VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ QUỲNH NGA
CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM LÀ PHÁP NHÂN
THƢƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Độ
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
PHẠM THỊ QUỲNH NGA
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ THỂ CỦA TỘI
PHẠM LÀ PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI ................................................... 9
1.1. Cơ sở của việc pháp điển hóa chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương
mại ..................................................................................................................... 9
1.2. Khái niệm, đặc điểm, điều kiện của chủ thể của tội phạm là pháp nhân
thương mại....................................................................................................... 31
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ CHỦ
THỂ CỦA TỘI PHẠM LÀ PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI ..................... 37
2.1. Quy định về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong phần
chung của Bộ luật Hình sự năm 2015 ............................................................. 37
2.2. Quy định về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong phần
các tội phạm của Bộ luật Hình sự năm 2015 .................................................. 46
Chƣơng 3: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG
ĐÚNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ CHỦ
THỂ CỦA TỘI PHẠM LÀ PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI ..................... 50
3.1. Các yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng quy định của BLHS 2015 đối với
chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại .............................................. 50
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các quy định đối với chủ thể của
tội phạm là pháp nhân thương mại phạm tội................................................... 51
KẾT LUẬN .................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 70
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội văn minh, việc quản lý nhà nước bằng pháp luật là một
yêu cầu tất yếu khách quan và đặc biệt trở thành một yêu cầu bức thiết đối với
việc xây dựng, phát triển Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tế cho thấy, pháp luật là một trong những
công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội, có vai trò đặc biệt trong việc
bảo đảm sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia.
Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua
ngày 28 tháng 11 năm 2013 đang ngày càng phát huy hiệu quả trong thực tế
đời sống, với những quy định nền tảng, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc
hiện đại hóa, công nghiệp hóa, diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh vực
khác nhau. Để đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội hiện đại, thì việc hoàn
thiện pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng là một trong những
yêu cầu bức thiết của việc hoàn thiện bộ máy Nhà nước, phục vụ tốt nhất cho
công cuộc đổi mới đất nước. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự nhằm
đáp ứng yêu cầu của quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam và hội nhập quốc
tế. Nội dung này đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định cụ thể tại Nghị
quyết số 48/NQ-TW Ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng
đến năm 2020.
Ngày 02-6-2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49/NQ-TW về
Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, theo đó, cải cách tư pháp phải kế
thừa truyền thống pháp lý dân tộc, các thành tựu đã đạt được của nền tư pháp
xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước
ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế
đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai[4,tr 53].
1
Trong nền kinh tế thị trường, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp, các
tổ chức kinh tế được hình thành và phát triển với các quy mô lớn, nhỏ khác
nhau. Bên cạnh những giá trị tích cực mà các tổ chức kinh tế này mang lại
như: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần tích cực
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân… thì bên cạnh đó
cũng dần bộc lộ những góc khuất, những mặt trái của nền kinh tế thị trường.
Thời gian qua, chúng ta đã phải chứng kiến khá nhiều hành vi gây thiệt hại
nghiêm trọng cho xã hội, cho đất nước do những tổ chức kinh tế gây ra, như
hành vi hủy hoại môi trường khi xả thải ra môi trường những chất thải chưa
qua xử lý, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, hay hành vi
trốn thuế, kinh doanh trái phép, đầu cơ, buôn lậu hoặc vì lợi ích cục bộ đã
không thực hiện các biện pháp mà pháp luật đòi hỏi phải thực hiện để bảo vệ
môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng…. Ví dụ cụ thể như vụ việc Công ty
TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh-FHS có hành vi hủy hoại
môi trường biển Việt Nam, bằng việc xả chất thải có chứa độc tố là nguyên
nhân làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy. Qua thu
thập, phân tích dữ liệu, đã xác định có nguồn thải lớn xuất phát từ khu vực
Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, chứa độc tố như Phenol, Xyanua,… kết hợp với
Hydroxit sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (Mixel), có tỷ trọng lớn hơn
nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển theo hướng Bắc-Nam từ Hà Tĩnh đến
Thừa Thiên-Huế gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây bức xúc lớn trong
dư luận xã hội.
Thực tế cho thấy, việc núp bóng dưới danh nghĩa pháp nhân để phạm tội
ngày càng tăng, tính chất nguy hiểm ngày càng cao. Đa số những trường hợp
trên là do cơ quan lãnh đạo, người đại diện của pháp nhân thực hiện vì lợi ích
của pháp nhân hoặc trong khuôn khổ hoạt động của pháp nhân với những thủ
đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức cao và có những trường hợp
2
mang tính quốc tế, gây thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế - xã hội và cho đời
sống của người dân, đòi hỏi cần phải có giải pháp mạnh để phòng ngừa và
đấu tranh.
Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống của khoa học luật hình sự nước
ta thì, tội phạm là sự kết hợp giữa hành vi nguy hiểm của con người và thái độ
lỗi bên trong của người đó. Do đó, những hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng,
gây hậu quả nặng nề do các tổ chức kinh tế - pháp nhân thương mại thực hiện
chưa được coi là tội phạm và vì vậy không bị xử lý bằng các chế tài hình sự.
Thực tiễn áp dụng pháp luật thời gian qua đã cho thấy, cơ chế xử phạt vi phạm
hành chính và bồi thường thiệt hại áp dụng đối với pháp nhân vi phạm tỏ ra bất
cập, kém hiệu quả. Mặc dù quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với pháp
nhân có ưu điểm là nhanh, kịp thời nhưng lại thiếu tính chuyên nghiệp, minh
bạch và không giải quyết được triệt để quyền lợi của người dân bị thiệt hại mà
họ phải tự chứng minh thiệt hại để yêu cầu bồi thường. Cơ quan có thẩm quyền
xử phạt hành chính không có đội ngũ cán bộ chuyên trách để điều tra, chứng
minh vi phạm cũng như hậu quả của vi phạm….Hơn nữa, trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cơ hội các doanh nghiệp Việt Nam
mở rộng đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều và ngược lại, nếu pháp luật
nước ta chỉ áp dụng cơ chế xử phạt hành chính đối với pháp nhân vi phạm thì
sẽ là không công bằng. Bởi lẽ, cùng hành vi vi phạm nghiêm trọng tương
tự nhau mà doanh nghiệp Việt Nam hoạt động ở nước ngoài thì có thể bị
xử lý hình sự theo pháp luật của nước sở tại, còn đối với doanh nghiệp
Việt Nam lẫn doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở nước ta mà vi phạm
thì chỉ bị xử phạt hành chính. Mặt khác, trong điều kiện chúng ta đang triển
khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp được
Quốc hội thông qua năm 2014 đã có nhiều đổi mới theo hướng mở rộng
quyền cho các doanh nghiệp, mà theo đó, nhiều quyết định quan trọng của
3
pháp nhân thương mại do tập thể Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị hoặc
Đại hội cổ đông thông qua. Vì vậy, nếu trong trường hợp này chỉ quy định
TNHS đối với cá nhân thì sẽ không công bằng.
Từ đó, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật
hình sự nước ta, Bộ luật hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa các Nghị quyết của
Đảng và Hiến pháp năm 2013, quy định về TNHS của pháp nhân thương
mại. Đây chính là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế
độ, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, bảo vệ và thúc đẩy nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, đấu tranh
chống tham nhũng có hiệu quả, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi
trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân,
đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước.
Trong bối cảnh như vậy, tác giả chọn: “Chủ thể của tội phạm là pháp
nhân thương mại trong pháp luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn
nhằm tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản của việc xác
định chủ thể tội phạm là pháp nhân thương mại, xác định TNHS của chủ thể
tội phạm là pháp nhân thương mại, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện
cơ chế xử lý TNHS với các cá nhân phạm tội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc xác định phạm vi chủ thể của tội phạm hay những đối tượng có
thể bị áp dụng TNHS (TNHS) là một trong những vấn đề lý luận cơ bản của
khoa học luật hình sự. Ở Việt Nam trong giai đoạn trước, theo cách hiểu
truyền thống thì chủ thể của tội phạm chỉ có thể là con người cụ thể, các tổ
chức không được công nhận là chủ thể của tội phạm. Tuy nhiên, hiện nay tại
Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt
là BLHS 2015) lần đầu tiên đã xác định chủ thể của tội phạm còn bao gồm cả
pháp nhân thương mại.
4
Đây là một vấn đề khá mới mẻ, do đó ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa
thực sự có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp về đề tài “Chủ thể của tội
phạm là pháp nhân thương mại trong pháp luật Việt Nam”. Vấn đề này chủ
yếu mới được đề cập đến như một phần nhỏ trong các bài viết, khóa luận,
luận văn hoặc các bài viết trên các Tạp chí chuyên ngành… Có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu như:
- Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu so sánh cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
quy định trách nhiệm hình sự của páp nhân”, Hà Nội, 2011, do TS. Cao Thị
Oanh làm Chủ nhiệm.
- Phạm Hồng Hải “Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay
không?”, Tạp chí Luật học, số 6/1999;
- Lê Cảm “TNHS của pháp nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”,
Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3, 4/2000;
- Trịnh Quốc Toản “TNHS của pháp nhân trong luật hình sự nước
Anh”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế-Luật, T.XVIII, Số
3. 2002;
- Trịnh Quốc Toản “TNHS của pháp nhân trong luật hình sự Vương
quốc Bỉ”, Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, số 3/2003;
- Trịnh Quốc Toản “TNHS của pháp nhân trong luật hình sự Hà Lan”,
Tạp chí Kiểm sát, số 5/2003;
- Trịnh Quốc Toản “Phạm vi và điều kiện áp dụng TNHS của pháp
nhân trong luật hình sự Anh”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội,
Kinh tế-Luật, T.XIX, số 1. 2003;
- Trịnh Quốc Toản “Những vấn đề cơ bản về TNHS của pháp nhân
trong Luật hình sự Thụy Sỹ”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 7 tháng 4-2005;
- Trịnh Quốc Toản “TNHS của pháp nhân trong luật hình sự Canada”,
Tạp chí Nhà nước & Pháp luật, số 4/2006;
5
- Hoàng Thị Tuệ Phương, “TNHS pháp nhân”, Luận văn Thạc sỹ luật
học, Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, 2006;
- GS. Lê Cảm “Về các điều khoản liên quan đến TNHS của pháp nhân
trong Phần chung Bộ luật hình sự năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát số 22, tháng
11/2016;
- TS. Nguyễn Mai Bộ “Một số ý kiến về Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Bộ luật Hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 8, 9 năm 2017;
- Lê Viết Phan Anh và Trần Thị Kiều Oanh “Một số vấn đề về chính
sách pháp luật hình sự và về phần chung pháp luật hình sự Việt Nam”, Tạp
chí Tòa án nhân dân số 10, 11 năm 2017.
Có thể nhận thấy, tất cả những công trình trên đây đều có liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp đến một số vấn đề thực tiễn, lý luận của đề tài nghiên cứu.
Mặc dù không có công trình nào nghiên cứu riêng về Chủ thể của tội phạm là
pháp nhân thương mại trong pháp luật Việt Nam, song những kết quả nghiên
cứu tổng hợp sẽ là nền tảng, tiền đề và là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để
tác giả kế thừa, vận dụng có chọn lọc khi triển khai nghiên cứu đề tài luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu:
Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại trong luật hình sự
Việt Nam có thể xem là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ trong suy nghĩ của
đa số người dân hiện nay, do đó, việc nghiên cứu đề tài này góp phần làm
sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về chủ thể của tội phạm là pháp nhân
thương mại trong luật hình sự Việt Nam, đồng thời làm rõ hơn các quy
định của pháp luật hình sự hiện hành về TNHS của pháp nhân thương mại
khi là chủ thể của tội phạm và đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định
của pháp luật; đồng thời quán triệt, triển khai thực hiện BLHS 2015 về
THNS của pháp nhân thương mại.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
6
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ chính của luận văn là giải quyết
các vấn đề sau:
- Nghiên cứu lý luận về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại;
- Phân tích các quy định của BLHS 2015 về TNHS của pháp nhân
thương mại;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp
luật về TNHS của pháp nhân thương mại trong luật hình sự Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của Luận văn Thạc sỹ luật học, luận văn tập trung
nghiên cứu một số vấn đề cơ bản liên quan đến chủ thể của tội phạm là pháp
nhân thương mại, đồng thời kiến nghị hoàn thiện một số nội dung liên quan đến
việc xác định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại, TNHS của pháp
nhân thương mại theo luật hình sự Việt Nam, đảm bảo việc áp dụng pháp luật
hình sự đối với loại chủ thể này trong thực tiễn được thống nhất, rõ ràng.
Đây là một vấn đề khá mới mẻ, nên trong giới hạn nghiên cứu của đề
tài, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu các vấn đề lý luận về chủ thể của tội
phạm, về pháp nhân thương mại với vai trò là chủ thể của tội phạm, các quy
định hiện hành về TNHS của pháp nhân thương mại và kiến nghị hoàn thiện
các quy định của pháp luật về vấn đề này.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lê Nin, tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
Luận văn sử dụng phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là phép duy
vật biện chứng và phép duy vật lịch sử.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học xã hội được sử
dụng nghiên cứu đề tài bao gồm: phương pháp so sánh; phương pháp xã hội
học; phương pháp logic; phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích, tổng
hợp; phương pháp hệ thống hóa...
7
+ Các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học luật so sánh như:
so sánh theo thời gian và không gian; so sánh bên trong và bên ngoài; so sánh
vi mô và so sánh vĩ mô; so sánh khách thể nghiên cứu; so sánh quy phạm
(tiêu chuẩn)...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng thể hiện ở chỗ
đây là đề tài chuyên sâu tương đối đầy đủ, hệ thống những vấn đề về chủ thể
của tội phạm là pháp nhân thương mại trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ
một luận văn thạc sĩ luật học với các khía cạnh nội dung cụ thể như: Các vấn
đề lý luận chung về chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại, TNHS của
pháp nhân thương mại, kiến nghị, đề xuất hoàn thiện các quy định về TNHS
của pháp nhân thương mại ; phân tích, đánh giá tính hiệu quả trong các quy
định của pháp luật về TNHS đối với pháp nhân thương mại, từ đó thấy rõ giá
trị những kiến nghị, giải pháp được đưa ra nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự
trong tương lai.
Bên cạnh đó, Luận văn còn có giá trị là tư liệu tham khảo cho các nhà
lập pháp - hoạch định chính sách, các nhà tâm lý - xã hội học, những người
làm công tác thực tiễn và sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh
chuyên ngành luật hình sự.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, Luận văn được kết cấu thành 3 chương gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chủ thể của tội phạm là pháp nhân
thương mại
Chương 2: Quy định của BLHS 2015 về trách nhiệm hình sự của pháp
nhân thương mại
Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp bảo đảm áp dụng các quy định của
BLHS 2015 về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
8
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM LÀ
PHÁP NHÂN THƢƠNG MẠI
1.1. Cơ sở của việc pháp điển hóa chủ thể của tội phạm là pháp nhân
thƣơng mại
1.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc pháp điển hóa chủ thể của tội phạm
là pháp nhân thương mại
1.1.1.1. Cơ sở lý luận
Trong lịch sử pháp luật hình sự thế giới, một thời gian dài, TNHS của
thể nhân và TNHS theo lỗi được xác định và ghi nhận như là những nguyên
tắc của luật hình sự. Sở dĩ như vậy là vì, khi xem xét cơ sở của TNHS, luật
hình sự đánh giá tính quyết định không chỉ của yếu tố hành vi khách quan mà
cả yếu tố tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi đó để xác định có tội
hay không có tội. Trong khi đó, theo quan niệm truyền thống thì pháp nhân
nói chung và pháp nhân thương mại nói riêng không có yếu tố tâm lý, nên
không thể là đối tượng đánh giá trong luật hình sự. Hay nói cách khác, pháp
nhân hoặc pháp nhân thương mại không thể là chủ thể của TNHS.
Từ quan điểm có tính chất quyết định này, nguyên tắc TNHS cá nhân
trong luật hình sự được xác định.Và hầu như toàn bộ các vấn đề lý thuyết về
luật hình sự (như khái niệm tội phạm, các yếu tố cấu thành tội phạm, các chế
định TNHS và hình phạt...) và quy định của pháp luật hình sự cũng như thực
tiễn áp dụng pháp luật hình sự đều xuất phát từ nguyên tắc này.
Cùng với sự phát triển của luật hình sự và tình hình tội phạm, khi mà
tội phạm có pháp nhân, các pháp nhân phạm tội phát triển; các tội phạm
xuyên quốc gia, tội phạm tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền... xảy ra ngày
càng nghiêm trọng, trong đó vai trò pháp nhân chủ yếu thay thế cho cá nhân
trong việc thực hiện tội phạm… thì quan niệm chỉ có TNHS cá nhân đã được
9
thay đổi nhanh chóng, nhất là thời gian nửa sau thế kỷ hai mươi ở cả mức độ
pháp luật quốc tế lẫn quốc gia.
Ở mức độ pháp luật quốc gia, số lượng các quốc gia quy định TNHS
pháp nhân hay pháp nhân thương mại ngày càng tăng. Xu thế quy định TNHS
của pháp nhân được coi là tất yếu trong sự phát triển của luật hình sự thế giới.
Ở các quốc gia theo hệ thống thông luật, TNHS của pháp nhân đã được quy
định tương đối lâu (bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX); còn các quốc gia theo hệ
thống luật lục địa, mặc dù muộn hơn nhưng cũng đã chấp nhận quan điểm
TNHS của pháp nhân nhằm đấu tranh có hiệu quả với tình hình tội phạm
trong xã hội hiện đại. Ở các quốc gia chưa quy định TNHS của pháp nhân,
vấn đề trách nhiệm của pháp nhân đều được quy định trong pháp luật dân sự
và hành chính.Theo pháp luật của các quốc gia này thì pháp nhân hoặc pháp
nhân thương mại gây thiệt hại thì phải khắc phục hậu quả, phải bồi thường
thiệt hại (luật dân sự) hoặc phải khắc phục hậu quả và bị xử phạt (luật hành
chính) [35, tr 10-11].
Tuy nhiên, ở các quốc gia, quy định TNHS của pháp nhân hoặc pháp
nhân thương mại xuất phát từ các quan niệm khác nhau về lý luận, nên phạm
vi, mức độ cũng như hình thức TNHS được áp dụng cũng khác nhau. Trong
pháp luật hình sự, pháp nhân phải chịu TNHS về loại tội phạm nào; chủ thể là
cơ quan, pháp nhân hay pháp nhân thương mại, bao gồm cả cơ quan công
quyền hay chỉ các pháp nhân kinh tế; nếu pháp nhân hay pháp nhân thương
mại phạm tội thì các loại hình phạt nào, các biện pháp tư pháp hình sự nào
đươc áp dụng… đang được quy định rất khác nhau ở mỗi quốc gia.
Ở mức độ pháp luật quốc tế, ngày càng nhiều các công ước quốc tế
cũng như khu vực quy định nghĩa vụ của quốc gia thành viên ghi nhận TNHS
của pháp nhân hoặc pháp nhân thương mại trong pháp luật quốc gia. Các công
ước đó bao gồm: Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có pháp nhân
xuyên quốc gia (Điều 10); Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng
10
(Điều 26); Pháp nhân vì công ước quốc tế về hợp tác và phát triển kinh tế
chống nạn hối lộ công chức nước ngoài (Điều 2), Công ước Cộng đồng châu
Âu về chống tham nhũng bằng luật hình sự (Điều 18) v.v...[13,tr 9].
Theo quan niệm truyền thống, cơ sở của TNHS là việc thực hiện hành
vi được luật hình sự quy định là tội phạm. Hay nói cách khác, cơ sở TNHS là
việc thực hiện hành vi cấu thành tội phạm. Để truy cứu TNHS đối với một
người, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định được hành vi phạm tội (actus
reus) và yếu tố lỗi (mens rea) của người thực hiện hành vi đó. Yếu tố hành vi
đòi hỏi phải có hành vi khách quan thể hiện ra bên ngoài và hậu quả do hành
vi đó gây ra; yếu tố chủ quan đòi hỏi chủ thể có một thái độ tâm lý là khi thực
hiện hành vi phạm tội nhận thức được hành vi và điều khiển được ý chí của
mình. Quan điểm tội phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan
(khách thể, mặt khách quan) và các yếu tố chủ quan (chủ thể, lỗi) đã được
thừa nhận chung trong lý thuyết truyền thống về tội phạm. Điều này hoàn
toàn đúng khi TNHS được áp dụng đối với thể nhân.
Thế nhưng, đối với pháp nhân, con người pháp lý (legal person) thì lý
thuyết truyền thống trở nên bất cập. Để giải quyết những vướng mắc về mặt
lý luận trong việc áp dụng TNHS đối với pháp nhân, các nhà luật học đã đưa
ra các học thuyết làm nền tảng và luận giải cho vấn đề này. Khoa học luật
hình sự thế giới ghi nhận các học thuyết cơ bản sau đây [37, tr6-8]:
- Học thuyết trách nhiệm thay thế (Vicarious liability):
Theo học thuyết trách nhiệm thay thế, bất cứ điều gì mà người làm
công, người làm đại lý cho pháp nhân thực hiện trên cơ sở mối quan hệ giữa
pháp nhân với nhân viên theo quy định của pháp luật đều được coi là chính
của pháp nhân thực hiện. Người làm công, làm đại lý phải thực hiện những
công việc mà pháp nhân giao, đồng thời phải tuân thủ những nội quy, quy
định mà pháp nhân đề ra.Cho nên, khi có sai phạm của người làm công, người
11
làm đại lý thì pháp nhân phải gánh chịu. Hay nói cách khác, pháp nhân phải
chịu TNHS về hành vi phạm tội do đại lý hay người làm công thực hiện.
Trách nhiệm thay thế được áp dụng không chỉ vì nó lý giải mang tính
hợp lý, gần gũi với pháp luật dân sự, pháp luật hành chính mà còn vì hiệu quả
thực tế mà nó mang lại. Mặc dù vậy, học thuyết trách nhiệm thay thế có phạm
vi quá rộng khi quy định pháp nhân phải chịu TNHS trong mọi trường hợp
bất kỳ một nhân viên, đại lý nào (không phân biệt chức vụ) có hành vi phạm
tội vì lợi ích pháp nhân. Điều này càng bất cập trong thời đại công nghiệp,
toàn cầu hóa với các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế có hàng vạn nhân
công hiện nay.
- Học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm (Identification liability):
Tư tưởng chính của học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm thể hiện cơ
bản ở chỗ học thuyết này coi hành vi và lỗi của những người quản lý (chỉ đạo,
điều hành) pháp nhân như chính là hành vi, lỗi của pháp nhân (đồng nhất cá
nhân với pháp nhân).
Học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm xác định ba điều kiện cần và đủ
để truy cứu TNHS đối với pháp nhân là: 1/ Hành vi phạm tội do người chỉ
huy, quản lý, chỉ đạo, điều hành pháp nhân đó thực hiện; 2/ Người chỉ huy,
quản lý, chỉ đạo, điều hành thực hiện hành vi phạm tội nhân danh, thay mặt
hoặc đại diện cho pháp nhân; 3/ Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích
của pháp nhân.
Có lẽ vấn đề khó khăn nhất, thiếu thống nhất của học thuyết đồng nhất
hóa trách nhiệm chính là việc xác định người quản lý, chỉ đạo, điều hành pháp
nhân trong bối cảnh có rất nhiều loại hình pháp nhân với hình thức hoạt động,
kinh doanh rất khác nhau hiện nay. Theo chúng tôi, đây chính là điểm hạn chế
cơ bản nhất của học thuyết này.
Ngoài ra, so sánh với thuyết trách nhiệm thay thế (được cho là phạm vi
TNHS pháp nhân quá rộng), thì thuyết đồng nhất hóa lại thu quá hẹp phạm vi
12
TNHS của pháp nhân, khi chỉ thông qua hành vi của các nhà quản lý, điều
hành, chỉ huy (tức nhân viên cao cấp) của pháp nhân.
- Học thuyết hệ thống/ văn hóa (Systems/ Culture Theory)
Học thuyết hệ thống/ văn hóa xác định tội của pháp nhân thông qua
đánh giá vấn đề văn hóa của pháp nhân "thái độ, chính sách, nội quy, trật tự
quản lý hay tiến hành các hoạt động được pháp nhân duy trì" [34]. Hay nói
cách khác, văn hóa pháp nhân được xem như là "ý chí" của pháp nhân điều
khiển hành vi phạm tội của nhân viên pháp nhân.
So với học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm (chỉ thông qua hành vi của
lãnh đạo, chỉ huy, người quản lý, nhân viên cấp cao), học thuyết văn hóa pháp
nhân xác định phạm vi TNHS của pháp nhân rộng hơn; bất kỳ hành vi phạm tội
nào của nhân viên pháp nhân cũng có thể được quy kết cho pháp nhân.
Tuy nhiên, học thuyết này có hạn chế ở chỗ do "văn hóa" pháp nhân
được hình thành và ghi nhận có thể thành văn hoặc bất thành văn, cho nên
việc chứng minh rằng pháp nhân đã khuyến khích, động viên hoặc ngầm đồng
ý, chấp nhận cho cá nhân thực hiện hành vi phạm tội để trên cơ sở đó có thể
truy cứu TNHS pháp nhân là một việc làm rất phức tạp và khó khăn trong
thực tiễn.
Nghiên cứu các học thuyết nêu trên cho thấy, dù có cách lý giải khác
nhau về TNHS của pháp nhân, nhưng các học thuyết có những điểm chung là:
- Pháp nhân bao giờ cũng phải chịu TNHS thông qua hành vi phạm tội
của thể nhân. Không có hành vi của thể nhân thì không có TNHS của pháp nhân;
- Giữa pháp nhân và thể nhân bao giờ cũng tồn tại mối quan hệ ràng
buộc nhất định. Pháp nhân phải chịu TNHS về hành vi phạm tội của thể nhân
khi người đó thực hiện hành vi nhân danh pháp nhân, thay mặt pháp nhân
hoặc chịu sự giám sát và vì lợi ích của pháp nhân. Đồng thời thể nhân đó thực
hiện hành vi trong phạm vi chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được pháp
nhân giao;
13
- Việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân không loại trừ TNHS của cá
nhân đã thực hiện hành vi cấu thành tội phạm cụ thể.
1.1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn thời gian qua cho thấy, sự hình thành và phát triển của cơ chế
kinh tế thị trường với sự tham gia bình đẳng của các thành phần kinh tế. Pháp
luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh thương mại ngày càng thông thoáng, tạo
điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Thay cho kinh tế cá thể nhỏ
lẻ, nhiều tổ chức kinh tế được hình thành; các doanh nghiệp tư nhân, các
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được thành lập ngày càng nhiều; hoạt động
kinh doanh ngày càng tấp nập... Kinh tế thị trường đã mang lại những lợi ích
vô cùng to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Cùng với những lợi
ích đó, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều hiện tượng tiêu cực được coi là
mặt trái của kinh tế thị trường như các hành vi vi phạm quy định về độc
quyền, cạnh tranh không lành mạnh, buôn lậu, xâm phạm sở hữu trí tuệ, gian
lận thương mại, làm ô nhiễm môi trường... gây nên những hậu quả rất nghiêm
trọng, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội. Những hậu quả rất nghiêm
trọng, đặc biệt nghiêm trọng đó không phải do một hoặc một số cá nhân mà
chủ yếu là do những tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế
khác nhau thuộc mọi thành phần gây ra.
Khi nhắc đến các thiệt hại do các tổ chức gây ra trong thời gian vừa
qua, hẳn chúng ta vẫn còn nhớ sự kiện gây ô nhiễm môi trường của Công ty
Vedan Việt Nam làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho nông dân các tỉnh Đồng
Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hồ Chí Minh. Thiệt hai mà công ty này gây ra là rất
lớn, kết quả nghiên cứu, xác minh cho thấy:
Năm 1994, ngay sau khi đi vào hoạt động chính thức (vào thời điểm đó
trên lưu vực sông Thị Vải có rất ít cơ sở công nghiệp hoạt động), Công ty
Vedan đã thải chất thải gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải làm thủy sản
chết hàng loạt.
14
Năm 1995, Công ty Vedan đã đồng ý đền bù với danh nghĩa là hỗ trợ
ngư dân chuyển đổi sản xuất với số tiền 15 tỷ đồng cho 3 tỉnh/TP: Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.
Sau đó, qua khảo sát, nghiên cứu lại tiếp tục phát hiện các dấu hiệu vi
phạm nghiêm trọng của Công ty Vedan, cụ thể như sau:
Trong điều kiện xả thải bình thường trước khi phát hiện vụ việc xảy ra
(9/2008), lưu lượng nước thải của Công ty Vedan trung bình khoảng 5.000 5.800 m3/ngày, đã được xử lý tại 3 hệ thống xử lý nước thải (XLNT) của
Công ty:
- Hệ thống XLNT chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB,
kết hợp bùn hoạt tính có công suất 1.500 m3/ngày. Nước thải sau xử lý có
nồng độ các chất ô nhiễm chính như sau (theo kết quả kiểm tra năm 2008 của
Tổng cục Môi trường): TSS = 38 mg/l, BOD5 = 8 mg/l, COD = 31 mg/l, NNH3 = 0,35 mg/l, Tổng N = 1,6 mg/l, và Tổng P = 1,84 mg/l; cơ bản đạt tiêu
chuẩn cho phép (TCCP).
- Hệ thống XLNT chế biến tinh bột bằng hệ thống 21 hồ sinh học tự
nhiên có công suất 2.500 m3/ngày. Nước thải sau xử lý có nồng độ các chất ô
nhiễm chính như sau (theo kết quả kiểm tra năm 2008 của Tổng cục Môi
trường): TSS = 41 mg/l, BOD5 = 59 mg/l, COD = 113 mg/l, N-NH3 = 40,7
mg/l, Tổng N = 50,5 mg/l, và Tổng P = 2,94 mg/l; không đạt TCCP.
- Hệ thống XLNT sản xuất Lysin từ mật rỉ đường bằng hệ thống sinh
học hiếu khí bùn hoạt tính, kết hợp mương ôxy hóa có công suất 1.800
m3/ngày. Nước thải sau xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm chính như sau
(theo kết quả kiểm tra năm 2008 của Tổng cục Môi trường): TSS = 57 mg/l,
BOD5 = 35 mg/l, COD = 80 mg/l, N-NH3 = 47,4 mg/l, Tổng N = 54,6 mg/l,
và Tổng P = 3,68 mg/l; không đạt TCCP.
Đặc biệt nghiêm trọng, Công ty đã bơm xả trực tiếp dịch thải sau lên
men bột ngọt Lysin và từ bể chứa bán âm dung tích 6.000 - 7.000 m3 và bồn
15
chứa 15.000 m3 theo hệ thống đường ống (có đoạn chôn ngầm, có đoạn đi
trên bề mặt đất) ra cầu cảng số 2, theo phát hiện của Đoàn Thanh tra và Cục
Cảnh sát môi trường vào lúc 17h30 ngày 6/9/2008.
Tổng lượng dịch thải sau lên men được Công ty xả lén ra sông Thị Vải
theo kết luận của Đoàn Thanh tra năm 2008 là 105.600 m3/tháng, tương đương
3.520 m3/ngày với nồng độ các chất ô nhiễm rất cao: pH = 4,9; Độ màu =
610.000 Pt-Co; BOD5 = 549.000 mg/l; COD = 705.000 mg/l; TSS = 156.700
mg/l; N-NH4+ = 11.800 mg/l; Tổng N = 22.100 mg/l; Tổng P = 705 mg/l.
Bên cạnh đó, Đoàn Thanh tra còn phát hiện một số nguồn thải khác không
qua xử lý của Công ty Vedan, cụ thể như sau:
- Lượng bùn thải từ Xưởng tinh bột là 24.000 m3/tháng (tương đương
800 m3/ngày) với nồng độ các chất ô nhiễm chính rất cao: TSS = 12.280
mg/l, BOD5 = 1.050 mg/l, COD = 12.280 mg/l, N-NH3 = 3,08 mg/l, Tổng N
= 59,7 mg/l và Tổng P = 32 mg/l.
- Tổng lượng nước thải từ Nhà máy bột ngọt và Lysine thải xuống
mương thoát nước giải nhiệt là 46.800 m3/tháng (tương đương 1.560
m3/ngày) với nồng độ các chất ô nhiễm chính như sau: TSS = 423 mg/l,
BOD5 = 2.700 mg/l, COD = 5.330 mg/l, N-NH3 = 163 mg/l, Tổng N = 385
mg/l, và Tổng P = 9,5 mg/l.
Qua những sai phạm có tính hệ thống của Công ty Vedan từ năm 1994
- 2008 và những dữ liệu thống kê xả thải ở trên, có thể khẳng định rằng, chất
thải của Công ty Vedan (đặc biệt là dịch thải sau lên men) là nguồn gây ô
nhiễm chính đối với sông Thị Vải.
Tuy nhiên, với các hành vi gây ô nhiễm của mình, Công ty Vedan chỉ
bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 267.500.000 đồng, đồng thời truy
thu khoản phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trốn nộp là:
127.268.067.520 đồng [22]. Có thể thấy, so sánh thiệt hại cho môi trường mà
Công ty Vedan gây ra với mức mà Công ty này phải bồi thường là không
16
tương xứng. Nhưng, theo các quy định của pháp luật hiện hành tại thời điểm
đó thì chỉ có thể xử lý các hành vi vi phạm của Công ty này ở mức độ là các
biện pháp dân sự mà thôi.
Gần đây nhất là vụ việc do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra thiệt hại
nặng nề cho môi trường và cuộc sống của người dân các tỉnh miền trung,
khiến dư luận trong cả nước vô cùng bức xúc. Cụ thể:
Sự cố ô nhiễm môi trường biển làm cá chết tại 4 tỉnh miền Trung từ Hà
Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã gây hậu quả nghiêm trọng, hủy hoại môi trường
biển, không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống ngư dân mà còn tác động
xấu đến phát triển các ngành sản xuất khác, đến xuất khẩu, du lịch…
Tính toán sơ bộ cho thấy sự cố ô nhiễm môi trường do công ty Formosa
gây ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 người do không có việc làm
ổn định, thu nhập thấp và 176.285 người phụ thuộc.
Thiệt hại sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng ước tính
khoảng 1.600 tấn/tháng; diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương
đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu
hoạch; có trên 3.000 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đã thả giống bị
nhiễm độ mặn cao, môi trường suy giảm nên tôm chậm lớn, xuất hiện bệnh và
có trên 350 ha nuôi tôm bị chết rải rác.
Ngoài ra, có 1.613 lồng nuôi cá bị chết (khoảng 30.000m3), tương
đương 140 tấn cá; có 6,7 ha diện tích nuôi ngao bị chết, tương đương 67 tấn;
có trên 10 ha nuôi cua bị chết do sự cố môi trường.
Cũng theo báo cáo, giá bán các sản phẩm hải sản giảm trung bình từ
10% - 20% so với cùng kỳ năm 2015; việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường
của 4 tỉnh bị ảnh hưởng giảm sút nghiêm trọng. Cụ thể, sản phẩm khai thác
ngoài 20 hải lý có giá bán giảm 30% - 50%; sản phẩm khai thác trong 20 hải
lý không tiêu thụ được. Hiện nay, tại Hà Tĩnh tồn kho trên 3.000 tấn sản phẩm
17
thủy sản (chiếm 85% công suất kho lạnh toàn tỉnh), tại Quảng Bình tồn trên
2.000 tấn (chiếm 70% công suất kho lạnh toàn tỉnh);… [32]
Với các thiệt hại nặng nề mà Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra thì,
Công ty này đã cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Đây là 02 vụ việc điển hình trong việc các cơ quan, tổ chức, pháp nhân
gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và tinh thần cho người dân, tạo bức xúc
trong dư luận xã hội. Đa số những trường hợp trên là do lãnh đạo, người đại
diện của pháp nhân thương mại thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại
hoặc trong khuôn khổ hoạt động của pháp nhân thương mại với những thủ
đoạn càng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức cao và có nhiều trường
hợp mang tính quốc tế.
Các hoạt động trái pháp luật, gây thiệt hại nêu trên là quyết định của các
tập thể hội đồng quản trị, lãnh đạo điều hành các tập đoàn, tổng công ty,
doanh nghiệp. Vì vậy, rõ ràng, trong những trường hợp này, việc xử lý vi
phạm bằng pháp luật dân sự, pháp luật hành chính đối với pháp nhân thương
mại và chỉ truy cứu TNHS một số cá nhân điều hành nhân danh, thay mặt và
vì lợi ích pháp nhân thương mại là chưa đủ để đạt được mục đích răn đe,
phòng ngừa, ngăn chặn tái phạm, vi phạm pháp luật, không công bằng trong
việc xử lý đối với các cá nhân bị truy cứu TNHS, do đó, vẫn khiến cho dư
luận xã hội dấy lên nhiều quan điểm, ý kiến không đồng tình.
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn khách quan, đòi hỏi tất yếu khách
quan là buộc các nhà làm luật phải sớm đưa pháp nhân thương mại trở thành
chủ thể của luật hình sự Việt Nam, để có các biện pháp chế tài tương xứng áp
dụng đối với các hành vi vi phạm của các pháp nhân thương mại này, đảm
bảo công bằng xã hội, công lý được thực thi. Vấn đề này được luận giải bằng
các căn cứ sau:
- Thứ nhất, sự hình thành và phát triển của cơ chế kinh tế thị trường với
sự tham gia bình đẳng của các thành phần kinh tế. Pháp luật liên quan đến đầu
18
tư, kinh doanh thương mại ngày càng thông thoáng tạo điều kiện cho các
thành phần kinh tế phát triển. Thay cho kinh tế cá thể nhỏ lẻ, nhiều pháp nhân
thương mại được hình thành; các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài được thành lập ngày càng nhiều; hoạt động kinh doanh ngày
càng tấp nập... Kinh tế thị trường đã mang lại những những lợi ích vô cùng to
lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Nhưng cùng với những lợi ích
đó, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều hiện tượng tiêu cực được coi là mặt
trái của kinh tế thị trường như các hành vi vi phạm quy định về độc quyền,
cạnh tranh không lành mạnh, buôn lậu, xâm phạm sở hữu trí tuệ, gian lận
thương mại, làm ô nhiễm môi trường... gây nên những hậu quả rất nghiêm
trọng, thậm chí đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội. Các hoạt động trái pháp
luật, gây thiệt hại nêu trên không phải là do cá nhân, mà là quyết định của các
tập thể hội đồng quản trị, lãnh đạo điều hành các tập đoàn, tổng công ty,
doanh nghiệp. Vì vậy, rõ ràng, trong những trường hợp này, việc xử lý vi
phạm bằng pháp luật dân sự, xử phạt hành chính đối với pháp nhân và chỉ
truy cứu TNHS một số cá nhân điều hành nhân danh, thay mặt và vì lợi ích
pháp nhân là chưa đủ để đạt được mục đích răn đe, phòng ngừa ngăn chặn tái
phạm, vi phạm pháp luật; không công bằng trong việc xử lý đối với các cá
nhân bị truy cứu TNHS.
- Thứ hai, trong xã hội nước ta, việc điều hành, quản lý được thực hiện
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách... Theo các nguyên tắc này, các quyết định quan trọng về phương hướng
hoạt động, về hoạt động cụ thể nào đó liên quan đến lợi ích pháp nhân đều
được thông qua bởi tập thể theo các hình thức khác nhau (hội đồng quản trị,
tập thể ban giám đốc, tập thể lãnh đạo cơ quan, thậm chí là của cấp ủy...). Các
cá nhân được giao chỉ sử dụng các biện pháp điều hành cụ thể để thực hiện
mà không được làm trái các quyết định đó. Thực tiễn xét xử cho thấy, khi xét
xử các tội phạm, nhất là tội phạm về kinh tế, tội phạm về chức vụ... nhiều bị
19
cáo cho rằng họ thực hiện hành vi phạm tội là do thực hiện quyết định của tập
thể, nên họ không phạm tội hoặc cần được giảm nhẹ TNHS. Vì vậy, trong
những trường hợp này việc chỉ truy cứu TNHS đối với cá nhân nào đó là hoàn
toàn thiếu hợp lý, thiếu công bằng, hiệu quả của việc xử lý không cao.
- Thứ ba, việc không truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc xử lý vi phạm pháp luật, đến việc
giải quyết việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả vật chất cũng như tinh
thần do tội phạm gây ra. Theo quy định của pháp luật hiện hành, pháp nhân
thương mại vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính, bị buộc phải
chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại gây ra. Cán bộ, công chức
phạm tội trong khi thi hành công vụ hoặc liên quan đến công vụ được giao thì
cơ quan, pháp nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại; còn
người phạm tội chỉ có trách nhiệm hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi
thường đó. Theo đó, pháp nhân thương mại chỉ là bị đơn dân sự mà không thể
là bị cáo, nên ngoài trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng; pháp nhân đó
không chịu bất kỳ biện pháp cưỡng chế pháp lý nào khác.
Biện pháp xử phạt hành chính không bao giờ tương xứng với hành vi vi
phạm và những thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Thực tiễn cho thấy những
hậu quả pháp lý mà pháp nhân phải gánh chịu không đủ nghiêm khắc để phòng
ngừa tái phạm, bù đắp những thiệt hại gây ra khi mà những lợi ích trái pháp luật
mà các pháp nhân có được từ những hành vi đó lại lớn hơn rất nhiều.
- Thứ tư, việc không truy cứu TNHS đối với pháp nhân trong nhiều
trường hợp đã gây nên những khó khăn trong việc xử lý vi phạm. Ví dụ, nếu
truy cứu TNHS thì cơ quan tiến hành tố tụng có quyền chủ động khởi tố vụ án
hình sự, chứng minh và truy cứu TNHS đối với pháp nhân và xác định trách
nhiệm bồi thường cho người bị hại; còn theo luật tố tụng dân sự, rất khó xác
định nguyên đơn và khả năng để nguyên đơn chứng minh được thiệt hại gây
ra theo nguyên tắc đương sự phải chứng minh cho yêu cầu của mình. Hơn
20
nữa, việc khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại luôn đi kèm theo dự phí án
phí dân sự không phải nhỏ…
Rõ ràng, trong những trường hợp này, việc áp dụng thủ tục tố tụng hình
sự để xử lý vi phạm là hợp lý nhất để xử lý nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả vi
phạm pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của xã hội, của người bị thiệt
hại.
- Thứ năm, việc không quy định TNHS của pháp nhân đang tạo ra sự
thiếu thống nhất của hệ thống pháp luật và sự bất bình đẳng, thiếu công bằng
trong xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật ở nước ta. Cùng một hành vi phạm
tội, nhưng với các chủ thể khác nhau thì được xử lý khác nhau từ góc độ định
tội danh cũng như biện pháp TNHS. Ví dụ, cùng một hành vi làm giả giấy tờ
để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng, nhưng những người thuộc doanh
nghiệp tư nhân phải chịu TNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; còn người
trong các doanh nghiệp nhà nước thì có thể bị truy cứu TNHS về tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn hoặc tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản
lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Hay hành vi trốn thuế của cá nhân thì có
thể phải bị truy cứu TNHS về tội trốn thuế; còn doanh nghiệp Nhà nước trốn
thuế thì chỉ có thể bị xử phạt hành chính với tính chất và mức độ cưỡng chế
thấp hơn nhiều.
Hơn nữa, hành vi phạm tội của pháp nhân được thực hiện thông qua
hành vi của một hay nhiều cá nhân là thành viên của pháp nhân đó. Các cá
nhân đó thực hiện hành vi phạm tội nhân danh, thay mặt, vì lợi ích của pháp
nhân. Thế nhưng, nếu pháp luật hình sự quy định cá nhân đó có thể phải chịu
TNHS, còn pháp nhân có thể được hưởng lợi từ hành vi đó lại không phải chịu
TNHS là một điều bất hợp lý, thiếu thuyết phục và trái với nguyên tắc không xử
lý vi phạm pháp luật là một hành vi không thể vừa xử phạt hành chính, vừa truy
cứu trách nhiệm hình sự. Điều này vô hình dung trở thành sự khuyến khích cho
những hành vi vi phạm pháp luật nghiên trọng của pháp nhân.
21
- Thứ sáu, việc quy định trách nhiệm hình sự pháp nhân đảm bảo cụ thể
hoá tinh thần của Hiến pháp năm 2013 là: 1/ xử lý vi phạm pháp luật nghiêm
trọng phải được giao cho Toà án, cơ quan thực hiện quyền tư pháp, thực hiện;
2/ Đảm bảo quyền con người, nhất là quyền của người bị hại, quyền của pháp
nhân được quy định và thực hiện trên thực tế, đặc biệt là các quyền như quyền
bào chữa, quyền được bảo vệ quyền lợi, quyền dược suy đoán vô tội…; 3/
đảm bảo các vi phạm pháp luật nghiêm trọng được xử lý bằng một thủ tục tư
pháp dân chủ, minh bạch, qua nhiều cấp xét xử… thì công lý mới được thực
thi trên thực tế…
Những phân tích trên, cùng với việc tham gia của Việt Nam vào các
Công ước quốc tế và xu thế quy định TNHS của pháp nhân ngày càng phổ
biến trên thế giới cho thấy quy định TNHS của pháp nhân là một nhu cầu cấp
thiết, không thể trì hoãn trong luật hình sự Việt Nam nhằm đáp ứng các mục
đích sau đây của thực tiễn lập pháp cũng như áp dụng pháp luật: 1/ ngăn ngừa
vi phạm pháp luật nghiêm trọng ngày càng phổ biến của pháp nhân; 2/ đảm
bảo xử lý hiệu quả, công bằng, bình đẳng đối với công dân, pháp nhân trước
pháp luật; 3/ đảm bảo tính hệ thống trong hệ thống pháp luật Việt Nam; 4/
Xây dựng một nền tư pháp công bằng, dân chủ, văn minh, bảo vệ công lý, bảo
vệ quyền con người.
1.1.2. Kinh nghiệm pháp luật quốc tế về vấn đề pháp điển hóa chủ thể
của tội phạm là pháp nhân thương mại
Những nghiên cứu về vấn đề TNHS của pháp nhân theo quy định của
pháp luật các nước đại diện cho các hệ thống pháp luật khác nhau cho thấy xu
thế tất yếu của việc công nhận và quy định TNHS của tổ chức trong pháp luật
các quốc gia. Các quy định của pháp luật hình sự ở các nước được nghiên cứu
có những điểm tương đồng mang tính phổ biến, nhưng cũng có những điểm
khác biệt xuất phát từ nhận thức lý luận, truyền thống pháp luật và điều kiện
phát triển cũng như nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm đặc thù ở mỗi
22