VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Bài 27: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO
CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI
THẾ KỈ XIX
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phong trào nông dân Yên Thế: thời gian tồn tại, diễn biến, nguyên nhân thất
bại, ý nghĩa.
2. Kỹ năng
- Dùng tư liệu lịch sử và bản đồ miêu tả những sự kiện lịch sử. Đối chiếu, so
sánh, phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử.
3. Tư tưởng
- Giáo dục cho các em lòng biết ơn những anh hùng dân tộc.
- Nhận thấy rõ khả năng cách mạng to lớn, có hiệu quả của nông dân Việt
Nam.
II. THIẾT BỊ
- Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế.
- Tranh ảnh về thủ lĩnh phong trào nông dân Yên Thế và các dân tộc thiểu số
chống Pháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài mới
Cùng với phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX, phong trào tự vệ vũ trang
kháng Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đã gây cho thực dân Pháp
không ít khó khăn, điển hình nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (tồn tại gần
30 năm) và phong trào đấu tranh của các dân tộc miền núi. Hôm nay, chúng
ta tìm hiểu về khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào
miền núi cuối thế kỉ XIX.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
b. Nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1: Cả lớp/Cá nhân
* Mức độ kiến thức cần đạt:
HS cần nắm được nguyên nhân, diễn biến
của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
* Tổ chức thực hiện:
GV hướng dẫn học sinh xem lược đồ xác
định vị trí Yên Thế.
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
I. KHỞI NGHĨA YÊN THẾ (18841913)
1. Nguyên nhân
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời
sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô
cùng khó khăn, họ nổi dậy đấu tranh
bảo vệ cuộc sống của mình.
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi
nghĩa Yên Thế ?
- Khi Pháp thi hành chính sách bình
định, cuộc sống bị vi phạm, nhân dân
Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.
HS: Dựa vào SGK trả lời
2. Diễn biến
GV dùng lược đồ tường thuật diễn biến
chia làm 3 giai đoạn.
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán
nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới
sự chỉ huy của Đề Nắm.
GV cho HS quan sát hình 97 và nhận xét
về vai trò của Hoàng Hoa Thám đối với
cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
- Giai đoạn 1893-1908, nghĩa quân
vừa xây dựng, vừa chiến đấu dưới sự
chỉ huy của Đề Thám.
- Giai đoạn: 1909-1913, Pháp tập
trung lực lượng tấn công Yên Thế,
Hoạt động 2: Cá nhân
lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày
* Mức độ kiến thức cần đạt:
10-2-1913, Đề Thám bị sát hại.
HS cần nắm được nguyên nhân thất bại, ý Phong trào tan rã.
nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa
* Tổ chức thực hiện:
- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc
này còn mạnh, câu kết với phong
GV: Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi
kiến lực lượng nghĩa quân còn mỏng
nghĩa Yên Thế? Ý nghĩa của cuộc khởi
và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh
nghĩa Yên Thế?
đạo còn nhiều hạn chế.
HS: Tự suy nghĩ trả lời
- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện
Hoạt động 3: Cả lớp
tinh thần yêu nước chống Pháp của
* Mức độ kiến thức cần đạt:
giai cấp nông dân. Góp phần làm
chậm quá trình bình định của Pháp.
HS cần nắm được phong trào đấu tranh
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
chống thực dân Pháp của đồng bào các
dân tộc ở miền núi.
II. PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP
CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI
* Tổ chức thực hiện:
GV: Em hãy cho biết đặc điểm những
cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu của
đồng bào trung du và miền núi cuối thế kỉ
XIX.
- Phong trào kháng chiến chống thực
dân Pháp ở vùng trung du và miền
núi nổ ra muộn nhưng lại kéo dài.
HS: Trả lời
- Phong trào diễn ra rộng khắp như ở
GV: Em hãy nêu những phong trào đấu
Nam Kì, Trung Kì, Tây Nguyên, Tây
tranh tiêu biểu của đồng bào miền núi cuối Bắc.
thế kỉ XIX.
- Phong trào đấu tranh của đồng bào
GV: Phong trào của đồng bào miền núi có
tác dụng như thế nào?
HS: Trả lời
miền núi đã trực tiếp góp phần làm
chậm quá trình xâm lược và bình
định của thực dân Pháp.
GV sơ kết bài: Mặc dù thất bại, phong trào
nông dân Yên Thế và cuộc đấu tranh của
đồng bào các dân tộc tiểu số miền núi vẫn
có ý nghĩa vô cùng to lớn.
4. Củng cố
- Em hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
- Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi?
5. Dặn dò
- Học bài cũ, làm bài tập.
- Xem trước bài 28, trả lời các câu hỏi trong SGK.