Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

CÁC KHOÁNG vật NHIỆT DỊCH và tổ hợp các KHOÁNG vật NHIỆT DỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.99 KB, 20 trang )

CÁC KHOÁNG VẬT NHIỆT DỊCH VÀ TỔ HỢP CÁC KHOÁNG VẬT NHIỆT
DỊCH

Phân chia các khoáng vật nhiệt dịch. Hiện nay trong số gần 2000 dạng khoáng vật
được biết, đa số có thể được thành tạo trong quá trình BCTĐ-ND, và nhiều khoáng vật chỉ
được thành tạo do hoạt động nhiệt dịch. Theo thành phần vật chất của khoáng vật nhiệt dịch
có thể phân chia thành ba nhóm mà không phân được về mặt khoáng vật, nhưng rất quan
trọng đối với việc nghiên cứu các thành tạo BCT-ND.
Nhóm thứ nhất gồm những khoáng vật của các nguyên tố hóa học (F, Na, Mg, Fe, Al,
Si O,H) phổ biến rộng rãi nhất trong vỏ quả đất. Các khoáng vật chủ yếu là silicat và
alumosilicat cũng như các oxyt silic, sắt, nhôm. Mức độ tập trung vật chất trong các khoáng
vật này nếu đánh giá nó về hàm lượng nguyên tố trong khoáng vật với hàm lượng của nó
trong vỏ quả đất không vượt quá 100, thường chỉ là vài đơn vị. Các khoáng vật trong nhóm
này tập trung không chỉ trong thành phần của vỏ quả đất nói chung, mà còn trong các thành
tạo BCTĐ-ND. Thông thường chúng có độ phổ biến rộng rãi từ những đới bên trong rất hẹp
biến đổi hoàn toàn đến những đới ngoài rất rộng bị biến đổi yếu, tạo nên một phông các
thành tạo BCTĐ-ND. Bởi vậy các khoáng vật nhiệt dịch của nhóm này được gọi là nhóm
nền. Ở các đới biến đổi ngoài, các khoáng vật nền chủ yếu ở trong thành phần của các
khoáng vật BCTĐ-ND và có thể xem đó là cơ sở của các khoáng vật đới ngoài. Nhưng trước
tiên chúng xác định thành phần của các đới bên trong, chỉ một phần nhỏ liên quan với các
khoáng vật nhiệt dịch của nhóm khác. Bởi vậy cơ sở hệ thống vị trí thành phần của các
hydrothermalit chủ yếu là các khoáng vật nền (phông).
Trên biểu đồ thành phần tam giác (h. 1) các tọa độ Si, Al; K, Na; Fe, Mg, Ca thì các
khoáng vật phổ biến nhất của nhóm nền tạo thành 3 nhóm tương đối như nhau: 1) các
felspat; 2) các khoáng vật màu, 3) các mica kali sáng màu, các khoáng vật sét, thạch anh
(trường thạch anh-mica sáng màu). Các vị trí này được sử dụng để xác định đặc trưng số
lượng khoáng vật của các hydrothermalit và phân chia chúng thành thạch anh, mica sáng
màu, khoáng vật màu và felspat.
Các khoáng vật nhóm thứ hai được phân chia theo sự tồn tại trong thành phần của
chúng các nguyên tố có độ phổ biến trung bình, hàm lượng của nó trong vỏ quả đất ứng với
phần nghìn, phần chục nghìn hoặc phần trăm nghìn (Li, Rb, Ba, Mn, Zr, Ti, Cr, P, V, S, B,


C, Cl, F). Đó là các photphat, vanadat, sulphats, borat, carbonat, sulphur, chlorit và florit,
cũng như các oxyt và silicat của các nguyên tố phổ biến hơn được nêu ở trên. Mức độ tập
trung vật chất của các khoáng vật này lớn hơn vài phần trăm và đạt đến vài nghìn lần. Đặc
điểm đặc trưng của các khoáng vật nhóm thứ hai là chúng thường phản ánh tính chuyên hóa
địa hóa của các đới quặng bên trong theo bộ nguyên tố pha lẫn hoặc theo đặc điểm vật chấtcấu trúc khác. Trong tính phân đới BCTĐ-ND các khoáng vật thuộc nhóm hai chiếm vị trí
hoàn toàn xác định. Tại các đới ngoài chúng gặp ở dạng khoáng vật phụ nhỏ, hiếm, và chỉ
gặp ý nghĩa khoáng vật tạo đá chỉ ở các đới rìa (vành) gần quặng. Bởi vậy ở mức độ nào đấy
1


chúng có thể gọi là các khoáng vật của đới sau quặng hoặc các khoáng vật vành. Điều này
không có nghĩa là các khoáng vật nhóm này vắng mặt hoặc không tập trung ở các đới quặng
trong nhất. Thường chúng là khoáng sản có ích độc lập, cũng như một số khoáng vật của
nhóm thứ nhất chúng cũng thường gặp như là chỉ thị của đới vành. Ví dụ về vai trò đặc biệt
trong mối quan hệ này là khoáng vật photpho (apatit hóa), lưu huỳnh ( pyrit hóa), bo
(turmalin hóa), carbonic (carbonat hóa), chlo (scapolit hóa), flo (fluorit hóa) và v.v., nó phản
ánh không chỉ mức độ tập trung vật chất mà còn phản ánh thành phần anion của dung dịch
tác động. Có ý nghĩa chỉ thị lớn là các khoáng vật của các nguyên tố khác có độ phổ biến
trung bình, nó gây phản ứng dẫn đến sự biến đổi các thông số hóa lý của quá trình nhiệt dịch
(mica liti, tỷ lệ stronti-bari, tỷ lệ sắt-mângn trong khoáng vật và v.v.). Trong mối quan hệ đó
các khoáng vật vành gặp với một số lượng nhỏ trong thành phần của các hydrothermalit là
quan trọng trong việc chuẩn đoán đúng đắn chúng..
Nhóm thứ ba của các khoáng vật nhiệt dịch là các nguyên tố hóa học ít phổ biến, hàm
lượng của nó trong vỏ quả đất là phần nghìn và nhỏ hơn phần trăm (Pb, Zn, Cu, Co, Ni, Ag,
Au, Cd, Bi, Hg, Sb, As, Be, Th, Mo, U, Nb, Sn, Ta, W, Se, Te, Cs). Đó là các sulphit, oxyt,
muối sulpho và các hợp chất khác, chúng rất đa dạng và số lượng rất lớn, nhưng độ phổ biến
trong tự nhiên thì rất ít. Sự tập trung vật chất ở các khoáng vật này vượt quá 104 và đạt đến
108, cho phép chúng biểu hiện sự tích tụ nhiều nhất hoặc được tập trung trong một quá trình
dài. Bởi vậy những tích tụ lớn của các khoáng vật này chỉ nhận thấy ở những đới trong cùng
của tính phân đới BCTĐ-ND, trong trường hợp này chúng chính là quặng. Ts vật này chỉ gặp

dưới dạng khoáng vật phụ.
Nếu quan niệm về quặng mang đặc trưng kinh tế thì tên gọi “ khoáng vật quặng” ,
“nguyên tố quặng” có ý nghĩa địa hóa lớn, nhưng không xác định chuẩn xác. Hầu như tất cả
các khoáng vật của các nguyên tố được kể ở trên đều có thể gọi khoáng vật quặng, nhưng
ngoài các tên gọi như thế, nó còn có tên gọi của một số khoáng vật nhóm hai, thậm chí nhóm
một. Phần trình bày dưới đây thuật ngữ khoáng vật quặng sẽ chỉ được hiểu là các khoáng vật
thuộc nhóm thứ ba.
Các khoáng vật nhiệt dịch được phân chia thành nhóm khoáng vật nền, khoáng vật
vành và khoáng vật quặng, nó không chỉ có vị trí khác nhau trong quá trình nhiệt dịch, mà
còn được nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau. Tuyệt đại đa số các khoáng vật
thuộc nhóm một và nhóm hai đều được xác định chuẩn đoán dưới lát mỏng thạch học, trong
khi đó các khoáng vật nhóm ba nhìn chung là không trong suốt và được nghiên cứu bằng
phương pháp mô tả khoáng vật, khoáng tướng. khi đó các khoáng vật nhóm một và một phần
các khoáng vật nhóm hai là các thành tạo địa chất như nhau, hầu như chỉ gặp với số lượng
nhỏ trong mỗi lát mỏng thạch học, còn khoáng vật thuộc nhóm thứ ba chỉ quan sát thấy dưới
kính hiển vi với số lượng ít hơn nhiều. Vì vậy các khoáng vật nhiệt dịch nền và vành về cơ
bản là đối tượng quan sát, còn khoáng vật quặng – là đối tượng tìm kiếm.
Các dạng phân tách. Các khoáng vật nhiệt dịch chủ yếu có dạng phân tách biểu sinh,
nó được phân chia ra thành giả hình, tức là chiếm lấy vị trí khoáng vật được thay thế, và tự
hình – phân tách thực thụ.

2


Vì vậy, trong tuyệt đại đa số trường hợp trong phạm vi các đới quặng địa phương và
các đới gần quặng, nhiệm vụ đầu tiên của việc nghiên cứu các thành BCTĐ-ND là ở chỗ
vạch rõ và chuẩn đoán chính xác tất cả các khoáng vật biểu sinh.
Kinh nghiêm nghiên cứu các thành tạo BCTĐ-ND ở những đối tượng biểu hiện hoàn
toàn (không kể các hydrothermalit biểu hiện yếu) cho kết luận là có sự tồn tại một số lượng
không lớn các tổ hợp bền vững của các khoáng vật nhiệt dịch phổ biến rộng rãi. Ngược lại tổ

hợp khoáng vật biểu hiện địa phương đa dạng hơn và kém bền vững hơn.
Tổ hợp khoáng vật bền vững được hiểu là độ lặp lại của những tập hợp khoáng vật
nhiệt dịch nào đó ở nhiều địa điểm quan sát có giữ sự xấp xỉ về tỷ lệ số lượng, kích thước
các cá thể tinh thể, hình dạng phân tách và sự kết hợp các khoáng vật giữa chúng, tức là sự
gặp nhiều lần các khoáng vật đó với quan hệ kiến trúc lặp lại. Cần phải nhấn mạnh rằng khái
niệm về tính bền vững thống kê của tổ hợp khoáng vật không giống hệt khái niệm về cân
bằng hóa-lý (tính bền vững hóa-lý) của các khoáng vật thuộc một cộng sinh nhiệt dịch.
Nhiều tổ hợp bền vững có cân bằng trong quan hệ hóa-lý. Những tổ hợp như thế sẽ được gọi
là tổ hợp đơn giản, thuần nhất. Các tổ hợp khác có vị trí hóa lý không cân bằng, nhưng là tổ
hợp bền vững. Chúng được gọi là tổ hpj phức tap, không đồng nhất.
Như đã biết, trong thành phần của tổ hợp khoáng vật BCTĐ-ND có tồn tại ảnh hưởng
của thành phần đá được thay thế. Tình hình như thế là đương nhiên và thường được hiểu là
đồng hóa. Trong thành phần các bloc lục địa của vỏ quả đất thì chiếm ưu thế chính là các đá
alumosilicat baz[, trung tính và acid, chiếm trên 95% khối lượng của các bloc này. Những
biến đổi nhỏ về thành phần hóa học của đá trong giới hạn đó không ảnh hưởng lắm tới thành
phần và quan hệ số lượng của các sản phẩm BCTĐ-ND thay thế chúng. Sự biến đổi lớn trong
thành phần thành tạo mới xuất hiện khi lôi cuốn vào các vành biến đổi BCTĐ-ND các đá
siêu mafic, carbonat, quaczit và một số đá khác. Tổ hợp khoáng vật nhiệt dịch trong các đá
đó có nhiều nét độc đáo, nhìn chung là tương đối hiếm, chúng hiếm như chính các đá mà từ
đó chúng phát triển. Trong chương này chúng ta xem xét các tổ hợp khoáng vật nhiệt dịch
bền vững chính ở vỏ quả đất gặp trong các đá alumosilicat thành phần acid, trung tính và
bazơ trong các đá có nguồn gốc khác nhau (magma, trầm tích, biến chất). Tương tự với các
tổ hợp này nhưng xuất hiện trong các đá có thành phần khác sẽ được nêu trong chương IV
trong khuôn khổ các thành hệ BCTĐ địa phương.
Kết quả của việc nghiên cứu khu vực và lập bản đồ các thành tạo BCTĐ-ND trong
các đới thành hệ-kiến trúc khác nhau của vỏ quả đất (chủ yếu trong các miền động của
Phanerozoi) xác định được ba nhóm các tổ hợp khoáng vật nhiệt dịch bền vững sau:1) thạch
anh-mica sáng màu; 2) sẫm màu; 3) felspat.
Nhóm tổ hợp thạch anh-mica sáng màu
Các khoáng vật điển hình của nhóm này là thạch anh, mica kali sáng màu (muscovit,

sericit, hydrosericit), các khoáng vật sét (kaolinit, dickit, montmorilonit) và các biến thể hỗn
hợp. Muscovit, sericit, hydrosericit được phân biệt khá chính xác dưới kính hiển vi bởi lưỡng
chiết suất, kích thước các cá thể kết tinh và một phân ở các dạng phân tách (bảng 2; phụ lục),
nó cho phép chuẩn đoán ba tổ hợp nhánh: thạch anh-hydrosedricir, thạch anh-sericit và thạch

3


anh-muscovit. Mỗi một trong các tổ hợp thuần nhất tương ứng có các đặc điểm vật chất-kiến
trúc riêng của nó (bảng 3).
1. Tổ hợp thạch anh-hydrosericit có thể chứa các khoáng vật sét và các khoáng vật lẫn
với số lượng thay đổi cho đến sự thay thế hydrosericit hoàn toàn. Thành phần đa khoáng của
tổ hợp là đặc trưng nhất, nhưng khi thay thế hoàn toàn đá ban đầu đôi khi tạo thành các
metasomatit sét thuần khiết (agalmatolit), hydroserricitolit, thậm chí đến các thành tạo đơn
khoáng thạch anh, cancheldon, opan (opanit). Với tư cách là khoáng vật phụ và khoáng vật
thứ yếu đặc trưng có chlorit, barit, diaspo, alunit, hematit, pyrit, fluorit và v.v. Trong số các
dạng khác nhau của các phân tách của các khoáng vật nêu trên, điển hình là tập hợp spherolit
và tập hợp đới-tập trung, các vi tinh “xoắn vit” của kaolinit, các tập hợp đa khoáng tha hình
và tự hình. Nhìn chung chiếm ưu thế là các kiến trúc ẩn-vi tinh với các cá thể đồng đều về
kích thước và tỷ lệ số lượng các khoáng vật chính tương đốin hư nhau. Tập hợp biểu hiện
hoàn toàn thành phần và cấu tạo như thế được gọi là argilizit Ar, còn tổ hợp khoáng vật bền
vững tương ứng – tổ hợp argilizit, thành phần thạch học của tổ hợp này được trình bày trong
nhiều công trình [ Nakovich N. I., 1957; Volosnwc G. T., 1956 v.v.].
Khoáng vật tạo đá chính (argilizit kaolinit, argilizit hydrosericit, argilizit thạch anh),
cũng như theo hàm lượng cao của các khoáng vật vành và quặng (argilizit fluorit, argilizit
pyrit hoặc argilizit chứa pyrit, quặng, argilizit chứa molipdenit và v.v.). Các quá trình argilit
hóa khác biệt cơ bản về thành phần và cấu tạo sẽ được gọi tên là argilizitoid (xem ch. IV) với
sự chính xác thành phần khoáng vật của chúng hoặc có tên gọi mới.
Bảng 2


Tổ hợp khoáng vật nhóm thạch anh-mica sáng màu

Dãy tổ hợp, đặc điểm vật chất và
kiến trúc của nó
Kiến trúc

Kích thước Các
(mm)
và khoáng
lưỡng chiệt vật cao
suất
của nhôm
mica

I. Ẩn tinh, vi Hser <0,001
tinh
0,003-0,01

Ka

Tổ hợp
Dạng giả hình thuần nhất

1. Qz + Hser +Ka
Argilizit Ar

II. Vi tinh, Ser 0,01 – Aln, Crn
kết tinh vừa 0,03
And
Qz


3.

+ Ser
Sinh

Quaczit thứ
Qz+Ser+Mus
Qz+Ser+Ka Quaczit thứ
Quaczit thứ sinh muscovit
sinhQts2
kaolinit
4

Dạng giả hình-tự
hình không thuần
nhất

2. Q + Hser + (Chl
+ Cc + Ab)
4. Qz + Ser + (Chl
+ Cc + Ab + Ksp)
Beresit-sericit Bs


Qts1
III. Kết tịnh Ms >0,1
vừa-lớn
0,03 – 0,054


Top

5. Qz + Ms
Greizen Gre

6. Qz + Ms + ( Fs +
Chl + Cc)
Berezit-greisen Bm

2. Tổ hợp thạch anh-hydrosericit với các phân tách muộn hơn của chlorit, carbonat,
đôi khi felspat, có ther được xem như là biến thể của tổ hợp nêu trước, và cũng có thể xem
như là một tổ hợp khoáng vật nhiệt dịch bền vững độc lập. Trong cả hai trường hợp, trên
phông tập hợp thạch anh-hydrosericit với kiến trúc vi-ẩn tinh có thấy những tia, vi mạch
hoặc tấm biến tinh tự hình của các vi tinh sericit, chlorit, carbonat, albit, hiếm hơn có siderit.
Với tư cách là chất lẫn điển hình có thể có mặt pyrit xâm tán mịn và các sulphit dạng keo
khác, ví dụ như iordizit. Trong các metasomatit biểu hiện hoàn toàn, thành phần của nó nhận
thấy khuynh hướng hướng tới các tích tụ thạch anh và tới các biểu hiện mạch carbonat, các
vi mạch có chlorit, đôi khi có albit. Với tư cách là các thành tạo BCTĐ-ND độc lập, những
biểu hiện như thế được mô tả dưới tên gọi là berezit [Omelianenko T. V., 1966; Ser D. S.,
Laipanov Kh. Kh., Nagornaia T. V., 1974…]. Nhưng có tồn tại ranh giới giữa các berizit
này, các tác giả quan sát thấy các metasomatit kết tinh hạt lớn hơn được mô tả đầu tiên ở mỏ
Berezov. Bởi vậy các hydrothermalit có các dấu hiệu vật chất-kiến trúc nêu trên sẽ được gọi
là berezit hydrosericit Bhs, còn ứng với tổ hợp khoáng vật bền vững – tổ hợp berezithydrosericit hoặc epi-đá. Trong những trường hợp khi mà những dấu hiệu phân biệt tổ hợp
này với các biểu hiện argilizit thể hiện kém hoặc chưa được nghiên cứu đầy đủ, có lẽ nên gọi
là tổ hợp berezit-argilizit hoặc tổ hợp argilizit-bereizt.
Các biến thể của berezit hydrosericit được phân chia theo sự ưu thế của các khoáng
vật đi kèm (berezit hydrosericit chứa chlorit, carbonat, albit) hoặc theo sự ưu thế có ý nghĩa
tạo đá của các khoáng vật vành và khoáng vật quặng (berezit hydrosericit pyrit, bereizit
hydrosericit chứa iordizit và v.v.).Dĩ nhiên tên gọi như thế rất không thuận tiện.
3. Tổ hợp thạch anh-sericit với tư cách là các khoáng vật đặc trưng có thể chứa

kaolinit, pirophilit và các khoáng vật sét khác, và cả diaspo, andaluzit, coridon, alunit, hiếm
hơn có diumoriterit, lazurit, ziniit. Dạng khoáng vật phụ có rutin, turmalin không màu, pyrit,
barit và các khoáng vật khác (chủ yếu là các sulphid), trong các metasomatit biểu hiện hoàn
toàn thường chủ yếu là thạch anh với một lượng thay đổi sericit. Đặc trưng của tổ hợp này là
kiến trúc kết tinh htj vừa-nhỏ với những vảy đơn lẻ của sericit (đến muscovit), thường tạo
thành bao thể khảm trong tập hợp thạch anh hạt biến tinh lớn. trong các dạng tạo hình khác
của các phân tách nhận thấy các giả hình tập hợp đơn khoáng của thạch ảnh theo các ban
tìnhelspat, các phân tách dạng tâm của kaolinit, vắng mặt các spherolit và vắng mặt sự mọc
đới tập trung, các tích tụ sericit không chỉ có trong plagiocla nguyên sinh, mà còn trong
felspat kali. Ngay cả khi thay thế hoàn toàn đá an đầu thì nó vần thường giữ lại hình dáng
kiến trúc thạch học khởi thủy (chủ yếu là kiến trúc porphyr). Các metasomatit với các dấu
hiệu vật chất-kiến trúc như vậy có tên gọi là quaczit thứ sinh Qts [Nakovik N. I.,1954, 1968;
Korzinski D. S.,1955; Vlasov G. M., 1964; Sukhov V. I. 1967 v.v.]. Tổ hợp bền vững tương
ứng với quaczit thứ sinh được gọi là tổ hợp quaczit thứ sinh hoặc epi-đá.

5


Trong các biến thể phổ biến nhất của quaczit thứ sinh và tổ hợp tương ứng với nó
người ta phân chia ra tổ hợp kaolinit-sericit (với đặc điểm dạng tấm đặc trưng của kaolinit)
và tổ hợp muscovit-sericit (bảng 2). Với tư cách là các biến thể ít phổ biến hơn có thể nhận
thấy có quaczit thứ sinh chứa coridon, alunit, pirophilit, diaspo, andaluzit, turmalin và v.v.,
thậm chí được phân chia theo số lượng ưu trội của một trong số các khoáng vật vành và
khoáng vật quặng, ví dụ quaczit thứ sinh chứa pyrit, barit, molipdenit v.v.. Với tư cách
quaczitoid thứ sinh có thể nhận biết có quaczitoid thứ sinh andaluzit, sericit, pirophylit,
alunit, diaspo và các biến thể không có thạch anh hoặc không có sericit khác gần gũi với
quaczit thư sinh bởi hình dáng các phân tách và kích thước của các cá thể kết tinh.
4. Tổ hợp thạch anh-sericit với một lượng nhỏ chlorit, carbonat và felspat (chủ yếu là
felspat kali), có đặc điểm vật chất cấu trúc gần giống với tổ hợp berezit hydrosericit đã được
xem xét ở trên, điểm phân biệt là nó có kiến trúc kết tinh lớn hơn, vắng mặt hydrosericit và

phổ biến rộng rài sẻicit vảy lớn, đôi khi chuyển tiếp thành muscovit, và một loạt các đặc
điểm vật chất và cấu trúc khác. Cũng như berezit hydrosericit, đối với tổ hợp thành phần này
thì biểu hiện đặc trưng là có các phân tách muộn hơn của chlorit (đặc biệt là các biến thể
chứa sắt), carbonat (chủ yếu là siderit), felspat và sericit phát triển dưới dạng mạch mỏng,
dạng sợi và các dạng tương tự trong tập hợp vảy hạt biến tinhkeets tinh vừa-nhỏ của thạch
anh và serict (thường là fengit). Chất lẫn điển hình có thể có pyrit, barit, fluorit, hematit,
magnetit, turmalin; biotit, leucoxen, rutin và các khoáng vật khác.
Đối với các metasomatitbieeur hiện hoàn toàn của thành phần này, có tồn tại điển
hình nhân đơn khoáng thạch anh, và sau đó là tập hợp mạch mỏng kết tinh hạt trung-vừa của
thạch anh-carbonat, thạch anh-chlorit-carbonat và các mạch có lẫn pyrit, hiếm hơn có lẫn
turmalin. Những thành tao BCTĐ-ND như vậy được mô tả ở mỏ vàng Berezov [Borodaevski
N. P., Bodoraevskaia M. B., 1946]. Hiện chúng được nghiên cứu kỹ ở nhiều mỏ
mezothermal khác ở Nga, chúng có tên gọi là berezit [Kurek N. I., Kurek A. I., 1954;
Borodaevski N. P., 1960; Kaziswn IU. V., 1970; Ser D. S., Laipanov D. S., v.v.]. Khác với
berezit hydrosericit đặc trưng cho các mỏ epithermal, các metasoamtit có thành phần và cấu
tạo nêu trên sẽ gọi là berezit sericit Bs, còn tổ hợp thống kê bền vững – là tổ hợp berezit
sericit hoặc epi-đá.
Đặ điểm điển hình nhất để phân biệt hydrothermalit dạng này với berezit hydrosericit
là sự tồn tại trong tổ hợp các khoáng vật lẫn turmalin, felspat kali, đôi khi biotit, có mặt các
biến thể chiết suất cao của carbonat (siderit), các phân tách pyrit có hình dạng tốt hơn. Các
biến thể berezit sericit phổ biến nhất là berezit sericit chứa felspat kali, siderit, biotit,
turmalin và các biến thể khác. Trong dãy các biến thể của berezit sericit có thể xem xét
sericitolit – hydrothermalit có thành phần giống với berezit sericit, với đặc trưng kiến trúc
phiến hóa ở những vùng riêng biệt và gọi tên theo vùng, ví dụ “amderrmit” [Vittenburg P.
V., 1940]. Trong các berezitoid sericit trước tiên người ta nhận thấy metasomatit thạch anhfuccit-carbonat chứa sericit (listvenit), sau đó là các hydrothermalit chlorit-turmalin, chlorit,
chlorit-carbonat, sericit-carbonat và các hydrothermalit đơn hoặc hai khoáng khác, tổ hợp
chặt chẽ với berezit sericit và có các phân tách cùng kiểu với nó về hình dạng và kích thước
của tập hợp khoáng vật.

6



5- Tổ hợp thạch anh-muscovit được đặc trưng bởi tỷ lệ số lượng gần như nhau của
khoáng vật thạch anh và muscovit thành tạo mới, khoáng vật thứ yếu có thể có trong thành
phần của tổ hợp là mica liti (lepidolit, sinvaldit), biotit giàu sắt – siderophilit, cũng như
sesicit vảy lớn. Khoáng vật lẫn điển hình là topa, fluorit, turmalin, berin, hiếm hơn có
fenakit, betrandit, andaluzit, silimanit (fibrolit), granat, faialit và một loạt các khoáng vật
quặng và khoáng vật hiếm hơn khác. Thạch anh và muscovit tạo thành tập hợp vảy hạt biến
tinh kết tinh vừa-lớn. Có sự phát triển đặc trưng giả hình đồng trục của muscovit theo biotit,
giả hình tập hợp của muscovit theo plagiocla, sự tồn tại các phân tách dạng mạch mỏng ngắn
và các tích tụ hạt thạch anh không đều. Đặc điểm điển hình là sự có mặt các mạch mỏng
phân đới với muscovit bám dọc theo rìa mạch, các phân tách thạch anh sáu mặt và ít hạt
fluorit hoặc các khoáng vật rìa mạch quặng (khoáng vật vành) khác. Nhìn chung các
hydrothermalit thuộc thành phần này có dạng tự hình-giả hình, nó tuy kém hơn so với
quaczit thứ sinh, nhưng tất cả đều vẫn giữ được nét kiến trúc của đá ban đầu. Tập hợp biểu
hiện hoàn toàn với thành phần và cấu tạo như vậy được gọi là greizen Grei [Serba G. N.,
1968; Rundkvit D. V., Denisenko V. K.,Pavlova I. G.,1971; Jones W. R., 1925, v.v.]. Tổ hợp
khoáng vật bền vững tương ứng được gọi là tổ hợp greizen.
Trong greizen và tổ hợp greizen, các biến thể đặc trưng nhất là thạch anh, muscovit,
topaz, fluorit, turmalin, biotit. Các biến thể greizen hạt lớn có tên gọi đặc biệt là stockaider
[Rundkvict D. V., Denisenko V. K., Pavlova I. G., 1971], còn greisen có mica chứa sắt
(silvandit, biotit) – svitter [svitter trao đổi biến chất…,1974]. Các cộng sinh khoáng vật thạch
anh-topaz, topaz-muscovit, fluorit-mica, biotit-felapt-fluorit, carbonat-fluorit-mica và các
công sinh khoáng vật không có thạch anh và không có mica khác, chúng giống với greizen
về hình dạng các phân tách và về kiến trúc, là các greizenoid điển hìnhn hất.
6. Tổ hợp thạch anh-muscovit với ít felspat và felspat muộn hơn, hiếm khi có carbonat
và chlorit, về mặt thạch học chưa được nghiên cứu đầy đủ. Theo dấu hiệu vật chất-kiến trúc
tổ hợp này gần giống với tổ hợp greizen đã nêu ở trên, điểm khác biệt là ở trên nền có sự
phát triển tập hợp vảy-hạt biến tinh vừa-lớn thạch anh và muscovit của các phân tách mạch
mỏng ngắn muộn hơn của felspat (đặc biệt là felspat kali), hiếm hơn có chlorit và carbonat.

Tổ hợp này có điểm khác biệt quan trọng với tổ hợp greizen thực thụ là tổ hợp này đôi khi có
mặt felspat kali nhưng được thành tạo sớm hơn so với muscovit. Trong khung các thể
greizen biểu hiện hoàn toàn, tổ hợp greizen có felspat kali và các khoáng vật calci-magie-sắt
chồng không phải khó khăn để phân tách và thường được xem như là biến tướng của greizen.
Tổ hợp này ở dạng thể hiện yếu có các dấu hiệu vật chất-kiến trúc giống với tổ hợp berezit
và vì vậy có thể gọi là tổ hợp berezit muscovit hoặc berezit-greizen.
Nhóm tổ hợp sẫm màu
Tổ hợp khoáng vật điển hình của nhóm này thường là các silicat và alumosilicat sătmagie-calci: zoizit, klinozoizit, epidot, prenit, pumpelit và cả pyroxen, amphibol và chlorit,
trong dãy mức độ hydrat hóa của các khoáng vật tăng từ zoizit đến pumkpelit và từ pyroxen
đến chlorit (bảng 3; phụ lục). Các khoáng vật này tạo thành ba tổ hợp thuần nhất tương đối
đơn giản sau: chlorit-epidot, actinolit-epidot và epidot-amphibol-pyroxen, mỗi một trong số

7


đó đều là tổ hợp bền vững bị phức tạp hơn do chứa felspat và đều có các thông số vật chấtcấu trúc riêng (bảng 3).
7. Tổ hợp chlorit-epidot được đặc trưng bởi tỷ lệ thay đổi của các khoáng vật cho đến
mất hoàn toàn epidot với sự tăng vai trò của chất lẫn sericit và biểu hiện zeolit (chủ yếu là
các biến thể calci của chúng). Ngoài sericit và zeolit còn thường thấy có carbonat, thạch anh,
prenit, pumpelit, sodalit và serpentin. Khoáng vật phụ điển hình là leucoxen, magnetit, pyrit
và apatit. Mỗi một tổ hợp rất được đặc trưng bởi các phân tách giả hình của các khoáng vật
trên, trong đó có các tập hợp giả hình đa khoáng theo plagiocla, và cả tập hợp giả hình đơn
khoáng và đồng trục đơn tinh thể. Điển hình là có hạnh nhân trong phun trào à các phân tach
vi mạch. Nhìn chung kích thước ẩn-vi tinh của các cá thể khoáng vật là chiếm ưu thế, ngay
cả khi thay thế hoàn toàn đá ban đầu thì tổ hợp tạo khoáng mới vẫn thường giữ bức tranh
kiến trúc thạch học ban đầu (đặc biệt kiến trúc porphyr trong các vulcanit). Các
hydrothermalit như thế được gọi là propilit [Korzinski D. S., 1948, 1955; Vasilevski M. M.,
1973; Ivanov S. N., 1969…].
Liên quan với các biến thể propilit-chlorit và tổ hợp propilit-chlorit có prenit,
pumpelit, zeolit và sericit và v.v., và cả những biến thể được phân chia theo số lượng nhiều

của một trong số các khoáng vật phụ (ví dụ, propilit-chlorit apatit hoặc propilit-chlorit chứa
leucoxen hoặc tổ hợp propilit-chlorit như vậy. Với tư cách là propilitoid điển hình nhất ở đây
sẽ xem xét epidozit, là sự kết hợp của epidot vi tinh dạng đất với một lượng nhỏ chất lẫn
thạch anh và chlorit, và cả tổ hợp khoáng vật calci-sắt-magie đơn hoặc đa khoáng với sự
vắng mặt của epidot (ví dụ, tổ hợp công sinh chlorit-prenit, pumpelit-prenit-carbonat, zeolit,
zeolit-chlorit và các tổ hợp cộng sinh khác). Đặc biệt phân chia được biến thể propilitoid
carbonat-sericit-chlorit, có thành phần giống với một số biến thể berezit, nhưng khác biệt với
berezit bởi tỷ lệ số lượng gần như nhau của các khoáng vật nêu trên, bởi

8


Bảng 3
Tổ hợp các khoáng vật nhóm sẫm màu
Dãy các tổ hợp, đặc điểm kiến trúc và vật chất của
chúng
Kiến trúc

Mức hydrat Độ chứa
hóa của các sắt của
khoáng vật
epidot
Fe-Ca-Mg

I- Ẩn tinh,
kết tinh hạt
nhỏ

II- Kết tinh
hạt nhỏ, hạt

vừa

III- Kết
tinh hạt
vừa, lớn

Các
khoáng vật
sắt-calcimagie

Tổ hợp

Dạng phân
tách chủ
yếu

Chl
Tha hình





Act

Dạng tha hình đồng nhất

Dạng tha hình-tự hình không
đồng nhất


7. Ep + Chl

8. Ep + Chl + Fsp
Propilit felsapt chlorit Pfch
Ep+Chl+Ab
Ep+Chl+Kfs
Propili Ab-Chl
Propilit
KfsChl
(Pfch1)
(Pfch2)

Propilit chlorit Pch

9. Ep + Act

10. Ep+Act+Fsp+ (Bt)

Propilit actinolit Pa

Propilit felspat-actinolit Pfa
Ep+Act+Ab
Ep+Act+Kfs
Propilit albit Propilit Kfs-actinolit (Pfa1) actinolit
(Pfa2)

Py

Tự hình


11. Py + (Gr) + Amf +
(Ep)
Scacnơ

9

12. Py+(Gr)+Amf+(Ep)+Fsp
Scacn[ felpat Scf
Amf+Py+Ab Amf+Py+Kfs
(Kfs)
(Al)


Py + (Gr)
Shp+For
+Act+(Ep)
Scacnơ vôi
magne
Sc1

10

Dip+
Scacnơ
Sc2

Scacnơ plagio Scacnơ felspat
K
Scf2
Scf1



các phân tách giả hình của chúng và sự vắng mặt carbonat và chlorit mạch mỏng muộn hơn
so với sericit.
8. Tổ hợp chlorit-felspat-epidot ngoài chlorit và epidot có số lượng gần như nhau, tổ
hợp còn chứa các felspat kiềm. Trong số các felspat thì albit là điển hình, nó có mặt ở dạng
phân tách tự hình, hoặc tạo thành giả hình theo plagiocla. Felspat kali là orthocla và biến thể
trong suốt của nó – adule. Khoáng vật thứ yếu trong tổ hợp này có carbonat, prenit, hiếm hơn
có sericit, serpentin, zeolit và sodalit. Ngoài zeolit calci, ở đây có thể xuất hiện các biến thể
natri và kali. Khoáng vật phụ là fluorit, pyrit, hematit, leucoxen, apatit và các khoáng vật
hiếm hơn khác.Các metasomatit biểu hiện hoàn toàn được đặc trưng bởi thành phần đa
khoáng, hiếm hơn có hai khoáng (epidot-albit, epidot-kalispat). Ngoài sự phổ biến kiến trúc
vi-ẩn tinh giả hình, đối với tổ hợp này bắt đầu có vai trò to lớn của cả kiến trúc tự hình ,
chúng liên quan chủ yếu là các tập hợp mạch mỏngphaan đới. Trong phạm vi đó felpat nằm
ở phần rìa, còn chlorit, epidot và các khoáng vật khác – phần trung tâm. Khác với propilitchlorit nêu trên, các hydrothermalit thành phần và cấu tạo này sẽ có tên gọi là propilitchlorit-felspat Pfch, còn tổ hợp bền vững tương ứng – tổ hợp propilit-chlorit-felspat hoặc
epi-đá. Việc phân chia propilit-chlorit ra thành hai loại: chứa felspat và không chứa felspat
đã được D. S. Korzinski nghiên cứu trướn đây [1948].
Trong số các biến thể phổ biến nhất của propilit-chlorit và tổ hợp tương ứng, phụ
thuộc vào sự ưu thế của một trong các loại felspat trong thành phần của nó, người ta phân
chia ra các biến thể propilit-chlorit-albit và propilit-chlorit-kalispat. Ngoài ra, còn có các
biến thể điển hình là kalispat-prenit, carbonat-albit, pumpelit-prenit và v.v.. Trong dãy
propilitoid đặc trưng nhất ở đây có thể nhận thấy có hydrothermalit albit-zeolit-carbonat,
prenit-kalispat và các hydrothermalit không có epidot khác với kiến trúc tự hình-giả hình
của các phân tách các cá thể khoáng vật điển hình cho propilit. Ngoài ra trong mục này cần
phải nghiên cứu các tổ hợp chứa zeolit natri và kali với số lượng lớn.
9. Tổ hợp epidot-actinolit hầu như luôn luôn chứa một lượng biến thiên chlorit muộn
hơn, phát triển thay thế actinolit (hiếm khi thay thế tremolit và hornblend). Bởi vậy chior còn
một lượng nhỏ các hạt actinolit tàn dư kết hợp với epidot và chlorit trong sự phát triển mang
tên tổ hợp này, mà không mang tên tổ hợp chlorit-epidot. Ngoài ra, sự khác biệt còn nhận
thấy trong thành phần của chính epidot> Epidot ở đây thường chứa ít sắt hơn, chúng thường

chuyển tiếp thành clinozoizit và zoizit. Cacs khoangs vaatj thws yeeus cos serricit, thachj
anh, ddooi khi biotit, hieems h[n cos carrbonat, prenit, pumpelit. Luôn luôn có mặt albit gỉa
hình – sản phẩm của sự khử anorthit của plagiocla ban đầu. Khoáng vật phụ là turmalin,
pyrit, magnetit, leucoxen và các khoáng vật khác. Nhìn chung các phân tách giả hình của các
khoáng vật là chiếm ưu thế. Nhưng actinolit rất hay gặp tạo các tinh thể giả hình. Ngoài ra
còn phổ biến rộng rãi các mạch mỏng, các lấp đầy lỗ hổng khác. Thông thường trong cấu tạo
các mạch mỏng có mặt các khoáng vật chlorit, prenit, carbonat v.v. muộn hơn so với actinolit
và epidot.
Kiến trúc kết tinh vừa-nhỏ là ưu thế của tổ hợp này, về cơ bản nó vẫn giữ dáng vẻ của
đá ban đầu, nhưng tất cả đều ở mức độ yếu hơn so với tổ hợp cộng sinh của propilit hạt nhỏ
nêu trên. Các metasomatit biểu hiện hoàn toàn có thành phần và kiến trúc như vậy có thể gọi
11


tên là propilt actinolit Pa, còn tổ hợp bền vững tương ứng là tổ hợp propilit-actinolit. Các
biến thể propilit actinolit và tổ hợp propilit actinolit được phân biệt theo thành phần
amphibol (propilit tremolit, propilit hornblend), cũng như sự ưu thế của một khoáng vật nào
đó trong số các khoáng vật thứ yếu hoặc khoáng vật phụ (propilit actinolit chứa zoizit, biotit,
turmalin). Trong số các biến thể có thể xem xét propilit uralit được đặc trưng bởi sự phát
triển rộng rãi sự giả hình của amphibol dạng tập hợp sợi theo pyroxen. Trong tổ hợp
propilitoid liên quan với các cộng sinh amphibol có kiến trúc kết tinh nhỏ-vừa và các phân
tách tự hình-giả hình điển hình cho propilit.
10. Tổ hợp epidot-felspat-actinolit có chlorit muộn hơn và có thể chứa zoizit,
klinozoizit, biotit, sericit, hiếm hơn có carbonat, prenit và các khoáng vật khác. Felspat chủ
yếu là kalispat, albit hiếm hơn, được nhân biết dưới dạng các phân tách ban biến tinh và các
mạch mỏng đi cùng với epidot và actinolit (thường có hornblend và tremolit). Các khoáng
vật phụ chủ yếu là turmalin, fluorit, pyrit, apatit, magnetit, leucoxen, và các khoáng vật khác.
Tổ hợp các khoáng vật thường có kiến trúc kiết tinh hạt vừa tự hình, được đặc trưng
bởi sự phát triển rộng rãi của các biến tinh amphibol tha hình và tự hình, bởi sự biểu hiện các
mạch mỏng đa khoáng có cấu tạo đới và sự xuất hiện các tập hợp đa hoặc đơn khoáng giả

hình theo khoáng vật màu và felspat nguyên sinh. Đặc biệt điển hình là các phân tách ban
biến tinh felspat kali kết hợp với giả hình đa khoáng thành phần epidot-carbonat theo
plagiocla cũng như các mạch mỏng cấu tạo đới của felspat kali với epidot.
Để phân biệt với propilit actinolit nêu trên , các hydrothermalit có thành phần và cấu
tạo này có tên gọi là propilit felspat- actinolit Pfa, tổ hợp khoáng vật bền vững tương ứng là
tổ hợp propilit felpat-actinolit. Người ta thấy phổ biến rộng rãi nhất là các biến thể propilit
felspat-actinolit là albit-actinolit và kalispat-actinolit (bảng 3). Tên gọi đặc biệt – helsinkit
được biết ở trong các tầng tiền Cambri gồm tập hợp kết tinh hạt lớn albit (66%) và epidot
(31%) có lẫn một ít các khoáng vật khác.
Với tư cách là biến thể của propilit felsapt-actinolit có ý nghĩa độc lập là
hydrothermalit felspat-amphibol-epidot, trong thành phần của nó đi cùng với amphibol kiềmthổ còn có amphibol kiềm như ribekit,krocit, và chúng thường là các biến thể sơi nhỏ:
roducit và krokidolit. Đi cùng với chúng thường có aegirin, thạch anh và chlorit, carbonat
muộn hơn. Các khoáng vật phụ chur yếu là fluorit, âptit, hematit, zirtolit, và các khoáng vật
hiếm hơn khác.
Các hydrothermalit thành phần và cấu tạo này thường đi kềm chặt chẽ trong không
gian và thời gian với các thành tạo amphibol kiềm-felsapt sớm hơn và do vậy nhiều nhà
nghiên cứu xếp cúng thuộc dãy biến chất trao đổi kiềm [ Kusev V. G., 1972; Kazanski V. I.,
Omelianenko B. I., Prokhorov K. V., 1974 và nnk.]. Về mặt thạch học theo sự ưu trội của
các khoáng vật màu chúng được gọi là propilit amphibol kiềm Pak Có thể nó liên quan đến
kulpit do Pechuc phân chia [1964]. Trong các propilitoid có các metasomatit biotit có một
lượng rất nhỏ actinolit, epidot, felspat kali hoặc không có chúng. Đặc điểm thạch học của các
thành tạo này đã được nghiên cứu tương đối đầy đủ [Ser D. S., Iudin I. M.,
1971;Razmakhnin IU. N., Razmakhnina E. M., 1973].

12


11. Tổ hợp (epidot)-(granat)- amphibol-pyroxen được đặc trưng bởi số lượng lớn và
đa dạng của các khoáng vật thứ yếu và khoáng vật phụ. Ngoài epidot chứa ít sắt, đối với tổ
hợp này điển hình là sự có mặt của zoizit và klinozoizit. Pyroxen là diopsit, hedenberrgit,

phổ biến hơn cả là biến thể trung gian giã chúng – salit.Hiếm hơn thấy có uagit và các
khoáng vật khác thuộc nhóm pyroxen. Amphibol thường gặp là tremolit, actinolit và
hornblend. Rất đặc trưng là sự có mặt của granat dị hướng yếu loạt andradit-grozula, và cả
volasstonit, vezuvian, scapolit, plagiocla, biotit và magnetit. Trong một số trường hợp xác
định có olivin (forterit), gumit, spinen, flogopit, pericla, pargasit, mervinit, ksantophillit,
gelenit, montichellit, antophillit và v.v. Ngoài các khoáng vật nêu trên, luôn nhận thấy sự có
mặt của các khoáng vật muộn hơn: chlorit, prenit, serpentin, talc, thạch anh và các khoáng
vật khác chủ yếu là các khoáng vật chứa nhóm OH. Khoáng vật phụ điển hình và các khoáng
vật khác là seelit, genvin, turmalin, ácinit, rodonit, datolit, bustamit, daiburit, fenakit,
bertrandit, fluorit và các khoáng vật hiếm hơn khác.
Các sản phẩm biến đổi của đá thường có cấu tạo kết tinh vừa đến lớn với sự ưu thế
của các dạng tự hình của các phân tách khoáng vật được gọi là scacn Sc, còn ở dạng xâm tán
– các khoáng vật phụ cuả scacn. Scacnơ là một trong số các thành tạo biến chất trao đổi
được nghiên cứu kỹ nhất, trong số đó có các công trình của Pilinenco P. P., 1939, Sakhov F.
N…Sự khác biệt rõ ràng nhất được xác định giữa cái gọi là scacnơ vôi và scacnơ magie [
Zaricov V. A., 1968; Sabwnin l. I., 1973], trong chúng có thể chia ra một số biến thể được
mô tả chi tiết và khác nhau trong các văn liệu địa chất. Nhưng thường gặp hơn cả chỉ có tổ
hợp amphibol-pyroxen với epidot và granat , nó được phân chia với tư cách là tổ hợp bền
vững.
12. Tổ hợp (Epidot)-(granat)-amphibol-pyroxen-felspat có nhiều nét giống với tổ hợp
scacnơ được xem xét ở trên, bởi vậy để phân biệt chúng sẽ được gọi là scacnơ felsapt Scf. Sự
khác biệt chính của chúng nằm ở chỗ trong thành phần của đá biểu hiện rộng rãi epidot,
amphibol và pyroxen và felspat kiềm và cả plagioclas bazơ được biểu hiện dưới dạng ban
biến tinh và các mạch mỏng kết tinh hạt lớn có cấu tạo sáu mặt song song, cũng như ở dạng
giả hình theo felsp-at nguyên sinh. Các khoáng vật quặng điển hình nhất là molipdenit,
magnetit.Các hydrothermalit có thành phần và cấu tạo được nghiên cứu đầy đủ ở nhiều mở
scacnơ của Liên Xô cũ, ở đó chúng còn được phân biệt với các đá metasomatit gần scanơ.
Các biên thể của tỏ hợp scacnơ felspat điển hình là scacnơ plagioclas và scacnơ kalspat.
Trong số các scacnoid nhận thấy có các biến thể felspat-amphibol, granat-prenit-felspat,
felspat-granat, felspat-scapolit và các thành tạo khoáng vật mới không chứa pyroxen felspat,

nó gần gũi với sacnơ felspat về kích thước các cá thể kết tinh và ihnhf dạng phân tách.
Nhóm tổ hợp felspat
Tổ hợp các khoáng vật điển hình của nhóm này là albit và kalispat (orthoclaz,
microclin), và cả carbonat và các khoáng vật màu magie-sắt-calci (chlorit, actinolit,
amphibol kiềm, egirin và biotit). Theo quan hệ khoáng vật người ta phân hcia được ba tổ
hợp: chlorit-felspat, actinolit-felspat và amphibol kiềm-felpat (bảng 4). Mỗi một trong chúng

13


ứng với tổ hợp bên vững bị phưcs tạp hóa hơn bởi tổ hợp có chứa thạch anh với những đặc
điểm vật chất-cấu trúc riêng.
13. Tổ hợp chlorit-felspat, chứa ngoài hai khoáng vật ấy còn có carbonat (chủ yếu là
ankerit), hematit, sericit, zeolit và thạch anh, được đặc trưng bởi sự không bền vững của
thach anh và bị thay thế bởi tập hợp kalispat và albit dạng ban biến tinh tự hình hoặc tha
hình. Felspat kali là orthoclaz và biến thể trong suốt của nó – adula. Felspat tronhg tổ hợp
này thường ưu trội hơn so với chlorit, mà chlorit chủ yếu yếu thuộc các biến thể chứa sắt,
sắt-magie. Các khoáng vật phụ điển hình nhất là pyrit, fluorit, hematit, apatit, leucoxen,
zirtolit ( đặc biệt là biến thể dạng keo của nó là – arsinovit) và một loạt các khoáng vật khác
hiếm hơn.
Đối với sản phẩm cuối cùng của sự thay thế đá ban đầu người ta quan sát thấy khuynh
hướng dẫn đến sự xuất hiện các metasomatit đơn khoáng albit hoặc felspat kali (adula) có lẫn
một ít chlorit, carbonat và khoáng vật phụ tiêu biểu (đặc biệt là hematit và pyrit). Nhìn chung
các kiến trúc kết tinh hạt nhỏ là ưu thế, đôi nơi chuyển tiếp sang kết tinh hạt vừa có những
biểu hiện carbonat và felspat kết tinh lớn hơn. Đặc trưng nhất là các phân tách tự hình của
các khoáng vật, cũng như các tập hợp tha hình, biến tinh tự hình, tỏa tia-phóng xạ, các mạch
mỏng cấu tạo đới với cấu tạo microdruzit và vi tinh thể sáu mặt song song. Kết quả là các đá
bị thay thế cũng bị biến đổi. Các metasomatit được nghiên cứu thường là các thể dạng thấu
kính hoặc dạng mạch với kích thước rất khác nhau với các cấu trúc thạch học mới. Các thành
tạo biến chất trao đổi-nhiệt dịch như thế phụ thuộc vào thành phần ưu trội của felspat mà

được gọi tên là kalispatit hoặc albitit hoặc ở dạng chung hơn – felspatit.

14


Bảng 4
Các tổ hợp khoáng vật nhóm felspat
Loạt tổ hợp, đặc điểm kiến trúc và vật
chất
Kiến trúc

Khoáng vật Hàm lượng
màu
natri trong
felsapt kali

I. Hạt nhỏ

Chl, hm

<0,1

Tổ hợp
Tự hình đồng nhất

Tha hình không đồng nhất

13. Fsp + Chl + (Cc) + (Q)
Felspatit chlorit Fch
Ah

+Chl
+
(Cc)
+
Kfs+Chl+(Cc)
+(Qz)
+ (Qz)
Felspat kaliAlbit-clorit
chlorit
Fch2
Fch1

14. Fsp + Qz + (Hm + Chl + Cc)
Felspatolit chlorit Flch
Al + Qz + Chl
Kfs = Qz +
Hm +
+ (Cc)
(Chl)
Felspatolit albit-chl
Felspptolit
Kalispat+Hm
Flch1

Flch2

II. Kết tinh Act, (Bt)
hạt nhỏ-, vừa

 0,1


15. Fsp + Act + (Q)
Felspatit actinolit Fa
Ab+Act+(Q)
Kfs+Act+(Q)
Felspatit albitit
Felspatit
kalispat
- actinolit
-actinolit (Fact1)
(Fact2)

16. Fsp+Qz+Act+(Bt)
Felspatolit actinolit Fla
Ab+Qz+Act
Kfs+Qz+Act+(Bt)
Felspatolit albitFelspatolit
kalispat
-actinolit
atinolit (Fla1)
(Fla2)

III. Kết tinh Rib, Eg, Bt
hạt vừa-, lớn

> 0,5

17. Fsp+Rib+(Eg+Bt)+(Qz)
Felspatit amphibol kiềm


18. Fsp+Qz+Bt
Felspatolit biotit (Flk)
Al(Kfs)+Qz+Bt
Kfs(Ab)+Qz+Bt

(Fk)
15


Ab(Kfs)+Rib+(Eg)
Kfs(Ab)+Rib+
+(Qz)
(Bt)+Qz
Albitit amf kiềm K-spatit amf
kiềm

16

Albitolit biotit
biotit
Flb1

Kalispatolit
Flb2


Như đã nêu ở trên có sự khác nhau về các biến thể felspatit, có felspatitit chlorit
Fch, albitit chlorit Fch1 và kalispat chlorit Fch2. Ở dạng thể hiện yếu có thể nói về tổ hợp
felspatit chlorit hoặc epi đá.
14- Tổ hợp thạch anh-felspat chứa một lượng biến thiên chlorite, carbonat, sericit,

hematit và các khoáng vật khác, khác với tổ hợp trước bởi luôn có mặt thạch anh và
felspat kiềm (kalispat và albit) ở dạng mọc xen có quy luật (khảm biến tinh, mọc xen
dạng chữ) cũng như ở dạng tập hợp cặp đôi khoáng vật kiểu khác. Khoáng vật phụ trong
chúng có thể có fluorit, pyrite, apatit và các khoáng vật khác hiếm hơn. Chlorit là các
biến thể chứa sắt và sắt-magie chính, còn carbonat là ankerit, siderite, hiếm khi là calcite.
Đối với các khoáng vật carbonat thấy chúng xó dạng phân tách mạch mỏng gồm tập hợp
tự hình hoặc tha hình cũng như ở dạng tập hợp đơn khoáng hoặc đa khoáng giả hình theo
khoáng vật màu. Thường ở dạng giả hình theo felspat nguyên sinh là kalispat và albit.
Kiến trúc ưu thế của tổ hợp là kiến trúc kết tinh hạt nhỏ tự hình-tha hình có các cá thể của
khoáng vật tạo đá chính có kích thước và dố lượng gần như nhau.
Giống như trường hợp trước tổ hợp hai felspat không cân bằng và xuất hiện trật tự
thành tạo đầu tiên là kalispat, sau đó là albit. Hay gặp hơn cả là tổ hợp thạch anh-kalispat
có lẫn sericit và hematite, hiếm hơn có chlorite, nó được gọi là kalispatolit hematite
(Flch2), còn tổ hợp thạch anh-albit có lẫn carbonat và chlorite có tên gọi là albitolit
chlorite (Flch1). Tên gọi chung-felpatolit chlorite –để chỉ các metasomatit thạch anhfelspat hạt nhỏ.
15- Tổ hợp felspat-actinolit nhận thấy có sự ưu trội của felspat kiềm (albit và
felspat kali) so với actinolit, trong nó còn có một lượng nhỏ thạch anh, chlorite và
carbonat muộn hơn, hiếm khi có biotit. Khoáng vật phụ đặc trưng nhất là turmalin, apatit,
acsinit và leucoxene. Trong các amphi bon ngoài actinolit còn gặp hornblend, hiếm khi
gặp tremolit. Kalispat thường là orthocla
Các thành tạo hydrothermalit thành phần felspat-actinolit hạt trung có tên gọi là
felspatit actinolit, gồm albitit actinolit (Fa1) và kalispatit actinolit (Fa2).

17


Bảng 5: Phân loại các đá biến chất trao đổi-nhiệt dịch (hydrothermalit)
Dãy, đặc

Nhóm, phụ nhóm

điểm vật
n
chất
gọi
-kiến trúc số
Thạch anh – mica
Sẫm màu
Felspat
sáng màu
hiệ
Đồng
Không đông Đồng
Không
Đồng nhất
Không đông
u
nhất
nhất
nhất đông nhất
nhất
(^)
I. Kiến
1 Q+Hser+ Q+Hser+(Ch Ep+C Ep+Chl+F Fsp+Chl+( Fsp+Q+(Hm+C
trúc ẩn
Ka
l+Ab+Cc)
hl
sp
Cc)+(Q)
hl+Cc)

tinh, kết
tinh hạt
nhỏ; các
khoáng
vật chỉ thị: 2 Argilizit Berezit
Propi Propilit
Felspatit
Felspatolit
hydroseric
hydrosericit
loit
felsaptchlorit
chlorit
it,
chlori chlorit
t
kaolinit,
Argilizit Berezit
Propi Propilit
Felsaptit
Felspatolit
các
3
hydrosericit
loit
felsapt(kalispatit, (kalispatolit,
khoáng vật
chlori chlorit
albitit)
albitolit) chlorit

lẫn,
t
chlorit
chlorit,
epidot
sắt, zeolit,
4 Agalmat Amdermit
Eisit,
Kalispatophyr,
barit,
olit.
gumbeit,
albitophyr (?),
alunit,
Hydroser
adularit… felspatophyr
icitolit
opal,
5 Argilizitoid:záperoid,
Propilitoid:
Felspatitoi Fespatolitoid:
chalcedon,
opalit, listvenit,
Epidozit,
d:
Spilit,
adula, keo
metasomatit talc-thạch
metasomatit
metasomat poeneit…

sulphur
anhpumpeliitit apaatitcarbonat,hydrosericirprenit,kalisaptchloritcarbonat…
prenit, zeolitcarrbonat,
carrbonat,
apaatitcarrboantarrsinovit
18


6
II. Kiến
trúc hạt
nhở, vừa;
các
khoáng vật
chỉ thị:
sericit,
diaspo,
pirophilit,
coridon,

1

2

3

andaluzit,
actinolit,
epidot ít
sắt, biotit,


4

turmalin,
hornblend
m sulphur

5

III. Kiến
trúc hạt
vừa-lớn;

1

Các
khoáng vật

2

serrict-chlorit…
Pfch
Fch
1
Bhse
Pch
8
13
2
7

Ep+ Ep+Act+F Fsp+Act+(
Q  Ser Q 
sp+(Bi)
Q)
Ser(Chl+Cc Act
+Fsp)
Quacit
Berezit
Propi Propilit
Felspatit
thứ sinh
sericit
lit
actinolitactinolit
actin felspat
olit
Propilit
Berezit
Propi Propilit
Felspatit
actinolit sericit
lit
actinolit(kalispatit,
actin felspat
albitit)
olit
actinolit
Alumoqu Sericitolit… Uralit Helsinkit,
arit…
it…

propilit
amphibolkiềm,kulpi
t…
Quarit
Berezitoid:
Propiliyoid:
Felspatitoi
thứ sinh
listvenitm
metasomatit
d:
–toid:
các
actinolit,
metasomat
metasom metasomatit
actinolitit
atit
thạch anhturmalin,
turmalinandaluzit chloritbiotit…
kalispat…
-coridon, turmalin,
sericitthạch anhpirophilit chloritm
carbonat,
diaspo… sericitcarbonat…
Qzts
Bse
Pa
Pfa
Fa

3
4
9
10
15
Py  Py  (Gr) Fsp  Rib
Q  Ms
Q  Ms 
(FsChlCc) (Gr)
 Amf 
 (Eg Bi)

(Ep)  Fps (Q)
Amf

(Ep)
Greizen
Berezitogreiz Skarn Skarn
Felspatit
en
felspat
amphibol
Ar

19

Flch
14
Fsp+Q+Act+(B
i)

Felspatolit
actinolit
Felspatolit
(kalispatit,
albitit) actinolit
Syenit thứ sinh

Fta
16
Fsp  Q  Bi

Felspatolit
biotit


chỉ thị:
muscovite,
topa,
amphibol

pyroxene
(có cả biến
thể
kiềm),
clinzoizit
zoizit
granat,vez
uvian,
biotit,
magnetit

(titanomag
netit)

kiềm
3

Greizen

4

Stokaider
, sviter…

5

Berezitogreiz Skarn Skarn
en
felspat

Greizenoid:
metasomatit thạch anhtopa, topa-micam
fluorit-carbonat-mica,
fluorit-felspat-mica

6

Gre
5

Bm

6

Felspatit
(kalispatit,
albitit)
amphibol
kiềm.

Felspatolit
(kalispatit,
albitit) biotit

Skarrn vôi,
skarn magie…

Phenit,
metasomat
italbitfeslpat
kali,
metasomat
it kiềm…

Apogranit,
alatkit thứ sinh,
kvalmit,
kammalit

Skarnoid:
metasomatit
granat-scapolitfelspat,

pyroxene
felspat,
plagioclazit…

Felspatitoi
d:
metasomat
it
amphibol
kiềmaegirin,
magnetitaegirin…
Fk
17

Felspatolitoid:
metasomatit
thạch anhbiotit, biotit

Sk
11

Skf
12

Ftb
18

(^) 1- Tổ hợp khoáng vật điển hình; 2- tên gọi của tổ hợp đó; 3- tên gọi hydrothermalit
tương ứng; 4- Các biến thể có tên gọi đặc biệt; 5- Các tương ứng về tướng đá; 6- ký hiệu
và số hiệu của các tổ hợp trong bảng


20



×