Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học các môn học buổi thứ 2 lớp 2 buổingày (ng thị minh khai TH lý tự trọng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.15 KB, 34 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển của ngành Giáo dục, việc đẩy mạnh và mở rộng mô hình
dạy và học lớp 2 buổi/ngày là một giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho học sinh. Vì vậy, vai trò của người làm công tác quản lý chuyên môn
trong việc tiếp cận nội dung, chương trình vào việc chỉ đạo công tác dạy và học lớp 2
buổi/ngày ở trường là rất quan trọng. Mọi hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh
đều được quản lý và có kế hoạch phù hợp với từng đối tượng học sinh. Một trong
những kỹ năng quan trọng đó là công tác biên soạn nội dung, thiết kế giờ dạy ở buổi
học thứ hai như thế nào để đảm bảo cho mọi đối tượng học sinh được học, được tham
gia các trò chơi học tập một cách tích cực, hợp tác và có hiệu quả.
Trong những năm qua, ở đơn vị trường chúng tôi, việc dạy học 2 buổi/ngày đã
được chú trọng về nội dung và phương pháp giảng dạy, đặc biệt là giáo viên đã dạy lồng
ghép các kỹ năng sống, dạy các trò chơi dân gian, học hát dân ca, bảo vệ sức khoẻ,
ATGT...với hình thức tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú, học sinh tham gia học
tập một cách chủ động. Tuy nhiên trên thực tế các tiết học của buổi thứ hai giáo viên
vẫn còn lúng túng, nhầm lẫn với nội dung của tiết học buổi học thứ nhất. Các kĩ năng
phát triển tư duy, óc sáng tạo cho học sinh chưa có chiều sâu dẫn đến tiết học nhàm
chán, uể oải, chất lượng học tập buổi thứ hai chưa cao. Học sinh ngại đến trường, đến
lớp khi phải học tập cả ngày tại trường.
Vậy công tác quản lý, chỉ đạo dạy và học buổi thứ hai lớp 2 buổi/ngày như thế nào
cho hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu dạy thật, học thật và nâng cao chất lượng học tập
của học sinh. Đây chính là nỗi trăn trở của những người làm công tác chuyên môn, phải
tìm hiểu, phải nghiên cứu, phải tích lũy để chất lượng ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm
qua.
Để giúp giáo viên thay đổi cách dạy, thay đổi hình thức tổ chức hoạt động học tập
buổi học thứ hai, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng
dạy học các môn học buổi thứ hai, lớp 2 buổi/ngày”
I.2. Mục tiêu - nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu
1




- Giúp giáo viên nhận thức được việc dạy học 2 buổi/ngày nhằm hạn chế tình trạng
dạy thêm – học thêm không đúng quy định ở nhà trường; Tăng cường giáo dục toàn
diện, giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.
- Có khả năng tự biên soạn nội dung bài dạy buổi học thứ hai đạt hiệu quả.
- Nắm chắc những biểu hiện, diễn biến tâm lý và hoàn cảnh gia đình của học sinh,
nhất là những học sinh chậm tiến.
- Nắm bắt được trình độ học tập của từng đối tượng học sinh lớp 2 buổi/ngày.
- Có điều kiện phát huy giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động
ngoài giờ, vui chơi giải trí lành mạnh.
- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Làm cơ sở, tiền đề cho chủ trương xây dựng trường chuẩn Quốc gia mức độ 2.
* Nhiệm vụ
- Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học lớp 2 buổi/ngày ở trường Tiểu học.
- Thống kê, phân tích những giải pháp mà giáo viên đã sử dụng, đánh giá hiệu quả
của các giải pháp đó.
- Tìm những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. (Kỹ năng soạn
thảo, thiết kế bài dạy buổi học thứ hai của giáo viên theo từng khối lớp).
- Nghiên cứu các dạng bài tập ở buổi học thứ nhất để phát triển thêm ở buổi học
thứ hai.
- Nghiên cứu về khả năng sở trường của từng giáo viên đối với lớp dạy 2
buổi/ngày.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lớp học 2 buổi/ngày như: Các môn
học của buổi học thứ hai, thiết kế giáo án cho bài học.

I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung
- Nghiên cứu các hoạt động học tập, kết quả đạt được của học sinh lớp 2 buổi/ngày

từ năm học 2007 - 2008 đến năm học 2012 – 2013 tại trường Tiểu học Lý Tự Trọng.
- Các hình thức tổ chức, chất lượng giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm lớp học 2
buổi/ngày từ năm học 2007- 2008 đến năm học 2012 – 2013.
2


* Về địa điểm
- Nghiên cứu tại đơn vị trường Tiểu học Lý Tự Trọng và một số lớp ở đơn vị được
chúng tôi thanh tra hàng năm.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát (khảo sát chất lượng học tập, đạo đức của HS).
- Phương pháp nghiên cứu (Tài liệu, các dạng bài tập, trò chơi, trắc nghiệm).
- Phương pháp thực nghiệm (Tổ chức chuyên đề dạy học buổi thứ hai)
- Phương pháp xây dựng giáo án các tiết học buổi thứ hai.
- Phương pháp thực hành, quan sát (GV và HS trong các tiết HĐNGLL).
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Phương pháp thống kê, so sánh.

II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận
“Trong nhiều năm qua “quốc nạn” về dạy thêm học thêm tràn lan bị lên án ở mọi
nơi, mọi lúc, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa ra nhiều quy định có tính chất hành
chính để “dọn dẹp”, nhưng phần lớn không thành công” (Trích cuốn “ Nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý giáo dục tiểu học”, Nhà xuất bản giáo
3


dục). Khi xã hội phát triển, dân trí được nâng cao, nhu cầu học tập của học sinh ngày
càng cao, càng nhiều...Do đó, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là thể hiện vai trò, trách
nhiệm, sự cương quyết của Ban giám hiệu trong công tác quản lý.

Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng, mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm giúp học
sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,
trí tuệ, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học tốt ở bậc trung học cơ
sở.
Để thực hiện mục tiêu trên thì việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở trường chúng tôi
là một yêu cầu cần thiết. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn
học buổi thứ hai lớp 2 buổi/ngày mà vẫn đảm bảo được phương châm của giáo dục tiểu
học là “Học nhẹ nhàng – tự nhiên – hứng thú – hiệu quả”.
Trước yêu cầu trên thầy, cô, những người làm công tác chuyên môn phải hiểu và
phải tìm kiếm những giải pháp giáo dục sao cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thiếu
nhi thông qua các hoạt động vừa học – vừa chơi trong ngày do nhà trường tổ chức. Học
2 buổi/ngày học sinh có đủ thời gian để thực hành, vận dụng, phát triển các kĩ năng và
năng khiếu của mình thông qua các tiết tự học, tiết hoạt động tập thể (buổi thứ hai) học
sinh được vui chơi, giải trí sau những giờ học căng thẳng ở buổi học thứ nhất.
Việc dạy học buổi thứ hai nhằm củng cố và đào sâu các bài học của các môn học
chính, đồng thời học sinh được tiếp cận các dạng bài tập nâng cao hơn so với chương
trình trong sách giáo khoa để các em được phát triển tư duy, nắm vững kiến thức sau
giờ thực hành luyện tập. Vậy muốn nâng cao chất lượng dạy và học buổi thứ hai lớp 2
buổi/ngày thì người giáo viên phải biết chủ động lập kế hoạch dạy học, biết biên soạn
các tiết hướng dẫn tự học, Toán, Tiếng Việt và các tiết HĐTT, HĐNGLL với các nội
dung phong phú như: tổ chức các trò chơi học tập, sinh hoạt ngoại khóa, kể chuyện nêu
gương, vẽ đề tài tự chọn, múa hát theo chủ điểm...
Muốn vậy, người giáo viên phải đủ tự tin, am hiểu đầy đủ nội dung, kiến thức, kĩ
năng cần truyền thụ của từng tiết dạy. Biết tổ chức các hoạt động của thầy và trò một
cách hợp lý, khoa học, biết định hướng các dạng bài tập phù hợp với từng đối tượng học
sinh, kích thích tư duy độc lập, phát huy hết khả năng tiềm tàng của mỗi bản thân học
sinh.
4



Chính vì thế, người giáo viên phải có khả năng ứng xư tốt, thông minh trong xử lý
các tình huống sư phạm, tạo được không khí thân mật, hiểu biết, tin tưởng giữa thầy và
trò trong tiết học.
- Nội dung, phương pháp dạy học phải hướng vào việc tổ chức cho học sinh luyện
tập thực hành; không được thực hiện dạy học giống và lặp lại bài học buổi thứ nhất.
II.2. Thực trạng
a. Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi
Vị trí địa lý của trường nằm trung tâm thị trấn, phụ huynh học sinh có trách nhiệm,
luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí học tập.
Bộ giáo dục, Sở giáo dục đã ban hành nhiều công văn về nội dung, chương trình
dạy học lớp 2 buổi/ngày như CV 7632/BGD&ĐT – GDTH.
Sự quan tâm, hỗ trợ của địa phương, các cơ quan đoàn thể, tổ dân phố đối với các
hoạt động như: văn nghệ, ngoại khóa, tổ chức môn thi đấu trong trường học: bóng đá,
cờ vua.
- Đội ngũ giáo viên dạy lớp 2 buổi/ngày trẻ, nhiệt tình, luôn học hỏi và nâng cao
tay nghề, có kĩ năng sư phạm tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có nhiều giáo viên
giỏi các cấp.
Trường có bề dày về thành tích. Trong 7 năm qua chất lượng học tập của lớp học 2
buổi/ngày được tăng lên.
Có sự quan tâm của Ban Giám hiệu về cơ sở vật chất như: bố trí sắp xếp phòng học
hợp lý, sáng sủa, gọn gàng, có nhà vệ sinh tiện lợi, có sân chơi bóng mát để học sinh
được hoạt động thoải mái.
Các tổ chuyên môn thường xuyên thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ
chức các chuyên đề như: thiết kế bài soạn buổi thứ hai, bài soạn điện tử.
* Khó khăn
- Kinh phí của nhà trường không đủ để đầu tư tất cả các hoạt động ngoại khóa cho
các em, trang thiết bị cho các môn học tự chọn chưa được mua sắm đầy đủ.
- Việc vận dụng các nội dung, phương pháp dạy học ở các tiết học của buổi học thứ
2 chưa thực sự có chiều sâu.

5


- Một bộ phận gia đình coi trọng việc học thêm bên ngoài hơn là học buổi thú hai
ở trường, nặng về kiến thức nâng cao hơn là giáo dục kĩ năng sống thông qua các hoạt
động tập thể.
- Nhận thức của một bộ phận nhỏ giáo viên chưa tâm đắc với việc dạy 2 buổi/
ngày, do phải tới trường nhiều hơn.
- Điều kiện về cơ sở vật chất, phòng học thiếu như: số lớp học 2 buổi/ngày ít,
phòng học môn chuyên biệt (Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh) chưa đủ.
b. Thành công – hạn chế
* Thành công
Với những thuận lợi, khó khăn ở trên, trường chúng tôi đã đạt được những thành
công như sau:
- Chuyên môn đã tổ chức được chuyên đề (Lý thuyết và thực hành) về dạy học các
môn học lớp 2 buổi/ngày có chất lượng.
- Giáo viên đã vận dụng các phương pháp dạy học vào trong giảng dạy như: tổ
chức nhiều nhóm học tập tùy theo trình độ của học sinh (giỏi – khá; trung bình, yếu).
- Nắm được điểm mạnh, điểm yếu của HS và có hướng bồi dưỡng phù hợp.
- Luôn tạo điều kiện cho học sinh thảo luận nhóm, sắm vai, tăng cường trò chơi
học tập trong các hoạt động học.
- Được học nhiều tiết học ngoài trời, được thực hành về an toàn giao thông, được
vui chơi thoải mái bởi trò chơi dân gian…
* Hạn chế
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế nhất định:
- Một số hình thức dạy học còn gượng ép, thiếu sinh động.
- Thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động trò chơi học tập (trò chơi
thiếu thực tế).
- Sự chuẩn bị bài thiếu chu đáo.
- Học sinh chưa có đủ dụng cụ học tập đã làm cho môn học mất đi phần hứng thú,

không tạo ra được hiệu quả cao nhất cho bài học.
- Kế hoạch dạy học chưa được cụ thể và đồng bộ dẫn đến sự thay đổi thường
xuyên của thời khóa biểu.
6


c. Mặt mạnh - Mặt yếu
* Mặt mạnh
- Giáo viên tự tin trong việc thiết kế các tiết dạy của buổi học thứ hai.
- Nắm vững và vận dụng tốt các hoạt động dạy học, các môn hướng dẫn tự học, có
lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao.
- Tạo được môi trường học tập thân thiện.
- Học sinh có nhiều đam mê, năng khiếu các môn Nghệ thuật, Cờ vua, Âm nhạc,
Mĩ thuật...Điều này giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc tạo hứng thú cho học sinh ở
các môn học của buổi thứ hai.
- Phương pháp dạy và học 2 buổi/ngày đã và đang được áp dụng trong thực tế tại
trường nhằm đem lại hiệu quả học cao hơn.
* Mặt yếu
- Học sinh yếu kém, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật tuy
chiếm tỷ lệ rất ít, nhưng có ảnh hưởng tới việc chia nhóm.Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải
có phương pháp dạy đúng đắn, để hòa đồng được tất cả học sinh trong lớp.
- Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy buổi thứ hai đã được đưa ra, song áp dụng
vào thực tế dạy học thì chưa đồng bộ, và chưa được như yêu cầu đặt ra.
- Giáo viên thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động trò chơi học tập,
hạn chế các năng khiếu như hội họa, múa hát, kể chuyện....
d. Các nguyên nhân và các yếu tố tác động
- Nội dung chương trình dạy học buổi thứ hai theo CV 7632 chỉ có phần gợi ý,
không có phần nội dung.
- Giáo viên tự biên soạn, thiết kế các hoạt động dạy học của mình (soạn theo khả
năng của mỗi giáo viên, không có tài liệu nghiên cứu).

- Giáo viên không làm mới được các hoạt động dạy học, dẫn đến tiết học khô khan,
học sinh không hứng thú học tập vì phải làm đi làm lại một số dạng bài tập giống nhau.
- Một số giáo viên chuẩn bị bài chưa chu đáo nên còn lúng túng khi tổ chức các
hoạt động học tập ở các tiết hướng dẫn tự học.

7


Từ những nguyên nhân và các yếu tố tác động trên đòi hỏi người làm công tác
quản lý chuyên môn phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra hướng đi đúng, giúp các em học
tốt các môn học của buổi học thứ hai.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Từ năm học 2007 - 2008 đến năm học 2012 - 2013, trường chúng tôi đã duy trì nề
nếp dạy học lớp 2 buổi/ngày. Tỉ lệ học sinh khá, giỏi trên 80%, không có học sinh yếu
kém, chất lượng học tập của học sinh tăng lên. Đa số giáo viên đã nắm vững mục tiêu,
phương pháp và cấu trúc bài dạy. Nhiều giáo viên đã có tiết dạy giỏi ở các tiết HDTH
Toán, HDTHTV và tiết HĐTT với số điểm đánh giá cao (19; 19,5 và điểm 20).
Trong quá trình thực hiện nội dung dạy học của buổi học thứ hai, nhà trường đã
tiến hành khảo sát năng lực giảng dạy của giáo viên, yêu cầu các khối chuyên môn tiến
hành nghiên cứu kiến thức của khối lớp mình, phân định kiến thức chính khoá thành các
phần trọng tâm. Từ đó định ra các mảng, dạng tăng tiết cho từng môn học, từng nhóm
đối tượng học sinh trong khối. Cụ thể:
+ Khối 1-2: Hệ thống bổ sung những kiến thức học sinh còn gặp khó khăn. Yêu
cầu giáo viên dạy chắc kiến thức cơ bản, chú trọng đến đối tượng yếu khi dạy các tiết
HDTH Toán, HDTH Tiếng Việt, nhằm giúp cho các em biết đọc thông, viết thạo, biết
tính toán trong phạm vi 100. Chú ý đến rèn chữ viết cho học sinh.
+ Khối 3: Yêu cầu giáo viên dạy kỹ các kiến thức trọng tâm để các em thuận lợi
trong tiếp thu các kiến thức ở lớp trên. Yêu cầu giáo viên phải nắm được chương trình
để cung cấp các mảng kiến thức phù hợp cho từng đối tượng. Chú ý đến hướng dẫn
phương pháp tự học cho các em và giáo dục kĩ năng sống trong tiết HĐTT.

+ Khối 4 -5: Yêu cầu giáo viên dạy theo các mảng đã học nhưng phát triển theo
hình thức chuyên sâu và mở rộng cùng với việc bổ sung một số kiến thức mới. Chú ý
cách rèn phương pháp tự học và tự nghiên cứu tài liệu ở tiết HĐNGLL.
+ Đối với học sinh chưa đạt chuẩn (còn yếu kém) cần tập trung vào chuẩn kiến
thức và kỹ năng cơ bản; Giải quyết những kiến thức cơ bản mà học sinh chưa nắm
vững, còn nhầm lẫn…ở buổi học thứ nhất.
Trong quá trình triển khai và thực hiện vẫn còn xảy ra các tình huống ngoài ý
muốn. Chúng tôi xin giới thiệu một số tình huống sau:
8


Một số tình huống thường xảy ra trong các tiết học ở lớp học 2 buổi/ngày tại
đơn vị trường và một số đơn vị bạn:
* Tình huống ở lớp 1D
Trong 1 lần kiểm tra nề nếp đột xuất, chúng tôi vào lớp của cô giáo A, thấy lớp học
rất trật tự, học sinh cả lớp đang viết bài vào vở rèn chữ viết. Chúng tôi hỏi: "Học sinh
đang học môn gì?" Cô giáo B trả lời: "Tiết hoạt động tập thể." Giáo viên dạy tiết HĐTT
là đúng theo thời khóa biểu. Điều đáng nói ở đây là giáo viên đã không thực hiện
nghiêm túc kế hoạch bài học cho tiết HĐTT, học sinh không được tiếp thu bài học bằng
các trò chơi học tập hay các dạng bài tập có lồng ghép kĩ năng sống.
* Tình huống ở lớp 2D
Trong tiết dạy HDTV, giáo viên B đã nêu yêu cầu của bài học như sau: "Cô đã
chuẩn bị rất nhiều lá thăm có các bài Tập đọc và học thuộc lòng tuần 15 và 16, cô sẽ
gọi khoảng 7 bạn của mỗi tổ lên bốc thăm và đọc, kết hợp trả lời câu hỏi mà cô đưa
ra." Suốt thời gian 35 phút, giáo viên B chỉ thực hiện một hoạt động luyện đọc được lặp
đi lặp lại một cách nhàm chán, thiếu linh hoạt. Tiết học khô khan, đơn điệu, học sinh dễ
chán học và mệt mỏi.
* Tình huống ở lớp 3B
Trong 1 tiết dự giờ của buổi học thứ 2 (tiết HD Toán). Cô giáo C đã giới thiệu bài
như sau: "Tiết học Toán, phần luyện tập chung, trang 125 của buổi học thứ nhất các em

đã được học và làm bài tập 1 và 2, ở tiết ôn luyện chiều nay cô trò chúng ta sẽ giải
quyết tiếp phần bài tập còn lại.". Như vậy cô giáo A đã không hoàn thành yêu cầu bài
tập của buổi học chính khóa.
* Tình huống ở lớp 4A
Khi dạy tiết GDTT, giáo viên D gọi lớp trưởng lên bục giảng và nói với cả lớp:"
Hôm nay bạn lớp trưởng sẽ cho cả lớp sinh hoạt. Lớp trưởng sẽ đưa ra nhận xét, đánh
giá, phê bình những bạn không thuộc bài, đi học muộn, thiếu nghiêm túc trong giờ học
và gọi tên các bạn lên bục giảng để nhận lỗi trước lớp." Giáo viên D đã giao toàn bộ
công việc cho lớp trưởng, không thể hiện được vai trò của mình trong tiết học. Giáo

9


viên D đã không xác định được mục tiêu của tiết học, cũng như chưa làm tốt công tác
chủ nhiệm. Với cách dạy này, học sinh sẽ có cảm giác lo sợ khi đến tiết sinh hoạt lớp.
* Tình huống ở lớp 5C
Trong 1 tiết dự giờ tại lớp, cô giáo H, sau khi giới thiệu bài xong cô giáo đã nêu:
“Trong nội dung bài ôn luyện toán hôm nay, cô cùng các em thực hiện 3 bài tập cơ bản,
trong đó có bài tập 2 (trang 57 - SGK Toán 5 – Tập 1) đã được giảm tải, nhưng ở tiết
học này, cô có 1 yêu cầu: Các bạn học sinh khá giỏi sẽ giúp các bạn học yếu hơn làm
thêm bài tập này” Như vậy cô giáo H đã không thực hiện nghiêm túc nội dung dạy học
theo chuẩn KT – KN, học sinh phải học kiến thức nhiều hơn, nặng hơn.
Từ những phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra, chúng
tôi thấy được ưu điểm và những tồn tại trong dạy học các tiết học của buổi học thứ hai,
lớp 2 buổi/ ngày và mạnh dạn đưa ra các giải pháp sau.
II.3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Giáo viên tìm ra được hướng đi đúng trong thiết kế giờ dạy các tiết của buổi học
thứ hai.
- Biết vận dụng các kĩ năng, năng khiếu của bản thân trong việc lập kế hoạch bài

học cho các tiết hướng dẫn Toán, Tiếng Việt, hoạt động tập thể và giáo dục ngoài giờ
lên lớp.
- Có khả năng sáng tạo một cách linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học theo
hướng tích cưc, hợp tác.
- Có điều kiện phát huy hết khả năng vốn có của mình và thổi được luồng không
khí mới và vui tươi vào các giờ học buổi thứ hai.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Nhóm giải pháp dạy môn Tiếng Việt buổi thứ hai
Trước hết chúng ta cần hiểu rõ mục tiêu của các giờ học Tiếng việt buổi thứ 2 là
rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và phải luyện tập để biến kỹ năng mà học sinh đã
học thành kỹ xảo trọng thực hành bài tập và thể nghiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng
ngày.Vậy người giáo viên phải lập kế hoạch bài dạy, thiết kế giáo án tiết Tiếng Việt buổi
chiều như thế nào cho hiệu quả.
10


Sau đây là một số minh họa mà tại đơn vị trường chúng tôi đã thực hiện nhằm so
sánh nội dung bài dạy buổi học thứ nhất và buổi học thứ hai:
Dạy ôn học vần buổi thứ hai (lớp một):
+ Buổi thứ nhất:
- Phần kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra bài học trước.
- Giới thiệu vần mới, dạy đánh vần, ghép, viết vần mới, đọc tiếng từ mới, đọc từ
câu ứng dụng và luyện nói. Mức độ yêu cầu là học sinh “biết”.
+ Buổi học thứ hai:
- Phần kiểm tra bài cũ: Giáo viên cho cả lớp khởi động: Hát vui hoặc trò chơi: lời
chào, mưa rơi…
- HS luyện đọc, viết, nói các tiếng, từ chứa vần vừa học (có trong bài và ngoài bài).
Yêu cầu là thành thạo.
- Bài học chính khóa mang nội dung chính thì bài ôn luyện là luyện tập thực hành
và mở rộng.

+ Ví dụ về một số hoạt động dạy học cơ bản: Bài 54: ung - ưng
Buổi thứ nhất
Buổi thứ hai
- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài - Khởi động: Hát, trò chơi vui nhộn…
học trước
- Giới thiệu vần mới: ung

- Luyện đọc cả bài đã học: bài 54: ung - ưng

- Hoạt động 1: Luyện đọc: ung – - Hoạt động 1: Tập ghép tiếng có vận mới học:
súng – bông súng

dùng bằng bảng cài, mỗi học sinh tự ghép một phụ

- Giới thiệu vần mới: ưng

âm đầu với một vần vừa học và một dấu thanh để

- Luyện đọc: ưng – sừng – sừng được một tiếng mới.
hươu.
- Tập đọc các từ ứng dụng: cây - Cả lớp lần lượt đọc tiếng mới ghép được cho các
sung, trung thu, củ gừng, vui bạn nghe.
mừng.
- Hoạt động 2: Tập viết: ung, ưng, - Hoạt động 2: Tìm và đọc, viết các từ ngoài bài
bông súng, sừng hươu.

có vần ung – ưng vừa học : thung lũng, sung
sướng, lũng lẳng, lung tung, củng cố, tưng bừng,
xây dựng, rừng cây, quả trứng.
11



- Hoạt động 3: Tập đọc bài ứng - Hoạt động 3: HS giỏi có thể so sánh cách viết
dụng, tìm từ có vần mới học:
Không sơn mà đỏ

một số từ có điểm giống và khác nhau: sung/
súng, đứng/ đừng…

Không gõ mà kêu
Không khều mà rụng
- Luyện nói theo chủ đề: Rừng, - Luyện nói theo nhóm: mỗi nhóm tự chọn một
thung lũng, suối đèo.

chủ đề (tên chủ đề có tiếng chứa vần mới học) và
luyện nói theo chủ đề đó trước lớp. HS trong
nhóm, ngoài nhóm nghe và chỉ ra các từ đã nói có
chứa vần mới học.

Củng cố: Học sinh đọc lại vần,

- Trò chơi” Ai nhanh, ai đúng” chọn tiếng có vần

tiếng, từ mới học.
Dạy ôn Tập đọc buổi thứ 2:

vừa học gắn lên bảng phụ.

+ Buổi thứ nhất: Giáo viên hướng dẫn đọc bài, luyện phát âm từ khó mà học sinh
khó phát âm hoặc đọc tiếng địa phương (phương ngữ), tìm hiểu bài, luyện đọc. Yêu cầu

là học sinh “thực hiện đúng”.
+ Buổi thứ hai: Rèn luyện cho các em các kỹ năng đọc, nghe, nói, viết, sau đó
giáo viên luyện đọc từng câu, đoạn, cả bài tập đọc; luyện đọc đoạn văn dài, luyện nghe
và cảm thụ nội dung, ý nghĩa bài đọc; kể, hoặc nêu lại nội dung đã nghe bằng lời văn
của bạn. Yêu cầu là “tự nhiên, thành thạo”.
Ví dụ: Về nội dung dạy học cơ bản: Bài Mẹ ốm (Tập đọc lớp 4)
Buổi thứ nhất
- Giới thiệu bài: Mẹ ốm

Buổi thứ hai
- Khởi động: Cả lớp hát những bài hát về mẹ
- Hoạt động 1: Luyện đọc cả bài (chú ý nhịp

- Hoạt động 1: Luyện đọc bài thơ, cách ngắt nghỉ).
(đoạn, cả bài);

- Phát âm từ khó: (các từ ngữ hay nhẫm lẫn
các phụ âm l/n, v/d, ch/tr..):

- Phát âm từ khó: cơi trầu, khép - Tìm hiểu nghĩa các từ khó hiểu: diễn kịch,
lỏng; cuốc cày, lần giường…

chắt dồn, vai chèo, cơi trầu, mưa rào…
- Hoạt động 2: HS nêu cảm nhận của mình

- Hoạt động 2: Tìm hiểu bài về những hình ảnh trong bài.
12


(đọc và trả lời các câu hỏi tìm - VD: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu

hiểu bài)

thảo, lòng biết ơn với người mẹ bị ốm..

- Nêu được ý của từng đoạn. nội
dung chính của cả bài.
VD: khổ thơ 1;cho biết mẹ bạn - Bằng lời văn của mình nói hoặc viết kể lại
nhỏ bị ốm,

nội dung bài: Mẹ ốm.

Khổ thơ 3: sự quan tâm chăm
sóc của xóm làng đối với mẹ
bạn nhỏ.

- Hoạt động 3: Viết một đoạn văn nói về ý

- Hoạt động 3: Luyện đọc diễn nghĩa của bài đọc hoặc ý nghĩa của một đoạn
cảm : đọc đúng câu, đoạn, đọc thơ mà em thích, theo ý hiểu của em.
hay và đọc diễn cảm.

- Học sinh cá nhân viết.

- Thi đọc diễn cảm giữa các tổ,
nhóm.
Bài Tập đọc Ê-mi-li-con (Tập đọc lớp 5 – Tuần 5)
Ở tiết học thứ hai chúng tôi cho học sinh luyện đọc. Học sinh trung bình và yếu thì
luyện đọc đúng, đọc lưu loát, học sinh khá giỏi chúng tôi cho luyện đọc và thi đọc diễn
cảm bài thơ, (kỹ năng thể hiện sự tự tin), học sinh khá giỏi nêu cảm xúc của em khi
học bài thơ. (kỹ năng tư duy sáng tạo).

Cũng có thể cho Học sinh suy nghĩ với kỹ thuật “Trình bày 1 phút” tôi cho học
sinh nêu trước lớp một cách ngắn gọn cảm xúc của em đối với chú Mo-ri-xơn, với tội ác
của Giôn-xơn. (kỹ năng thuyết trình).
Trái lại, với phân môn LTVC: Bài: Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối;
( Tiếng Việt 5, Tuần 27) Giáo viên dựa vào nội dung của bài học để biên soạn các dạng
bài tập vui, kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Ví dụ: Mẫu chuyện vui dưới đây có một chỗ dùng sai từ để nối, em hãy chữa lại
cho đúng.
“- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?
- Bố viết được.
- Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.
13


- ? ?”
Giáo viên cho cả lớp đọc thầm mẫu chuyện vui, suy nghĩ phát hiện chỗ dùng từ nối
sai.
Giáo viên gắn bảng phụ có tờ phiếu phô tô mẫu chuyện vui, mời 1 học sinh lên
bảng gạch dưới từ nối dùng sai, sửa lại cho đúng. Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại
cách chữa đúng:
Cách chữa: Thay từ nhưng bằng: vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì.
Câu văn sẽ là:
- Vậy (vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì) bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên
lạc cho con.
- HS đọc thầm lại mẫu chuyện vui, nhận xét về tính láu linh của cậu bé.
Hoặc giáo viên cho các từ ngữ nối cho trước như: Đến khi, rồi, nhưng, mãi đến…
Sau đó giáo viên cho học sinh xây dựng tình huống:
Ví dụ: Đến khi mùa phượng nở rộ trên cành, những bông hoa đỏ rực khoe sắc.
Rồi sau đó những chùm quả nhú ra trông thật dễ thương.
Bài soạn chuyên đề: Người thực hiện: Phan Thị Hợi (lớp 2)

Tiết: Luyện từ và câu: Luyện tập (Tuần 26)
I. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Củng cố về tìm và đặt câu hỏi cho bộ phận “ Như thế nào?”.
+ Củng cố kĩ năng đáp lời cảm ơn, xin lỗi của người khác.
+ Củng cố một số từ ngữ về chim chóc, muông thú.
- Kĩ năng:
+ HS đặt đúng câu hỏi, tìm đúng bộ phận trả lời cho câu hỏi “Như thế nào?” (học
sinh trung bình).
+ Đặt được câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ Như thế nào?” (HS K - G)
+ Nêu đặc điểm của các vật trông qua trò chơi.
* KNS: KN làm việc nhóm, KN thể hiện sự tự tin; KN giao tiếp, ứng xử
- Thái độ: Biết cách ứng xử tốt trong giao tiếp hàng ngày; Có ý chăm sóc, thức bảo
vệ các loài vật.
14


II. Chuẩn bị: Một số BT để HS luyện tập; ảnh các con vật, phiếu BT nhóm.
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
1. Ổn định lớp

tg
1’

Hoạt động của học sinh

2. Kiểm bài cũ: Không
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: nêu ND,yêu cầu tiết


- Học sinh theo dõi
2’

học
b. Tiến hành luyện tập
* Hoạt động 1: Củng cố cách đặt câu
hỏi cho bộ phận” Như thế nào?”

* Hoạt động cả lớp
6’

Bài tập 1: Tìm bộ phận trả lời cho câu
hỏi “ Như thế nào?”trong các câu sau:

- Học sinh suy nghĩ và phát biểu, lớp nhận

a. Mùa hè, tiếng ve kêu râm ran.

xét thống nhất kết quả:

b. Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương
đưa.

a. Mùa hè, tiếng ve kêu râm ran.

Cho học sinh đặt câu hỏi cho bộ phận

b. Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.


vừa tìm được.

- HS nối tiếp nhau đặt câu hỏi
+ Mùa hè, tiếng ve kêu như thế nào?

GV chốt: Muốn hỏi về thời gian, ta

+ Cây bưởi sau nhà như thế nào?

dùng câu hỏi “ khi nào?”
Muốn hỏi về nơi chốn, ta dùng câu
hỏi “ở đâu”

- HS lắng nghe

Muốn hỏi về nguyên nhân, ta dùng
câu hỏi “ vì sao”?
Muốn hỏi về đặc điểm ta dùng câu hỏi
“ như thế nào?
Bài tập 2: Gạch dưới bộ phận trả lời

8’

cho câu hỏi “ Như thế nào?”

* Hoạt động theo nhóm

a. Chú sóc chuyền từ cành này sang

- Nhóm học sinh trung bình:


cành khác nhanh thoăn thoắt.

a. Chú sóc chuyền từ cành này sang cành
15


b. Khóm nhài trong vườn nở hoa trắng

khác nhanh thoăn thoắt.

muốt.

b. Khóm nhài trong vườn nở hoa trắng

- GV chữa bài, cho học sinh đặt câu

muốt

hỏi cho bộ phận đã tìm được

+ Chú sóc chuyền từ cành này sang cành
khác như thế nào?
+ b. Khóm nhài trong vườn nở hoa như

Bài tập 3: Đặt câu có bộ phận trả lời

thế nào?

cho câu hỏi “ Như thế nào?”


* Hoạt động theo nhóm

- Tổ chức chữa bài trên bảng lớp

- Nhóm học sinh khá giỏi.

* Hoạt động 2: Luyện nói lời đáp
trong một số tình huống

* Hoạt động nhóm đôi (đóng vai)

Bài tập 4:

- Học sinh làm việc theo cặp

a. Một cụ già cảm ơn em vì em đã dẫn 10’
cụ qua đường.

- HS thảo luận theo cặp và đóng vai
2 cặp học sinh thể hiện.
(Không có gì đâu bà ạ. Bà đi cẩn thận

b. Khi bạn xin lỗi vì đã làm bẩn quần

nhé)

áo em

- 1 cặp học sinh xung phong đóng nhanh

tình huống b.
- Không sao đâu, lần sau bạn phải cẩn

GV chốt: Khi gặp các trường hợp

thận hơn nhé.

người khác cảm ơn hay xin lỗi mình
thì các em cần phải đáp lại người đó
với thái độ thân thiện, lễ phép,..

* Hoạt động cả lớp.

* Hoạt động 3: “Đoán tên con vât”
- GV gắn ảnh các con vật lên cho HS
nêu tên con vật, đặc điểm con vật
- Cho 3 HS lần lượt lên cầm ảnh con

- HS nêu tên và một vài đặc điểm của
8’

từng con vật.

vật cho cả lớp đặt câu hỏi đoán tên
con vật.

- Cả lớp đặt câu hỏi cho bạn cứ hỏi
16



VD: bạn mang tên con hổ
Bạn có thích ăn cà rốt không? (sai)
Chốt ND liện hệ giáo dục bảo về các

Bạn có tính hay tò mò phải phông? (sai)

vật nuôi, chim choc, muông thú.

Bạn có bộ lông vằn phải không? (Đ)

- Cho cả lớp đọc bài “ Vè chim”

Bạn rất hung dữ phải phông?(Đ)

4. Củng cố

Vậy bạn là con hổ phải không? (Đ)

- Hệ thống nội dung bài ôn.
- HS lắng nghe
2’ - HS nhắc lại nội dung bài.
* Nhóm giải pháp dạy môn Toán buổi thứ hai:
Về nguyên tắc, không thêm nội dung kiến thức mới mà chủ yếu là luyện tập, khai
thác sâu phần kiến thức đã có trong sách giáo khoa, hình thức tổ chức phong phú, đa
dạng như trò chơi, thi giải toán…giữa các cá nhân, tổ, nhóm. Sau đây là gợi ý để giáo
viên làm căn cứ soạn nội dung phù hợp với trình độ học sinh lớp mình phụ trách:
- Buổi thứ nhất: Tìm hiểu kiến thức mới rút ra công thức tính hay quy tắc, làm các
bài tập vận dụng. Mức độ yêu cầu là học sinh “thực hiện đúng”.
- Buổi thứ hai: Học sinh rèn các kỹ năng làm tính, làm toán, giải bài toán có liên
quan đến kiến thức đã học. Tổ chức làm bài tập theo các dạng, các kiểu bài: giải toán,

làm tính bằng nhiều cách. Mỗi dạng bài tập cần được luyện đi luyện lại nhiều lần.
Yêu cầu “Nắm chắc, thực hiện thành thạo”. Vậy giáo viên phải sáng tạo các dạng
bài tập thành các trò chơi học tập sao cho phù hợp với trình độ của học sinh theo nhóm
đối tượng (Giỏi – Khá; Trung bình; Yếu).
- VD về nội dung dạy học cơ bản. Bài: Biểu thức có chứa hai chữ. Toán 4
Buổi thứ nhất
Buổi thứ hai
1. Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ, 1. GV tổ chức cho HS làm các bài tập rèn
tính giá trị của biểu thức chứa hai chữ: luyện kỹ năng: (Dựa vào các kiểu bài tập ở
Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5

giờ học buổi thứ nhất)

2. Luyện tập: HS làm các bài tập:
+ Bài tập 1: Đọc biểu thức trong bài, sau
17


đó làm bài. (HS nghe GV đọc để viết)

+ Bài tập 1: Đọc biểu thức trong bài:

Nếu a = 10 và b = 25 thì giá trị của biểu (Một bạn đọc biểu thức,( nếu c = 14 và d =
thức a + b = 10 + 25 = 35

27 thì giá trị của biểu thức c + d là:) bạn
khác đọc giá trị của biểu thức(c + d = 14 +
27 = 41) cả lớp nghe và viết vào vở. HS cả
lớp thay nhau, lần lượt đọc biểu thức và


+ Bài tập 2: Giáo viên yêu cầu học sinh tính giá trị biểu thức do mình tự chọn để
đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
a
b
axb
a:b

12 28 60 70
3
4
6
10
36 112 360 700
4
7
10
7

các bạn viết)
15
5
75
3

+ Bài tập 2: Viết giá trị thích hợp của biểu
thức vào ô trống:
a
b
axb
a:b


+ Bài tập 3: Yêu cầu học sinh nêu giá trị
của a dòng 1, giá trị của b dòng2, giá trị

12
5
5

7896 3409 720 810
4

7

8

9

của biểu thức a x b, dòng cuối là biểu thức
a : b; Yêu cầu học sinh làm bài

+ Bài tập 3: Trò chơi: Ai đúng, ai sai
Giáo viên cho giá trị của biểu thức:
a + b là 275, tính b, nếu a = 125, a =135, a
= 145, a = 155. học sinh gắn kết quả vào
biểu thức: GV tổ chức cho HS chơi và thi
nhanh theo nhóm.

- Đối với lớp học 2 buổi/ngày, sách bài tập trắc nghiệm có các dạng bài tập rất hay.
Vì vậy giáo viên cần tận dụng tài liệu này để hướng dẫn học sinh tự học có hiệu quả.
Khi cho bài tập nên cho các ví dụ trong sách bài tập, các ví dụ này đều có hướng dẫn và

phân dạng. Như vậy học sinh sẽ tự học một cách hệ thống ngay từ đầu (nếu chỉ làm bài
tập trong sách giáo khoa thì việc phân dạng bài tập sẽ khó khăn hơn với học sinh).
Bài soạn chuyên đề: Người thực hiện: Đoàn Thị Nguyên (lớp 2).
Tiết: Toán: Luyện tập (Tuần 26).
I. Mục tiêu:
18


- Biết giải toán “ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị“,viết và tính được giá trị của
biểu thức.
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán.
- Giáo dục HS ý thức trình bày bài khoa học.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, bảng nhóm, phiếu nhóm, các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
1. KT bài cụ : Gọi hai em lên

Tg
Hoạt động của học sinh
2’ - Hai em lên bảng làm lại BT1 và 2 tiết

bảng làm lại BT1 và 2 tiết trước.

trước.

- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới : GT nêu mục tiêu của

1’


- Lắng nghe GV giới thiệu bài

tiết học.
Hoạt động 1: Luyện tập

30’

Bài 2: Ghi tóm tắt lên bảng, gọi
HS nhắc lại bài toán.

- 1HS đọc bài toán

- Hướng dẫn HS phân tích bài

- Phân tích bài toán.

toán.

- Lớp làm vào vở.1HS lên bảng giải
bài
Giải: Số hộp phấn màu có trong hộplà
1625 : 5 = 325 (hộp)

- Chấm vở một số em, nhận xét

Số hộp phấn màu 6 xe như thế là:

chữa bài

325 x 6 = 1950 (hộp)

Đáp số: 1950 hộp phấn
- Hs đọc và tìm hiểu đề bài.

Bài 3: GV treo bảng phụ có kẻ

- Điền số thích hợp vào ô trống

sẵn SGK.

- Điền số 8 km. Vì bài cho biết 1 giờ đi

- Bài toán yêu cầu chúng ta làm

được 4 km. Số điền ở ô trống thứ nhất

gì?

là số km đi được trong 2 giờ, ta có

- Trong ô trống thứ nhất em điền

4 x 2 = 8 km. Điền 8 km vào ô trống.

số nào? Vì sao?

TG
19

1 giờ 2 giờ 4 giờ


3 giờ


Tổ chức trò chơi: “ Ai nhanh, ai

đi


đúng” vơi các số GV nghĩ ra như
sau: 5 giờ, 6 giờ, 7 giờ
3’
- GV chữa bài ghi điểm.
Bài 4: Yêu cầu các tổ thi đua làm
nhanh kết quả vào bảng phụ.
- Mời các tổ gắn kết quả lên bảng
lớp.
GV nhận xét, ghi điểm
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3/ Củng cố - Dặn dò :

4 km 8 km ….km …km

đi
- Đại diện 3 tổ lên chơi, lớp nhận xét
bổ sung.
a. 32: 8 x 3

b. 45 x 2 x 5

- Các tổ gắn kết quả

a. 32: 8 x 3
=4x3
= 12

b. 45 x 2 x 5
= 90 x 5
= 450

Cả lớp cổ vũ nhiệt tình

- Nêu các bước giải Bài toán giải
bằng hai phép tính.

HS nhắc lại

* Nhóm giải pháp dạy tiết Hoạt động tập thể:
Hoạt động tập thể là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác
tích cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm giúp các em làm quen với thầy cô giáo, bạn bè,
sự gần gũi yêu thương của tình thầy trò tạo nên môi trường học tập và rèn luyện thân
thiện, tích cực và hiệu quả.
Đồng thời, thông qua các hoạt động tập thể để nâng cao nhận thức của học sinh về
truyền thống của nhà trường; tiếp cận với các trò chơi vận động, quan sát, ứng xử, giúp
các em biết tự giáo dục, từ rèn luyện, tự hoàn thiện mình.
Hiện nay, trường có tỷ lệ 80% số học sinh học bán trú. Phần lớn thời gian các em
được học tập, vui chơi và rèn luyện tại trường. Nên chúng tôi tập trung rèn kỹ năng
sống cho học sinh mọi lúc, mọi nơi, lồng ghép trong các môn học và mọi hoạt động của
nhà trường. Các em được rèn luyện những kỹ năng cơ bản, quan trọng trong văn hóa
20



giao tiếp của cuộc sống hàng ngày như cách cầm thìa, cầm đũa, cách mời cơm trước khi
ăn; việc vệ sinh cá nhân, cách chào hỏi bạn bè, thầy cô, người lớn...Để từ đó các em
từng bước xây dựng các kỹ năng như: tự chăm sóc bản thân, giúp đỡ lẫn nhau, kỹ năng
giao tiếp, ứng xử các tình huống hàng ngày, ý thức xây dựng đoàn kết tập thể, vệ sinh
sức khoẻ, ăn uống…
Ở những tiết học của buổi thứ nhất, học sinh đã được tiếp thu các môn học theo
TKB chính khóa, giờ học chưa có nhiều hoạt động trò chơi học tập. Do đó không tránh
khỏi tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy ở buổi học thứ hai chúng ta nên lồng ghép,
thay thế những bài học đó thành những bài ca, điệu múa, vở kịch hay trò chơi...Các hoạt
động này không những giúp cho các em tiếp thu bài một cách thoải mái, tự nhiên, mà
các em còn được vui chơi thư giãn trong từng tiết học. Vì thế, tiết hoạt động tập thể là
tiết học mà các em thích nhất.
Tiết hoạt động tập thể sẽ rèn cho học sinh một số kỹ năng sống như: Kỹ năng thể
hiện sự tự tin, kỹ năng phản ứng nhanh. Vì vậy, chúng tôi đã tổ chức ra các phần thi
như: giải nhanh câu đố, thi hát với một từ hoặc chủ đề cho trước (về thầy cô, về mẹ, quê
hương...)
Hình thức tổ chức các hoạt động học tập như sau:
Chủ đề
Thầy cô
Mẹ
Mái trường

Chọn từ
bục giảng
mùa xuân
cô giáo

Tên bài hát
Bụi phấn
Bông hồng nhỏ

Đi học

Trò chơi
Hát tiếp sức
Hát tiếp sức
Hát tiếp sức

Cách chơi
1 em chọn từ và
1 em hát đúng
tên bài hát

Giáo viên cho một chủ đề “Ngày hiến chương nhà giáo” sau đó cho học sinh làm
việc theo nhóm (chia nhóm theo sở thích). Những em có cùng sở thích sẽ ngồi cùng một
nhóm để thực hiện một công việc yêu thích.
Ví dụ: - Nhóm Họa sĩ (các em sẽ vẽ tranh ảnh chủ đề ngày 20 - 11).
- Nhóm Nhà thơ (các em sáng tác thơ, văn về chủ đề 20 – 11, 8 - 3).
- Nhóm Hùng biện (các em sẽ trao đổi nhanh và cử một bạn lên hùng biện về
ngày 20 – 11, 8 - 3).

21


Như vậy, với cách chia nhóm theo sở thích đã rèn cho các em một số kỹ năng sống
như: Kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng hợp tác tích cực, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng
thể hiện sự tự tin.
Bài soạn chuyên đề: Người thực hiện: Phạm Thị Hồng Hạnh (lớp 3)
Tiết : Hoạt động tập thể (Tuần 26)
Bài: Chủ điểm: Trường học – Trò chơi học tập.
I. Mục tiêu:

- Mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ về trường học.
- Tìm nhanh các từ từ ngữ chỉ hoạt động ở trường. Hát được các bài hát đã học ở
lớp 3.
- HS thêm yêu và gắn bó với trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một chú tễu, bảng kẻ sẵn ô chữ, các bài hát đựng trong hộp giấy.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
1. Ổn định

TG
Hoạt động học
1’ - Cho HS hát một bài

2. Bài mới
a. Giới thiệu bài

3’

- GV dùng hình ảnh chú Tễu để

- HS lắng nghe

giới thiệu bài:

- HS nhắc lại

- Chú Tễu cho HS chơi trò chơi
để thực hiện màn chào hỏi:
Trò chơi: Lời chào

- Hướng dẫn HS chơi:
GV cho tập thể HS chơi học các

HS chơi nháp theo hướng dẫn của GV

động tác:

+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức
Đội.
+ Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi

- GV hô các lời chào và làm các

xuống.

động tác, HS hô to và làm theo.

+ Chào em: tay đưa ra phía trước như
22


- Nêu luật chơi: Ai làm khác với

động tác mời.

lời hô của GV là sai, làm không

- HS làm theo lời hô của cô giáo chứ


rõ động tác là sai.

không làm theo động tác của cô.

HĐ1: Trò chơi ô chữ
- GV hướng dẫn cho các em
chơi: Tìm Các từ hàng ngang là

20’

- HS làm theo hướng dẫn của cô

từ chỉ hoạt động quen thuộc của
HS trong nhà trường. Ngoài các
chữ cái trong từ hàng dọc, GV
đưa thêm các chữ cái đầu của
mỗi hàng ngang trong trường
hợp HS gặp khó khăn. HS chọn
hàng ngang bất kì để giải ô chữ
chứ không nhất thiết phải chọn
lần lượt.

1
V
2
K
3 S
4
H
5

H
6
L
7
V
8
T

H
O

T
Đ

N
G

- Hàng ngang thứ 1: Từ có 7
chữ cái: Đây là một hoạt động
mà học sinh rất thích khi sau khi
học xong: ( vui chơi)
- Hàng ngang thứ 2: Từ có 5
chữ cái: Đây là một hoạt động
có hai đội chơi cùng nhau kéo
một cái dây ( kéo co)
- Hàng ngang thứ 3: Từ có 11
chữ cái: Đây là một hoạt động
dành cho các em học sinh lớp 1,
2, 3 ở trường mình được tổ chức
sau giờ chào cờ ( Sinh hoạt sao)


Đáp án: Các từ ngữ hàng ngang lần lượt
là: vui chơi, kéo co, sinh hoạt sao, học
tập, hát đồng ca, lao động, vẽ tranh,
trồng cây
Từ hàng dọc là: Hoạt động
( Đây chính là các hoạt động mà em học
sinh nào cũng được tham gia trong
trường học)

- Hàng ngang thứ 4: Từ có 6
chữ cái: Đây là hoạt động chính
23


của người học sinh ( Học tập)
- Hàng ngang thứ 5: Từ có 9
chữ cái – Đây là từ đông người
hát chung một bài hát

( Hát

đồng ca)
- Hàng ngang thứ 6: Từ có 7
chữ cái – Đây là từ chỉ hoạt
động làm sạch trường lớp ( Lao
động)
- Hàng ngang thứ 7: Từ có 7
chữ cái – Đây là từ chỉ hoạt
động của HS trong giờ mĩ thuật

( vẽ tranh)
- Hàng ngang thứ 8: Từ có 8

10’

- HS làm theo cô giáo” Vừa hát vừa

chữ cái – Đây là từ hoạt động

truyền hộp, kết thức bài hát người đó

của HS làm để có một vườn cây

phải hát.

( trồng cây)

- Lưu ý : khi đến tay mình thì phải cầm

- GV tổng kết trò chơi – nhận

không được đưa cho bạn khác nữa.

xét đội thắng cuộc
HĐ2: Trò chơi - Hát truyền hộp

2’

- Gv cho HS hát - truyền hộp
cho đến khi hết bài hát mới thôi.

- GV nhận xét chung
3. Củng cố - Dặn dò
- GV nhắc lại các HĐ vừa thực
hiện trong giờ học
Như vậy các tiết học buổi thứ hai ở các VD trên, ta thấy:
- Nội dung ôn luyện gắn liền với bài đã học, thuộc phạm vi kiến thức bài đã học ở
buổi thứ nhất, không vượt ra ngoài.
- Nội dung bài tập là các bài luyện tập, thực hành, rèn luyện kỹ năng.
24


- Các bài luyện tập được trình bày dưới nhiều hình thức, kiểu dạng khác nhau để
học sinh được rèn luyện kỹ năng và nắm kiến thức một cách đầy đủ.
- Tất cả các bài tập đều phù hợp, vừa sức để mỗi học sinh đều có thể tự mình thực hiện
được (mức độ tùy theo năng lực của từng em) nên mỗi em đều có thể chủ động tự học và hứng
thú với việc học.
* Nhóm biện pháp dạy tiết Hướng dẫn tự học:
Tiết HDTH là thực hành kiến thức đã học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành
yêu cầu bài tập, hoặc bồi dưỡng năng khiếu các môn tự chọn, Âm nhạc, Mĩ thuật, Khoa học,
Lịch sử, Địa lý…
Ví dụ: Tiết HDTH (lớp 5): Yêu cầu bài tập: Em hãy vẽ tranh đề tài tự chọn.

Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, chia bảng lớp thành 3 cột, mỗi nhóm cử 01 bạn
lên bảng.
Nhóm 1: Thi vẽ đề tài: Quê hương em
Nhóm 2: Thi vẽ đề tài: Vui chơi trong sân trường
Nhóm 3: Thi vẽ đề tài: Chú bộ đội
Giáo viên gọi HS nhận xét 3 bức vẽ, kết luận, ghi điểm. Sau đó giáo viên cho học
sinh trong nhóm thảo luận nội dung bức tranh của nhóm mình rồi viết ra bảng phụ:


Đoạn mở bài của mỗi bức tranh
Em được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất ba
Tổ 1: Đề tài:

gian màu mỡ. Nơi đây có rừng cao su bạt

Quê hương em

ngàn, có hương cà phê thơm lừng ngây
ngất, Quê em có cái tên gọi thật dễ thương,
EaH’Leo.

Tổ 2: Đề tài:
Vui chơi trong sân trường

Tiếng trống trường dòn tan vang lên,
tùng...tùng...tùng báo hiệu giờ ra chơi đã
đến, từ khắp các cửa lớp, học sinh ùa ra
sân như đàn ong vở tổ.
25


×