Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Hệ thống nhân vật của dòng văn học trào phúng và yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC NGÀ

HỆ THỐNG NHÂN VẬT CỦA DÒNG VĂN HỌC TRÀO PHÚNG
VÀ YÊU NƯỚC NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60. 22. 01. 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Đức Mậu

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết
luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào.

TÊN TÁC GIẢ

NGUYỄN THỊ NGỌC NGÀ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
Chương 1: TIỀN ĐỀ XUẤT HIỆN HỆ THỐNG NHÂN VẬT VĂN HỌC NỬA


CUỐI THẾ KỶ XIX ........................................................................................................ 8
1.1.Tiền đề xã hội .............................................................................................................. 8
1.2.Tiền đề văn học ........................................................................................................... 8
1.3. Vấn đề hệ thống nhân vật trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX .................................. 10
Chương 2: HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG DÒNG VĂN HỌC TRÀO PHÚNG
NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX ............................................................................................. 16
2.1. Diện mạo văn học trào phúng nửa cuối thế kỉ XIX .................................................. 16
2.2. Hệ thống nhân vật trong dòng văn học trào phúng ................................................... 20
2. 3. Các hình thức khám phá hệ thống nhân vật trào phúng .......................................... 49
Chương 3: HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG DÒNG VĂN HỌC YÊU NƯỚC
NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX ............................................................................................. 53
3.1. Diện mạo văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX ..................................................... 53
3.2. Hệ thống nhân vật trong dòng văn học yêu nước ..................................................... 56
3.3. Các hình thức thể hiện hệ thống nhân vật yêu nước ................................................. 74
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 81


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, văn học Việt Nam phát triển trong một hoàn cảnh
đặc biệt - giai đoạn cuối cùng của thời kì thứ nhất (thời kì văn học Trung đại Việt Nam)
trong lịch sử văn học. Lúc này, bên cạnh dòng văn học chủ lưu: văn học yêu nước đã
hình thành và xuất hiện dòng văn học mới là văn học trào phúng.
Người đầu tiên xác lập văn học trào phúng phát triển thành một dòng chính là
Trần Đình Hượu (1927 – 1995): “Vào những năm bản lề giữa hai thế kỷ XIX và XX, thơ
trào phúng phát triển mạnh, không những số lượng lớn mà chất lượng cũng được nâng
cao. Có thể nói đến đây thơ trào phúng trở thành một dòng riêng, có những nhà thơ tài
năng có hứng thú đặc biệt viết trào phúng” [17, tr. 202 ]. Văn học trong giai đoạn này có

nhiều yếu tố mới được đặt ra, tuy chưa mới hẳn về thể loại, ngôn ngữ, quan niệm văn
học như giai đoạn đầu thế kỷ XX, nhưng sự rạn nứt cái cũ, sự hình thành quan niệm và
một loạt yếu tố khác cũng đã bắt đầu, như ý thức về cái thực, ý thức phê phán đả kích,
sự xuất hiện những nhân vật mới hay sự đổi thay của nhân vật cũ trong văn học cũng đã
làm nên hệ thống nhân vật của một giai đoạn lịch sử văn học khác với giai đoạn trước.
Mỗi giai đoạn khác nhau của lịch sử, văn học biểu hiện trong sự hình thành và phát triển
của các dòng văn học và tương sinh với nó là hệ thống nhân vật. Trong văn học, hệ
thống nhân vật như một nhân chứng quan trọng của sự thay đổi. Phân loại, phân tích hệ
thống nhân vật cùng các đặc điểm, đặc tính cũng như phương thức xây dựng mô tả nhân
vật cho phép chúng ta hiểu rõ hơn tiến trình lịch sử văn học.
Đề tài nghiên cứu hệ thống nhân vật trong dòng văn học chính là nhằm chỉ ra vai trò
của kiểu nhân vật, vai trò của hệ thống nhân vật trong mối quan hệ với chỉnh thể để so sánh,
đối chiếu điểm tương đồng hoặc khác biệt. Vì vậy, nếu xét về tổng thể lực lượng sáng tác thì
hầu hết các tác giả trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX chưa có gì thay đổi. Phần lớn họ vẫn là
những nho sĩ mang ý thức nho giáo và sáng tác dưới sự chi phối của ý thức này. Thế nhưng
nếu xét về hệ thống nhân vật thì văn học giai đoạn này lại có những nét mới lạ, khác biệt độc
đáo làm nên diện mạo riêng của dòng văn học trào phúng và yêu nước.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu dòng văn học trào phúng, văn học yêu nước
hay nghiên cứu độc lập về một hoặc một số tác giả, tác phẩm của các dòng văn học đó.
Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về hệ thống nhân vật trong dòng
văn học yêu nước và trào phúng nửa cuối thế kỉ XIX như là một so sánh, một tổng kết
góp phần nghiên cứu hệ thống nhân vật văn học nửa sau thế kỷ XIX. Chúng tôi muốn
nhìn nhận nhân vật không riêng lẻ mà trong hệ thống, nhìn hệ thống nhân vật của một tác

1


giả, qua mấy tác phẩm tiêu biểu, đặt trong sự so sánh với hệ thống nhân vật của các tác
giả khác hay của cả giai đoạn văn học đầy mới mẻ của một xã hội đang đổi thay mạnh
mẽ, từ đó nhìn thấy rõ nét hơn những nét mới của giai đoạn văn học này.

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy hệ thống nhân vật của hai dòng văn học có sự
khác nhau rõ rệt. Có loại nhân vật của dòng văn học này lại không có trong dòng văn học
kia và ngược lại. Hoặc có loại nhân vật nếu đặt trong sự so sánh đó thì nhiều nội dung
khác biệt sẽ nổi bật. Ví như nhân vật bà đầm, me Tây, gái đĩ, gái góa,... xuất hiện tương
đối nhiều trong dòng văn học trào phúng giai đoạn nửa cuối của thế kỉ XIX. Hệ thống
nhân vật này trở thành đối tượng phản ánh khá rõ nét trong thơ trào phúng của Nguyễn
Khuyến, Tú Xương (hai nhà thơ tiêu biểu của dòng văn học trào phúng). Thế nhưng
trong dòng văn học yêu nước cùng giai đoạn thì loại hình nhân vật này hầu như không
xuất hiện.
Trong dòng văn học yêu nước cuối thế kỷ XIX lại xuất hiện loại hình nhân vật
mới - nhân vật người nông dân nghĩa sĩ mà dòng thơ văn trào phúng không có. Mặt khác,
“có thể nói người dân thường đánh giặc ảnh xạ vào thơ văn như những người tự động,
tự nhiệm cứu nhà, cứu nước. Đó là nét thẩm mĩ mới trong văn học yêu nước nửa cuối thế
kỉ XIX” [40, tr 75]. Hay nhân vật nhà sư thuộc giới tu hành là đối tượng hài hước xuất
hiện trong thơ ca trào phúng nhưng không trở thành đối tượng được phản ánh trong thơ
ca yêu nước. Nguyễn Khuyễn có bài “Cô tiểu ngủ ngày”, “Vịnh sư” để chế nhạo sự
không bình thường, lối sinh hoạt kỳ quặc của luật tu hành nhà Phật. Đối tượng này cũng
trở thành tiếng cười trong thơ trào phúng của ông Tú. Qua thống kê, có 7 bài nhà thơ Tú
Xương viết về giới tu hành với sự mỉa mai và châm biếm: Cô Tây đi tu, Lên đồng, Năm
mới, Sư ở tù, Sư ông và mấy ả lên đồng, Thiếu nữ đi tu, Vay sư không được. Tuy nhân
vật giới tu hành không phải là đối tượng phản ánh chủ yếu trong thơ ca trào phúng
nhưng lại là loại nhân vật khác biệt, độc đáo so với dòng văn học yêu nước. Cũng có khi
cả hai dòng văn học trào phúng và yêu nước đều phản ánh loại hình nhân vật nhà nho.
Tuy nhiên, nếu đặt nhân vật nhà nho trong hệ thống so sánh, đối chiếu giữa hai dòng văn
học thì sẽ có nhiều điểm khác biệt độc đáo. Nếu trong dòng văn học trào phúng nửa cuối
của thế kỉ XIX nhân vật nhà nho mang tính chất tự trào thì trong dòng văn học yêu nước
họ lại bộc lộ tư tưởng hành đạo và trung nghĩa của mình. Nhân vật nhà nho trong thơ
trào phúng thường tự cười mình về hình dáng bên ngoài, sức khỏe, thân thế, công danh;
nhà nho yêu nước lại luôn khao khát cống hiến, dấn thân với lý tưởng tích cực, tu thân
lập chí để hành động.

Đó là những cơ sở, những lý do khoa học để chúng tôi lựa chọn đề tài: “Hệ thống
nhân vật của dòng văn học trào phúng và yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX” để nghiên cứu.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình khảo sát và tìm hiểu của chúng tôi, vấn đề hệ thống nhân vật của
dòng văn học trào phúng và yêu nước đặc biệt là trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX hiện
còn ít công trình nghiên cứu. Tuy nhiên có rất nhiều các công trình mang tính tổng thể
hoặc chuyên khảo về văn học trào phúng, văn học yêu nước giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.
Hơn nữa, những công trình nghiên cứu đó đều ít nhiều có đề cập tới nhân vật trong dòng
văn học trào phúng và văn học yêu nước. Từ những thành tựu nghiên cứu đó, chúng tôi có
thể tìm thấy nhiều gợi ý quan trọng cho việc tiến hành nghiên cứu đề tài của mình.
2.1. Lịch sử vấn đề nhân vật trong dòng văn học trào phúng
Năm 1958, Văn Tân đã có công trình “Văn học trào phúng Việt Nam (từ thế kỉ
XVIII đến ngày nay)” của nhà xuất bản Văn Sử Địa, Hà Nội. Trong công trình có viết về
ý nghĩa và giá trị trào phúng trong thơ Tú Xương . Đáng lưu ý, công trình đã có sự khẳng
định, liệt kê về hệ thống nhân vật trong thơ ông Tú: “Đối tượng đả kích chủ yếu của Tú
Xương là bọn nhà nho xu thời ngu dốt vì khéo luồn lọt , hoặc có thầy có thợ có tiền mà
thi đỗ, bọn quan lại trụy lạc, tham ô, bọn nhà nho xoay ra làm thầy thông thầy phán, bọn
sư hổ mang, bọn bù nhìn tay sai cho Pháp. Tú Xương còn nhằm cả vua quan sĩ thứ nữa”
[44, tr. 58].
Trong “Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930” xuất bản năm 1988,
Trần Đình Hượu khẳng định: “Thơ trào phúng phát triển thành một dòng” [17, tr. 202].
Trong đó, trọn mục II (từ trang 207 - 224) để nói về các đối tượng nhân vật mà thơ trào
phúng giai đoạn giao thời đả kích. Đó là: Tội theo Tây của các cụ lớn; các nhà khoa
bảng; phản đảng và làm mật thám; giới quan trường.
Trần Đình Hượu đặc biệt đi sâu vào đối tượng nhân vật “bọn Việt gian, làm tay
sai. Những kẻ mở cửa thành lạy giặc dâng đất, ký hiệp ước bán đất”, “Trong cái xã hội

nhố nhăng của những người theo Tây mà Tú Xương phê phán có đủ bọn thông phán, ký
lục, me tây, có cả tri phủ Xuân Trường, mẹ con bà Bố nhưng không có bọn đó” [17, tr.
208]. Với nhân vật là các nhà khoa bảng, tác giả cũng khẳng định đó là đối tượng đả kích
của thơ trào phúng. Từ đó liên tưởng tới kiểu nhân vật ông Hoàng giáp làm Đốc học
trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến hay trong thơ Nguyễn Thiện Kế cũng có nhân
vật làm Đốc học như thế. Trong bài viết đăng trên báo “Văn hóa Nghệ An” năm 2014
“Ông quan liêu, ông quan và việc phát hiện nó theo cách nhìn của thơ trào phúng”, Trần
Đình Hượu cũng tiếp tục đề cập tới nhân vật ông quan với nhận xét: “Trong lịch sử văn
học Việt Nam quãng giữa hai thế kỉ XIX và XX mới xuất hiện nhiều nhà thơ trào phúng
tập trung sự đả kích vào một nhân vật là ông quan”

3


Năm 2001, Vũ Văn Sỹ, Đinh Minh Hằng, Nguyễn Hữu Sơn đã viết cuốn “Trần
Tế Xương, về tác gia và tác phẩm”. Công trình đã tập hợp các tác phẩm và nhiều bài
viết nhận định xoay quanh cuộc đời, con người và sáng tác của Tú Xương. Đặc biệt có
một số bài viết có nói tới một số kiểu loại nhân vật trong thơ trào phúng của ông Tú.
Đó là bài viết của Đoàn Hồng Nguyên với “Thơ Tú Xương với kiểu tự trào thị
dân” có đề cập tới nhân vật cái tôi tự trào của Tú Xương với sự khẳng định đó là “kiểu
hình nhà nho thị dân”. Bài viết cũng đã có sự so sánh với chất tự trào trong thơ của
Nguyễn Khuyến và nhận định: “Thơ tự trào của Nguyễn Khuyến vẫn còn trong khuôn
khổ văn chương quy phạm nhà nho” và “Phải đến thơ tự trào của Tú Xương sự bứt phá
đó mới thật sự trọn vẹn” [43, tr.360].
Đặc biệt trong số các bài viết đó, đáng chú ý tác giả Vương Trí Nhàn có viết:
“Thành thì đen kịt, đốc thì lang” (Hay là “Gương mặt những con người đương thời trong
thơ Tú Xương”). Bài viết đã đề cập tới nhân vật tự trào Tú Xương bởi “Tú Xương thường
không ngại mang chính mình ra mà chế giễu” [43, tr.370]. Đặc biệt, tác giả bài viết có
đề cập tới kiểu loại đối tượng cụ thể trong thơ ông Tú với sự khẳng định: “Lọt vào kính
ngắm thường xuyên của ông là đủ loại nhân vật, từ quan chức đến sư sãi, từ ông tú, ông

cử, cho đến đám học trò đang mài đũng quần trong các lớp bình văn, rồi cô Kí, me tây,
rồi thày thông, thày phán…sơ sơ có thể ước tính tổng cộng số người được Tú Xương
nhắc tới trong các bài thơ đã lên tới vài chục ”. [43, tr.370]. Đây là một nhận xét đúng
đắn có tính toàn diện về hệ thống nhân vật trong thơ trào phúng của Tú Xương.
Nguyễn Lộc trong “Bức tranh xã hội trong thơ Tú Xương” cũng phần nào có
nhắc tới những nhân vật “hình bóng của những con người và sinh hoạt của xã hội phong
kiến cũ đã “thực dân hóa”, và có hình bóng những nhân vật mới, sinh hoạt mới do xã
hội thực dân đem lại” [43, tr.190]. Đó là một nhận định về nhân vật mới và nhân vật cũ
trong thơ ca trào phúng đương thời. Tác giả bài viết còn so sánh đối tượng nhân vật quan
lại trong thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến và Tú Xương và nhận định giống nhau ở
“tính chất làm tay sai của chúng”.
2.2. Lịch sử vấn đề nhân vật trong dòng văn học yêu nước
Các công trình nghiên cứu về văn học yêu nước trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX
rất nhiều với những thành tựu to lớn trên nhiều phương diện. Đó cũng là những định hướng
quan trọng giúp chúng tôi có thể khảo sát và nghiên cứu sâu hơn đề tài của mình.
Đáng chú ý nhất phải kể tới cuốn: “Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII - hết
thế kỷ XIX)” của tác giả Nguyễn Lộc ,nhà xuất bản Giáo dục năm 1997. Trong đó, tác
giả có sự quan tâm đặc biệt khi viết về khuynh hướng yêu nước chống thực dân Pháp
[26, tr. 607 - 719]. Tuy bài viết chưa đi sâu vào vấn đề nhân vật trong văn học yêu nước

4


nhưng lại là nguồn tư liệu quý giá để tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề
nhân vật đặc biệt là trong tính hệ thống.
Với nhân vật quan lại, bài viết khẳng định: “Trong khuynh hướng văn học tố cáo
hiện thực của giai đoạn này, quan lại cũng là một trong những đối tượng bị đả kích.
Nhưng dường như chưa bao giờ và ở đâu văn học tố cáo bọn phong kiến quan lại đúng
vào chỗ đáng tố cáo nhất của nó như trong văn học yêu nước chống Pháp” [26, tr. 616].
Đó là cơ sở để có thể khẳng định sự xuất hiện của nhân vật quan lại trong dòng văn học

yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX. Ngoài ra trong công trình nghiên cứu của mình, Nguyễn
Lộc không đi vào từng kiểu loại nhân vật cụ thể mà lại tái hiện diện mạo, quá trình phát
triển, giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ ca yêu nước cùng các tác giả tiêu biểu như:
Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích. Tuy nhiên,
trên cơ sở các nhà thơ yêu nước đó có thể giúp chúng tôi định hình từng kiểu hệ thống
nhân vật một cách rõ ràng và cụ thể nhất.
Với kiểu nhân vật mới lần đầu tiên xuất hiện trong dòng văn học yêu nước, trong
cuốn “Thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu” xuất bản năm 1962 của các tác giả Tuấn
Lộ và Mai Trân khẳng định: “Với Nguyễn Đình Chiểu lần đầu tiên trong lịch sử văn học
nước ta, hình ảnh chân thực và sinh động của người nông dân kháng chiến mới được
miêu tả một cách cụ thể đầy đủ và nhiệt tình như vậy” [23, tr. 15].
Cũng phần nào nói tới đối tượng nhân vật người dân kháng chiến, tác giả Lê Văn
Sơn trong bài viết “Đặc điểm tư tưởng thẩm mĩ của thơ ca yêu nước và cách mạng từ
1858 đến 1945” có nhận xét: “Người dân thường đánh giặc ảnh xạ vào thơ văn như
những người tự động, tự nhiệm cứu nhà cứu nước. Đó là nét thẩm mĩ mới trong văn học
yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX” [40, tr. 75].
Ngoài ra, tác giả bài viết cũng có đề cập tới nhân vật nhà nho trung nghĩa “các
nhà nho đứng lên chống giặc của vua, của cha, giữ gìn sơn hà xã tắc” [40, tr. 75].
Cũng cùng đề cập tới đối tượng nhân vật nhà nho, Trần Đình Hượu đã viết: “Cả nửa
cuối thế kỉ XIX hàng loạt nhà nho đã đưa đạo nghĩa thánh hiền ra đối địch với tàu
đồng, súng lớn của giặc” [17, tr. 50]. Đó là những cơ sở để trong luận văn chúng tôi
hệ thống kiểu nhân vật nhà nho trung nghĩa trong dòng văn học yêu nước giai đoạn
nửa cuối thế kỉ XIX.
Qua lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy những công trình mang tính
tổng thể hay chuyên khảo về các vấn đề của văn học trào phúng, văn học yêu nước là
những gợi ý quan trọng để chúng tôi lựa chọn và đi vào nghiên cứu đề tài: “Hệ thống
nhân vật của dòng văn học trào phúng và yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX”.

5



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu “Hệ thống nhân vật của dòng văn học trào phúng và yêu nước nửa
cuối thế kỉ XIX”, chúng tôi muốn hệ thống hóa các nhân vật trào phúng, nhân vật yêu
nước của các tác giả tiêu biểu để rồi từ đó có sự so sánh, đối chiếu với hệ thống nhân vật
trong giai đoạn văn học trước và sau nó. Đặc biệt, chúng tôi chú trọng hệ thống nhân vật
lần đầu tiên được xuất hiện trong hai dòng văn học này để thấy được cả thời đại và sự
thay đổi về lịch sử trong một hoàn cảnh xã hội có tính giao thời. Mỗi một thời kỳ hình
thành một loại nhân vật khác nhau và mỗi giai đoạn cũng có sự thay đổi hệ thống nhân
vật khác nhau. Ví như trong thơ ca yêu nước và cách mạng của giai đoạn trước nửa cuối
thế kỉ XIX chưa xuất hiện hình tượng người nông dân đánh Tây. Nét thẩm mĩ mới trong
văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX chính là nhân vật người dân thường đánh giặc cứu
nước với tinh thần tự động, tự nhiệm cứu nước, cứu nhà. Nhưng từ đầu thế kỉ XX trở đi,
loại hình nhân vật người nông dân mộ nghĩa lại trở thành đối tượng phản ánh chủ yếu
của các sáng tác văn chương. Đặc biệt trong văn học thời chiến, đã xuất hiện rất nhiều
nhân vật quần chúng tham gia đánh giặc cứu nước. Đó là những nhân vật có tính điển
hình trong xã hội như mẹ Tơm, bà Bủ…trong thơ của nhà thơ cách mạng Tố Hữu. Hay
trong thời kì 1930 - 1945 xuất hiện hình tượng nhân vật cô gái tân thời, nhân vật xã xệ,
lý toét…mà giai đoạn trước đó văn học chưa từng đề cập tới. Trước đó mới chỉ xuất hiện
loại nhân vật bà đầm, me Tây…là con đẻ của bọn thực dân xâm lược trong nửa cuối thế
kỉ XIX.
Vì vậy, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của chúng tôi là bước đầu muốn tìm
hiểu hệ thống nhân vật trong dòng văn học trào phúng và yêu nước nửa cuối thế kỷ
XIX. Từ đó, hiểu hơn được sự xuất hiện, nét độc đáo trong hệ thống nhân vật của văn
học nói chung và văn học trào phúng, yêu nước nói riêng qua sự đối chiếu, so sánh về
mặt thời gian, về thể loại và giữa các dòng văn học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hệ thống nhân vật của dòng văn học trào phúng và yêu nước
nửa cuối thế kỉ XIX để tìm ra sự tương đồng và khác biệt của chúng trong một số tác giả

và tác phẩm tiêu biểu, từ đó thấy rõ sự thay đổi hệ thống nhân vật như là những biểu hiện
quan trọng của phát triển văn học.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một số tác phẩm của các tác giả tiêu biểu trong dòng văn học
trào phúng nửa cuối thế kỉ XIX như Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Kép Trà,…và dòng văn

6


học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX như Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn
Quang Bích, Nguyễn Đình Chiểu,…
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn giải quyết đề tài từ góc độ hệ thống nhân vật trong dòng văn học trào
phúng và yêu nước trong giai đoạn nửa cuối của thế kỉ XIX nên chúng tôi sử dụng kết
hợp nhiều phương pháp. Trong đó có các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp loại hình học
- Phương pháp xã hội học
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Nhìn lại hệ thống nhân vật trong văn học trào phúng và yêu nước nửa cuối thế kỉ
XIX để có thể hiểu hơn sự xuất hiện, nét độc đáo trong hệ thống nhân vật của văn học
nói chung và văn học trào phúng, văn học yêu nước nói riêng. Từ đó, thấy được sự thay
đổi về lịch sử và bộ mặt xã hội của cả một thời đại có tính chất “giao thời”.
Thực hiện được mục tiêu đã nói, chúng tôi hy vọng luận văn của mình sẽ góp
phần phục vụ trực tiếp công việc tìm hiểu và giảng dạy văn học Việt Nam trong giai
đoạn văn học trung đại. Và từ đó, cũng có thể gợi dẫn cho các hoạt động, tìm hiểu
nghiên cứu khác mang tính chất chuyên sâu cho các thời kì văn học trước và sau giai
đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.

7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo nội dung của luận văn
được triển khai trong ba chương
Chương I: Tiền đề xuất hiện hệ thống nhân vật văn học nửa cuối thế kỷ XIX.
Chương II: Hệ thống nhân vật trong dòng văn học trào phúng nửa cuối thế kỷ XIX.
Chương III: Hệ thống nhân vật trong dòng văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX.

7


Chương 1
TIỀN ĐỀ XUẤT HIỆN HỆ THỐNG NHÂN VẬT VĂN HỌC
NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
1.1. Tiền đề xã hội
1.1.1. Sự xâm lược của thực dân Pháp
Năm 1858, thực dân Pháp đã nổ súng vào cửa bể Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm
lược chính thức nước ta. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, dân tộc ta đã tiến hành
cuộc chiến đấu chống bọn thực dân. Trong đó phải kể đến cuộc kháng chiến chống Pháp
trong phong trào Cần Vương do các văn thân và sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Phong trào ấy
rầm rộ từ Bình Định, Quảng Bình ra đến Hưng Yên, Thái Bình, Tây Bắc và kéo dài gần
hết thế kỷ XIX. Năm 1896, với cái chết của Phan Đình Phùng cuộc khởi nghĩa Cần
Vương cơ bản bị dập tắt nhưng sự ảnh hưởng của nó tới đời sống chính trị và nhất là đời
sống văn học vô cùng lớn và sâu sắc trên nhiều phương diện khác nhau.
1.1.2. Biến động xã hội
Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, cuộc đối đầu của dân tộc Việt Nam với hành động
xâm lược của thực dân tư bản phương Tây đã tạo ra một cuộc phân hóa sâu sắc chưa
từng thấy trong lịch sử dân tộc mấy nghìn năm. Lúc này xã hội xuất hiện tầng lớp nhân
vật sĩ phu yêu nước tích cực chống thực dân và phong kiến đương thời. Nhiều tầng lớp
mới nảy sinh: tư sản, tiểu tư sản và vô sản, những thầy thông, thầy ký, cậu bồi, những
ông thầu khoán, me tây và đặc biệt là các tầng lớp trí thức Tây học con đẻ của chế độ

mới xuất hiện. Xã hội Việt Nam tiếp xúc với chủ nghĩa tư bản thuộc địa dần dần trải qua
một cuộc đổi thay lớn và không thuận chiều bởi một quan hệ mới: chế độ thực dân. Hình
thái nhà nước phong kiến sớm bộc lộ nhiều yếu tố bảo thủ, phi lý “đẻ” ra những hiện
tượng lố lăng, kỳ quặc, thối nát. Trần Đình Hượu đã nói: “Trong cuộc đổi thay như vậy một cuộc đổi thay mà bất cứ một cuộc “bể dâu” nào trước đây cũng không thể so sánh có nhiều con người khác trước, nhiều quan hệ khác trước, nhiều chuyện khác trước”. Vì
vậy “chính sự đổi thay, sự đấu tranh ấy tạo ra những con người khác trước, đặt ra
những vấn đề thành đề tài văn học khác trước.” [17, tr. 21].
1.2. Tiền đề văn học
Sự biến động xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối của thế kỉ XIX đã dẫn tới sự
thay đổi lớn về diện mạo của văn học.
Trước hết, dòng thơ ca trào phúng trong giai đoạn này thực sự phát triển bởi xã
hội thay cũ, đổi mới. Kéo theo đó là sự thay đổi cũng như sự xuất hiện hàng loạt những
loại nhân vật mới, khác trước. Chế độ thực dân phong kiến với chính sách cai trị đã tạo

8


nên sự phi lý ngang tai, trái mắt. Mọi chuẩn mực xã hội truyền thống bị vi phạm, mọi lối
sống bị thay đổi đảo điên. Nền văn học Hán truyền thống nghìn năm bị lung lay, nền văn
học phương Tây tràn vào đem theo nhiều điều mới lạ, hấp dẫn. Cái cũ và cái mới chen
lẫn nhau tạo ra những sản phẩm nửa mới, nửa cũ kì quái. Khi cái mới ra đời, cái cũ chưa
quen với sự xuất hiện của cái mới nên cười cợt, chế giễu. Ngược lại, trong con mắt của
cái mới thì cái cũ lại trở thành lố bịch nên giễu cái cũ. Cả người cũ, người mới đều cất
tiếng cười - cười cả cái cũ lẫn cái mới. Đề tài khôi hài, châm biếm, đả kích xuất hiện
khắp nơi. Một hệ thống nhân vật văn học “mới - cũ” ra đời và khác trước. Vì vậy, người
sáng tác đã chú ý tới đối tượng nhân vật, thay đổi tư tưởng thẩm mỹ để đáp ứng nhu cầu
thị hiếu của văn học. Hơn nữa, trong truyền thống của văn học Việt Nam tiếng cười cũng
đã được khẳng định. Nền văn học trào phúng dân gian phát triển sớm với đủ mọi thể loại
từ ca dao, tục ngữ tới hề chèo, truyện cười, tiếu lâm….Tất cả đã tạo đà cho tiếng cười
nảy sinh với các cung bậc từ hài hước tới mỉa mai châm biếm và đả kích với hệ thống
nhân vật vừa có sự tiếp nối truyền thống, vừa khác trước trong dòng văn học trào phúng

đương thời. Đó là loại hình nhân vật nho gia (người hành đạo, người ẩn sĩ và người tài
tử); loại nhân vật trong xã hội cũ: vua, quan thầy đồ, ông lý, người nông dân; loại nhân
vật mới thành thị: thày thông, thày ký, cậu bồi - những người đậu đạt ăn lương Tây,
những cô gái mới: me Tây bà đầm…Như Trần Đình Hượu nói: “Tầng lớp thượng lưu những nhân vật trong xã hội từ những cụ Thượng, quan Bố, ông nghè, ông tham “hèo
hoa gươm bạc, tán tía lọng xanh” đầy thế lực chuyển sang là những quan Thông, những
cô Tư Hồng, những ông ký Bưởi…”[17, tr. 15].
Với sự đa dạng, đủ mọi loại lớp người, dòng văn học trào phúng trong giai đoạn
nửa cuối của thế kỉ XIX đã thực sự có bước chuyển mình, trở thành một dòng riêng có
tính độc lập với những thành tựu phong phú. Bên cạnh đó, bộ phận văn thơ yêu nước
trong giai đoạn này cũng có những diện mạo mới, khác trước đặc biệt là về hệ thống
nhân vật. Những nhà nho trung nghĩa vẫn dùng thơ văn để nói lên cái tôi với tư tưởng
hành đạo và trung nghĩa của mình để tố cáo tội ác của bọn cướp nước, vạch mặt bọn
phản bội, ca tụng những người anh hùng đã hi sinh vì nước, vì dân. Đặc biệt văn thơ yêu
nước giai đoạn này đã xuất hiện loại hình tượng nhân vật mới - nhân vật người nông
dân nghĩa sĩ. Họ chính là những người nông dân chống Pháp mà nhà thơ yêu nước
Nguyễn Đình Chiểu gọi là những “người dân mộ nghĩa”. Với hệ thống nhân vật đa
dạng vừa có sự tiếp nối vừa khác so với các giai đoạn trước, thơ ca yêu nước đã làm nên
diện mạo đặc trưng riêng của mình trong dòng chảy của lịch sử văn học. Nếu đặt trên
cùng hệ thống văn học yêu nước, hệ thống nhân vật giai đoạn nửa cuối của thế kỉ XIX
vừa có những đặc trưng riêng biệt vừa có sự tiếp nối. Nếu so với hệ thống nhân vật trong

9


dòng văn học trào phúng, thì có loại nhân vật được xuất hiện trong dòng văn học này
nhưng lại không có trong dòng văn học kia và ngược lại.
Như vậy, những đặc điểm riêng mang tính khu biệt về nhân vật trong văn học trào
phúng và yêu nước được dựa trên tiền đề xã hội – lịch sử, tiền đề văn học. Đó là tiền đề,
cơ sở trực tiếp tạo ra “cú hích” có ý nghĩa quyết định cho sự “bùng nổ” của hệ thống
nhân vật trong văn học trào phúng và yêu nước trong giai đoạn nửa cuối của thế kỉ XIX.

1.3. Vấn đề hệ thống nhân vật trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX
1.3.1. Giới thuyết chung về vấn đề nghiên cứu
1.3.1.1. Khái niệm hệ thống
Nói tới hệ thống là nói tới tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị có quan hệ hoặc liên hệ
với nhau làm thành một chỉnh thể thống nhất và cùng chịu sự chi phối của hệ thống. Với
cách hiểu như vậy, chúng tôi quan niệm hệ thống nhân vật trong văn học chính là tập
hợp các hình tượng cá thể người trong các tác phẩm văn học có mối quan hệ ràng buộc,
tác động chi phối lẫn nhau để cùng hướng tới một mục đích chung nào đó. Các nhân vật
đó thường đại diện cho nhiều nhân vật khác từ các điểm nhìn khác nhau trong xã hội.
Nghiên cứu hệ thống nhân vật trong dòng văn học chính là nhằm chỉ ra vai trò của kiểu
nhân vật, vai trò của hệ thống nhân vật trong mối quan hệ với chỉnh thể đặt trên tương
quan bình diện so sánh, đối chiếu với các dòng văn học cùng thời hoặc với các dòng văn
học khác để nhận ra điểm tương đồng và khác biệt.
1.3.1.2. Khái niệm nhân vật văn học
Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong tác phẩm văn học và bằng
phương tiện văn học (ngôn từ, hình ảnh, miêu tả ngoại hình, hành động, nội tâm…).
Nhân vật còn được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, với phương thức miêu tả riêng của
từng thể loại như chiếu, biểu, hịch, thơ ca, văn tế…. Mỗi cách mô tả nhân vật khác nhau
trong từng thể loại, giai đoạn khác nhau cũng đã xuất hiện nhiều yếu tố mới của nhân
vật. Ví như từ thơ trữ tình sang truyền kì, ngâm khúc, truyện nôm, văn tế, nhân vật cũng
có những nét riêng theo tiêu chí đặc trưng của từng thể loại. Vì vậy, không phải ngẫu
nhiên mà trong giai đoạn nửa cuối của thế kỉ XIX, nhân vật trào phúng được mô tả chủ
yếu trong thể loại thơ ca gắn với các cung bậc khác nhau của tiếng cười: hài hước, châm
biếm, đả kích của các tác giả. Với văn học yêu nước giai đoạn này ngoài thơ ca (cả thơ
chữ Hán và chữ Nôm) còn có thể loại văn tế. Chẳng hạn, nhân vật trữ tình (như nhân vật
chinh phụ, cung nữ trong “Chinh phụ ngâm” và “Cung oán ngâm”) khác so với nhân vật
trào phúng và cũng khác so với nhân vật yêu nước. Vì có sự khác nhau trong các thể loại
nên cách thể hiện nhân vật trong mỗi thể loại cũng có những đặc điểm riêng biệt. Do
vậy, khi tìm hiểu hệ thống nhân vật, cần chú ý đến sự khác nhau giữa các thể loại.


10


1.3.1.3. Chức năng nhân vật văn học
Nói về nhân vật văn học bao giờ cũng gắn liền với chức năng của nó bởi vì đó là
hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới con người một cách hình tượng.
Chức năng chủ yếu của nhân vật là xác lập mô hình của hiện thực và thể hiện định
hướng về giá trị đối với cuộc sống. Vì vậy, trong quá trình mô tả nhân vật, nhà văn có
quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết để bộc lộ quan điểm và tái
tạo thế giới.
Bên cạnh đó, nhân vật có chức năng miêu tả và khái quát các loại tính cách trong
xã hội. Nhưng ý nghĩa của nhân vật không chỉ là sự thể hiện tính cách mà còn là công cụ.
Nhân vật là “công cụ” bởi vì mỗi nhân vật cung cấp một điểm nhìn để khám phá đời
sống, khám phá xã hội. Cho nên việc tìm ra nhân vật mới bao giờ cũng là chìa khóa để
mở rộng các mảng đề tài mới và giúp người đọc tái tạo diện mạo của cả một thời đại mà
nhân vật mô tả.
Nhân vật là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng và
thường gắn liền với một quan niệm nghệ thuật khác nhau về con người. Do đó, mỗi một
dân tộc, thời đại, giai đoạn văn học khác nhau lại có những quan niệm khác nhau về đối
tượng nhân vật. Sự khác nhau đó do các quan điểm khác nhau về tư tưởng, chính trị, đạo
đức, tôn giáo chi phối.
Nhân vật là đích đến cuối cùng của mọi tác phẩm văn chương, tạo ra mối liên kết
giữa các sự kiện trong tác phẩm. Từ hệ thống nhân vật trong tác phẩm, giai đoạn, thời kì
văn học mà có thể thấy và “phục sinh” được diện mạo của thời đại, xã hội, lịch sử, quan
điểm, mục đích sáng tác.
Với những chức năng như vậy, việc nghiên cứu nhân vật trong một hệ thống có
vai trò rất quan trọng vì đó là cơ sở, tiêu chí để định giá văn chương. Với giai đoạn văn
học nửa cuối của thế kỉ XIX, việc nghiên cứu hệ thống nhân vật trong hai dòng văn học
chủ yếu là yêu nước và trào phúng có ý nghĩa quyết định để so sánh, đối chiếu, tìm kiếm
nét độc đáo, khác biệt trong các dòng văn học khác nhau.

1.3.2. Khái lược về hệ thống nhân vật văn học nửa cuối thế kỉ XIX
1.3.2.1. Hệ thống nhân vật văn học trước thế kỉ XIX
Việc tìm hiểu vấn đề hệ thống nhân vật trong văn học trước nửa cuối thế kỷ XIX có
vai trò rất quan trọng đối với việc nghiên cứu cũng như tái hiện lại được sự vận động của
cả một thời kì, một giai đoạn văn học. Đi sâu tìm hiểu hệ thống nhân vật trong văn học
trước nửa cuối thế kỷ XIX là việc làm cần thiết, hữu ích và là bước đi ngắn nhất để thấy
được diện mạo lịch sử, xã hội trong giai đoạn này. Đồng thời việc hệ thống lại nhân vật
cũng giúp chúng ta thấy được sức hấp dẫn và sự độc đáo riêng của giai đoạn văn học đó.

11


Nghiên cứu văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, có thể thấy hệ thống nhân
vật rất phong phú: nam nhi - quý tộc - vua quan - nhà nho - ẩn sĩ - thiền sư - phụ nữ.
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là giai đoạn lịch sử mà dân tộc vừa phải dẹp các xu
hướng cát cứ, đánh bại các cuộc xâm lăng, vừa phải xây dựng quốc gia thống nhất, xây
dựng nền văn hiến nước nhà. Chính từ hoàn cảnh lịch sử đó mà đã dẫn tới sự ra đời của
hệ thống các nhân vật văn học mang tính chất đặc thù của giai đoạn. Đó là nhà sư - nhân
vật chính trong văn học những thế kỉ đầu. Vì đó là thời điểm Phật giáo được đặc biệt coi
trọng và đang trên đà phát triển có ảnh hưởng rộng khắp tới toàn xã hội. Ví như Tổ sư
Trần Nhân Tông, đại sư Mãn Giác (1052 - 1096), Thiền sư Pháp Thuận (915 - 990), Vạn
Hạnh (? - 1018). Những ông vua và vương hầu nhà Trần cũng chính là những vị thiền sư
thông tuệ nhất như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông …với cương vị vừa là vua, vừa là
thiền sư sáng tác văn học. Theo “Thiền uyển tập anh” thì chỉ tính riêng thời Lý có
khoảng trên năm chục nhà sư làm thơ. Con số ấy mặc dù tàn khuyết theo thời gian nhưng
đến nay vẫn còn tên tuổi khoảng trên ba chục người. Xã hội lúc bấy giờ mà “nhân dân
quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa”. Và điều đó đã lí giải tại sao văn
học những thế kỉ đầu nhân vật chính lại chủ yếu là các nhà sư, tăng lữ. Bên cạnh đó, còn
có nhân vật võ tướng với mẫu hình nam nhi đời Trần. Ở họ có sự dung hòa giữa tinh
thần bất khuất của võ tướng và cái trung liệt của cả Nho gia. Họ chính là một kiểu mẫu

nhân vật mang nét đặc trưng riêng biệt của đời nhà Trần. Hệ thống nhân vật các nho sĩ
thế kỉ XV cũng được coi là lực lượng hùng hậu và chiếm số đông trong văn học. Xã hội
Việt Nam coi trọng Nho giáo và Nho giáo giữ địa vị độc tôn trở thành quốc giáo. Các
nhà văn, nhà thơ chủ yếu là các nhà nho. Họ trở thành một lực lượng hùng hậu, chiếm
đại đa số trong các hoạt động chính trị, xã hội, văn học.
Bước sang thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII, khi diện mạo xã hội thay đổi thì cũng
kéo theo nó là nền văn học cũng có sự chuyển mình . Văn học chuyển mạnh theo hướng
dân tộc hóa từ ngôn ngữ đến thể loại, từ nội dung đến hình thức. Ngoài những nhân vật
xuất hiện từ trước đã xuất hiện các nhân vật người dưới lốt ma trong truyện Truyền kỳ,
Chí quái. Cũng có thế nói rằng, việc xuất hiện hệ thống các nhân vật ma quái trong văn
học giai đoạn này đã đánh dấu sự phát triển, đổi mới của một giao thời văn học. Đây có
thể coi là một loại nhân vật chính, gắn liền với đặc trưng của thể loại: sự kết hợp cái kì
và cái thực . Và do đó có thể khẳng định: có cả một hệ thống nhân vật ma quái trong văn
xuôi trung đại Việt Nam.
Trong “Thánh Tông di thảo” (tương truyền của Lê Thánh Tông) và các truyện
trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ đã xuất hiện rất nhiều loại hình nhân vật ma
quái. Hệ thống nhân vật này được xuất hiện dưới nhiều hình thức tên gọi khác nhau như:

12


ma, hồn ma, quỷ, quỷ sứ, yêu tinh, yêu quái… Ví như trong tập “Thánh Tông di thảo”
trong “Chuyện yêu nữ châu Mai” có nhân vật Ngư Nương trong loại hình nhân vật ma
quái là yêu tinh. Hay nhân vật Liễu Nhu Nương trong “Chuyện kì ngộ ở trại Tây” trong
loại hình nhân vật là hồn hoa và còn nhiều nhân vật ma quái khác nữa dưới các hình thức
tên gọi khác nhau. Hay trong “Truyền kì mạn lục”, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
nhân vật bách hộ họ Thôi trong loại hình nhân vật hồn ma, rồi nhân vật quỷ sứ, Dạ Xoa,
Diêm Vương trong loại hình nhân vật “Quỷ”. Ngay cả nhân vật Đức Vua trong “Chuyện
Lý tướng quân” cũng trong loại hình nhân vật “Quỷ”. Có thể thấy hệ thống nhân vật ma
quái trong văn học giai đoạn này phong phú, không nhân vật nào giống nhân vật nào. Từ

loại hình nhân vật này có thể thấy được tư tưởng và nội dung xã hội mà văn học đang
phản ánh. Thực ra, nhân vật ma quái chính là một phương tiện nghệ thuật thể hiện quan
niệm về con người, về xã hội của mỗi tác giả. Mượn chuyện ma nhưng thực chất là
chuyện về con người, về xã hội.
Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỷ XIX, diện mạo văn học đã có nhiều sự thay đổi
kéo theo sự thay đổi về hệ thống nhân vật trung tâm trong văn học giai đoạn này. Từ
những nhân vật là nhà sư, bậc quân tử mang chí nam nhi, nhà nho …sang những người
tài tử, trượng phu và đặc biệt là hình tượng nhân vật người phụ nữ. Nếu như văn học ở
giai đoạn trước thế kỷ XVIII, nhân vật trung tâm và chủ yếu trong thơ nói chí của các
nhà nho và cả thơ thiền chủ yếu là đàn ông (các nho sĩ, quân tử, nhà vua). Nhân vật nữ
còn quá hiếm hoi trong những thế kỉ đầu tiên. Bởi vì xã hội phong kiến xét về văn hóa
giới là xã hội nam quyền, phụ quyền. Cũng có kiểu nhân vật người liệt nữ bắt đầu định
hình qua trường hợp nhân vật Mỵ Ê trong “Việt điện u linh”. Nhưng trong giai đoạn cuối
thế kỉ XVIII - đầu thế kỷ XIX thì nhân vật người phụ nữ là hình ảnh thành công nhất
trong văn học và cũng có thể coi đây là nhân vật trung tâm của thời đại. Dường như, tác
giả nào cũng ít nhiều viết về nhân vật phụ nữ như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn
Thị Điểm… Ví như trong “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã có rất
nhiều nhân vật là nữ giới như: Thúy Kiều, Thúy Vân, Đạm Tiên, mụ mối, hoạn bà, mụ
quản gia. Người phụ nữ trong giai đoạn này thuộc đủ mọi tầng lớp khác nhau trong xã
hội: gia nhân - quý tộc, phụ nữ bình dân, phụ nữ lao động, thậm chí có cả kĩ nữ, ca nhi.
Trong thơ của Hồ Xuân Hương đó còn là người phụ nữ với thân phận làm lẽ kiếp chồng
chung, người đàn bà góa…chịu rất nhiều những đau khổ, bất hạnh trong cuộc sống.
Như vậy hệ thống nhân vật nữ trong văn học giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu
thế kỷ XIX đã dần dần được ý thức, được trân trọng giá trị con người và khẳng định
quyền sống, quyền hạnh phúc của người phụ nữ.

13


1.3.2.2. Hệ thống nhân vật trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX

Xét trên tổng thể văn học giai đoạn nửa cuối của thế kỉ XIX, thì hai khuynh
hướng trào phúng và yêu nước có tính chất chủ đạo, làm nên một diện mạo sự khác biệt
so với các giai đoạn khác. Vì vậy, vấn đề hệ thống nhân vật trong dòng văn học trào
phúng, yêu nước chính là những tiêu chí quan trọng để so sánh, đối chiếu với các giai
đoạn văn học trước và sau nó.
Về khuynh hướng văn học yêu nước chống thực dân, khuynh hướng có tính chất
chủ đạo trong văn học nửa cuối thế kỷ XIX, hướng tới đối tượng nhân vật là các nhà nho
hành đạo, nhà nho trung nghĩa; quan lại, triều đình; thực dân; người nghĩa binh nông
dân. Tất cả đều được mô tả với cái nhìn cụ thể, sống động dưới góc độ của các nhà thơ,
nhà văn yêu nước. Hệ thống nhân vật trong giai đoạn này đã được khám phá ở tầng sâu,
mang những nét độc đáo, nét mới mà văn học giai đoạn trước ít hoặc không trực tiếp đề
cập tới. Do vậy, mô tả hệ thống nhân vật trong khuynh hướng văn học yêu nước chống
thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đã có thể phục sinh cả một giai đoạn đau thương mà hào
hùng của lịch sử dân tộc.
Đối với khuynh hướng văn học tố cáo hiện thực (văn học hiện thực trào phúng) khuynh hướng quan trọng của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, thì đối tượng nhân
vật mà các nhà thơ hướng tới là cái tôi tự trào của các nhà nho; thực dân, vua, quan
phong kiến; đĩ điếm, me Tây, ông Tây, bà đầm, cô đầu. Trước tình cảnh đất nước sa vào
tay giặc, cương thường điên đảo, nhân tình đen bạc, đạo thánh hiền suy vi, trước cái xấu
lan tràn khắp xã hội…các nhà nho đã dùng tiếng cười để trào phúng, để giễu cợt, để phê
phán, đả kích. Nhân vật được hiện lên thuộc đủ mọi giai tầng trong xã hội với tên tuổi,
quê quán, chức vụ cụ thể, rõ ràng từ chân dung ngoại hình tới ngôn ngữ và hành động.
Tất cả hệ thống nhân vật đó đã góp phần dựng lên một bức tranh sinh động về xã hội
đương thời giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Qua đó, người đọc có thể tìm thấy những nét
đặc trưng riêng, độc đáo mà trong văn học giai đoạn trước chưa đề cập tới hoặc nếu có
thì chỉ là sự thoáng qua chứ chưa trực tiếp, cụ thể.
Như vậy, nhân vật trong văn học nửa cuối thế kỷ XIX là vấn đề trọng tâm của văn
học. Có những nhân vật vẫn có sự tiếp nối từ các giai đoạn văn học trước, có những nhân
vật lần đầu tiên xuất hiện (người nghĩa binh nông dân, thầy thông, thầy phán, thầy kí, me
Tây, bà đầm). Những nhân vật đó khi được đặt trong cùng một hệ thống hoặc cũng có
khi khác hệ thống đã làm nên một diện mạo riêng của một giai đoạn văn học mới, tiếp đà

cho sự hiện đại hóa văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX.

14


Tiểu kết chương 1
Hệ thống nhân vật trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX chịu sự chi phối và tác
động của lịch sử, xã hội và văn hóa. Mặc dù chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian rất
ngắn (khoảng 50 năm), nhưng so với giai đoạn trước, văn học nửa cuối thế kỉ XIX có hệ
thống nhân vật phong phú hơn cả về số lượng và chất lượng phản ánh. Nói khác đi, hệ
thống nhân vật trong giai đoạn này đã có sự định hình rõ nét, mang màu sắc chính trị của
một giai đoạn văn học đang có nhiều thay đổi, trưởng thành.
Để có thể tái hiện một cách chân thực và toàn diện nhất về hệ về hệ thống nhân
vật văn học nửa cuối thế kỉ XIX thì điều quan trọng và cần thiết là phải đặt chúng trong
hệ thống (có thể cùng giai đoạn hoặc các giai đoạn trước và sau nó) để đối chiếu, so
sánh. Từ điểm nhìn hệ thống nhân vật văn học trước và sau của nửa cuối thế kỉ XIX đã
giúp cho toàn cảnh diện mạo văn học nửa cuối thế kỉ XIX được cụ thể và chân thực hơn.
Mặt khác trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, với mỗi một khuynh hướng văn học khác
nhau (trào phúng, yêu nước) lại có một hệ thống nhân vật riêng mang đặc trưng riêng
cho từng khuynh hướng. Xét góc độ hệ thống nhân vật, thì dòng văn học trào phúng và
yêu nước vừa có sự giao thoa vừa có sự khác biệt tùy thuộc vào mục đích, nhiệm vụ của
từng khuynh hướng văn học.
Nhìn chung, sự xuất hiện hệ thống nhân vật văn học trong giai đoạn nửa cuối của
thế kỉ XIX (đặc biệt là dòng văn học trào phúng và yêu nước) là một bước ngoặt mới
đánh dấu bước trưởng thành của một giai đoạn văn học có tính giao thời. So với các giai
đoạn trước nó, thì giai đoạn này có thể coi là một thành tựu lớn và là bước đệm tạo đà để
giai đoạn sau văn học “hiện đại hóa”. Điều khác biệt, nhân vật văn học trong giai đoạn
này mang tính chính trị và màu sắc xã hội rõ nét. Đó là những sản phẩm đặc trưng của
một giai đoạn giao thời đầy biến động. Vì vậy có thế nói: sự xuất hiện hệ thống nhân vật
trong dòng văn học trào phúng và dòng văn học yêu nước trong giai đoạn nửa cuối của

thế kỉ XIX đã “trình chiếu” được một thời đại đặc biệt, thời đại thực dân Pháp xâm lược,
xã hội Tây – Ta lẫn lộn, và đồng thời cũng là một “cú hích” lớn để văn học trưởng thành,
hiện đại trong các giai đoạn sau.

15


Chương 2
HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG DÒNG VĂN HỌC TRÀO PHÚNG
NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX
2.1. Diện mạo văn học trào phúng nửa cuối thế kỉ XIX
2.1.1. Khái niệm “ trào phúng”
Thuật ngữ trào phúng thường được sử dụng rộng rãi và là tiêu chí cơ bản để phân
định ranh giới của các thể loại văn học. Xét trên thực tế của đời sống văn học, có thể
thấy văn học trào phúng gồm nhiều thể loại khác nhau: từ truyện cười, truyện tiếu lâm,
hài kịch, thơ, tiểu thuyết trào phúng… Đó là những sáng tác viết ra để chế giễu, đả kích
những thói hư, tật xấu của những con người và sự việc tiêu cực bằng cách gây cho người
đọc cái cười mang tính chất chê bai, phê phán, đả kích.
2.1.2. Cơ sở phát triển của văn học trào phúng
Trong dòng văn học thành văn từ hơn chín thế kỉ trở về trước, từ thế kỉ X đến nửa
đầu thế kỉ XIX, cũng đã xuất hiện thơ ca tính chất trào phúng và có sự phát triển ở các
mức độ khác nhau. Nhưng khoảng từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, trên cơ sở xã
hội, chính trị, thơ văn trào phúng nhà nho đã phát triển rất mạnh mẽ và có nhiều thành
tựu cả về số lượng và chất lượng tác phẩm. Xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX có sự
biến động gay gắt về chính trị kéo theo đó là sự “chuyển mình một cách đau đớn và nhục
nhã sang hướng tư sản, một xu hướng tư sản kém lành mạnh nhất, què quặt nhất, để lại
những hậu quả tai hại nhất…”[17, tr. 15]. Nói cách khác, trong một xã hội mà sự xuống
cấp đang là một nguy cơ thì lại là những “cơ hội” tốt để xoáy sâu đề tài trào phúng và
giúp cho dòng văn học này có một vị thế riêng trong nền văn học dân tộc. Ngoài ra, sự
va chạm cãi cọ hơn kém giữa cái cũ (đạo đức phong kiến) và cái mới (nền văn minh tư

sản) là “cú hích” để đề tài khôi hài, châm biếm, đả kích xuất hiện khắp nơi. Cái cũ, cái
mới chen lẫn nhau tạo ra những sản phẩm nửa mới nửa cũ kì quái. Cái cũ cười cái mới ra
đời bởi chưa quen mắt và không theo kịp, ngược lại cái mới cũng cười cái cũ bởi thấy nó
lố bịch, không hợp thời. Những nhân vật cũ như nhà nho, người nông dân cười những
nhân vật mới - tầng lớp thượng lưu trong xã hội đang chuyển mình sang tư sản và ngược
lại. Trong suy nghĩ của các nhà nho cũ, theo cái mới tức là theo con đường của kẻ thù
nghĩa là làm những việc xấu xa tàn ác, trái với phong tục tập quán của dân tộc. Vì vậy
mà họ cự tuyệt mọi cái mới bởi thấy nó trông chướng tai gai mắt, trái với tôn ti trật tự.
Cứ thế, như Trần Đình Hượu nói “Người cũ cười, chế riễu cái mới mà người mới cũng
cười, chế riễu cái cũ” [17, tr. 205]. “Người cũ” quen với cái nhìn cũ nên chế giễu, lên án,
đả kích “người mới” hãnh tiến hợm hĩnh. Ngược lại “người mới” với cái nhìn mới lại

16


thấy “người cũ” lỗi thời, lố bịch và ngờ nghệch. Vì vậy, đúng vào thời điểm này, “
những năm bản lề giữa hai thế kỉ XIX và XX, thơ trào phúng phát triển mạnh” và “có thể
nói đến đây thơ trào phúng trở thành một dòng riêng” [ 17, tr. 202].
Như vậy, hoàn cảnh đặc biệt của nước nhà (xã hội có một cuộc đổi thay tận gốc rễ
và không thuận chiều) là cơ sở sản sinh ra nụ cười châm biếm, mỉa mai với những tác giả
trào phúng tiêu biểu như: Nguyễn Khuyến (1835 - 1909), Học Lạc (1842 - 1915),
Nguyễn Thiện Kế (1858 - 1917), Trần Tế Xương (1870 - 1907), Kép Trà (1873 - 1928).
Giai đoạn này, thơ ca trào phúng có hệ thống nhân vật đa dạng, hướng tới mọi lớp người
khác nhau trong đời sống xã hội và mang tính thời sự rõ nét, điển hình. Điều đặc biệt,
thơ ca trào phúng có mối quan hệ chặt chẽ với thơ ca yêu nước vì đều cùng phản ánh các
đối tượng trong xã hội với những mục đích khác nhau. Vì vậy, có những tác giả sáng tác
thơ văn yêu nước nhưng vẫn có những vần thơ trào phúng sâu cay và ngược lại. Ví như
nhà thơ trào phúng Nguyễn Khuyến lại có những bài thơ mang đậm tư tưởng yêu nước
như “Văn tế Ri - vi - e”, “Cuốc kêu cảm hứng”… Ngược lại bên cạnh những bài thơ yêu
nước, Nguyễn Xuân Ôn cũng có nhiều bài thơ trào phúng với tiếng cười tự trào, đả kích,

chế giễu chủ yếu viết bằng chữ Hán.
2.1.3. Nội dung văn học trào phúng
Thơ văn trào phúng giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX tập trung vào các tầng lớp và
từng loại con người cụ thể với các đặc điểm được mô tả, thể hiện về phương diện tinh
thần và thái độ xã hội. Đó là chính quyền thực dân, là bọn khoa bảng đầu hàng, dốt nát,
là bọn hãnh tiến giàu sang nhờ xu phụ, cung nịnh bọn thực dân - một tầng lớp hệ thống
nhân vật đặc trưng của xã hội thực dân bán phong kiến. Một trong những nội dung quan
trọng mà văn học trào phúng hướng tới chính là đả kích kẻ thù xâm lược - thực dân Pháp.
Đây cũng là đối tượng nhân vật trung tâm của dòng văn học yêu nước chống Pháp trong
cùng giai đoạn. Đối với văn học trào phúng (đặc biệt là thơ ca), đối tượng nhân vật thực
dân Pháp được “lộ diện” trong mọi quan hệ từ đời sống xã hội đến đời sống chính trị.
Dưới ngòi bút trào phúng của các tác giả đương thời, nhân vật thực dân Pháp là đối
tượng hống hách, lố bịch, kệch cỡm và xấu xa.
Đối tượng nhân vật mà dòng văn học trào phúng hướng đến phong phú nhất chính
là hàng ngũ những kẻ thống trị với đủ mặt các thứ quan lại trong xã hội. Ngoài những tên
quan thực dân còn có những tên quan bản xứ như tổng đốc, tri phủ, tri huyện, những ông
đốc học…Bọn quan lại thống trị này đã tập hợp và bộc lộ hết tất thảy những cái nhố
nhăng, tiêu cực, sự ô hợp, nhốn nháo… trong xã hội đương thời. Ngoài ra, văn học trào
phúng còn hướng tới hệ thống nhân vật mới xuất hiện - là “con đẻ” của một nền văn
minh ngoại lai, dị hợm trong xã hội giao thời. Đó là nhân vật mụ đầm, bọn me Tây đỏng

17


đảnh, là gái đĩ, gái góa dị hình, là những bậc tu hành “dởm”….Hướng tới những loại
nhân vật đó, văn học trào phúng đã “bóc trần”, đả kích cái lố lăng, cái kệch cỡm của
những bọn người hãnh tiến trong xã hội đương thời.
Trong văn học dân gian, tính chất trào phúng cũng đã xuất hiện với những nội
dung phong phú. Sống trong một xã hội có giai cấp, có áp bức, với những mâu thuẫn, bất
công, nhân dân đã dùng tiếng cười để phê phán, chế giễu, châm biếm, đả kích những cái

xấu xa, lố bịch. Thế nhưng so với văn học trào phúng nửa cuối thế kỉ XIX thì cái cười
của người dân xưa thường hạn chế trong những đề tài vụn vặt của đời sống sinh hoạt.
Đó có thể là cái cười chế giễu bọn vua chúa bất tài, bọn quan lại keo kiệt, tham lam,
những lối sinh hoạt chướng tai gai mắt. Cái cười đó mang tính chất phê phán, sâu cay
nhưng lại không có ý nghĩa, giá trị nhiều về phương diện xã hội.
Như vậy, nội dung của dòng văn học trào phúng nửa cuối của thế kỉ XIX theo sát
tình hình đời sống xã hội và đời sống chính trị. Nói cách khác, các nhà thơ trào phúng
chân chính đả kích những kẻ phản bội bà con làng xóm, phản bội đất nước, tổ tiên, đả
kích những cái chướng tai gai mắt, những thói hư, tật xấu trong cuộc sống đời thường,
những cái nhố nhăng, lố bịch trong buổi giao thời. Tất cả những cảnh đảo điên đó trở
thành đề tài cho thơ ca trào phúng đương thời. Giai đoạn trước, tiếng cười của các nhà
nho và người nông dân thường là cái cười hài hước, cái cười hiền lành, kín đáo…dù
cũng mang tính chất phê phán. Giai đoạn này là cái cười gằn, sắc bén, cái cười gắn với
từng đối tượng cụ thể mang tư tưởng chính trị trong hoàn cảnh đất nước bị Pháp xâm
lược. Đó là cái cười không chỉ đa dạng về đối tượng, về các cung bậc cười mà còn có
hiệu quả phê phán rất cao, mang tính xã hội. Vì vậy, dòng văn học trào phúng giai đoạn
cuối của thế kỉ XIX đã tái hiện được một bức tranh tổng hợp khá sinh động về thời đại
trên mọi phương diện, ở mọi tầng lớp con người trong xã hội. Do đó, có thể nói dòng văn
học trào phúng giai đoạn này đã tạo cơ sở vững chắc cho giai đoạn kế tiếp nó, để đầu thế
kỉ XX, văn học trào phúng tiếp tục phát triển thành dòng và gặt hái được nhiều thành tựu
quan trọng.
2.1.4. Khảo sát tác giả tiêu biểu
Trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, số lượng tác giả trào phúng tương đối nhiều.
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ hướng tới một số tác giả trào phúng tiêu biểu
nhất về tư tưởng trào phúng và số lượng tác phẩm.
Khảo sát về năm sinh
Xếp theo thứ tự năm sinh có thể kể tới một số nhà thơ trào phúng tiêu biểu:
Nguyễn Khuyến: 1835 – 1909
Học Lạc tên là Nguyễn Văn Lạc:1842 – 1915


18


Nguyễn Thiện Kế: 1845 – 1937
Tú Xương (Trần Tế Xương): 1870 – 1907
Kép Trà: (Hoàng Thụy Phương): 1873 – 1928
Khảo sát về quê quán
Không gian sinh sống của các tác giả trào phúng cũng có ảnh hưởng rất lớn tới
đối tượng nhân vật. Theo vùng miền có sự phân bố như sau:
Nhóm miền Bắc:
Nguyễn Khuyến: Hà Nam
Tú Xương: Nam Định
Nguyễn Thiện Kế: Hưng Yên
Miền Nam:
Học Lạc: Mỹ Tho
Như vậy theo vùng miền, các tác giả trào phúng có sự phân bố rộng rãi: miền Bắc,
Trung, Nam. Điều này giúp cho hệ thống nhân vật trào phúng mang tính toàn diện và
rộng khắp.
Khảo sát về học vị: xếp theo thứ tự:
Nguyễn Khuyến: đậu Hoàng Giáp, Tam nguyên năm 1871; quan Đốc học, án sát,
Bố chánh…sau cáo quan về làng ở ẩn.
Nguyễn Thiện Kế: đậu cử nhân 1888; quan: Tri phủ, Huấn đạo.
Kép Trà: đỗ tú tài (2 lần)
Tú Xương: đỗ tú tài (1 lần)
Học Lạc: không đi thi
Chính học vị của các nhà thơ trào phúng đã chi phối rất nhiều tới quan điểm sáng tác
cùng các kiểu loại nhân vật trào phúng đặc trưng.
Khảo sát về đối tượng trào phúng:
Nguyễn Khuyến: tập trung đả kích về những hạng người tiêu cực, xấu xa, dị
hợm…trong xã hội như: bọn quan lại, thực dân, những đĩ điếm, me tây, cô đầu…. Tiếng

cười của ông thường nhẹ nhàng, kín đáo, thâm trầm nhưng lại rất sâu cay.
Nguyễn Thiện Kế : đả kích bọn quan lại bằng cách lôi từng tên quan cụ thể ra mà
đả kích một cách bộc trực, bốp chát.
Tú Xương: hệ thống nhân vật trào phúng trong thơ của ông cũng rất đa dạng,
hướng tới tất cả mọi hạng người trong xã hội đương thời.
Kép Trà: hướng tới nhiều loại đối tượng khác nhau trong đời sống xã hội với mục
đích châm biếm, phê phán sâu cay.

19


Ngoài ra, nếu khảo sát về số lượng các tác phẩm trào phúng thì Nguyễn Khuyến
và Tú Xương xứng đáng là những nhà thơ trào phúng lớn và tiêu biểu nhất. Hai ông
chính là những người đã có công để đưa thơ trào phúng phát triển thành một dòng riêng
với một vị thế đặc biệt.
2.2. Hệ thống nhân vật trong dòng văn học trào phúng
Trong giai đoạn nửa cuối của thế kỉ XIX, văn học trào phúng được khẳng định
với hệ thống nhân vật là đầy đủ mọi loại hạng người trong xã hội. Đó là đối tượng cướp
nước: bọn thực dân; là tầng lớp thống trị trong xã hội bao gồm: quan lại, khoa bảng, tay
sai; là các tầng lớp xã hội khác như: tầng lớp trí thức Tây học, nhà sư, thầy đồ, bà đầm
me tây, gái đĩ, gái góa…Tất cả những đối tượng này đã tạo nên một hệ thống nhân vật
của dòng văn học trào phúng với sự đa dạng về các kiểu loại nhân vật khác nhau trong
đời sống xã hội. Tuy nhiên trong phạm vi của bản luận văn chúng tôi không đi khảo cứu
toàn bộ diện mạo của hệ thống nhân vật trào phúng mà chỉ lựa chọn một số loại nhân vật
mang tính tiêu biểu của những tác giả trào phúng có nhiều thành tựu.
Với mục đích muốn đối chiếu, so sánh giữa các đối tượng nhân vật không chỉ
trong dòng văn học trào phúng mà cả trong dòng thơ ca yêu nước nên chúng tôi đã lựa
chọn hệ thống nhân vật trào phúng: nhà nho tự trào - thực dân Pháp - vua, giới quan
trường - bà đầm, me Tây, gái đĩ, gái góa…Đó là hệ thống nhân vật có tính logic, quan hệ
chặt chẽ với nhau trong dòng văn học trào phúng xuất phát từ điểm nhìn của các nhà nho

đương thời. Những loại nhân vật này đã đại diện cho tất cả mọi loại hạng người trong xã
hội và giúp diện mạo của thơ ca trào phúng được thêm sắc nét và hoàn chỉnh hơn so với
các giai đoạn văn học khác nhau.
2.2.1. Nhân vật nhà nho tự trào
Tự trào là thơ làm ra để tự cười mình, đem những tâm tư, cảm nghĩ, thói xấu của
mình ra để cười nhạo chế giễu. Trước, các nhà nho luôn đề cao đạo đức, trang nghiêm,
tự coi mình là thần tử của triều đình, kẻ bảo vệ đạo đức của nhân dân, đạo lý của thánh
hiền. Khi xã hội chuyển mình sang hướng tư sản với vô số những trò lai căng, dị hợm, kì
quái, lố bịch thì xuất hiện loại hình nhân vật nhà nho tự trào trong dòng văn học trào
phúng. Như vậy, cảm hứng “tự trào” chỉ xảy ra khi xã hội thay đổi và nhà nho tự cười,
tự trào chính mình để nói cái xã hội đã thay đổi cả đời sống lẫn tinh thần.
Từ cuộc xâm lăng của thực dân Pháp, giới nhà nho đã có sự phân hóa rõ rệt. Loại
nhân vật nhà nho tự trào mà chúng tôi đề cập tới trong thơ ca trào phúng đã vứt bỏ thứ
văn chương cao đạo giáo huấn, xa rời nhân dân. Họ đã lấy tiếng cười để tự trào, phê
phán, châm biếm, giễu cợt những cái lố lăng kệch cỡm, chướng tai gai mắt trong xã hội
đương thời. Họ có thể là những nhà nho lớp cũ từng đỗ đạt, làm quan cao trong triều

20


đình nhưng lại rất căm ghét bọn thực dân xâm lược (như nhà thơ trào phúng Nguyễn
Khuyến). Họ cũng có thể là những nhà nho bất đắc chí, “nho lỡ” nhiều lần đi thi nhưng
không đỗ đạt cao (như nhà thơ trào phúng Tú Xương, Nguyễn Thiện Kế) hoặc là những
nhà nho ẩn dật, an phận thủ thường.
Trong giai đoạn này, các nhà thơ trào phúng thường tự cười chính mình ở các
phương diện: cười về sức khỏe, hình dáng bên ngoài hoặc cái cười về thân thế, sự nghiệp
công danh, về đời sống. Nguyễn Khuyến, Tú Xương có cả một “chùm thơ tự trào” để tự
cười mình. Riêng thơ Nôm của Nguyễn Khuyến có khoảng 11 bài mang tính chất tự trào
như các bài: Đại lão, Khai bút, Tạ người cho hoa trà, Than già, Than nghèo, Tự
trào….Trong bài viết “Tâm trạng Nguyễn Khuyến qua thơ tự trào”, Vũ Thanh có nhận

định: “Thơ tự trào Nguyễn Khuyến chiếm 25% tổng số tác phẩm trào phúng, tập trung
thể hiện hai giọng điệu trào phúng tiêu biểu, thể hiện hai loại thái độ đối với bản thân”
[8, tr. 478].
Nhà thơ trào phúng Tú Xương cũng có khối lượng các bài thơ tự trào tương đối
lớn với những lời than như: Than nghèo, Than sự thi, Than thân chưa đạt...hoặc tự trào
về diện mạo, về cái tôi có phần “ngông” của chính mình…Có lẽ chính sự đảo điên, biến
động của xã hội là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tiếng cười tự trào trong các nhà thơ trào
phúng đương thời. Đó cũng là một nét thẩm mĩ mới, mang tính chất riêng biệt của văn
học trào phúng trong giai đoạn này.
2.2.1.1 Tự trào về sức khỏe, diện mạo
Trong cuộc sống ít ai đem sức khỏe, diện mạo của mình ra để tự trào, nhất là đối
với các giới nhà nho. Đó là những dấu ấn có tính chất “tự thuật về đời sống cá nhân”.
Thế nhưng trong văn học trào phúng giai đoạn nửa cuối của thế kỉ XIX, thì đó là một nét
thẩm mĩ riêng với các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Khuyến, Tú Xương...
Với một cái nhìn đầy ý vị tự mỉa, Nguyễn Khuyến viết khá nhiều những vần thơ
trào phúng về diện mạo của mình. Đó là hình ảnh thuộc các bộ phận cơ thể như: tóc bạc,
hàm răng…qua cái nhìn của tự trào của ông Tam nguyên Yên Đổ mang dáng vẻ kì quặc,
dị thường.
Và đây là chân dung diện mạo của nhà thơ trào phúng qua những vần thơ tự trào
trong diện mạo…“già”: “Da mồi, tóc bạc, ta già nhỉ?” cùng với lời thơ trào phúng:
Mái tóc chòm xanh, chòm lốm đốm,
Hàm răng chiếc rụng, chiếc lung lay.
(“Than già” – Nguyễn Khuyến)
Hay đó là lối ví von khiến người đọc buồn cười trước vẻ “kì quặc” của chúng:
Răng vẹo buốt hàm như cãi cọ

21


Mắt lòa gấp sách giảng ê a.

(Vẻ già)
Thậm chí còn tới mức khôi hài qua nụ cười hóm hỉnh của nhà thơ:
Hàm răng giậu đổ xiêu xiêu vẹo,
Mái tóc bòng bong rối rối bời.
(“Xuân Canh Tý (1900)”- Nguyễn Khuyến)
Qua những vần thơ tự trào, dường như Nguyễn Khuyến đang tự cười chính mình.
Phải chăng có sự bế tắc trong tư tưởng của một nho nho “chân chính”. Ông cũng đã từng
đỗ đạt (đậu Tam nguyên), từng làm quan cao trong triều đình (12 năm) và mang phong
cách của một nhà “Nho cũ”. Nước mất nhà tan, ông cáo quan về nhà lúc mới 50 tuổi cam
chịu cuộc sống nghèo túng, vắng vẻ. Vì vậy mà ông lấy cớ “than già” để giữ vững khí
tiết? Điều này trong văn chương trào phúng của các nhà nho cùng thời không có. Tú
Xương viết nhiều thơ trào phúng nhưng cũng không nêu rõ tuổi của mình. Nguyễn Thiện
Kế, Học Lạc thì hầu như không viết thơ tự trào. Các nhà nho ở giai đoạn trước càng né
tránh viết “tự thuật” về tuổi tác cụ thể. Nhưng Nguyễn Khuyến thì khác, thậm chí còn rất
cụ thể:
Đó là tuổi 55 với “Vẻ già”: “Năm mươi nhăm tuổi cái thân già / Vẻ xấu dần dần
lộ hết ra”. Đến sự “Lên lão” với cái nhìn đầy ý vị: “Ông chẳng hay ông tuổi đã già /
Năm lăm ông cũng lão đây mà”. Thậm chí từ cái tôi tự trào với “Vẻ già” đến “Lên lão”
và cả là cái tôi “Đại lão” trong tiếng cười tự chế giễu:
Năm nay tớ đã bảy mươi tư,
Rằng lão, rằng quan tớ cũng ừ.
Với cách nói mang tính tự trào về diện mạo, tuổi tác người đọc thấy được cái tôi
Nguyễn Khuyến đang trong vị thế chông chênh trước thực tế thay cũ, đổi mới. Đó là một
cái tôi chất chứa tâm sự và đang mất phương hướng với sự nhếch nhác về hình hài, yếu
đuối về sức lực. Nhiều khi người đọc còn bắt gặp diện mạo chủ thể trong chân dung của
một ông say, ông gàn, ông lòa…trong một xã hội điên đảo đương thời.
Cùng là nhà thơ trào phúng nhưng cái tôi tự trào trong thơ của Tú Xương lại có
những nét riêng. Không giống như Nguyễn Khuyến tự cười về sức khỏe, tự thuật về tuổi
tác cụ thể với sự hài hước nhưng mang tính tự mỉa sâu cay. Cái tôi cá nhân Tú Xương
cũng được hiện lên bằng lối hí họa lời tự giễu với diện mạo của một ông “phỗng sành”:

Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành,
Mắt thời lơ láo, mặt thời xanh.
(“Tự cười mình” – Tú Xương)

22


×