Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI MÔN LỊCH SƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.43 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH

BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
MÔN: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1. (8,5điểm)
Anh ( chị ) cho biết những chủ trương đúng đắn của Đảng ta trong giai đoạn cách
mạng ( 1954 – 1965 ) ?
Câu 2. (5,5 điểm)
Chuẩn kiến thức, kĩ năng là gì?
Qua thực tiễn giảng dạy tại trường THCS, anh chị hãy xác định chuẩn kiến thức, kĩ
năng của chương III – Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945( Sách
giáo khoa Lịch sử 9, NXB giáo dục năm 2005)
Câu 3. (6,0 điểm)
Đồng chí hãy nêu các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy và học tích cực?

- - - Hết - - (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )


PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH

câu
1

BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 120 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
(Hướng dẫn này có 04 trang)


Những chủ trương đúng đắn của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng
( 1954 – 1965 )
Hoàn cảnh nước ta sau 1954
Quân Pháp rút khỏi miền Bắc ( 5-1955 ), hội nghị hiệp thương giũa hai
miền Nam – Bắc chưa được tiến hành.
Mĩ thay thế Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam, thực
hiện chia cắt nước ta làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu
mới, căn cứ quân sự của chúng.
Những chủ trương đúng đắn của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng
( 1954 – 1965 ):
Chỉ đạo công cuộc cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan
hệ sản xuất ở miền Bắc ( 1954 – 1960 )
Đạt được nhiều kết quả thắng lợi về ruộng đất nông nghiệp được chia
cho 2 triệu hộ nông dân, công cụ, trâu bò được về tay nông dân
Sau cải cách bộ mặt miền Bắc thay đổi, giai cấp phong kiến bị đánh đổ,
khối công nông liên minh được củng cố.
Về khôi phục kinh tế Đảng ta chỉ đạo nâng sản lượng nông nghiệp toàn
miền Bắc. Khôi phục và mở rộng các cơ sở công nghiệp quan trọng
như: mỏ than Hòn Gai, nhà máy xi măng Hải Phòng,.. nhiều nhà máy
mới được xây dựng như: Cơ khí Hà Nội, Diêm Thống Nhất, Gỗ cầu
Đuống,..
Thủ công nghiệp, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng tiêu dùng. Mở rộng
thương nghiệp, mậu dịch quốc doanh,…
Chỉ đạo cải tạo quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
miền Bắc với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, công
thương nghiệp tư bản tư doanh
Kết quả đó là: quan hệ người bóc lột người ở miền Bắc được xoá bỏ, có
tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển
Đối với miền Nam ( 1954 – 1960 ) Đảng ta chủ trương: Chống chế độ
Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng, tiến tới Đồng khởi

Cụ thể: Đòi thi hành Hiệp đinh Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển
cử thống nhất đất nước, bảo vệ hoà bình, giữ gìn phát triển lực lượng.
Cuối năm 1959 – 1960 Đảng chủ trương chuyển sang kết hợp đấu tranh
chính trị với đấu tranh vũ trang. Năm 1959 – 1960 phong trào Đồng
khởi lan rộng.
Giai đoạn ( 1961 – 1965 ) Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ III ( 9-1960 ) xác định:
Miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN. Miền Nam đẩy mạnh cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhát nước nhà.

8.5

0,25
0,5

0,5
0,25
0,25

0,5

0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
1,0



Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất
đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định
trực tiếp đối với sự nghiệp giải phòng miền Nam
Toàn bộ những chủ trương trên của Đảng ta giai đoạn ( 1954 – 1965 )
đã từng bước thực hiện thành công, chứng tỏ vai trò lãnh đạo tài tình
của Đảng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác của cách mạng Việt
Nam.
Câu
2

1,0
1,0
0,25

5.0
Điểm
*Chuẩn kiến thức, kĩ năng là gì?
+ Chuẩn là yêu cầu, tiêu chí tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được 0.5
dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh
vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu
mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó.
+Chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn học là các yêu cầu cơ
bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải
và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức( mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, 0.5
mô đun).
+ Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ
bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh
cần phải và có thể đạt được.

0.5
*Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương III – Cuộc vận động tiến tới
cách mạng tháng Tám năm 1945
+Chuẩn kiến thức:
- Tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm 1939 – 1945; các
cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam kì và Binh biến Đô Lương; nguyên 0.5
nhân bùng nổ, diễn biến chính,ý nghĩa.
- Tình cảnh nhân dân ta dưới hai tầng áp bức Pháp – Nhật; các chủ
trương của Hội nghị TW Đảng tháng 5/1941( chú ý việc đặt vấn đề dân
tộc lên hàng đầu và vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc)
0.5
- Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh và việc xây dựng lực lượng chính trị, 0.25
lực lượng vũ trang trên khắp các vùng trong cả nước.
- Cao trào kháng Nhật cứu nước: nét chính về diễn biến, khí thế cách 0.5
mạng sôi nổi, rộng khắp trong cả nước, bước phát triển mới của lực
lượng chính trị và lực lượng vũ trang, sự kết hợp giữa đấu tranh chính
trị và đấu tranh vũ trang, chính quyền cách mạng bắt đầu hình thành.
- Thời cơ khởi nghĩa và lệnh tổng khởi nghĩa.
0.5
- Cuộc tổng khởi nghĩa trong toàn quốc ( diễn biến, đặc biệt chú ý đến
khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn)


- Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ra bản tuyên ngôn 0.5
độc lập.
-Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám 0.25
1945.
+Kĩ năng:
- Phân tích, đánh giá, nhận định, khái quát, sử dụng lược đồ để trình bày 1.0
diễn biến các cuộc khởi nghĩa. Kĩ năng khai thác kênh hình SGK…

Câu Các dấu hiệu đặc trưng của dạy - học tích cực
4
1. Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của HS và chú trọng rèn
luyện phương pháp tự học. Một trong những yêu cầu của dạy và học
tích cực là khuyến khích người học tự lực khám phá những điều chưa
biết trên cơ sở những điều đã biết và đã qua trải nghiệm. GV nên đưa
người học vào những tình huống có vấn đề để các em trực tiếp quan sát,
trao đổi, làm thí nghiệm. Từ đó giúp HS tìm ra những câu trả lời đúng,
các đáp án chính xác nhất. Các em còn được khuyến khích “khai phá”
ra những cách giải quyết cho riêng mình và động viên trình bày quan
điểm theo từng cá nhân. Đó là nét riêng, nét mới có nhiều sáng tạo nhất.
Có như vậy bên cạnh việc chiếm lĩnh tri thức, người học còn biết làm
chủ cách xây dựng kiến thức, tạo cơ hội tốt cho tính tự chủ và óc sáng
tạo nảy nở, phát triển. Có thể so sánh nếu quá trình giáo dục là một
vòng tròn thì tâm của đường tròn đó phải là cách tổ chức các hoạt động
học tập cho đối tượng người học.
2. Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phân phối với hợp
tác: Trong dạy và học tích cực, GV không được bỏ quên sự phân hóa về
trình độ nhận thức, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người học.
Trên cơ sở đó người dạy xây dựng các công việc, bài tập phù hợp với
khả năng của từng cá nhân nhằm phát huy khả năng tối đa của người
học. Không có cách dạy cào bằng như phương pháp truyền thống trước
đây. Khái niệm học tập hợp tác ngoài việc nhấn mạnh vai trò của mỗi cá
nhân trong quá trình HS cùng nhau làm việc còn đề cao sự tương tác
ràng buộc lẫn nhau. Cái riêng được hòa lẫn vào cái chung và trong cái
chung luôn có cái riêng thống nhất, phù hợp.
3. Dạy và học tích cực quan tâm chú trọng đến hứng thú của người học,
nhu cầu và lợi ích của xã hội. Dưới sự hướng dẫn của người thầy, HS
được chủ động chọn vấn đề mà mình quan tâm, ham thích, tự lực tìm
hiểu nghiên cứu và trình bày kết quả. Nhờ có sự quan tâm của thầy và

hứng thú của trò mà phát huy cao độ hơn tính tự lực, tích cực rèn luyện
cho người học cách làm việc độc lập phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năng
tổ chức công việc, trình bày kết quả.
4. Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi. Thông qua hướng dẫn tìm
tòi, GV sẽ giúp các em phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và khẳng
định HS có thể xác định được phương pháp học thông qua hoạt động.
Dấu hiệu đặc trưng này không chỉ đặc biệt có hiệu quả với HS lớn tuổi
mà còn áp dụng được cho cả HS nhỏ tuổi nếu có tài liệu cụ thể và sự

6,0

1,5

1,5

1

1


quan tâm của GV. Kinh nghiệm cho thấy đây còn là cách để người học
tìm lời giải đáp cho các vấn đề đặt ra. Về phía người dạy cần có sự
hướng dẫn kịp thời giúp cho sự tìm tòi của người học đạt kết quả tốt.
5. Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Đánh giá không chỉ
nhằm mục đích nhận biết thực trạng và điều khiển hoạt động học tập mà
còn tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động giảng
dạy của GV. Tự đánh giá không chỉ đơn thuần là tự mình cho điểm số
mà là sự đánh giá nỗ lực, quá trình và kết quả, mức độ cao hơn là người
học có thể phản hồi lại quá trình học của mình.


1



×