Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

nhung luu y khi dung phan rom cho con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.37 KB, 5 trang )

Những lưu ý khi cho bé dùng phấn rôm
Việc dùng không đúng cách hay lạm dụng phấn rôm sẽ gây ra những tác hại nguy
hiểm cho trẻ, đặc biệt là bé gái.
Phấn rôm là loại mỹ phẩm thông dụng được các gia đình sử dụng rất nhiều cho trẻ
nhỏ nhất là với trẻ sơ sinh. Báo cáo từ các Trung tâm kiểm soát chất độc các nước
cho thấy phấn rôm tiềm ẩn những nguy hại khó lường đối với sức khỏe trẻ nhỏ mà
ít người được biết.
Phấn rôm dễ gây kích ứng cho da của trẻ nhỏ

Thành phần chính của phấn rôm bao gồm bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất béo
và một số chất tạo mùi thơm. Bột talc – một khoáng chất rất mềm – có tác dụng
hút ẩm nên được dùng để thoa lên các vùng da có nếp gấp như cổ, bẹn, nách nhằm
tránh hăm ướt. Tuy nhiên, khả năng thấm hút của phấn rôm lại không bằng việc sử
dụng tã, đồng thời dễ gây kích ứng cho da của trẻ. Ngoài ra, tác dụng chống ma sát
của phấn rôm cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Phấn rôm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ
Trái với suy nghĩ thông thường, phấn rôm không có tác dụng trị rôm sảy như nhiều

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


người nghĩ, thậm chí những bột phấn li ti còn làm bít lỗ chân lông gây ra bệnh
viêm da, hăm da nặng cho trẻ.
Phấn rôm có thể gây tắc nghẽn đường thở

Không chỉ thẩm thấu qua da, phấn rôm cũng dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ
thể trẻ qua đường hô hấp gây sưng viêm phổi, nghẽn đường thở. Với kích thước
rất nhỏ, các hạt bột phấn len lỏi vào phế nang của trẻ cản trở hoạt động hô hấp của
nhung mao. Bụi phấn tích tụ trong phổi làm tắc nghẽn đường thở khiến cơ khiến
hoạt động hô hấp trở nên khó khăn. Theo thời gian biểu hiện lâm sàng tăng dần,
nặng thì viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, tắc nghẽn tiểu phế quản, xẹp phổi,


tràn khí màng phổi.
Bệnh bụi phổi do hít phải phấn rôm lâu ngày cũng là một trong những nguy cơ
tiềm ẩn từ việc dùng phấn rôm trong thời gian dài. Bột talc, silica và amian có
trong thành phần phấn rôm tích tụ lâu ngày trong phổi gây xơ hóa mô kẽ và tạo
các u hạt.
Phấn rôm thậm chí có thể gây ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu tìm thấy bột talc trong các khối u buồng trứng ở phụ nữ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


thường xuyên sử dụng phấn rôm ở vùng sinh dục. Khi sử dụng quá nhiều phấn
rôm trong thời gian dài, các phân tử bột talc có thể xâm nhập vào tử cung, tích tụ ở
đó ngày càng nhiều, sẽ gây ra viêm nhiễm mạn tính, và là cơ hội tăng nguy cơ ung
thư. Điều này đã dấy lên hồi chuông cảnh báo phấn rôm có thể làm tăng nguy cơ
ung thư cho các bé gái nhiều năm về sau.
Nguy hiểm tiềm ẩn từ những sản phẩm thường ngày
Ngoài phấn rôm thì dầu gội, sữa tắm, dầu mát-xa giữ ấm cũng là những sản phẩm
tiềm ẩn nguy hiểm đối với trẻ nhỏ nếu gia đình không cẩn thận trong khi sử dụng.
Ngộ độc hóa chất gia dụng là những tai nạn thường gặp ở trẻ em mà nguyên nhân
là sơ suất từ người lớn.
Bỉm tã cũng là sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên,
mới gần đây, vụ việc phát hiện đinh vít dài 2 cm trong tã giấy của trẻ 4 tháng tuổi
đã thực sự gây sốc và dấy lên lo lắng cho các bậc làm cha mẹ.

Những lưu ý khi sử dụng sản phẩm ngoài da cho trẻ nhỏ
Tìm hiểu kĩ thành phần hóa học và cách thức sử dụng của mỗi sản phẩm trước khi
dùng là việc các ông bố bà mẹ nên thực hiện để bảo vệ sức khỏe cho trẻ cũng như
sức khỏe gia đình.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Thực hiện các xét nghiệm tìm nguyên nhân dị ứng cần thiết để tránh cho trẻ
những nguy cơ bị dị ứng gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.
- Kiểm tra vật lý với những đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với trẻ như bỉm tã, quần áo,
chăn mũ, giày dép… bằng cách sờ, chạm, ấn xem có vật thể lạ bị lẫn vào không.
- Kiểm tra thử xem trẻ có bị dị ứng với sản phẩm mà bố mẹ định dùng cho trẻ bằng
cách thử trước trên 1 vùng da nhỏ của trẻ.
- Khi thay tã cho bé, nên để phấn ở xa tầm tay của trẻ, tránh để bé nghịch, chơi với
chai đựng phấn.
- Không nên sử dụng phấn trực tiếp trên da bé. Thay vì vậy, mẹ nên đổ lên tay và
xoa nhẹ lên da của con.
- Không nên mở quạt hay ngồi gần của sổ khi đang đổ phấn trên tay để tránh làm
bé hít phải bột phấn.
- Đặc biệt chú ý những vùng da có nếp gấp như da cổ, nách. Không nên sử dụng
quá nhiều. Lượng phấn dư thừa có thể kết hợp với mồ hôi gây kích ứng da.
- Không nên sử dụng phấn ở những vùng nhạy cảm như mũi và mắt.
- Ngưng sử dụng ngay nếu nhận thấy da bé có nổi các mẫn đỏ, ngứa, sưng tấy.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Chọn phấn rôm an toàn cho bé
- Nên chọn phấn rôm của các nhãn hàng có uy tín để đảm bảo về chất lượng, giảm
thiểu nguy cơ gây dị ứng da cho trẻ.
- Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm về những
nhãn hàng đuợc đảm bảo chất lượng. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm đã được kiểm
nghiệm bởi FDA.
- Nếu da bé bị khô, mẹ nên sử dụng kem giúp cân bằng và làm mềm da thay vì tiếp

tục cho con sử dụng phấn.
- Có nhiều loại phấn trẻ em trên thị trường nhưng mẹ nên ưu tiên phấn được điều
chế từ tinh bột bắp. Loại phấn này đã được kiểm nghiệm và chứng minh là an toàn
hơn cho trẻ em.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×