt, bằng những
ngôn ngữ giản dị dễ hiểu, đó là bao hàm cả giám sát trong Đảng, Nhà nước,
các đoàn thể nhân dân, giám sát cán bộ, đảng viên, công chức. Qua nghiên
cứu cho thấy, trong suốt cuộc đời hoạt động và lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
Chủ tịch Hồ Chí Minh ít dùng khái niệm giám sát. Trong các bài nói, bài viết
của mình, Người thường dùng các khái niệm “kiểm soát”, “kiểm tra”, “xem xét”,
“điều tra”, “nắm tình hình”, "nghe báo cáo”,…là chủ yếu để thay thế cho khái
niệm “giám sát”. Thực tế trong tư tưởng của Người khái niệm “giám sát” đã bao
hàm cả “kiểm soát”, “kiểm tra”, “điều tra”,…rồi. Người dùng như vậy là vừa
chính xác, vừa phù hợp với thực tế điều kiện, hoàn cảnh cụ thể lúc bấy giờ.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đã có đường lối, chủ trương, chính
sách đúng, thì việc thành công hay thất bại của đường lối, chủ trương, chính

sách của Đảng trong thực tế còn do cách tổ chức công việc, do lựa chọn cán
bộ và do kiểm tra, kiểm soát- tức là phải giám sát xem việc thực hiện có đến
nơi đến chốn hay chưa. Người viết: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành
công hay thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa
chọn cán bộ, và nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy
cũng vô ích” [46, tr.520].


11
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra rằng, mục đích, ý nghĩa, tác dụng
của công tác giám sát là giúp cho Đảng và Nhà nước nắm chắc được tình hình
để lãnh đạo, thực hiện các chủ trương, chính sách đi vào thực tế cuộc sống
nhân dân, thấy được tổ chức cá nhân nào chấp hành tốt, hoặc tổ chức, cá nhân
nào chấp hành không tốt, có gì đúng đắn, có gì không phù hợp cần phải uốn
nắn, bổ khuyết. Đồng thời Người yêu cầu phải luôn luôn chú trọng và thường
xuyên tiến hành công tác giám sát trong Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, đảng
viên. Tác dụng của công tác giám sát, kiểm tra là: “Vì kiểm tra, giám sát có
tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với
Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó mà góp
phần vào việc cũng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức” [46, tr.300].
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, giám sát là một trong những chức năng
lãnh đạo của Đảng; là một khâu quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng; là
một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Công tác giám sát giúp
Đảng và Nhà nước nắm chắc được tình hình lãnh đạo, thực hiện các chủ
trương, chính sách trong thực tế cuộc sống, thấy được tổ chức cá nhân nào
chấp hành tốt, tổ chức, cá nhân nào chấp hành chưa tốt, có gì đúng, có gì sai,
có gì chưa phù hợp cần phải uốn nắn, bổ khuyết; công tác giám sát giúp cho
Đảng và Nhà nước quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức tu dưỡng, trau dồi đạo đức cách mạng, tính tiền phong,
gương mẫu của người cộng sản; công tác giám sát còn giúp cho Đảng chủ

động phòng ngừa, ngăn chặn những sai phạm của đội ngũ cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức; phòng chống bệnh “quan liêu, bệnh bàn giấy, chỉ lo
khai hội và thảo nghị quyết, đánh điện và gửi chỉ thị”, “có mắt mà không thấy
suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ không giữ đúng, có kỷ luật mà
không nắm vững,…”
Vì vậy, kiểm tra, giám sát là việc phải làm thường xuyên đối với mọi tổ
chức và đảng viên cũng như đối với mọi hoạt động của con người trong xã
hội, đặc biệt là đối với chính đảng của giai cấp vô sản và những người cộng


12
sản. Đảng cộng sản Việt Nam, chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và
của dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Việc vận dụng chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giám sát, trong suốt quá
trình lãnh đạo cách mạng của dân tộc Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng và tiến
hành công tác giám sát. Đảng ta luôn luôn nhận thức đúng đắn và cho rằng, giám
sát là công việc không thể thiếu trong quá trình hoạt động lãnh đạo và quản lý,
diễn ra trong tất cả các khâu của quy trình lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà
nước. Do đó, Đảng ta rất quan tâm đến việc giám sát hoạt động của tổ chức
Đảng, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Trong Điều lệ Đảng được thông qua tháng 10 năm 1930 đã quy định:
trách nhiệm của đảng viên và cán bộ là giữ gìn kỷ luật Đảng một cách nghiêm
khắc. Tất cả đảng viên đều phải chấp hành các nghị quyết của Quốc tế Cộng
sản, của Đại hội Đảng, của Trung ương và của thượng cấp cơ quan…Đối với
vấn đề phạm kỷ luật thì do toàn bộ chi bộ hoặc cấp đảng bộ tra xét. Các cấp
ủy viên có thể đặt ra Đặc biệt ủy viên để tra xét những vấn đề vi phạm kỷ luật
đảng. Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương- Đại hội
họp từ ngày 27 đến ngày 31 tháng 03 năm 1935 đã khẳng định: “Cần giữ kỷ luật
sắt cho Đảng, những phần tử đi trái đường lối chính trị của Đảng, của Quốc tế

Cộng sản mà không chịu sửa lỗi, những kẻ không phục tùng nghị quyết, Điều lệ,
phá hoại kỷ luật của Đảng thì nhất thiết phải khai trừ..” [16, tr.31].
Ngày 16 tháng 10 năm 1948, Ban kiểm tra Trung ương được thành lập,
đây là sự kiện vô cùng quan trọng đánh dấu sự ra đời của cơ quan chuyên
trách của Đảng và sự phát triển của ngành kiểm tra Đảng, đồng thời cũng thể
hiện quan điểm của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức bộ máy
kiểm tra Đảng.
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 02
năm 1951), Đảng ta đã khẳng định: “Đảng Lao động Việt Nam phải có kỷ luật
sắt” [17, tr.159].


13
Báo cáo về việc sửa đổi Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam ở Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
năm 1960 đã yêu cầu: “Phải tăng cường công tác kiểm tra và giám sát của
Đảng đối với cán bộ và cơ quan Nhà nước, giữ gìn kỷ luật nghiêm minh, xử
lý thích đáng đối với những phần tử quan liêu gây tác hại nghiêm trọng cho
Đảng và Nhà nước” [19, tr.703]. Đồng thời nhấn mạnh: “Lãnh đạo mà không
có kiểm tra thì lãnh đạo sẽ trở thành quan liêu” [19, tr.744].
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội lần thứ
VIII và lần thứ IX của Đảng đã ghi: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn
trọng quyền làm chủ và chịu sư giám sát của nhân dân…” [21, tr.4]. Vì vậy,
Đảng cần phải có “ sự giám sát nội bộ Đảng” và chịu “sự giám sát của nhân
dân” điều đó sẽ giúp cho việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng, nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng
viên, phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất
đạo đức, lối sống, cơ hội thực dụng, cá nhân chủ nghĩa, tham nhũng,…của
một bộ phận cán bộ, đảng viên; sự tê liệt của một số tổ chức đảng, ngăn ngừa
các nguy cơ của một đảng cầm quyền, nhất là nguy cơ chệch hướng xã hội

chủ nghĩa, nguy cơ tham nhũng,..Theo quy định của Điều lệ Đảng, trước đây
các cấp ủy, tổ chức đảng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp, chi bộ chủ yếu là thực
hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, còn chức năng, nhiệm vụ giám sát trong
Điều lệ Đảng chỉ quy định: “Đảng chịu sự giám sát của nhân dân”, chưa quy
định cụ thể việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát của cấp ủy, tổ chức
đảng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp, chi bộ và đảng viên. Nhưng trong thực tế các
cấp ủy (kể cả Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư), tổ chức
đảng, Uỷ ban Kiểm tra, chi bộ và đảng viên đã và đang thực hiện chức năng,
nhiệm vụ giám sát với nội dung, phạm vi, đối tượng còn hạn hẹp. Thực tế
nhiệm vụ này chưa được xác định cụ thể, rõ ràng và cũng chưa được thực
hiện theo chương trình, kế hoạch, quy trình, biện pháp cụ thể và việc bố trí
lực lượng tiến hành thường xuyên.


14
Việc giám sát họat động của tổ chức đảng và đảng viên là công việc rất
cần thiết và vô cùng cấp thiết, vì nó xuất phát từ đòi hỏi khách quan của công
tác xây dựng Đảng và yêu cầu của giai đoạn cách mạng hiện nay, bảo đảm
cho Đảng ta trước hết là các cơ quan lãnh đạo và những người đứng đầu các
cơ quan của Đảng và Nhà nước, phải luôn kiên định về tư tưởng, chính trị,
vững vàng về đường lối, không được để chệch hướng xã hội chủ nghĩa; có
phẩm chất cách mạng tốt, có khả năng phòng ngừa và ngăn chặn sự suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Trong điều kiện
một Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo cả hệ thống chính trị, nếu không có
sự giám sát chặt chẽ thì dễ dẫn đến tình trạng lộng quyền, lạm quyền, cửa
quyền, sẽ dẫn đến quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, tất yếu sẽ mất uy tín và
làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân. Chính những vấn đề trên là nguy
cơ làm suy yếu, thậm chí tan rã Đảng từ trong lòng của mình. Do đó, trong
giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta cần phải tăng cường thực hiện thường
xuyên công tác giám sát trong Đảng nhằm để chủ động phòng ngừa, ngăn

chặn tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm. Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ công tác giám sát của toàn Đảng có hiệu quả, đòi hỏi Đảng phải thật sự
quan tâm đúng mức công tác này, trong đó Uỷ ban Kiểm tra các cấp phải thể
hiện rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò là cơ quan chuyên trách của mình tích
cực tham mưu giúp cấp ủy thực hiện tốt công tác giám sát trong Đảng.
Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ phải tăng
cường công tác giám sát của Đảng. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X
đã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ giám sát cho các cấp ủy, tổ chức
đảng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp và chi bộ. Đại hội nhấn mạnh coi việc kiểm
tra, giám sát trước hết là nhiệm vụ của cấp ủy đảng, phải gắn công tác kiểm
tra với công tác giám sát, có giám sát mới phát hiện được các vấn đề, mới
khắc phục được các thiếu sót, khuyết điểm ngay từ lúc còn manh nha.
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ giám sát trong Đảng, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay, đòi hỏi Đảng phải nghiên cứu vận


15
dụng sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh về công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát. Trên cơ sở đó xác định rõ nội
dung, đối tượng giám sát phù hợp; đề ra những phương pháp, hình thức và
thẩm quyền giám sát thích hợp với từng cấp ủy, tổ chức đảng, Uỷ ban Kiểm
tra và chi bộ. Công tác giám sát phải thực hiện một cách toàn diện; giám sát
việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách quy định, quyết định của
Đảng, pháp luật của Nhà nước; giám sát việc chấp hành Cương lĩnh chính trị,
Điều lệ Đảng, chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, giữ
gìn kỷ luật, kỷ cương trong Đảng. Thực hiện sự giám sát của tổ chức Đảng
đối với tổ chức; của tổ chức đối với cá nhân; kể cả đối với những người giữ
chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở tất cả các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị theo
đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đối với những tổ chức
càng cao, càng cần phải được giám sát chặt chẽ. Những người giữ quyền hành

càng lớn cần phải được giám sát nghiêm ngặt. Theo kinh nghiệm ở một số
nước, cũng như ở một số nơi trong đất nước ta cho thấy: có khi chỉ là sai lầm
của một số người có quyền lực có thể dẫn đến làm suy yếu hoặc thậm chí tan
rã cả một tổ chức. Do đó, Đảng phải tăng cường sự giám sát trong nội bộ
Đảng và chịu sự giám sát của nhân dân.
C.Mác, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta đã chỉ rõ
những mặt mạnh, đồng thời cũng nhấn mạnh những nguy cơ của một Đảng
cầm quyền có thể xảy ra, nếu như không có những giải pháp ngăn ngừa hữu
hiệu tư tưởng quan liêu, xa rời thực tế và sai lầm về đường lối. Để ngăn chặn
những nguy cơ của Đảng cầm quyền, một trong những công cụ quan trọng là
phải kiểm tra, giám sát thường xuyên. Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng ta luôn coi trọng công tác giám sát, coi giám sát là một trong
những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng không thể thiếu
trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của
mọi tổ chức và đảng viên, nhất là ở tại các chi bộ. Công tác giám sát giúp cho
Đảng và Nhà nước nắm chắc được tình hình để lãnh đạo, thực hiện các chủ


16
trương, chính sách trong thực tế cuộc sống; xem xét, đánh giá đường lối, chính
sách có gì phù hợp, có gì không phù hợp để uốn nắn lệch lạc, bổ sung, hoàn
thiện đường lối, quan điểm, nguyên tắc và đổi mới nội dung, phương thức lãnh
đạo của Đảng. Bảo đảm cho đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị
quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của Đảng, các quy định, quy chế của tổ chức đảng được chấp hành nghiêm
chỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị; công tác giám sát góp
phần phục vụ công tác xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức đảng vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, tổ chức; giúp cho việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương của
Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội
ngũ đảng viên, bảo đảm cho sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Công tác giám

sát giúp cho Đảng và Nhà nước quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức; giúp cho họ tự tu dưỡng, trau dồi đạo đức
cách mạng, tính tiền phong, gương mẫu của người cộng sản; đấu tranh phòng
ngừa, ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, cơ
hội thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, phòng chống bệnh quan liêu, tham nhũng, đặc
quyền, đặc lợi, nhũng nhiễu, trù dập, ức hiếp quần chúng, nhân dân,…của một
bộ phận cán bộ, đảng viên, sự yếu kém, sự trì trệ, tê liệt kém hiệu quả của một số
tổ chức đảng, ngăn ngừa các nguy cơ của một Đảng cầm quyền, nhất là nguy cơ
chệch hướng, nguy cơ tham nhũng, nguy cơ tụt hậu,…Qua thực hiện chức năng,
nhiệm vụ giám sát, tạo điều kiện thuận lợi cho Uỷ ban Kiểm tra trong việc tăng
cường khả năng, điều kiện chủ động nắm bắt tình hình, phát hiện kịp thời dấu
hiệu vi phạm để kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đúng trọng tâm, trọng điểm,
đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn; khắc phục được những khó khăn, vướng mắc
trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của Đảng.
1.1.1.2. Chức năng
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đúng nghĩa là: “phải quyết định
mọi vấn đề một cách cho đúng…phải tổ chức sự thi hành cho đúng…phải tổ
chức sự kiểm soát….” [46, tr.285].


17
Tại Điều 32, Điểm 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định Uỷ
ban Kiểm tra các cấp: “Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ thuộc diện cấp
ủy cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương,
đường lối, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban
Chấp hành Trung ương” [21, tr.50-51].
Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và thi
hành kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng khóa X
(kèm theo Quyết định số 25-QĐ/TW, ngày 24-11-2006 của Bộ Chính trị) quy định
cụ thể rõ hơn: “kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Lãnh

đạo mà không kiểm tra, giám sát thì coi như không có lãnh đạo” [83, tr.118].
Căn cứ những quan điểm của Đại hội lần thứ X của Đảng và những quy
định của Điều lệ Đảng, các hướng dẫn thực hiện công tác giám sát của Uỷ ban
Kiểm tra Trung ương về công tác giám sát thì công tác giám sát là một trong
những chức năng lãnh đạo của Tỉnh uỷ Cà Mau, là trách nhiệm của cấp uỷ các
cấp, các tổ chức đảng, của các Ban Đảng, của Uỷ ban Kiểm tra các cấp, của
tất cả các chi bộ trong tỉnh. Tỉnh ủy phải lãnh đạo và tổ chức thực hiện công
tác giám sát đối với các tổ chức đảng và đảng viên trong toàn tỉnh Cà Mau
trong việc thực hiện Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị
của Đảng; các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, việc rèn luyện đạo
đức, lối sống của đảng viên; giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị,
quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy; Ban
hành các văn bản theo thẩm quyền để lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ
chức đảng thực hiện nhiệm vụ giám sát, để các đoàn thể chính trị-xã hội và
nhân dân tham gia giám sát tổ chức Đảng và đảng viên. Phân công cho các
Ban Đảng của Tỉnh ủy giám sát lĩnh vực công tác của ban mình phụ trách và
giám sát các tổ chức đảng trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ
Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước thuộc lĩnh
vực công tác của mình phụ trách. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy định
về sự phối hợp giữa các tổ chức đảng thực hiện công tác giám sát.


18
Như vậy, công tác giám sát của Đảng bộ tỉnh Cà Mau là trách nhiệm
của toàn Đảng bộ: Ban thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Tỉnh ủy (Tỉnh ủy),
Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy, các Ban Đảng trực thuộc Tỉnh ủy, các Huyện ủy,
Thành ủy, Đảng ủy các khối, các đảng đoàn, Ban cán sự đảng trực thuộc Tỉnh
ủy, các tổ chức cơ sở đảng và chi bộ trực thuộc.
Thực hiện chức năng tham mưu cho cấp ủy thực hiện nhiệm vụ giám
sát quy định tại Điều 30 - Điều lệ Đảng và thực hiện nhiệm vụ cấp ủy giao.

“Tham mưu giúp cấp ủy cùng cấp” thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy về
công tác giám sát theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cụ thể:
Phối hợp với Văn phòng và các ban của cấp ủy tổ chức quán triệt trong Đảng
bộ về thực hiện nhiệm vụ giám sát của cấp ủy và của các tổ chức đảng; chủ
động giúp cấp ủy xây dựng phương hướng, chương trình, kế hoạch giám sát
của cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy trong từng thời gian; xây dựng quy chế
phối hợp thực hiện nhiệm vụ công tác giám sát. Chủ động tham mưu giúp cấp
ủy xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung, đối tượng, phương pháp, địa
bàn giám sát; tham mưu cho cấp ủy phân công nhiệm vụ giám sát cho các ban
của cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn để giúp cấp ủy thực hiện nhiệm vụ đã
được Điều lệ Đảng quy định. Hướng dẫn tổ chức đảng cấp dưới, các ban của
cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực thuộc và chỉ đạo, hướng dẫn Uỷ ban
Kiểm tra cấp dưới về nghiệp vụ giám sát. Chủ trì, phối hợp với ban tổ chức,
văn phòng cấp ủy và các cơ quan liên quan giúp cấp ủy theo dõi, sơ kết, tổng
kết, việc thực hiện quy chế làm việc của cấp ủy cùng cấp và quy chế làm việc
của Uỷ ban Kiểm tra cấp mình.
Chức năng giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Cà Mau:
Cơ quan Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau là cơ quan kiểm tra, giám
sát chuyên trách của Tỉnh ủy Cà Mau; thực hiện chức năng giám sát theo điều
30 và 32 của Điều lệ Đảng, cụ thể là: giám sát đối với tổ chức đảng cấp dưới
(trước hết là các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy các khối trực thuộc Tỉnh ủy,
Đảng đoàn Hội đồng nhân dân, Ban cán sự Đảng Uỷ ban nhân dân, Ban cán


19
sự Đảng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh) và tất cả đảng viên thuộc
quyền quản lý của Tỉnh ủy (trước hết là các đồng chí trong Ban chấp hành
Tỉnh ủy- kể cả đồng chí bí thư, phó bí thư, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
các đồng chí là đảng viên thuộc diện Tỉnh ủy quản lý) trong việc chấp hành
Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách, pháp

luật của Nhà nước; việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của
Đảng và đạo đức, lối sống của người đảng viên; giám sát việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ
thị, quyết định, quy định, quy chế làm việc, kết luận của Tỉnh ủy; tham mưu,
giúp Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
và thi hành kỷ luật trong Đảng.
1.1.1.3. Nhiệm vụ
- Điều 32, điểm 3 Điều lệ Đảng do Đại Đảng toàn quốc lần thứ X của
Đảng thông qua đã quy định Uỷ ban Kiểm tra các cấp có nhiệm vụ: “Giám
sát cấp ủy viên cùng cấp và tổ chức đảng cấp dưới thực hiện chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống
theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương” [21, tr.50-51].
- Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và
thi hành kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng
khóa X (kèm theo Quyết định số 25-QĐ/TW, ngày 24-11-2006 của Bộ Chính
trị) quy định rõ hơn về nhiệm vụ của Uỷ ban Kiểm tra các cấp: “Uỷ Ban Kiểm
Tra giúp cấp ủy hoặc Ban Thường vụ cấp ủy tiến hành công tác kiểm tra,
giám sát theo Điều 30 Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành
kỷ luật” [83, tr.139].
Nhiệm vụ giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cà Mau:
- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chương trình công tác giám sát
của nhiệm kỳ, hàng năm, sáu tháng, hàng tháng của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy;
sơ kết, tổng kết công tác giám sát; quyết định triệu tập và chỉ đạo hội nghị cán
bộ kiểm tra toàn tỉnh.


20
- Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức thực hiện:
Giám sát đối với Ban Chấp hành, Ban thường vụ các Đảng bộ huyện,
thành phố, Đảng bộ các khối: Đảng bộ Dân chính Đảng, Đảng bộ Công an

tỉnh, Đảng bộ Bộ đôi Biên phòng tỉnh, Đảng bộ Quân sự tỉnh.
Giám sát các Ban Đảng của Tỉnh ủy (Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy) và Văn phòng Tỉnh ủy; Ban cán sự Đảng
Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân Tỉnh, Ban cán sự
Đảng Viện Kiểm sát nhân dân Tỉnh; Đảng đoàn Hội đồng Nhân dân Tỉnh,
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Đảng đoàn Liên đoàn Lao động tỉnh, Đảng
đoàn Hội cựu chiến binh tỉnh, Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh.
Giám sát đối với tất cả đảng viên trong Đảng bộ, trước hết là các đồng
chí Tỉnh ủy viên, kể cả bí thư, phó bí thư Tỉnh ủy, ủy viên Ban thường vụ tỉnh
ủy, đảng viên là cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý.
Trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát theo quy định của Điều
lệ Đảng: Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý và
tổ chức Đảng cấp dưới về việc thực hiện Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng,
nghị quyết, chỉ thị của Đảng; các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng;
đạo đức, lối sống của người đảng viên.
Trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát do Tỉnh ủy, Ban
thường vụ Tỉnh ủy giao: Giám sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn được giao; thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quyết định, quy định,
quy chế làm việc, kết luận của Tỉnh ủy; tham mưu giúp Tỉnh ủy, Ban Thường
vụ Tỉnh ủy thực hiện nhiệm vụ giám sát trong Đảng. Phối hợp với các ban của
Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng phương hướng, nhiệm vụ,
chương trình, kế hoạch giám sát và tổ chức lực lượng để tiến hành giám sát
các tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều
lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng nhằm phát huy ưu điểm; giữ vững sự
đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Tham mưu cho Tỉnh ủy và Ban Thường vụ
Tỉnh ủy trong việc xác định những chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao chất


21
lượng công tác giám sát. Hướng dẫn theo dõi, đôn đốc các tổ chức đảng và

đảng viên thực hiện công tác giám sát. Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy phối hợp với
Văn phòng Tỉnh ủy và các ban Đảng của Tỉnh ủy giúp Tỉnh ủy theo dõi, giám
sát việc thực hiện quy chế làm việc của Tỉnh ủy và quy chế làm việc của Uỷ
ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
1.1.1.4. Đặc điểm
- Đặc điểm của tỉnh Cà Mau:
Cà Mau nằm ở cực Nam của Tổ quốc, thuộc bán đảo Cà Mau. Toàn
tỉnh Cà Mau có 8 huyện và 1 thành phố với 97 xã, phường, thị trấn; về địa hình
có ba mặt tiếp giáp với biển Đông, Đông Nam và Tây, nên Cà Mau có vị trí rất
quan trọng về an ninh và quốc phòng của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cả
trên đất liền và trên biển, cũng như về chính trị và kinh tế trong khu vực.
Dân số Cà Mau đến cuối năm 2007 là 1.235.163 người (có 20 dân tộc).
Trong đó có ba dân tộ chủ yếu là Kinh, Hoa, Khmer. Người Kinh đông nhất là
1.200.080, chiếm 97,16 %; người Khmer là 49.406, chiếm gần 2%; người Hoa là
11.734, chiếm 0,95%, thuộc hệ ngôn ngữ Việt, đồng bào người Hoa và Khmer
đa phần nói được tiếng Việt. Tuy mỗi dân tộc đều giữ được phong tục, tập quán,
văn hóa truyền thống nhưng cũng giao thoa cộng cảm để hình thành nên tính
cách, bản lĩnh con người Cà Mau: phóng khóang, chân thật và quả cảm.
Tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên trên đất liền là 532.916,42 km2,
phần lớn là diện tích đất nông nghiệp (Đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng lúa),
đất rừng, đất ven biển; có 3 cụm đảo là cụm đảo Hòn Khoai (diện tích 577ha),
cụm đảo Hòn Chuối (diện tích 14,5 ha), và cụm đảo Hòn Đá Bạc (diện tích
6,3 ha); xa hơn là vùng lãnh hải, lãnh thổ rộng lớn bao quanh, chiếm ¾ diện
tích của tỉnh Cà Mau với ngư trường rộng hơn 100.000 km2 và tiếp giáp với
hải phận quốc tế. Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị,
xã hội,… đồng thời còn là nơi hội tụ của bốn con sông và trở thành một thành
phố - chợ nổi sông nước nhộn nhịp, mang đặc thù của vùng Nam bộ. Trong
mối quan hệ của khu vực với dự án tiểu vùng Mê Kông mở rộng và quy hoạch



22
kinh tế vùng Vịnh Thái Lan, thì tỉnh Cà Mau được xác định nằm trong hành
lang phát triển phía Nam (Bang Kok – Phnômpênh - Hà Tiên - Cà Mau), đồng
thời Năm Căn được xác định điểm đến của tuyến hành lang kinh tế này theo
quy hoạch phát triển chung của quốc gia, cũng như là tuyến đường Hồ Chí
Minh giai đoạn II được nối dài đến Đất Mũi Cà Mau.
Về vị trí địa lý: Phía Bắc tỉnh Cà Mau tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang và
tỉnh Bạc Liêu; phía Đông và phía Nam tiếp giáp với Biển Đông; phía Tây
giáp với Biển Tây (Vịnh Thái Lan). Bờ biển có chiều dài 253 km, bằng 33%
chiều dài bờ biển vùng Tây Nam Bộ và bằng 7,8% bờ biển của cả nước. Là
vùng biển đa dạng hệ sinh thái. Là một trong bốn ngư trường lớn của cả nước,
có lượng thủy hải sản khá lớn. Tỉnh có nhiều cửa sông lớn thông ra biển, bên
trong đất liền có các con sông lớn, nhỏ nối chằng chịt với nhau, với chiều dài
hơn 7.000 km, giao thông đường thủy đến mọi nơi trong tỉnh. Các con sông
lớn ở Cà Mau có điều kiện cho tàu vận tải biển và tàu đánh cá có thể vào sâu
trong nội địa, từ đó tạo cho tỉnh Cà Mau trở thành một vùng sông nước kỳ
diệu, bởi các hoạt động giao thông đi lại chủ yếu là bằng đường thủy, chiếm
gần 90% giao thông chung của tỉnh.
Với lợi thế biển bao quanh, Cà Mau có nhiều cửa sông lớn ăn ra biển,
nên thuận lợi cho việc mở các bến cảng biển để giao thương hàng hóa với các
nước trong khu vực cũng như hướng ra thế giới. Bên trong nội địa có nhiều
con sông lớn, nhỏ rất thuận lợi cho việc vận tải, vận chuyển hàng hóa, giao
lưu, đi lại giữa các vùng trong tỉnh và với các tỉnh lân cận.
Tự nhiên đã ban cho Cà Mau hai vùng hệ sinh thái mặn và ngọt, mà đặc
trưng cho hệ sinh thái này chính là rừng đước (Năm Căn)- hệ sinh thái mặn và
rừng tràm (U Minh Hạ) - hệ sinh thái ngọt. Địa hình Cà Mau thấp và bằng
phẳng, hình thành 3 vùng có đặc điểm về địa lý, tiềm năng kinh tế và cảnh
quan khá đặc trưng:
Vùng trũng phèn Tây Bắc có điều kiện phát triển nông – lâm - ngư
nghiệp, trồng cây công nghiệp (khóm, mía, chuối,…). Ở đây có rừng tràm U



23
Minh Hạ nổi tiếng; hoa tràm nở hầu như quanh năm nên có sản vật mật ong
rừng, một nguồn dược liệu quý và giàu chất dinh dưỡng. Trong rừng còn giữ
được một số loài thú quý hiếm như: Nai, heo rừng, chồn,… và các loài bò sát
đặc trưng: Trăng, rắn, rùa, kỳ đà, trúc (tê tê), cùng các loại cá như cá lốc, cá
trê, cá rô, cá bổi… Đặc biệt Cà Mau có nhiều sân chim do thiên nhiên ban
tặng. Theo kết quả điều tra thực địa về tiềm năng sinh học đất ngập nước ở
Đồng bằng Sông Cửu Long của tổ chức Birje (Hà Lan) năm 1999 cho thấy,
vùng rừng U Minh Hạ - Cà Mau có mức đa dạng rất cao. Riêng loài chim, tổ
chức này đã ghi nhận được 82 loài. Đặc biệt có các loài quý hiếm như: Giang
sen, già đẫy, hạc cổ trắng, ó biển,… Rừng tràm U Minh hiện còn hàng ngàn
ha rừng nguyên sinh (rừng đặc dụng Vồ Dơi) rất có giá trị về kinh tế - môi
trường và nghiên cứu khoa học.
Vùng Nam và vùng Đông Nam là vùng đất thấp, nhiễm mặn và chịu
ảnh hưởng mạnh của thủy triều, rất thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản. Ở
đây có những cánh rừng ngập mặn nổi tiếng như rừng đước Năm Căn, có
nhiều đầm, hồ còn mang nét hoang sơ kỳ thú. Rừng đước cùng rừng tràm đã
trở thành cánh rừng lớn nổi tiếng trong nước và trên thế giới, được xếp vào
hàng thứ nhì trên thế giới về tầm quan trọng và diện tích, chỉ đứng sau rừng
sát bên bờ sông Amazon. Ven biển ở đây có đầm phá và cửa sông lớn rất kỳ vĩ
như: Ông Trang, Bảy Háp, Bồ Đề, Sông Đốc,…
Vùng trung tâm bao gồm: Thành phố Cà Mau và các vùng tiếp cận
thuộc các huyện Cái Nước, U Minh, Thới Bình, Trần văn Thời. Vùng này có
độ mặn ít, thích hợp cho lúa cao sản kết hợp với nuôi cá đồng (cá nước ngọt)
và là vùng trọng điểm phát triển kinh tế tổng hợp.
Đất đai ở Cà Mau với đặc thù là vùng đồng bằng, bao gồm 2 vùng với 2
hệ sinh thái rõ rệt (mặn và ngọt).Vùng ngặp mặn từ cửa sông Gành Hào- giáp
tỉnh Bạc Liêu vây quanh Mũi Cà Mau chạy theo ven biển đến cửa sông Đốc,

huyện Trần Văn Thời để tiếp nối với rừng tràm thành một vành đai xanh từ
Đông sang Tây, chạy dọc theo ven biển cho đến tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang.


24
Là hệ sinh thái rừng có tính đa dạng sinh học, có ý nghĩa to lớn về môi
trường, phòng hộ, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, lấy gỗ, chất đốt.
Vùng đất này chứa đựng nhiều phù sa màu mỡ chủ yếu từ chín nhánh Sông
Cửu Long bồi đắp. Ở đây chính là nơi trú ngụ của hàng vạn loài cá, tôm,… Vì
vậy, nơi này rất phù hợp cho nuôi trồng thủy hải sản. Việc nuôi trồng thủy hải
sản bước đầu phát triển theo hướng bền vững, năng xuất, chất lượng từng
bước được nâng lên, hàng năm người dân Cà Mau thu được với sản lượng khá
lớn. Năm 2006, thu được 277.595 tấn các loại, trong đó có 100.250 tấn tôm;
năm 2007, tổng sản lượng thủy sản thu đạt 300.000 tấn, bằng 100% chỉ tiêu,
tăng 8% so với năm 2006, trong đó sản lượng tôm đạt 106.200 tấn, vượt chỉ
tiêu 5,46%. Là tỉnh có nguồn sản lượng thủy hải sản lớn đứng vào hàng thứ
nhất của cả nước, chiếm 13,4% sản lượng thủy sản toàn vùng và chiếm 7,4%
sản lượng thủy sản cả nước. Rừng đước Cà Mau cũng sinh sôi nẩy nở và gắn
bó với vùng đất này từ rất lâu đời. Chính sự bồi đắp của nguồn phù sa trù phú
như trên, nên hàng năm Mũi đất Cà Mau đã được nối dài ra thêm từ 80m đến
100m. Còn vùng ngọt hóa, nằm bên trong, chủ yếu ở các huyện Trần Văn
Thời, U Minh, Thới Bình – giáp với tỉnh Kiên Giang và Thành phố Cà Mau –
giáp với tỉnh Bạc Liêu. Vùng đất này rất phù hợp cho sự tồn tại và phát triển
của cây lúa nước và cây tràm, đó chính là rừng tràm U Minh Hạ, dưới lòng
đất có nguồn than bùn (trữ lượng 14,1triệu tấn) sử dụng làm chất đốt; cùng
150 loài động vật và 201 loài thực vật hệ sinh thái nước ngọt rất phong phú,
cây lúa nước cũng là đặc trưng, trước đây hàng năm đã cung cấp cho nhân
dân Cà Mau 1.200.000 tấn lương thực, nhưng từ khi tỉnh có chủ trương chuyển
đổi kinh tế, chuyển một phần đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, nên hiện
nay diện tích đất trồng lúa chỉ còn 110.000 ha và năng suất lúa thu được còn gần

500.000 tấn mỗi năm, đủ cung cấp cho nhân dân Cà Mau sử dụng.
Cà Mau là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Ngay từ năm 1930,
chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập ở thị trấn Cà Mau do đồng chí
Lâm Thành Mậu làm bí thư. Trong khởi nghĩa Nam Kỳ, người cộng sản anh


25
hùng Phan Ngọc Hiển đã trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Hòn
Khoai, giành thắng lợi và ngày 13/12/1940 đã trở thành ngày truyền thống của
Đảng bộ, các lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Cà Mau. Trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, lòng dân đất Cà Mau là căn cứ vững chắc
bảo vệ an toàn cho các cơ quan Trung ương cục, Khu ủy, Tỉnh ủy và các đồng
chí lãnh đạo các cấp của Đảng, như các đồng chí: Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, Lê
Đức Anh, Phạm Hùng, Vũ Đình Liệu,…Nơi đây từng chịu đựng nhiều bom
đạn với các cuộc càn quét” nhổ cỏ U Minh”, thảm sát bằng máy bay B52,
bom napan, chất độc hóa học. Giồng Bớm, Hàng Gòn, địa ngục trần gian Đặc
khu Hải Yến- Bình Hưng còn ghi tội ác tày trời của quân thù. Nhưng Đảng bộ
và quân dân Cà Mau anh dũng kiên cường lập nên bao chiến công oai hùng
với những trận đánh, những địa danh đã đi vào lịch sử: Nhật Nguyệt, Mương
Điều, Mặt trận Tân Hưng trong thời chống Pháp; Huyện Sử, Năm Căn, U
Minh, chiến thắng chi khu Cái Nước, Đầm Dơi, Chà Là, Bến Vàm Lũng
huyền thoại,… trong thời kỳ chống Mỹ.
Đất lâm nghiệp hiện có diện tích 97.000 ha, trong đó có 67.000 ha rừng
đước, hơn 30.000 ha rừng tràm, hàng năm cho sản lượng gỗ và than rất lớn.
Thềm lục địa vùng biển Tây Cà Mau, còn có nguồn tài nguyên dầu khí
với tiềm năng lớn (trữ lượng 172 tỷ m3, có thể khai thác 8,25 triệu m3/năm,
đây là nguồn năng lượng lớn, có giá trị kinh tế cao, đang phục vụ cho hai nhà
máy điện Cà Mau I và Cà Mau II, với sản lượng điện năng được khai thác
1.500mw/h. Hiện tại 2 nhà máy này đang nằm trong khu công nghiệp: Khí điện - đạm Cà Mau.
Về khí hậu, Cà Mau mang đặt trưng của vùng Đồng bằng Sông Cửu

Long, được phân thành 2 hai mùa: Mùa mưa và mùa khô, lượng mưa cao
2.360mm, có nền nhiệt cao và ổn định. Về thủy văn: chịu sự tác động của chế
độ thủy triều Biển Đông và Vịnh Thái Lan, có chế độ truyền triều phức tạp.
Về địa hình: tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,5- 1m; bị chia cắt
nhiều bởi hệ thống sông rạch chằng chịt, phần lớn diện tích ven biển bị ngập


×